Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 7

ZUSAMMENFASSUNG LEKTION 5

1. WORTSCHATZ (Vốn từ)

1.1. Wortschatztabelle (Bảng từ vựng)


Farben die Kette, -n dây chuyền
die Farbe, -n màu sắc der Kugelschreiber, - bút bi
blau xanh nước biển der Regenschirm, -e ô
braun nâu der Ring, -e nhẫn
gelb vàng der Schlüssel, - chìa khóa
grün xanh lá die Seife, -n xà phòng
orange cam das Streichholz, -“er que diêm
rot đỏ die Tasche, -n túi xách
schwarz đen die Uhr, -en đồng hồ
weiß trắng Persönliche Angaben
Formen / Beschaffenheit die Adresse, -n địa chỉ
die Form, -en hình dạng die E-Mail, -s thư điện tử
eckig vuông vức das Fax, -e phách, điện thư
leicht nhẹ das Geburtstdatum ngày sinh
neu mới die Hausnummer, -n số nhà
rund tròn die Nummer, -n số
Materialien der Ort, -e địa phương
das Material, -ien chất liệu die Postleitzahl, -en mã bưu chính
das Glas thủy tinh die Straße, -n phố
das Holz gỗ das Telefon, -e máy điện thoại
das Metall kim loại Weitere wichtige Wörter
das Papier giấy die Entschuldigung, -en lời xin lỗi
das Plastik nhựa die Menge, -n số lượng
der Kunststoff vật liệu nhân tạo das Problem, -e vấn đề
aus (…) làm từ (…) kein Problem ! không thành vấn đề
Gegenstände das Wort, -“er từ
der Bleistift, -e bút chì das Wörterbuch, -“er từ điển
die Brille, -n kính mắt bieten chào mời
das Buch, -“er cuốn sách schreiben viết
das Feuerzeug, -e bật lửa jetzt bây giờ
die Flasche, -n chai man người ta
der Fotoapparat, -e máy ảnh noch einmal lần nữa
die Geldbörse, -n ví tiền
2. GRAMMATIK (Ngữ pháp)

2.1. Indefiniter Artikel (quán từ không xác định)


2.1.1. ein / eine

Quán từ không xác định cho danh từ giống đực và giống trung đều là « ein » . Đối với danh từ giống cái,
người ta dùng quán từ « eine ».

Ein Tisch kostet 119€.


Hey ! Du hast eine neue Kette ! Wie schön !

Người Đức không sử dụng quán từ không xác định khi danh từ ở số nhiều, hay còn gọi là quán từ rỗng
(Nullartikel). Quán từ rỗng sẽ được bàn luận kỹ tại 2.3.

Auf der Straße um die Ecke stehen Männer.

Lý giải lý do vì sao trường hợp không xác định người Đức không sử dụng quán từ : quán từ « ein / eine » bên
cạnh chức năng chỉ một danh từ không xác định, còn mang theo ý nghĩa về số lượng. « ein / eine » luôn đề
cập đến danh từ ở số ít (một chiếc). Khi ở dạng số nhiều, danh từ không xác định thì cũng sẽ không rõ ràng
về số lượng. Vậy nên người Đức loại bỏ luôn quán từ, chỉ cần dùng dạng số nhiều của danh từ là đủ. Cách
nói dùng danh từ ở số nhiều nhưng không kèm từ chỉ số lượng cho thấy luôn tính không xác định của danh
từ đó.

Cụ thể thế nào là xác định, thế nào là không xác định, hãy theo dõi ngay bên dưới (2.1.2)

2.1.2. Gebrauch von indefiniten Artikeln (cách dùng quán từ không xác định)

Một danh từ sẽ được coi là xác định khi cả người nói và người nghe đều rõ danh từ đó đang chỉ về ai hoặc
vật gì, việc gì. Ngược lại, nếu người nghe hoặc người nói không rõ danh từ chỉ chính xác người nào, vật nào,
thì danh từ đó không xác định. Cụ thể hơn, một danh từ nếu có ít nhất một trong những dấu hiệu sau sẽ
được coi là không xác định :

a. Danh từ được đề cập lần đầu tiên trong cuộc hội thoại

Ich habe eine neue Brille… Vật được nhắc đến ở đây là « eine neue Brille » . Trong hoàn cảnh giao tiếp, người
nói đang muốn nhắc đến chiếc kính mới của mình. Trong khi đó, người nghe khi
mới chỉ nghe danh từ « Brille » thì không biết là chiếc kính nào, phải nghe đầy đủ cả
câu « ich habe eine neue Brille » mới liên hệ được « chiếc kính » này là « chiếc kính
mới mà người nói vừa có được »
- Người nói không cần nói cũng biết mình sẽ nhắc đến chiếc kính nào.
« Chiếc kính » với người nói là xác định
- Người nghe phải nghe cả câu mới biết được người nói nhắc đến chiếc kính
nào. « Chiếc kính » với người nghe là không xác định
→ Do đó không chỉ « chiếc kính » mà bất kỳ danh từ nào được nhắc đến lần đầu
tiên trong hội thoại đều sẽ sử dụng quán từ không xác định.

… Die Brille ist sehr elegant. Sau khi nhắc đến lần đầu tiên, thì người nghe bây giờ đã rõ rằng hai người đang
cùng nhau nói chuyện về « chiếc kính mới của người nói ». Trong hoàn cảnh này,
« chiếc kính » là xác định cho cả người nghe lẫn người nói.
→ Sau khi danh từ được xác định (bởi lần đầu tiên nhắc đến trong hội thoại), chúng
ta sử dụng quán từ xác định.
b. Danh từ được đề cập đến là một trong số nhiều (eine von mehreren) :

Wie viel kostet ein Ei heute ? Giả sử hoàn cảnh giao tiếp bây giờ là một người đi chợ, thì câu hỏi « wie viel kostet
ein Ei heute ? » - « hôm nay trứng giá bao nhiêu một quả ? » hoàn toàn không xác
định cho bất kỳ một quả trứng nào. Người bán có hàng trăm quả trứng, nhưng ta
biết tất cả quả trứng đều giống nhau, nên giá quả nào cũng sẽ bằng nhau.
- Người mua cũng không có chủ đích là mình sẽ lấy chính xác quả trứng
nào trong đống trứng của người bán. Danh từ « quả trứng » với người nói
như vậy không xác định.
- Người bán cũng không biết người nói có lấy cụ thể quả trứng nào không,
nó có thể là bất kỳ quả nào. Danh từ « quả trứng » với người nghe cũng
không xác định

… Ein Ei kostet heute 0,23€. Mặc dù người mua đã đề cập đến danh từ « quả trứng » rồi, nhưng lần thứ hai khi
người nghe nhắc lại vẫn nói « ein Ei » chứ không phải « das Ei » . Lý do là bởi, giống
như trên, người bán cũng không biết đích xác người nói sẽ lấy quả trứng nào. Trước
mặt người bán là hàng trăm quả trứng khác nhau, nhưng anh ta biết rằng quả nào
cũng có giá ngang nhau nên việc phải xác định cụ thể quả trứng nào không còn
quan trọng nữa. Người bán sẽ đề cập đến « quả trứng » theo kiểu không xác định.

2.2. Quán từ phủ định (Negativartikel)


Quán từ phủ định được dùng để phủ định một danh từ. Quán từ phủ định cho danh từ giống đực và giống
trung là « kein » . Quán từ phủ định cho danh từ giống cái là « keine » . Người ta cũng dùng « keine » để phủ
định danh từ số nhiều.

In der Tasche sind keine Stifte


Tut mir leid ! Ich habe kein Geld dabei.

Khi đã sử dụng quán từ phủ định, thì danh từ coi như không xác định – tương đương với cách diễn đạt trong
tiếng Việt « chẳng … nào » hoặc trong tiếng Anh « any » . Điều này có lẽ dễ hiểu, bởi thứ mà người nói nhắc
đến vốn không hề tồn tại trước mặt người nói lẫn người nghe.

Do danh từ đằng sau quán từ phủ định được coi như không xác định, nên thực tế không có quy tắc nào quy
định sau quán từ phủ định phải là danh từ số ít hay danh từ số nhiều. Nghĩa là, sau quán từ phủ định có thể
dùng song song hai dạng số ít hoặc số nhiều của cùng một quán từ.

Ich habe kein Buch


= Ich habe keine Bücher

Dort stehen keine Autos


= Dort steht kein Auto

Đương nhiên chúng ta cũng phải tuân thủ quy tắc riêng của danh từ : một số danh từ không có dạng số
nhiều, một số danh từ chỉ được dùng ở dạng số nhiều. Đối với những trường hợp này, chúng ta sẽ sử dụng
quán từ phù hợp với quy tắc riêng của danh từ.

Ich habe kein Geld chứ không nói Ich habe keine Gelder
Ich esse kein Obst s Obst không có dạng số nhiều
2.3. Nullartikel (quán từ rỗng)
Quán từ rỗng không được đưa vào trong sách giáo khoa, tuy nhiên lại là một trường hợp xuất hiện khá
thường xuyên nên chúng ta vẫn sẽ bàn luận về quán từ rỗng tại đây. Quán từ rỗng sẽ được dùng trong
những trường hợp sau (chỉ nói về những trường hợp xuất hiện ở trình độ A1) :

Danh từ không xác định ở số nhiều Ich sehe eine Katze → Ich sehe Katze
Ein Buch liegt auf dem Boden → Bücher liegen auf dem Boden
Es gibt ein Problem → Es gibt Probleme

Danh từ được đề cập dưới dạng quy luật, Informatiker finden sofort Arbeit
quy tắc, kinh nghiệm, ứng xử … Fotomodelle achten immer auf ihre Figur

Danh từ chỉ chất liệu Die Kette ist aus Metall

Danh từ theo sau danh từ chỉ đơn vị đếm zwei Liter Milch
hoặc theo sau số đếm ein Kilo Kartoffel
ein Kugel Eis
zehn Eier

Tên địa phương, thành phố, quốc gia, Er kommt aus Berlin
châu lục Deutschland liegt in Europa.

Danh từ chỉ quốc tịch, ngôn ngữ Ich spreche schon Deutsch
Olga ist Russin
Pedro ist Spanier

Danh từ chỉ nghề nghiệp, chức vụ Jan arbeitet als Deutschlehrer


Pedro ist Architekt

Tên riêng (tên người, tên công ty, tên Heute gehe ich mit Max ins Kino
doanh nghiệp, tên nhãn hàng …) không Ich arbeite bei SIEMENS
đi kèm tính từ

3. REDEMITTELN (Vốn câu)

3.1. Nach Wörtern fragen und Wörter nennen (hỏi đáp về từ)
3.1.1. Wie heißt das auf Deutsch ? = Cái này tiếng Đức gọi là gì ?

Dùng câu này khi chúng ta biết về một khái niệm nhưng không rõ tên gọi của nó trong tiếng Đức. Với câu
hỏi này, người ta không trả lời bằng động từ « heißen » mà trả lời bằng động từ « sein » :

Entschuldigung, wie heißt das auf Deutsch ?


Das ist ein Streichholz.

3.1.2. Wie schreibt man (…) ? = Người ta viết (…) như nào ?

Dùng khi chúng ta biết một từ về cách đọc, nhưng còn chưa rõ về cách viết. Tương tự vậy, nếu chúng ta rõ
một từ về cách viết, nhưng không rõ về cách đọc thì cũng có thể hỏi « Wie spricht man (…) ? »

Ở trình độ A2, khi đã biết về động từ phản thân, chúng ta có thể sử dụng câu hỏi « Wie schreibt man (…) »
theo kiểu phản thân « Wie schreibt sich (…) ? »
3.2. Einen Gegenstand beschreiben (mô tả đồ vật)
3.2.1. Die Brille ist (…) = Chiếc kính (…)

Để phục vụ mục đích mô tả đồ vật, theo sau động từ « sein » chúng ta sẽ kết hợp với :

- Tính từ chỉ hình dáng, màu sắc : Die Brille ist schwarz und eckig.
- Tính từ chỉ tính chất, công năng : Die Brille ist leicht und sportlich.
- aus + danh từ chỉ chất liệu : Die Brille ist aus Kunststoff
- aus + danh từ chỉ nguồn gốc : Die Brille ist / kommt aus Italien.

3.3. Sich bedanken und darauf reagieren (cảm ơn và cách đáp lại)
Người Đức sử dụng những câu nói sau đây sau khi được người khác cảm ơn

3.3.1. Bitte schön ! = Dạ vâng !

3.3.2. Bitte gern ! = Dạ không sao !

3.3.3. Kein Problem ! = Không có gì !

4. SCHREIBEN – FORMULAR (phiếu điền)


Formular (phiếu điền) là một dạng bài viết cơ bản, luôn góp mặt trong đề thi kết thúc trình độ A1 theo tiêu
chuẩn của viện Goethe-Institut. Tương tự với dạng văn bản Steckbrief (phiếu thông tin cá nhân), đối với phiếu
điền, chúng ta chỉ cần điền các thông tin dưới dạng từ khóa sao cho cô đọng, ngắn gọn nhất.

Các thông tin được yêu cầu trong phiếu điền phải phù hợp với mục đích sử dụng của phiếu điền. Ví dụ : một
phiếu order đồ ăn thì sẽ không quan tâm người đặt bao nhiêu tuổi. Hoặc là một phiếu đăng ký khóa học
tiếng thì sẽ không quan tâm đến việc người đăng ký có bao nhiêu con cái.

Một số tình huống đòi hỏi điền thông tin theo kiểu Formulare :

- Antrag auf Kundenkarte (đơn đăng ký thẻ khách hàng)


- Anmeldung zum Sprachkurs (đơn đăng ký khóa học tiếng)
- Online-Bestellungen (phiếu mua hàng trực tuyến)

Trong phạm vi bài §5, chúng ta cần nắm được các từ khóa sau đây để không điền nhầm thông tin :

- Vorname : tên gọi (không phải tên họ)


- Nachname hay Familienname : tên họ
- Adresse : địa chỉ đầy đủ (bao gồm tên đường, số nhà)
- Straße : đường, phố (nơi mình sinh sống)
- Hausnummer : số nhà
- Ort : địa phương (điền tên thị trấn, thành phố, tỉnh, bang…)
- PLZ (viết tắt của Postleitzahl) : mã bưu chính
- Geburtsdatum : ngày sinh (ghi dưới định dạng số)
5. LESEN – PRODUKTBESCHREIBUNG (mô tả sản phẩm)
Produktbeschreibung là một dạng văn bản ngắn gọn, chứa đựng tối đa thông tin về sản phẩm trong số lượng
từ tối thiểu. Thường thấy là các thông tin về màu sắc, hình dáng, tính năng, ưu điểm.

Chú ý rằng giá cả luôn luôn là thông tin được đề cập sau cùng. Một là để người đọc khi nhìn nhanh xuống
dưới cùng có thể thấy được giá cả thay vì phải tìm thông tin giá cả trong một đoạn mô tả dài. Hai là tránh
cho người đọc có cảm giác người bán chỉ quan tâm đến tiền của mình. Ba là giúp người bán hạn chế được
số lượng người chuyển sang tìm hiểu món hàng khác khi vừa xem đã biết ngay giá tiền ở đầu tiên. Giá tiền
đôi khi là lý do khiến người mua không muốn tìm hiểu thêm về sản phẩm.

Do tính chất quảng cáo của một bài mô tả sản phẩm, chúng ta sẽ thường gặp những từ sau :

- Top-(…) : (…) hàng đầu


- Designer-(…) : (…) hàng hiệu
- Luxus-(…) : (…) sang chảnh, sang trọng
- Super-(…) : (…) siêu hạng
- Aktion : đợt giảm giá, đợt sales
- Extra-(…) : tăng thêm (…)
- Mini-(…) : (…) cỡ nhỏ
- Mega-(…) : (…) cỡ lớn
- Jumbo-(…) : (…) cỡ khổng lồ

Nếu việc mua bán diễn ra thành công, thì theo sau một Produktbeschreibung chính là một Formular gọi là
đơn đăng ký mua hàng trực tuyến (Online-Bestellschein). Trong đơn đăng ký mua hàng trực tuyến, người
mua thường sẽ phải điền thông tin về :

- Produktname : tên sản phẩm


- Farbe : màu sắc
- Material : chất liệu
- Menge : số lượng
- Zahlungsweise : phương thức thanh toán
- Barzahlung : thanh toán tiền mặt
- Online-Überweisung : chuyển tiền online

Trong quá trình theo dõi đơn hàng, bên giao hàng sẽ luôn cấp cho người mua một dãy số, gọi là mã đặt
hàng (Bestellnummer). Nếu bên giao hàng là một bên thứ ba, thì có thể sẽ có thêm một dãy số nữa, gọi là
mã giao hàng (Liefernummer). Trong trường hợp giao hàng không thành công, nhân viên giao hàng hoặc
bưu tá sẽ để lại cho người mua một phiếu giao hàng (Lieferschein) trong hòm thư hoặc dán trên cửa (cách
này hơi thiếu lịch sự). Người mua sẽ cầm Lieferschein đến nơi tập kết hàng (được cung cấp trên Lieferschein)
để nhận lại món hàng của mình.
MỤC LỤC
1. WORTSCHATZ (Vốn từ) ....................................................................................................................................... 1
1.1. Wortschatztabelle (Bảng từ vựng)............................................................................................................... 1
2. GRAMMATIK (Ngữ pháp) .................................................................................................................................... 2
2.1. Indefiniter Artikel (quán từ không xác định) ............................................................................................... 2
2.1.1. ein / eine ............................................................................................................................................... 2
2.1.2. Gebrauch von indefiniten Artikeln (cách dùng quán từ không xác định) ............................................. 2
2.2. Quán từ phủ định (Negativartikel)............................................................................................................... 3
2.3. Nullartikel (quán từ rỗng) ............................................................................................................................ 4
3. REDEMITTELN (Vốn câu) ..................................................................................................................................... 4
3.1. Nach Wörtern fragen und Wörter nennen (hỏi đáp về từ) ......................................................................... 4
3.1.1. Wie heißt das auf Deutsch ? = Cái này tiếng Đức gọi là gì ? ................................................................. 4
3.1.2. Wie schreibt man (…) ? = Người ta viết (…) như nào ? ......................................................................... 4
3.2. Einen Gegenstand beschreiben (mô tả đồ vật) ........................................................................................... 5
3.2.1. Die Brille ist (…) = Chiếc kính (…) .......................................................................................................... 5
3.3. Sich bedanken und darauf reagieren (cảm ơn và cách đáp lại) ................................................................... 5
3.3.1. Bitte schön ! = Dạ vâng ! ....................................................................................................................... 5
3.3.2. Bitte gern ! = Dạ không sao ! ................................................................................................................ 5
3.3.3. Kein Problem ! = Không có gì ! .............................................................................................................. 5
4. SCHREIBEN – FORMULAR (đơn từ) ..................................................................................................................... 5
5. LESEN – PRODUKTBESCHREIBUNG (mô tả sản phẩm) ........................................................................................ 6

You might also like