Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Họ và tên : Vũ Văn An

Mã sinh viên : 201133346


Lớp: Cầu Đường Bộ 2 – K61
Tính tốc độ của dây chuyền
 Khái niệm :
- Tốc độ của dây chuyền chuyên nghiệp là chiều dài đoạn đường (m, km) trên đó đơn vị
thi công chuyên nghiệp tiến hành tất cả các công việc được giao trong một đơn vị thời
gian. Tốc độ của dây chuyền tổng hợp là chiều dài đoạn đường đã làm xong hoàn toàn
trong 1 ca (hoặc ngày đêm).
 Tốc độ dây chuyền được xác định theo công thức:

Trong đó :
L - Chiều dài đoạn công tác của dây chuyền
Thđ - Thời gian hoạt động của dây chuyền
Tkt - Thời gian triển khai của dây chuyền
n - Số ca thi công trong một ngày đêm
Thđ = Min(T1 -Tn, T1 - Tx)
T1 - số ngày tính theo lịch trong thời gian thi công
Tn - Số ngày nghỉ lễ + chủ nhật
Tx - Số ngày nghỉ do thời tiết xấu, mưa

- Căn cứ vào năng lực thi công của đơn vị thi công và mùa thi công thuận lợi, quyết định
chọn thời gian thi công là 6 tháng không kể 1 tháng làm công tác chuẩn bị:

Khởi công: 14 - 06- 2024


Hoàn thành: 10 - 01 – 2025
Bảng tính số ngày làm việc của dây chuyền:
Tháng T1 Tn Tx
6/2024 17 3 1
7/2024 30 4 4
8/2024 31 4 4
9/2024 30 7 3
10/2024 31 4 5
11/2024 30 4 4
12/2024 31 2 1
01/2025 10 2 1
Cộng 210 30 23

Vậy thời gian hoạt động của dây chuyền : Thđ = min{( 210-30),(210-23)}= min(180,187) = 180 ngày
2.3.2. Thời kỳ triển khai của dây chuyền (Tkt )
- Là thời gian cần thiết để đưa toàn bộ máy móc của dây chuyền tổng hợp vào hoạt động theo
đúng trình tự của quá trình công nghệ thi công. Nên cố gắng giảm được thời gian triển khai
càng nhiều càng tốt.
- Biện pháp chủ yếu để giảm Tkt là thiết kế hợp lý về mặt cấu tạo sao cho trong sơ đồ quá trình
công nghệ thi công không có những thời gian giãn cách quá lớn. Căn cứ vào năng lực đơn vị
thi công khống chế thời gian chọn Tkt = 20 ngày.
2.3.3. Thời kỳ hoàn tất của dây chuyền (Tht )
- Là thời gian cần thiết để đưa các phương tiện máy móc ra khỏi dây chuyền tổng hợp sau khi
đã hoàn thành đầy đủ các công việc được giao.
- Giả sử tốc độ dây chuyển chuyên nghiệp là không đổi ,thì chọn Tht =Tkt = 20 ngày
2.3.4. Thời gian ổn định của dây chuyền (Tođ)
Là thời kỳ dây chuyền làm việc với tốc độ không đổi, với dây chuyền tổng hợp là thời kỳ từ
lúc triển khai xong đến khi bắt đầu cuốn dây chuyền.
Tođ = Thđ – ( Tkt + Tht )
Tht =Tkt = 10 ngày
Tođ = 180 – (10+10) = 160 ngày
Từ các số liệu trên tính được tốc độ dây chuyền:

V=
L
=
16 ,7 ×1000
(Thđ−Tkt )× n (18 0−1 0) ( )
=98 , 2
m
ca
Để đảm bảo tiến độ, chọn tốc độ dây chuyền thi công mặt đường là 110 m/ ca.
2.3.5. Hệ số hiệu quả của dây chuyền (Khq )
T ođ 16 0
K hq= = =0 , 88
T hđ 18 0

Ta thấy các hệ số Khq > 0,7 nên việc lựa chọn phương pháp thi công dây chuyền là có hiệu quả tốt.
2.5. THÀNH LẬP CÁC DÂY CHUYỀN CHUYÊN NGHIỆP
Căn cứ vào khối lượng công tác của công việc thi công chi tiết mặt đường và công nghệ thi
công ta tổ chức dây chuyền tổng hợp thành các dây chuyền sau:
+ Dây chuyền thi công lớp CPDD loại II
+ Dây chuyền thi công lớp CPDD loại I
+ Dây chuyền thi công lớp BTNC 19
+ Dây chuyền thi công lớp BTNC 16
+ Dây chuyền hoàn thiện
Riêng công tác chuẩn bị được làm ngay thời gian đầu trên chiều dài toàn tuyến.
1.1. Khối lượng thi công mặt đường
1.1.1. Diện tích xây dượng mặt đường
-Tra TCVN 4054-05 với địa hình ĐB-Đ, cấp hạng đường : Cấp IV
- Bề rộng phần xe chạy : 2 x 3,5 m.
- Bề rộng lề gia cố : 2 x 0,5m.
Ta có, diện tích mặt đường phần xe chạy và phần lề gia cố là:
F = B*L = 8*16700 = 133600 m2
1.1.2. Khối lượng vật liệu chủ yếu thi công mặt đường
a.Khối lượng CPDD loại II
Q1 = K1 * F * h1
Trong đó : h1 = 32 cm = 0,32 m: Chiều dày lớp CPDD loại II .
K1 : hệ số lu lèn lớp CPDD loại II, K1 = 1,3
 Q1 = 1,3*133600*0,32 = 55577,6m3
a.1. Khối lượng CPDD loại II cho 1 ca thi công
Q’1 = K1 * B*L1*h1 = 1,3* 8 *110*0,32 = 366,08 m3
L1 =80m : chiều dài làm việc trong 1 ca
b.Khối lượng CPDD loại I
Q2 = K1 * F * h2
Trong đó : h1 = 15 cm = 0,15 m: Chiều dày lớp CPDD loại II .
K1 : hệ số lu lèn lớp CPDD loại I, K1 = 1,3
 Q2 = 1,3*133600*0,15 = 26052 m3
b.1. Khối lượng CPDD loại I cho 1 ca thi công
Q’2 = K1 * B*L1*h2 = 1,3* 8 *110*0,15 = 171,6 m3
c. Khối lượng BTNC 19
Q3 = K2 * h3 * F
K2 = 1,4 Hệ số lèn chặt bê tông nhựa
 Q3 = 1,4 * 0,07 * 133600 = 13092,8m3
c.1. Khối lượng BTNC 19 cho 1 ca thi công
Q’3 = K2*B*L1*h3 = 1,4* 8 *110*0,07 = 86,24 m3
d. Khối lượng BTNC 16
Q4 = K2 * h4 * F = 1,4*0,06*133600 = 11222,4 m3
d.1. Khối lượng BTNC 16 cho 1 ca thi công
Q’4 = K2 * B*L1*h4 = 1,4* 8 *110*0,06 = 73,92 m3

You might also like