Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 10

Dương Văn An 22180001 SINH HỌC – CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Nguyễn Thùy Dương 22180041 CON NGƯỜI VÀ MÔI TRƯỜNG


Nguyễn Thu Hằng 22180058
HK1 2023 - 2024
Đậu Trung Hiếu 22180064

TÊN ĐỀ TÀI

NƯỚC NỞ HOA ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG


CON NGƯỜI VÀ MÔI TRƯỜNG
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 3

ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................... 3

1. KHÁI NIỆM ....................................................................................................... 4


1.1. Tảo ................................................................................................................ 4
1.1.1. Khái quát chung............................................................................................. 4
1.1.2. Phân loại ........................................................................................................ 4
1.1.3. Vai trò ............................................................................................................ 4
1.1.4. Sinh sản ......................................................................................................... 4
1.2. Hiện tượng “Nước nở hoa” ............................................................................ 4
2. CÁC YẾU TỐ VÀ NGUYÊN NHÂN GÂY RA NƯỚC NỞ HOA ..................... 5
2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự nở hoa của tảo.................................................. 5
2.1.1. Thời gian ....................................................................................................... 5
2.1.2. Dinh dưỡng.................................................................................................... 5
2.1.3. Nhiệt độ ......................................................................................................... 5
2.1.4. Ánh sáng ....................................................................................................... 6
2.2. Các nguyên nhân gây ra hiện tượng nước nở hoa có hại................................. 6
3. HẬU QUẢ CỦA NƯỚC NỞ HOA ..................................................................... 7
3.1. Hậu quả và thực trạng gây ra cho môi trường ................................................ 7
3.2. Hậu quả và thực trạng gây ra cho con người .................................................. 7
3.2.1. Hậu quả và thực trạng đối với sức khỏe ......................................................... 7
3.2.2. Hậu quả và thực trạng đối với nền kinh tế ...................................................... 8
4. BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC VÀ PHÒNG NGỪA HIỆN TƯỢNG ....................... 8
4.1. Về bản thân sinh viên và gia đình .................................................................. 8
4.2. Đối với hộ gia đình nuôi trồng và chăn nuôi ................................................. 8

KẾT LUẬN ................................................................................................................... 8

TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................. 9

2
MỞ ĐẦU

Từ lâu mối quan hệ giữa con người và môi trường là một khía cạnh rất quan trọng và
đáng quan tâm. Con người không thể tồn tại hoặc phát triển mà không tác động đến môi
trường xung quanh, đồng thời môi trường cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc sống của
con người. Các hiện tượng suy thoái, ô nhiễm của tự nhiên là trong những minh chứng
cho những tác động xấu của con người đến môi trường, cũng từ đó đem lại những hậu quả
đáng lo ngại cho đời sống nhân loại. Tại Việt Nam, có một hiện tượng môi trường cũng đã
gây nhức nhối đáng lo ngại trong nhiều năm trở về đây, hiện tượng “Nước nở hoa” -
Blooming Water.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong vòng 10 năm trở lại đây, hiện tượng “Nước nở hoa” xuất hiện ngày càng nhiều và
gây ảnh hưởng đến môi trường, kinh tế, sức khỏe và đời sống con người. Theo Báo Thanh
Niên 02/10/2016, UBND thành phố Hà Nội đã nhận định nguyên nhân ban đầu khiến cá
hồ Tây chết có thể do hiện tượng nước nở hoa. Trước đó theo Báo Nhân Dân ngày
24/09/2004, đã ghi nhận trường hợp nước nở hoa gây ô nhiễm hồ Hà Nội. Trong những
năm sau đó, hiện tượng tiếp tục được ghi nhận ở nhiều thủy vực và vùng biển Việt Nam
với những hình ảnh khó tin về nước nở hoa. Năm 2018, chương trình truyền hình Chuyển
động 24h Đài truyền hình VTV cũng đã đưa ra cảnh cáo về mối nguy hại cho sức khỏe
mùa hè do nước nở hoa gây nên. Vậy thì hiện tượng Nước nở hoa là gì mà đã khiến các
nhà chức trách phải lên tiếng cảnh cáo về mối đe dọa và hậu quả nó mang lại?

3
1. KHÁI NIỆM
1.1. Tảo
1.1.1. Khái quát chung

Tảo là thực vật bậc thấp bao gồm nhóm lớn nguyên sinh vật rất đa dạng về cả hình thái và
cấu tạo. Hầu hết tảo sống trong nước, vách tế bào chứa cellulose và pectin. Trong tế bào
tảo chứa diệp lục có vai trò rất quan trọng trong quá trình quang tự dưỡng của tảo. Tuy tảo
là những sinh vật có cấu trúc đơn giản chưa có rễ, thân, lá và mô dẫn truyền, nhưng lại thể
hiện một cấu trúc hoàn hảo ở cấp độ tế bào.

1.1.2. Phân loại

Hiện nay việc phân loại tảo thành các nhóm ngành và ngành vẫn còn khá nhiều ý kiến và
khó được định nghĩa vì sự đa dạng của tảo. Một số ngành tảo lớn phổ biến thường bắt gặp
tại Việt Nam: Tảo lam Cyanophyta, Tảo đỏ Rhodophyta, Tảo nâu Phaeophyta, Tảo giáp
Dinophyta, Tảo lục Chlorophyta Tảo mắt Eulenophyta.

1.1.3. Vai trò

Tảo có vai trò cực kỳ quan trọng về sinh thái học, hơn một nửa lượng sinh khối quang
hợp trên thế giới là do tảo sống ở mặt nước biển. Tảo còn là nguồn cung cấp thức ăn
chính yếu cho các loại động vật phù du, gián tiếp cho các sinh vật biển khác và nguồn
thực phẩm cho con người. Bên cạnh đó, hiện nay tảo còn được ứng dụng nhiều trong Y,
Dược, mỹ phẩm, là sinh vật thí nghiệm lý tưởng,...

1.1.4. Sinh sản

Do có đa dạng hình thức sinh sản(thực dưỡng, vô tính và hữu tính) và tốc độ sinh sản
nhanh chóng đặc biệt trong điều kiện thuận lợi đã giúp tảo gia tăng một số lượng lớn cá
thể trong môi trường nước.

1.2. Hiện tượng “Nước nở hoa”

Đây là hiện tượng tăng lên quá độ về số lượng tế bào vi tảo trong nước, phổ biến là tảo
giáp và tảo lam, có mật độ lên đến hàng triệu tế bào/lít, trong trường hợp nước nở hoa có
4
thể lên đến hơn 10000 tế bào vi tảo/ml theo tiêu chuẩn của FAO (Food and Agriculture
Organization of the United Nations) - Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp
Quốc. Từ đó làm biến đổi màu của nước biển sang xanh lục đậm, đỏ cho đến vàng, xám
hoặc tím. Hiện tượng này thông thường kéo dài khoảng 5 - 10 ngày tùy vào giống loài tảo
và điều kiện môi trường dinh dưỡng.

2. CÁC YẾU TỐ VÀ NGUYÊN NHÂN GÂY RA NƯỚC NỞ HOA


2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự nở hoa của tảo
2.1.1. Thời gian

Nước nở hoa ở thường xảy ra nhất vào cuối mùa hè và đầu mùa thu . Tuy nhiên, chúng có
thể xảy ra bất cứ lúc nào trong năm. Hoa thường kéo dài từ vài ngày đến vài tuần , nhưng
đôi khi có thể kéo dài đến vài tháng nếu điều kiện môi trường thuận lợi.

2.1.2. Dinh dưỡng

Phốt pho và nitơ là 2 nguyên tố rất cần thiết cho việc tăng sinh tảo và kích thích sự phát
triển của tảo tùy thuộc vào hàm lượng tương đối của các chất này (ví dụ: amoniac, urea,
ion nitrat) tăng nguy cơ hình thành nước nở hoa. Hàm lượng chất dinh dưỡng cao trong
một vùng nước được gọi là hiện tượng phú dưỡng, có thể trở nên trầm trọng hơn do ảnh
hưởng của con người.

Thành phần giống loài tảo phát triển phụ thuộc vào tỷ lệ N:P (tỷ lệ N:P = 7:1 là tỷ lệ cần
thiết cho tảo phát triển). Khi tỷ lệ N:P cao, tức nguồn P trong ao thấp thì tảo lục, tảo khuê
chiếm ưu thế, còn nếu N:P thấp, tức nguồn P càng cao thì tảo lam, tảo giáp tảo mắt sẽ phát
triển gây nên hiện tượng nước nở hoa có hại.

2.1.3. Nhiệt độ

Tảo thường phát triển vào những tháng ấm hơn trong năm khi nhiệt độ nước cao. Vi
khuẩn lam thích nước ấm hơn và có lợi thế cạnh tranh so với các loại tảo khác ở nhiệt độ
trên 25°C.

5
2.1.4. Ánh sáng

Cần có đủ ánh sáng để tảo phát triển và hình thành mật độ đủ cao để nở hoa. Nhiều vi
khuẩn lam cũng có thể điều chỉnh độ nổi của chúng, giúp chúng di chuyển đến những vị
trí thuận lợi hơn, cao hơn trong cột nước. Khả năng thích ứng với điều kiện ánh sáng thay
đổi mang lại cho vi khuẩn lam một lợi thế cạnh tranh so với các loài tảo khác.

2.2. Các nguyên nhân gây ra hiện tượng nước nở hoa có hại

Vẫn chưa rõ nguyên nhân gây ra nước nở hoa có hại cụ thể, vì sự xuất hiện của chúng ở
một số địa điểm là tự nhiên, trong khi ở những nơi khác chúng là kết quả của các hoạt
động của con người. Một số các hoạt động:

● Phát triển bờ biển: do các hoạt động du lịch, phát triển đô thị và cảng biển làm ảnh
hưởng lớn đến môi trường và hệ sinh thái bờ biển.

● Dòng chảy nông nghiệp, hoạt động canh tác của con người: do sự sử dụng thuốc
kích tăng trưởng và bổ sung phân bón cho đất, dẫn đến phân bón dư thừa bị rửa trôi và
chảy ra sông suối ao hồ và biển.

● Nước thải và nước thải công nghiệp: do các nhà máy xả thải, trong đó có nhiều
chất hữu cơ, muối, dẫn đến hiện tượng phú dưỡng cho nguồn nước.

● Dòng chảy đô thị: nước thải sinh hoạt do hoạt động của người, thậm chí là cả
nguồn thức ăn dư thừa mà con người thải ra nước cũng góp phần gây nên hiện tượng này.

Những hoạt động của con người làm thay đổi mạnh mẽ đến hệ sinh thái, đặc biệt là nhân
tố sinh thái dinh dưỡng. Nguyên nhân này có thể dựa trên cơ sở của quy luật tác động giới
hạn, sự tăng hay giảm sự phát triển và nở hoa của tảo phụ thuộc vào sự tăng hay giảm của
các chất dinh dưỡng, cụ thể là Nitơ (N) và Phốt pho (P), và trong điều kiện nằm ngoài
giới hạn chịu đựng của tảo sẽ làm giảm khả năng sống của tảo, ngược lại lượng N và P
nằm trong khoảng thuận lợi của tảo sẽ làm cho tảo phát triển mạnh mẽ.

Biến đổi khí hậu cũng là một trong những nguyên nhân gây nên nước nở hoa. Do biến đổi
khí hậu sẽ dẫn đến việc nhiệt độ nước cao hơn kết hợp với lượng chất dinh dưỡng có thể
6
tạo điều kiện thuận lợi cho nước nở hoa. Do đó, hiện tượng này có thể xảy ra thường
xuyên hơn và có thể dữ dội hơn.

3. HẬU QUẢ CỦA NƯỚC NỞ HOA


3.1. Hậu quả và thực trạng gây ra cho môi trường:

Do tảo có vòng đời rất ngắn, nên khi tảo sinh sản nhiều hoặc khi chết thì xác tảo sẽ nổi
đầy trên mặt nước, ngăn cản ánh sáng mặt trời chiếu xuống các vùng nước sâu làm cho
thực vật dưới nước khó mà quang hợp, môi trường nước vốn đã ít oxi nay lại càng ít hơn,
nên khó có thể quang hợp được sẽ dẫn đến việc thiếu trầm trọng oxi trong nước. Kéo theo
việc chết hàng loạt các loài sinh vật sống trong môi trường nước.

Khi tảo chết quá trình phân hủy sẽ được diễn ra, quá trình này tiết ra chất độc trong nước,
khiến cho các sinh vật dưới nước bị nhiễm độc và chết, gây ra mùi hôi, làm biến đổi màu
nước. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường nước ở các khu vực đó.

Thực trang: nước nở hoa ở Bình Thuận làm cho ven bờ biển sẽ xuất các bọt biển màu đỏ
vàng, khiến cho sinh vật biển chết hàng loạt, phân hủy, bốc mùi hôi thối cho khu vực đó.

3.2. Hậu quả và thực trạng gây ra cho con người:


3.2.1. Hậu quả và thực trạng đối với sức khỏe:

Một số loài tảo biển tiết ra các chất độc tích tụ trong cơ thể các loài sinh vật ăn phải,
những sinh vật đó sẽ trở thành nguồn tiềm tàng chứa các chất nhiễm độc, khi chúng ta ăn
phải những sinh vật đã nhiễm độc tố, gây ảnh hưởng đến sức khỏe nặng nề.

Đặc biệt đối với những người mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp: bệnh phổi, hen
suyễn. Khi ăn phải những sinh vật đã nhiễm độc tố này có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
Đặc biệt là thành phần có trong nước nở hoa, khi chúng kết hợp với nhau sẽ tạo thành hợp
chất cao phân tử và khi ăn phải những hợp chất này vào cơ thể, gây ra các triệu chứng: tê
liệt dây thần kinh.

7
Ngoài ra khi chúng ta tiếp xúc trực tiếp với nguồn nước nở hoa thông việc tắm phải sẽ có
thể mắc các triệu chứng: ngứa, gây kích ứng da và mắt.

Thực trạng: ở Bình Thuận năm 2002, hiện tượng nước nở hoa đã khiến cho đến 82 người
dân nơi đây phải nhập viện với nhiều triệu chứng như ngứa, phồng rộp khi tiếp xúc với
vùng nước có nước nở hoa.

3.2.2. Hậu quả và thực trạng đối với nền kinh tế

Gây thiệt hại đối với ngành du lịch, làm giảm đi lượng khách du lịch, đã ảnh hưởng kế
sinh nhai của người dân, nền kinh tế du lịch nước nhà ở những nơi có nước nở hoa.

Đặc biệt phải chịu hậu quả nặng nề nhất chính là những người dân đang sinh sống bằng
nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản. Kinh tế biển bị suy thoái, rất khó phục hồi trong
thời gian ngắn. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế trong thời gian dài.

Thực trạng: tại thị xã Ninh Hòa, những hàu, cá chim vây vàng của người dân nuôi trong
đầm chết hàng loạt do nước nở hoa gây ra.

4. BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC VÀ PHÒNG NGỪA HIỆN TƯỢNG:


4.1. Về bản thân sinh viên và gia đình chung
• Thay đổi chế độ ăn: Nên ăn thức ăn đúng mùa, mùa nào thức đó, không sử dụng
những thức ăn trái mùa để bảo vệ sức khỏe và bảo vệ môi trường. Bởi vì từng loài
sinh vật sẽ có thời gian sinh trưởng khác nhau. Nếu người chăn nuôi muốn nuôi
trồng những loài sinh vật đó vào những điều kiện không phù hợp thì phải cung cấp
các loại thuốc bảo vệ thực vật và các thực phẩm bổ sung, khi những chất dư thừa
này thải ra ngoài môi trường sẽ gây ô nhiễm tạo điều kiện cho hiện tượng tảo nở
hoa.
• Xử lý rác đúng cách: Phân loại rác thải đúng cách theo loại (rác hữu cơ, rác nhựa,
kim loại), sau đó chọn lựa phương pháp xử lý thích hợp như tái chế, composting,
hoặc đưa vào nơi chứa rác hợp lý.

8
• Tránh vứt rác trực tiếp vào nước: Không vứt rác thải trực tiếp vào hồ, ao, sông
hoặc bất kỳ nguồn nước nào khác. Điều này giúp tránh việc chất cặn từ rác thải
đọng lại và tăng lượng chất dinh dưỡng trong nước.
• Thực hiện dọn dẹp: Tổ chức dọn dẹp môi trường xung quanh, đặc biệt là các bờ
sông, hồ, và khu vực gần nhà. Loại bỏ rác thải trước khi chúng vào hệ thống nước.
4.2. Đối với hộ gia đình nuôi trồng và chăn nuôi:
• Tạo Cây Cỏ Dưới Nước: Chủ động trong việc trồng cây cỏ dưới nước trong hồ
cá, giúp hấp thụ chất dinh dưỡng và cung cấp bóng mát, từ đó làm giảm ánh sáng
và ổn định môi trường.

Áp dụng quy luật giới hạn trong nuôi trồng chăn nuôi để phòng ngừa và khắc phục hiện
tượng nước nở hoa như sau:

• Giới Hạn Lượng Thức Ăn: Thúc đẩy việc sử dụng thức ăn có chất dinh dưỡng
chính xác và giảm lượng thức ăn cho cá và động vật nuôi để ngăn chặn sự dư thừa
của chất dinh dưỡng trong hồ cá.
• Giới hạn dùng phân bón và hóa chất: Hạn chế việc sử dụng phân bón và hóa
chất trong trồng trọt chăn nuôi và vệ sinh hồ nước giúp giảm lượng chất “dinh
dưỡng” gây nên hiện tượng nước nở hoa.

KẾT LUẬN

Hiện tượng “Nước nở hoa” gây ra những tiêu cực đến môi trường và đời sống sức khỏe
con người. Mà nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ con người với các hành vi gây ô nhiễm
cho môi trường. Bằng cách áp dụng quy luật giới hạn, có thể góp phần việc duy trì một
môi trường nước lành mạnh và ngăn chặn hiện tượng nước nở hoa trong khu vực.

9
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. https://thanhnien.vn/ca-ho-tay-chet-co-the-do-hien-tuong-tao-no-hoa-
185597396.htm
2. https://nhandan.vn/tao-no-hoa-gay-o-nhiem-ho-ha-noi-post472319.html
3. https://tienphong.vn/nhung-hinh-anh-kho-tin-ve-tao-no-hoa-post868385.tpo
4. https://vtv.vn/suc-khoe/moi-nguy-hai-cho-suc-khoe-mua-he-do-tao-no-hoa-
20180716223033336.htm
5. https://www.botanyvn.com/cnt.asp?param=edir&v=Charophyceae&list=classis
6. https://tailieu.vn/docview/tailieu/2011/20110718/poseidon02/sinh_hoc_dai_cuong_
1_0076_9473.pdf?rand=736205
7. https://luanvan.co/luan-van/tim-hieu-ve-cac-loai-tao-3025/
8. "https://microbiologynote.com/vi/t%E1%BA%A3o-sinh-s%E1%BA%A3n/
9. https://tailieu.vn/docview/tailieu/2011/20110718/poseidon02/sinh_hoc_dai_cuong_
1_0076_9473.pdf?rand=736205"
10. "https://quantracmoitruongvungtau.com/index.php/kien-thuc-moi-truong/giai-
thich-hien-tuong-tao-no-hoa-cua-nuoc-38.html
11. https://aumyaec.com/blogs/thong-tin-ky-thuat/hien-tuong-tao-no-hoa-nuoc-do-va-
tac-hai-tao-doc-trong-nuoi-tom"
12. https://nhandan.vn/tao-no-hoa-gay-o-nhiem-ho-ha-noi-post472319.html
13. https://dangcongsan.vn/xay-dung-xa-hoi-an-toan-truoc-thien-tai/thuy-trieu-do-tac-
hai-va-bien-phap-phong-ngua-613699.html
14. https://vtv.vn/chuyen-dong-24h/ba-ria-vung-tau-nuoc-doi-mau-la-do-tao-no-hoa-
20170407190352837.htm
15. https://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/vi-sao-tao-no-hoa-xuat-hien-lien-tuc-tren-
vung-bien-o-hue-20170331141652119.htm
16. https://www.sjrwmd.com/education/algae/#why-do-algal-blooms-occur
17. https://www2.gov.bc.ca/gov/content/environment/air-land-water/water/water-
quality/algae-watch/what-are-algae/causes-of-an-algae-bloom

10

You might also like