Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 1

59

2.4. Các nguồn vốn ngắn hạn khác


Ngoài các nguồn vốn ngắn hạn trên, doanh nghiệp còn có thể sử dụng các
nguồn khác để tài trợ nhu cầu tăng vốn lưu động tạm thời, như các khoản tiền
đặt cọc, tiền ứng trước của khách hàng, các nguồn tài trợ không có bảo đảm
khác như tín dụng thư, các khoản cho vay theo từng hợp đồng cụ thể...
* Những điểm lợi và bất lợi trong việc sử dụng nguồn vốn ngắn hạn
Thông thường, việc sử dụng nguồn vốn tín dụng ngắn hạn đối với doanh
nghiệp có những điểm lợi và bất lợi chủ yếu sau :
- Những điểm lợi:
+ Việc sử dụng tín dụng ngắn hạn giúp cho doanh nghiệp có thể thực hiện
dễ dàng, thuận lợi hơn so với việc sử dụng tín dụng dài hạn. Bởi vì, thông
thường các điều kiện cho vay ngắn hạn mà ngân hàng thương mại và các tổ chức
tài chính khác đưa ra đối với doanh nghiệp thường ít khắt khe hơn so với tín
dụng dài hạn.
+ Chi phí sử dụng tín dụng ngắn hạn thường thấp hơn so với sử dụng tín
dụng dài hạn.
+ Sử dụng tín dụng ngắn hạn giúp cho doanh nghiệp có thể dễ dàng, linh
hoạt điều chỉnh hơn cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp
- Những điểm bất lợi:
+ Doanh nghiệp phải chịu rủi ro về lãi suất cao hơn, bởi lẽ, lãi suất tín
dụng ngắn hạn biến động nhiều hơn so với lãi suất dài hạn.
+ Rủi ro vỡ nợ ở mức cao hơn: Sử dụng tín dụng ngắn hạn đòi hỏi doanh
nghiệp phải có nghĩa vụ thanh toán lãi vay và hoàn trả vốn gốc trong một thời
gian ngắn, nếu tình hình kinh doanh gặp khó khăn, doanh nghiệp dễ rơi vào tình
trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Việc sử dụng quá nhiều tín
dụng ngắn hạn dễ dẫn đến tình trạng tài chính của doanh nghiệp luôn căng
thẳng, nhất là đối với một số doanh nghiệp trong tình trạng sử dụng cả nguồn
vốn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn.
VIII. CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP
1. Chi phí sử dụng vốn

You might also like