Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Chương 6: Cung, cầu và chính sách của chính phủ

- Chương này cung cấp những kiến thức nền tảng về khía cạnh chính sách.

- Chính sách kiểm soát giá thường được áp dụng khi các nhà hoạch định chính sách tin
rằng giá thị trường của một hàng hóa hay dịch vụ là không thỏa đáng cho người mua hay
người bán. Tuy nhiên, chính sách này cũng có thể sẽ tạo ra những bất công.

- Tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu về tác động của thuế. Thuế thường được dùng để tạo ra
nguồn thu cho mục đích công, hoặc tác động đến kết quả của thị trường.

I. Kiểm soát giá

1. Ảnh hưởng của giá trần đến kết quả thị trường
- Giá trần (Price ceiling): mức giá hợp pháp tối đa của một loại hàng hóa.
Vd: Đối với thị trường cho thuê căn hộ.
a. Khi giá trần không có hiệu lực
- Ở đây, khi thị trường xuất hiện kiểm soát giá, chính
phủ đặt giá trần là $1000.
- Nhưng vì mức giá trần cao hơn mức giá cân bằng Điểm
cân bằng
$200, giá trần là không có hiệu lực.
- Các lực thị trường đã giúp dịch chuyển nền kinh tế
tiến đến cân bằng 1 cách tự nhiên, và vì thế giá trần
không ảnh hưởng đến giá hoặc số lượng bán ra.

b. Khi giá trần có hiệu lực


- Ở đây, khi chính phủ đặt giá trần là $500, giá trần thấp
hơn giá cân bằng là $300. Vì thế, giá thị trường tương
đương với $500.
Điểm
- Ở mức giá này, lượng cầu là 400 và lượng cung là 250,
cân bằng
do đó có một lượng thiếu hụt là 150 căn hộ.
- Có nghĩa là, có 150 người muốn thuê căn hộ theo mức
giá hiện hành sẽ không thuê được.

c. Thiếu hụt và sự sàng lọc


Khi thiếu hụt, người bán phải thực hiện một số cơ chế sàng lọc như:
 Xếp hàng: Người mua có thời gian sẽ sẵn sàng đến sớm để xếp hàng, và do đó
mua được hàng hóa.
 Phân biệt đối xử theo thiên thiên lệch của người bán: Người bán có thể lựa
chọn chỉ bán cho bạn bè, người thân, hoặc thành viên cùng chủng tộc với họ.
 Tuy nhiên, các cơ chế này thường không hiệu quả và không công bằng. Vì xếp hàng
khiến thời gian của người mua bị lãng phí (không hiệu quả); và phân biệt đối xử khiến
hàng hóa không được phân phối cho người mua đánh giá cao nó (không công bằng).
- Suy ra, mặc dù giá trần có mục đích muốn giúp người mua, không phải ai cũng được
hưởng lợi từ nó. Một số người được mua kem với giá thấp, nhưng họ phải xếp hàng, còn
những người khác thì không thể mua được que kem nào.
- Ngược lại, khi giá không bị kiểm soát và thị trường hàng hóa đạt đến trạng thái cân
bằng, cơ chế phân phối trong 1 thị trường tự do như vậy sẽ đạt hiệu quả và khách
quan, vì bất cứ ai chấp nhận trả theo giá thị trường đều mua được hàng hóa ấy
(hàng hóa được phân phối đến người mua đánh giá cao).

2. Ảnh hưởng của giá sàn đến kết quả thị trường
- Giá sàn (Price flooring): mức giá hợp pháp tối thiểu của một loại hàng hóa.
Vd: Đối với thị trường lao động phổ thông.
a. Khi giá sàn không có hiệu lực
- Khi thị trường có sự kiểm soát giá, chính phủ đã đặt
mức giá sán là $5.
Điểm
- Tuy nhiên, trong trường hợp mức giá sàn thấp hơn giá cân bằng
cân bằng là $1, mặt bằng giá không bị ràng buộc, và vì
thế giá sàn không có hiệu lực.
- Các lực thị trường tự nhiên đã làm dịch chuyển nền kinh
tế đến cân bằng, khi đó có sự cạnh tranh công bằng giữa
các doanh nghiệp.

b. Khi giá sàn có hiệu lực


- Tuy nhiên, khi chính phủ áp đặt giá sàn $7,25 cao hơn giá
cân bằng, giá sàn lúc này trở thành một ràng buộc của thị
trường và giá thị trường trở thành $7,25; giá cân bằng ban đầu
trở nên bất hợp pháp.
Điểm
- Điều này có nghĩa là 1 người lao động sẽ được trả $7,25 cân bằng
trong một giờ lao động. Vì thế, lúc này lượng cầu sẽ là 550 và
lượng cung là 400, do đó có một lượng dư thừa là 150 lao
động.
- Có nghĩa là, sẽ có 150 người bị thất nghiệp.

c. Lương tối thiểu


- Có nhiều thị trường lao động cho nhiều loại lao động khác nhau. Tác động của mức
lương tối thiểu tùy thuộc vào kỹ năng và kinh nghiệm của người lao động.
- Lao động lành nghề không bị ảnh hưởng bởi lương tối thiểu vì mức lương cân bằng của
họ cao hơn lương tối thiểu  Nó ảnh hưởng đến thị trường lao động trẻ nhiều hơn.
- Giúp nhiều lao động được tăng lương nhưng cũng gây thất nghiệp nhiều.

*Kết luận:
 Khi giá trần ở dưới giá cân bằng  Thiếu hụt.
 Khi giá sàn ở trên giá cân bằng  Dư thừa.

3. Đánh giá việc kiểm soát giá


- Đối với các nhà kinh tế, giá là kết quả của hàng triệu quyết định của các doanh nghiệp
và nhà tiêu dùng được minh họa bằng đường cầu và đường cung.
- Nó có chức năng quan trọng trong việc cân đối cung và cầu, và vì thế điều phối hoạt
động kinh tế.
 Khi nhà hoạch định chính sách can thiệp vào giá, họ đang che khuất các tín hiệu bình
thường.
- Một trong 10 nguyên lý của kinh tế học chính là “Chính phủ đôi khi có thể cải thiện kết
quả thị trường”, việc các nhà hoạch định kiểm soát giá là do họ cho rằng kết quả của thị
trường là không công bằng, nhưng kiểm soát giá thường làm tổn thương những người mà
họ cố gắng giúp đỡ.
 Tuy nhiên, chính phủ vẫn có thể giúp đỡ mà không cần can thiệp vào giá, thay vào đó,
họ có thể đưa ra các chính sách trợ giá nhà ở, phụ cấp lương… Tuy nhiên, những chính
sách này thường yêu cầu thuế cao hơn.

II. Thuế

- Chính phủ thường đánh thuế để tăng ngân sách phục vụ cho việc công như quốc phòng,
trường học…
- Thuế có thể đánh theo % giá của hàng hoá hoặc 1 số lượng cụ
thể trên mỗi đơn vị hàng bán.
 Để đơn giản hóa, chúng ta chỉ phân tích thuế trên đơn vị.

You might also like