Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 9

KHOA Y – ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HCM
NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG

KỸ THUẬT TIÊM THUỐC

I. MỤC TIÊU:
Sau khi học bài này SV phải:
a. Nêu được mục đích tiêm thuốc, khái niệm về các đường tiêm thuốc cụ thể.
b. Phân tích được các tai biến do tiêm thuốc gây ra cho từng đường tiêm
c. Thực hiện được các đường tiêm an toàn và hiệu quả.

II. NỘI DUNG:


1. Mục đích:
Tiêm thuốc là đưa thuốc vào cơ thể qua da để tạo một tác dụng nhanh chóng.
2. Áp dụng: Áp dụng tiêm thuốc trong những trường hợp sau
- Bệnh trong tình trạng cấp cứu.
- Bệnh nặng, cần tác dụng cấp, nhanh.
- Người bệnh nôn nhiều.
- Cần tác dụng tại chỗ.
- Thuốc không ngấm qua thành ống tiêu hóa hoặc thuốc dễ bị huỷ hoại bởi dịch tiêu hóa.

3.Các đường tiêm thuốc:

+ Tiêm trong da (ID)


+ Tiêm dưới da (SC)
+ Tiêm bắp (IM)
+ Tiêm tĩnh mạch (IV)

Hình 1: Các góc độ tiêm

3.1. Tiêm trong da

 Khái niệm: Là tiêm thuốc vào lớp dưới thượng bì, tiêm trong da thuốc hấp thụ rất
chậm, dùng để:
- Thử phản ứng của cơ thể đối với thuốc.
- Tiêm một số vắcxin phòng bệnh.
 Vị trí tiêm: Chọn vùng da ít va chạm, trắng, không sẹo, không lông.
+1/3 trên trong cẳng tay (thường chọn nhất).
+ Hai bên cơ ngực lớn
+ Mặt trong nửa dưới đùi

 Cỡ kim: 26 - 27G, góc độ đâm kim 10-15° so với mặt da


 Tai biến và cách xử lý
- Sốc phản vệ, dị ứng thuốc: xử trí theo phác đồ cấp cứu chống sốc phản vệ.
- Tiêm vắcxin quá sâu hoặc quá liều quy định có thể gây nguy hiểm cho người bệnh.

Hình 2: Tiêm trong da

3.2. Tiêm dưới da: Là đưa một lượng thuốc vào mô liên kết dưới da, loại này được áp
dụng rộng rãi.

 Vị trí tiêm:

+ Vùng cơ delta
+ Hai bên bả vai
+ Hai bên rốn, cách rốn 5cm
+ 1/3 giữa mặt trước ngoài đùi
 Cỡ kim: 23 - 25G
 Góc độ tiêm: Trung bình 450 so với mặt da.
+ 80 kg: 900
+ < 30 kg: 15 – 300

Hình 3: Các vị trí tiêm dưới da


 Tai biến:
+ Do vô khuẩn không tốt: Tại chỗ tiêm tấy đỏ, sưng nóng toàn thân có thể sốt hoặc không.
Xử trí: Chườm nóng, dùng kháng sinh (nếu thuốc tiêm không phải là kháng sinh), chích ổ
áp xe nếu đã mềm và hoá mủ.
+ Do kỹ thuật tiêm: Cong, gãy, quằn kim tiêm.
+ Do thuốc: Sốc do phản ứng của cơ thể với thuốc.

3.3. Tiêm bắp: Là đưa 1 lượng thuốc vào trong bắp thịt như các vitamin, thuốc dầu, thuốc
kháng sinh...

 Vị trí tiêm: Cơ đen ta, cơ tứ đầu đùi, cơ


mông.
- Nếu tiêm mông xác định vị trí như sau:
Cách 1: Chia một bên mông ra làm 4
phần bằng nhau ta sẽ tiêm ra 1/4 trên
ngoài.
Cách 2: Kẻ một đường từ gai chậu trước
trên đến xương cụt và chia đoạn đó
làm 3 phần đều nhau. Sẽ tiêm vào Hình 4: Vị trí tiêm mông
đoạn 1/3 trên ngoài.

Hình 5. Vị trí tiêm bắp

 Cỡ kim: 21 – 23G, góc độ đâm kim 90° so với mặt da


 Lượng thuốc tiêm:
Vị trí Trẻ dưới 18 tháng Trẻ trên 6 tuổi Người lớn
Cơ delta 0,5 ml 1 ml
Cơ thẳng đùi 0,5 ml 1,5 ml 2 ml
Cơ rộng ngoài đùi 0,5 ml 1,5 ml 5 ml
Cơ mông 0,5 ml 1,5 ml 3 ml

 Tai biến và xử trí


- Phản vệ, dị ứng thuốc: Xử trí theo phác đồ cấp cứu chống sốc phản vệ.
- Chảy máu, tụ máu nơi tiêm: cần vệ sinh tại chỗ, dùng bông vô khuẩn khô băng ép lại.
- Nhiễm trùng nơi tiêm, áp xe: cần vệ sinh sạch nơi tổn thương, trích rạch nếu có ổ áp xe.
- Gẫy kim: Rút kim bằng panh vô khuẩn nếu kim chưa ngập sâu, nếu kim ngập sâu gửi ngoại
khoa
- Tắc mạch do tiêm thuốc dầu vào mạch máu hoặc liệt do tiêm vào dây thần kinh hông to.
Phòng tránh: Tiêm vào đúng vị trí, thử trước khi tiêm.
- Xơ hoá cơ vùng tiêm đặc biệt xơ hóa cơ delta ở trẻ em và trẻ nhỏ khi tiêm bắp vào cánh tay.

3.4. Tiêm tĩnh mạch


 Định nghĩa: Là đưa một lượng thuốc vào trong cơ thể theo đường tĩnh mạch, thuốc có
tác dụng nhanh, toàn thân.
 Vị trí tiêm: Chọn các tĩnh mạch ngoại biên. Các vị trí thường được chọn: khuỷu, cẳng tay
và mu bàn tay.
- Có thể dùng garrot tĩnh mạch giúp cho tĩnh mạch phồng lên và dễ nhìn thấy. nếu
tĩnh mạch to dễ nhìn thấy thì không cần dùng garrot.
 Cỡ kim tiêm: 21- 23G, đâm kim qua da một góc 15 – 30° rồi luồn kim vào tĩnh mạch.
 Tai biến và xử trí
+ Do vô khuẩn không tốt: Tại chỗ tiêm sưng tấy, nóng đỏ đau.
- Xử trí: Chườm nóng, chích abcès nếu có mủ.
+ Phồng nơi tiêm: Có thể gây hoại tử, do kim đâm xuyên qua lòng mạch hoặc mũi vát kim
tiêm 1 nửa ở ngoài, 1 nửa ở trong lòng mạch.
- Xử trí: Điều chỉnh kim tiêm sao cho mũi vát trong lòng mạch, nếu không được thì rút ra
tiêm lại.
+ Đâm phải dây thần kinh hông to: Do không xác định đúng vị trí tiêm mông, góc độ đâm
kim không đúng.
+ Gây tắc mạch: Do tiêm thuốc dạng dầu vào mạch máu, do khí.
Đề phòng: Đuổi hết khí trong bơm tiêm trước khi tiêm, thực hiện 5 đúng trong tiêm
truyền:
1. Đúng người bệnh
2. Đúng thuốc
3. Đúng liều
4. Đúng đường dùng
5. Đúng thời gian
+ Sốc phản vệ: Do phản ứng của cơ thể với thuốc
- Xử trí theo phác đồ cấp cứu chống sốc phản vệ.

III. ĐÁNH GIÁ: Đánh giá cuối module theo phương pháp OSCE.
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Kỹ năng Y khoa cơ bản, NXB Y học, 2009.
2. Điều dưỡng cơ bản, tập II, NXB Y học Hà Nội, 2007.
BẢNG KIỂM TIÊM TRONG DA
STT NỘI DUNG KHÔNG ĐẠT
ĐẠT
1 Đối chiếu đúng người bệnh, báo và giải thích

2 Để lộ vùng tiêm, xác định vị trí tiêm

4 Sát khuẩn tay nhanh

5 Sát khuẩn vùng tiêm rộng từ trong ra ngoài 5cm

6 Đuổi khí an toàn

Căng da, để mặt kim vát lên trên, đâm kim góc 15 độ so với
7
mặt da

8 Bơm 1/10 ml thuốc (nổi phồng da cam)

9 Rút kim nhanh theo hướng đâm kim

10 Bỏ kim an toàn vào hộp đựng vật sắc nhọn.

11 Theo dõi BN sau khi tiêm thuốc

12 Thu dọn dụng cụ, rửa tay thường quy

Ghi vào sổ theo dõi (giờ, thuốc, hàm lượng, liều, đường dùng, tên
13
người tiêm)
BẢNG KIỂM TIÊM DƯỚI DA
KHÔNG
STT NỘI DUNG ĐẠT
ĐẠT
1 Đối chiếu đúng người bệnh, báo và giải thích

2 Để lộ vùng tiêm, xác định vị trí tiêm

3 Sát khuẩn tay nhanh

4 Sát khuẩn vùng tiêm rộng từ trong ra ngoài 5cm

5 Gắp gòn khô để chờ an toàn

6 Đuổi khí an toàn

7 Véo da, đâm kim góc 45 độ so với mặt da

8 Rút nòng không có máu

9 Bơm thuốc chậm và quan sát sắc diện người bệnh

10 Rút kim nhanh theo hướng đâm kim

11 Đặt gòn khô lên nơi tiêm

12 Bỏ kim an toàn vào hộp đựng vật sắc nhọn.

13 Theo dõi BN sau khi tiêm thuốc

14 Thu dọn dụng cụ, rửa tay thường quy

Ghi vào sổ theo dõi (giờ, thuốc, hàm lượng, liều, đường dùng,
15
tên người tiêm)
BẢNG KIỂM TIÊM BẮP
KHÔNG
STT NỘI DUNG ĐẠT
ĐẠT
1 Đối chiếu đúng người bệnh, báo và giải thích

2 Để lộ vùng tiêm, xác định vị trí tiêm

3 Sát khuẩn tay nhanh

4 Sát khuẩn vùng tiêm rộng từ trong ra ngoài 5cm

5 Gắp gòn khô để chờ an toàn

6 Đuổi khí an toàn

Căng da, đâm kim 1 góc 60-90 độ so với mặt da (tùy theo bắp
7
nông hay sâu)

8 Rút nòng không có máu

9 Bơm thuốc chậm và quan sát sắc diện người bệnh

10 Rút kim nhanh

11 Đặt gòn khô lên nơi tiêm

12 Bỏ kim an toàn vào hộp đựng vật sắc nhọn.

13 Theo dõi BN sau khi tiêm thuốc

14 Thu dọn dụng cụ, rửa tay thường quy

Ghi vào sổ theo dõi (giờ, thuốc, hàm lượng, liều, đường dùng,
15
tên người tiêm)
BẢNG KIỂM TIÊM TĨNH MẠCH
KHÔNG
STT NỘI DUNG ĐẠT
ĐẠT
1 Đối chiếu đúng người bệnh, báo và giải thích

Để lộ vùng tiêm, xác định vị trí tiêm (chọn tĩnh mạch to, rõ, ít
2
di động )

3 Mang găng tay sạch

4 Buộc garô cách nơi tiêm 10-15 cm

Sát khuẩn vùng tiêm dọc theo đường đi tĩnh mạch từ dưới lên
5
trên và rộng ra ngoài 5cm

6 Đuổi khí

Để mặt vát kim lên trên, căng da, đâm kim nhanh 1 góc 30 –
7 40 độ qua da vào tĩnh mạch, hạ bơm tiêm xuống luồn kim
vào tĩnh mạch đến 2/3 thân kim.

8 Rút nòng kiểm tra có máu, tháo garô

9 Bơm thuốc chậm và quan sát sắc diện người bệnh

10 Rút kim nhanh

11 Đặt gòn khô lên nơi tiêm

12 Bỏ kim an toàn vào hộp đựng vật sắc nhọn.

13 Theo dõi BN sau khi tiêm thuốc

14 Thu dọn dụng cụ, rửa tay thường quy

Ghi vào sổ theo dõi (giờ, thuốc, hàm lượng, liều, đường dùng,
15
tên người tiêm)

You might also like