Tiểu Luận Đề Tai Truyền Thống Va Nghệ Thuật Đanh Giặc Của Ong Cha Ta

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 18

Huỳnh Nhật Phương Chi MSSV: 2054082009

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------

TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI: TRUYỀN THỐNG VÀ NGHỆ THUẬT ĐÁNH
GIẶC CỦA ÔNG CHA TA

Giảng viên hướng dẫn: GV.Lê Văn Quý


Môn học : Học phần 1: Đường lối quốc phòng và an ninh của Đảng
Cộng sản Việt Nam
Sinh viên thực hiện: Huỳnh Nhật Phương Chi
MSSV: 2054082009
LỚP: NHOM04

Ngày 25 Tháng 12 Năm 2021


Huỳnh Nhật Phương Chi MSSV: 2054082009

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN....................................................................................................................1
CÂU HỎI TIỂU LUẬN.....................................................................................................2
MỞ ĐẦU.............................................................................................................................3
CHƯƠNG 1: TRUYỀN THỐNG ĐÁNH GIẶC CỦA ÔNG CHA TA........................4
1.1. Đất nước trong buổi đầu lịch sử................................................................................4
1.2. Những yếu tố tác động đến việc hình thành nghệ thuật đánh giặc............................4
1.2.2. Kinh tế.................................................................................................................4
1.2.3. Chính trị văn hoá – xã hội...................................................................................4
1.3. Những cuộc khởi nghĩa và chiến tranh chống xâm lược...........................................5
1.3.1. Những cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên.........................................................5
1.3.2. Những cuộc khởi nghĩa và chiến tranh chống xâm lược giành và giữ độc lập
từ thế kỉ II trước công nguyên đến đầu thế kỉ X...........................................................6
1.3.3. Các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIII........6
1.3.4.Nét đặc sắc về Nghệ Thuật Quân Sự (TK X đến cuối TK XIX).........................8
CHƯƠNG 2. NGHỆ THUẬT ĐÁNH GIẶC CỦA ÔNG CHA TA...............................8
2.1. Về tư tưởng chỉ đạo tác chiến....................................................................................8
2.2. Về mưu kế đánh giặc.................................................................................................8
2.3. Nghệ thuật chiến tranh nhân dân, thực hiện toàn dân đánh giặc...............................9
2.3.1. Cơ sở thực hiện...................................................................................................9
2.3.2 Nội dung cơ bản của nghệ thuật là:......................................................................9
2.3.3. Thế trận đánh giặc:..............................................................................................9
2.3.4. Thể hiện trong thực tiễn......................................................................................9
2.4. Nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh.......................9
2.4.1. Cơ sở hình thành.................................................................................................9
2.4.2. Nội dung cơ bản của nghệ thuật:.......................................................................10
2.4.3. Thể hiện trong thực tiễn:...................................................................................10
2.5. Nghệ thuật kết hợp đặc trưng giữa các mặt trận quân sự – chính trị – ngoại giao
– binh vận.......................................................................................................................10
2.5.1. Cơ sở hình thành:..............................................................................................10
Huỳnh Nhật Phương Chi MSSV: 2054082009
2.5.2. Vị trí – nội dung và mối quan hệ của các mặt trận...........................................10
2.6. Về nghệ thuật tổ chức và thực hành các trận đánh lớn............................................11
KẾT LUẬN.......................................................................................................................12
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................13
Huỳnh Nhật Phương Chi MSSV: 2054082009

LỜI CẢM ƠN

1
Huỳnh Nhật Phương Chi MSSV: 2054082009
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên Lê Văn Quý,
người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ đạo, tôi trong việc lập đề cương, tìm
tài liệu, viết và hoàn thành bài luận đúng thời hạn.
Cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa GDQP đã cung cấp nguồn tài liệu
hay và bổ ích nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài của tôi.
Cảm ơn trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho
tôi tiếp cận đến môn học Đường lối quốc phòng và an ninh của Đảng Cộng sản
Việt Nam để tôi có thể mở rộng hiểu biết của bản thân về kiến thức An ninh
Quốc phòng của Đảng ta.

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn !

TP.HCM ngày 25 tháng 12 năm 2021

Tác giả: Huỳnh Nhật Phương Chi

CÂU HỎI TIỂU LUẬN


2
Huỳnh Nhật Phương Chi MSSV: 2054082009
Họ & tên sinh viên thực hiện: Huỳnh Nhật Phương Chi
MSSV: 2054082009
Mã môn học: DEDU0301
Đề bài: Anh/Chị hãy phân tích những nội dung truyền thống và nghệ thuật đánh giặc
của cha ông ta? Trong những nội dung về nghệ thuật quân sự của cha ông ta, theo anh,
chị nội dung nào là quan trọng nhất? vì sao? Liên hệ trách nhiệm bản thân?
Bố cục bài tiểu luận:

- Đề tài gồm: Mở đầu, 2 chương,liên hệ trách nhiệm bản thân, kết luận, danh mục
tài liệu tham khảo và phụ lục hình ảnh.

MỞ ĐẦU

1. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU


3
Huỳnh Nhật Phương Chi MSSV: 2054082009
- Tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển của nghệ thuật quân sự Việt Nam.
- Tìm hiểu về những nét độc đáo, đặc sắc của nghệ thuật quân sự của cha ông
nhằm vận dụng vào việc xây dựng và phát triển Tổ quốc XHCN
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu.
+ Nghệ thuật quân sự Việt Nam.
+ Phương pháp để vận dung nghệ thuật quân sự vào sự nghiệp bảo vệ tổ
quốc trong tình hình mới
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Nghệ thuật quân sự của tổ tiên.
3. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
- Việc nghiên cứu, học tập phát huy truyền thống quật cường bất khuất của dân tộc
luôn là một đòi hỏi khách quan, một nhiệm vụ quan trọng đối với quân và dân
ta.Từ việc nghiên cứu những nét đặc sắc, độc đáo của nghệ thuật quân sự Việt
Nam, tài liệu này có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về quá trình hình thành
cũng như phát triển của nghệ thuật quân sự của ông cha ta, từ đấy xây dựng
niềm tự hào dân tộc, phát huy tinh thần thượng võ trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU


- Nghiên cứu lý thuyết, phân tích, tổng hợp, đối chiếu so sánh.
5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
- Sau khi nghiên cứu thành công, đề tài này sẽ giúp cho chúng ta hiểu được nét
độc đáo sâu sắc của nghệ thuật quân sự chiến tranh nhân dân Việt Nam qua
các giai đoạn lịch sử đồng thời giúp chúng ta hiểu thêm về nghệ thuật quân sự
Việt Nam trong quá trình dựng nước và giữ nước của thế hệ cha ông.

NỘI DUNG

4
Huỳnh Nhật Phương Chi MSSV: 2054082009
MỞ BÀI: Trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, nhân dân ta phải liên tiếp đương
đầu với các thế lực ngoại xâm có sức mạnh quân sự mạnh hơn ta gấp nhiều lần.Thế
nhưng với lòng yêu nước nồng nàn, cùng tinh thần chiến đấu kiên cường và khối đại
đoàn kết dân tộc lớn mạnh, chúng ta đã đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược, đem lại hòa
bình, ấm no, tự do cho dân tộc. Và cũng từ lịch sử các công cuộc đấu tranh giữ nước,
dân tộc đã để lại một di sản vô cùng quý giá, đó là tư tưởng và nghệ thuật quân sự độc
đáo, đặc sắc, thấm đẫm tính nhân văn-văn hóa quân sự Việt Nam.

CHƯƠNG 1: TRUYỀN THỐNG ĐÁNH GIẶC CỦA ÔNG CHA TA

1.1. Đất nước trong buổi đầu lịch sử


Cách đây mấy nghìn năm, do yêu cầu tự vệ trong chống giặc ngoại xâm và yêu cầu
làm thuỷ lợi của nền kinh tế nông nghiệp đã tác động mạnh mẽ đến sự ra đời của nhà
nước Văn Lang- Nhà nước đầu tiên của Việt Nam. Từ khi nhà nước Văn Lang ra đời
với sự đứng đầu của các vị Vua Hùng, lịch sử dân tộc Việt Nam bắt đầu thời đại dựng
nước và giữ nước. Với lãnh thổ khá rộng cùng có vị trí địa lí thuận lợi và quan trọng,
nước ta luôn bị các thế lực ngoại xâm nhòm ngó.Trước mối đe dọa từ bọn giặc ngoại
xâm cùng với nguy cơ mất nước, dân tộc ta chỉ có con đường duy nhất là đoàn kết
đứng lên đánh giặc, giữ nước
1.2. Những yếu tố tác động đến việc hình thành nghệ thuật đánh giặc
1.2.1. Vị trí địa lý
Việt Nam là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, khu vực Đông Nam Á, ven
biển Thái Bình Dương. Với địa hình đa dạng, phức tạp. Hệ thống giao thông thuận tiện
nên nước ta có một vị trí chiến lược quan trọng trong khu vực.
1.2.2. Kinh tế
- Đất nước ta có núi rừng trùng điệp, có sông ngòi dài rộng, có biển cả bao la, có đồng
bằng bát ngát, khối lượng tài nguyên khoáng sản phong phú, thổ nhưỡng đỏ và vàng ở
vùng đồi núi nhất là đất đỏ ba dan, phù sa các châu thổ nhất là sông Cửu Long và sông
Hồng. Nguồn nước ngọt dồi dào , mạng lưới sông ngòi dầy đặc (dọc bờ biển khoảng
20 km). Giới sinh vật, động vật phong phú… chưa kể các loại khoáng sản quý hiện
đang ẩn náu trong thềm lục địa.
- Quá trình phát triển dân tộc ta đã kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng kinh tế, xây dựng
đất nước đi đôi với việc củng cố quốc phòng, sẵn sàng đánh giặc giữ nước vừa phát
triển phồn thịnh vừa sẵn sàng đối phó với mọi nguy cơ chiến tranh xảy ra, thực hiện
nhiều kế sách như “quốc phú, binh cường”; “ngụ binh ư nông”, “trăm họ là binh”,
đảm bảo nền quốc phòng bền vững trước các thế lực thù địch cũng từ đó phát huy tính
sáng tạo trong lao động, tự tạo ra vũ khí như mũi tên đồng, cung nỏ,vót chông để
chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc.
1.2.3. Chính trị văn hoá – xã hội
1.2.3.1. Về chính trị

5
Huỳnh Nhật Phương Chi MSSV: 2054082009
- Các dân tộc Việt Nam chung sống hoà thuận, yêu quê hương đất nước. Do phát triển
địa lý ngã ba đường khu vực Đông Nam Á và những biến động lịch sử liên tục diễn ra
nên Việt Nam đã tiếp nhận nhiều thành phần dân tộc khác nhauViệt Nam là quốc
gia thống nhất đa dân tộc gồm 54 thành phần dân tộc, tộc người. Trong đó, dân tộc
Kinh (Việt) chiếm đa số, 53 dân tộc còn lại là các dân tộc thiểu số.
- Mật độ dân cư giữa các vùng miền phân bố không đồng đều nhau đã tạo nên những
nét văn hóa riêng mang đậm bản sắc địa phương mỗi dân tộc. Tuy khác nhau về nơi
sinh sống, phong tục, tập quán,... nhưng 54 dân tộc anh em đã sớm biết gắn quyền lợi
đất nước, tổ quốc với quyền lợi gia đình với bản thân, gắn bó nước với nhà làng với
nước.
1.2.3.2. Văn hoá – xã hội
- Nứớc ta có nền văn hoá bản địa xuất hiện sớm. Ngay từ thời tiền sử, với kết cấu vững
chắc: Nước có nhà, có làng bản, nhiều dân tộc cùng sinh sống, mỗi làng, xã, mỗi dân
tộc có phong tục tập quán riêng. Tuy vậy nhưng cộng đồng 54 dân tộc trên đất nước
Việt Nam đều chung một ý thức quốc gia - dân tộc, đều có nét chung về truyền thống
văn hoá, tinh thần đoàn kết yêu nước, cùng chung một cội nguồn, đoàn kết, chung lưng
đấu cật để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chính vì lẽ đó có thể nói “Mỗi người dân là
một chiến sỹ, mỗi ngôi nhà, xóm làng, khu phố là một pháo đài
Tóm lại: Các yếu tố địa lý, kinh tế, chính trị, văn hoá-xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến
sự định hình và phát triển nghệ thuật đánh giặc tổ tiên ta. Góp phần phát huy tính sáng
tạo, mềm dẻo, khôn khéo, linh hoạt trong nghệ thuật đánh giặc của ông cha ta.
1.3. Những cuộc khởi nghĩa và chiến tranh chống xâm lược
1.3.1. Những cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên
1.3.1.1. Cuộc kháng chiến chống quân Tần (TK III TCN, khỏang 214 - 208 TCN)
- Sang xâm lược nước ta thời bấy giờ là quân Tần với 50 vạn quân, do tướng Đồ Thư
chỉ huy. Sau khỏang 5 đến 6 năm ( 214 – 208 TCN) kiên trì và anh dũng chiến đấu,
nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Thục Phán An Dương Vương đã làm cho quân Tần
lương thực bị tuyệt và thiếu, “đóng binh ở đất vô dụng, tiến không được, thoái cũng
không xong”, từ đấy tiến công đập tan cuộc xâm lược của quân Tần, khởi nghĩa giành
thắng lợi vẻ vang.
1.3.1.2. Đánh quân Triệu Đà ( TK II TCN, khỏang 184 – 179 TCN)
Cuộc kháng chiến của nhân dân Âu Lạc do An Dương Vương lãnh đạo chống quân
xâm lược của Triệu Đà từ năm 184 đến 179 trước Công nguyên bị thất bại. Từ
đây vùng lãnh thổ độc lập của người Việt phải chịu tình trạng thuộc địa của các triều
đại phương bắc Trung Quốc trong 10 thế kỷ (179 trước CN đến 938).

1.3.2. Những cuộc khởi nghĩa và chiến tranh chống xâm lược giành và giữ độc lập
từ thế kỉ II trước công nguyên đến đầu thế kỉ X
1.3.2.1. Từ TK II TCN đến TK X:
6
Huỳnh Nhật Phương Chi MSSV: 2054082009
Nước ta liên tục bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ: Nhà Triệu, nhà Hán,
nhà Lương… đến nhà Tùy, nhà Đường. Đây là thời kì thử thách, nguy hiểm đến sự
mất, còn của dân tộc ta. Cũng chính trong thời kì này nhân dân ta thể hiện đầy đủ tinh
thần bất khuất, kiên cường, bền bỉ chống giặc ngọai xâm, giành lại bằng được độc lập
dân tộc.
Các cuộc đấu tranh tiêu biểu:
- Cuộc khởi nghĩa của hai bà Trưng chống Quân Đông Hán (năm 40 sau Công
nguyên)
- Cuộc khởi nghĩa của bà Triệu chống quân Đông Ngô (248).
- Cuộc khởi nghĩa của Lý Bý chống quân nhà Lương (542).
- Cuộc khởi nghĩa của Lý Tự Tiên và Đinh Kiến chống quân nhà Đường (687).
- Cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan (Mai Hắc Đế) chống quân nhà Đường
( 722-820 ).
- Cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng (Bố Cái Đại Vương) chống quân nhà Đường
(766 - 791 ).
- Chiến thắng của Ngô Quyền chống quân Nam hán 938 (kết thúc thời kỳ bắc
thuộc 179 TCN - 938).
Trước hành động phản bội của Kiều Công Tiễn và hoạ xâm lăng của quân Nam
Hán, Ngô Quyền-một vị tướng tài và là con rể của Dương Đình Nghệ đã kéo quân từ
Châu Ái ra giết chết tên bán nước Kiều Công Tiễn và lãnh đạo quân ta tiến hành cuộc
kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán.Trận chiến sử dụng kế sách cắm cọc dưới
lòng sông. Cùng với sự lãnh đạo tài ba, cuộc chiến trên sông Bạch Đằng cuối năm 938
của quân dân ta đã kết thúc hoàn toàn thời kỳ mất nước kéo dài hơn một nghìn năm.
Đồng thời, khẳng định sự trưởng thành trong ý thức dân tộc và tinh thần yêu nước kiên
cường bất khuất của quân dân ta.
1.3.3. Các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIII
- Các cuộc kháng chiến chống quân Tống:
+ Lần thứ nhất (981): Lê Hoàn lên làm vua lập nên triều đại nhà Tiền Lê và đảm
nhiệm sứ mạng lịch sử, tổ chức và lãnh đạo thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân
Tống. Dưới sự lãnh đạo của Lê Hoàn, quân ta chặn đánh địch ở sông Bạch Đằng và ải
Chi Lăng. Cuộc kháng chiến thắng lợi vẻ vang.
+ Lần thứ hai (1075 – 1077) dưới triều Lý: Sau thất bại lần thứ nhất (năm 981),
nhà Tống chưa từ bỏ âm mưu xâm lược nước ta. Từ năm 1068, nhà Tống đã ráo riết
chuẩn bị xâm lược nước ta để giải quyết khó khăn trong nước và gây thanh thế với các
nước láng giềng. Đứng trước âm mưu và hành động công khai của địch, Lý Thường
Kiệt, lúc đó nắm giữ binh quyền trực tiếp lãnh đạo kháng chiến đã chủ động tiến công
trước để đẩy kẻ thù vào thế bị động. Biết quân Tống thế nào cũng kéo quân sang phục
thù, Lý Thường Kiệt đã cho khẩn trương chuẩn bị kháng chiến, xây dựng phòng tuyến
Như Nguyệt để chặn giặc ; đồng thời, triển khai lực lượng, bố trí thế trận chống giặc
ngoại xâm.
+ Trận phản công Như Nguyệt (tháng 3/1077), quân và dân Đại Việt đã quét sạch
quân xâm lược Tống ra khỏi biên cương của Tổ quốc. Đây được xem là nét son trong
lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân ta.
7
Huỳnh Nhật Phương Chi MSSV: 2054082009
- Ba lần kháng chiến chống quân Nguyên – Mông của nhà Trần ở thế kỉ XIII:
+ Từ năm 1225, nhà Trần thay thế nhà Lý đảm nhận sứ mệnh lãnh đạo công cuộc
dựng nước và giữ nước (1226 - 1400), đã lãnh đạo nhân dân ta ba lần kháng chiến
chống quân Nguyên – Mông giành thắng lợi vẻ vang, bổ sung những nét đặc sắc vào
nền nghệ thuật quân sự Việt Nam.
+ Cuộc kháng chiến lần I vào năm 1258, quân và dân ta đã đánh thắng 3 vạn
quân Nguyên – Mông.
+ Cuộc kháng chiến lần II vào năm 1285, quân và dân ta đã đánh thắng 60 vạn
quân Nguyên –Mông.
+ Cuộc kháng chiến lần III vào năm 1287 - 1288, quân và dân ta đã đánh thắng
50 vạn quân Nguyên – Mông.
- Cuộc kháng chiến chống Minh do Hồ Quý Ly lãnh đạo:
Vào cuối thế kỉ XIV, triều đại nhà Trần từng bước suy tàn, Hồ Quý Ly là một
quý tộc có thanh thế đã phế truất vua Trần, lập ra vương triều mới, triều đại nhà Hồ.
Tháng 5/1406, dưới chiêu bài "phù Trần diệt Hồ", nhà Minh đã đưa quân xâm lược
nước ta. Trong tác chiến, nhà Hồ, nhà Hồ chỉ trông cậy vào quân đội thường trực và
các tuyến phòng thủ cố định. Do vậy, nhà Hồ nhanh chóng thất bại và thất bại này đưa
đến thảm họa mất nước trước giặc phương Bắcsau hơn 5 thế kỷ giành và giữ vững nền
độc lập.
- Khởi nghĩa Lam Sơn và chiến tranh giải phóng dân tộc do Lê Lợi, Nguyễn Trãi lãnh
đạo. Mặc dù chiếm được Đại Việt, nhưng giặc Minh không khuất phục được dân tộc
ta, các cuộc khởi nghĩa của các tầng lớp nhân dân yêu nước vẫn liên tiếp nổ ra, tiêu
biểu là khởi nghĩa Lam Sơn. Sau 10 năm (1418 – 1427) chiến đấu bền bỉ, ngoan
cường, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã phát triển thành chiến tranh giải phóng, hoàn
thành nhiệm vụ vẻ vang, quét sạch kẻ thù ra khỏi bờ cõi. Thắng lợi vĩ đại đó chứng tỏ
nghệ thuật quân sự trong khởi nghĩa, chiến tranh giải phóng của ông cha ta đã đạt đến
đỉnh cao và để lại nhiều bài học lịch sử quý giá.
- Khởi nghĩa Tây Sơn và các cuộc kháng chiến chống quân Xiêm 1784 - 1785, kháng
chiến chống quân xâm lược Mãn Thanh 1788 – 1789:
Cuối năm 1788, nạn xâm lược của quân Thanh trở thành nguy cơ trực tiếp và chủ
yếu đối với nước ta.Trước nguy cơ xâm lược ấy,Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy
hiệu là Quang Trung. Vua Quang Trung đã hành quân thần tốc và đánh tan lực lượng
quân Thanh với 29 vạn quân và Lê Chiêu Thống, chiếm lại được kinh đô Thăng Long
chỉ trong vòng 5 ngày. Thắng lợi của cuộc chiến tranh chống quân Thanh (1788-1789)
là một trong những chiến công chói lọi nhất của dân tộc ta. Nó đã để lại nét đặc sắc
trong nghệ thuật “đánh nhanh, thắng nhanh” của người Anh hùng “áo vải cờ đào”
Quang Trung - Nguyễn Huệ trong kho tàng nghệ thuật quân sự truyền thống Việt
Nam.

1.3.4.Nét đặc sắc về Nghệ Thuật Quân Sự (TK X đến cuối TK XIX)

8
Huỳnh Nhật Phương Chi MSSV: 2054082009
- Chủ động đánh trước, phá kế họach địch (Tiên phát chế nhân – Nhà Lý chống quân
Tống lần thứ hai).
- Lấy chỗ mạnh của ta đánh vào chỗ yếu của địch ( nhà Trần chống quân Mông –
Nguyên).
- Lấy yếu chống mạnh hay đánh bắt ngờ, lấy ít địch nhiều hay dùng mai phục (Lê Lợi,
Nguyễn Trãi chống quân Minh).
- Rút lui chiến lược, bảo tòan lực lượng tạo thế và lực cho cuộc phản công đánh đòn
quyết định tiêu diệt địch (trong chống quân Xiêm – Mãn Thanh).

CHƯƠNG 2. NGHỆ THUẬT ĐÁNH GIẶC CỦA ÔNG CHA TA


2.1. Về tư tưởng chỉ đạo tác chiến.
- Lịch sử đã khẳng định, tư tưởng quân sự của dân tộc ta là tư tưởng tiến công, cũng có
thể nói là tư tưởng chiến lược tiến công. Nét đặc sắc nhất có tính đặc thù của tư tưởng
này thể hiện ở chỗ được thực hiện nhất quán, xuyên suốt chiều dài lịch sử chống ngoại
xâm của dân tộc. Tư tưởng đó thể hiện rất rõ trong đánh giá đúng kẻ thù, chủ động đề
ra kế sách đánh, phòng, khẩn trương chuẩn bị lực lượng kháng chiến, tìm mọi biện
pháp làm cho địch suy yếu, tạo ra thế và thời cơ có lợi để tiến hành phản công, tiến
công
- Cách tiến công: Tiến công liên tục mọi lúc, mọi nơi, từ nhỏ đến lớn, từ cục bộ đến toàn
bộ.
- Mục tiêu tiến công: Tiêu diệt sinh lực địch, làm thay đổi so sánh tương quan lực lượng
trên chiến trường, cục diện chiến tranh.
- Thể hiện trong thực tiễn:
Các cuộc khởi nghĩa như: Hai Bà Trưng (40 đến 43), Lý Bí (542 đến 544), Lam Sơn
(1418 đến 1427), Tây Sơn (1771 đến 1789) đều thể hiện tư tưởng tiến công từ nhỏ đến
lớn, từ địa phương lan ra toàn quốc.
Thời nhà Lý: Trong cuộc chiến tranh chống giặc Tống lần 2 vào Thế kỷ XI (1075 –
1077). sử dụng kế: “Tiên phát chế nhân” (Chủ động tiến công trước đẩy kẻ thù vào thế
bị động) .
Thời nhà Trần Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông (TK XIII) với tinh
thần “Sát thát”, “Quyết đánh”, thực hiện “Cả nước chung sức, trăm họ là binh”. Trong
đó, chủ động tiến công là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt cuộc kháng chiến.
2.2. Về mưu kế đánh giặc
- Mưu là để lừa địch, đánh vào chỗ yếu, chỗ sơ hở, chỗ ít phòng bị, làm cho chúng bị
động, lúng túng đối phó.
- Kế là để điều địch theo ý định của ta, giành quyền chủ động, buộc chúng phải đánh
theo cách đánh của ta.

9
Huỳnh Nhật Phương Chi MSSV: 2054082009
- Nội dung mưu kế: Cha ông ta vận dụng sáng tạo, linh hoạt, khôn khéo, mềm dẻo các
cách đánh. Đó là “biết tiến, biết thoái, biết công, biết thủ” đúng lúc, biết kết hợp chặt
chẽ giữa quân sự với binh vận, ngoại giao.
Thể hiện trong thực tiễn:
- Chủ động đánh trước, phá kế họach địch (Tiên phát chế nhân – Nhà Lý chống quân
Tống lần thứ hai).
- Lấy chỗ mạnh của ta đánh vào chỗ yếu của địch ( nhà Trần chống quân Mông –
Nguyên).
- Thực hiện kế “Mưu phạt công tâm”, khuyên chúng ra đầu hang rồi cấp lương thảo,
phương tiện cho chúng về nước (Thời Nguyễn Trãi- Lê Lợi).
- Rút lui chiến lược, bảo tòan lực lượng tạo thế và lực cho cuộc phản công đánh đòn
quyết định tiêu diệt địch (trong chống quân Xiêm – Mãn Thanh).
2.3. Nghệ thuật chiến tranh nhân dân, thực hiện toàn dân đánh giặc
2.3.1. Cơ sở thực hiện
Xuất phát từ lòng yêu nước , tinh thần đoàn kết, truyền thống bất khuất chống
giặc ngoại xâm của dân tộc Toàn dân đánh giặc,cả nước đánh giặc đã trở thành truyền
thống, nghệ thuật đánh giặc độc đáo sáng tạo của dân tộc ta được thể hiện cả trong
khởi nghĩa vũ trang và trong chiến tranh.

2.3.2 Nội dung cơ bản của nghệ thuật là:


Lực lượng tham gia đánh giặc là: Toàn thể dân tộc, mỗi người dân là một người
lính. “Vua tôi đồng lòng, anh em hoà mục, cả nước chung sức, trăm họ là binh”
2.3.3. Thế trận đánh giặc:
“Cử quốc nghênh địch”, Cả nước là một chiến trường. Mỗi thôn, xóm, bản, làng là một
pháo đài diệt giặc.
2.3.4. Thể hiện trong thực tiễn
- Căn cứ vào tình hình thực tiễn, áp dụng linh hoạt các mưu kế “ Tiêu thổ” ( tức huỷ
phá nơi trọng yếu )“ Thanh dã” “ Cất giấu lương thực” “ Đầu độc nguồn nước”… đưa
chúng vào thế “ tiến thoái lưỡng nan”
- Sử dụng nhiều thứ quân với nhiều cách đánh làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc.
- Sử dụng nhiều hình thức tác chiến tiến công, tập kích, phục kích…
- Đồng thời tập trung lực lượng, sức mạnh cho các trận quyết chiến lược giành thắng
lợi quyết định trong chiến tranh. Như phòng tuyến sông Như Nguyệt, Bạch Đằng,
Đống Đa, Ngọc Hồi.
2.4. Nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh.
2.4.1. Cơ sở hình thành

10
Huỳnh Nhật Phương Chi MSSV: 2054082009
- Nước ta đất không rộng, người không đông phải luôn chống lại các thế lực xâm lược
to lớn, hùng mạnh hơn về mọi mặt.
- Cuộc chiến tranh của ta là cuộc chiến tranh chính nghĩa có nhân dân đoàn kết, một
lòng vì tổ quốc, kiên cường chống ngoại xâm.
2.4.2. Nội dung cơ bản của nghệ thuật:
- Sức mạnh của ta là sức mạnh tổng hợp, được chuyển hoá và phát triển từ nhiều nhân
tố chứ không đơn thuần xuất phát là sự so sánh, hơn kém về quân số, vũ khí của mỗi
bên tham chiến.
Dựa trên mối quan hệ giữa thế và lực, tạo thế có lợi, kết hợp “ Mưu-Thời-Thế -Lực”,
dân tộc ta đã sáng tạo nên nghệ thuật mà tổ tiên ta gọi là lấy ít địch nhiều, lấy yếu
chống mạnh”.
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh:
 Thế là không gian, là địa bàn họat động, là cách bố trí lực lượng, cách chọn
hướng tiến công để phát huy được sức mạnh đánh địch.
 Lực là sức mạnh tinh thần và vật chất của từng người, từng đơn vị, từng địa
phương và cả nước là lực lượng của tòan quân, tòan dân.
2.4.3. Thể hiện trong thực tiễn:
 Nhà Lý 10 vạn quân ta đã đánh thắng 30 vạn quân Tống.
 Nhà trần 15 vạn đánh thắng 60 vạn (lần 2) và 50 vạn (lần 3) quân Nguyên Mông.
 Khởi nghĩa Lam sơn 10 vạn quân ta đánh thắng 80 vạn quân Minh.
 Khởi nghĩa tây Sơn 10 vạn quân ta đánh thắng 29 vạn quân Mãn thanh.
2.5. Nghệ thuật kết hợp đặc trưng giữa các mặt trận quân sự – chính trị – ngoại
giao – binh vận.
Đây được xem là nét điển hình trong nghệ thuật đánh giặc của dân tộc ta
2.5.1. Cơ sở hình thành:
Từ tư tưởng, quan điểm chiến tranh là sự thử thách toàn diện đối với mỗi quốc gia
trong tham chiến.
2.5.2. Vị trí – nội dung và mối quan hệ của các mặt trận
- Mặt trận quân sự: Là quyết liệt nhất, có tính quyết định trực tiếp đến thắng lợi
của chiến tranh, là quá trình huy động lực lượng, tổ chức, xây dựng và huấn luyện
kỹ thuật chiến đấu quân đội, thực hành chiến đấu, diễn tập trước khi thực chiến với
mục đích tiêu diệt sinh lực địch, tạo đà, tạo thế, làm hậu thuẫn cho các mặt trận
khác về chính trị, ngoại giao, binh vận.
- Về chính trị: Đòi hỏi phải thường xuyên tuyên truyền, phát huy cao độ nhân tố
chính nghĩa của cuộc kháng chiến nhằm cổ vũ tinh thần yêu nước của nhân dân,
qui tụ sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Là cơ sở tạo ra sức mạnh về quân sự , đoàn
kết toàn dân trước nạn nước thù nhà. Mặt trận chính trị hoạt động tốt là cơ sở tạo
ra sức mạnh về quân sự đánh bại mọi kẻ thù xâm lăng.

11
Huỳnh Nhật Phương Chi MSSV: 2054082009
- Ngoại giao: Thông qua các cuộc đấu tranh ngoại giao để nhân dân thế giới, kể cả
nhân dân nước địch nhìn nhận và hiểu rõ tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh
xâm lược, thấy rõ tội ác mà kẻ đã thù gây ra cho nhân dân ta. Từ đấy tranh thủ sự
ủng hộ từ thế giới trong công cuộc đấu tranh.
- Mặt trận binh vận: Tiến công vào ý chí, kích động tính kiêu ngạo, chủ quan, làm
tan rã hàng ngũ địch..., tạo điều kiện cho quân sự giành thắng lợi, hạn chế thấp
nhất tổn thất của nhân dân ta trong chiến tranh.
2.6. Về nghệ thuật tổ chức và thực hành các trận đánh lớn
Trong cách đánh, ông cha ta rất chú trọng hợp vây chiến dịch, chiến thuật và tiến công
địch bằng các đòn thọc sâu, hiểm hóc. Đây vừa là nghệ thuật kết hợp tiến công chính
diện với bên sườn, vừa là tiến hành nhiều trận đánh diễn ra đồng thời, liên tiếp, nhanh
mạnh, bất ngờ, khiến địch không thể ứng cứu được cho nhau và nhanh chóng thất bại
Tiêu biểu như:
 Trận tuyến sông Như Nguyệt trong kháng chiến chống Tống (1077)
 Chiến thắng Bạch Đằng 938
 Trận Rạch Gầm-Xoài Mút 1785
Nhận xét: Trong những nội dung về nghệ thuật quân sự của cha ông ta, theo tôi, nghệ
thuật chiến tranh nhân dân,thực hiện toàn dân đánh giặc là quan trọng nhất. Để giải
thích cho sự lựa chọn cũng như là thể hiện tầm quan trọng của nghệ thuật quân sự này,
tôi có những lý do sau:
- Thứ nhất, như Bác Hồ từng khẳng định: “Lực lượng toàn dân là lực lượng vĩ đại
hơn hết. Không ai chiến thắng được lực lượng đó”. Từ quan niệm ấy có thể thấy,
muốn giành thắng lợi cách mạng, trước hết phải xuất phát từ lực lượng quần
chúng nhân dân. Sự đông đảo, bền bỉ cùng lòng yêu nước nồng nàn và ý chí kiên
cường bất khuất của nhân dân chính là xuất phát điểm cho mọi thắng lợi của các
cuộc chiến trường kỳ, vĩ đại của dân tộc, “dễ mười lần không dân cũng chịu, Khó
trăm lần dân liệu cũng xong”.
- Thứ hai, nhân dân là một lực lượng đông đảo, phân bố rộng khắp. Nếu huy động
được toàn toàn dân đánh giặc thì: “Mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi ngôi nhà,
thôn bản, xóm, làng, khu phố là một pháo đài chống dịch”, địch như thể bị bao
vây giữa một rừng quân ta. Sự đoàn kết của các dân tộc anh em chính là sức
mạnh to lớn, kiềm hãm quân địch.
- Cuối cùng, qua bao cuộc đấu tranh của dân tộc, có thể thấy từ khởi nghĩa từng
phần cho đến tổng khởi nghĩa, đều có lực lượng vũ trang cách mạng tham gia,
nhưng lực lượng chủ yếu quyết định thắng lợi là lực lượng của đông đảo quần
chúng cầm vũ khí đứng lên lật đổ chính quyền của địch. Cho nên nghệ thuật quân
sự trong khởi nghĩa vũ trang của ta chủ yếu là nghệ thuật chỉ đạo hoạt động quân
sự của quần chúng lâm thời vũ trang, phát huy tốt sự đông đảo của dân chúng
trong công cuộc cách mạng là con đường ngắn nhất để dẫn đến thành công.

 Liên hệ trách nhiệm bản thân:


- Nghiên cứu nghệ thuật quân sự của các thế hệ ông cha ta, chúng ta có quyền tự
hào về những trang lịch sử vẻ vang của dân tộc trong công cuộc dựng nước và

12
Huỳnh Nhật Phương Chi MSSV: 2054082009
giữ nước. Với ý chí kiên cường, bất khuất, cùng tinh thần chiến đấu xả thân vì
quê hương, đất nước rất đáng để mỗi sinh viên chúng ta học tập và noi theo.
- Thế hệ chúng ta hôm nay, được sống trong điều kiện đất nước hòa bình, độc
lập, cuộc ngày một ấm no, hạnh phúc, chính là nhờ thành quả của cách mạng
dưới sự lãnh đạo của Đảng quang vinh và Bác Hồ kính yêu; là công sức, máu
xương của hàng triệu người con ưu tú của dân tộc đã ngã xuống vì non sông, tổ
quốc. Để đền đáp công ơn của các vị anh hùng, mỗi sinh viên cần nêu cao tinh
thần tự lực, tự cường, vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ học tập, luôn
luôn bồi đắp tinh thần yêu nước cùng với ý chí và khát vọng phát triển đất nước
phồn vinh, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh”, đưa đất nước sánh vai
với các cường quốc năm châu.
- Hòa bình là thế, thế nhưng xung quanh ta vẫn còn đầy rẫy những kẻ thù đầy
mưu mô, chực chờ hòng chiếm lấy nước ta. Vì thế, mỗi sinh viên cần tích cực
đấu tranh, bảo vệ quyền lợi của tổ quốc dân tộc. Đồng thời tham gia các diễn
đàn, kêu gọi toàn dân cần có lòng tự tôn dân tộc sâu sắc, chung sức chung lòng
chống mọi sự xâm phạm về quyền dân tộc của bất cứ kẻ thù nào.

KẾT LUẬN
Nghệ thuật đánh giặc giữ nước của dân tộc ta được hình thành, phát triển gắn liền với
các yếu tố địa lí, kinh tế, chính trị- xã hội, thể hiện tư tưởng tích cực chủ động tiến
công, với sách lược khôn khéo mềm dẻo, với nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch
nhiều, lấy yếu chống mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa quân sự, chính trị, ngoại giao, binh
vật. Hiện nay bối cảnh tình hình thế giới, tình hình khu vực đang có những diễn biến
hết sức phức tạp. Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch luôn chực chờ, dùng mọi
âm mưu, thủ đoạn hết sức tinh vi, vô cùng xảo quyệt trên mọi lĩnh vực kinh tế, văn
hóa, xã hội, ngoại giao, quân sự nhằm triệt tiêu chế độ XHCN ở Việt Nam. Hơn lúc
nào hết nghệ thuật quân sự Việt Nam cần được phát triển, củng cố hơn nữa để vươn
lên tầm cao mới đáp ứng yêu cầu của cuộc chiến tranh toàn dân, bảo vệ vững chắc tổ
quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa.

13
Huỳnh Nhật Phương Chi MSSV: 2054082009

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nhiều tác giả (2019), Giáo trình Giáo dục quốc phòng - an ninh (Dùng cho sinh
viên các trường đại học, cao đẳng) tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
[2] Bách khoa Tri thức Quốc phòng toàn dân, Học thuyết QSVN trước thời đại Hồ
Chí Minh (phần III): Học thuyết quân sự Việt Nam về sử dụng sức mạnh Việt Nam vào
việc giành và giữ vững độc lập, chủ quyển dân tộc.
[3] GV. Lê Văn Quý, Slide bài giảng Những vấn đề về lịch sử nghệ thuật quân sự
Việt Nam của .

14
Huỳnh Nhật Phương Chi MSSV: 2054082009

15

You might also like