Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Lao động giản đơn và lao động phức tạp

1. Lao động giản đơn


1.1. Khái niệm
- Lao động giản đơn là lao động không đòi hỏi có quá trình đào tạo một cách hệ
thống, chuyên sâu về chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ cũng có thể thao tác được.
1.2. Đặc điểm, tính chất
- Không cần người lao động phải có chuyên môn nghiệp vụ.
- Trong nền sản xuất hàng hóa, hoạt động trao đổi diễn ra liên tục, phức tạp. Để
thuận tiện cho trao đổi, người ta lấy lao động giản đơn trung bình làm đơn vị trao
đổi và quy tất cả lao động phức tạp thành lao động giản đơn trung bình. Điều này
có nghĩa rằng giá trị của sản phẩm cuối cùng thường được định đoạt bởi mức độ
phức tạp của công việc sản xuất. Cũng như khả năng biến đổi nó thành dạng lao
động đơn giản, phù hợp với quá trình giao dịch.
VD: Công nhân môi trường
Câu hỏi: + Những mặt hạn chế của lao động giản đơn là gì?
+ Nếu hoạt động lao động của con người chỉ là lao động giản đơn sẽ tác
động thế nào đến đời sống ?
2. Lao động phức tạp
2.1. Khái niệm
- Lao động phức tạp là những hoạt động lao động yêu cầu phải trải qua một quá
trình đào tạo về kỹ năng, nghiệp vụ theo yêu cầu của những nghề chuyên nghiệp
chuyên môn nhất định.
2.2. Đặc điểm, tính chất
- Cần người lao động phải trải qua quá trình đào tạo về kỹ năng nghề nghiệp.
- Cần người lao động phải có yếu tố khéo léo và kiến thức.
- Lao động phức trong cùng một thời gian sáng tạo ra giá trị hàng hóa tương tự với
lao động đơn giản.
- Nhưng cùng một giờ lao động phức tạp sẽ tạo ra một sản phẩm có giá trị gấp đôi
hoặc gấp ba lần so với một giờ lao động đơn giản.
VD: Nhân viên kiểm toán
Câu hỏi: + Xã hội sẽ ra sao nếu không có lao động phức tạp ?
+ Làm thế nào để gia tăng số người lao động phức tạp trong xã hội ?

You might also like