CD - Toán 10 - Ôn Thi Học Kì 1

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 35

Hocmai.

vn – Học chủ động - Sống tích cực

TÀI LIỆU ÔN TẬP HỌC KỲ I


MÔN TOÁN LỚP 10
Bộ: CÁNH DIỀU

Chương I: Mệnh đề toán học. Tập hợp

A KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

I. MỆNH ĐỀ TOÁN HỌC


1. Mệnh đề toán học
• Mệnh đề toán học là một câu khẳng định về một sự kiện trong toán học.
• Mỗi mệnh đề toán học phải hoặc đúng hoặc sai. Một mệnh đề toán học không thể vừa đúng
vừa sai.

2. Mệnh đề chứa biến

• Mệnh đề chứa biến là một khẳng định chứa một hoặc nhiều biến thay đổi.
• Tính đúng sai của mệnh đề phụ thuộc vào giá trị cụ thể của các biến.
• Mệnh đề chứa biến là mệnh đề nếu ta cho các biến đó những giá trị nhất định.

3. Mệnh đề phủ định

• Phủ định của mệnh đề P là mệnh đề P : “Không phải P ”.


• P đúng thì P sai.
• P sai thì P đúng.

4. Mệnh đề kéo theo

• Mệnh đề P Þ Q : “Nếu P thì Q ” là mệnh đề kéo theo.


• P Þ Q sai khi P đúng, Q sai và đúng trong các trường hợp còn lại.
• Các định lí toán học thường là những mệnh đề đúng và thường được phát biểu ở dạng mệnh
đề kéo theo P Þ Q , khi đó:
+ P là giả thiết của định lí;
+ Q là kết luận của định lí.
• Với mệnh đề P Þ Q thì:
+ P là điều kiện đủ để có Q ;
Hệ thống giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 1 -
Hocmai.vn – Học chủ động - Sống tích cực

+ Q là điều kiện cần để có P .

5. Mệnh đề đảo. Hai mệnh đề tương đương

• Q Þ P là mệnh đề đảo của P Þ Q .


• Nếu P Þ Q và Q Þ P đều đúng thì P và Q là hai mệnh đề tương đương, kí hiệu P Û Q.

6. Kí hiệu ", $

• Mệnh đề "x Î X,P ( x ) : “Với mọi x Î X thì P ( x ) đúng”.


• Mệnh đề $x Î X,P ( x ) : “Tồn tại x Î X để P ( x ) đúng”.

• A = "x Î X,P ( x ) Þ A = $x Î X,P ( x ) .


• A = $x Î X,P ( x ) Þ A = "x Î X,P ( x ) .

II. TẬP HỢP. CÁC PHÉP TOÁN TRÊN TẬP HỢP


1. Tập hợp

• Các đối tượng có chung một hay nhiều tính chất quy tụ lại thành một tập hợp, mỗi đối tượng
là một phần tử.
• Mỗi tập hợp được xác định bởi:
+ Cách liệt kê: A = {a1 ;a2 ;a 3 ;...} ;

{
+ Cách nêu tính chất đặc trưng: A = x Î X P ( x ) . }
• Tập hợp rỗng Æ là tập hợp không có phần tử nào.
• Một tập hợp có thể không có phần tử nào, cũng có thể có một phần tử, có nhiều phần tử, có
vô số phần tử.

2. Tập hợp con và tập hợp bằng nhau

• Tập con: A Ì B Û ( "x Î A Þ x Î B).


• Tập Æ là tập con của mọi tập hợp.
• Tập hợp bằng nhau: A = B Û A Ì B và B Ì A Û ( "x Î A Û x Î B) .

III. GIAO CỦA HAI TẬP HỢP

• {
Giao hai tập hợp: A Ç B = x x Î A và x Î B} .

IV. HỢP CỦA HAI TẬP HỢP

• {
Hợp hai tập hợp: A È B = x x Î A hoặc x Î B} .

V. PHẦN BÙ. HIỆU CỦA HAI TẬP HỢP

• { }
Phần bù của tập hợp: CA B = A\B = x x Î A,x Ï B với B Ì A .

• {
Hiệu hai tập hợp: A\B = x x Î A,x Ï B }
Hệ thống giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 2 -
Hocmai.vn – Học chủ động - Sống tích cực

VI. CÁC TẬP HỢP SỐ

1. Các tập hợp đã học

Quan hệ giữa các tập hợp số: • Ì ! Ì " Ì # .

2. Một số tập con thường dùng của tập hợp số thực

Biểu diễn trên trục số


Tập hợp Tên gọi, kí hiệu
(phần không bị gạch chéo)

! Tập số thực ( -¥; +¥ ) 0

{x Î ! a £ x £ b} Đoạn éëa; bùû [


a
]
b

{x Î ! a < x < b} Khoảng ( a; b )


a
( )
b

{x Î ! x < a} Khoảng ( -¥;a )


a
)

{x Î ! x > a} Khoảng ( a; +¥ ) (
a

{x Î ! a £ x < b} Nửa khoảng éëa; b )


a
[ )
b

{x Î ! a < x £ b} Nửa khoảng ( a; b ùû


a
( ]
b

{x Î ! x £ a} Nửa khoảng ( -¥;a ùû ]


a

{x Î ! x ³ a} Nửa khoảng éëa; +¥ ) [


a

B MỘT SỐ DẠNG BÀI THƯỜNG GẶP

Hệ thống giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 3 -
Hocmai.vn – Học chủ động - Sống tích cực

Dạng 1. Xác định mệnh đề, tính đúng/sai của mệnh đề

Phương pháp giải:


+ Mệnh đề là một câu khẳng định đúng hoặc sai.

+ Mệnh đề: xác định giá trị (Đ) hoặc (S) của mệnh đề đó.

+ Mệnh đề chứa biến P ( x ) : Tìm tập hợp D của các biến x để P ( x ) (Đ) hoặc (S).

+ Mệnh đề phủ định P sai khi P đúng và ngược lại.

+ Mệnh đề kéo theo P Þ Q chỉ sai khi P đúng, Q sai

+ Mệnh đề tương đương P Û Q đúng khi P Þ Q và Q Þ P đều đúng. Hay khi P và Q


đều đúng hoặc P và Q đều sai.

Ví dụ 1 Trong các câu sau, câu nào là mệnh đề toán học?

a. 4 là số chính phương.
b. Trời lạnh.
c. Phương trình x2 - 1 = 0 vô nghiệm.
d. Hàm số y = 2x luôn đi qua gốc tọa độ.
e. Bữa trưa hôm nay thật tuyệt!
f. Còn bao nhiêu phút nữa thì tới nơi?
g. Malaysia là nước duy nhất có hai thủ đô.
h. Có vô số đường thẳng đi qua 2 điểm phân biệt.
i. Everest là đỉnh núi cao nhất thế giới.
k. Bạn cắm được lọ hoa đẹp quá!
Phân tích: Các câu cảm thán, câu hỏi, câu không xác định được tính đúng/sai không là mệnh đề.
Các câu khẳng định đúng hoặc sai về toán học là mệnh đề toán học.

Lời giải:

Các câu là mệnh đề toán học là: a, c, d, h.

Ví dụ 2 Xác định tính đúng/sai của các mệnh đề sau:

a. 2k ( k Î • ) là số chẵn.
b. Nếu một số tự nhiên chia hết cho 15 thì chia hết cho cả 3 và 5.
c. "x Î • : x3 > 0
x y
d. $x,y > 0 : + ³ 2
y x

Hệ thống giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 4 -
Hocmai.vn – Học chủ động - Sống tích cực

e. Tứ giác nội tiếp trong đường tròn khi và chỉ khi có 2 góc đối bù nhau.

f. Tổng của hai số tự nhiên là một số chẵn khi và chỉ khi cả hai số đều là số chẵn.
g. Tích của hai số tự nhiên là một số chẵn khi và chỉ khi cả hai số đều là số chẵn.
h. Tổng của hai số tự nhiên là một số lẻ khi và chỉ khi cả hai số đều là số lẻ.
i. Tích của hai số tự nhiên là một số lẻ khi và chỉ khi cả hai số đều là số lẻ.
Phân tích: Để xác định một mệnh đề là sai, học sinh cần chỉ ra 1 trường hợp sai của mệnh đề.

Lời giải:

Mệnh đề Tính đúng/sai


a. 2k ( k Î • ) là số chẵn. Đúng
b. Nếu một số tự nhiên chia hết cho 15 thì chia hết cho
Đúng
cả 3 và 5.
c. "x Î • : x3 > 0 Sai vì với x = 0 thì x3 = 0
Đúng vì theo bất đẳng thức Cô-si ta có:
x y x y
x y + ³ 2 . = 2.
d. $x,y > 0 : + ³ 2 y x y x
y x
x y
Dấu “=” xảy ra Û = Û x= y =1
y x
e. Tứ giác nội tiếp trong đường tròn khi và chỉ khi có
Đúng
2 góc đối bù nhau.
f. Tổng của hai số tự nhiên là một số chẵn khi và chỉ Sai vì với 1 + 3 = 4 là số chẵn nhưng
khi cả hai số đều là số chẵn. 1,3 là số lẻ.
g. Tích của hai số tự nhiên là một số chẵn khi và chỉ Sai vì 2.3 = 6 là số chẵn nhưng 3 là số
khi cả hai số đều là số chẵn. lẻ.
h. Tổng của hai số tự nhiên là một số lẻ khi và chỉ khi Sai vì 1 + 3 = 4 là số chẵn nhưng 1,3 là
cả hai số đều là số lẻ. số lẻ.
i. Tích của hai số tự nhiên là một số lẻ khi và chỉ khi
Đúng
cả hai số đều là số lẻ.

Hệ thống giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 5 -
Hocmai.vn – Học chủ động - Sống tích cực

Dạng 2. Xác định/phát biểu mệnh đề: phủ định, kéo theo, tương đương,…

Phương pháp giải:


1. Mệnh đề phủ định

Mệnh đề phủ định của P là "Không phải P".

Mệnh đề phủ định của " "x Î X,P(x)" là: " $x Î X,P(x)"

Mệnh đề phủ định của " $x Î X,P(x)" là: " "x Î X,P(x)" .

2. Mệnh đề kéo theo

Mệnh đề: P Þ Q . Khi đó: P là giả thiết, Q là kết luận.

Hoặc P là điều kiện đủ để có Q, hoặc Q là điều kiện cần để có P.

3. Mệnh đề đảo

Mệnh đề Q Þ P được gọi là mệnh đề đảo của mệnh đề P Þ Q.

4. Mệnh đề tương đương

Mệnh đề: P Û Q . Khi đó: P tương đương với Q.

Hoặc P là điều kiện cần và đủ để có Q, hoặc P khi và chỉ khi Q.

Ví dụ 1 Cho mệnh đề “Phương trình x 2 - 4x + 4 = 0 có nghiệm”. Mệnh đề phủ định của


mệnh đề đã cho là mệnh đề nào sau đây?

A. Phương trình x2 - 4x + 4 ¹ 0 có nghiệm.


B. Phương trình x 2 - 4x + 4 = 0 có vô số nghiệm.
C. Phương trình x 2 - 4x + 4 = 0 có hai nghiệm phân biệt.
D. Phương trình x 2 - 4x + 4 = 0 vô nghiệm.
Phân tích: Phủ định của “có” là “không có”.

Lời giải:

Mệnh đề phủ định “Phương trình x 2 - 4x + 4 = 0 không có nghiệm” hay “Phương trình x 2 - 4x + 4 = 0
vô nghiệm”.
Chọn đáp án D.
Ví dụ 2 Cho mệnh đề: “Nếu 2 góc ở vị trí so le trong thì hai góc đó bằng nhau”. Trong các
mệnh đề sau đây, đâu là mệnh đề đảo của mệnh đề trên?
A. Nếu 2 góc bằng nhau thì hai góc đó ở vị trí so le trong.

Hệ thống giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 6 -
Hocmai.vn – Học chủ động - Sống tích cực

B. Nếu 2 góc không ở vị trí so le trong thì hai góc đó không bằng nhau.
C. Nếu 2 góc không bằng nhau thì hai góc đó không ở vị trí so le trong.
D. Nếu 2 góc ở vị trí so le trong thì hai góc đó không bằng nhau.
Phân tích: Mệnh đề đã cho là mệnh đề dạng P Þ Q . Xác định đâu là mệnh đề P, đâu là mệnh đề
Q. Từ đó suy ra mệnh đề đảo Q Þ P .

Lời giải:

Mệnh đề đảo là: Nếu 2 góc bằng nhau thì hai góc đó ở vị trí so le trong.

Chọn đáp án A.

Dạng 3. Các phép toán trên tập hợp


Phương pháp giải:
1. Đối với các tập hợp có phần tử liên tục, để thực hiện các phép toán trên tập hợp ta làm
như sau:
Bước 1: Viết các tập hợp dưới dạng khoảng/đoạn/nửa khoảng.
Bước 2: Vẽ các trục số thể hiện các tập hợp (chú ý các vị trí số giống nhau phải thẳng
hàng nhau)
Bước 3:
- Tìm giao: lấy các phần không bị gạch bỏ ở tất cả các trục số.
- Tìm hợp: lấy các phần mà nó không bị gạch bỏ ở ít nhất một trục số.
- Tìm hiệu A\B: lấy phần ở tập A và gạch bỏ các phần của tập B .
- Tìm phần bù C A B : lấy phần ở tập A và gạch bỏ các phần của tập B .
Bước 4: Dựa vào hình vẽ để kết luận.
2. Đối với bài toán tìm tham số để thỏa mãn kết quả của phép toán trên tập hợp, ta cũng
tiến hành vẽ trục số và suy luận dựa trên hình ảnh.

Ví dụ { } { } {
Cho các tập hợp A = x Î ! x < 3 , B = x Î ! 1 < x £ 5 , C = x Î ! -2 £ x £ 4 }
Tìm A È B; A Ç B; A\B và ( B È C) \( A Ç C ) .

Phân tích: Các tập hợp đã cho có các phần tử liên tục nên bước đầu tiên ta cần viết lại các phần tử
ở dạng đoạn/khoảng/nửa khoảng sau đó biểu diễn thành các trục số, xác định phép toán tập hợp cần
thực hiện để thực hiện gạch bỏ các phần không thỏa mãn và cuối cùng là kết luận.

Lời giải:

Ta có A = ( -¥; 3 ) , B = (1; 5ùû , C = é-


ë 2; 4 ùû .

Biểu diễn các tập hợp trên trục số như sau:

Hệ thống giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 7 -
Hocmai.vn – Học chủ động - Sống tích cực

A )
3
B ( ]
1 5
C [ ]
-2 4

+ Tìm A È B : bỏ đi phần cùng bị gạch ở cả A và B , tức là bỏ đi phần lớn hơn số 5. Vậy phần còn
lại từ -¥ cho đến hết số 5 là hợp của A và B Þ A È B = ( -¥; 5ùû .

+ Tìm A Ç B : bỏ đi các phần bị gạch ở A và các phần bị gạch ở B , tức là bỏ đi phần từ -¥ cho
đến hết số 1 và phần từ số 3 đến +¥ . Vậy phần còn lại từ lớn hơn số 1 đến nhỏ hơn số 3 là giao của
A và B Þ A Ç B = (1; 3 )

+ Tìm A\B: phần nào của B thì gạch bỏ trên A , tức là bỏ đi phần từ sau số 1 đến hết số 5. Vậy
phần còn lại trên A từ -¥ đến hết số 1 là hiệu của A và B Þ A\B = ( -¥;1ùû

+ Tìm ( B È C) \( A Ç C ) :

Bước 1: Tìm B È C : bỏ đi phần cùng bị gạch ở cả B và C , tức là bỏ đi phần từ -¥ đến trước số


-2 và phần từ sau số 5 đến +¥ . Vậy phần còn lại từ số -2 đến hết số 5 là hợp của B và C .

Bước 2: Tìm A Ç C : bỏ đi các phần bị gạch ở A và các phần bị gạch ở C , tức là bỏ đi phần từ -¥
đến trước số -2 và phần từ số 3 đến +¥ . Vậy phần còn lại từ số -2 đến trước số 3 là giao của A
và C .

Bước 3: Vẽ các trục số biểu diễn B È C = é- ë 2; 3)


ë 2; 5ùû và A Ç C = é-

B hợp C [ ]
-2 5
A giao C [ )
-2 3

Bước 4: Tìm ( B È C) \( A Ç C ) : phần nào của A Ç C thì gạch bỏ trên B È C , tức là bỏ từ số -2 đến
trước số 3. Vậy phần còn lại từ số 3 đến hết số 5 là hiệu của B È C và A Ç C

Þ ( B È C) \( A Ç C) = éë3; 5ùû

Chú ý: Khi làm bài các em không cần diễn giải như trên, chỉ cần viết tập hợp, vẽ trục số và kết luận.
Đặc biệt cần chú ý về kí hiệu ngoặc nhọn (không lấy giá trị) và ngoặc vuông (lấy giá trị).

Hệ thống giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 8 -
Hocmai.vn – Học chủ động - Sống tích cực

Chương II: Bất phương trình và


hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn

A KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

I. BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN


1. Bất phương trình bậc nhất hai ẩn

• Bất phương trình bậc nhất hai ẩn x, y là bất phương trình có một trong các dạng sau:

ax + by < c, ax + by > c, ax + by ³ c, ax + by £ c ,

trong đó a, b, c là những số thực cho trước với a , b không đồng thời bằng 0; x và y là các ẩn.

• Mỗi cặp số ( x0 ; y0 ) sao cho ax0 + by0 < c là một nghiệm của bất phương trình ax + by < c .
• Trong mặt phẳng tọa độ Oxy , tập hợp các điểm có tọa độ là nghiệm của một bất phương
trình được gọi là miền nghiệm của bất phương trình đó.

2. Biểu diễn miền nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn

• (
Cách biểu diễn miền nghiệm của ax + by + c < 0 a2 + b2 ¹ 0 (*) )
Bước 1: Vẽ đường thẳng ( d ) : ax + by + c = 0 trên mặt phẳng tọa độ.

Bước 2: Lấy điểm M ( x0 ; y0 ) Ï d

+ ax0 + by0 + c < 0 Þ nửa mặt phẳng (không kể bờ ( d ) ) chứa điểm M là miền nghiệm của (*).

+ ax0 + by0 + c > 0 Þ nửa mặt phẳng (không kể bờ ( d ) ) không chứa điểm M là miền nghiệm của
(*).

( )
Chú ý: Đối với bất phương trình ax + by + c £ 0 a2 + b2 ¹ 0 thì cách xác định miền nghiệm cũng
tương tự, nhưng miền nghiệm là nửa mặt phẳng kể cả bờ.

II. HỆ BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN


1. Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn

Hệ thống giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 9 -
Hocmai.vn – Học chủ động - Sống tích cực

• Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn x, y là một hệ gồm hai hay nhiều bất phương trình bậc
nhất hai ẩn x, y . Mỗi nghiệm chung của các bất phương trình trong hệ được gọi là một
nghiệm của hệ bất phương trình đó.

2. Biểu diễn miền nghiệm của hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn

• Cách biểu diễn miền nghiệm của hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn:

+ Trong cùng mặt phẳng tọa độ, biểu diễn miền nghiệm của mỗi bất phương trình trong hệ bằng
cách gạch bỏ phần không thuộc miền nghiệm của nó.

+ Phần không bị gạch là miền nghiệm cần tìm.

B MỘT SỐ DẠNG BÀI THƯỜNG GẶP

Dạng 1. Biểu diễn hình học tập nghiệm của bất phương trình,
hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn

Phương pháp giải:


+ Đối với bất phương trình:
Xét bất phương trình ax + by £ c (1)
Trong đó a và b là hai số không đồng thời bằng 0.
Bước 1. Trên mặt phẳng tọa độ Oxy , vẽ đường thẳng (D) : ax + by = c .
Bước 2. Lấy một điểm M 0 ( x0 ; y0 ) Ï (D) (ta thường lấy gốc tọa độ O ).

Bước 3. Tính ax0 + by0 và so sánh ax0 + by0 với c .


Bước 4. Kết luận
Nếu ax0 + by0 < c thì nửa mặt phẳng bờ (D) (kể cả bờ) chứa M 0 là miền nghiệm của
ax + by £ c .
Nếu ax0 + by0 > c thì nửa mặt phẳng bờ (D) (kể cả bờ) không chứa M 0 là miền
nghiệm của ax + by £ c .
+ Đối với hệ bất phương trình:
ìax + by £ c
Xét hệ bất phương trình í
îa ' x + b ' y £ c '
Vẽ các đường thẳng (D) : ax + by = c và ( D ') : a ' x + b ' y = c ' .
Biểu diễn miền nghiệm của mỗi bất phương trình và tìm giao của chúng ta được tập
nghiệm của hệ bất phương trình đã cho.

Hệ thống giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 10 -
Hocmai.vn – Học chủ động - Sống tích cực

Ví dụ 1 Xác định miền nghiệm của bất phương trình sau: 3( x - y ) + 1 > 2 x + y .

Lời giải:

3( x - y) + 1 > 2 x + y Û x - 4 y + 1 > 0 (*)


Ta thấy khi thay toạ độ điểm O(0;0) vào (*) thì được 1 > 0.
Như vậy, miền nghiệm của BPT trên là: nửa mặt phẳng với bờ là đường thẳng x - 4 y + 1 = 0
(không chứa bờ) và chứa gốc toạ độ O(0;0).

ìx - 2 y < 0
Ví dụ 2 Xác định miền nghiệm của hệ bất phương trình sau (bằng hình vẽ): í
î x + 3 y > -2

Lời giải:

y
x - 2y = 0
A(1;1)

O
1 x

x + 3y + 2 = 0

Dạng 2. Ứng dụng vào thực tế

Phương pháp giải:


+ Đọc đề bài, xác định các ẩn;
+ Viết bất phương trình/hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn theo các dữ kiện của đề bài;
+ Vẽ miền nghiệm trên mặt phẳng tọa độ;
+ Dựa vào hình vẽ và tính toán, thực hiện yêu cầu của đề bài.
Chú ý: Giá trị lớn nhất (hay nhỏ nhất) của biểu thức F ( x; y ) = ax + by với ( x; y ) là tọa độ
đỉnh của đa giác miền nghiệm.

Ví dụ Một công ty trong một đợt quảng cáo và bán khuyến mãi hàng hóa là một sản phẩm
mới của công ty cần thuê xe để chở ít nhất 120 người và 9 tấn hàng. Nơi thuê chỉ có hai loại
xe A và B . Trong đó xe loại A có 12 chiếc, xe loại B có 15 chiếc. Một chiếc xe loại A

Hệ thống giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 11 -
Hocmai.vn – Học chủ động - Sống tích cực

cho thuê với giá 4,2 triệu đồng, còn loại B là 3,5 triệu đồng. Hỏi phải thuê bao nhiêu xe mỗi
loại để chi phí vận chuyển là thấp nhất? Biết rằng xe A chỉ chở tối đa 20 người và 0,75 tấn
hàng; xe B chở tối đa 15 người và 1,5 tấn hàng.

Lời giải:

Gọi x, y lần lượt là số lượng xe loại A, B cần thuê ( x, y Î • ).


Theo giả thiết ta có hệ bất phương trình
ì20 x + 15 y ³ 120 ì4 x + 3 y ³ 24
ï0, 75 x + 1,5 y ³ 9 ï x + 2 y ³ 12
ï ï
í hay í
ï0 £ x £ 12 ï0 £ x £ 12
ïî0 £ y £ 15 ïî0 £ y £ 15

y
4x + 3y = 24

15 B C

x + 2y = 12
8 A

6
E

D
x
O 6 12

Miền nghiệm của hệ bất phương trình là miền ngũ giác ABCDE (kể cả các cạnh) với A ( 0;8) ,

B ( 0;15) , C (12;15) , D (12;0) , E ( 2, 4;4,8) .

Chi phí thuê xe là T = 4, 2 x + 3,5 y .

Chi phí thuê xe là thấp nhất khi T đạt giá trị nhỏ nhất.
T ( 0;8) = 4, 2.0 + 3,5.8 = 28;

T ( 0;15) = 4, 2.0 + 3,5.15 = 52,5 ;

T (12;15) = 4, 2.12 + 3,5.15 = 102,9 ;

T (12;0) = 4, 2.12 + 3,5.0 = 50, 4 .

(Loại điểm E vì 2, 4 Ï • ;2,8 Ï • )


Vậy cần thuê 8 xe loại B thì chi phí phải trả là nhỏ nhất.

Hệ thống giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 12 -
Hocmai.vn – Học chủ động - Sống tích cực

Chương III: Hàm số và đồ thị

A KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

I. HÀM SỐ
1. Định nghĩa

Cho D Ì ! ( D ¹ Æ )

• Nếu với mỗi giá trị x Î D có một và chỉ một giá trị tương ứng của y thuộc tập hợp số thực
! thì ta có một hàm số.
x là biến số và y là hàm số của x ;

D là tập xác định của hàm số;

Kí hiệu hàm số: y = f ( x ) ,x Î D.

2. Cách cho hàm số

- Cho bằng công thức;

- Cho bằng hình ảnh.

3. Đồ thị của hàm số

( )
- Đồ thị của hàm số y = f ( x ) xác định trên tập hợp D là tập hợp các điểm M x;f ( x ) trong mặt
phẳng tọa độ Oxy với mọi x thuộc D .

- Với hàm số y = f ( x ) xác định trên khoảng ( a; b ) , ta có bảng sau:

Tính chất của hàm số Tính chất của đồ thị

y0 = f ( x0 ) ( x0 Î D ) . Điểm ( x0 ; y 0 ) thuộc đồ thị hàm số.

Hàm số f đồng biến trên K : Trên ( a; b ) , đồ thị hàm số f đi lên (theo chiều

"x1 ,x2 Î ( a; b ) : x1 < x2 Þ f ( x1 ) < f ( x2 )


tăng của biến số).

Hệ thống giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 13 -
Hocmai.vn – Học chủ động - Sống tích cực

ìï"x ,x ( a; b ) f ( x1 ) - f ( x2 )
(hoặc í 1 2 Þ > 0 ).
ïîx1 ¹ x2 x1 - x2

Hàm số f nghịch biến trên K : Trên ( a; b ) , đồ thị hàm số f đi xuống (theo chiều

"x1 ,x2 Î ( a; b ) : x1 < x2 Þ f ( x1 ) > f ( x2 ) tăng của biến số).

(hoặc
ïì"x1 ,x2 Î ( a; b ) f ( x1 ) - f ( x2 )
í Þ < 0 ).
ïîx1 ¹ x2 x1 - x2

II. HÀM SỐ BẬC HAI


• Hàm số bậc hai cho bởi biểu thức y = ax2 + bx + c ( a ¹ 0 ) ( a,b,c là hằng số).
• Tập xác định: ! .
• Bảng biến thiên:

x b x b
∞ +∞ ∞ +∞
2a 2a
+∞ +∞
y=ax2+bx+c y=ax2+bx+c
(a > 0) (a < 0) 4a
4a ∞ ∞

æ bö æ b ö
( y = ax 2 + bx + c nghịch biến trên ç -¥; - ÷ , đồng biến trên ç - ; +¥ ÷ khi a > 0 ;
è 2a ø è 2a ø

æ bö æ b ö
y = ax 2 + bx + c đồng biến trên ç -¥; - ÷ , nghịch biến trên ç - ; +¥ ÷ khi a < 0 )
è 2a ø è 2a ø

• Đồ thị của hàm số y = ax2 + bx + c ( a ¹ 0 ) là parabol có:

æ b Dö
+ Đỉnh: ç - ; - ÷ .
è 2a 4a ø

b
+ Trục đối xứng: x = - .
2a

+ Bề lõm hướng lên trên khi a > 0 , hướng xuống dưới khi a < 0 .

Đồ thị hàm số y = ax2 + bx + c ( a ¹ 0 )


a>0 a<0

Hệ thống giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 14 -
Hocmai.vn – Học chủ động - Sống tích cực

b b
y x= x= y
2a 2a

4a

x
x
O
O

4a

III. DẤU CỦA TAM THỨC BẬC HAI


Cho tam thức bậc hai f ( x ) = ax2 + bx + c ( a ¹ 0) , D = b2 - 4ac .

+ Nếu D < 0 thì f ( x ) cùng dấu với hệ số a với mọi x Î ! .

ì -b ü
+ Nếu D = 0 thì f ( x ) cùng dấu với hệ số a với mọi x Î ! \ í ý .
î 2a þ
+ Nếu D > 0 thì f ( x ) có hai nghiệm x1 , x2 ( x1 < x2 ) . Khi đó:
• f ( x ) cùng dấu với hệ số a với mọi x thuộc các khoảng ( -¥; x1 ) và ( x2 ; +¥ ) .

• f ( x ) trái dấu với hệ số a với mọi x thuộc khoảng ( x1; x2 ) .

b
Chú ý: có thể thay D bằng D¢ = b¢2 - ac với b¢ = .
2
IV. BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAI MỘT ẨN
1. Định nghĩa
• Bất phương trình bậc hai ẩn x là bất phương trình có một trong các dạng sau:
+ ax 2 + bx + c < 0
+ ax 2 + bx + c > 0
+ ax 2 + bx + c £ 0
+ ax 2 + bx + c ³ 0
Trong đó a, b, c là các số thực đã cho và a ¹ 0 .

• Đối với bất phương trình bậc hai có dạng ax 2 + bx + c < 0 , mỗi số x0 Î ! sao cho

ax02 + bx0 + c < 0 được gọi là một nghiệm của bất phương trình đó.

Tập hợp các nghiệm x0 như thế còn được gọi là tập nghiệm của bất phương trình bậc hai đã cho.

Nghiệm và tập nghiệm của các dạng bất phương trình bậc hai ẩn x còn lại được định nghĩa tương tự.
2. Cách giải
a) Xét dấu của tam thức bậc hai
Hệ thống giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 15 -
Hocmai.vn – Học chủ động - Sống tích cực

Để giải bất phương trình bậc hai (một ẩn) có dạng f ( x ) > 0 ( f ( x ) = ax 2
+ bx + c, a ¹ 0) ta

chuyển việc giải bất phương trình đó về việc tìm tập hợp những giá trị của x sao cho f ( x ) mang

dấu “ + ”:
• Xác định dấu của hệ số a và tìm nghiệm của f ( x ) (nếu có).

• Sử dụng định lí về dấu của tam thức bậc hai để tìm tập hợp những giá trị của x sao cho f ( x )

mang dấu “ + ”.
Chú ý: Các bất phương trình bậc hai có dạng f ( x ) < 0, f ( x ) ³ 0, f ( x ) £ 0 được giải bằng cách

tương tự.
b) Sử dụng đồ thị
Để giải bất phương trình bậc hai (một ẩn) có dạng f ( x ) > 0 ( f ( x ) = ax 2
+ bx + c, a ¹ 0)

bằng cách sử dụng đồ thị, ta có thể làm như sau: Dựa vào parabol y = ax 2 + bx + c , ta tìm tập hợp
những giá trị của x ứng với phần parabol đó nằm phía trên trục hoành.
Chú ý: Đối với các bất phương trình bậc hai có dạng f ( x ) < 0, f ( x ) ³ 0, f ( x ) £ 0 làm tương tự.

B MỘT SỐ DẠNG BÀI THƯỜNG GẶP

Dạng 1. Xác định điểm, tọa độ điểm

Phương pháp giải:


Giả sử điểm M ( x0 ; y0 ) thuộc đồ thị hàm số y = f ( x ) thì y0 = f ( x0 )

Ví dụ 1 Cho hàm số y = f ( x ) = -5x . Khẳng định nào sau đây là sai?

æ1ö
A. f ( -1) = 5. B. f ( 2 ) = 10. C. f ( -2 ) = 10. D. f ç ÷ = -1.
è5ø
Lời giải:

æ1ö 1
Ta có: f ç ÷ = -5. = 1.
è5ø 5
Chọn đáp án D.

Ví dụ 2 Cho hàm số y = mx 3 - 2(m 2 + 1)x 2 + 2m 2 - m . Tìm m để điểm M ( -1; 2 ) thuộc đồ

thị hàm số đã cho?


A. m = 1 B. m = -1 C. m = -2 D. m = 2

Hệ thống giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 16 -
Hocmai.vn – Học chủ động - Sống tích cực

Lời giải:

Để điểm M ( -1; 2 ) thuộc đồ thị hàm số đã cho thì

( )
2 = m. ( -1) - 2 m 2 + 1 ( -1) + 2m 2 - m Û 2m + 4 = 0 Û m = -2
3 2

Chọn đáp án C.

Dạng 2. Xác định hàm số bậc nhất và hàm số bậc hai

Phương pháp giải:


Gọi hàm số cần tìm là y = ax + b ( a ¹ 0 ) hoặc y = ax2 + bx + c (a ¹ 0 ) . Căn cứ theo giả thiết
bài toán để thiết lập và giải hệ phương trình với ẩn a, b (hoặc ẩn a, b, c) từ đó suy ra hàm số
cần tìm.

Ví dụ 1 Biết đồ thị hàm số y = ax + b đi qua điểm M (1; 4 ) và có hệ số góc bằng -3 . Tích

P = ab ?
A. P = 13 . B. P = 21 . C. P = 4 . D. P = -21 .
Lời giải:

Vì y = ax + b có hệ số góc bằng -3 nên a = -3 .

Mà y = ax + b đi qua M (1; 4 )nên y = -3x + b Û 4 = -3.1 + b Û b = 7 .

Do đó P = a.b = -3.7 = -21 .


Chọn đáp án D.
Ví dụ 2 Xác định parabol ( P ) . y = ax 2 + bx + c , a ¹ 0 biết ( P ) cắt trục tung tại điểm có tung

3 1
độ bằng 1 và có giá trị nhỏ nhất bằng khi x =
4 2
A. ( P ) : y = - x 2 + x + 1 . B. ( P ) : y = x 2 - x + 1 .

C. ( P ) : y = 2x 2 - 2x + 1. D. ( P ) : y = x 2 + x + 0 .

Lời giải:

Ta có ( P ) cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng 1 . Khi x = 0 thì y = 1 Þ c = 1.

3 1
( P ) có giá trị nhỏ nhất bằng 4
khi x = nên
2

Hệ thống giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 17 -
Hocmai.vn – Học chủ động - Sống tích cực

ì æ1ö 3 ì1 1 3
ïï y ç ÷ = ï a + b+1= ì1 1 1
è 2 ø 4 Û ï4 2 4 Û ï a + b = - Û ìa = 1 .
í í í4 2 4 í
ï -b = 1 ï -b = 1 ïa + b = 0 î b = -1
ïî 2a 2 ïî 2a 2 î

Vậy ( P ) : y = x 2 - x + 1 .

Chọn đáp án B.

Dạng 3. Tương giao giữa hai đồ thị hàm số

Phương pháp giải:


Số giao điểm của đồ thị hàm số y = f ( x ) và y = g ( x ) bằng số nghiệm của phương trình
f ( x) = g ( x).

Ví dụ Có bao nhiêu giá trị thực của m để đường thẳng d :y = 4x - 2m tiếp xúc với parabol

( P) :y = ( m - 2) x 2
+ 2mx - 3m + 1

A. 3 . B. 1 . C. 2 . D. 0 .
Lời giải:

Phương trình hoành độ giao điểm của d và ( P ) là ( m - 2 ) x2 + 2mx - 3m + 1 = 4x - 2m

Û ( m - 2 ) x2 + 2 ( m - 2 ) x - m + 1 = 0 .

d tiếp xúc với ( P ) Þ phương trình hoành độ giao điểm của d và ( P ) có nghiệm kép.

ìm ¹ 2
ìïm - 2 ¹ 0 ï 3
ïé m = 2
Þí Û íê Ûm= .
ïîD¢ = ( m - 2 ) - ( m - 2 )( - m + 1) = 0
2
ïêm = 3 2
ïî êë 2

Vậy có 1 giá trị m để đường thẳng d tiếp xúc với ( P ) .

Chọn đáp án B.

Hệ thống giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 18 -
Hocmai.vn – Học chủ động - Sống tích cực

Dạng 4. Tương giao giữa hai đồ thị hàm số

Phương pháp giải:


Sử dụng định lí về dấu của tam thức bậc hai.

Ví dụ Xét dấu của các tam thức bậc hai sau:


a) f (x)= x 2 - x + 5.

b) g (x)= x 2 - 8x + 7 .

c) h (x)= x2 - 6 x + 9 .

Lời giải:

a) Xét tam thức bậc hai f (x)= x 2 - x + 5 có

ÏÔD = (- 1)2 - 4.1.5 = - 19 < 0


Ô
Ì
Ô
Óa = 1 > 0
Ô

fi f (x)> 0 với mọi x Œ° .


2
Ê- 8 ˜ˆ
b) Xét tam thức bậc hai g (x)= x 2 - 8x + 7 có D ¢= Á
Á ˜ - 1.7 = 9 > 0 . Do đó tam thức bậc hai
Ë 2 ˜¯
Á

có hai nghiệm x1 = 1 và x2 = 7 .
Vì a = 1 > 0 nên
+ g (x)> 0 với mọi x Œ-
( • ;1)» (7; + • ).
+ g (x)< 0 với mọi x Œ(1;7).
2
Ê- 6 ˜ˆ
c) Xét tam thức bậc hai h (x)= x - 6 x + 9 có D ¢= Á
2
Á ˜ - 1.9 = 0 . Do đó tam thức bậc hai có
Ë 2 ˜¯
Á

nghiệm kép là x0 = 3 và có hệ số a = 1 > 0 nên h (x)> 0 với mọi x Œ° \ {3} .

Hệ thống giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 19 -
Hocmai.vn – Học chủ động - Sống tích cực

Dạng 5. Áp dụng phương trình bậc hai vào bài toán thực tế

Phương pháp giải:


- Biểu diễn các số liệu đã biết, chưa biết về dạng bất phương trình bậc hai một ẩn.

- Sử dụng định lí về dấu của tam thức bậc hai để giải bất phương trình bậc hai một ẩn.

- Kết luận về yêu cầu của bài toán.

Ví dụ Một vật được ném theo phương thẳng đứng xuống dưới từ độ cao 900 m với vận tốc

ban đầu là v0 = 30 m/s . Hỏi sau ít nhất bao nhiêu giây, vật đó cách mặt đất không quá 100 m ? Giả

thiết rằng sức cản của không khí là không đáng kể. Cho biết g » 10 m/s2 .
Lời giải:

1 2 1
Quãng đường vật chuyển động được xác định theo phương trình: s = gt + v0t = .10t 2 + 30t ( t
2 2
tính theo giây ( t ³ 0 ) , s tính theo mét) với hướng thẳng đứng xuống dưới.

Độ cao ở thời điểm ban đầu của vật là 900 m , để vật đó cách mặt đất không quá 100 m thì:

s ³ 900 - 100 Û s ³ 800 Û 5t 2 + 30t ³ 800 Û 5t 2 + 30t - 800 ³ 0 .


Tam thức bậc hai 5t 2 + 30t - 800 có hai nghiệm t1 = -16; t2 = 10 và hệ số a = 5 > 0 .

Khi đó 5t 2 + 30t - 800 mang dấu “ + ” khi t £ -16 hoặc t ³ 10 .


Kết hợp với điều kiện t ³ 0 suy ra t ³ 10 thỏa mãn.
Vậy sau ít nhất 10 giây, vật đó cách mặt đất không quá 100 m .

Hệ thống giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 20 -
Hocmai.vn – Học chủ động - Sống tích cực

Chương IV: Hệ thức lượng trong tam giác. Vectơ

A KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

I. GIÁ TRỊ LƯỢNG GIÁC CỦA MỘT GÓC TỪ 00 ĐẾN 1800. ĐỊNH LÍ CÔSIN VÀ ĐỊNH LÍ
SIN TRONG TAM GIÁC
1. Giá trị lượng giác của một góc từ 00 đến 1800

• Trong mặt phẳng tọa độ Oxy , nửa đường tròn tâm O bán kính 1 được gọi là nửa đường tròn
đơn vị.
Với mỗi góc a ( 0° £ a £ 180°) , ta xác định 1 điểm M ( x0 ; y0 ) trên nửa đường tròn đơn vị
∑ = a . Khi đó:
sao cho xOM

y sin a = y0 ;
1
M cos a = x0 ;
y0
y0
tan a = ( x0 ¹ 0 ) ;
x0
x0
cot a = ( y0 ¹ 0 ) .
α y0
-1 O x0 1 x

• Chú ý:
sin a cos a
tan a = (a ¹ 90°) ; cot a = ( 0 < a < 180°) ;
cos a sin a
sin 2 a + cos 2 a = 1 ; tan a .cot a = 1 (a Ï{0°;90°180°}) .
+) Với 0° £ a £ 90° :
sin ( 90° - a ) = cos a ;
cos ( 90° - a ) = sin a ;
tan ( 90° - a ) = cot a ;
cot ( 90° - a ) = tan a .
+) Với 0° £ a £ 180° :
sin (180° - a ) = sin a ;

Hệ thống giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 21 -
Hocmai.vn – Học chủ động - Sống tích cực

cos (180° - a ) = - cos a ;


tan (180° - a ) = - tan a (a ¹ 90°) ;
cot (180° - a ) = - cot a (a Ï{0°;180°}) .
2. Định lí côsin
• Cho tam giác ABC có BC = a, CA = b, AB = c . Khi đó:
a 2 = b2 + c 2 - 2bc cos A;
b2 = a 2 + c 2 - 2ac cos B;
c 2 = a 2 + b 2 - 2ab cos C.
• Hệ quả:
b2 + c 2 - a 2
cos A = ;
2bc
a 2 + c 2 - b2
cos B = ;
2ac
a 2 + b2 - c 2
cos C = .
2ab
3. Định lí sin
• Cho tam giác ABC có BC = a, CA = b, AB = c và R là bán kính đường tròn ngoại tiếp.
Khi đó:
a b c
= = = 2 R.
sin A sin B sin C
• Hệ quả:
a = 2 R sin A;
b = 2 R sin B;
c = 2 R sin C.

II. GIẢI TAM GIÁC. TÍNH DIỆN TÍCH TAM GIÁC


1. Giải tam giác

Giải tam giác là tính các cạnh và các góc của tam giác dựa trên những dữ kiện cho trước.

2. Tính diện tích tam giác

Cho tam giác ABC có BC = a, CA = b, AB = c . Khi đó:

1 1 1
+) SDABC = aha = bhb = chc với ha , hb , hc là các đường cao ứng với cạnh a, b, c ;
2 2 2

1 1 1
+) SDABC = bc sin A = ca sin B = ab sin C ;
2 2 2

a+b+c
+) SDABC = p ( p - a )( p - b )( p - c ) với p = (công thức Heron);
2

+) SDABC = pr với r là bán kính đường tròn nội tiếp;

Hệ thống giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 22 -
Hocmai.vn – Học chủ động - Sống tích cực

abc
+) S DABC = với R là bán kính đường tròn ngoại tiếp.
4R

Chú ý: công thức tính độ dài đường trung tuyến ứng với các cạnh a, b, c :

2 ( b2 + c 2 ) - a 2
ma = ;
4

2 ( a 2 + c2 ) - b2
mb = ;
4

2 ( a 2 + b2 ) - c 2
mc = .
4

III. KHÁI NIỆM VECTƠ

1. Khái niệm vectơ

- Định nghĩa: Vectơ là một đoạn thẳng có hướng:

• Một trong hai đầu mút là điểm đầu, đầu mút còn lại là điểm cuối.
• Hướng từ điểm đầu đến điểm cuối là hướng của vectơ.
• Độ dài của đoạn thẳng là độ dài của vectơ.

- Kí hiệu:

B
A
!!!" !!!"
• Vectơ AB có điểm đầu là A , điểm cuối là B , hướng từ A đến B , độ dài là AB = AB.
! "! "! "! ! !
• Vectơ còn được kí hiệu bởi a,b,u,v,... . Độ dài của a là a .

- Giá của vectơ: là đường thẳng đi qua điểm đầu và điểm cuối của vectơ đó:
!!!"
• Giá của vectơ AB là đường thẳng AB .

2. Phương và hướng của hai vectơ

- Hai vectơ cùng phương nếu chúng có giá song song hoặc trùng nhau:
!!!" !!!"
• Hai vectơ AB và CD cùng phương nếu AB / /CD hoặc A,B,C,D thẳng hàng.

- Khi hai vectơ cùng phương, nếu chiều từ gốc đến ngọn của hai vectơ đó giống nhau thì hai vectơ
đó cùng hướng, ngược lại thì chúng ngược hướng:

Hệ thống giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 23 -
Hocmai.vn – Học chủ động - Sống tích cực

C
B
B
A
D
D A
C
cùng hướng ngược hướng

!!!" !!!"
• Hai vectơ AB và CD cùng hướng nếu AB / /CD và hai tia AB,CD cùng hướng.
!!!" !!!"
• Hai vectơ AB và CD ngược hướng nếu AB / /CD và hai tia AB,CD ngược hướng.

3. Hai vectơ bằng nhau


! ! ! !
- Hai vectơ a , b bằng nhau nếu chúng cùng hướng và cùng độ dài: a = b .

4. Vectơ-không
! !!!!" "
- Vectơ-không là vectơ có điểm đầu và điểm cuối trùng nhau, kí hiệu là 0 ( MM = 0, "M ):

• Độ dài bằng 0.
!!!!"
• Giá của vectơ-không AA là mọi đường thẳng đi qua A .
• Cùng phương, cùng hướng với mọi vectơ.
• Hình biểu diễn là một điểm.
!!!" "
- Hai điểm A, B trùng nhau Û AB = 0.

IV. TỔNG VÀ HIỆU CỦA HAI VECTƠ


1. Tổng của hai vectơ
! !"
- Định nghĩa: Tổng của hai vectơ a và b được xác định như sau:
!!!" " !!!" !"
• Lấy điểm A tùy ý trên mặt phẳng và xác định các điểm B và C sao cho AB = a và BC = b
.
!!!" ! !" !!!" !!!" !!!" " !"
• Khi đó vectơ AC là vectơ tổng của hai vectơ a và b , kí hiệu: AC = AB + BC = a + b.

- Các quy tắc tính tổng các vectơ:


!!!" !!!" !!!"
• Quy tắc ba điểm: AB + BC = AC, "A,B,C .
!!!" !!!!" !!!"
• Quy tắc hình bình hành: ABCD là hình bình hành Þ AB + AD = AC .
! "! !
- Tính chất: với mọi vectơ a,b,c
! "! "! !
• a + b = b + a;
! "! ! ! "! !
• ( )
a+b +c =a+ b+c ; ( )
Hệ thống giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 24 -
Hocmai.vn – Học chủ động - Sống tích cực

! ! ! ! !
• a + 0 = 0 + a = a.

2. Hiệu của hai vectơ


! ! ! !
- Hai vectơ a , b đối nhau nếu chúng ngược hướng và cùng độ dài: a = -b .

- Nhận xét:
! !
• Vectơ đối của 0 là 0 ;
! ! ! ! !
• ( ) ( )
a + -a = -a + a = 0 ;
!!!" !!!" "
• AB + BA = 0 .
! !" ! !"
- Định nghĩa: Hiệu của hai vectơ a và b là tổng của vectơ a và vectơ đối của vec tơ b , kí hiệu:
! "! ! "!
( )
a - b = a + -b .

!!!" !!!" !!!"


- Quy tắc hiệu vectơ: AB - AC = CB, "A,B,C .

Chú ý:
!!" !!" "
- I là trung điểm AB Û IA + IB = 0.
!!!" !!!" !!!" "
- G là trọng tâm DABC Û GA + GB + GC = 0.

V. TÍCH CỦA MỘT SỐ VỚI MỘT VECTƠ

1. Định nghĩa
! !
Tích của vectơ a với số thực k là vectơ ka :
! !
• Nếu k ³ 0 thì ka cùng hướng với a .
! !
• Nếu k < 0 thì ka ngược hướng với a .
! !
• ka = k . a .

2. Tính chất
! "!
Với mọi vectơ a,b và mọi số thực x, y ta có:
! "! ! "!
• ( )
k a ± b = ka ± kb ;
! ! !
• ( )
h + k a = ha + ka ;
! !
• ( )
h ka = ( hk ) a ;
! ! ! !
• 0a = 0 ; k0 = 0 ;
! ! ! !
• 1.a = a ; -1.a = -a.

Hệ thống giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 25 -
Hocmai.vn – Học chủ động - Sống tích cực

3. Một số ứng dụng


!!!" !!!" !!!"
- Nếu I là trung điểm AB thì MA + MB = 2MI với M bất kì.
!!!" !!!" !!!!" !!!!"
- Nếu G là trọng tâm DABC thì MA + MB + MC = 3MG với M bất kì.
!" ! ! ! "! !
( )
- Điều kiện để hai vectơ cùng phương: b cùng phương với a a ¹ 0 Û $k : b = ka .

!!!" !!!"
- Điều kiện để ba điểm thẳng hàng: A,B,C thẳng hàng Û $k : AB = kAC .
! "!
- Biểu thị một vectơ qua hai vectơ không cùng phương: cho hai vectơ a,b không cùng phương, với
! ! ! "!
mỗi vectơ x thì tồn tại duy nhất bộ số ( m,n ) sao cho x = ma + nb .

VI. TÍCH VÔ HƯỚNG CỦA HAI VECTƠ


1. Định nghĩa
! ! ! ! !!!" " !!!" "
• ( )
Góc giữa hai vectơ a và b là a, b = ∑
AOB với OA = a, OB = b .

Chú ý:
! !
( )
+ 0° £ a, b £ 180° .

! ! ! ! !
( )
+ Nếu ít nhất một trong hai vectơ a và b là vectơ 0 thì a, b là tùy ý.

! ! ! !
( )
+ Nếu a, b = 90° thì a ^ b .

! !
• Tích vô hướng của hai vectơ a và b là số thực được xác định bởi:
!! ! ! ! !
a.b = a . b cos a, b . ( )
2. Tính chất
! ! !
"a, b, c, "k Î " , ta có:
!! !!
• a.b = b.a ;
! ! !!
• a ^ b Û a.b = 0 ;
! ! ! ! !!
• ( ka ) .b = a.( kb ) = k ( a.b );
! ! ! !! !!
• a. ( b ± c ) = a.b ± a.c ;
!2 !2 ! !
• a ³ 0, a = 0 Û a = 0 ;
! !2 ! 2
• Bình phương vô hướng của vectơ a là số thực a = a .

3. Một số ứng dụng


!!!" 2
• Tính độ dài đoạn thẳng: Độ dài đoạn thẳng AB là AB = AB .
Hệ thống giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 26 -
Hocmai.vn – Học chủ động - Sống tích cực

!!!" !!!"
• Chứng minh hai đường thẳng vuông góc: Hai đường thẳng AB ^ CD Û AB.CD = 0.

B MỘT SỐ DẠNG BÀI THƯỜNG GẶP

Dạng 1. Tính toán

Phương pháp giải:


• Vẽ hình hoặc mô hình (nếu là bài toán thực tế).
• Xác định rõ các đại lượng đã biết, từ đó định hướng sử dụng định lí côsin hoặc định
lí sin.
• Nếu là tính toán với lượng giác: chú ý các mối liên hệ về giá trị lượng giác của các
góc phụ nhau, bù nhau.

Ví dụ 1 ! = 48°. Độ lớn góc A gần với giá trị nào


Cho tam giác ABC có AB = 12, BC = 8, B
nhất sau đây?
A. 38∞. B. 40∞. C. 42∞. D. 45∞.
Lời giải:

Áp dụng định lí côsin cho DABC ta được:


AC 2 = AB2 + BC 2 - 2 AB.BC cos B = 122 + 82 - 2.12.8.cos 48 ª 79,5 .
AB 2 + AC 2 - BC 2 122 + 79,5 - 82 µª 42∞.
cos A = ª ª 0, 745 fi A
2 AB. AC 2.12. 79,5

Vậy µ
A ª 42∞.
Chọn đáp án C.

Ví dụ 2 Hai chiếc tàu thủy cùng xuất phát từ một vị trí A , đi thẳng theo hai hướng tạo với
nhau góc 55° . Tàu B chạy với vận tốc 25 hải lí một giờ. Tàu C chạy với vận tốc 20 hải lí một
giờ. Sau 2 giờ, hai tàu cách nhau bao nhiêu hải lí?

Hệ thống giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 27 -
Hocmai.vn – Học chủ động - Sống tích cực

55°
A B

A. Khoảng 48, 7 hải lí.


B. Khoảng 42, 5 hải lí.
C. Khoảng 36 hải lí.
D. Khoảng 34,1 hải lí.
Hướng dẫn giải
Sau 2 giờ, tàu B đi được: 25.2 = 50 (hải lí); tàu C đi được: 20.2 = 40 (hải lí).

Vậy DABC có AB = 50, AC = 40, !


A = 55° .

40

55°
A 50 B

Áp dụng định lí côsin vào DABC , ta có:

BC = AB2 + AC 2 - 2 AB. AC.cos A

= 502 + 402 - 2.50.40.cos55°


» 42,5 (hải lí)
Vậy sau 2 giờ, hai tàu cách nhau khoảng 42, 5 hải lí.
Chọn đáp án B.

Hệ thống giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 28 -
Hocmai.vn – Học chủ động - Sống tích cực

Dạng 2. Tính diện tích tam giác

Phương pháp giải:

Áp dụng các công thức tính diện tích tam giác phù hợp dựa theo dữ kiện đề bài cho.

Ví dụ 1 Cho D ABC có BC = a = 10, CA = b = 6, AB = c = 8 . Khi đó, diện tích S của


D ABC bằng bao nhiêu?
A. SD ABC = 12 . B. SD ABC = 48 .

C. SD ABC = 24 . D. SD ABC = 40 .
Hướng dẫn giải
+ Cách 1:
Xét D ABC có
ÏÔAB 2 + AC 2 = 82 + 62 = 64 + 36 = 100
Ô
Ì
Ô 2 2
ÓBC = 10 = 100
Ô
fi AB 2 + AC 2 = BC 2
D ABC là tam giác vuông tại A (định lí Pythagore đảo).
1 1
Diện tích tam giác ABC là SD ABC = . AB. AC = .8.6 = 24 .
2 2
Vậy diện tích D ABC là SD ABC = 24 .

+ Cách 2:
Nửa chu vi của tam giác ABC là:
a + b + c 8 + 6 + 10
p= = = 12 .
2 2
Diện tích tam giác ABC là:

SD ABC = p.( p - a).( p - b).( p - c) = 12.(12 - 10).(12 - 6).(12 - 8) = 24 .

Vậy diện tích D ABC là SD ABC = 24 .

Chọn đáp án C.

Ví dụ 2 Tam giác Bermuda còn được biết đến là Tam giác quỷ - một khu vực không cố định
nằm ở hướng tây của phía Bắc Đại Tây Dương và đã nổi tiếng nhờ vào nhiều vụ việc được coi là
bí ẩn mà trong đó các tàu thủy, máy bay hay thủy thủ đoàn được cho là biến mất không có dấu tích
khi đi vào khu vực này. Nó được xác định bởi phần diện tích tam giác có 3 đỉnh là các địa điểm
Florida, Puerto Rico và Bermuda. Biết khoảng cách giữa Florida và Puerto Rico là 1938,89 km ;

Hệ thống giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 29 -
Hocmai.vn – Học chủ động - Sống tích cực

khoảng cách giữa Florida và Bermuda là 1596, 4 km ; khoảng cách giữa Bermuda và Puerto Rico
là 1587, 7 km . Diện tích (tính theo ki – lô – mét vuông) của tam giác quỷ này gần với giá trị nào
dưới đây nhất?
A. 1223450 . B. 1225430 .
C. 1224250 . D. 1224350 .
Hướng dẫn giải

A
Bermuda

1596,4 km
1587,7 km

B 1938,89 km C
Miami Puerto Rico
Florida

Nửa chu vi của tam giác ABC là:


AB + BC + AC 1596, 4 + 1938,89 + 1587, 7
p= = = 2561, 495 (km).
2 2
Diện tích tam giác ABC là

SD ABC = p.( p - BC ).( p - AC ).( p - AB)

= 2561, 495.(2561, 495 - 1596, 4).(2561, 495 - 1587,7 ).(2561, 495 - 1938,89)

= 1224254,929 (km2 ).

Chọn đáp án C.

Dạng 3. Chứng minh đẳng thức/Tìm kết quả của phép toán vecto

Phương pháp giải:


Áp dụng định nghĩa, tính chất và các quy tắc trong phép toán vecto.

Ví dụ Khẳng định nào sau đây đúng?


!!!" !!!" !!!" !!!!" !!!!" !!!"
A. AB + AC = BC. B. MP + NM = NP.
!!!" !!!" !!!" !!!!" !!!" !!!"
C. CA + BA = CB. D. AA + BB = AB.
Lời giải:

Hệ thống giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 30 -
Hocmai.vn – Học chủ động - Sống tích cực

Xét các đáp án:


!!!" !!!" !!!!" !!!"
Ÿ Đáp án A. Ta có AB + AC = AD ¹ BC (với D là điểm thỏa mãn ABDC là hình bình hành). Vậy
A sai.
!!!!" !!!!" !!!!" !!!!" !!!"
Ÿ Đáp án B. Ta có MP + NM = NM + MP = NP . Vậy B đúng.
!!!" !!!" !!!" !!!" !!!!" !!!"
( )
Ÿ Đáp án C. Ta có CA + BA = - AC + AB = -AD ¹ CB (với D là điểm thỏa mãn ABDC là hình
bình hành). Vậy C sai.
!!!!" !!!" " " " !!!"
Ÿ Đáp án D. Ta có AA + BB = 0 + 0 = 0 ¹ AB . Vậy D sai.

Dạng 4. Phân tích vecto


Phương pháp giải:
Để phân tích một vectơ theo hai vectơ không cùng phương, ta thường sử dụng:

– Quy tắc ba điểm để phân tích các vectơ.


– Các hệ thức thường dùng như: hệ thức trung điểm, hệ thức trọng tâm tam giác.
– Tính chất của các hình.

Ví dụ 1 Cho DABC có trọng tâm G. Cho các điểm D, E, F lần lượt là trung điểm của các cạnh
!" !!!" !" !!!"
BC, CA, AB và I là giao điểm của AD và EF. Đặt u = AE; v = AF . Hãy phân tích các vectơ
!!" !!!!" !!!" !!!" !" !"
AI,AG,DE,DC theo hai vectơ u,v .
A
Lời giải:
!!" 1 !!!!" 1 !!!" !!!" 1 !" 1 !" v u
Ta có AI = AD = (AE + AF) = u + v)
2 2 2 2 F E
!!!!" 2 !!!!" 2 !" 2 !" I
AG = AD = u + v
3 3 3 G
!!!" !!!" !!!" !" !"
DE = FA = -AF = 0.u + ( -1)v
!!!" !!" !!!" !!!" !" !" B C
D
DC = FE = AE - AF = u - v

Ví dụ 2 Cho tam giác ABC. Điểm M nằm trên cạnh BC sao cho MB = 2MC . Hãy phân tích
!!!!" !" !!!!" !" !!!"
vectơ AM theo hai vectơ u = AB, v = AC .
Lời giải:
A
!!!!" !!!" !!!!" !!!" 2 !!!"
Ta có AM = AB + BM = AB + BC
3 E v
!!!" !!!" !!!"
mà BC = AC - AB u F
!!!!" !!!" 2 !!!" !!!" 1 !" 2 !"
Þ AM = AB + (AC - AB) = u+ v
3 3 3 B C
M

Hệ thống giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 31 -
Hocmai.vn – Học chủ động - Sống tích cực

Dạng 5. Tính tích vô hướng của vecto và các thông số liên quan

Phương pháp giải:


Nắm vững các kiến thức liên quan đến tích vô hướng của vecto như định nghĩa, tính chất,…

! !"
Ví dụ 1 Cho hai vectơ a và b . Đẳng thức nào sau đây sai?
" !" 1 æ " !" 2 " 2 !" 2 ö " !" 1 æ " 2 !" 2 " !" 2 ö
A. a.b = ç a + b - a - b ÷ . B. a.b = ç a + b - a - b ÷ .
2è ø 2è ø
" !" 1 æ " !" 2 " !" 2 ö " !" 1 æ " !" 2 " !" 2 ö
C. a.b = ç a + b + a - b ÷ . D. a.b = ç a + b - a - b ÷ .
2è ø 4è ø
Lời giải:
Ta có:
! !2 ! ! ! ! ! ! !! !2 !!
( ) = (a! + b).(a! + b ) = a.a
!! ! ! !
2 2
• a+b = a+b + a.b + b.a + b.b = a + b + 2a.b
! ! 1 ! !2 !2 !2
Þ a.b = æç a + b - a - b ÷ö . Vậy A đúng.
2è ø
! ! ! ! ! !! ! ! ! ! ! ! !2 !2 !!
!
(
!
) (!
)( )
2 2
• a - b = a - b = a - b . a - b = a.a - a.b - b.a + b.b = a + b - 2a.b
" !" 1 æ " 2 !" 2 " !" 2 ö
Þ a.b = ç a + b - a - b ÷ . Vậy B đúng.
2è ø
! !2 ! !2 ! ! 2 ! ! 2 !! !! 1 ! !2 ! !2
• ( ) ( )
a + b - a - b = a + b - a - b = 4ab Û a.b = æç a + b - a - b ö÷ . Vậy D đúng.
4è ø
Chọn đáp án C.

Ví dụ 2 Cho hình vuông ABCD cạnh bằng 2. Điểm M nằm trên đoạn thẳng AC sao cho
AC !!!" !!!!"
AM = . Gọi N là trung điểm của đoạn thẳng DC. Tính MB.MN.
4
!!!" !!!!" !!!" !!!!" !!!" !!!!" !!!" !!!!"
A. MB.MN = -4. B. MB.MN = 0. C. MB.MN = 4. D. MB.MN = 16.
Hướng dẫn
!!!" !!!" !!!!" !!!" 1 !!!" !!!" 1 !!!" !!!" 3 !!!" 1 !!!"
MB = AB - AM = AB - AC = AB - ( AB + AD) = AB - AD
4 4 4 4
!!!!" !!!" !!!!" !!!" !!!" 1 !!!" !!!" 1 !!!" 1 !!!" !!!"
MN = AN - AM = AD + DN - AC = AD + DC - ( AB + AD)
4 2 4
!!!" 1 !!!" 1 !!!" !!!" 3 !!!" 1 !!!"
= AD + AB - ( AB + AD) = AD + AB .
2 4 4 4

( )
!!!" !!!!" æ 3 !!!" 1 !!!" öæ 3 !!!" 1 !!!" ö 1 !!!" !!!" !!!" 2 !!!" 2 !!!" !!!"
Suy ra MB.MN = ç AB - AD ÷ç AD + AB ÷ = 3 AB. AD + 3 AB - 3 AD - AD. AB
è4 4 øè 4 4 ø 16
1
= ( 0 + 3a 2 - 3a 2 - 0 ) = 0 .
16
Chọn đáp án B.
Nguồn : Hocmai
Hệ thống giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 32 -
Hocmai.vn – Học chủ động - Sống tích cực

DUY NHẤT CHỈ TRONG THÁNG 12, HOCMAIBOOK tặng thêm mã giảm 10% cho
các đầu sách. Nhập code HOCMCM mua tại đây: https://shope.ee/6pabjlVliD
Link đọc thử:
Sách Bứt phá 9+ lớp 10: https://hocmai.link/but-pha-9cong-lop10-moi

Hệ thống giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 33 -
Hocmai.vn – Học chủ động - Sống tích cực

DUY NHẤT CHỈ TRONG THÁNG 12, HOCMAIBOOK tặng thêm mã giảm 10% cho
các đầu sách. Nhập code HOCMCM mua tại đây: https://shope.ee/1VZ5O6ZAWM
Link đọc thử:
Sách Chiến thuật mindmap tự học vẫn giỏi Tiếng Anh: https://hocmai.link/chienthuatmindmap

Hệ thống giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 34 -
Hocmai.vn – Học chủ động - Sống tích cực

Hệ thống giáo dục HOCMAI Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 35 -

You might also like