Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

MỞ BÀI

Bao giờ cũng thế, văn học - cuộc sống - con người là những yếu tố không thể tách rời nhau để tồn tại
riêng biệt. Dường như có một sợi dây vô hình buộc chặt văn học và cuộc sống, tạo nên mỗi quan hệ vô
cùng mật thiết và sâu sắc như lời phát biểu của nhà văn Nguyễn Minh Châu: "Văn học và đời sống là hai
vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người. Mỗi tác phẩm văn học chỉ là một lát cắt, một tờ biên bản
của một chặng đời sống con người ta, trên con đường dài dằng dặc đi đên cõi hoàn thiện".

Vậy nên, trong môi tác phâm văn học đều ít nhất có 1 vấn đề xã hội mà tác giả đã khơi gợi. Và tác phẩm
Muối của rừng của Nguyễn Huy Thiệp cho thấy tình trạng săn bắt thú rừng hoang dã ở Việt Nam đang
diễn ra phổ biến và khá nghiêm trọng. Tác phẩm không chỉ đơn thuần kể lại câu chuyện đi săn của nhân
vật ông Diểu, bằng ngòi bút tinh tế và nhân văn, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã đặt ra những câu hỏi về
lẽ sống, nhân cách cùng lòng yêu thương con người.

Quan điểm ng viết

Quan điểm của chúng em về bài viết không chỉ dừng lại ở thông điệp tác phẩm mang lại mà còn ở đó là
cái nhìn khái quát hơn lên tiếng cho việc chấm dứt nạn săn bắn động vật hoang dã tại Việt Nam . Từ đó
chúng em muốn thay tiếng nói của những loài động vật đang hằng ngày hằng giờ bị giết hại 1 cách tàn
bạo ngoài kia thay đổi được quan điểm của những con người giết hại động vật ấy và có hành động cụ
thể hơn góp phần chung tay bảo vệ thiên nhiên và cả cuộc sống của mỗi chúng ta

THÂN BÀI TÓM TẮT VĂN BẢN

-Mùa xuân ông Diểu đi săn, ông bắn hạ con khỉ bố. Khỉ bố bị thương nặng khi mẹ muốn cứu khỉ bố. Khỉ
con xuất hiện cướp súng của ông Diếu và rơi xuống vật với khấu súng.

-Ông Diều vác khỉ bố về trong tình trạng khỉ mẹ lẽo đẽo theo sau.

-Ông động lòng trước tình trạng và tình cảm của hai vợ chồng nhà khỉ ông băng bó vết thương cho khỉ
bố và tha cho

-Ông Diếu trở về nhà trong làm mưa Xuân dịu dàng và những đóa hoa tử huyền nở rộ mà 30 năm mới
nở một lần

CHỦ ÐỀ CHÍNH: NẠN BẮT THÚ RỪNG HOANG DÃ Ở VIỆT NAM ,cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, giữa con
người và tự nhiên.

KHÁI QUÁT NẠN SĂN BẮT THÚ RỪNG HIỆN NAY

Theo báo cáo đánh giá toàn cầu Ủy ban Liên chính phủ về Ða dạng sinh học và Dịch vụ Hệ sinh thái
(IBPES) năm 2019, có khoảng 1 triệu loài động thực vật đang bị đe dọa tuyệt chủng với tôc độ gâp nhiều
lân so với lich sử tiên hóa của sinh giới. So với thời điểm đầu thế kỷ 19, khoảng 20% các loài động thực
vật trên cạn đã biến mất. Các con số thống kê cho thấy bức tranh tiêu cực về tương lai của đa dạng sinh
học trên Trái đất

Trong những năm gần đây, khi đời sống kinh tê được nâng cao, Việt Nam thậm chí đang được cho là
điêm đên của nhiều sản phẩm động vật hoang dã như ngà voi, sừng tê giác, tê tê, ... từ nhiều nơi trên
thể giới để phục vụ nhu cầu của tầng lớp "nhà giàu mới nổi".
Lí do chọn
Và lý do chúng em chọn tác phẩm này không đơn thuần là phản ảnh những gì còn tồn tại về tonhf trạng
săn bắn thú rừng trái phép hiện nay đang xảy ra ảnh hưởng như thế nào tới thiên nhiên và bản thân mỗi
chúng ta, mà còn qua tác phẩm đã để lại 1 thông điệp nhân văn sâu sắc giáo dục con người lối sống hòa
hợp với thiên nhiên môi trường

NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA NẠN SĂN BẮT THÚ RỪNG

-Săn bắn quá mức, đánh bắt quá mức gây ra sự suy giảm một số loài và làm gia tăng mất cân bằng sinh
thái.

-Săn bắt các loài động vật quý hiếm như hô, tê giác, voi... có thê dân đên sự tuyệt chủng nhiều loại động
vật quý hiềm.

-việc săn bắt chim, thú rừng tuỳ tiện cùng với nạn đốt phá rừng đã phá hoại nghiêm trọng môi trường
sống của nhiều loài động vật hoang dã, làm cho một số loài trở nên hung dữ, gây ra những thảm hoạ đối
với con người như nạn voi dữ, lợn rừng phá hoại sản xuất, nạn chuột, châu chấu phá hoại mùa màng ở
nhiều nơi gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường sống không chỉ của các loài động vật mà còn môi
trường sống của con người

THỰC TRẠNG

Những năm gần đây vì một số lí do khách quan và sự chủ quan mà con người vô tình phá hủy hệ sinh
thái tự nhiên vốn có một só khác lại tỏ ra thờ ơ vô cảm và không có trách nhiệm với xã hội. Họ sống và
làm chủ theo cách riêng mình, họ tàn phá rừng săn bắt động vật hoang dã trái phép và cho rằng đã biết
cách tận dụng tài năng để khai thác tài nguyên không gới hạn mà chủ yếu đang làm giàu cho chính họ, là
đế bảo vệ quyền lợi cá nhân họ mà mà quyên đi lợi ích của cả xã hội. Ðiều này có thể thấy rõ ở hành
động săn bắn các loài khỉ của ông Diểu trong tp( triển khai rõ hành động đó) Bên cạnh đó, nhiều hoạt
động khai thác thú hoang dã lại không phải để phục vụ nhu cầu chính đáng của con người, mà chỉ để
mua vui, trang trí nhà cửa. Thậm chí là chỉ để phục vụ cho một nhóm người thiêu hiêu biêt, mù quáng.
Vân nạn này hiến thi rõ ở việc nhiều người tin rằng cao hổ, sừng tê giác có thể chữa bách bệnh.. Lòng
tham của con người khiến những kẻ phạm tội trở nên liều lĩnh và bất chấp. Chúng không chỉ săn bắt các
con vật sống trong tự nhiên, mà còn vào cá những khu bão tôn để săn trộm.Qua các phương diện truyền
thông những con số đáng báo động về sự hủy diệt của các loài động vật hoang dã đủ để làm cho chúng
ta cũng phải giật mình hoảng hốt. Số liệu cứ ngày càng gia tăng kèm theo đó là sự suy giảm nghiêm
trọng số lượng cá thể còn sống của các loài thú hoang dã. Nhiều loài đã tiệt chủng và không ít loài đứng
trước nguy cơ tuyệt vong. Thật đáng thương cho những loài sinh vật đang phải dùng cả mạng sống của
mình đánh đổi cho những lợi ích nhất thời của loài người.

HẬU QUẢ

-Qua các phương diện truyền thông những con số đáng báo động về sự hủy diệt của các loài động vật
hoang dã đủ để làm cho chúng ta cũng phải giật mình hoảng hốt. Số liệu cứ ngày càng gia tăng kèm theo
đó là sự suy giảm nghiêm trọng số lượng cá thể còn sống của các loài thú hoang dã.

-Nhiều loài đã tiệt chủng và không ít loài đưng trước nguy cơ tuyệt vong. Thật đáng thương cho những
loài sinh vật đang phải dùng cả mạng sống của mình đánh đổi cho những lợi ích nhất thời của loài người.
-Nạn săn bắt thú rừng hoang dã ở Việt Nam đang gây ra những hậu quả không chỉ cho các loài động vật
hoang dã mà còn ảnh hưởng đến cân bằng sinh thái và sự phát triển của tự nhiên. Việc săn bắt thú rừng
không chỉ là vi phạm pháp luật mà còn là hành động xâm phạm vào quyền sống của các loài động vật.

-Tác giả Nguyễn Huy Thiệp đã thông qua truyện ngắn "Muối của rừng" nhằm gửi thông điệp cho chúng
ta về tầm quan trọng của việc bảo vệ thiên nhiên và các loài động vật hoang dã. Chúng ta cần nhận thức
được rằng, con người không chỉ là một phần trong tự nhiên mà còn có trách nhiệm bảo vệ và duy trì sự
cân bằng của hệ sinh thái.

GIẢI PHÁP

Ðể giải quyết nạn săn bắt thú rừng hoang dã, chính phủ cân áp dụng các biện pháp kiêm soát chặt chẽ,
tăng cương công tac tuần tra và kiểm tra để ngăn chặn hoạt động săn bắt trái phép. Ðồng thời, việc tăng
cường giáo dục và nâng cao nhận thức của công chúng về tầm quan trọng của bảo vệ thiên nhiên cũng là
một yếu tố quan trọng. Tuy nhiên, để thực sự giải quyết triệt để nạn săn bắt thú rừng hoang dã ở Việt
Nam, chúng ta cần sự đồng lòng và hợp tác từ tất cả các bên liên quan. Chính phủ, các tổ chức phi chính
phủ và xã hội dân sự cần phối hợp chặt chẽ để xây dựng và thực hiện các chiến lược bảo vệ thiên nhiên
hiệu quả

. GIẢI PHÁP ẤY GIỐNG TRONG TÁC PHẨM QUA HÀNH ÐỘNG: Ông định mạng con khỉ về, coi nó như
chiến lợi phẩm. Nhưng trước cái tình của loài khỉ, ông đành thả nó đi sau khi đã nhận ra rằng "trách
nhiệm đè lên lưng mỗi sinh vật quả thật nặng nề." Hành động của ông không phải là một phút yếu lòng
của gã thợ săn, mà đánh dấu sự thay đổi trong nhận thức của nhân vật. Việc ông Diểu có thể tự tin cầm
súng vào rừng bắn khỉ thể hiện tâm thế đối đầu trực diện với thiên nhiên. Nhưng với hành động tha
mạng khỉ, nhân vật Diều cho người đọc thấy rằng chúng ta còn một sự lựa chọn khác trong cách đối xử
với thiên nhiên. Sự cứu rồi bắt đầu từ sự thay đổi trong thái độ và góc nhìn với miên hoang dã. Tới cuôi
cuộc săn, ông Diều nhận ra sự tương đồng giữa người và thú, liên kết giữa tự nhiên và văn hóa, và sự
nhận thức về gánh nặng và trách nhiệm chung của muôn loài khi cùng chung sống trong một ngôi nhà
sinh thái.

HÌNH ẢNH HOA TỬ HUYỀN CỦA TÁC PHẨM TƯỢNG TRƯNG CHO ÐIỀU GÌ KHI CON NGƯỜI NHẬN RA CÁI
SAI CỦA MÌNH:

Hình ảnh hoa tử huyền ở cuối truyện, loài hoa ba mươi năm mới nở một lần, sự kết muối của rừng, điềm
báo đất nước thanh bình, mùa màng bội thu là hình ảnh mang tính biểu tượng gợi nhắc niềm tin vào bản
chất thuần phác, đẹp đẽ của thiên nhiên và con người. Hình ảnh ông Diểu trân truông, trên răng dưới
dái đi trong mưa xuân ấm ướt giữa sắc hoa tử huyền chính là câu trả lời của Nguyễn Huy Thiệp về các
thảm họa môi trường: từ bỏ vị thế bá quyền là cách duy nhất để hòa hợp với tự nhiên

PHẢN ÐỀ

Hiện nay việc nhận thức và hàn động con người trong việc bảo tôn và hạn chế săn băn động vật hoang
dã đã giảm. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn 1 số người bất chấp lợi nhuận mà việc săn bắn đem lại dùng
các cách tàn bạo để săn bắn, phá hoại và gây hại tới môi trường, mất cân băng hệ sinh thái những hành
động đi ngược lại với bảo tồn và ngừng việc săn bắn ấy cần được lên án mạnh mẽ và có hình phạt pháp
luật cụ thể.
KẾT BÀI

Belinxki quan niệm rằng: ' Tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả, nếu nó
không phải là tiếng thét khổ đau hay lời ca tụng hân hoan, nếu là không đặt ra những câu hỏi hay trả lời
những câu hỏi đó'. Mỗi tác phẩm như một nấc thang nâng đỡ bước chân người đọc đi đến phần người,
đi đến những giá trị chân- thiện- mĩ của cuộc sống. Tác phẩm Muối và rừng của tác giả Nguyễn Huy
Thiệp như một làn gió mới mang đến cho tâm hồn con người thứ mát lành của triết lý sống sáng đáng
quý. Gấp lại trang sách mà ngọn gió ấy vẫn thổi muôn đời. Là đại diện nổi bật của dòng văn học đó, Muối
của rừng đưa ra giải pháp cho tất cả chúng ta: trước khi nói tới chính sách, tới bền vững, tới bảo tồn, hãy
thay đổi chính bản thân ta và những định kiến trong ta. Khi ấy, ta sẽ thấy mình trong thiên nhiên, và thây
thiên nhiên trong mình. Tác phẩm phản ánh cuộc đấu tranh nội tâm của con người nhằm đạt tới những
điều cao thượng, tốt đẹp, đồng thời thể hiện niềm tin vào một tương lai tốt đẹp hơn nếu con người nhìn
nhận được sự sống của thiên nhiên và quyền sống của tất cả mọi người. Con đường từ việc thừa nhận
quyền sống của con người đến quyền sống tự nhiên là một bước tiến dài trong lịch sử phát triển văn hóa
nhân loại.

THÔNG ĐIỆP

Tác phẩm đã mang lại cho chúng ta thông điệp sâu sắc phản ánh đúng vấn đề hiện nay đó chính là nạn
săn bắn động vật hoang dã diễn ra rất nhiều đã để lại hậu quả to lớn ảnh hưởng nghiêm trọng tới thiên
nhiên và hơn thế là chính bản thân chúng ta. Bên cạnh lời cảnh tỉnh thì thông điệp tác phẩm đã phần
nào mang lại cái nhìn quan điểm truyền đạt tới mỗi người hãy thay đổi đứng về cái thiện thì lúc ấy thiên
nhiên mới ban phát cho con người những món quà giá trị mà họ xứng đáng được nhận lấy

Riêng nhóm em còn là học sinh ngồi trên ghế nhà trường. Sau khi đảm nhận đề tài và tìm hiểu chúng em
càng muốn đưa thông điệp ý nghĩa và lời cảnh tỉnh này lan tỏa nó tới mọi người và cũng như đưa ra 1
quan điểm cái nhìn mới cho mỗi chúng ta để có thể chung tay bảo vệ ngăn chặn hành vi săn bắn trái
phép vì cuộc sống của bản thân chúng ta và mọi người

You might also like