Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 1

I.

Nguyên nhân gây tai nạn điện


- Tiếp xúc với vật mang điện
+ Chạm trực tiếp vào ổ cắm điện, phích cắm điện hoặc phần mang điện của đồ dùng điện.
+ Chạm trực tiếp vào dây dẫn điện trần không có vỏ cách điện hoặc dây dẫn bị hở cách điện .
+ Chạm vào đồ dùng điện bị rò điện ra vỏ kim loại.
+ Sửa chữa điện khi chưa cắt nguồn điện, không sử dụng dụng cụ bảo vệ an toàn điện.
- Đến gần dây điện bị đứt rơi xuống đất.
- Vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp.
- Thiết bị, đồ dùng điện quá tải hoặc ngắn mạch gây cháy nổ
II. Biện pháp an toàn điện
1.Nguyên tắc an toàn khi sử dụng thiết bị, đồ dùng điện
- Không sử dụng dây dẫn điện bị hở, hỏng. Thực hiện cách điện dây dẫn đảm bảo yêu cầu kĩ thuật.
- Không cắm quá nhiều đồ dùng điện có công suất lớn trên cùng ổ cắm điện.
- Không để các đồ vật dễ gây cháy gần đường dây điện và các đồ dùng điện sinh nhiệt
- Không được chạm vào mạch điện, các thiết bị và đồ dùng điện nếu chưa biết rõ cách sử dụng.
- Khi sửa chữa điện phải cắt nguồn và sử dụng dụng cụ bảo vệ an toàn điện.
2. Nguyên tắc phòng ngừa tai nạn điện trong mùa mưa bão.
- Không đứng cạnh cột điện, trạm biến áp, dưới cây cao khi trời đang mưa, dông sét.
- Ngắt ngay nguồn điện nếu có khu vực trong nhà bị ướt, ngập nước.
- Tránh xa, cảnh báo cho người xung quanh biết và thông báo cho cơ quan chức năng để xử lí khi thấy dây điện bị đứt rơi xuống đất.
3. Biện pháp cứu người bị tai nạn điện:
- Bước 1: Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện bằng cách rút phích cắm tủ lạnh, sập công tắc, cầu dao, aptomat gần nhất.
(kết hợp kêu to để có người đến giúp đỡ cùng)
- Bước 2: Kiểm tra tình trạng nạn nhân
- Do nạn nhân đã bị ngất, cần để nạn nhân nằm chỗ thoáng mát, nới rộng quần áo, tiến hành hô hấp nhân tạo.
- Bước 3: Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
4. Vẽ và mô tả sơ đồ khối của mạch điện điều khiển sử dụng mô đun cảm biến chung? Lấy ví dụ?
- Cấu tạo chung:
+ Nguồn điện => Cảm biến, bộ phận xử lí điều khiển => Đối tượng điều khiển
+ Nguồn điện: cung cấp năng lượng cho mạch hoạt động.
+ Cảm biến: Cảm nhận và biến đổi các tín hiệu đầu vào (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, chuyển động,...) thành tín hiệu đầu ra để đưa vào mạch điện tử xử lí.
+ Mạch điện tử: Nhận và xử lí tín hiệu đầu ra của cảm biến để điều khiển tiếp điểm đóng, cắt.
+ Tiếp điểm đóng cắt: Nhận tín hiệu từ mạch điện tử để đóng, cắt nguồn điện cấp cho phụ tải điện.
- VD:
+ Mạch điện điều khiển báo cháy: Nguồn điện => Cảm biến, bộ phận xử lí điều khiển => Đối tượng điều khiển
+ Nguồn điện: cung cấp năng lượng cho mạch hoạt động.
+ Bộ phận cảm biến: Cảm biến khói.
+ Đối tượng điều khiển là: Còi báo, đèn chớp báo động.
+ Mạch điện điều khiển ánh sáng: Nguồn điện => Cảm biến, bộ phận xử lí điều khiển => Đối tượng điều khiển
+ Nguồn điện: cung cấp năng lượng cho mạch hoạt động.
+ Bộ phận cảm biến: Cảm biến ánh sáng.
+ Đối tượng điều khiển là: tiếp điểm đóng cắt và Đèn chiếu sáng.
+ Mạch điện điều khiển độ ẩm: Nguồn điện => Cảm biến, bộ phận xử lí điều khiển => Đối tượng điều khiển
+ Nguồn điện: cung cấp năng lượng cho mạch hoạt động.
+ Bộ phận cảm biến: Cảm biến độ ẩm.
+ Đối tượng điều khiển là: tiếp điểm đóng cắt và máy bơm nước.

You might also like