Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 40

ÔN TẬP QUẢN TRỊ DU LỊCH

1. Sản phẩm du lịch. Các đặc điểm của sản phẩm du lịch. Các ví dụ về các sản
phẩm du lịch đặc thù ở nước ta.
* Khái niệm:
Sản phẩm du lịch là sự kết hợp giữa những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ
sở khai thác những tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho du khách một khoảng thời
gian thú vị, một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng.
* Các đặc điểm của sản phẩm du lịch:
- Tính vô hình:
+ Sản phẩm du lịch không hiện hữu một cách tự nhiên cũng không tồn tại ở dạng
vật chất. Nó được tạo ra bởi con người và vì thế không thể cầm, sờ hay nắm nó để
kiểm tra được chất lượng nếu như chưa bỏ tiền ra mua.
+ Khách du lịch chỉ có thể đánh giá được chất lượng của sản phẩm du lịch thông
qua các thông tin trên truyền thông, các hướng dẫn viên, người dân địa phương trước
khi họ đặt niềm tin vào một đơn vị cung cấp sản phẩm du lịch chuyên nghiệp.
VD: Tư vấn viên bán phòng ngủ khách sạn không thể nào mang cả phòng ngủ
khách sạn đến để bán cho du khách qua dịch vụ bán phòng. Họ chỉ bán quyền sử dụng
trong khoảng thời gian nhất định, khi du khách rời đi cũng không thể mang theo bất kỳ
thứ gì khác ngoài hóa đơn thanh toán.
- Tính không thể tách rời:
Trong trường hợp của ngành du lịch, sản phẩm chủ yếu là dịch vụ. Có những sản
phẩm dịch vụ chỉ có giá trị ngay tại thời điểm được sản xuất và có những sản phẩm bắt
buộc phải được phục vụ tại chỗ mới giữ nguyên vẹn được giá trị. Mọi thứ đều diễn ra
trong cùng một không gian và tại cùng một thời điểm.
VD: sự lịch sự của một nữ tiếp viên hàng không khi phục vụ bữa ăn trên máy bay
chỉ có thể được hành khách trải nghiệm trên máy bay.
- Tính không đồng nhất:
+ Do sản phẩm du lịch được thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau nên chất lượng sản
phẩm không đồng nhất.
+ Chúng ta cũng không thể dựa vào bất kì yếu tố nào để đánh giá đồng bộ chất
lượng sản phẩm du lịch được ngoại trừ cảm nhận. Cảm nhận của người dùng được coi
là đánh giá chính xác nhất cho chất lượng dịch vụ.
VD: Trong một nhà hàng, khách sạn..., mặc dù có cùng tiêu chuẩn dịch vụ nhưng
đánh giá của khách hàng sẽ khác nhau là do mỗi khách hàng được phục vụ bởi một
hoặc một nhóm nhân viên khác nhau. Nhân viên trong cùng đơn vị có thể có trình độ
chuyên môn như nhau nhưng thái độ phục vụ, tinh thần trách nhiệm đối với công việc
khác nhau sẽ tác động đến sự cảm nhận khác nhau về chất lượng dịch vụ giữa các
khách hàng.
- Tính đồng thời giữa sản xuất và tiêu dùng:
Việc tiêu dùng và sản xuất sản phẩm du lịch xảy ra trên cùng một không gian và
thời gian. Do đó không thể đưa sản phẩm du lịch đến khách hàng mà khách hàng phải
tự đến nơi sản xuất ra sản phẩm du lịch.
VD: Muốn thăm phố cổ Hội An thì khách phải đến với phố cổ, và chỉ khi nào
khách đặt chân đến phố cổ (cụ thể là đến một khách sạn nào đấy, vào một điểm tham
quan nào đấy và thưởng thức một đặc sản nào đấy... tại Hội An) thì lúc đó mọi dịch vụ
mới được phục vụ hay nói cách khác lúc khách đến tiêu dùng thì sản phẩm mới được
sản xuất.
- Tính mau hỏng và không dự trữ được
Sản phẩm du lịch chủ yếu là dịch vụ như dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, dịch
vụ ăn uống…Do đó về cơ bản sản phẩm du lịch không thể tồn kho, dự trữ được và rất
dễ bị hư hỏng.
VD: Khi một buồng khách sạn không được thuê thì đêm nay khách sạn sẽ mất
doanh thu chứ không thể để dành lưu kho để cộng thêm vào số buồng cho thuê đêm
mai được.
* Ví dụ về các sản phẩm du lịch đặc thù của nước ta
- Du lịch sinh thái: Với điều kiện khí hậu, địa hình, cảnh quan được mẹ thiên nhiên
ưu đãi kết hợp với nền văn hóa lịch sử ngàn năm văn hiến nên tiềm năng phát triển du
lịch sinh thái là rất lớn. Du lịch sinh thái gắn liền với thiên nhiên và có tính trải nghiệm
cao nên ngày càng được du khách ưa chuộng, lựa chọn.
VD: khu sinh thái Gáo Giồng - được mệnh danh là “lá phổi xanh” của khu vực
Đồng Tháp Mười. Nơi đây có không khí trong lành, thoáng đãng cùng hệ động thực
vật vô cùng đa dạng, phong phú, mang lại cảm giác yên tĩnh, thanh bình. Đặc biệt còn
có sân chim rộng, với hàng trăm loài chim trú ngụ bao gồm cả loài quý hi nằm trong
sách đỏ như nhan điển, diệc lửa,…
- Du lịch biển: là một trong sản phẩm du lịch được ưu tiên phát triển tại Việt Nam.
Bởi vì đặc trưng lãnh thổ với chiều dài đường bờ biển hơn 3200 km với hàng loạt hòn
đảo lớn nhỏ. Chính vì thế, Việt Nam có rất nhiều bãi biển đẹp lọt top những bãi biển
đẹp nhất thế giới.
VD: Mũi Né là một trong những điểm đến nổi tiếng với bãi biển đẹp, nắng vàng, cát
trắng, những đồi cát đỏ lạ mắt và những trải nghiệm thú vị như lướt ván, lặn biển, chèo
thuyền,…
- Du lịch văn hóa và lịch sử: Du lịch văn hoá phát triển mạnh ở những nơi có nền
văn hoá lâu đời nhằm lưu giữ những giá trị và di sản, bao gồm các điểm tham quan di
sản văn hoá vật thể và phi vật thể, các loại hình văn hoá được UNESCO công nhận.
VD: Phố cổ Hội An được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Nơi đây
sẽ cho bạn những trải nghiệm khám phá nền văn hóa phong phú của Việt Nam và sự
pha trộn văn hóa từ nhiều quốc gia khác mà Việt Nam đã giao thương từ những thế kỷ
trước. Trái ngược với đô thị hiện đại, Hội An gây ấn tượng với du khách bằng những
ngôi nhà lợp mái rêu phong, bức tường sơn vàng cổ kính và những chiếc đèn lồng làm
nên thương hiệu Hội An.
- Du lịch miền quê: Du khách sẽ có cơ hội trải nghiệm cuộc sống của người dân tại
vùng quê, tham gia các hoạt động truyền thống và thưởng thức các món ăn đặc sản.
VD: Chúng ta có thể đến các vùng quê miền Trung như Hội An để trải nghiệm cuộc
sống của người dân địa phương, tham gia trồng rau, hái trái cây,... và thưởng thức các
món ăn đặc sản như cơm gà, mỳ Quảng,…
Ngoài ra, cũng còn một số hoạt động sản phẩm du lịch khác như: du lịch thể thao,
du lịch đô thị, du lịch mua sắm, du lịch mạo hiểm,…

2. Nhu cầu và động cơ du lịch


* Khái niệm
Nhu cầu du lịch là sự mong muốn của con người đi đến một nơi khác với nơi ở
thường xuyên của mình để có được những xúc cảm mới, trải nghiệm mới, hiểu biết
mới, để phát triển các mối quan hệ xã hội, phục hồi sức khỏe, tạo sự thoải mái dễ chịu
về tinh thần.
* Những đặc điểm của nhu cầu du lịch
- Tính đa dạng: Thông thường du khách rất khác nhau về mức độ thu nhập, trình độ
văn hóa, tính cách, tuổi tác, sở thích, thói quen sinh hoạt, vì thế nhu cầu của họ đối với
sản phẩm và dịch vụ cũng khác nhau. Mỗi du khách, cùng 1 lúc có thể có nhiều nhu
cầu như: ăn, ở, đi lại, tham gia các hoạt động vui chơi giải trí hoặc nhu cầu khác nhau
của sản phẩm du lịch: chất lượng, mẫu mã, giá cả phù hợp.
VD: du khách trẻ tuổi thích khám phá địa điểm du lịch mới, trong khi đó du khách
cao tuổi có nhu cầu nghỉ ngơi và thư giãn hơn.
- Tính phát triển: Nhu cầu tiêu dùng du lịch phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản
đến phức tạp, từ nhu cầu về số lượng đến nhu cầu về chất lượng. Có những sản phẩm
du lịch hiện nay được rất nhiều người ưa chuộng, nhưng đến 1 thời kì nào đó, chúng
trở nên lỗi thời và bị đào thải.
VD: hình thức du lịch đua xe moto địa hình, một thời là xu hướng và được rất nhiều
người yêu thích, nhưng hiện nay, do ảnh hưởng của các chính sách giảm khí thải và
bảo vệ môi trường, hình thức này đang bị giới hạn và thậm chí bị cấm tại một số địa
điểm du lịch.
- Tính co giãn: Nhu cầu tiêu dùng du lịch có thể co giãn do đối tượng (sản phẩm,
dịch vụ), điều kiện thỏa mãn của nhu cầu thay đổi (nguyên nhân bên ngoài) và do các
nguyên nhân tâm lý (nhu cầu, động cơ, sở thích của du khách,…). Thông thường nhu
cầu tiêu dùng du lịch đối với các sản phẩm sinh hoạt hàng ngày có độ co giãn nhỏ hơn,
còn nhu cầu đối với các sản phẩm cao cấp không thiết yếu thì độ co giãn lớn hơn.
VD: Trong giai đoạn đại dịch COVID-19, nhu cầu tiêu dùng du lịch bị ảnh hưởng
mạnh do các giới hạn về di chuyển, các biện pháp phòng chống dịch bệnh, và sự lo
ngại về sức khỏe và an toàn. Nhu cầu du lịch cho các địa điểm trong nước và các loại
hình du lịch ngoài trời như cắm trại, tham quan địa điểm thiên nhiên có độ co giãn lớn
hơn so với các loại hình du lịch trong nhà, ở khu đô thị.
- Tính chu kỳ: Những như cầu cơ bản mang tính chất sinh lí như: ăn, uống , ngủ
nghỉ, sau khi đã được thỏa mãn chúng sẽ “vắng bóng” 1 thời gian, nhưng đến 1 lúc nào
đó chúng lại xuất hiện có tính chất chu kỳ. Tính chu kỳ còn chịu ảnh hưởng của sự
thay đổi môi trường tự nhiên, của mốt và vòng đời sản phẩm.
VD: Cứ đến mùa hè du khách lại có nhu cầu đi nghỉ biển.
- Tính bổ sung và thay thế lẫn nhau: Nhu cầu tiêu dùng du lịch đối với 1 số sản
phẩm có thể bổ sung cho nhau. Vì thế kinh doanh những sản phẩm du lịch có quan hệ
với nhau hoặc bổ sung cho nhau, tạo thuận lợi cho du khách khi mua không phải tìm
kiếm và tăng được doanh thu cho doanh nghiệp.
VD: du khách có nhu cầu du lịch leo núi thì ngoài mua vé cho tour – leo núi còn
phải mua thêm giày thể thao, dây an toàn.
Nhu cầu tiêu dùng du lịch có thể thay thế cho nhau. Chẳng hạn khi cần mua sản
phẩm nào đó, nhưng sản phẩm đó khan hiếm hoặc không có trên thị trường thì du
khách sẵn sàng mua sản phẩm khác thay thế.
VD: Du khách muốn đi du lịch Singapore nhưng nếu mua vé khó khăn, thì họ có thể
mua vé đi du lịch Hàn Quốc hoặc Thái Lan.
3. Các loại hình du lịch: các cách phân loại và ý nghĩa của việc phân chia này.
Cho ví dụ thực tiễn các loại hình du lịch.
* Khái niệm:
Loại hình du lịch là tập hợp các sản phẩm du lịch có những đặc điểm giống nhau;
hoặc vì chúng thỏa mãn các nhu cầu, động cơ du lịch tương tự và được bán cùng một
nhóm khách hàng hoặc vì chúng có cùng một cách phân phối, một cách tổ chức như
nhau hoặc được xếp chung vào một mức giá bán.
* Các loại hình du lịch:
Có nhiều loại hình du lịch dựa vào những căn cứ sau:
- Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ chuyến đi
+ Du lịch quốc tế: là hình thức du lịch mà ở đó điểm xuất phát và điểm đến của
khách nằm ở lãnh thổ của các quốc gia khác nhau và tiêu ngoại tệ ở nơi đến du lịch.

Du lịch quốc tế đến (du lịch


quốc tế nhận khách -
Inbound Tourism): Là hình
 Du lịch đón khách: là hình thức du lịch của khách du lịch ngoại quốc
đến một nước nào đó và tiêu ngoại tệ ở đó.
VD: Người nước ngoài vào Việt Nam du lịch
Du lịch ra nước ngoài (du lịch quốc tế gửi khách - Outbound Tourism): Là
 Du lịch gửi khách: là chuyến đi của một cư dân trong một nước đến
một nước khác và tiêu tiền kiếm được ở đất nước của mình tại nước
đó. VD: Người Việt Nam đi du lịch nước ngoài
+ Du lịch nội địa: là hình thức đi du lịch mà điểm xuất phát và điểm đến của khách
cùng nằm trong lãnh thổ của 1 quốc gia.
VD: Người đang cư trú ở lãnh thổ Việt Nam đi du lịch ở Cố đô Huế, Đà Nẵng,…
- Căn cứ vào mục đích của chuyến đi
+ Du lịch thiên nhiên: hấp dẫn những người thích tận hưởng bầu không khí ngoài
trời, thích thưởng thức phong cảnh đẹp và đời sống động thực vật hoang dã.
VD: Du lịch vườn quốc gia Cúc Phương; du lịch Phong Nha Kẻ Bàng…
+ Du lịch văn hóa: thu hút những người mà mối quan tâm chủ yếu của họ là truyền
thống lịch sử, phong tục tập quán, nền văn hóa nghệ thuật…của nơi đến.
VD: Du lịch làng nghề, thăm viện bảo tàng, du lịch Đền Hùng,…
+ Du lịch chuyên đề: liên quan đến 1 ít người đi du lịch cùng với 1 mục đích chung
hoặc mối quan tâm đặc biệt nào đó của riêng họ.
VD: 1 nhóm sinh viên đi 1 tour du lịch thực tập, những người kinh doanh đi thăm 1
nhà máy,…
+ Du lịch giải trí: nhu cầu chính làm nảy sinh hình thức du lịch này là sự cần thiết
phải nghỉ ngơi để phục hồi thể lực và tinh thần cho con người. Đây là loại hình du lịch
có tác dụng làm giải trí, làm cuộc sống thêm đa dạng và giải thoát con người ra khỏi
công việc hàng ngày.
VD: Khách du lịch thích đến những bờ biển đẹp, tắm dưới ánh nắng mặt trời.
+ Du lịch tôn giáo: loại du lịch này nhằm thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng đặc biệt của
những người theo đạo giáo khác nhau.
VD: Du lịch hành hương về thánh địa, du lịch chùa Hương..
+ Du lịch sức khỏe: hấp dẫn những người tìm kiếm cơ hội cải thiện điều kiện thể
chất của mình. Các khu an dưỡng, nghỉ mát ở vùng núi cao hoặc ven biển, các điểm có
suối nước khoáng hoặc nước nóng… là nơi điển hình tạo ra thể loại du lịch này.
VD: Du lịch tắm khoáng nóng, tắm bùn...
+ Du lịch sinh thái: có hệ sinh thái tự nhiên được bảo tồn tốt giúp quan khách có
thể thưởng thức những giá trị mà thiên nhiên ban tặng.
VD: Rừng tràm Trà Sư – An Giang, Vườn quốc gia Tràm Chim – Đồng Tháp,..
Ngoài ra, còn có du lịch thương gia, du lịch thể thao, du lịch quê hương, du lịch tâm
linh…
- Căn cứ vào đối tượng khách du lịch
+ Du lịch thanh thiếu niên: có nhu cầu vận động cao, ít chịu sự tù túng.
+ Du lịch đành cho người cao tuổi: thích một không gian yên tĩnh để nghỉ ngơi, ít
vận động, thời gian rỗi nhiều,…
+ Du lịch phụ nữ
+ Du lịch gia đình: thường được diễn ra vào dịp cuối tuần hay các ngày nghỉ lễ,
Tết, giúp gắn kết tình cảm các thành viên trong gia đình với nhau. Đây là thời điểm mà
mọi người được nghỉ ngơi và đoàn tụ sau chuỗi ngày bận rộn.
- Căn cứ vào cách tổ chức chuyến đi
+ Du lịch đoàn: bạn không cần mất thời gian lên lịch trình, tìm hiểu cách di chuyển,
vui chơi, ăn uống vì đã có đơn vị tổ chức chuyên nghiệp đứng ra hỗ trợ. Du lịch theo
nhóm, theo đoàn phù hợp với các công ty, tổ chức hay bạn bè đông thành viên. Đây là
hình thức được xem như cách gắn kết, giúp mọi người thư giãn và thấu hiểu nhau hơn.
VD: công ty A tổ chức một chuyến du lịch đoàn đến Nha Trang với chương trình
bao gồm tham quan đảo, lặn biển và nghỉ tại khách sạn cao cấp.
+ Du lịch cá nhân (đi lẻ): là hình thức du lịch tự thân vận động. Bạn sẽ phải tự lên
lịch trình, đặt vé máy bay, phòng khách sạn, các địa điểm vui chơi giải trí… Với hình
thức này, bạn sẽ không bị bó buộc về mặt thời gian và không gian.
VD: Tôi và Lan đã tự lên kế hoạch và đi du lịch đến Phú Quốc trong 3 ngày 2 đêm,
bao gồm tham quan đảo, tắm biển và thưởng thức ẩm thực địa phương.
- Căn cứ vào phương tiện giao thông được sử dụng
+ Du lịch bằng xe đạp
+ Du lịch bằng xe máy
+ Du lịch bằng tàu hỏa
+ Du lịch bằng tàu thủy
+ Du lịch bằng ô tô riêng
- Căn cứ vào phương tiện lưu trú trong chuyến đi
+ Du lịch ở khách sạn (Hotel): Loại hình này phù hợp với những người lớn tuổi,
những người có thu nhập cao. Vì ở đây các dịch vụ hoàn chỉnh hơn, chất lượng phục
vụ tốt hơn nhưng giá cả cao hơn.
+ Du lịch ở lều, trại (Camping): là loại hình du lịch được giới trẻ ưa chuộng. Nó rất
thích hợp với khách đi du lịch bằng xe đạp, moto, xe hơi. Đầu tư cho du lịch này
không cao, chủ yếu là sắm lều trại, bạt, giường ghế gấp và 1 số dụng cụ đơn giản rẻ
tiền.
+ Du lịch ở làng du lịch (Tourism village)
+ Du lịch ở khách sạn ven đường (Motel)
- Căn cứ vào thời gian của chuyến đi
+ Du lịch dài ngày: thường là các chuyến đi có thời gian từ 1 tuần đến 10 ngày trở
lên.
+ Du lịch ngắn ngày: chuyến đi thường vào cuối tuần, từ 1 đến 2 ngày trong phạm
vi gần.
- Căn cứ vào phương thức hợp đồng
+ Du lịch trọn gói: là chương trình được doanh nghiệp kết hợp các dịch vụ liên
quan trong quá trình thực hiện chuyến đi du lịch thành 1 sản phẩm dịch vụ tổng hợp
chào bán theo 1 mức giá – giá trọn gói.
VD: 1 tour du lịch đến Paris bao gồm vé máy bay khứ hồi, khách sạn, các bữa ăn
trong ngày và các tour tham quan địa phương. Khách hàng chỉ cần trả tiền 1 lần và có
thể tham gia vào tất cả các hoạt động trong chương trình mà không cần phải tự lo lắng
về các chi phí phát sinh khác.
+ Du lịch từng phần: là chương trình có mức giá chào bán tùy theo số lượng các
dịch vụ thành phần cơ bản.
* Ý nghĩa của việc phân chia các loại hình du lịch
Việc phân chia các loại hình du lịch giúp chúng ta hiểu rõ hơn về mục đích và mong
muốn của mỗi du khách khi lựa chọn điểm đến và chọn hình thức du lịch phù hợp.
Việc này giúp các địa phương, các doanh nghiệp liên quan đến ngành du lịch có thể
tập trung phát triển các sản phẩm du lịch phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Du
khách cũng có thể tìm kiếm, chọn lựa điểm đến và hình thức du lịch phù hợp với mục
đích, sở thích và tài chính của mình.
Đồng thời, việc phân loại cũng giúp quản lý và phát triển ngành du lịch ở một cách
hợp lý, từ đó đưa ra các chính sách, giải pháp phù hợp để phát triển du lịch bền vững
và góp phần vào sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương.
4. Các lĩnh vực kinh doanh trong du lịch. Cho ví dụ về các dạng doanh nghiệp
kinh doanh trong từng lĩnh vực.
* Khái niệm kinh doanh trong du lịch:
Xét về mặt bản chất thì kinh doanh du lịch là mối quan hệ giữa hiện tượng kinh tế
của các hoạt động liên quan đến du lịch. Các hoạt động này được hình thành dựa trên
sự phát triển của các sản phẩm và quá trình trao đổi mua bán du lịch trên thị trường.
* Các lĩnh vực kinh doanh trong du lịch
a. Kinh doanh lữ hành:
Là việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, thiết lập các chương trình du
lịch trọng gói hay từng phần, quảng cáo và bán các chương trình này trực tiếp hay gián
tiếp qua các trung gian hoặc văn phòng đại diện tổ chức thực hiện chương trình và
hướng dẫn viên du lịch.
Bao gồm:
- Đại lý du lịch: là một tổ chức trung gian thay mặt khách hàng sắp xếp với các đơn
vị cung ứng dịch vụ du lịch và nhận tiền hoa hồng từ các đơn vị này. Đại lý du lịch
đóng vai trò môi giới giữa người mua và người bán, ngoài ra còn có hiểu biết về
đường xá, trọ, giá cả ...., làm chức năng cố vấn cho du khách.
VD: Vietravel là đại lý du lịch với hơn 20 năm kinh nghiệm và uy tín trong ngành,
một trong những đại lý hàng đầu Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Vietravel cung
cấp cho khách hàng hơn 2000 tour du lịch trong nước và quốc tế, với các dịch vụ chất
lượng cao như vé máy bay, khách sạn, vận chuyển, visa, bảo hiểm…
- Công ty kinh doanh lữ hành: là một đơn vị kinh doanh, sắp xếp các dịch vụ du
lịch riêng lẻ thành một sản phẩm du lịch hoàn chỉnh thông qua mạng lưới đại lý du lịch
để bán cho khách.
VD: Saigontourist là là một trong những doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực du lịch
do những đóng góp tích cực trong sự nghiệp phát triển ngành du lịch cả nước với
nhiều mô hình dịch vụ như: lưu trú, nhà hàng, lữ hành, vui chơi giải trí, xuất nhập
khẩu, vận chuyển, xây dựng, đào tạo nghiệp vụ du lịch và khách sạn,…
b. Kinh doanh lưu trú:
Ngành kinh doanh dịch vụ lưu trú làm nhiệm vụ tổ chức đón tiếp, đáp ứng nhu cầu
ăn uống, lưu trú, vui chơi, bán hàng cho khách. Tham gia vào hoạt động lưu trú có các
loại hình như khách sạn, nhà trọ, motel, làng du lịch, resort, camping ....
- Khách sạn: Là cơ sở lưu trú đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và tiện nghi cần thiết
phục vụ khách du lịch lưu trú, đáp ứng một số yêu cầu của khách về nghỉ ngơi, ăn
uống, vui chơi giải trí và các dịch vụ khác. Khách sạn thường nằm ở các trung tâm du
lịch.
VD: Một số tập đoàn sở hữu chuỗi khách sạn nổi tiếng tại Việt Nam gồm có:
Mường Thanh , Hilton, Vinpearl, FLC,...Trong đó, Mường Thanh Hotels là tập đoàn
khách sạn tư nhân lớn nhất nước ta hiện nay. Tập đoàn hiện đang sở hữu 53 khách sạn
cao cấp với hơn 9.000 phòng trải dài trên nhiều tỉnh thành của cả nước và cả nước
ngoài.
- Mô-ten (Motel): Là cơ sở lưu trú được xây dựng gần đường giao thông, với kiến
trúc thấp tầng, bảo đảm các dịch vụ phục vụ lưu trú cho khách du lịch đi bằng phương
tiện vận chuyển, có dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện vận chuyển cho khách.
VD: A25 là tập đoàn nhà nghỉ, khách sạn bình dân ở Việt Nam, sự lựa chọn hoàn
hảo với đủ các tiện nghi cơ bản cùng dịch vụ chất lượng. Thay vì trải nghiệm nghỉ
dưỡng như các khách sạn hạng sang, thì A25 lại đặt mục tiêu đem lại cho khách hàng
cảm nhận tiện nghi như ở chính nhà mình.
- Làng du lịch: Là cơ sở lưu trú bao gồm quần thể các ngôi nhà ( các biệt thự hoặc
băng - ga - lâu) được qui hoạch, xây dựng với các tiện nghi và các dịch vụ phục vụ cho
sinh hoạt, nghỉ ngơi và vui chơi giải trí cần thiết của khách du lịch.
VD: Làng du lịch Tre Việt là tổ hợp vui chơi, giải trí, dã ngoại ở Nhơn Trạch, Đồng
Nai. Chỉ cách Sài Gòn khoảng 15km nên từ lâu nơi đây đã trở thành điểm đến hấp dẫn
của đông đảo du khách vào những dịp cuối tuần hay kỳ nghỉ ngắn ngày. Những công
trình kiến trúc ưu tiên sử dụng vật liệu tre nứa để góp phần mang đến không gian
thuần Việt gần gũi, ấm cúng.
- Băng - ga -lâu (Bungalow): Là cơ sở lưu trú được làm bằng gỗ hoặc các vật liệu
nhẹ khác theo phương pháp lắp ghép đơn giản.
VD: Mon Bungalow là một trong những bungalow Phú Quốc giá rẻ được du khách
trong và ngoài nước “chấm điểm” khá cao . Không chỉ gây ấn tượng với lối kiến trúc
hiện đại, màu sắc tươi sáng và không gian vườn rộng rãi, tươi mát… Mon Bungalow
còn khiến du khách “chết mê chết mệt” với bãi biển lãng mạn và yên bình.
c. Kinh doanh ăn uống:
Ăn uống là nhu cầu không thể thiếu đối với du khách và phục vụ ăn uống trở thành
hoạt động kinh doanh đáng kể trong du lịch. Có nhiều loại hình như nhà hàng, bar,
cafe ...tồn tại độc lập hoặc là một bộ phận trong khách sạn, máy bay, tàu ... các cơ sở
này vừa phục vụ cho khách du lịch, vừa phục vụ cho dân địa phương.
VD: Nhà hàng Cyclo resto (Bến Thành, quận 1) được du khách quốc tế yêu thích
bởi chất lượng đồ ăn, phong cách phục vụ và giá cả. Cyclo Resto đem lại cho thực
khách những món ăn truyền thống của Việt Nam được trình bày theo phong cách mới
mẻ, hiện đại.
d. Kinh doanh vận chuyển khách du lịch:
Du lịch gắn với di chuyển và các chuyến đi nên vận chuyển du lịch là một phần
không thể thiếu, mỗi ngành có các ưu, nhược điểm, tùy thuộc vào khoảng cách, mục
đích, chi phí.
- Hàng không: tiện nghi, hiện đại, nhanh chóng, phù hợp xu thế phát triển du lịch
nhưng giá cao, khả năng cơ động và khám phá không gian thấp.
VD: Vietnam Airlines, Vietjet Air,…
- Đường bộ: giữ vị trí quan trọng, chi phí thấp, phù hợp mọi đối tượng, cơ động
cao, đi được nhiều nơi nhưng bị chậm, thiếu tiện nghi, chỉ phù hợp du lịch trong nước.
- Đường sắt: an toàn, tiện lợi, thỏa mãn nhu cầu ngắm cảnh, trong tương lại có khả
năng cạnh tranh cao.
- Đường thủy: rất thích hợp phát triển du lịch, đang rất thịnh hành, tiện nghi, dễ
dàng bố trí nhiều dịch vụ trên tàu.
VD: Hành Trình Việt là công ty cho thuê xe du lịch được thành lập từ năm 1999 tại
Tp Hồ Chí Minh. Không chỉ chuyên tổ chức tour du lịch, công ty còn phát triển về
mảng cho thuê xe du lịch tại TPHCM và tạo được sự tin cậy cao. Loại xe cung cấp là
xe 47 chỗ và 16 chỗ. Thích hợp cho đi du lịch gia đình, tập thể ít người.
e. Kinh doanh các dịch vụ dụ lịch khác
- Ngành công nghiệp giải trí: có nhiều hoạt động bao gồm việc kinh doanh các công
ty giải trí, casino, bảo tàng, sở thú....đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí cho khách du
lịch và dân địa phương
VD:
+ Sở thú: Thảo Cầm Viên (Sài Gòn), Zoodoo (Đà Lạt), Vinpearl Safari Phú Quốc,

+ Khu vui chơi giải trí: Đầm Sen Park, Suối Tiên, Bò Cạp Vàng,…
+ Bảo tàng: Dinh độc lập, Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ,…
- Hệ thống các cơ sở bán lẻ: góp phần quan trọng trong việc hấp dẫn, thu hút khách
du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu mua sắm của khách du lịch.
VD:
+ Chợ đêm: Hồ Thị Kỷ, chợ Hạnh Thông Tây,…
+ Siêu thị: Vincom, Lottemart, Big C,…
+ Cửa hàng quà lưu niệm: Omi House, Lemon Shop, Totoro Việt Nam,…
5. Các điều kiện để phát triển du lịch
* Điều kiện chung
Nhóm thứ 1: Những điều kiện chung cho hoạt động đi du lịch
- Thời gian nhàn rỗi
Thời gian rỗi của là thời gian còn lại dùng cho mục đích du lịch thể thao nghỉ
dưỡng. Đó là cơ sở cho người dân đi du lịch, do đó phải nghiên cứu để kích thích
người dân đi du lịch nhằm đạt được nhu cầu của họ nhưng không xâm hại đến tự
nhiên, môi trường, tài nguyên du lịch, để du lịch phát triển bền vững.
VD: Thời gian nghỉ vào mùa hè, vào cuối tuần dẫn đến lượng khách vào mùa hè
hoặc cuối tuần, ngày lễ thường tăng tương đối lớn.
- Đời sống vật chất và trình độ văn hóa của người dân

Về vật chất: Nền kinh tế


phát triển làm cho thu nhập
của người dân tăng lên, do
+ Về vật chất: Nền kinh tế phát triển làm cho thu nhập của người dân tăng lên, do
đó khả năng thanh toán cho các nhu cầu tăng lên trong đó có nhu cầu du lịch.
các nước có nền kinh tế phát triển, nếu thu nhập quốc dân tăng lên 1% thì chi
Mức thu nhập là nhân tố kinh tế quan trọng nhất ảnh hưởng tới nhu cầu du lịch, Tổ
chức Du lịch Thế giới đã thống kê rằng, khi thu nhập bình quân đầu người đạt 800 –
1.000 USD thì cư dân thường nảy sinh động cơ đi du lịch trong nước, khi đạt tới 4.000
– 10.000 USD sẽ nảy sinh động cơ đi du lịch nước ngoài, khi vượt quá 10.000 USD sẽ
nảy sinh động cơ đi du lịch vượt châu lục.
VD: Những nước có nền kinh tế phát triển, có thu nhập đầu người cao như Mỹ,
Canada, Pháp, Anh,…cũng là những nước có vị trí quan trọng trong phát triển du lịch
thế giới. Tuy nhiên, một số nước có xu hướng thiên hơn về phát triển du lịch quốc tế
chủ động, một số nước thiên về phát triển du lịch thụ động hay du lịch nội địa. Điều đó
phụ thuộc vào mức độ giàu có của tài nguyên thiên nhiên.
+ Về văn hóa tinh thần:
Trình độ văn hoá của người dân càng cao thì đảm bảo phục vụ khách du lịch một
cách văn minh, hài lòng khách. Nếu khách du lịch và người dân địa phương nhìn nhận
có hiểu biết sẽ làm cho hoạt động du lịch tăng thêm giá trị, ngược lại những hành vi
thiếu văn hóa của họ có thể là nhân tố cản trở sự phát triển của du lịch.
- Tình trạng kinh tế của 1 đất nước
Nền kinh tế phát triển là tiền đề cho sự ra đời và phát triển của ngành du lịch. Vì
thế, ở những nước có nền kinh tế lạc hậu, kém phát triển, mặc dù tài nguyên rất phong
phú nhưng du lịch vẫn không phát triển được.
Một nước có du lịch phát triển nếu nước đó có thể tự sản xuất phần lớn của cải vật
chất phục vụ du lịch. Chính những ngành công nghiệp, nông nghiệp, thực phẩm...là
những ngành cung cấp đầu vào cho ngành du lịch.
VD: ngành công nghiệp cung cấp cơ sở vật chất kĩ thuật, trang thiết bị (gạch, xi
măng,…)
- Điều kiện giao thông vận tải phát triển (đường hàng không, đường bộ, đường
sắt, đường biển, đường sông)
+ Phát triển về mặt số lượng: tăng chủng loại và số lượng các phương tiện vận
chuyển.
+ Phát triển về mặt chất lượng:
ốc độ vận chuyển: Du khách
có thể tiết kiệm thời gian đi
lại và kéo dài thời
 Tốc độ vận chuyển: du khách có thể tiết kiệm thời gian đi lại và kéo
dài thời gian ở lại nơi du lịch một phần nhờ việc tăng tốc độ của
phương tiện vận chuyển. Với những phương tiện có tốc độ cao, du
khách có thể đến được những nơi xa xôi.
 Tiện lợi: phương tiện vận chuyển có tiện nghi tốt sẽ tạo sự thoải mái
cho du khách, giúp du khách đảm bảo sức khỏe sau cuộc hành trình.
 Gía rẻ: chi phí cho chuyến du lịch cao hay thấp phụ thuộc nhiều vào
chi phí vận chuyển. Hiện nay, giá cước các phương tiện vận chuyển
có xu hướng giảm để nhiều tầng lớp nhân dân có thể đi du lịch, đặc
biệt là vận chuyển hàng không.
- Bầu không khí chính trị hòa bình hữu nghị giữa các dân tộc
Ở những nước có bầu không khí chính trị hòa bình thường thu hút đông đảo khách
du lịch, vì ở những nước này khách du lịch cảm thấy yên tâm, sự an toàn được đảm
bảo, họ được tự do đi lại, gặp gỡ giao tiếp với dân cư địa phương.
VD: Nếu 1 vùng có chiến tranh hoặc xảy ra các cuộc xung đột nhân dân của các
nước tại vùng đó khó có điều kiện ra nước ngoài du lich và ngược lại, du khách trên
thế giới cũng khó có điều kiện đến các nước ở vùng đó để đi du lịch (như vùng Trung
Cận Đông: I-ran, I-rắc, Palestin,…vùng Bắc Phi: Xuđan, Êtiopia)
Nhóm thứ 2: Những điều kiện chung cho hoạt động kinh doanh du lịch
- Tình hình và xu hướng phát triển kinh tế của đất nước
Một đất nước có thể phát triển được du lịch nếu nước đó tự sản xuất được phần lớn
của cải vật chất cần thiết cho du lịch. Nếu 1 nước phải nhập 1 khối lượng hàng hóa để
trang bị cho cơ sở vật chất kĩ thuật và để đảm bảo việc phục vụ khách du lịch thì việc
cung ứng vật tư hàng hóa sẽ hết sức khó khăn.
- Tình hình chính trị hòa bình, ổn định của đất nước và các điều kiện an toàn
đối với du khách
+ Tình hình chính trị, hòa bình, ổn định của đất nước
Là tiền đề cho sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của 1 đất nước. 1 quốc
gia mặc dù có nhiều tài nguyên du lịch cũng k thể phát triển được du lịch nếu ở đó xảy
ra những sự kiện hoặc thiên tai làm xấu đi tình hình chính trị và hòa bình.
VD: Những nước có nền hòa bình ổn định như Thụy Điển, Áo,…thường có sức hấp
dẫn với đông đảo quần chúng nhân dân – các khách du lịch tiềm năng. Ngược lại,
những nước có nền kinh tế, hòa bình bất ổn, hay có những biển có như cách mạng, đảo
chính quân sự như Ukraine, Nam Triều Tiên,…sự phát triển du lịch bị hạn chế, nhiều
khi bị phá hủy.
+ Các điều kiện an toàn đối với du khách
Tình hình an ninh, trật tự xã hội (các tệ nạn xã hội và bộ máy bảo vệ an ninh, trật tự
xã hội, nạn khủng bố)
Lòng hận thù của dân bản xứ với 1 dân tộc nào đó (thường xuất phát từ các nguyên
nhân tôn giáo, lịch sử đô hộ)
Các loại dịch bệnh như tả, lỵ, dịch hạch, sốt rét (Rất nhiều du khách châu Âu và
châu Mỹ muốn đi du lịch đến châu Phi, đến vùng ĐNA nhứng vì mối lo sợ sẽ mắc
phải các loại bệnh dịch của vùng nhiệt đới mà họ không dám đến).
* Điều kiện riêng:
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch thiên nhiên
+ Vị trí địa lí:
Vị trí địa lý có ảnh hưởng đến khách du lịch trên ba khía cạnh khi điểm du lịch ở xa
nơi cư trú của họ, đó là: khách du lịch phải chi thêm tiền cho việc đi lại, phải rút ngắn
thời gian ở lại nơi du lịch, phải hao tốn nhiều sức khỏe. Tuy nhiên, ngày nay ngành
hàng không được cải tiến và có xu hướng giảm giá có thể khắc phục phần nào những
bất lợi đối với khách du lịch.
+ Địa hình:
Khách du lịch thường ưa thích những nơi nhiều rừng, núi, biển đảo; thường không
thích những nơi địa hình và phong cảnh đơn điệu mà họ cho là tẻ nhạt và không thích
hợp với du lịch.
VD: Việt Nam có nhiều bãi biển hấp dẫn với các điều kiện thuận lợi cho hoạt động
nghỉ dưỡng, tắm biển và vui chơi giải trí như Lăng Cô, Trà Cổ, Sầm Sơn, Non Nước...
Có nhiều vịnh đẹp có tiềm năng phát triển du lịch lớn như vịnh Hạ Long, vịnh Vân
Phong, vịnh Cam Ranh....Với các hệ sinh thái phong phú, cảnh quan đẹp là nơi có điều
kiện hình thành các khu, điểm hấp dẫn du lịch.
+ Khí hậu:
Những nơi có khí hậu ôn hoà thường được khách du lịch ưa thích. Tuy nhiên, mỗi
loại hình du lịch đòi hỏi từng loại khí hậu khác nhau.
VD: Du lịch biển đòi hỏi khí hậu không mưa, không lạnh; trong khi trượt tuyết đòi
hỏi khí hậu rất lạnh.
+ Hệ động thực vật
Du lịch về với thiên nhiên đang trở thành một xu thế và nhu cầu phổ biến. Việt Nam
có hệ sinh thái động thực vật rừng đa dạng. Đây là nguồn tài nguyên du lịch sinh thái
quí giá, nơi bảo tồn khoảng 12000 loài thực vật, gần 7000 loài động vật với nhiều loại
đặc hữu và quí hiếm.
VD: khách du lịch châu Âu thường thích đến những nơi có rừng rậm nhiệt đới,
nhiều cây leo, cây cao và to…
+ Chế độ thủy văn
Tạo ra bầu không khí mát mẻ, trong lành đồng thời có ảnh hưởng tốt đến sức khỏe,
là phương thuốc khá hiệu nghiệm để chữa bệnh cho con người. Vì vậy, không ít nơi
trên thế giới xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng ven hồ, biển thu hút nhiều khách du
lịch. Trong đó nguồn nước khoáng là tiền đề không thể thiếu được đối với sự phát triển

du lịch chữa bệnh.


VD: Những nước giàu nguồn nước khoáng nổi tiếng là: Cộng hòa liên bang Nga,
Pháp, Ý, Đức, Bungari…
- Điều kiện kinh tế - xã hội và tài nguyên du lịch nhân văn
Các tài nguyên có giá trị văn hoá cũng thu hút khách du lịch với mục đích tham
quan, nghiên cứu như các trường đại học, các viện nghiên cứu khoa học, các thư viện
lớn và nổi tiếng, các bảo tàng... Ngoài ra, các thành tựu kinh tế kỹ thuật của đất nước
(các công trình xây dựng, mô hình sản xuất...) cũng có sự hấp dẫn khách du lịch.
VD: Cầu Vàng Đà Nẵng là một trong những công trình đặc sắc thuộc quần thể du lịch
Sun World Bà Nà Hills. Cây cầu có thiết kế vô cùng ấn tượng, được nâng niu bởi hai
bàn tay khổng lồ loang lổ rêu phong. Cầu Vàng vẫn chứng tỏ sức hút của mình khi liên
tục nhận nhiều lượt check-in trên mạng xã hội và được truyền thông trong nước lẫn
quốc tế hết lời khen ngợi, một lần nữa khẳng định tính độc đáo của Cầu Vàng và tiềm
năng du lịch mạnh mẽ của thành phố Đà Nẵng.
- Sự sẵn sàng đón tiếp khách
+ Các điều kiện về tổ chức

ó là sự chăm lo đến việc


đảm bảo sự đi lại và phục
Đó là sự chăm lo đến việc đảm bảo đi lại và phục vụ trong thời gian lưu trú cho
khách du lịch, chăm lo giữ gìn các giá trị thiên nhiên, văn hoá, lịch sử, lãnh đạo việc tổ
chức và kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch, tuyên truyền, quảng cáo du lịch
trong và ngoài nước.
+ Các điều kiện về kĩ thuật
Đó là việc trang bị tiện nghi ở nơi du lịch (khách sạn, nhà hàng...) , xây dựng cơ sở
vật chất kỹ thuật của tổ chức du lịch và cơ sở hạ tầng (nhà ga, bến cảng, sân bay). Nó
quyết định nhịp độ phát triển du lịch và chất lượng du lịch
+ Nguồn lực bên ngoài
Đây là một thành tố không thể thiếu được của một quốc gia nói chung và điểm du
lịch nói riêng để phát triển du lịch, đặc biệt là đối với một nước đang phát triển, nguồn
lực và khả năng hạn chế nên nước ta cần phải thu hút đầu tư, thu hút khoa học tiên tiến

để quy hoạch, phát triển du lịch có kế hoạch và phát triển bền vững.
* Liên hệ thực tiễn: Điều kiện về tự nhiên và tài nguyên du lịch thiên nhiên để
phát triển du lịch của Phú Quốc:
- Vị trí địa lí
Nằm trong vịnh Thái Lan, án ngữ phía Tây Nam của lãnh thổ Việt Nam, cách thành
phố Rạch Giá (Kiên Giang) 125km, cách thị xã Hà Tiên (Kiên Giang) 46km, và cách
thành phố Hồ Chí Minh 350km; gần với các nước láng giềng trong khu vực, nằm trên
đường hàng hải quốc tế Xihanucvin (Campuchia) - thành phố Hồ Chí Minh, Bangkok
(Thái Lan) - thành phố Hồ Chí Minh, nối Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương qua bán
đảo Malaysia, Phú Quốc rất thuận lợi cho phát triển đường hàng không và đường biển,
thuận tiện giao lưu kinh tế, nối tuyến du lịch với các đảo vùng vịnh Thái Lan và các
tỉnh thành phố phía Nam Việt Nam.
- Địa hình
Phú Quốc được mệnh đanh là Đảo Ngọc, là hòn đảo lớn nhất của Việt Nam, nằm
trong vịnh Thái Lan. Với địa hình khá phức tạp, bị chia cắt mạnh bởi sông suối và đồi
núi, độ cao thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây. Các dãy núi
thấp dần ra phía biển hình thành các bãi biển, xen kẽ là những đồng bằng hẹp, những
bãi cát trắng trải dài như bãi Trường, bãi Dài, bãi Dương Đông,... các chân núi nhô ra
bờ biển tạo thành mũi Gành Dầu, mũi Trâu Nằm, mũi Đá Bạc,... Với địa hình đứt gãy,
Phú Quốc có những khe suối, thác nước đẹp như suối Tranh, suối Đá Bàn, suối Tiên,...
Địa hình bờ biển xen lẫn với những bãi cát trắng dài, độ dốc thoải vừa phải, chất lượng
nước biển tốt tạo nên những bãi tắm đẹp lý tưởng thu hút rất đông du khách trong
nước và quốc tế. Tất cả tạo cho Phú Quốc có cảnh quan đa dạng và phong phú là tiềm
năng lớn để phát triển các loại hình du lịch, đặc biệt là du lịch biển.
- Khí hậu
Nằm lọt sâu trong vịnh Thái Lan, xung quanh được biển bao bọc, Phú Quốc có khí
hậu mang tính chất gió mùa điển hình, nóng ẩm quanh năm, ít biến động thất thường.
Do tác động của biển, thời tiết ở đây luôn mát mẻ. Mùa khô là mùa du lịch ở Phú
Quốc, du khách đến với Phú Quốc vì mùa khô là thời điểm có thể tham gia nhiều hoạt
động du lịch biển ngoài trời như: lướt sóng, thuyền buồm, lặn biển, tắm biển, tắm
nắng, nhảy dù,...
- Hệ động thực vật
Hệ sinh thái của Phú Quốc khá đa dạng và phong phú, tập trung chủ yếu trong các
vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển trên đảo. Nơi đây có rất nhiều giống cây đặc
chủng như: kiền kiền, ổi rừng, sơn huyết,...; các loại động vật quý như: cu li lợn, khỉ
đuôi dài, sóc đỏ, trăn gấm, kỳ đà vằn, kỳ đà hoa, đồi mồi, chìa vôi vàng,... Cùng với hệ
sinh thái trên cạn, hệ sinh thái dưới biển cũng giàu có về trữ lượng và thành phần loài.
Ngoài hệ động vật, hệ thực vật ở đây rất phong phú hiện đảo có 9 loài cỏ biển sinh
sống, phân bố ở phía Đông đảo và một ít ở Bắc và nam đảo với tổng diện tích 10.600
ha. Đặc biệt, rừng nguyên sinh Phú Quốc còn có nấm tràm có thể chế biến thành một
món ăn ngon đặc sản của Phú Quốc. Với sự đa dạng hệ sinh thái động, thực vật sống
trong vùng thảm cỏ biển là điều kiện thuận lợi cho tổ chức các hoạt động du lịch biển
như: tham quan, lặn biển ngắm san hô, thảm cỏ,...
Rừng nhiệt đới thường xanh ở Vườn quốc gia Phú Quốc là nơi lý tưởng cho các
hoạt động du lịch sinh thái như: tham quan học tập về rừng nhiệt đới, cắm trại, thể thao
leo núi, nghiên cứu khoa học kết hợp nghỉ ngơi...
6. Tính thời vụ trong du lịch (Đặc điểm, các yếu tố ảnh hưởng, giải pháp khắc
phục tính thời vụ trong du lịch)
* Khái niệm:
Tính thời vụ trong du lịch là những sự dao động lặp đi lặp lại trong năm của cung và
cầu các dịch vụ và hàng hóa xảy ra dưới sự tác động của các nhân tố giống nhau.
* Đặc điểm:
- Tính đặc trưng cho tất cả các nước, các vùng có hoạt động du lịch.
Về mặt lý thuyết, nếu một vùng du lịch kinh doanh nhiều thể loại du lịch và đảm
bảo được cường độ hoạt động đều đặn trong năm (luôn giữ được lượng khách và
doanh thu nhất định) thì tại nơi đó tính thời vụ không tồn tại. Tuy nhiên, khả năng này
rất khó thực hiện vì có rất nhiều yếu tố tác động lên hoạt động kinh doanh du lịch, làm
cho hoạt động đó khó có thể đảm bảo được cường độ hoạt động đều đặn trong năm và
vì vậy tồn tại tính thời vụ trong du lịch.
- Một quốc gia, một vùng du lịch có thể có một hoặc nhiều thời vụ du lịch, tùy
thuộc vào thể loại du lịch được phát triển ở đó.
Mỗi một loại hình du lịch khi phát triển thường phụ thuộc vào những giá trị tài
nguyên và khai thác những đối tượng khách du lịch khác nhau, cho nên mỗi loại hình
du lịch thường có thời vụ du lịch diễn ra khác nhau. Khi tiến hành nghiên cứu tính thời
vụ tại những quốc gia hay vùng lãnh thổ, cần nghiên cứu kỹ tính thời vụ du lịch của
từng loại hình du lịch được phát triển ở đó thì mới mang tính toàn diện và thấy rõ được
nguồn gốc của tính thời vụ.
Ví dụ: các vùng biển Vũng Tàu, Hạ Long, Đồ Sơn của Việt Nam chủ yếu kinh
doanh và phát triển loại hình du lịch nghỉ biển thì mùa du lịch chính sẽ là mùa hè.
- Độ dài thời gian và cường độ của thời vụ du lịch không bằng nhau đối với các
thể loại du lịch khác nhau.
Cường độ của thời vụ du lịch được hiểu là mức độ tập trung của khách du lịch trong
khoản thời gian và không gian nhất định.
VD: loại hình du lịch nghỉ biển có thời gian ngắn hơn và cường độ du lịch mạnh
hơn do phụ thuộc vào thiên nhiên. Còn loại hình du lịch chữa bệnh thường lại có thời
gian dài hơn và cường độ mạnh hơn.
- Cường độ của thời vụ du lịch không bằng nhau theo thời gian của chu kỳ
kinh doanh.
Thời gian có cường độ lớn nhất được qui định là thời vụ chính (mùa chính), còn
thời kỳ có cường độ thấp hơn ngay trước mùa chính gọi là thời vụ trước mùa, ngay sau
mùa chính gọi là thời vụ sau mùa. Thời gian còn lại trong năm gọi là ngoài mùa. Ở
một số nơi chỉ kinh doanh du lịch nghỉ biển là chủ yếu thì thời gian ngoài mùa người
ta gọi là "mùa chết".
Ví dụ: Tại bãi biển Sầm Sơn, cường độ khách du lịch lớn nhất vào các tháng 6,7,8.
Đây là khoảng thời gian có khí hậu tốt nhất cho việc tắm biển, thu hút nhiều khách du
lịch, thời gian đó gọi là mùa chính. Các tháng 4,5 và 9,10 thì nước biển vẫn tương đối
ấm nên vẫn còn có khách đến tắm nhưng cường độ thấp hơn. Thời gian đó gọi là trước
mùa hay sau mùa. Còn lại các tháng 11,12,1,2,3 là những tháng ngoài mùa (mùa chết).
- Độ dài thời gian và cường độ của thời vụ du lịch phụ thuộc vào mức độ phát
triển và kinh nghiệm kinh doanh của các quốc gia du lịch, điểm du lịch và các
nhà kinh doanh du lịch
Có thể các doanh nghiệp, các vùng hoặc các nước cùng kinh doanh một loại hình du
lịch với tài nguyên du lịch tương đối như nhau nhưng nếu họ có kinh nghiệm nhiều
hơn trong phát triển du lịch thì chắc chắn họ xây dựng và thực hiện được các biện pháp
tốt hơn. Lúc đó, thời vụ du lịch được kéo dài hơn và cường độ của mùa du lịch yếu
hơn. Trái lại, tại các nước, vùng hoặc cơ sở kinh doanh có ít kinh nghiệm hơn thì lại có
thời gian mùa du lịch ngắn hơn và cường độ mạnh hơn.
VD:
Hải Phòng - một trong những trung tâm du lịch biển lớn nhất ở khu vực miền Bắc
và cả nước. Nơi đây cũng là nơi giàu truyền thống văn hóa, lịch sử lâu đời cũng như
tài nguyên thiên nhiên phong phú. Dù được định hướng phát triển bền vững, trở thành
một trong những trọng điểm du lịch quốc gia, tuy nhiên du lịch Hải Phòng chưa phát
triển tương xứng với tiềm năng. Hệ thống hạ tầng giao thông từ trung tâm thành phố ra
đảo Cát Bà hiện còn nhiều bất cập, chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch
chưa cao, việc định vị thương hiệu du lịch Hải Phòng cũng chưa thực sự nổi bật.
- Độ dài thời gian và cường độ thời vụ du lịch phụ thuộc vào cơ cấu của khách
đến vùng du lịch.
Các trung tâm dành cho du lịch thanh, thiếu niên thường có mùa ngắn hơn và
cường độ mạnh hơn so với những trung tâm đón khách ở độ tuổi trung niên. Nguyên
nhân chính ở đây là do thanh, thiếu niên thường có thói quen đi theo tập thể, hội vào
các dịp nghỉ hè, tết ngắn hạn.
VD: trong khu du lịch biển, mùa cao điểm thường kéo dài từ tháng 6 đến tháng 8
với cường độ lớn, trong khi mùa thấp điểm từ tháng 9 đến tháng 5 năm sau có độ dài
thời gian ngắn hơn và cường độ yếu hơn.
- Cường độ và độ dài về thời gian thay đổi theo loại cơ sở lưu trú
Tại các khu vực phát triển du lịch với những cơ sơ lưu trú chính được xây dựng
dưới dạng là các công trình ổn định và kiên cố như khách sạn, motel, khu nghỉ
dưỡng,.. thì mùa du lịch kéo dài hơn và cường độ mùa chính không chênh lệch quá cao
so với thời gian còn lại. Ngược lại, ở đâu cơ sở lưu trú chủ yếu là nhà trọ hoặc lều trại
thì ở đó mùa du lịch ngắn hơn và cường độ du lịch khá cao.
VD:
Dịp lễ 30/4 và 1/5, thay vì tới nơi sầm suất, đông đúc, nhiều người ở Tây Nguyên
chọn hình thức cắm trại tại các khu vực lân cận, thích thú hòa mình với thiên nhiên.
Với xu hướng người dân đổ xô đi cắm trại gia tăng, kéo theo hàng loạt các khách sạn,
nhà nghỉ khu vực trung tâm như TP Đà Lạt phải treo biển “còn phòng”. Trái ngược với
những hộ làm dịch vụ nhà nghỉ, khách sạn, các cửa hàng dịch vụ cho thuê đồ cắm trại,
các vật dụng như lều, ghế, đồ đun nấu lại gần như “cháy hàng”.
* Các nhân tố tác động đến thời vụ của du lịch
a. Nhân tố tự nhiên
Trong các nhân tố tự nhiên, khí hậu là nhân tố quan trọng nhất, ảnh hưởng quyết
định đến tính thời vụ trong du lịch. Tuy nhiên, ở từng vùng khí hậu cụ thể thì mức độ
ảnh hưởng có sự khác nhau. Các loại hình du lịch nghỉ biển, nghỉ núi, giải trí ngoài trời
được khai thác tốt trong điều kiện khí hậu mát mẻ, nhiều ánh nắng, ít mưa. Ngược lại,
nếu điều kiện khí hậu quá lạnh hoặc mưa kéo dài sẽ hạn chế khả năng tổ chức các loại
hình du lịch này.
VD: khách du lịch Bắc Âu, họ có tắm biển được ở nhiệt độ 15 - 160C, thì mùa du
lịch có thể kéo dài hơn. Còn đối với khách du lịch Việt Nam thì nhiệt độ là 25 - 300C
hoặc cao hơn nữa thì mới phù hợp để tắm biển. Cho nên mùa du lịch lại co ngắn lại.
b. Nhân tố kinh tế - xã hội
- Về kinh tế
Thu nhập là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng quyết định tới nhu cầu đi du lịch, thu
nhập của người dân càng cao thì họ có nhu cầu đi du lịch càng nhiều. Vì vậy, ở các
nước có nền kinh tế phát triển người ta đi du lịch nhiều hơn, họ có thể thực hiện nhiều
chuyến đi du lịch trong một năm, do đó nhu cầu đi du lịch trong mùa chính giảm, góp
phần làm giảm cường độ du lịch ở thời vụ du lịch chính.
VD:
Trong những năm đại dịch Covid hoành hành khiến cho nền kinh tế của thế giới đi
xuống, thu nhập của người dân thấp đi khiến cho nhu cầu đi du lịch của mọi người bị
hạn chế. Theo Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2022,
khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 4/2022 đạt 101,4 nghìn lượt người, gấp 2,4
lần so với tháng trước và gấp 5,2 lần so với cùng kỳ năm trước. Điều này đã cho thấy
thu nhập của người dân đã bắt đầu trở lại bình thường sau khi bị dịch bệnh hoành
hành.
- Thời gian nhàn rỗi của người dân
Thứ nhất, thời gian nghỉ phép trong năm của người lao động tác động lên thời vụ du
lịch, do độ dài của thời hạn phép và thời gian sử dụng phép. Nếu thời gian phép ngắn
thì người ta thường chỉ đi du lịch một lần trong năm, do đó cường độ du lịch sẽ cao
vào mùa chính.
VD: Ở một số nước như Pháp, Thụy Sĩ hoạt động sản xuất chính thường được
ngừng vào 1 số giai đoạn trong năm và các nhân viên thường phải sử dung thời gian
nghỉ phép vào thời điểm đó. Ngoài ra, một số tầng lớp dân cư như nông dân thường
chỉ đi nghỉ vào những tháng không bận rộn với công việc đồng áng.
Thứ hai, thời gian nghỉ của trường học, điều này làm cho học sinh và cha mẹ có thời
gian đi du lịch. Thường là đối với học sinh có độ tuổi từ 6 -15 tuổi, các bậc cha mẹ
thường sắp xếp thời gian nghỉ phép cùng, để tận hưởng ngày nghỉ cùng với con cái.
Đối với tầng lớp học sinh, sinh viên ở các trường phổ thông trung học, đại học, cao
đẳng, kỳ nghỉ hè trùng với mùa du lịch biển… Đối với một số nước lạnh thì ngoài kỳ
nghỉ hè còn có kỳ nghỉ đông. Điều này làm tăng cường độ mùa du lịch chính.
- Sự quần chúng hóa trong du lịch
Đa số khách có khả năng thanh toán hạn chế thường đi nghỉ tập thể vào chính vụ,
do chi phí tổ chức chuyến đi theo đoàn thường nhỏ. Mặc dù vào thời điểm này chi phí
du lịch cao nhưng lại được giảm giá cho số đông. Họ thường không hiểu điều kiện
nghỉ ngơi của từng tháng nên họ chọn những tháng thuộc mùa chính để xác suất gặp
thời tiết bất lợi là nhỏ nhất.
- Phong tục tập quán
Thông thường các phong tục có tính chất bền vững và được hình thành dưới tác
động của các điều kiện kinh tế - xã hội. Các điều kiện này thay đổi sẽ tạo ra các phong
tục mới nhưng không thể xóa bỏ phong tục cũ và chúng có thể chấp nhận được.
Ví dụ: ở miền Bắc nước ta vào mùa xuân (khoảng tháng 2 và tháng 3 âm lịch) là
mùa lễ hội như Chùa Hương, Chùa Thầy, Đền Hùng, Hội Lim…số lượt khách tham
gia rất đông, có thể chiếm tới khoảng 74% trong tổng số lễ hội trong năm.
- Điều kiện về tài nguyên du lịch
Điều kiện về tài nguyên du lịch chỉ có thể phát triển thể loại du lịch nào sẽ gây ảnh
hưởng đến thời vụ du lịch của điểm du lịch tương ứng. Đây là nhân tố tác động mạnh
lên cả cung và cầu du lịch.
VD: Nếu 1 điểm du lịch chỉ có điều kiện phát triển du lịch nghỉ biển thì thời vụ du
lịch tại đó sẽ ngắn hơn 1 điểm du lịch khác có điều kiện phát triển du lịch nghỉ biển kết
hợp với chữa bệnh hoặc 1 điểm du lịch khác có điều kiện phát triển du lịch văn hóa.
c. Nhân tố mang tính tổ chức – kĩ thuật
- Sự sẵng sàng đón tiếp khách du lịch
Việc phân bố hợp lý các hoạt động vui chơi, giải trí, tổ chức cho du khách có ảnh
hưởng nhất định đến việc khắc phục sự tập trung những nhân tố tác động đến thời vụ
du lịch. Thông thường những điểm đến du lịch có sự đa dạng về khả năng đón tiếp,
dịch vụ đa dạng sẽ thúc đẩy tiêu dùng nhiều hơn, kéo dài thời gian lưu lại của khách,
từ đó kéo dài được thời vụ du lịch.
VD: Nếu khu bể bơi có cả bể bơi nước nóng thì sẽ bảo đảm thu hút khách về cả mùa
hè và mùa đông. Như vậy các nhà quản trị kinh doanh cần kết hợp kinh doanh đảm
bảo đón khách với mọi điều kiện.
- Chất lượng và cơ cấu của cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch
VD: Cơ sở lưu trú chính thường có thời gian kinh doanh dài hơn cơ sở lưu trú phụ
(Hotel ở biển có thời gian kinh doanh dài hơn Camping hay Bungalow). Khách sạn có
hội trường lớn, có bể bơi kín, có các trung tâm chữa bệnh, nơi vui chơi giải trí có thời
vụ kinh doanh dài hơn.
d. Nhân tố tâm lí (về mốt và sự bắt chước)
Một số người muốn đi nghỉ ở 1 vùng, 1 đất nước du lịch nào đó mà họ không hề
biết đến các điều kiện cụ thể về ăn uống, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí. Khi đó họ chọn
thời gian đi nghỉ theo các khách du lịch có kinh nghiệm hoặc các nhân vật nổi tiếng.
VD: Nhờ sự thành công của bộ phim “Hạ cánh nơi anh” mà nhiều người đã chọn
Thụy Sĩ làm điểm đến du lịch.
* Giải pháp khắc phục tính thời vụ trong du lịch
- Thiết lập khả năng kéo dài mùa du lịch của từng loại hình du lịch
Mỗi một loại hình du lịch thường khai thác dựa vào nguồn tài nguyên nhất định và
khai thác một số thị trường khách nhất định. Muốn kéo dài mùa vụ du lịch người ta
thường kết hợp khai thác loại hình du lịch này với loại hình du lịch khác hoặc các dịch
vụ bổ sung như thể thao, giải trí,…Bên cạnh đó, cần các chính giá khuyến khích,
khen thưởng vào ngoài mùa như giảm giá, tặng quà, tiền thưởng,.. nhằm tác động cầu
du lịch.
VD: Những năm trước đây, người ta đi du lịch Hạ Long chủ yếu là tắm biển vào
mùa hè. Nhưng hiện nay, ngoài mục đích đến Hạ Long tắm biển vào mùa hè thì khách
du lịch có thể đến Vịnh Hạ Long quanh năm để du thuyền trên vịnh, tham quan hang
động…
- Đa dạng hóa các loại hình du lịch
Khi xác định phát triển các loại hình du lịch cho một vùng, quốc gia sẽ giúp cho
việc kinh doanh du lịch diễn ra đều đặn hơn suốt cả năm, tránh được tình trạng thời vụ
du lịch quá ngắn và cường độ quá lớn. Để xác định các loại hình du lịch thích hợp cần
phải căn cứ các điều kiện sau:
+ Giá trị và khả năng tiếp nhận của các tài nguyên du lịch
+ Qui mô của các luồng khách du lịch đã có và các luồng khách triển vọng
+ Sức tiếp nhận của các cơ sở vật chất kỹ thuật
+ Nguồn lao động trong vùng
+ Khả năng kết hợp các thể loại du lịch có thể phát triển được
+ Kinh nghiệm tổ chức
- Sử dụng những biện pháp kích thích kinh tế
Đối với du khách, các tổ chức và công ty du lịch sử dụng chính sách giảm giá,
khuyến mãi để kích thích du khách đi du lịch ngoài mùa chính. Khuyến khích tính chủ
động của của các tổ chức kinh doanh du lịch, các cơ sở trong việc kéo dài thời vụ du
lịch.
VD: Để kích cầu du lịch sau đại dịch Covid-19, tỉnh Quảng Ninh đã đưa ra gói kích
cầu khoảng 100 tỷ đồng, giảm 50% giá vé thu phí vào điểm tham quan lưu trú trên
Vịnh Hạ Long, giảm 100% giá vé thu phí vào điểm tham quan lưu trú trên Vịnh Hạ
Long vào một số ngày lễ đặc biệt.
- Nâng cao sự sẵn sàng đón tiếp du khách quanh năm cho cả nước, vùng và
khu du lịch
Thực hiện sự phối hợp giữa những người tham gia vào việc cung ứng sản phẩm du
lịch ngoài thời vụ du lịch chính để tạo được sự thống nhất về quyền lợi và hành động.
Nâng cao chất lượng và cải tiến cơ cấu của cơ sở vật chất – kỹ thuật du lịch, tạo cho nó
có khảnăng thích ứng để thỏa mãn nhu cầu đa dạng của du khách.
- Hình thành thời vụ du lịch thứ hai trong năm
Cần phải xác định được những loại hình du lịch mới có thể phát triển đạt hiệu quả
kinh tế và phải dựa trên các tiêu chuẩn sau:
+ Tính hấp dẫn của các tài nguyên du lịch đưa vào khai thác cho thời vụ thứ hai.
+ Xác định nguồn khách tiềm năng theo số lượng và cơ cấu.
+ Khả năng huy động nguồn tài nguyên chưa được khai thác.
+ Lượng vốn đầu tư cần thiết để xây dựng thêm trang thiết bị nhằm thỏa mãn nhu
cầu cho du khách quanh năm.
VD: Một khu vực du lịch biển thường có thời vụ du lịch mùa hè, nhưng để phát
triển thời vụ du lịch thứ hai vào mùa đông, chúng ta có thể khai thác các hoạt động
như: du thuyền, đi bộ trên bãi biển, tham quan vườn thú và đặc sản địa phương. Ngoài
ra, cần tìm kiếm khách hàng tiềm năng từ các tỉnh lân cận và các nước láng giềng,
đồng thời huy động các nguồn tài nguyên như cơ sở hạ tầng và dịch vụ của địa phương
để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Tuy nhiên, việc xây dựng thêm trang thiết bị
như khách sạn, resort, nhà hàng cần đầu tư vốn lớn để đáp ứng nhu cầu của du khách
quanh năm.
- Quảng cáo và tuyên truyền thu hút khách ngoài mùa chính
+ Nhấn mạnh những điều kiện thiên nhiên thuận lợi khi đi du lịch ngoài mùa.
+ Nhấn mạnh những ưu thế/ lợi ích cho từng nhóm đi du lịch ngoài mùa như: nhóm
gia đình có con nhỏ, nhóm thanh niên, nhóm HSSV, nhóm người đã về hưu,…
VD: Quảng cáo những hoạt động lợi cho du lịch vào mùa đông như trượt tuyết, lướt
ván trên băng, tắm nước nóng,… để thu hút nhóm thanh niên và gia đình đi nghỉ
dưỡng.
* Liên hệ thực tiễn:
Lâu nay, du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu vẫn mang nặng tính thời vụ. Biểu hiện đó là
tình trạng các khách sạn, khu du lịch luôn đầy khách vào những ngày cuối tuần, lễ, tết
nhưng lại ế ẩm vào những ngày đầu tuần.
Để khắc phục tình trạng này, nhiều DN du lịch đã có những giải pháp cụ thể. Điển
hình là khách sạn Kỳ Hòa (TP.Vũng Tàu), trong nhiều năm qua, công suất phòng cũng
luôn đạt từ 55% trở lên. Ngoài thu hút đối tượng khách du lịch MICE và khách nước
ngoài, khách sạn chú trọng khai thác thị trường khách công vụ, bởi đối tượng khách
này không phụ thuộc nhiều vào tính thời vụ và có khả năng chi trả cao. Để kích cầu du
lịch, khách sạn đã đưa ra chương trình giảm giá phòng từ 15-20% vào những ngày
giữa tuần, chủ động liên kết với hãng hàng không Việt Nam Airlines giảm 50% giá vé
máy bay các chuyến ra Côn Đảo vào thời gian “thấp điểm” để xây dựng tour du lịch
tâm linh 2 ngày 1 đêm ở Côn Đảo với giá 2 triệu đồng. Các khách sạn, resort ven biển
như: Tropicana Beach Resort (huyện Đất Đỏ), The Grand Hồ Tràm (huyện Xuyên
Mộc),… cũng thực hiện các chương trình như: giảm giá phòng, đẩy mạnh liên kết với
các đối tác nhằm giảm giá tour, tổ chức nhiều hoạt động vui chơi cho khách, đồng thời
giới thiệu nhiều tour du lịch mới hấp dẫn.
Tuy nhiên, các giải pháp trên cũng chưa đem lại hiệu quả bền vững. Để hạn chế tính
thời vụ trong kinh doanh du lịch, cần có sự phối hợp nhịp nhàng trong hoạt động kinh
doanh du lịch giữa tỉnh BR-VT với TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông và miền
Tây Nam Bộ. Phải xử lý tốt các vấn đề còn tồn tại như: xả rác bừa bãi, cạnh tranh
không lành mạnh, nạn cò mồi, ép giá, chèo kéo du khách, bổ sung thêm những sản
phẩm, dịch vụ mới khác biệt so với chính vụ du lịch. Ngoài ra, việc thông tin, tuyên
truyền để du khách thay đổi suy nghĩ và thói quen du lịch từ cuối tuần sang giữa tuần
cũng rất cần thiết.
7. Lao động trong du lịch (đặc điểm, yêu cầu, giải pháp nâng cao chất lượng
đội ngũ lao động du lịch)
* Khái niệm:
Lao động trong du lịch là hoạt động có mục đích của con người. Con người vận
động sức lực tiềm tàng trong thân thể của bản thân, sử dụng công cụ lao động để tác
động vào giới tự nhiên, làm biến đổi vật chất đó và làm cho chúng thích ứng để thoả
mãn nhu cầu vui chơi, giải trí, học hỏi, khám phá… của con người, cụ thể là khách du
lịch.
* Đặc điểm của lao động trong du lịch
- Có tính chuyên môn hóa cao
Mỗi lao động đảm nhiệm công việc ở từng vị trí trong từng lĩnh vực phải thực hiện
công việc theo những qui trình, kỹ năng chuyên môn khác nhau. Để thực hiện được
công việc đòi hỏi nhân viên phải nắm kiến thức chuyên môn, có kỹ năng nghiệp vụ và
đồng thời đảm bảo tố chất trong những vị trí công việc nhất định.
VD: 1 hướng dẫn viên du lịch không những phải có kiến thức về lịch sử, văn hóa và
địa lý của các điểm đến du lịch mà còn cần kỹ năng giao tiếp, xử lí tình huống, trình
độ ngoại ngữ,…
- Chủ yếu là lao động dịch vụ
Lao động trong du lịch phần lớn là lao động trong các lĩnh vực dịch vụ như: nhân
viên lễ tân, phục vụ buồng, phục vụ bàn,... Lao động trong du lịch vẫn có lao động sản
xuất vật chất nhưng thành phần không nhiều mà cơ bản chủ yếu là lao động sản xuất
dịch vụ.
VD:
Lao động sản xuất vật chất như nhân công nhà bếp
Lao động sản xuất dịch vụ như HDV du lịch, lễ tân,..
- Lao động có tính thời vụ
Lao động trong du lịch thường làm việc với thời gian và cường độ không ổn định,
chủ yếu phụ thuộc vào thời gian tiêu dùng của khách. Một số loại hình chỉ khai thác
khách trong một khoảng thời gian nhất định cho nên lao động có thể chỉ làm vài tháng
trong năm còn thời gian còn lại có thể nghỉ hoặc làm việc khác. Đặc điểm này gây khó
khăn rất lớn cho đời sống, sinh hoạt, sức khỏe của người lao động, đặc biệt là những
người đã lập gia đình.
VD: Trong mùa du lịch cao điểm, các khách sạn và nhà hàng thường tăng cường
mức độ phục vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, khi mùa du lịch kết
thúc, nhu cầu sử dụng dịch vụ của các khách sạn và nhà hàng cũng giảm đi đáng kể.
Do đó, các nhân viên phục vụ trong ngành du lịch thường chỉ làm việc trong mùa du
lịch cao điểm và có thể thất nghiệp trong mùa thấp điểm.
- Lao động có tính chất phức tạp
Đặc điểm này thể hiện rõ đối với những nhân viên làm việc ở các bộ phận tiếp xúc
trực tiếp với khách hàng như: lễ tân, buồng, bàn, bar,... Họ thường xuyên tiếp xúc với
nhiều đối tượng khách có độ tuổi, tâm lý, văn hóa khác nhau. Đặc biệt đối với hướng
dẫn viên du lịch, họ phải thường xuyên thay đổi môi trường làm việc theo những
chương trình tham quan khác nhau đồng thời có thể tiếp xúc với môi trường nguy
hiểm như môi trường có bệnh truyền nhiễm. Điều này gây khó khăn cho người lao
động, họ cần phải có sức khỏe tốt cũng như chịu đựng được áp lực tâm lý.
- Tỷ lệ lao động trẻ cao
Phần lớn lao động trong du lịch là lao động trực tiếp tiếp xúc với khách mà những
vị trí đó thường cần lao động trẻ, năng động, nhiệt tình. Cho nên lao động trong du lịch
tương đối trẻ, lao động nữ thường ở độ tuổi 20-30, lao động nam trung bình từ 30-40.
Lao động trẻ thường làm việc ở các vị trí lễ tân, phục bàn, bar, hướng dẫn viên. Lao
động lớn tuổi chủ yếu ở bộ phận bếp, buồng, quét dọn. Lao động nữ thường chiếm tỷ
lệ cao hơn lao động nam.
* Các yêu cầu về lao động trong ngành du lịch
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ
Khi đi du lịch người ta mong muốn được sử dụng những dịch vụ có chất lượng cao,
trong khi đó chất lượng dịch vụ lại phụ thuộc rất lớn vào trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ của người lao động. Để phục vụ tốt, người lao động cần được trang bị kiến thức về
lĩnh vực hoạt động, thành thạo các kỹ năng, tay nghề, nghiệp vụ chuyên môn. Từ đó,
tránh được những sai sót trong quá trình phục vụ.
Đội ngũ lao động du lịch Việt Nam trong những năm qua được đánh giá là thiếu
chất lượng, yếu chuyên môn trong các lĩnh vực marketing, hướng dẫn du lịch. Chính
vì vậy cần chú trọng đến công tác bồi dưỡng, đào tạo, tiếp cận với những phương thức
phục vụ tiên tiến.
- Trình độ ngoại ngữ
Việc thông thạo ngoại ngữ giúp nhân viên giao tiếp dễ dàng với khách nước ngoài,
hiểu được những yêu cầu, sở thích, gây được sự thiện cảm cho khách hàng từ đó tăng
chất lượng dịch vụ. Lao động du lịch của Việt Nam còn yếu về trình độ ngoại ngữ và
thiếu về số lượng. Điều đó làm cho người lao động mất tự tin trong giao tiếp, không
hiểu rõ ý khách hàng gây ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ hoặc có những hiểu nhầm
trong quá trình phục vụ khách quốc tế. Vấn đề quan tâm là cần đào tạo trình độ ngoại
ngữ theo xu hướng phù hợp với ngôn ngữ khách du lịch từ các quốc gia đến Việt Nam.
- Yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp
Nghề du lịch là nghề hấp dẫn mọi người, được hưởng thụ những lợi ích kinh tế đặc
biệt. Tuy vậy, lao động trong du lịch là lao động tương đối nặng, đặc biệt là nghề
HDV. Do tính chất phức tạp của công việc và sức chịu đựng căng thẳng về tâm lí nên
khả năng chán việc rất cao. Điều này đòi hỏi lao động trong ngành du lịch phải có lòng
yêu nghề, sự trung thực và tính kiên nhẫn.
Chẳng hạn với người hướng dẫn viên, tuyệt đối không dùng sự bỡ ngỡ của du khách
để “vòi tiền” của họ. Hoặc cố ý nói những điều sai lệch về văn hóa, lịch sử của nước
ta. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của bạn mà còn ảnh hướng
đến hình ảnh du lịch của đất nước.
- Những yêu cầu khác
Ngoài các yêu cầu trên, lao động trong du lịch cần đảm bảo một số yêu cầu khác
như yêu cầu về ngoại hình, sức khỏe, khả năng giao tiếp, hiểu biết tâm lý, hiểu về về
một vấn đề xã hội, âm nhạc, hội họa, nghệ thuật, thể thao,... Tuy nhiên, mỗi lao động
trong các vị trí chuyên môn khác nhau thì mức độ đòi hỏi của các yêu cầu cũng khác
nhau.
VD: hướng dẫn viên du lịch cần đảm bảo có sức khỏe tốt, năng động, ngoại hình ưa
nhìn, có khả năng giao tiếp tốt; có kiến thức chung về các lĩnh vực kinh tế, văn hóa xã
hội, am hiểu về tài nguyên du lịch tại các điểm đến; nhạy bén trong việc xử lý các tình
huống phát sinh trong quá trình phục vụ; được đào tạo về nghiệp vụ hướng dẫn du
lịch,...
* Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ lao động du lịch
- Xây dựng cơ sở đào tạo một cách hệ thống gồm dạy nghề, đào tạo các cấp từ trung
cấp đến đại học về du lịch.
- Đổi mới cơ bản công tác quản lý và tổ chức đào tạo nguồn nhân lực, đổi mới nội
dung và phương pháp đào tạo theo chuẩn hóa quốc gia cho ngành du lịch, gắn lý
thuyết với thực hành, đào tạo với nghiên cứu để nâng cao chất lượng giảng dạy và
trình độ đội ngũ cán bộ giảng viên.
- Đào tạo mang tầm vĩ mô đồng thời cần phải dự báo được xu hướng phát triển du
lịch, tránh hiện tượng đào tạo cấp tốc không bài bản để đáp ứng nhu cầu của du khách
một cách bị động.
- Thay đổi những chính sách đối với lực lượng lao động trong ngành du lịch như:
+ Cải thiện điều kiện lao động và nâng cao chất lượng môi truờng trong doanh
nghiệp du lịch.
+ Đề ra nhưng quy định nhằm hoàn thiện chế độ đãi ngộ, đánh giá và khen thưởng
người lao động.
+ Hoàn thiện hệ thống nội quy và tăng cường kỷ luật lao động.
+ Bố trí và phân công lao động thích hợp.
- Thực hiện một số giải pháp cơ bản trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho ngành
du lịch như: liên kết bồi dưỡng nâng cao, đào tạo lại và tuyển dụng mới nhân lực thực
hiện chức năng quản lý Nhà nước về du lịch, liên kết tuyển dụng,đào tạo và bồi dưỡng
nguồn nhân lực phục vụ kinh doanh du lịch.
8. Vai trò và đặc trưng của nguồn nhân lực trong du lịch. Nội dung đào tạo và
phát triển nguồn nhân lực du lịch
* Khái niệm nguồn nhân lực trong du lịch
Nguồn nhân lực trong du lịch là những người lao động làm việc trực tiếp hay gián
tiếp các công việc liên quan đến hoạt động kinh doanh du lịch. Lao động trong ngành
du lịch bao gồm lao động trực tiếp, gián tiếp và lao động thời vụ.
* Vai trò và đặc trưng của nguồn nhân lực trong du lịch
a. Nhóm lao động chức năng quản lí Nhà nước về du lịch:
- Bao gồm những người làm việc trong các cơ quan quản lí nhà nước về du lịch từ
trung ương đến địa phương như Tổng cục du lịch, Sở du lịch, Sở Thương mại – du
lịch,…
- Vai trò:
+ Xây dựng chiến lược phát triển du lịch quốc gia và từng địa phương, tham mưu
cho các cấp ủy Đảng và chính quyền.
+ Đại diện cho Nhà nước để hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp du lịch kinh doanh có hiệu quả.
+ Kiểm tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp.
- Tùy theo chức năng và nhiệm vụ được phân công, những người làm việc ở cơ
quan quản lí Nhà nước về du lịch có thể đảm trách các công việc khác như: Xúc tiến,
quảng bá du lịch; hợp tác quốc tế về du lịch; Tổ chức cán bộ, đào tạo trong du lịch;
Quản lí lữ hành, khách sạn; Thanh tra du lịch; Kế hoạch đầu tư du lịch,…
- Đặc điểm: là bộ phận lao động không lớn, có trình độ cao, có hiểu biết tương đối
toàn diện và trình độ chuyên môn về du lịch. Những kiến thức, hiểu biết của họ là ở
tầm vĩ mô thuộc lĩnh vực quản lí Nhà nước.
b. Nhóm lao động thuộc chức năng sự nghiệp hành chính ngành du lịch
- Gồm những người làm việc ở các cơ sở giáo dục, đào tạo như cán bộ giảng dạy,
nghiên cứu ở các trường đại học, cao đẳng, trung học và cán bộ nghiên cứu ở các viện
khoa về du lịch.
- Vai trò: Họ có chức năng là đào tạo và nghiên cứu về du lịch và có vai trò to lớn
trong việc phát triển nguồn nhân lực du lịch
- Đặc điểm: là bộ phận nhân lực có trình độ học vấn và có trình độ chuyên môn sâu
trong toàn bộ nhân lực du lịch, đặc biệt ở các trường đại học và viện nghiên cứu. Họ
có kiến thức và am hiểu khá toàn diện, sâu sắc về lĩnh vực du lịch, cần có năng khiếu
và đạo đức sư phạm cũng như khả năng độc lập nghiên cứu khoa học cao.
c. Nhóm lao động chức năng kinh doanh du lịch
- Bộ phận lao động có chức năng quản lý chung của doanh nghiệp du lịch
Là những người đứng đầu thuộc đơn vị kinh tế cơ sở: doanh nghiệp kinh doanh
khách sạn, hãng lữ hành vận chuyển, vận tải (Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám
Đốc,…)
Đặc điểm:
+ Là lao động trí óc
+ Là loại lao động tổng hợp, vừa là lao động quản lý, vừa là lao động chuyên môn,
lao động của các hoạt động xã hội khác.
- Bộ phận lao động có chức năng quản lí theo các nghiệp vụ kinh tế trong doanh
nghiệp lữ hành
Là lao động thuộc các bộ phận như phòng kế hoạch đầu tư và phát triển, phòng tài
chính kế toán, phòng vật tư thiết bị, phòng hành chính nhân sự,…
Đặc điểm: phải có khả năng phân tích, dự báo các vấn đề liên quan đến nghiệp vụ
của bộ phận mình do tác động của môi trường kinh doanh cũng như trong nội bộ
doanh nghiệp.
- Bộ phận lao động có chức năng bảo đảm điều kiện kinh doanh của doanh
nghiệp lữ hành
Là lao động thuộc các bộ phận bảo đảm điều kiện kinh doanh du lịch nhưng không
trực tiếp cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho khách. Bao gồm: nhân viên bảo vệ, vệ sinh
môi trường, sửa chữa điện nước, tạp vụ,…
Đặc điểm:
+ Luôn trong tình trạng sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ
+ Giải quyết nhanh, kịp thời những việc hàng ngày cũng như những việc đột xuất.
+ Năng động và linh hoạt trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
- Bộ phận lao động trực tiếp cung cấp dịch vụ cho khách trong doanh nghiệp du
lịch
+ Khách sạn – nhà hàng: lễ tân, buồng, bếp, pha chế, bàn, bar,…
+ Doanh nghiệp lữ hành: điều hành chương trình du lịch, Marketing du lịch, hướng
dẫn,…
+ Doanh nghiệp vận chuyển: điều khiển phương tiện vận chuyển.
* Nội dung đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch
- Tuyển chọn và bố trí lao động trong doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp cần xây dựng nội dung yêu cầu tuyển chọn lao động trên cơ sở
xác định yêu cầu của công việc: nội dung công việc, yêu cầu sức khỏe, trình độ chuyên
môn và thời hạn đào tạo,…Tuyền chọn phải đảm bảo mang tính khách quan, tiến hành
theo các quy chế chặt chẽ, không theo cảm tính hay do sức ép từ bên ngoài.
Bố trí lao động phải đảm bảo yêu cầu trao cho những người đã được tuyển chọn
theo công việc nhiệm vụ lao động phù hợp với chuyên môn và trình độ thành thạo của
họ, đảm bảo tính liên tục trong công việc cho người lao động.
- Tổ chức hợp tác và phân công lao động trong doanh nghiệp
Phân công sẽ chuyên môn hóa được công cụ lao động…Nhờ chuyên môn hóa sẽ
giúp nhân viên nhanh chóng quen với công việc, giảm được thời gian và chi phí đào
tạo, khai thác được triệt để khả năng riêng của mỗi người,
Hợp tác lao động là sự kết hợp của nhiều người trong một hoặc nhiều quá trình kinh
doanh. Việc tổ chức ca, kíp phải đảm bảo những yêu cầu nhưng đồng thời cũng đảm
bảo sức khỏe cho người lao động. Đảm bảo tính đồng bộ của công việc và thiết lập hệ
thống kỉ luật.
- Giải quyết các vấn đề lao động thời vụ trong doanh nghiệp
Để giải quyết vấn đề này về mặt lao động, doanh nghiệp có thể sử dụng các phương
thức khác nhau:
+ Lập quỹ dự phòng để chi trả tiền lương cho nhân viên vào thời gian ngoài mùa vụ
du lịch
+ Cho 1 số nhân viên đi đào tạo, đào tạo lại, đi thực tế để nâng cao tay nghề.
+ Tạo 1 số ngành nghề khác như sản xuất hàng lưu niệm, thủ công mỹ nghệ,…để
cung cấp cho khách du lịch hoặc xuất khẩu…tạo sản phẩm du lịch có tính hấp dẫn cao
đẻ kéo dài thời vụ, tạo doanh thu tương xứng với hoạt động kinh doanh lúc thời vụ.
- Cải tiến điều kiện lao động và chế độ làm việc nghỉ ngơi cho người lao động
Xây dựng chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lí đảm bảo các vấn đề sau:
+ Xác định thời gian bắt đầu và kết thúc ca làm việc một cách hợp lý vì nó ảnh
hưởng đến khả năng làm việc, liên quan đến quy luật sinh hoạt của con người.
+ Xác định thời điểm và độ dài của thời gian nghỉ ăn cơm giữa ca ảnh hưởng đến
sức khoẻ và khả năng hồi phục sau một thời gian làm việc.
+ Xác định độ dài và số lần nghỉ ngắn trong ca làm việc.
- Thiết lập kỷ luật lao động trong doanh nghiệp
Nguyên tắc này phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Người lao động phải làm việc hết sức mình, nêu cao tinh thần chủ động, phát huy
sáng kiến, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ đúng hạn, đúng quy định về giờ giấc, trang
phục, thao tác làm việc, kỹ thuật phục vụ.
+ Người lao động phải chịu trách nhiệm về việc làm của mình, làm sai phải làm lại,
làm hỏng phải bồi thường. Trong quá trình làm việc phải giúp đỡ nhau bảo đảm cho
bản thân và cho cả đồng nghiệp hoàn thành nhiệm vụ đạt năng suất và chất lượng phục
vụ cao.
+ Người lao động phải bảo quản giữ gìn và sử dụng hợp lý tài sản, trang thiết bị của
tổ chức của cơ sở mình, tránh lãng phí, lợi dụng và lấy cắp.
+ Người lao động phải luôn cố gắng vươn lên để đạt chất lượng phục vụ tốt, chống
lối làm việc tự do tuỳ tiện, vô tổ chức, khắc phục dần những tập quán lao động lạc hậu,
chống tư tưởng lười biếng, gian dối, làm ẩu...
- Đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn cho lao động trong doanh nghiệp
Kỹ thuật đào tạo và huấn luyện cần được đưa vào công việc cụ thể và yêu cầu kĩ
năng chuyên môn của công việc. Đối với các cán bộ quản lí trong các doanh nghiệp
cần có kế hoạch đào tạo ngắn hạn, dài hạn theo chiến lược phát triển của công ty,
doanh nghiệp. Không để tình trạng học tập tự phát, không đúng nghề, không đúng
hướng phát triển của doanh nghiệp.
- Nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho người lao động trong doanh nghiệp
Đạo đức nghề nghiệp là 1 trong những yếu tố giúp người lao động thực thi nhiệm
vụ của mình theo tinh thần tự nguyện thông qua các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp
nhằm hình thành và phát triển “văn hóa hành vi” trong khi phục vụ khách. Mặt khác
nó còn hỗ trợ tương tác lẫn nhau giữa các thành viên trong doanh nghiệp.
- Đánh giá kết quả lao động và trả công cho người lao động trong doanh
nghiệp
Muốn đánh giá kết quả công việc của người lao động trong doanh nghiệp du lịch
phải dựa trên thắng lợi của “doanh nghiệp”, đó chính là nguồn thu, là lợi nhuận của
doanh nghiệp đã đạt được vì đó là những gì quan trọng nhất đối với doanh nghiệp.
Việc trả công lao động hợp lí xứng đáng, động viên khen thưởng kịp thời là những
đòn bẩy vật chất và tinh thần kích thích người lao động cống hiến nhiều hơn, gắn bó
với doanh nghiệp hơn.
9. Xu hướng phát triển của cơ sở vật chất kĩ thuật (khái niệm, vai trò và đặc
điểm của cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch)
* Khái niệm
- Theo nghĩa rộng: cơ sở vật chất kỹ thuật trong du lịch được hiểu là toàn bộ những
phương tiện vật chất tham gia vào việc tạo ra và cung ứng các dịch vụ và hàng hóa du
lịch (sản phẩm du lịch) nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của du khách trong suốt chuyến
hành trình của họ.
- Theo nghĩa hẹp: cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch là toàn bộ các phương tiện vật chất
kỹ thuật do các tổ chức du lịch khai thác. Chúng bao gồm hệ thống các khách sạn, nhà
hàng, các khu vui chơi – giải trí, phương tiện vận chuyển,...
* Vai trò của cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
- Cơ sở vật chất kĩ thuật là một trong những yếu tố quan trọng đối với quá trình sản
xuất kinh doanh. Nó là yếu tố đảm bảo về điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh
được thực hiện.
- Mỗi lĩnh vực sản xuất kinh doanh để có thể hoạt động đòi hỏi phải có một hệ
thống cơ sở vật chất kĩ thuật tương ứng. Nói một cách khác, để có thể tiến hành khai
thác được các tài nguyên du lịch phải tạo ra được hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật
tương ứng. Hệ thống này vừa đảm bảo phù hợp với đặc trưng của dịch vụ du lịch,
đồng thời phải phù hợp với đặc thù của tài nguyên du lịch tại đó. Một quốc gia, một
doanh nghiệp muốn phát triển du lịch tốt phải có một hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật
tốt.
- Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được tạo ra lại là yếu tố quan trọng tác
động đến mức độ thoả mãn nhu cầu của du khách bởi năng lực và tính tiện ích của nó.
Có ba yếu tố cấu thành để tạo nên sản phẩm và dịch vụ du lịch thoả mãn nhu cầu của
du khách. Đó là: tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất – kỹ thuật du lịch, lao động trong
du lịch. Như vậy, cơ sở vật chất kỹ thuật là yếu tố quan trọng không thể thiếu.
- Con người bằng sức lao động của mình sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật để khai
thác các giá trị của tài nguyên du lịch tạo ra dịch vụ, hàng hoá cung ứng cho du khách.
Ngoài yếu tố tài nguyên thì tính đa dạng, phong phú, hiện đại, hấp dẫn của cơ sở vật
chất - kỹ thuật cũng tạo nên tính đa dạng, phong phú và hấp dẫn của dịch vụ du lịch.
Cho nên, có thể nói rằng trình độ phát triển của cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch là điều
kiện, đồng thời cũng là sự thể hiện trình độ phát triển du lịch của một đất nước.
* Đặc điểm của cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
a. CSVCKTDL có mối quan hệ mật thiết với tài nguyên du lịch
+ Mối quan hệ thống nhất: được thể hiện ở chỗ nơi nào muốn khai thác tài nguyên
du lịch phục vụ du lịch thì không thể thiếu cơ sở vật chất kỹ thuật. Ngược lại, chúng ta
không thể đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch ở những nơi không có tài nguyên du
lịch.
VD: Để thu hút du khách đến nghỉ dưỡng tại đảo Phú Quốc, không chỉ cần có cơ sở
vật chất kỹ thuật hiện đại như khách sạn, resort, nhà hàng, phòng tập gym, spa, hồ
bơi,... mà còn phải có những tài nguyên du lịch độc đáo như bãi biển, rạn san hô, vườn
thú Safari, hệ thống sông nước,... Từ đó, tạo nên một hệ sinh thái du lịch phát triển bền
vững với sự đồng bộ giữa các yếu tố tài nguyên và cơ sở vật chất kỹ thuật.
+ Tài nguyên du lịch có tính chất quyết định đến sự tồn tại của cơ sở vật chất kỹ
thuật du lịch. Khả năng tiếp nhận của tài nguyên du lịch (sức chứa, địa hình,...) quyết
định đến công suất qui mô, công suất sử dụng các công trình phục vụ du lịch. Vị trí
của tài nguyên du lịch là cơ sở để bố trí hợp lý cơ sở vật chất kỹ thuật của các vùng
lãnh thổ trên đất nước. Sự kết hợp hài hòa giữa cơ sở vật chất kỹ thuật và tài nguyên
du lịch giúp cho cơ sở phục vụ du lịch hoạt động hiệu quả, kéo dài thời gian sử dụng
của chúng trong năm.
VD: 1 khu du lịch biển có diện tích hạn chế và địa hình không thích hợp nên không
thể xây dựng quá nhiều cơ sở vật chất kỹ thuật như khách sạn hay nhà hàng. Tuy
nhiên, khu du lịch này có thể sử dụng các cơ sở vật chất di động như bàn ghế, nhà tắm,
nhà vệ sinh di động để phục vụ khách du lịch.
+ Ngược lại, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch cũng tác động tích cực đến tài nguyên
du lịch. Khi cơ sở vật chất kỹ thuật được đầu tư xây dựng phù hợp với tài nguyên du
lịch thì chắc chắn nó sẽ góp phần làm tăng thêm giá trị tài nguyên, làm đẹp hơn cho
thắng cảnh. Không những vậy, cơ sở vật chất kỹ thuật một khi được thiết kế, xây dựng
độc đáo, hấp dẫn du khách cũng trở thành tài nguyên du lịch.
VD: Việt Nam có nhiều khu du lịch có sự đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật hợp lý, khai
thác tốt tài nguyên du lịch để phục vụ du khách như: Vinpearl Nha Trang, khu du lịch
Mũi Né (Phan Thiết),… Khách du lịch đến đây không chỉ hấp dẫn vì tài nguyên du
lịch mà còn bởi yếu tố cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.
+ Mối quan hệ mâu thuẫn: thể hiện những tác động tiêu cực của cơ sở vật chất đến
tài nguyên du lịch. Vấn đề này có thể tồn tại do đầu tư xây dựng không phù hợp, các
vẫn đề nảy sinh từ dự án như: hình thành ý tưởng, giải phóng mặt bằng, đầu tư xây
dựng cũng như quá trình vận hành các công trình xây dựng. Những tác động tiêu cực
này kéo theo những hậu quả làm giảm sút giá trị tài nguyên, tốn chi phí cho việc khắc
phục. Đặc biệt trong điều kiện kinh doanh hiện nay mối quan hệ này được xem xét một
cách nghiêm túc vì nó có thể ảnh hưởng đến môi trường, phá hủy sự đa dạng sinh học
của các khu bảo tồn.
VD: đầu tư xây dựng các cơ sở nghỉ dưỡng quá mức tại một khu du lịch biển dẫn
đến sự cạnh tranh giữa các cơ sở nghỉ dưỡng và gây ra tình trạng thiếu hụt tài nguyên
cho các du khách
b. CSVCKTDL trong xây dựng và sử dụng có tính đồng bộ
Do nhu cầu của khách khi đi du lịch mang tính đồng bộ đòi hỏi khi xây dựng cơ sở
vật chất kỹ thuật cần đảm bảo thỏa mãn nhu cầu. Trong quá trình đi du lịch, khách du
lịch không chỉ có nhu cầu thiết yếu mà còn có những nhu cầu đặc trưng và nhu cầu bổ
sung. Chính vì vậy, trong xây dựng và sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật phải thỏa mãn
đồng thời các nhu cầu này.
VD: Khi xây dựng một khu resort, cần đảm bảo tính đồng bộ giữa các tiện ích như
hồ bơi, nhà hàng, phòng gym, phòng hội nghị, cũng như hệ thống an ninh, wifi và các
tiện nghi khác để đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của khách du lịch.
c. CSVCKTDL có vốn đầu tư khá lớn
Hầu hết các lĩnh vực kinh doanh trong du lịch như khách sạn, nhà hàng, giải trí cần
một lượng vốn đầu tư lớn vào cơ sở vật chất kỹ thuật như xây dựng nhà cửa, mua sắm
các trang thiết bị, dụng vụ,...
Ví dụ: một phòng khách sạn 3 sao có chi phí đầu tư khoảng 60.000 đến 90.000
USD; khách sạn 4 sao khoảng từ 90.000 đến 120.000 USD; khách sạn 5 sao khoảng từ
120.000 đến 150.000 USD
d. CSVCKTDL có thời gian hao mòn tương đối lâu
Thành phần chính của cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch là các công trình kiên cố như
tòa nhà khách sạn, nhà hàng, các công trình kiến trúc khác. Các công trình này thường
có thời gian sử dụng dài, có thể 10 năm đến 50 năm hoặc có thậm chí lâu hơn.
Trong kinh doanh du lịch cần lưu ý đến việc tính toán giá trị khấu hao của chúng
trong từng dịch vụ cụ thể và theo thời gian. Bên canh đó, khi đầu tư thiết kế, xây dựng
cần tính đến việc sử dụng trong thời gian dài. Tránh đến việc đầu tư nâng cấp, cải tạo
thường xuyên vì những công việc này cũng tốn chi phí lớn, ảnh hưởng đến tính đồng
bộ và mất ổn định trong kinh doanh.
VD: Các công trình kiến như Cố đô Huế, Lăng Tự Đức, chùa Thiên Mụ và những
công trình kiến trúc đặc trưng khác đã tồn tại hàng trăm năm vẫn được du khách đến
tham quan, tìm hiểu lịch sử và văn hóa của Việt Nam.
e. CSVCKTDL được sử dụng không cân đối
Tính không cân đối phụ thuộc vào những đối tượng khách khác nhau với những
mục đích khác nhau. Khách sạn phục vụ khách du lịch công vụ, dịch vụ lưu trú và
thông tin được sử dụng nhiều còn dịch vụ nhà hàng sử dụng ít hơn do khách có thể đi
ăn ngoài khách sạn theo chương trình chiêu đãi hoặc thuận tiện trong công việc.
f. CSVCKTDL sử dụng theo thời vụ
Hoạt động du lịch chịu ảnh hưởng rất lớn của tính thời vụ, trong đó cơ sở vật chất
kỹ thuật cũng được sử dụng theo số thời điểm nhất định mà không phải là toàn thời
gian.
VD: Với loại hình du lịch biển cơ sở vật chất thường được sử dụng vào các tháng hè
có nắng nhiều, nhiệt độ cao.
10. Ứng dụng công nghệ thông tin trong du lịch. Cho ví dụ.
* Khái niệm công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin (IT – Information Technology) là một thuật ngữ bao gồm phần
mềm, mạng lưới internet, hệ thống máy tính sử dụng cho việc phân phối và xử lý dữ
liệu, trao đổi, lưu trữ và sử dụng thông tin. Một cách dễ hiểu hơn, công nghệ thông tin
là việc sử dụng công nghệ hiện đại vào việc tạo ra, xử lý, truyền dẫn thông tin, lưu trữ,
khai thác thông tin.
* Vai trò của công nghệ thông tin trong kinh doanh du lịch
- Việc ứng dụng công nghệ vào ngành du lịch là yêu cầu tất yếu trong quá trình hội
nhập, phát triển, không chỉ gia tăng các tiện ích cho du khách và nhà quản lý mà còn
nâng cao năng lực cạnh tranh với các nước.
- Cụ thể, công nghệ ảnh hưởng đến việc quản lý và tiếp thị chiến lược của các tổ
chức hiện đại, như là một sự thay đổi mô hình, có thể chuyển đổi thực tiễn kinh doanh
“tốt nhất” trên toàn cầu. Công nghệ biến đổi vị trí chiến lược của các tổ chức bằng
cách thay đổi hiệu quả, sự khác biệt, chi phí hoạt động và thời gian phản ứng. Với
những thách thức của sự phát triển không ngừng của xã hội, khi các phương tiện quảng
cáo truyền thống như sách báo, tạp chí, tivi… không còn giữ được vai trò chủ đạo như
trước nữa thì nhu cầu về một phương tiện quảng cáo mới là tất yếu. Thay vào đó, trong
những năm gần đây, sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin và đặc biệt là
Internet và những công cụ của nó đã giải quyết được những vấn đề bức xúc của các
phương tiện quảng cáo truyền thống là thời gian ngắn và không gian rộng, hiệu quả
cao và chi phí thấp, từ đó mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt là các doanh
nghiệp du lịch vừa và nhỏ có cơ hội khai thác một hình thức quảng cáo tiếp thị mới đầy hiệu
quả với chi phí thấp.
- Đặc biệt, công nghệ đã kích thích những thay đổi cơ bản trong hoạt động và phân
phối của ngành du lịch. Ví dụ rõ ràng nhất là ứng dụng công nghệ trong quá trình đặt
chỗ cho phép cả người tiêu dùng và ngành công nghiệp tiết kiệm thời gian đáng kể
trong việc xác định, hợp nhất, đặt và mua các sản phẩm du lịch.
- Khi việc ứng dụng công nghệ thông tin được triển khai mạnh mẽ, khách du lịch có
thể duyệt qua Internet và xác định một loạt các đề nghị phong phú để đưa ra lựa chọn
đi du lịch phù hợp với yêu cầu cá nhân của họ. Do đó, trọng tâm chuyển hướng sang
các chuyến du lịch riêng lẻ và các gói năng động. Điều này sẽ cải thiện dịch vụ và
cung cấp trải nghiệm du lịch liền mạch, trong khi nó sẽ cho phép các tổ chức du lịch
nâng cao năng lực cạnh tranh trong môi trường phát triển hiện đại.
* Ứng dụng CNTT trong du lịch
- Hiện nay, 100% doanh nghiệp trong ngành du lịch Việt Nam sử dụng máy tính và
đường truyền internet, ứng dụng những phần mềm chuyên dụng, như: quản trị văn
phòng, tài chính, mua bán tour, thông tin điểm đến..., mang lại nhiều lợi ích thiết thực
cho doanh nghiệp du lịch, nhất là sự liên thông mang tính toàn cầu trên internet hiện
nay đã giải quyết nhiều khó khăn tồn tại đối với doanh nghiệp trong hoạt động kinh
doanh và tìm kiếm thị trường.
- Liên tục trong nhiều năm trở lại đây, các công ty du lịch lữ hành, khách sạn, cơ sở
lưu trú trong cả nước đã tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động sản xuất
kinh doanh thông qua việc xây dựng và duy trì hoạt động của các website, tổ chức mua
bán tour, đặt phòng trực tuyến cho du khách trong và ngoài nước. Có thể thấy hoạt
động của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch qua trang web ở địa chỉ: cinet.gov.vn bằng
2 ngôn ngữ Anh, Việt; Tổng cục Du lịch với trang vietnamtourism.gov.vn được thiết
kế với 5 ngôn ngữ Việt, Anh, Pháp, Nhật, Trung đáp ứng nhu cầu của cộng đồng và là
kênh quảng bá quan trọng hình ảnh Việt Nam ra thế giới.
- Trang điện tử baodulich.net.vn của Báo Du lịch là cơ quan ngôn luận của Tổng
cục Du lịch - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cập nhật các thông tin về hoạt động của
ngành trên địa bàn toàn quốc, cũng như giới thiệu các điểm đến, văn hóa di sản, món
ăn độc đáo, quảng bá hình ảnh đất nước con người Việt Nam một cách chính xác, cụ
thể, thu hút sự quan tâm chú ý của đông đảo độc giả trong nước và quốc tế.
- Cùng với các hoạt động công nghệ thông tin tại các cơ quản quản lý và sự nghiệp
của ngành du lịch, hoạt động công nghệ thông tin của các doanh nghiệp cũng phát
triển khá mạnh, điển hình như các công ty Vietravel, Saigontourist, Bến Thành
Tourist, Fiditour, dulichviet… đã triệt để ứng dụng công nghệ và các hoạt động quảng
bá, sản xuất kinh doanh, góp phần đáng kể vào hiệu quả trong hoạt động của doanh
nghiệp và thành tích chung của toàn ngành, cũng như thay đổi diện mạo du lịch Việt
Nam. Có thể thấy rõ nét ở trang điện tử bán tour trực tuyến của Công ty TNHH Một
thành viên Du lịch & Tiếp thị GTVT Việt Nam (Vietravel) tại địa chỉ travel.com.vn ra
đời từ năm 2007, được khách hàng và các tổ chức du lịch thế giới đánh giá cao về sự
tiện dụng, tính hiệu quả, tiện ích đối với người tiêu dùng và dễ quản lý với doanh
nghiệp trong hoạt động kinh doanh theo mô hình này.

You might also like