Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Thành viên nhóm 5:

1. Nguyễn Tuấn Khoa – 2121011079


2. Nguyễn Đoàn Mai Ry – 2121008234
3. Nguyễn Thị Thanh Thanh - 2121002151
4. Trần Ngọc Ánh Linh - 2121008385
5. Trần Ngọc Trang – 2121008149
6. Nguyễn Thị Đỗ Quyên - 2121008047
Câu 1. Những yếu tố chính trị và kinh tế nào giải thích cho sự nghèo nàn của
Indonesia? Hai vấn đề này có quan hệ thế nào với nhau?

 Yếu tố chính trị:


 Nội bộ quốc gia lục đục, chia rẽ và một số tỉnh cũng đang trong tình trạng ly khai.
 Dưới sự điều hành của tổng thống Suharto. Ông là một nhà độc tài được hỗ trợ phía sau
bởi các lực lượng quân sự. Ông đàn áp tàn nhẫn những kẻ bất đồng ý kiến với ông, ông nổi tiếng
với “chủ nghĩa tư bản thân thiết” – với cách dùng quyền lực để ra lệnh một cách có lợi cho hệ
thống doanh nghiệp và gia đình của ông.
 Yếu tố pháp lý không ổn định, chủ nghĩa dân tộc kinh tế, hạn chế xuất nhập khẩu là
những yếu tố khiến việc đầu tư vào Indonesia không hấp dẫn.
 Nạn quan liêu, tham nhũng trầm trọng. Năm 1997, quỹ tiền tệ quốc tế IMF đã hỗ trợ một
gói giải cứu trị giá 43 tỷ USD cho Indonesia. Tuy nhiên, theo nhiều nguồn tin, phần lớn trong số
tiền cứu trợ này đã chui vào túi của Suharto. Tổ chức Minh bạch Quốc tế, chuyên nghiên cứu và
đánh giá tình trạng tham nhũng trên toàn cầu, đã xếp Indonesia vào vị trí số một trong 137 quốc
gia vào năm 2005.
 Yếu tố kinh tế:
 Sự tăng trưởng của nền kinh tế vẫn đang đi theo lối mòn của Trung Quốc, Malaysia và
Thái Lan, nghĩa là kêu gọi đầu tư nước ngoài vào cơ sở hạ tầng chứ không thúc đẩy phát triển
công nghiệp trong nước.
 Dưới thời của Suharto, tuy nền kinh tế có những bước tiến nhưng vẫn bị hạn chế do sự
độc tài của ông.
 Sự nghèo nàn về cơ sở hạ tầng ở Indonesia là nguyên nhân chính. Đầu tư về cơ sở hạ tầng
công cộng liên tục bị nhà nước cắt giảm trong nhiều năm. Từ mức 16 tỷ USD năm 1996 xuống
chỉ còn 3 tỷ USD năm 2003. Hệ thống giao thông đường bộ cực kì hỗn độn, hơn một nửa dân số
không có điện để dùng và gần 99% dân số không được tiếp cận với nguồn nước sạch thật sự.
Năm 2004, bờ biển Sumatra bị sóng thần tàn phá càng làm cho tình hình càng trở nên tồi tệ hơn.
 nền kinh tế có sự không ổn định, cuộc sống người dân khó khăn, thêm vào đó là việc thiếu
điện, nước khiến cho các quốc gia khác e ngại việc đầu tư vào Indonesia.
 Đầu tư công tiếp tục sụt giảm so với tư nhân.
 Ngành công nhiệp quan trọng bậc nhất của đất nước là dầu mỏ cũng bị giảm từ 3,8 tỷ
USD năm 1996 xuống còn 137 triệu USD năm 2002. Sản xuất dầu suy giảm mặc dù giá dầu lại
đang cao kỷ lục.
 Tỷ lệ thất nghiệp vẫn đang ở mức cao, khoảng 10%.
 Lạm phát có dấu hiệu tăng nhanh trở lại vào năm 2005, đạt mức 14%.
 Năng suất lao động không hề có sự cải thiện nào trong suốt một thập kỷ.
 Không thu hút được một lượng vốn đầu tư nước ngoài đáng kể nào. Sony là hãng đầu tiên
đóng cửa nhà máy sản xuất của mình ở Indonesia, khởi đầu cho một loạt các hãng sản xuất khác
rời bỏ Indonesia.
 Hai vấn đề này có quan hệ chặt chẽ và mật thiết với nhau:
 Vào thời kỳ Suharto điều hành, ông ta điều hành theo chế độ chuyên chế nghĩa rằng nền
kinh tế trong nước nằm dưới sự quản lý của nhà nước, kinh tế nhiều thành phần hạn chế, thương
mại, xuất khẩu kém phát triển. Đồng thời, nạn tham nhũng, quan liêu làm cạn kiệt ngân sách nhà
nước, đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp yếu kém sẽ làm giảm sự tin tưởng đối với nhà
đầu tư nước ngoài.
 Bên cạnh đó, tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ năm 2019 cũng đã nhấn mạnh yếu tố pháp
lý không ổn định, chủ nghĩa dân tộc kinh tế, hạn chế xuất nhập khẩu là những yếu tố khiến việc
đầu tư vào Indonesia không hấp dẫn.
 Sau thời kì Suharto, đất nước kiệt quệ nhưng chính phủ mới đi theo lối mòn của Trung
Quốc, Thái Lan nghĩa là kêu gọi các nhà đầu tư đầu tư hạ tầng cho đất nước chứ không phải xây
dựng hạ tầng tốt, chính sách khuyến khích đầu tư đa dạng nên cũng không thu hút được nguồn
vốn nước ngoài.
 Trong cả hai thời kỳ, chính trị Indonesia luôn bất ổn tạo nên nhiều rủi ro cho nhà đầu tư.
 Kinh tế và chính trị luôn có mối quan hệ mật thiết trong quá trình phát triển kinh tế – xã
hội của mỗi quốc gia. Thực tiễn cho thấy, kinh tế phát triển sẽ tác động đến sự ổn định về mặt
chính trị và ngược lại, khi chính trị ổn định sẽ bảo đảm cho kinh tế phát triển vững chắc.
Câu 2. Theo bạn, lý do nào khiến các công ty nước ngoài rút khỏi Indonesia trong thời
gian gần đây? Các tác động đối với đất nước? Cần phải làm gì để thay đổi tình trạng này?
 Lý do khiến các công ty nước ngoài rút khỏi Indonesia trong thời gian gần đây:
- Sự tăng trưởng của nền kinh tế vẫn đang đi theo lối mòn của Trung Quốc, Malaysia và
Thái Lan. Tỷ lệ thất nghiệp vẫn đang ở mức cao, khoảng 10%. Lạm phát có dấu hiệu tăng nhanh
trở lại vào năm 2005, đạt mức 14%.Cơ quan Thống kê Trung ương Indonesia (BPS) vừa công bố
kinh tế Indonesia trong quý III/2020 ghi nhận mức tăng trưởng âm 3,49%. Trước đó, trong quý
II/2020, kinh tế Indonesia giảm 5,32%. Điều này có nghĩa là trong hai quý liên tiếp tăng trưởng
tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đều ghi nhận mức tăng trưởng âm. Mức tăng trưởng 2,9% trong
quý I/2020 là tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm nhất của Indonesia được ghi nhận trong gần hai
thập kỷ qua.
- Năng suất lao động không hề có sự cải thiện nào trong suốt một thập kỷ.
- Sự nghèo nàn về cơ sở hạ tầng ở Indonesia như cơ sở hạ tầng công cộng liên tục bị nhà
nước cắt giảm trong nhiều năm.Indonesia hiện đang thiếu vốn trầm trọng cho việc đầu tư phát
triển cơ sở hạ tầng, quốc gia này hiện đang bị xếp hạng thứ 81 trên thế giới về cơ sở hạ tầng, tụt
hậu đáng kể so với các quốc gia thành viên Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
- Ngành công nghiệp quan trọng bậc nhất của đất nước là dầu mỏ cũng bị giảm từ 3,8 tỷ
USD năm 1996 xuống còn 137 triệu USD năm 2002.
- Tình trạng quan liêu ở Indonesia cũng đang ở mức đáng báo động. Phải mất trung bình 151
ngày mới có thể hoàn thành thủ tục đăng ký kinh doanh - con số này ở Malaysia là 30 ngày và
chỉ có 8 ngày ở Singapore. Một vấn đề khác là tình trạng tham nhũng. Tổ chức Minh bạch Quốc
tế, chuyên nghiên cứu và đánh giá tình trạng tham nhũng trên toàn cầu đã xếp Indonesia vào vị vi
số một trên tổng số 157 quốc gia và vùng lãnh thổ được khảo sát năm 2005.
 Tác động đối với đất nước Indonesia:
- Không thu hút được vốn đầu tư từ các nước ngoài lãnh thổ làm cho tốc độ tăng trưởng kinh
tế ngày càng sụt giảm.
- Tình trạng thất nghiệp diễn ra ngày càng nhiều do những trở ngại trong kinh doanh cũng
như số lượng doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường hoạt động ngày càng ít.
- Các doanh nghiệp trở nên thiếu nguồn vốn không thể đầu tư trang thiếc bị cải tiến kỹ thuật
và không có cơ hội đưa sản phẩm doanh nghiệp ra thị trường các nước.
- Làm nền kinh tế trở nên trì tệ, khủng hoảng
- Tăng thâm hụt ngân sách
- Gia tăng tỷ lệ lạm phát
- Ảnh hưởng xấu đến quá trình hồi phục kinh tế còn đang non nớt
 Giải pháp để thay đổi tình trạng này:
- Về cơ sở hạ tầng kỹ thuật: Cần đảm bảo vấn đề hạ tầng cơ sở, đặc biệt là vấn đề mặt bằng
tại các khu kinh tế, khu công nghiệp.
- Hội nhập kinh tế quốc tế, sử dụng các chính sách ưu đãi để tăng đầu tư nước ngoài Đầu tư
công qua cái gói tài trợ, FDI vay mượn từ nước ngoài với tỷ lệ nợ nước.
- Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng thuận lợi, kết nối các vùng miền với nhau. Với từng loại
hình FDI chính sách này có tác động, ảnh hưởng khác nhau. Các dự án FDI cần sử dụng nguồn
lực giá rẻ có thể sẽ trải ra đều hơn trên các địa phương do tính kết nối về cơ sở hạ tầng gia tăng.
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực từ việc đào tạo đến hướng dẫn thực hành có chuyên
môn cao để đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài.
- Hoàn thiện hệ thống pháp lý tạo khung pháp lý bảo đảm cho các hoạt động đầu tư diễn ra
một cách thuận tiện nhất xóa bỏ các tình trạng quan liêu tham nhũng.
- Cùng với đó là chú trọng giữ vững môi trường kinh tế vĩ mô, đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế
vĩ mô phải nằm trong giới hạn cho phép. Sử dụng các chính sách tỷ giả, tài khóa và tiền tệ phù
hợp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế giảm tỷ lệ lạm phát thất nghiệp ở mức tự nhiên . Những yếu
tố này chính là nền tảng vững chắc cho tăng trưởng kinh tế trong dài hạn và tạo niềm tin đối với
các nhà đầu tư nước ngoài.
Câu 4: Những rủi ro của các công ty nước ngoài khi đầu tư vào Indonesia? Điều gì là
cần thiết để giảm thiểu những rủi ro này?
Năng suất lao động không hề có sự cải thiện nào trong suốt một thập kỉ, trình độ người lao
động còn chưa cao.
Thiên tai Động đất, sóng thần, núi lửa phun trào và lũ lụt là tất cả các hiện tượng đôi khi xuất
hiện trên các tiêu đề tin tức ở Indonesia và cướp đi sinh mạng của cả con người và làm hỏng cơ sở
hạ tầng , ảnh hưởng tới dự định của nghiệp doanh nghiệp Năm 2004, bờ biển Sumatra bị sóng thần
tàn phá càng làm cho tình hình càng trở nên tồi tệ hơn.
Sự nghèo nàn về cơ sở hạ tầng: đầu tư về cơ sở hạ tầng công cộng liên tục bị nhà nước cắt
giảm trong nhiều năm, hệ thống giao thông hỗn độn.
Hơn một nửa dân số không có điện để dùng, gần 99% dân số không được tiếp cận với nguồn
nước sạch thật sự. nguy cơ Đối mặt với khủng hoảng năng lượng và ô nhiễm môi trường.
Nền kinh tế có tăng trưởng nhưng vẫn đứng sau so với các nước láng giềng trong khu vực
ASEAN.
Quản lý yếu kém của nhà nước. Hệ thống các thủ tục quy định còn rườm rà mất nhiều thời
gian, tình trạng quan liêu ở Indonesia cũng đang ở mức đáng báo động: Phải mất trung bình 151
ngày mới có thể hoàn thành thủ tục đăng ký kinh doanh con số này ở Malaysia là 30 ngày và chỉ
có 8 ngày ở Singapore. do theo chế độ dân chủ nên Các cuộc biểu tình, một đặc điểm của một xã
hội dân chủ cởi mở, diễn ra gần như hàng ngày ở Indonesia, mặc dù thường là quy mô nhỏ.
Hệ thống pháp luật còn chưa chặt chẽ tình trạng tham nhũng cao dẫn tới những bất ổn về chính trị
nguy cơ tiềm ẩn về khủng hoảng chính trị cao. Dẫn tới bị các tổ chức trên thế giới đánh giá thấp về
mức độ tin cậy” Tổ chức Minh bạch Quốc tế, chuyên nghiên cứu và đánh giá tình trạng tham
nhũng trên toàn cầu, đã xếp Indonesia vào vị trí số một trên tổng số 137 quốc gia và vùng lãnh thổ
được khảo sát năm 2005.”
Các vấn đề về bạo lực sắc tộc tôn giáo, hồi giáo cực đoan diễn ra thường xuyên.
=> Indonesia là một trong những thị trường đầy rủi ro ở Đông Nam Á.
Những điều cần làm để giảm thiểu rủi ro:
 Đối với nhà đầu tư:
 Đầu tư vào những khu vực có cơ sở hạ tầng phát triển
 Tìm hiểu kĩ càng các thủ tục hành chính, luật pháp
 Khảo sát bao phủ thị trường muốn đầu tư một cách toàn diện, thường xuyên cập nhật
các thông tin quan trọng về luật pháp cũng như các quy định của chính phủ
 Hạn chế những hành động nhạy cảm tác động đến các vấn đề liên quan đến tôn giáo,
sắc tộc
 Cần xác định chiến lược kinh doanh phù hợp với tính chất ngành nghề cũng như văn
hóa, chính trị, cơ sở hạ tầng ở Indonesia. Khuyến khích hợp tác với các doanh nghiệp
trong nước có am hiểu về thị trường cũng như luật pháp.
 Có các kế hoạch để đương đầu với các thiên tai thường xuyên xảy ra.
 Đối với đất nước Indonesia:
Một là, xây dựng môi trường chính trị ổn định, thật sự phát huy các nguồn lực và sức sáng
tạo của Nhân dân, của các doanh nghiệp. Xây dựng hệ thống pháp luật ổn định, thuận lợi, phù hợp
với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, thực thi pháp luật phải nghiêm
minh, xây dựng môi trường văn hóa pháp luật cho mọi công dân, mọi tổ chức...
Hai là, xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng cho kinh tế vận động và phát triển thuận lợi.
Hệ thống kết cấu hạ tầng có ý nghĩa sống còn với nền kinh tế, bao gồm nhiều loại như: hệ thống
giao thông, đường bộ, đường sắt, đường không, sân bay, bến cảng, điện, nước, kết cấu hạ tầng văn
hóa, xã hội, kết cấu hạ tầng thông tin...
Ba là, xây dựng môi trường văn hóa xã hội phù hợp với nền kinh tế thị trường, xã hội ngày
càng tôn trọng và tôn vinh nghề kinh doanh và người kinh doanh.
Bốn là, bảo đảm môi trường an ninh trật tự, kỷ luật, kỷ cương, mọi cá nhân và tổ chức đều
phải tuân thủ pháp luật.
Năm là, hệ thống thông tin đa dạng nắm bắt được thông tin của thế giới hạn chế được rủi ro
về thông tin.
Sáu là, nắm bắt phát triển, áp dụng các công nghệ 4.0, các nghiên cứu khoa AI,trí tuệ nhân
tạo... trong việc sản xuất chuyên môn hoá, làm tăng năng suất lợi nhuận, giảm chi phí.

You might also like