Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 1

MỘT SỐ CÂU HỎI GỢI Ý ÔN TẬP THI CUỐI KỲ (5.

2025)
CHƯƠNG 4: CÂN BẰNG MÁY
1-Nêu rõ tác hại của lực quán tính và nội dung của bài toán cân bằng máy. Nêu rõ điều kiện để vật quay được cân bằng.
2-Thế nào là vật quay mỏng, thế nào là vật quay dày?. Cho ví dụ minh họa.
3-Trình bày nguyên tắc cân bằng tĩnh vật quay mỏng (cần bao nhiêu đối trọng, bố trí đối trọng như thế nào?); Trình bày
phương pháp xác định khối lượng đối trọng và vị trí đặt đối trọng cân bằng để cân bằng vật quay mỏng (khi biết trước các
khối lượng mất cân bằng trên vật quay).
4-Nêu rõ nguyên tắc cân bằng động vật quay dày (cần tối thiểu bao nhiêu đối trọng, bố trí đối trọng như thế nào?).
Bài tập áp dụng Chương 4: Cân bằng máy
CHƯƠNG 5: CHUYỂN ĐỘNG THỰC CỦA MÁY
1-Thế nào là chế độ chuyển động bình ổn? Nêu rõ và giải thích điều kiện để máy chuyển động bình ổn? Trình bày cách
xác định vận tốc góc thực của khâu dẫn.
2-Tại sao máy chuyển động không đều? Nêu rõ định nghĩa và ý nghĩa của hệ số không đều của máy. Nêu rõ biện pháp
làm đều chuyển động của máy.
3-Nêu rõ khái niệm về hiệu suất. Trình bày cách tính hiệu suất của chuỗi khớp động nối tiếp, chuỗi khớp động song song.
Bài tập áp dụng Chương 5: Chuyển động thực-Hiệu suất
CHƯƠNG 6: CƠ CẤU BÁNH RĂNG THÂN KHAI PHẲNG
1-Nêu rõ và giải thích điều kiện để tỷ số truyền của một cặp biên dạng răng bất kỳ bằng hằng số.
2-Giải thích tại sao cặp biên dạng răng thân khai đảm bảo tỉ số truyền không đổi.
3-Vẽ hình và giải thích điều kiện để tỷ số truyền của một cặp bánh răng thân khai bằng hằng số (điều kiện ăn khớp đúng,
điều kiện ăn khớp trùng, điều kiện ăn khớp khít).
4-Vẽ hình và chỉ rõ các thông số chế tạo cơ bản của bánh răng thân khai.
5-Vẽ hình và chỉ rõ vòng lăn, đoạn ăn khớp lý thuyết, đoạn ăn khớp thực, góc ăn khớp, điểm vào khớp và điểm ra khớp đối
với một cặp bánh răng thân khai.
6-Thế nào là hiện tượng cắt chân răng? Nêu tác hại của hiện tượng này? Nêu điều kiện để không xảy ra hiện tượng cắt
chân răng của bánh răng thân khai, từ đó suy ra hệ số dịch dao tối thiểu và số răng tối thiểu để không xảy ra hiện tượng
cắt chân răng.
7-Các chế độ ăn khớp của cặp bánh răng thân khai. Nêu rõ và giải thích các thông số ăn khớp cơ bản của cặp bánh răng
thân khai. Nêu rõ đặc điểm của các thông số ăn khớp trong từng chế độ ăn khớp. Khi nào vòng lăn trùng với vòng chia
tương ứng? Khi nào góc áp lực trên vòng chia bằng góc ăn khớp?
8-Thế nào là bánh răng tiêu chuẩn? Thế nào là bánh răng dịch chỉnh? Để không xảy ra hiện tượng cắt chân răng thì số
răng tối thiểu của bánh răng tiêu chuẩn bằng bao nhiêu? Hãy nêu các ưu điểm của bánh răng dịch dao dương và của cặp
bánh răng dịch chỉnh dương.
9-Giải thích nguyên lý làm việc của hộp vi sai ô-tô. Vì sao phải dùng hộp vi sai ô-tô?
Bài tập áp dụng Chương 6: Truyền động bánh răng
CHƯƠNG 7: HỆ BÁNH RĂNG
1-Thế nào là hệ bánh răng thường, hệ bánh răng vi sai, hệ bánh răng hành tinh, hệ vi sai kín?
2-Cách tính toán tỷ số truyền trong từng loại hệ bánh răng.
3-Nêu rõ điều kiện đồng trục đối với hệ vi sai và hệ hành tinh phẳng. Cho ví dụ minh họa.
Bài tập áp dụng Chương 7: Hệ bánh răng
CHƯƠNG 8: CƠ CẤU CAM
1-Thế nào là cơ cấu cam? Nêu rõ 4 giai đoạn chuyển động của cần trong một vòng quay của cam. Trình bày các thông số
hình học của cam (các góc công nghệ, bán kính vec-tơ Rmax và Rmin), các thông số động học của cơ cấu cam (các góc định
kỳ), thông số lực học của cơ cấu cam (góc áp lực đáy cần). Ví dụ xác định góc định kỳ φđ.
2-Nội dung của bài toán phân tích động học cơ cấu cam.
3-Phân tích lực tác dụng lên cần trong cơ cấu cam cần đẩy đáy nhọn. Từ đó suy ra điều kiện để cơ cấu không bị tự hãm.
Phân biệt góc áp lực tới hạn αth và góc áp lực cực đại cho phép [αmax].
4-Thiết lập công thức tính góc áp lực tới hạn đối với cơ cấu cam cần đẩy đáy nhọn (khi cho trước góc ma sát giữa cam và
cần, góc ma sát giữa cần và giá).
5-Nội dung của bài toán tổng hợp cơ cấu cam.
6-Việc tìm miền tâm cam trong cơ cấu cam cần đẩy đáy nhọn nhằm thỏa điều kiện gì? Vì sao phải thỏa mãn điều kiện đó?
7-Việc xác định bán kính Rmin của biên dạng cam trong cơ cấu cam cần đẩy đáy bằng nhằm thỏa điều kiện gì? Vì sao phải
thỏa mãn điều kiện đó. Viết và giải thích công thức xác định bán kính Rmin của biên dạng cam.
Bài tập áp dụng Chương 8: Cơ cấu cam

Đà Nẵng 5.2022

You might also like