Live 32 Phan Dang Bai Tap Alkane Vip1

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 13

KHÓA CHUYÊN ĐỀ LIVEVIP HÓA 11| TYHH

PHÂN DẠNG BÀI TẬP ALKANE (VIP1)


(Slidenote dành riêng cho LOVEVIP - Thầy Ngọc Anh TYHH)
TƯ DUY GIẢI TOÁN
Dạng 1: Bài toán nhiệt lượng

Câu 1: Khi đốt cháy 1 mol các chất sau đây giải phóng ra nhiệt lượng (gọi là nhiệt đốt cháy) như bảng sau:
Chất Nhiệt lượng (kJ.mol–1) Chất Nhiệt lượng (kJ.mol–1)
Methane 783 Propane 2 220
Ethane 1 570 Butane 2 875
a) Khi đốt 1 gam chất nào sẽ giải phóng ra lượng nhiệt lớn nhất?
b) Để đun sôi cùng một lượng nước từ cùng nhiệt độ ban đầu, với giả thiết các điều kiện khác là như
nhau, cần đốt cháy khối lượng chất nào là ít nhất?

Câu 2: Ở các nước Mỹ, Úc và một số quốc gia khác, khí hoá lỏng (LPG = Liquefied Petroloum Gas) được sử
dụng nhiều làm nhiên liệu là propane hoá lỏng. Em hãy tính xem một bình khí hoá lỏng chứa 12 kg
propane có thể cung cấp bao nhiêu lít khí propane ở 25 °C, 1 bar.

Câu 3: Tính nhiệt hình thành chuẩn của methane và propane. Biết nhiệt cháy chuẩn của methane và propane
lần lượt bằng –890 kJ/mol và –2 216 kJ/mol; nhiệt hình thành chuẩn của CO2(g) và H2O(l) lần lượt là –
393,5 kJ/mol và –285,8 kJ/mol.
Câu 4: Khí đốt hoá lỏng (Liquified Petroleum Gas, viết tắt là LPG) hay còn được gọi là gas, là hỗn hợp khí chủ
yếu gồm propane (C3H8) và butane (C4H10) đã được hoá lỏng. Một loại gas dân dụng chứa khí hoá lỏng
có tỉ lệ mol propane: butane là 40: 60. Đối cháy 1 lít khí gas này (ở 25 °C, 1 bar) thì tỏa ra một lượng
nhiệt bằng bao nhiêu? Biết khi đốt cháy 1 mol mỗi chất propane và butane tỏa ra lượng nhiệt tương ứng
2 220 kJ và 2 875 kJ.

Câu 5: Cho nhiệt đốt cháy hoàn toàn 1 mol các chất ethane, propane, butane và pentane lần lượt là 1 570 kJ/mol;
2 220 kJ/mol; 2 875 kJ/mol và 3 536 kJ/mol. Khi đốt cháy hoàn toàn 1 gam chất nào sẽ thu được lượng
nhiệt lớn nhất?
A. Ethane. B. Propane. C. Pentane. D. Butane.

Câu 6: Khi đốt cháy 1 mol propane toả ra lượng nhiệt là 2 220 kJ. Để đun nóng 1 gam nước tăng thêm 1 °C cần
cung cấp nhiệt lượng là 4,2 J. Tính khối lượng propane cần dùng để đun 1 L nước từ 25 °C lên 100 °C.
Cho biết 75% nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy propane dùng để nâng nhiệt độ của nước. Khối lượng riêng
của nước là 1 g/mL.
Câu 7: Bình “ga” loại 12 cân sử dụng trong hộ gia đình Y có chứa 12 kg khí hóa lỏng (LPG) gồm propane và
butane với tỉ lệ mol tương ứng là 2: 3. Khi được đốt cháy hoàn toàn, 1 mol propane tỏa ra lượng nhiệt
là 2220 kJ và 1 mol butane tỏa ra lượng nhiệt là 2850 kJ. Trung bình, lượng nhiệt tiêu thụ từ' đốt khí
“ga” của hộ gia đình Y là 10.000 kJ/ngày và hiệu suất sử dụng nhiệt là 67,3%. Sau bao nhiêu ngày hộ
gia đình Y sử dụng hết bình ga trên?
A. 30 ngày. B. 60 ngày. C. 40 ngày. D. 20 ngày.

Câu 8: Khí biogas (giả thiết chỉ chứa CH4) và khí gas (chứa 40% C3H8 và 60% C4H10 về thể tích) được dùng
phổ biến làm nhiên liệu và đun nấu. Nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn 1 mol các chất như bảng
sau:
Chất CH4 C3H8 C4H10
Nhiệt tỏa ra (kJ) 890 2220 2850
Nếu nhu cầu về năng lượng không đổi, hiệu suất sử dụng các loại nhiên liệu như nhau, khi dùng khí
biogas để thay thế khí gas để làm nhiên liệu đốt cháy thì lượng khí CO2 thải ra môi trường sẽ
A. giảm 18,9%. B. tăng 18,0%. C. tăng 23,3%. D. giảm 23,3%.

Câu 9: Xăng sinh học E10 là nhiên liệu hỗn hợp giữa (10% ethanol và 90% octane) về khối lượng, còn có tên
là gasohol. Hiện nay có khoảng 40 nước trên thế giới đang sử dụng nhiên liệu này trong các động cơ đốt
trong của xe hơi và phương tiện giao thông tải trọng nhẹ. Biết rằng nhiệt lượng cháy của nhiên liệu đo
ở điều kiện tiêu chuẩn (25 oC, 100 kPa) được đưa trong bảng dưới đây:
Nhiên liệu Công thức Trạng thái Nhiệt lượng cháy (kJ.g-1)
Ethanol C2H5OH Lỏng 29,6
Octane C8H18 Lỏng 47,9
Để sản sinh năng lượng khoảng 2396 MJ thì cần đốt cháy hoàn toàn bao nhiêu tấn xăng E10 ở điều kiện
tiêu chuẩn?
A. 5,0×10–2 tấn. B. 5,2×10–2 tấn. C. 7,6×10–2 tấn. D. 8,1×10–2 tấn.
Câu 10: Một mẫu khí gas X chứa hỗn hợp propane và butane. Đốt cháy hoàn toàn 12 gam mẫu khí gas X tỏa ra
nhiệt lượng 594 kJ. Biết rằng, khi đốt cháy hoàn toàn, 1 mol propane tỏa ra lượng nhiệt là 2220 kJ và 1
mol butane tỏa ra lượng nhiệt là 2850 kJ. Tỉ lệ số mol của propan và butan trong X là
A. 1: 2. B. 2: 3. C. 1: 1. D. 3: 2.

Câu 11: Một bình gas sử dụng trong hộ gia đình X có chứa 12 kg khí hóa lỏng (LPG) gồm propane và butane
với tỉ lệ mol tương ứng là 2: 3. Khi đốt cháy hoàn toàn, 1 mol propane tỏa ra lượng nhiệt là 2220 kJ và
1 mol butane tỏa ra lượng nhiệt là 2850 kJ. Trung bình, lượng nhiệt tiêu thụ từ đốt khí gas của hộ gia
đình X là 10000 kJ/ngày và sau 45 ngày gia đình X dùng hết bình gas trên. Hiệu suất sử dụng nhiệt của
hộ gia đình X gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 62,5%. B. 75,6%. C. 70,8%. D. 67,3%.

Dạng 2: Bài toán về quan hệ trong phản ứng cháy

Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm CH4, C3H8 và C4H10 thu được 17,6 gam CO2 và 10,8 gam
H2O. Vậy m có giá trị là
A. 2 gam. B. 4 gam. C. 6 gam. D. 8 gam.
Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn 2,479 lít hỗn hợp X (đkc) gồm CH4, C2H6 và C3H8 thu được V lít khí CO2 (đkc) và
7,2 gam H2O. Giá trị của V là
A. 6,1975. B. 7,437. C. 4,958. D. 2,479.

Câu 14: Đốt cháy một hỗn hợp gồm hai hydrocarbon đồng đẳng kế tiếp A, B thu được VCO : VH O = 12: 23. Công
2 2

thức phân tử và phần trăm thể tích của hai hydrocarbon là:
A. CH4:10%, C2H6: 90% B. CH4: 60%, C2H6: 40%
C. CH4: 90%, C2H6: 10% D. C2H6: 50%, CH4: 50%

Dạng 3: Bài toán kết hợp dữ kiện đốt cháy

Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn 1 hydrocarbon X (là chất khí, đkc) rồi dẫn sản phẩm lần lượt qua bình 1 đựng
H2SO4 đặc và bình 2 chứa NaOH dư người ta thấy khối lượng bình 1 tăng 1,8 gam và khối lượng bình
2 tăng 3,52 gam. CTPT của X là
A. CH4. B. C2H6. C. C3H8. D. C4H10.

Câu 16: Đốt cháy hydrocarbon X, rồi hấp thụ hoàn toàn sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thấy có 49,25
gam kết tủa xuất hiện và khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm đi 32,85 gam. CTPT của X là
A. C5H12. B. C2H6. C. C3H8. D. C4H10.
Câu 17: Đốt cháy hoàn toàn một hợp chất hữu cơ X cần 8,6765 lít O2 (đkc). Sản phẩm cháy gồm cháy hấp thụ
hết vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 thấy có 19,7 gam kết tủa xuất hiện và khối lượng dung dịch giảm
5,5 gam. Lọc bỏ kết tủa, đun nóng nước lọc lại thu được 9,85 gam kết tủa nữa. CTPT của X là:
A. C2H6. B. C2H6O. C. C2H6O2. D. C3H8.

Dạng 4: Đốt cháy kèm dữ kiện về nhiệt độ, áp suất

Câu 18: Nạp một hỗn hợp khí có 20% thể tích alkane A (CnH2n+2) và 80% thể tích O2 (dư) vào khí nhiên kế. Sau
khi cho nổ rồi cho hơi nước ngưng tụ ở nhiệt độ ban đầu thì áp suất trong khí nhiên kế giảm đi 2 lần.
Công thức phân tử của alkane A là:
A. CH4. B. C2H6. C. C3H8. D. C4H10.

Câu 19: Trộn một hydrocarbon X với lượng O2 vừa đủ để đốt cháy hết X, được hỗn hợp A ở 0oC và áp suất P1.
Đốt cháy hoàn toàn X, thu được hỗn hợp sản phẩm B ở 218,4oC có áp suất P2 gấp 2 lần áp suất P1. Công
thức phân tử của X là:
A. C4H10. B. C2H6. C. C3H6. D. C3H8.
Câu 20: Trộn ethane với O2 trong một bình kín thu được 12,395 lít (đkc) hỗn hợp X. Bật tia lửa điện để đốt cháy
hoàn toàn ethane trong hỗn hợp X thu được hỗn hợp các chất có trong bình. Đưa bình về 0 oC thu được
hỗn hợp khí Y và áp suất trong bình lúc này là 0,6 atm. Tính tỉ khối của hỗn hợp Y so với He?
A. 5,0 B. 9,6 C. 10,0 D. 10,4

Dạng 5: Tìm công thức alkane

Câu 21: X là hỗn hợp 2 alkane A và B. Để đốt cháy hết 10,2 gam X cần 28,5085 lít O2 (đkc). Hấp thụ toàn bộ
sản phẩm cháy vào nước vôi trong dư được m gam kết tủa.
a. Giá trị m là:

A. 30,8 gam. B. 70 gam. C. 55 gam. D. 15 gam


b. Công thức phân tử của A và B là:

A. CH4 và C4H10. B. C2H6 và C4H10. C. C3H8 và C4H10. D. Cả A, B và C.

Câu 22: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 alkane A và B (trong đó MA < MB và nA = 1,5 nB) thu được 44,622
lít CO2 (đkc) và 41,4 gam H2O. Vậy A, B lần lượt là
A. CH4; C5H12 B. C2H6; C4H10 C. C3H8; C4H10 D. C2H6; C6H14
Câu 23: Đốt cháy hoàn toàn 2,3 gam hỗn hợp hai alkane ở thể khí có tỉ lệ mol 1: 5 thu được 6,6 gam CO 2. Hai
alkane là
A. CH4 và C2H6 B. CH4 và C3H8 C. C2H6 và C3H8 D. CH4 và C4H10

Câu 24: Đốt cháy hết hỗn hợp gồm hai hydrocarbon đồng đẳng A và B có nA: nB = 1: 2 được n CO2 : n H2O = 0,625.

Vậy công thức phân tử của A và B trong hỗn hợp có thể là


A. C2H6 và CH4 B. C2H6 và C3H8 C. C3H8 và CH4 D. CH4 và C3H8

Câu 25: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai hydrocarbon đồng đẳng và có tỉ lệ mol 1: 4 cần 7,1891 lít O2
(đkc) thu được 11,72 gam hỗn hợp CO2 và H2O. Vậy công thức phân tử của hai hydrocarbon trong hỗn
hợp X lúc đầu là
A. CH4 và C4H10 B. C2H6 và C3H8 C. CH4 và C2H6 D. CH4 và C3H8

TRÍ TUỆ TỎA SÁNG


---------- (Thầy Ngọc Anh | TYHH) -----------
BÀI TẬP TỰ LUYỆN – RÈN LUYỆN TƯ DUY CHO BẢN THÂN ĐỂ GIỎI HƠN
(Trong quá trình làm bài, nếu có bất kì thắc mắc nào thì em hãy đăng lên group HỎI ĐÁP nhé)

Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai hydrocarbon kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, thu được 2,479
lít khí CO2 (đkc) và 3,24 gam H2O. Hai hydrocarbon trong X là
A. C2H6 và C3H8. B. CH4 và C2H6. C. C2H2 và C3H4. D. C2H4 và C3H6.

Câu 2: Khối lượng của 7,437 lít hỗn hợp khí C3H8 và C3H6 nặng 13 gam. Vậy đốt cháy hết 3,7185 lít hỗn hợp
này thì thể tích CO2 (lít) và khối lượng nước (g) thu được là bao nhiêu. Biết các khí đo ở đkc:
A. 10,8 và 9. B. 11,1555 và 9,9. C. 11 và 18. D. 8,8 và 5,4.

Câu 3: Hỗn hợp khí A gồm ethane và propane. Đốt cháy hỗn hợp A thu được khí CO2 và hơi H2O theo tỷ lệ thể
tích 11: 15. Thành phần % theo khối lượng của các khí có trong A là:
A. 18,52%; 81,48%. B. 45,0%; 55,0%. C. 28,13%;71,87%. D. 25,0%; 75,0%.

Câu 4: Trộn 2 thể tích bằng nhau của C3H8 và O2 rồi bật tia lửa điện đốt cháy hỗn hợp. Sau phản ứng làm lạnh
hỗn hợp (để hơi nước ngưng tụ) rồi đưa về điều kiện ban đầu. Thể tích hỗn hợp sản phẩm khi ấy (V2) so
với thể tích hỗn hợp ban đầu (V1) là:
A. V2 = V1. B. V2 > V1. C. V2 = 0,5V1. D. V2: V1 = 7: 10.

Câu 5: Đốt cháy 1 lít hợp chất hữu cơ (Y) lần 5 lít oxi. Sau phản ứng thu được 3 lít CO2 và 4 lít hơi nước. Biết
thể tích các khí đo ở cùng điều kiện. Vậy công thức phân tử của hợp chất hữu cơ là:
A. CH4O. B. C3H8. C. C4H10O. D. C3H8O.

Câu 6: Trộn một hydrocarbon A với một lượng vừa đủ khí O2 thu được m gam hỗn hợp X. Đốt cháy hoàn toàn
hỗn hợp X thu được 9,916 lít (đkc) hỗn hợp Y gồm CO2 và H2O có d Y  15,5 . Xác định giá trị m?
H2

A. 31,0. B. 77,5. C. 12,4. D. 6,2.

Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn 6 gam hỗn hợp X gồm hai alkane cần hết 17,353 lít O2 (đkc). Hấp thụ toàn bộ sản
phẩm cháy vào nước vôi trong dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 40,0. B. 60,0. C. 70,0. D. 35,0.

Câu 8: Đốt cháy một hydrocarbon X bằng một lượng oxi vừa đủ. Sản phẩm tạo thành có tỉ khối so với H2 là
133/9. Dẫn toàn bộ sản phẩm qua 50mL dung dịch KOH 1M (d = 1,0353 g/cm3) thì thấy khối lượng
dung dịch tăng 2,66 gam. Vậy công thức phân tử của X là:
A. C3H6. B. C3H8. C. C4H10. D. C4H8.

Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol một hydrocarbon X sau đó dẫn toàn bộ sản phẩm qua dung dịch nước vôi
trong dư thu được 30g kết tủa và dung dịch Y. Đun nóng dung dịch Y thu được 10 gam kết tủa nữa. Vậy
Y không thể là:
A. C2H4. B. C2H6. C. C2H2. D. CH4.

Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn một hydrocarbon X thu được 0,11 mol CO2 và 0,132 mol H2O. Khi X tác dụng với
khí Cl2 (theo tỉ lệ số mol 1: 1) thu được một sản phẩm hữu cơ duy nhất. Tên gọi của X là
A. 2-methylbutane. B. ethane. C. 2-methylpropane. D. 2,2-dimethylpropane.
Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn một lượng hydrocarbon X. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2
(dư) tạo ra 29,55 gam kết tủa, dung dịch sau phản ứng có khối lượng giảm 19,35 gam so với dung dịch
Ba(OH)2 ban đầu. Công thức phân tử của X là
A. C3H8. B. C2H6. C. C3H4. D. C3H6.

Câu 12: Đốt cháy 1 lít hơi hydrocarbon với một thể tích không khí (lượng dư). Hỗn hợp khí thu được sau khi hơi
H2O ngưng tụ có thể tích là 18,5 lít, cho qua dung dịch KOH dư còn 16,5 lít, cho hỗn hợp khí đi qua
ống đựng photphorus dư thì còn lại 16 lít. Xác định CTPT của hợp chất trên biết các thể tích khí đo ở
cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất và O2 chiếm 1/5 không khí, còn lại là N2.
A. C2H6. B. C2H4. C. C3H8. D. C2H2.

Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai hydrocarbon thuộc cùng dãy đồng đẳng rồi hấp thụ hết sản phẩm
cháy vào bình đựng nước vôi trong dư thu được 25 gam kết tủa và khối lượng nước vôi trong giảm 7,7
gam. CTPT của hai hydrocarbon trong X là:
A. CH4 và C2H6. B. C2H6 và C3H8. C. C3H8 và C4H10. D. C4H10 và C5H12.

Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn một hydrocarbon A. Sản phẩm thu được hấp thụ hoàn toàn vào 200 ml dung dịch
Ca(OH)2 0,2M thấy thu được 3 gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa cân lại phần dung dịch thấy khối lượng tăng
lên so với ban đầu là 0,28 gam. Hydrocarbon trên có CTPT là:
A. C5H12. B. C2H6. C. C3H8. D. C4H10.

Câu 15: Một hỗn hợp 2 alkane liên tiếp trong dãy đồng đẳng có tỉ khối hơi với H2 là 24,8.
a. Công thức phân tử của 2 alkane là:
A. C2H6 và C3H8. B. C4H10 và C5H12. C. C3H8 và C4H10. D. Kết quả khác.
b. Thành phần phần trăm về thể tích của 2 alkane là:
A. 30% và 70%. B. 35% và 65%. C. 60% và 40%. D. 50% và 50%.

Câu 16: Khi đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 alkane là đồng đẳng kế tiếp thu được 7,84 lít khí CO2 (đktc) và 9,0
gam H2O. Công thức phân tử của 2 alkane là:
A. CH4 và C2H6. B. C2H6 và C3H8. C. C3H8 và C4H10. D. C4H10 và C5H12.

Câu 17: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp khí X gồm 2 hydrocarbon A và B là đồng đẳng kế tiếp cần dùng 94,202 lít
O2 (đktc), thu được 96,8 gam CO2 và m gam H2O. Công thức phân tử của A và B là:
A. CH4 và C2H6. B. C2H6 và C3H8. C. C3H8 và C4H10. D. C4H10 và C5H12.

Câu 18: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 hydrocarbon là đồng đẳng liên tiếp, sau phản ứng thu được
VCO2 : VH2O = 1: 1,6 (đo cùng điều kiện). X gồm:

A. CH4 và C2H6. B. C2H4 và C3H6. C. C2H2 và C3H6. D. C3H8 và C4H10.

Câu 19: Hỗn hợp khí X gồm 2 hydrocarbon A và B là đồng đẳng kế tiếp. Đốt cháy X với 64 gam O2 (dư) rồi dẫn
sản phẩm thu được qua bình đựng Ca(OH)2 dư thu được 100 gam kết tủa. Khí ra khỏi bình có thể tích
11,2 lít ở 0oC và 0,4 atm. Công thức phân tử của A và B là:
A. CH4 và C2H6. B. C2H6 và C3H8. C. C3H8 và C4H10. D. C4H10 và C5H12.
Câu 20: X là hỗn hợp 2 alkane. Để đốt cháy hết 10,2 gam X cần 28,5085 lít O2 (đkc). Hấp thụ toàn bộ sản phẩm
cháy vào nước vôi trong dư được m gam kết tủa.
a. Giá trị m là:
A. 30,8 gam. B. 70 gam. C. 55 gam. D. 15 gam
b. Công thức phân tử của A và B là:
A. CH4 và C4H10. B. C2H6 và C4H10. C. C3H8 và C4H10. D. Cả A, B,. C.

Câu 21: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai hydrocarbon thuộc cùng dãy đồng đẳng rồi hấp thụ hết sản phẩm
cháy vào bình đựng nước vôi trong dư thu được 25 gam kết tủa và khối lượng nước vôi trong giảm 7,7
gam. CTPT của hai hydrocarbon trong X là:
A. CH4 và C2H6. B. C2H6 và C3H8. C. C3H8 và C4H10. D. C4H10 và C5H12.

Câu 22: Oxi hoá hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm 2 alkane. Sản phẩm thu được cho đi qua bình 1 đựng H2SO4
đặc, bình 2 đựng dung dịch Ba(OH)2 dư thì khối lượng của bình 1 tăng 6,3 g và bình 2 có m gam kết tủa
xuất hiện. Giá trị của m là:
A. 68,95g. B. 59,1g. C. 49,25g. D. Kết quả khác.

Câu 23: Đốt cháy hoàn toàn 8,8 g hỗn hợp 2 alkane X, Y ở thể khí, cho 14,874 lít CO2 (đkc), biết thể tích 2
alkane trong hỗn hợp bằng nhau. X, Y có công thức phân tử là:
A. C2H6 và C4H10. B. C2H6 và C3H8. C. CH4 và C4H10. D. Kết quả khác.

Câu 24: X là hỗn hợp 2 alkane. Để đốt cháy hết 10,2 gam X cần 28,5085 lít O2 (đkc). Hấp thụ toàn bộ sản phẩm
cháy vào nước vôi trong dư được m gam kết tủa.
a. Giá trị m là:
A. 30,8 gam. B. 70 gam. C. 55 gam. D. 15 gam
b. Công thức phân tử của A và B là:
A. CH4 và C4H10. B. C2H6 và C4H10. C. C3H8 và C4H10. D. Cả A, B, C.

Câu 25: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 alkane A và B (trong đó nA: nB = số nguyên tử C trong A: số
nguyên tử C trong B) thu được hỗn hợp Y gồm CO2 và H2O có d Y  173:168 . Vậy A, B lần lượt là
N2

A. CH4; C3H8. B. C2H6; C4H10. C. CH4; C4H10. D. C2H6; C3H8.

Câu 26: Nạp một hỗn hợp gồm 20% thể tích khí alkane A ở thể khí và 80% thể tích oxygen (dư) vào một khí
nhiên kế. Sau khi cho nổ hỗn hợp rồi cho hơi nước ngưng tụ, đưa bình về điều kiện nhiệt độ ban đầu thì
thấy áp suất trong khí nhiên kế giảm đi 2 lần. Công thức phân tử của A là:
A. C2H6. B. C3H8. C. C4H10. D. CH4.

Câu 27: Đốt cháy hoàn toàn một thể tích khí thiên nhiên gồm methane, ethane, propane bằng oxygen không khí
(trong không khí, oxygen chiếm 20% thể tích), thu được 8,6765 lít khí CO2 (đkc) và 9,9 gam H2O. Thể
tích không khí (ở đkc) nhỏ nhất cần dùng để đốt cháy hoàn toàn lượng khí thiên nhiên trên là
A. 77,46875 lít. B. 86,765 lít. C. 92,9625 lít. D. 61,975 lít.
Câu 28: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm hai hydrocarbon có phân tử lượng kém nhau 14 đvC được m gam H2O
và 2m gam CO2. Hai hydrocarbon này là:
A. 2 anken. B. C4H10 và C5H12. C. C2H2 và C3H4. D. C6H6 và C7H8.

Câu 29: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai hydrocarbon đồng đẳng có khối lượng phân tử hơn kém nhau 28 đvC,
ta thu được 4,958 lít CO2 (đkc) và 5,4 gam H2O. CTPT của 2 hiđrocacbon trên là:
A. C2H4 và C4H8. B. C2H2 và C4H6. C. C3H4 và C5H8. D. CH4 và C3H8.

Câu 30: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 alkane đồng đẳng ở thể khí cần hết 3,584 gam O2 thu được 4,576
gam hỗn hợp CO2 và H2O. Vậy X không thể là
A. CH4 và C3H8. B. C2H6 và C4H10. C. C3H8 và C4H10. D. CH4 và C4H10.

BẢNG ĐÁP ÁN
1.B 2.B 3.A 4.D 5.B 6.C 7.A 8.C 9.D 10.D
11.A 12.A 13.B 14.A 15.C.C 16.B 17.B 18.A 19.A 20.B.D
21.B 22.C 23.A 24.B.D 25.A 26.A 27.A 28.B 29.D 30.A

You might also like