Hướng-Dẫn-Ôn-Tập-Môn-Kinh-Tế-Chính-Trị-Mác 3

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊ NIN

PHẦN I:
1. Lượng giá trị của hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa.
- Lượng giá trị của hàng hóa
- Giá trị của hàng hóa là lao động trừu tượng kết tinh trong hàng hóa
- Lượng giá trị của hàng hóa được đo bằng lượng lao động hao phí để sản xuất hàng hóa đó.
- Lượng lao động hao phí ấy được tính bằng thời gian lao động xã hội cần thiết.
- Thời gian lao động xã hội cần thiết: Là thời gian đòi hỏi để sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó trong những
điều kiện bình thường của xã hội, với một trình độ thành thạo trung bình và cường độ lao động trung bình.
- Lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa là lượng thời gian hao phí lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra đơn vị
hàng hóa đó.
- Cấu thành lượng giá trị hàng hóa:
Giá trị hàng hóa: G=C+V+m
= hao phí lao động quá khứ(máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu...(c) + hao phí lao động mới kết tinh(giá trị sức lao
động(v) và giá trị thặng dư(m))
- Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa: Lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa là
lượng thời gian hao phí lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó, nên những nhân tố nào ảnh hưởng đến
lượng thời gian hao phí lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến lượng giá trị của
hàng hóa. Bao gồm:
- Năng suất lao động:
+ Khái niệm năng suất lao động: là năng lực sản xuất của người lao động
+ Được tính bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc số lượng thời gian hao phí để
sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
+Khi NSLĐ tăng lên sẽ làm giảm lượng thời gian lao động hao phí cần thiết trong một đơn vị hàng hóa, do đó
cũng làm giảm lượng giá trị trong đơn vị hàng hóa đó.  quan hệ tương quan giữa NSLD với lượng giá trị của một
đơn vị hàng hóa là tương quan tỉ lệ nghịch
+ Ví dụ: Bình thường: 8h/3000cl → 8sp → 1sp/1h/3000calo; NSLĐ tăng lên gấp 2: 8h/3000cl → 16sp →
2sp/1h/3000calo
+ NSLD là yếu tố có tiềm lực vô hạn
+ NSLĐ chịu ảnh hưởng của các yếu tố: Trình độ khéo léo (thành thạo) trung bình của người lao động; mức độ
phát triển KH - KT; trình độ tổ chức quản lý; quy mô và hiệu quả củ việc sử dụng tư liệu sản xuất và các điều kiện tự
nhiên.
- Cường độ lao động:
+ Khái niệm cường độ lao động: là mức độ khẩn trương, tích cực của hoạt động lao động trong sản xuất.
+ Tăng CĐLĐ là tăng mức độ khẩn trương, tích cực của hoạt động lao động. Khi CĐLĐ tăng lên tổng lượng
sản phẩm được tạo ra tăng lên, tổng lượng giá trị tăng còn lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm thì không đổi. 
lượng giá trị hàng hóa tỉ lệ thuận với CĐLĐ
+ Ví dụ: Bình thường: 8h/3000calo → 8sp → 1sp/1h/3000calo; CĐLĐ tăng lên gấp 2: 8h/6000calo → 16sp →
2sp/1h/6000calo
+Tăng CĐLĐ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tạo ra số lượng GTSD nhiều hơn do đó đáp ứng tốt hơn như
cầu HH trong XH
+ CĐLĐ là yếu tố có giới hạn vì chịu ảnh hưởng của các yếu tố: sức khỏe, thể chất, tâm lý, tinh thần… của
người lao động. Nếu giải quyết tốt các vấn đề này thì người lao động sẽ thao tác nhanh hơn, thuần thục hơn, tập tủng
hơn do đó tạo ra nhiều hàng hóa hơn.
- Tính chất phức tạp hay giản đơn của lao động:
+ Lao động giản đơn: là lao động không đòi hỏi phải trải qua quá trình đào tạo chuyên sâu về chuyên môn, kĩ
năng... cũng có thể thực hiện được.
+ Lao động phức tạp: là lao động đòi hỏi phải trải qua quá trình đào tạo về kĩ năng, nghiệp vụ theo yêu cầu của
những nghề nghiệp, chuyên môn nhất định
+ Trong cùng một đơn vị thời gian lao động như nhau: lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn lao động giản
đơn.
+ C.Mác viết: “ lao động phức tạp...chỉ là lao động giản đơn được nâng lên lũy thừa”
+ Đây là cơ sở lý luận quan trọng để cả nhà quản trị và người lao động xác định mức thù lao phù hợp với tính
chất hoạt động lao động trong quá trình tham gia vào các hoạt động kinh tế - xã hội.
4. Sức lao động là gì? Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động. Tại sao nói hàng hóa sức lao động là hàng hóa
đặc biệt?
4.1. Sức lao động
- Khái niệm sức lao động: Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần
tồn tại trong cơ thể, trong một con người đang sống và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị
sử dụng nào đó
- Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa:
+ Người lao động được tự do về thân thể, làm chủ sức lao động, có quyền bán sức lao động như một thứ hàng
hóa
+ Người lao động không có đủ các tư liệu sản xuất cần thiết để tự kết hợp với sức lao động của mình tạo ra hàng
hóa
4.2. Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động
- Giá trị
+ Giá trị của hàng hóa sức lao động do thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao
động quyết định.
+ Sức lao động chỉ tồn tại trong năng lực con người sống và nó bị hao phí khi tiêu dùng do đó người lao động
phải tiêu dùng tư liệu sinh hoạt để sản xuất và tái sản xuất sức lao động
 Vì vậy thời gian lao động xã hội cần thiết để tái sản xuất sức lao động sẽ được quy thành thời gian lao động
xã hội cần thiết để tái sản xuất ra những tư liệu sản xuất ấy
 Giá trị của hàng hóa sức lao động được đo lường gián tiếp thông qua lượng giá trị của các tư liệu sinh hoạt để
tái sản xuất sức lao động
+ lượng giá trị hàng hóa sức lao động gồm: giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết (vật chất và tinh thần) nuôi sống bản
thân người lao động và gia đình, chi phí đào đạo
- Giá trị sử dụng
+ Cũng giống như các hàng hóa khác, hàng hóa sức lao động cũng có công dụng đó là thỏa mãn nhu cầu của
người mua
+ Khác với các hàng hóa khác, giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động chỉ được thể hiện ra trong quá trình
tiêu dùng sức lao động, tức là quá trình lao động để sản xuất ra một hàng hóa nào đó
+ Hàng hóa sức lao động là hàng hóa đặc biệt, nó mang yếu tố tinh thần và yếu tố lịch sử, phụ thuộc vào trình độ
văn minh và vị trí địa lí của từng quốc gia
+ quá trình sử dụng hàng hóa sức lao động khác hàng hóa thông thường: hàng hóa thông thường sau sử dụng thì
cả giá trị và giá trị sử dụng sẽ hao hụt theo thời gian trong khi hàng hóa sức lao động là quá trình sản xuất ra 1 loại
hàng hóa nào đó đồng thời trong quá trình sử dụng thì sức lao động không những được bảo tồn mà còn tạo ra 1 lượng
giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân nó, đó chính là GTTD
 giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động có tính chất đặc biệt: là nguồn gốc sinh ra GTTD tức là nó có thể
tạo ra 1 lượng giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân nó
 đó chính là chìa khóa giải quyết mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản
6. Thế nào là tích lũy tư bản? Các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích lũy tư bản.
6.1.Bản chất của tích lũy tư bản
- Khái niệm tích lũy tư bản: Tích lũy tư bản là tư bản hóa giá trị thặng dư.
+ trong nền KTTT TBCN, quá trình sản xuất liên tục được lặp đi lặp lại không ngừng được gọi là quá trình tái
sản xuất
+ 2 kiểu tái sản xuất
 Tái sản xuất giản đơn: qtrinhf sản xuất lặp lại quy mô cũ gắn với nền sản xuất nhỏ(lao động thủ
công)NSLD thấp
 Tái sản xuất mở rộng: quá trình sản xuất được lặp lại với quy mô lớn hơn trướcgắn với nền sản xuất
lớn(sản xuất công nghiệp)NSLD cao, cần tích lũy
nhận xét: nét điển hình của tích lũy tư bản không phảu là tái sản xuất giản đơn mà là tái sản xuất mở
rộng
Ví dụ:
 Năm 1: 80c+20v+20m (tiêu dùng 10m, tích lũy 12m(8c và 2v)
 Năm 2: 88c+22v+22m(tiêu dùng 10m, tích lũy 12m(8c và 2v)
 Bản chất của tích lũy tư bản là quá trình tái sản xuất mở rộng TBCN thông qua việc chuyển hóa một bộ
phận giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm để tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh thông qua mua thêm hàng hóa
sức lao động, mở rộng nhà xưởng, mua thêm nguyên vật liệu, trang bị thêm máy móc thiết bị từ đó làm tăng GTTD
và tăng cường, không ngừng mở rộng sự thống trị của TBCN
- Nguồn gốc duy nhất của tư bản tích lũy là giá trị thặng dư.
6.2. Những nhân tố góp phần làm tăng quy mô tích lũy
Với một lượng GTTD nhất định thì quy mô tích lũy tư bản phự thuộc vào tỉ lệ phân chia giữa tích lũy và tiêu
dùng. Nếu tỉ lệ tiêu dùng được xác định thì quy mô tích lũy tư bản phụ thuộc vào khối lượng giá trị thặng dư
- Thứ nhất, nâng cao tỷ suất giá trị thặng dư:
+ Tỷ suất giá trị thặng dư (m‘) tăng sẽ tạo tiền đề để tăng quy mô giá trị thặng dư . Từ đó mà tạo điều kiện để tăng
quy mô tích lũy tư bản.
+ Để nâng cao tỷ suất giá trị thặng dư, nhà tư bản sử dụng phương pháp: kéo dài ngày lao động, tăng cường độ
lao động, tăng ca, tăng năng suất lao động, giảm tiền lương
- Thứ hai, năng xuất lao động xã hội:
NSLĐ tăng lên thì giá trị tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt giảm dẫn đến giá trị sức lao động giảm
 nhà tư bản thu về nhiều GTTD hơn tăng quy mô tích lũy tư bản
- Thứ ba, sử dụng hiệu quả máy móc
+ để tiến hành sản xuất, nhà tư bản phải bỏ tiền ra mua máy móc, thiết bị, nhà xưởng,... bộ phận tư bản này tham
gia toàn bộ vào quá trình sản xuất nhưng giá trị chỉ chuyển dần vào sản theo từng chu kì sản xuất dưới dạng khấu
hao.
+ mặc dù giá trị đã chuyển 1 phần vào sản phẩm nhưng máy móc vẫn hoạt động với tư cách còn đầy đủ giá trị.
Vì vậy bộ phận giá trị mới được chuyển vào sản phẩm được thu hồi để đầu tư sản xuất hoặc cho vay nguồn tích lũy
tư bản để mở rộng sản xuất  tăng quy mô tích lũy tư bản
- Thứ tư, đại lượng tư bản ứng trước
+ Khối lượng tư bản đầu tư tăng làm cho khối lượng giá trị thặng dư tăng tạo tiền đề cho tăng quy mô tích lũy
(trong điều kiện trình độ bóc lột không thay đổi).
+ Đại lượng của tư bản ứng trước, nhất là bộ phận tư bản khả biến càng lớn quy mô bóc lột GTTD càng lớn, ứng
dụng tiến bộ KHKT càng thuận lợi càng tạo điều kiện tăng thêm quy mô của tích lũy tư bản.
quy mô tư bản ứng trước càng lớn thì tích lũy tư bản càng tăng
PHẦN II:
8. Nêu tên các đặc điểm cơ bản của độc quyền trong chủ nghĩa tư bản. Phân tích đặc điểm “Xuất khẩu
tư bản trở thành phổ biến”
8.1. Nêu tên các đặc điểm cơ bản của độc quyền trong CNTB
- Tổng kết thực tiễn vai trò của độc quyền trong nền KT các nước tư bản phát triển nhất giai đoạn cuối thế kỉ
XIX đầu XX, Lênin khái quát 5 đặc điểm TBCN như sau:
 Các tổ chức độc quyền có quy mô tích tụ và tập trùng tư bản lớn
 Sức mạnh của các tổ chức độc quyền là do tư bản tài chính và hệ thống tài phiệt chi phối
 Xuất khẩu tư bản trở thành phổ biến
 Cạnh tranh để phân chia thị trường thế giới là 1 tất yếu giữa các tập đoàn độc quyền
 Lôi kéo, thúc đẩy các chính phủ vào việc phân định khu vực lãnh thổ ảnh hưởng là cách thức bảo vệ
lợi ích độc quyền
8.2. Phân tích đặc điểm “Xuất khẩu tư bản trở nên phổ biến”
- Trong giai đoạn cạnh tranh tự do, nhà nước tư bản thiên về xuất khẩu hàng hóa nhằm thực hiện giá trị
và GTTD
- Trong giai đoạn CNTB cạnh tranh độc quyền, nhà nước tư bản thiên về xuất khẩu tư bản nhằm chiếm
đoạt GTTD và các nguồn lợi nhuận khác từ các nước nhập khẩu tư bản.
 xuất khẩu tư bản là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài hoặc đầu tư tư bản ra nước ngoài nhằm mục đích
chiếm đoạt GTTD và các nguồn lợi nhuận khác từ các nước nhập khẩu tư bản.
- Khái quát quá trình xuất khẩu tư bản:
+ Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX: sau một quá trình tích lũy tư bản, nhiều nước tư bản đã tích lũy
được khối lượng tư bản lớn dẫn đến tình trạng tư bản “thừa tương đối” do đó các nhà tư bản tiến hành xuất
khẩu tư bản vào các nước thiếu tư bản – nơi có giá ruộng rẻ, tiền lương thấp, nguyên liệu rẻ nên tỷ suất lợi
nhuận cao
 vì vậy xuất khẩu tư bản trở thành phổ biến
- Hình thức xuất khẩu tư bản:
+ Đầu tư trực tiếp: cách xuất khẩu tư bản bằng hình thức dùng tiền để xây dựng những xí nghiệp mới
hoặc mua lại các xí nghiệp đang hoạt động ở nước nhận đầu tư để trở thành một bộ phận/chi nhánh của “công
ty mẹ” ở đế quốc. Các xí nghiệp mới hình thành thường tồn tại dưới dạng hôn hợp song phương hoặc đa
phương hay toàn bộ vốn đầu tư nước ngoài
+ Đầu tư gián tiếp: hình thức xuất khẩu tư bản thông qua việc cho vay để lấy lãi hoặc viện trợ nhằm thu
lợi tức, mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, quỹ đầu tư chứng khoáng...và thông qua các định chế tài chính
trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư.
- Chủ thể xuất khẩu tư bản:
+ Xuất khẩu tư bản nhà nước: Là do nhà nước tư bản độc quyền dùng nguồn vốn từ ngân quỹ của
mình, tiền của các tổ chức độc quyền để đầu tư vào nước nhập khẩu tư bản hoặc dưới hình thức viện trợ có
hoàn lại hoặc không hoàn lại để thực hiện những mục tiêu về kinh tế nhằm hướng vào các ngành thuộc kết
cấu hạ tầng và tạo điều kiện cho tư bản tư nhân, chính trị nhằm duy trì và bảo vệ chế độ chính trị “thân cận”
và quân sự nhằm đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ
+ Xuất khẩu tư bản tư nhân: Là hình thức xuất khẩu do tư bản tư nhân thực hiện, có đặc điểm cơ bản là
thường được đầu tư vào ngành kinh tế có vòng quay vốn ngắn và thu được lợi nhuận độc quyền cao.
- Những biểu hiện mới của xuất khẩu tư bản:
+ Thứ nhất: gần đây, đại bộ phận dòng chảy đầu tư tập trung giữa các nước tư bản với nhau vì hàm
lượng KHKT cao, vốn lớn do đó thu lợi nhuận cao
+ Thứ hai: chủ thể xuất khẩu tư bản hiện nay thường là các công ty xuyên quốc gia. Bên cạnh đó,
xuất hiện nhiều chủ thể xuất khẩu tư bản từ các nước đang phát triển
+ Thứ ba: hình thức xuất khẩu tư bản rất đa dạng gồm: xuất khẩu tư bản-hàng hóa, xây dựng-kinh
doanh-chuyển giao KHCN, xuất khẩu hợp đồng, dịch vụ, chất xám...
+ Thứ tư: sự áp đặt mang tính thực dân trong xuất khẩu tư bản đã được gỡ bỏ dần, nguyên tắc cùng có
lợi trong đầu tư được đề cao.
 Việt Nam trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa: với hoạt động xuất khẩu tư bản, Việt Nam cần
tận dụng cơ hội để thích ứng với nền KTTG và trở thành 1 bộ phận kinh tế quan trọng của khu vực và thế
giới
9. Thế nào là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa? Tính tất yếu khách quan của việc phát
triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
9.1. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
- Kinh tế thị trường định hướng XHCN là nền kinh tế vận hành theo các quy luật của thị trường đồng
thời góp phần hướng tới xác lập một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; có sự điều
tiết của Nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
- KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam được xác định là 1 kiểu nền KTTT phù hợp với Việt Nam,
phản ánh trình độ phát triển và điều kiện lịch sử của Việt Nam, vừa mang đặc trưng chung của nền KTTT
vừa có đặc trưng riêng của Việt Nam
 Nền KT vận hành theo các qui luật của thị trường(nét chung)
 Mục tiêu của Kt phải đảm bảo dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn mình(nét
riêng)
 Bản chất của KTTT ở Việt Nam xác định cần phải có vai trò điều tiết của nhà nước
CHXHCNVN, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN(nét riêng)
9.2. Tính tất yếu khách quan của việc phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam
Phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN là đường lối chiến lược nhất quán, là mô hình kinh tế
tổng quát trong suốt thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam. Tính tất yếu đó xuất phát từ những lý do cơ bản
sau:
- Một là, phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN là phù hợp với tính quy luật phát triển khách
quan của Việt Nam trong bối cảnh thế giới hiện nay vì:
+ Ở Việt Nam, các điều kiện cho hình thành và phát triển KTTT đã và đang tồn tại khách quan như thị
trường cung cầu, thị trường lao động, vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên
+ Việt Nam lựa chọn con đường quá độ lên CNXH, bỏ qua chế độ TBCN. Nên sự lựa chọn mô hình
KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam là phù hợp với xu thế của thời đại và đặc điểm dân tộc của Việt Nam
trong tiến trình xây dựng CNXH
- Hai là, do tính ưu việt của kinh tế thị trường trong thúc đẩy phát triển Việt Nam theo định hướng
XHCN
+ KTTT định hướng XHCN là phương thức phân bố nguồn lực hiệu quả thông qua sự tác động của các
quy luật( cung cầu...)
+ KTTT định hướng XHCN định hướng, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, cải tiến kĩ thuật, CN,
nâng cao sức lao động
Vậy Việt Nam lựa chọn phát triển KTTT định hướng XHCN là cách làm, bước đi đúng với qui luật
khách quan, không hề mâu thuẫn với mục tiêu CNXH
+ Tuy nhiên trong phát triển KTTT ở Việt Nam cần chú ý tới những thất bại và khuyết tật của KTTT để
có sự can thiệp, điều tiết kịp thời của nhà nước pháp quyền XHCN.
- Ba là, mô hình KTTT định hướng XHCN phù hợp với nguyện vọng, mong muốn dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh của nhân dân Việt Nam
+ Sau ngày dành độc lập dân tộc, nguyện vọng của nhân dân Việt Nam là xây dựng đất nước theo mục
tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh là khát vọng của nhân dân Việt Nam.
 để hiện thực hóa mục tiêu đó, việc xây dựng KTTT định hướng XHCN trong đó hướng đến những
giá trị mới(dân chủ, văn mình) là tất yếu khách quan
+ Hiện nay Việt Nam đang trong thời kì quá độ lên CNXH: tồn tại quá trình phân công lao động xã hội,
tồn tại các quan hệ sản xuất với nhiều hình thức sở hữu khác nhau, cần thay đổi cách thức sản xuất tự cấp-tự
túc lạc hậu, nhỏ lẻ thành kinh tế mở
 khách quan tồn tại việc sản xuất và phân phối sản phẩm thông qua thị trường
KẾT LUẬN: KTTT định hướng XHCN sẽ còn tồn tại lâu dài ở nước ta là một tất yếu khách quan, do
đó việc phát triển KTTT định hướng XHCN ở nước ta là bước đi quan trọng nhằm xã hội hóa nền sản xuất và
là bước đi tất yếu chuyển nền sản xuất nhỏ sang nền sản xuất lớn

You might also like