D20KE1 Vu Khanh Nam 24

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 15

Mã lớp: Đ20 KE1 Số báo danh: 24

Mã số sinh viên:
Họ và tên: Vũ Khánh Nam
2053101010729

Tiền lương khu vực công


Nguyễn Quốc Thắng

PHÂN TÍCH ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG CƠ SỞ Ở VIỆT NAM
Tiểu luận (hoặc tham luận): Cuối kì Giữa kì

Tiểu luận (hoặc tham luận) này được hoàn thành vào ngày 04/11/2023

Giám khảo 1 (Ký và ghi rõ họ tên)


ĐIỂM SỐ

Giám khảo 2 (Ký và ghi rõ họ tên)


ĐIỂM CHỮ

TP.HỒ CHÍ MINH, THÁNG 11 NĂM 2023


MỤC LỤC
1. Đặt vấn đề .................................................................................................................. 1
1.1 Lí do chọn đề tài .................................................................................................... 1
1.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 1
1.3 Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................. 1
1.4 Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 2
2. Tổng quan chính sách tiền lương cơ sở qua các thời kỳ........................................ 2
2.1 Một số khái niệm về chính sách tiền lương cơ sở ................................................. 2
2.2 Chính sách lương cơ sở hiện đang áp dụng trong khu vực công tại Việt Nam .... 3
3. Phân tích thay đổi của chính sách tiền lương cơ sở năm 2019 so với 2023.......... 5
4. Đánh giá và nhận xét................................................................................................. 8
4.1 Đánh giá ................................................................................................................ 8
4.2 Nhận xét .............................................................................................................. 10
5. Phương hướng điều chỉnh chính sách mức lương cơ sở hiện nay ...................... 11
6. Kết luận .................................................................................................................... 12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 13
1. Đặt vấn đề
1.1 Lí do chọn đề tài
Chính sách tiền lương cơ sở trong khu vực công tại Việt Nam là một chủ đề nóng
bỏng, nhận được được rất nhiều sự quan tâm của người lao động, nhất là đối với nhân
sự công vụ. Điều chỉnh mức tiền lương cơ sở phù hợp ngoài góc nhìn của một nhà
quản lý nguồn nhân lực là tăng năng suất, tinh thần lao động của nhân sự công vụ; đối
với góc nhìn của một nhà xây dựng chính sách thì nó còn mở ra thêm được nhiều
chính sách về an sinh xã hội, mở rộng được quy mô và sự phát triển của bộ máy công
vụ, đáp ứng được các yêu cầu đổi mới, nhất là yêu cầu về công nghiệp hóa, hiện đại
hóa và hội nhập quốc tế.
Áp dụng chính sánh tiền lương cơ sở trong khu vực công phù hợp với điều kiện
phát triển của đất nước, không chỉ phát huy được các yếu tố con người mà còn hướng
đến sự công bằng, tiến bộ của xã hội. Tuy nhiên, việc thực hiện điều chỉnh và áp dụng
chính sách tiền lương cơ sở luôn cần được cẩn trọng vì mang tầm ảnh hưởng sâu rộng,
tác động đến sự hưng thịnh và tồn vong của một quốc gia.
Nhận ra được tính cấp thiết của vấn đề, nên em tâm đắc lựa chọn chủ đề “Phân
tích điều chỉnh chính sách tiền lương cơ sở ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu để kết
thúc học phần.
1.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Chủ đề có thể được nghiên cứu từ nhiều góc độ và nhiều đối tượng khác nhau.
Để bài nghiên cứu có chất lượng tốt nhất, em thực hiện trong giới hạn sau:
- Đối tượng: Chính sách tiền lương cơ sở tại Việt Nam
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: Tổng thể bộ máy công vụ trong đất nước Việt Nam
+ Thời gian: Năm 2019 và 2020
+ Căn cứ pháp lí: Nghị quyết số 27-NQ/TW, Nghị quyết 38/2019/NĐ-CP, Nghị
quyết 24/2023/NĐ-CP
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Để bài nghiên cứu có tính tổng quát, phân tích được các vấn đề xoay quanh thì
cần phải đáp ứng được các mục tiêu như:
- Nêu một số lý thuyết, khái niệm liên quan đến chủ đề
- Đưa ra các tiêu chí đánh giá đối với lương cơ sở (Đối tượng áp dụng, cơ chế
ban hành,…)
- Chỉ các điểm đã điều chỉnh của chính sách lương cơ sở cũ và mới
- Đánh giá ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân hạn chế qua lần điều chỉnh
1
- Đưa ra phương án để cải thiện khó khăn trong việc điều chỉnh mức lương cơ sở
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Nhằm nâng cao khả năng tính chính xác, cập nhật,…của bài báo khoa học. Bài
nghiên cứu sẽ sẽ dụng một số phương pháp sơ cấp và thứ cấp như:
- Phương pháp luận: hệ thống các quan điểm, lý luận, nguyên tác chỉ đạo,…để
xác định vấn đề, đặt giả thuyết cho bài nghiên cứu;
- Phương pháp thu thập số liệu: thu thập thông tin, số liệu chủ yếu từ tài liệu
tham khảo, dữ liệu liên quan đến đối tượng nghiên cứu;
- Phương pháp logic: tổng hợp các nguồn thông tin, dữ liệu thành một hệ thống
có tính logic với nhau;
- Phương pháp biện chứng lịch sử: chỉ ra những điểm thay đổi của đối tượng
theo thời gian;
- …

2. Tổng quan chính sách tiền lương cơ sở qua các thời kỳ


2.1 Một số khái niệm về chính sách tiền lương cơ sở
Mức lương cơ sở, còn được gọi là mức lương tối thiểu chung, dùng để làm căn
cứ xác định mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ
khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng được tính theo mức lương này.
Ngoài ra mức lương cơ sở cũng được dùng để tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí
theo quy định của pháp luật, các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức
lương này. Các yếu tố trên cũng đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tiền lương và
các chế độ liên quan đến nhân sự công vụ trong khu vực nhà nước.
Cơ sở điều chỉnh mức lương cơ sở phù thuộc vào nhiều yếu tố, việc điều chỉnh
mức lương cơ sở không hợp lý, phù hợp với nhu cầu và trình độ phát triển của tổ chức
công vụ không chỉ ảnh hưởng đến nhân sự trong bộ máy nhà nước, thậm chí còn ảnh
hưởng đến tốc độ phát triển của cả quốc gia. Xem xét điều chỉnh mức lương cơ sở dựa
theo các cơ sở sau:
(1) Kế hoạch điều chỉnh cần phù hợp với năng lực, khả năng tài chính của Nhà
nước;
(2) Dựa theo chỉ số giá tiêu dùng của thị trường và người lao động;
(3) Tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước;
Tầm ảnh hưởng sâu rộng của mức lương cơ sở tác động đến nhiều yếu tố trong
khu vực công vụ. Một số tác động có thể liệt kê như sau:
(1) Cải cách theo nguyên tắc công bằng, đúng đắn, xứng đáng trong việc xác
định mức lương tối thiểu cho nhân sự công vụ. Khuyến khích tăng lương dựa theo các
2
tiêu chí như: Năng lực làm việc, mức độ đóng góp, hiệu suất làm việc,…của từng cá
nhân;
(2) Tạo điều kiện phát triển, mở rộng quy mô trong khu vực công vụ: Thực hiện
các mục tiêu mấu chốt là tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức nhà nước phát triển,
khuyến khích sự sáng tạo và nỗ lực của mỗi người lao động;
(3) Mức sống và quyền lợi của người lao động trong khu vực công: cải cách
lương theo mục tiêu là tăng lương, giải quyểt về quyền lợi và đời sóng của người lao
động. Ngoài ra, còn cải thiện về chế độ bảo hiểm xã hội, giúp người lao động tiếp cận
được với các dịch vụ về giáo dục – y tế, văn hóa tốt hơn;
(4) Tăng cường tính minh bạch – công bằng trong việc chi trả lương: Khuyến
khích các tổ chức, doanh nghiệp thuộc bộ máy công vụ thực hiện công khai thông tin
về chính sách lương, quy trình xác định mức lương và tiêu chí đánh giá hiệu suất.
Tiền lương và chất lượng dịch vụ trong khu vực công có mối quan hệ mật thiết
với nhau. Tiền lương đối với nhà hoạch định nhân lực thì đó là động lực cho người lao
oddojng, đảm bảo sự hài lòng của người lao động về công việc, hao phí lao động, giờ
công,…tác động đến năng suất, chất lượng phục vụ, hiệu quả hoạt động của tổ chức
công vụ.
Điều chỉnh mức lương cơ sở còn có mối quan hệ đối với giá cả của thị trường,
điều chỉnh mức lương không hợp lí còn dẫn đến khả năng mất cân bằng giá cả thị
trường, lạm phát tăng cao – đồng tiền mất giá. Tiền lương khu vực công và lạm phát
còn bị tác động bởi nhiều yếu tố khác, vì vậy cần phải có thêm các chính sách điều tiết
dòng tiền từ Nhà nước,…nhằm khống chế những vấn đề tiêu cực phát sinh trong quá
trình thực hiện.
Tiền lương trong khu vực công có vai trò cực kỳ quan trọng trong hệ thống công
vụ tại Việt Nam, các vai trò trong nền kinh tế thì trường như:
- Khả năng giữ chân và thu hút nhân tài: Là một trong các điều kiện để người lao
động quyết định và tiếp tục cống hiến sức lao động;
- Tạo động lực cho người lao động: Đứng trước các nhu cầu cơ bản, tiêu
dùng,…người lao động sẽ có nhu cầu lao động để đáp ứng các nhu cầu đó;
- Nâng cao chất lượng phục vụ người dân: kéo khoảng cách về chất lượng phục
vụ giữa khu vực tư nhân và nhà nước.
2.2 Chính sách lương cơ sở hiện đang áp dụng trong khu vực công tại Việt Nam
Theo nghị định mới nhất của chính phủ về quy định mức lương cơ sở cho nhân
sự công vụ, Nghị định số 24/2023/NĐ-CP ngày 14/5/2023 nêu rõ một số các nội dung
sau:

3
- Đối tượng thụ hưởng: các loại người hưởng lương và phụ cấp làm việc trong cơ
quan công vụ bao gồm 9 nhóm đối tượng chính:
(1) Cán bộ, công chức từ trung ương đến cấp huyện theo Luật Cán bộ, công chức
năm 2008 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật
Viên chức năm 2019;
(2) Cán bộ, công chức từ trung ương đến cấp xã theo Luật Cán bộ, công chức
năm 2008 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật
Viên chức năm 2019;
(3) Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo Luật Viên chức năm
2010 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên
chức năm 2019;
(4) Người làm việc theo hợp đồng lao động trong cơ quan hành chính và đơn vị
sự nghiệp công lập theo Nghị định số 111/2022/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2022
của Chính phủ;
(5) Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế tại các hội được ngân sách nhà nước
hỗ trợ kinh phí hoạt động theo Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm
2010 của Chính phủ (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng
4 năm 2012 của Chính phủ);
(6) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân, viên chức
quốc phòng và lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam;
(7) Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ, công nhân
công an và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân;
(8) Người làm việc trong tổ chức cơ yếu;
(9) Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố;
- Phạm vi áp dụng: đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang,
người hưởng lương, phụ cấp và người lao động (gọi chung là người hưởng lương và
phụ cấp) làm việc trong các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà Nước, Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam và các tổ chức khác được ngân sách nhà nước hỗ trợ. Áp dụng cho các cấp
từ trung ương đến xã và đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt và lực lượng vũ trang.
- Điều kiện áp dụng: bao gồm các nhóm đối tượng đang làm việc thuộc bộ máy
công vụ .
- Mức áp dụng: Căn cứ theo mức lương trong bảng lương, mức phụ cấp; hoạt
động và sinh hoạt phí; khoản trích và chế độ thưởng. Mức lương cơ sở hiện đang áp
dụng là 1.800.000 đồng/ tháng.

4
- Nguồn tài chính: Nguồn kinh phí để thực hiện các đợt cải cách lương chủ yếu
từ các nguồn:
(1) Tiết kiệm chi thường xuyên của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quản thuộc
Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và các tỉnh, thành phố trục thuộc trung ương;
(2) Tăng thu ngân sách tại địa phương của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương;
(3) Nguồn ngân sách thực hiện cải cách lương từ năm 2022 chưa sử dụng hết,
được chuyển sang các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và các
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
(4) Số kinh phí thu được từ việc cung cấp các dịch vụ có thu phí từ các đơn vị sự
nghiệp công lập và các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động;
(5) Ngân sách Trung ương bổ sung nguồn kinh phí còn thiếu do điều chỉnh mức
lương cơ sở năm 2023;
(6) Kinh phí tự bảo đảm của viên chức, người lao động trong các đơn vị sự
nghiệp công lập được phân loại theo mức độ tự chủ tài chính của đơn vị.
- Tổ chức thực hiện: từng bức tiến hành các nhiệm vụ sau:
(1) Chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện cải cách tiền lương năm 2023 theo
quy định của Bộ Nội Vụ và Bộ Tài Chính;
(2) Thực hiện việc xếp lương cho người hưởng lương và phụ cấp theo mức lương
cơ sở, phụ cấp mới theo kế hoạch;
(3) Báo cáo kết quả đạt được khi thực hiện kế hoạch đã đề ra.

3. Phân tích thay đổi của chính sách tiền lương cơ sở năm 2019 so với 2023
Cùng với sự tăng lên của tiền lương, các chính sách nâng cao mức lương cơ sở
ngày càng được ra đời nhằm bảo đảm được tính phù hợp với xu hướng kinh tế - xã hội.
Sự thay đổi giữa chính sách cũ và mới có nhiều điểm có thể nhìn nhận như:
- Mục tiêu và cơ chế ban hành
Mục tiêu tổng quát: nhằm phù hợp với tình hình thực tê, phát triển kinh tế và hội
nhập quốc tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo ra một thị trường lao động hài hòa,
ổn định và tiến bộ, khuyến khích phát triển đối với đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng.
Góp phần xây dựng hệ thống chính trị hiệu quả, trong sạch và công bằng, ngăn chặn
và giải quyết các vấn nạn tham nhũng và lãng phí nguồn kinh phí quốc gia.
Về cơ bản, trải qua mỗi giai đoạn thì mục tiêu cải cách tiền lương cơ sở cũng sẽ
thay đổi theo nhằm phù hợp với yếu tố kinh tế - xã hội tại thời điểm đó. Khoảng hơn
10 năm trở lại đây, khi mức lương tối thiểu chung được đổi tên thành mức lương cơ sở

5
vào năm 2013, Khu vực công tại Việt Nam đã có những thay đổi về mục tiêu cải cách
tiền lương như sau:
Bảng 1. Mục tiêu cải cách tiền lương năm 2019 so với 2023
Năm Mục tiêu

Trước đến Tiền lương cán bộ công chức , viên chức được cải
2019 cách cơ bản, đảm bảo được cuộc sống của các nhóm đối
tượng và gia định ở mình trung bình khá trong xã hội

2023 Tiền lương thấp nhất của cán bộ công chức, viên chức
cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của doanh
nghiệp

Nguồn: Tự tổng hợp


Mục tiêu trong phạm vi khu vực công tiếp tục điều chỉnh tăng mức lương cơ sở
(đảm bảo không thấp hơn chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế). Cơ chế
ban hành chính sách tiền lương gắn liền với cải cách hành chính, tinh giản biên
chế,…sự đổi mới của bộ máy chính trị. Mục tiêu ngắn hạn từ năm 2021 – 2025 và tầm
nhìn đến năm 2030 như sau:
+ Năm 2021 tiền lương thấp nhất của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức bằng
mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
+ Năm 2025 tiền lương thấp nhất của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cao
hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
+ Năm 2030 tiền lương thấp nhất của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức bằng
hoặc cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
- Nội dung triển khai
Để nắm bắt được các điểm thay đổi giữa chính sách lương cơ sở năm 2019 và
năm 2020. Lập bảng thống kê các điểm thay đổi như sau:
Bảng 2. Nội dung triển khai theo Nghị định của năm 2019 và 2023
2019 2023
Thêm cơ quan tham gia mới là
Điều 1
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Phạm vi áp dụng Thành phố trực thuộc Trung ương
(cấp tỉnh)
Khoản 1, 2 và 3 căn cứ Căn cứ pháp lý từ Luật sửa đổi,
Điều 2 pháp lý từ Luật năm 2008 và bổ sung một số điều của Luật Cán
Đối tượng áp 2010 bộ, công chức và Luật Viên chức
năm 2019

6
dụng Đối tượng ở khoản 4 được Đối tượng ở khoản 4 được gộp lại
chỉ rõ người làm việc theo các thành người làm các công việc thuộc
chế độ chế độ
Tiếp tục thực hiện cơ chế tài
chính, thu thập đặc thù đối với các
cơ quan, đơn vị đang thực hiện và
Điều 3
các điểm liên quan theo Nghị quyết
Mức lương cơ sở số 27-NQ/TW
Mức lương cơ sở Mức lương cơ sở 1.800.000
1.490.000 đồng/tháng đồng/tháng
Phần nguồn thu được để lại Từ các hoạt động thu phí từ cơ
theo chế độ của cơ quan hành quan hành chính, đơn vị sự nghiệp
Điều 4 chính, đơn vị sự nghiệp

Kinh phí thực Nguồn thực hiện cải cách Nguồn thực hiện cải cách năm
hiện năm 2018 chưa dùng hết 2022 chưa dùng hết
Sử dụng nguồn 50% tăng Sử dụng 70% tăng thu ngân sách
thu ngân sách địa phương địa phương
Sử dụng 50% phần ngân Sử dụng tối thiểu 40% số thu
sách nhà nước giảm chi hỗ trợ được để lại theo chế độ năm 2023
hoạt động thường xuyên trong (sau khi trừ phí liên quan)
lĩnh vực hành chính
Điều 5
Giống nhau
Hiệu lực thi hành
Đơn vị của Đảng Đơn vị sự nghiệp của Đảng, Mặt
trận Tổ quốc
Hướng dẫn việc chi tiền lương và
Điều 6 thu nhập đối với các cơ quan, đơn vị
đang thực hiện các cơ chế tài chính,
Trách nhiệm thu nhập đặc thù ở trung ương quy
hướng dẫn và thi định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định
hành này
Tổng hợp báo cáo Thủ Không yêu cầu
tướng Chính phủ kết quả thực
hiện.
Nguồn: Tự tổng hợp
Nội dung đổi mới trong nghị quyết cải cách lương năm 2023 được thực hiện theo
định hướng của Nghị quyết 27, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc của
công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan nhà nước

7
4. Đánh giá và nhận xét
4.1 Đánh giá
Các nội dung về việc điều chỉnh chính sách lương cơ sở năm 2023 đã có nhiều
nội dung mới lạ, thay đổi nội dung nhằm phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội.
Các nội dung cần chú ý như:
+ Có sự tham gia của nhiều tổ chức mới, phạm vi được mở rộng;
+ Các bộ Luật căn cứ được cập nhật;
+ Tăng 310.000 đồng/tháng mức lương cơ sở;
+ Nguồn kinh phí thực hiện được sử dụng linh hoạt hơn, có nhiều nguồn thu với
mức hợp lý;
+ Quy trách nhiệm cụ thể đối với các đối tượng ;
+ Lược bỏ bớt các hoạt động không cần thiết.
Lần cải cách mới nhất này đã và đang thực hiện các mục tiêu theo định hướng
của Nghị quyết 27 như:
+ Thay đổi cơ cấu lương, trả lương theo vị trí việc làm, nâng cao tính khuyến
khích, kỷ luật và công bằng. Điều này giúp phản ánh đúng năng lực, trình độ, trách
nhiệm và đóng góp của người lao động, đồng thời khắc phục tình trạng lương bèo,
lương chênh lệch, lương bất công trong khu vực công.
+ Tăng mức lương thấp nhất của khu vực công bằng mức lương thấp nhất bình
quân vùng khu vực doanh nghiệp. Điều này giúp cải thiện đời sống và thu nhập của
người lao động, đảm bảo sự cạnh tranh và hấp dẫn của khu vực công, thu hút và giữ
chân nhân tài.
+ Bãi bỏ các khoản chi ngoài lương, phụ cấp lương, chỉ giữ lại một số phụ cấp
đặc thù. Điều này giúp đơn giản hóa và minh bạch hóa chính sách tiền lương, tránh
lãng phí và tham nhũng, tạo điều kiện cho việc quản lý và kiểm tra lương.
+ Xây dựng hệ thống bảng lương mới, phù hợp với thực tế kinh tế - xã hội và
năng lực ngân sách nhà nước. Điều này giúp tạo sự liên kết và thống nhất giữa các
ngành, lĩnh vực và địa phương, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước.
Cải cách chính sách lương cơ sở từ lâu đã là vấn đề nhận được nhiều sự chú ý, vì
vậy, cần nhìn nhận kịp thời về mặt kết quả đạt được và khó khăn gặp phải để đưa ra
các phương án giải quyết phù hợp.
- Ưu điểm: Một số kết quả đạt được trong lần cải cách lương cơ sở mới nhất là:
Mục tiêu, phương châm cải cách đã thay đổi nhằm đáp ứng được mức sống tối
thiểu, cố gắng kéo gần khoảng cách về lương giữa khu vực công và doanh nghiệp.

8
Mức lương cơ sở trải qua các đợt cải cách phần nào đáp ứng được nguyện vọng của
người lao động trong bộ máy công vụ.
Đáp ứng quy mô quản lí rất lớn, chính sách áp dụng phạm vi rộng cho các đối
tượng lao động thuộc khu vực nhà nước.
Duy trì nguyên tắc nhất quán, ổn định, minh bạch. Có thể sử dụng ổn định trong
nhiều năm, tránh việc phải cải cách liên tục dẫn tới thất thoát ngân sách lãng phí.
Đảm bảo linh hoạt để điều phối lực lượng lao động thông qua cơ cấu tiền lương
(lương hệ số - phụ cấp – thưởng - …), nâng cao tinh thần làm việc của người lao động,
hết mình cống hiến tâm – trí – thể lực.
Khuyến khích nhân sự công vụ học tập và phát triển suốt đời.
Hoàn thiện hành lang pháp lý, cơ sở pháp luật áp dụng chặt chẽ và đồng nhất.
Chọn lọc, mở rộng và thu hẹp một số nội dung phù hợp với thời điểm và xu
hướng phát triển kinh tế - xã hội.
- Nhược điểm: Trong suốt thời gian qua, Việt Nam đã trải qua các đợt cải cách
lương ở nước ta, tuy đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng vẫn còn tồn tại một
số bất cập cần được nhìn nhận kịp thời và giải quyết kịp thời. Các khó khăn nổi bật
như là:
+ Khó (thậm chí là không) cá nhân hóa thu nhập cho từng nhóm đối tượng công
vụ cụ thể, không phân lập chính sách cho từng nhóm công vụ.
+ Thiếu tính thích nghi, thận trọng trước những thay đổi của xã hội, tạo sức ì
trong việc cải cách chính sách công vụ.
+ Lương theo hệ số tương đối thấp nên phụ cấp ra đời nhằm tăng thu nhập cho
nhân sự công vụ. Dẫn đến phá vỡ kết cấu quan hệ tiền lương (tiền phụ cấp cao hơn tiền
lương) khác với mục tiêu ban đầu.
+ Hiện tượng nể nang, quen biết ảnh hưởng không như kì vọng, đánh giá không
trung thực như trong biểu hiện trong công vụ.
+ Khác nhau về trình độ và năng lực làm việc (đạt được các giấy chứng nhận,
tấm bằng nhưng không làm công việc đó dẫn đến sự mai một về năng lực làm việc).
- Nguyên nhân để dẫn đến hiện trạng trên: Bài học lịch sử, chính sách tiền lương
mới năm 2004 được xã hội đón nhận đông đảo, tuy được hưởng ứng rất nhiều nhưng
theo thời gian – xã hội càng phát triển, nhiều vấn đề về công vụ mới được ra đời, đòi
hỏi nhiều hoạt động phức tạp, chuyên nghiệp,…dẫn tới chính sách năm 2004 trở nên
chật chội và cần được thay đổi. Mọi điểm khó khăn đều có khởi nguồn bắt đầu, một số
nguyên nhân như:
+ Chưa có tiêu chí đánh giá cụ thể cho từng ngành nghề của nhân sự công vụ.

9
+ Đối tượng áp dụng rộng, sự thay đổi dù chỉ là nhỏ đều ảnh hưởng đến đại đa số
đối tượng. Cần sự thận trọng trong việc thay đổi và cải cách chính sách, vì đạt mức
ảnh hưởng mang tính quốc gia.
+ Quy mô quá lớn nên không thể quan tâm đến từng cá nhân (khác với doanh
nghiệp thì cá nhân hóa do quy mô nhỏ). Dẫn tới thực trạng cào bằng, nói cách khác là
chi trả bình quân (trả tiền lương cho các đối tượng có tính chất công việc khác nhau
nhưng tiền lương như nhau).
+ Thực hiện quá nhiều chính sách phụ cấp để chi trả cho nhân sự công vụ. Dẫn
tới quan hệ tiền lương bị trật khỏi đường ray, quan hệ tiề lương khác ban đầu, mất đi
tính định hướng trong điều chỉnh hành vi, theo hướng tăng thu nhập chứ không còn về
điều chỉnh hành vi.
+ Tâm lí của nhân sự công vụ bị ảnh hưởng, niềm tin của một số ít người dân bị
lung lay. Tăng lương theo đánh giá công vụ không đồng bộ với chính sách quản lí
nhân sự công vụ.
4.2 Nhận xét
Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu, tham khảo rất nhiều nguồn tài liệu
và thông tin liên quan về vấn đề điều chỉnh chính sách lương cơ sở, đánh giá được
những kết quả đạt được và điểm khó khăn ở bên trên, em nhìn ra được một số vấn đề
như sau:
(1) Tuy mức lương cơ sở đã được nâng lên (từ 1/7/2023 là 1.800.000
đồng/tháng), nhưng chỉ có thể đáp ứng được các yêu cầu thiết yếu và chưa phù hợp với
đời sống của nhân sự công vụ.
(2) Tình trạng quen biết, cả nể, sử dụng nguồn nhân lực một cách bất hợp lí,
không khai thác tối đa năng lực làm việc của người lao động trong khu vực nhà nước.
(3) Sự đồng thuận về việc tăng lương cơ sở từ các Cử tri và Đại biểu Quốc hội,
sự đồng cảm và thấu hiểu từ người dân đối với nhà nước đánh dấu được mức độ ảnh
hưởng và quan tâm của đại đa số người lao động về vấn đề.
(4) Tuy tăng lương là một dấu hiệu tốt đối với người lao động trong bộ máy nhà
nước. Nhưng cá nhân em, một sinh viên về hoạch định chính sách thì em thấy được
một số vấn đề cần lưu tâm như sau:
- Sự chênh lệch lớn về nhóm, ngạch lương: Tăng lương không đồng đều do hệ
thống lương tại Việt Nam còn theo hệ số, dẫn tới tình trạng “người tăng nhiều, kẻ tăng
ít” sự phân bì giữa nhóm cao so với nhóm thấp, dễ bị khiếu nại và tranh chấp về lương.
- Thời điểm quyết định tăng lương: Thời điểm tăng lương cơ sở thông thường sẽ
vào tháng 7 hằng năm (năm 2023 cũng là tháng 7), đây là giai đoạn chuẩn bị cho một

10
sự kiện lớn của Việt Nam đó là “Tết”, ra quyết định mức mức lương cơ sở có thể dẫn
đến tăng giá cả của hàng hóa – dịch vụ và mức giá này vào tết sẽ còn tăng thêm. Tăng
chi sẽ phải tăng thu, dẫn đến gánh nặng kinh tế cho nhiều đối tượng, không chỉ khu
vực công mà còn tác động đến các đối tượng yếu thế trong xã hội.

5. Phương hướng điều chỉnh chính sách mức lương cơ sở hiện nay
Nhận ra được tầm ảnh hưởng trong việc điều chỉnh chính sách lương cơ sở là vô
cùng quan trọng, những thay đổi dù chỉ là nhỏ nhất cũng sẽ ảnh hưởng đến cục bộ hệ
thống chính sách tiền lương trong khu vực công. Vì vậy, điều chỉnh chính sách mức
lương cơ sở cần phải được điều chỉnh theo phương hướng sau:
- Những nội dung đã và đang được triển khai để thực hiện định hướng điều chỉnh
chính sách tiền lương cơ sở – xây dựng đề án phân lập theo nhóm vị trí việc làm (xây
dựng các nhóm theo vị trí việc làm): mã ngạch, chức vụ,…theo vị trí việc làm.
- Hình thành các bảng lương công vụ mới theo vị trí việc làm. Đáp ứng kì vọng
của nhân sự công vụ, mong muốn thay bằng lương bằng hệ số thành bảng mức lương,
điều chỉnh theo mã vị trí việc làm. Bài học thành tựu từ Trung Quốc, chính sách lương
năm 2007 thành bảng mức, căn cứ theo vị trí công việc và điều chỉnh sao cho phù hợp.
- Sắp xếp lại các chính sách phụ cấp có tính hệ thống, không phá vỡ quan hệ tiền
lương ban đầu (tách thành ba nhóm: 1. Tiếp dục duy tri; 2. Bỏ đi không dùng; 3. Gộp
chính sách cùng tính chất lại với nhau), trên tinh thần giữ lại ưu điểm, lược bớt các
bước không cần thiết của phụ cấp (giữ nguyên tính linh hoạt).
- Cân nhấc, ghi nhận kịp thời những ý kiến, phản ánh từ nhân sự công vụ để kịp
thời đưa các phương án giải quyết. Tạo tâm lí cho người lao động để giữ chân họ làm
việc trong bộ máy nhà nước.
- Tổ chức nhiều cuộc thi đánh giá năng lực tự nguyện và định kỳ nhằm tạo động
lực học hỏi, phát triển về trình độ và kỹ năng chuyên môn. Mặt khác, ngăn chặn triệt
để hành vi quen biết, nể năng, xử lí triệt để nhằm cho ra kết quả đánh giá chất lượng –
minh bạch – công bằng.
- Tăng chi lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội cho các đối tượng do ngân sách
nhà nước đảm bảo, các đối tượng nghỉ hưu trước năm 1995 (do mức hưởng của nhân
sự công vụ thấp).
- Tăng chi trợ cấp đối với đối tượng có công với Nhà nước, Cách mạng và các
chính sách an sinh xã hội.
Ngoài ra, tiền lương còn là động lực chính cho người lao động, duy trì mức
lương phù hợp có thể tác động đến chất lượng dịch vụ công, tăng niềm tin tưởng của

11
người dân đối với hệ thống công vụ. Để giải quyết bài toán trên, ta cần thực hiện các
bước như:
- Tăng thu, tiết kiệm chi và khuyến khích mỗi nhân sự công vụ tự nâng cao chất
lượng làm việc, dịch vụ trong cơ quan cung cấp dịch vụ công.
- Hoạt động xã hội cần được đẩy mạnh, khuyến khích tự chủ về tài chính nhằm
tạo điều kiện thuận lợi cho người thuộc cơ quan phát triển.
- Phân bổ nguồn lực và quyền lực, trách nhiệm cho các địa phương, cơ quan hành
chính, dân cư. Hạn chế tối đa việc tập trung quyền lực, dẫn đến hiện trạng tham ô.

6. Kết luận
Với mục tiêu là đảm bảo các yêu cầu tối thiểu về đời sống, xã hội cho cán bộ,
công chức, viên chức và người lao động đang làm việc trong bộ máy nhà nước thì điều
chỉnh mức lương cơ sở theo hướng tăng là một hoạt động phù hợp với thời điểm hiện
tại. Tuy tăng lương là một vấn đề cấp thiết, nhưng tăng lương cơ sở trong điều kiện tài
chính của Nhà nước cũng cần phải đáng lưu tâm, cần dựa bào nhiều yếu tố khách quan
và chủ quan, khả năng nội tại và trong tương lai để có thể tiết kiệm nguồn lực và chi
phí. Áp dụng phương án tối ưu nhất để từng bước hoàn thiện, phát triển bộ máy công
vụ tại Việt Nam.
Mục tiêu đề ra là thế nhưng để thực hiện được các nhiệm vụ đã đề ra thì vẫn là
một bài toán khó, cần cân nhắc thật kỹ trước khi thực hiện vì ảnh hướng đến kế sinh
nhai của toàn bộ người lao động trong bộ máy nhà nước. Nhận thức được tầm ảnh
hưởng vĩ mô của vấn đề thì cần phải cẩn trọng trước những yêu cầu về thay đổi chính
sách, sao cho phù hợp với điều kiện xã hội.
Là một sinh viên còn đang theo học tại nhà trường, nhờ môn học Tiền lương Khu
vực công em đã có cơ hội tiếp xúc và tìm hiểu về chủ đề rộng lớn trên. Hiểu rõ được
nội dung của vấn đề và ý nghĩa môn học đối với công việc của mình sau này, em sẽ cố
gắng học tập hết sức trong khoảng thời gian sinh viên còn lại của mình. Vì thời gian có
hạn, vốn ngôn ngữ còn nhiều hạn chế nên chắc chắn sẽ còn nhiều sai sót, em mong
thầy châm chước bỏ qua. Em xin chân thành cảm ơn Thầy ạ!

12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Cán bộ, Công chức năm 2018.
2. Tài liệu bài giảng Tiền Lương Khu Vực Công – Ths.Nguyễn Quốc Thắng,
Chương 2: Chính sách tiền lương tối thiểu trong khu vực công, Trường Đại học Lao
động & Xã hội CSII.
3. Thư viện Pháp luật. (21/05/2018). Nghị quyết hội nghị lần thứ bảy ban chấp
hành trung ương khoá xii về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức,
viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp (Số 27-NQ/TW).
Khai thác từ https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Nghi-quyet-27-
NQ-TW-2018-cai-cach-chinh-sach-tien-luong-doi-voi-can-bo-cong-chuc-vien-chuc-
382336.aspx?anchor=muc_2
4. Thư viên Pháp luật. (09/05/2019). Nghị định quy định mức lương cơ sở đối với
cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (Số: 38/2019/NĐ-CP). Khai thác
từ https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Nghi-dinh-38-2019-ND-
CP-muc-luong-co-so-doi-voi-can-bo-cong-chuc-vien-chuc-va-luc-luong-vu-trang-
403576.aspx
5. Thư viện Pháp luật. (14/05/2023). Nghị định quy định mức lương cơ sở đối với
cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (số: 24/2023/NĐ-CP). Khai thác
từ https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Nghi-dinh-24-2023-ND-
CP-muc-luong-co-so-can-bo-cong-vien-chuc-luc-luong-vu-trang-432518.aspx
6. Tạp chí Tổ chức Nhà nước. (07/03/2019). Cải cách chính sách tiền lương trong
khu vực công ở Việt Nam. Khai thác từ https://tcnn.vn/news/detail/42505/Cai-cach-
chinh-sach-tien-luong-trong-khu-vuc-cong-o-Viet-Nam.html
7. Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội. (17/03/2020). 7 thay đổi lớn về lương
cán bộ, công chức, viên chức từ năm 2021. Khai thác từ
https://molisa.gov.vn/baiviet/222417?tintucID=222417
8. Người lao động. (11/10/2023). Từ 1-7-2024: Bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số
lương. Khai thác từ https://nld.com.vn/cong-doan/tu-1-7-2024-bai-bo-muc-luong-co-
so-va-he-so-luong-20231011085336527.htm
9. Thư viện Pháp luật. (04/10/2023). Nghị quyết 27-NQ/TW về cải cách chính
sách tiền lương từ 1/7/2024 như thế nào?. Khai thác từ https://thuvienphapluat.vn/lao-
dong-tien-luong/nghi-quyet-27nqtw-ve-cai-cach-chinh-sach-tien-luong-tu-172024-
nhu-the-nao-10801.html

13

You might also like