Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 7

1.

Trình bày và phân tích tầm quan trọng của việc tìm hiểu QHQT (đối với quốc gia và
cá nhân).
* Đối với quốc gia:
Vai trò 1: Quốc gia có 2 chức năng chính: ĐỐI NỘI VÀ ĐỐI NGOẠI - QUAN HỆ QUỐC TẾ
để thực hiện lợi ích quốc gia - dân tộc (an ninh và phát triển)
- Chính trị - ngoại giao: Giải quyết mâu thuẫn - xung đột, giải quyết tranh chấp lãnh thổ -
biên giới, thành lập liên minh, tham gia tổ chức quốc tế, giải quyết khủng bố quốc tế…
- Kinh tế: Thực hiện thương mại quốc tế, giải quyết tranh chấp thương mại, tham gia hiệp
định thương mại…
- Văn hoá: Trao đổi, bảo tồn văn hoá…
- Xã hội: Di cư, bình đẳng (giàu nghèo, giới…)
- Môi trường: Biến đổi khí hậu,...
- Y tế: Dịch bệnh toàn cầu…

Vai trò 2: Nhìn ra thế giới để biết mình đang ở đâu (biết mình, biết ta) để nỗ lực học tập kinh
nghiệm, đổi mới, phát triển.

Vai trò 3: Nắm bắt xu hướng phát triển của thế giới. Kinh tế tri thức, bảo vệ môi trường,
bình đẳng giới, phát triển khoa học - công nghệ (AI, Internet vạn vật, Big Data…) để không
tụt hậu so với thế giới, xây dựng tầm nhìn phù hợp với tương lai.

Vai trò 4: Hiểu được hành vi của quốc gia - lãnh đạo nước ngoài -> Dự đoán hành động -
hành vi -> Tìm ra cách đối phó phù hợp (Dự trữ năng lượng, xây dựng lực lượng quân sự,
thành lập liên minh…)

Vai trò 5: Môi trường - điều kiện để giải quyết một số vấn đề không thể giải quyết trong
nước (thảm sát, nội chiến, người tị nạn, diệt chủng…) -> Kêu gọi sự trợ giúp từ các tổ chức
quốc tế, tổ chức phi chính phủ…

Vai trò 6: Tận dụng cơ hội (Mỹ bán vũ khí cho các nước tham gia chiến tranh, viện trợ nhân
đạo…) -> Gia tăng uy tín, danh tiếng trên trường quốc tế; Có lợi cho phong trào - chủ
trương - chính sách trong nước.

Vai trò 7: Dự đoán tương lai (ở một mức độ nhất định).

* Đối với cá nhân:


- Cơ hội nghề nghiệp:
+ Ngoại giao - chính trị: Làm việc tại Bộ ngoại giao, Sở ngoại vụ, Đại sứ quán, Tổng
lãnh sự…
+ Kinh tế quốc tế: Làm việc tại Hiệp hội doanh nghiệp, công ty đa quốc gia…
+ Tổ chức phi chính phủ: Oxfam, Greenpeace…
(bổ sung sau)

2.Công ty xuyên quốc gia là gì? Công ty xuyên quốc gia có tác động (tích cực và tiêu
cực) như thế nào đối với quốc gia?
Khái niệm: Công ty xuyên quốc gia là “những tổ chức kinh doanh có quyền sở hữu hoặc
hoạt động kinh doanh diễn ra trên địa bàn nhiều quốc gia”.

Dấu hiệu đặc trưng:


- Hiện diện ở nhiều quốc gia, thông qua các công ty con, chi nhánh, liên doanh hoặc các
hình thức thực thể kinh doanh khác.
- Tham gia vào các hoạt động kinh doanh đa dạng xuyên biên giới, có thể bao gồm sản
xuất, bán hàng, tiếp thị, nghiên cứu và phát triển cũng như dịch vụ.
- Thường có cơ cấu quản lý tập trung nhằm điều phối và giám sát các hoạt động ở nhiều địa
điểm khác nhau.
- Thường phát triển các chiến lược toàn cầu để tối ưu hoá hoạt động, tận dụng các cơ hội
thị trường và quản lý rủi ro ở nhiều quốc gia và khu vực khác nhau.
- Tham gia vào thương mại và đầu tư xuyên biên giới, xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ
giữa nước họ và các nước khác, cũng như đầu tư vào vào thị trường nước ngoài.
- Thường sử dụng một lực lượng lao động đa dạng bao gồm những người từ các quốc tịch,
nền văn hoá và nguồn gốc khác nhau.
- Có thể có tác động kinh tế đáng kể đến các quốc gia nơi họ hoạt động, góp phần tăng
trưởng kinh tế, việc làm, chuyển giao công nghệ và doanh thu thuế.

* Ảnh hưởng tích cực:


- Tiếp cận thị trường: Cung cấp cho các doanh nghiệp địa phương khả năng tiếp cận thị
trường quốc tế, thúc đẩy thương mại và hội nhập kinh tế.
- Doanh thu thuế: Đóng góp vào nguồn thuế của nước sở tại, cung cấp cho chính phủ
nguồn thu bổ sung để tài trợ cho các dự án dịch vụ công và cơ sở hạ tầng.
- Tăng trưởng kinh tế:
+ Tạo việc làm.
+ Tăng năng suất.
+ Thúc đẩy đổi mới.
- Chuyển giao công nghệ và kỹ năng:
+ Đưa công nghệ tiên tiến, chuyên môn và kỹ năng quản lý đến nước sở tại.
+ Tạo điều kiện chuyển giao kiến thức.
+ Góp phần phát triển công nghiệp địa phương.
- Phát triển cơ sở hạ tầng: Đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng (nhà máy, đường sá và các
tiện ích) -> Có thể tác động lan toả tích cực đến cơ sở hạ tầng tổng thể của nước sở tại.

Samsung Việt Nam:


- Chính thức vào Việt Nam năm 2008 với việc xây dựng nhà máy sản xuất điện thoại di
động tại tỉnh Bắc NInh.
- Đang vận hành các nhà máy tại Bắc NInh, Thái Nguyên, Hà Nội và TP.HCM.
- Sau sự góp mặt của Samsung, hai tỉnh Bắc Ninh và Thái Nguyên, nơi vốn phụ thuộc nhiều
vào nông nghiệp, đã thay đổi hoàn toàn, trở thành cứ điểm sản xuất chính của thiết bị công
nghệ thông tin.
- Xuất khẩu sản phẩm tới hơn 128 quốc gia và vùng lãnh thổ, sản lượng hàng năm đạt 160
triệu thiết bị, chiếm 50% tổng sản lượng sản xuất trên toàn cầu (50% điện thoại của
Samsung bán trên toàn thế giới là sản phẩm “Made in Vietnam”)
- Kim ngạch xuất khẩu năm 2022 đạt 65 tỷ USD, chiếm 17,4% kim ngạch xuất khẩu của Việt
Nam.
- Tạo việc làm cho hơn 96.000 lao động.
- Hiện nay đã có 51 doanh nghiệp Việt Nam trở thành nhà cung ứng cấp 1 của Samsung.
-> Nhiều nhà lãnh đạo đã từng nhận định “thành công của Samsung là thành công của Việt
Nam” (Theo Ban Kinh tế Trung ương).

* Ảnh hưởng tiêu cực:


- Sự phụ thuộc vào đầu tư nước ngoài: Sự phụ thuộc quá nhiều vào các công ty đa quốc gia
để tăng trưởng kinh tế có thể khiến một quốc gia bị tổn thương trước những biến động kinh
tế toàn cầu và các quyết định do trụ sở chính của các công ty này đưa ra.
- Né thuế: Một số công ty khai thác các lỗ hổng trong luật pháp để giảm thiểu nghĩa vụ thuế
của họ ở nước sở tại dẫn đến làm mất đi nguồn thu của chính phủ.
- Biến dạng thị trường: Các công ty lớn có thể có sức mạnh tài chính để tác động đến thị
trường, có khả năng tạo ra một sân chơi không bình đẳng và hạn chế cơ hội cho các doanh
nghiệp địa phương.
- Khai thác tài nguyên quá mức, ô nhiễm môi trường: Có thể khai thác tài nguyên thiên
nhiên ở nước sở tại, dẫn đến suy thoái môi trường và cạn kiệt tài nguyên của địa phương.
- Bóc lột lao động: Một số công ty lợi dụng các quy định lao động lỏng lẻo ở một số quốc
gia, dẫn đến điều kiện làm việc tồi tệ, lương thấp và bóc lột lao động địa phương.
Ví dụ:” Để cung ứng đủ linh kiện giá rẻ cho những sản phẩm công nghệ có giá cạnh tranh,
Foxconn đã bóc lột tàn tệ công nhân của mình. Công ty này thậm chí đã thuê cả những đứa
trẻ mới 13 tuổi, làm việc đến 16 tiếng/ngày”. (Theo Báo Tuổi trẻ)
- Bất bình đẳng về thu nhập: Lợi ích từ nguồn đầu tư của các công ty xuyên quốc gia có thể
không được phân bổ đồng đều dẫn đến gia tăng bất bình đẳng về thu nhập ở nước sở tại.

3.Quyền lực là gì? Trình bày và so sánh giữa “quyền lực cứng” và “quyền lực mềm”
trong QHQT. Theo anh chị, “quyền lực mềm” có thay thế được “quyền lực cứng”
trong QHQT không?
Khái niệm quyền lực:
- Bản chất, cốt lõi của chính trị quốc tế.
- Mục tiêu và phương tiện quan trọng trong QHQT: Tranh giành quyền lưcj là nguyên nhân
cơ bản dẫn đến chiến tranh, xung đột và chi phối nhiều hiện tượng khác trong QHQT.
- Vấn đề trung tâm trong nghiên cứu QHQT.
Khái niệm quyền lực (hẹp và rộng)

Khái niệm hẹp Khái niệm rộng

Về mặt lý luận Chủ yếu dựa vào chủ nghĩa Xây dựng trên nhiều lý
hiện thực thuyết khác nhau

Về mặt thực tiễn Chủ yếu dựa vào lịch sử Chủ yếu dựa vào thực tế
trước kia QHQT thời hiện đại

Về đối tượng và phạm vi Thiên về các nước lớn Nước lớn + nước nhỏ + chủ
áp dụng thể phi quốc gia

Chiều tác động Mang tính 1 chiều từ mạnh Mang tính 2 chiều: mạnh và
sang yếu yếu đều có thể tác động
sang nhau
Biểu hiện Chủ yếu là “ép buộc” Đa dạng hơn: ngăn chặn,
thuyết phục, quản trị

Quyền lực mềm:


“Quyền lực mềm là một loại năng lực, có thể giúp đạt được mục đích thông qua sức hấp
dẫn chứ không phải ép bực hoặc dụ dỗ. Sức hấp dẫn này đến từ quan điểm giá trị về văn
hoá, chính trị và chính sách ngoại giao của một nước” -Joseph Nye-
Hiện nay, khái niệm quyền lực mềm đã được nhiều nước sử dụng trong chính sách đối
ngoại của mình, điển hình là Trung Quốc, Mỹ, Pháp, Xin-ga-po và Hàn Quốc.

Quyền lực cứng:


- Quyền lực cứng là khả năng ép buộc chủ thể QHQT khác phải hành động theo những
cách thức mà mình muốn.
- Các chiến lược của quyền lực cứng tập trung vào can thiệp quân sự, ngoại giao cưỡng
bức và trừng phạt kinh tế để gia tăng lợi ích quốc gia.
So sánh “quyền lực cứng’ và “quyền lực mềm”
Quyền lực cứng rất quan trọng nhưng nó không thể giải quyết được mọi vấn đề. Quyền
lực cứng là sự tác động từ bên ngoài đến các đối tượng của quyền lực, vì vậy chi phí để sử
dụng và duy trì quyền lực cứng thường cao và tiềm ẩn nguy cơ chống đối.
Lợi ích: Nhanh, hiệu quả
Bất lợi: Gây ra sự phản đối, xung đột với các nước bị chịu.
Ví dụ:
- 24/02/2022, Nga bắt đầu tấn công Ukraine. một số lượng lớn các quốc gia đã áp dụng
các biện pháp trừng phạt với mục đích làm tê liệt nền kinh tế Nga. Đến ngày 01/03, tổng số
tài sản của Nga bị đóng băng bởi các lệnh trừng phạt lên tới 1 nghìn tỷ đô la.

Quyền lực mềm nằm ở lẽ phải và sự thuyết phục, nó tác động đến các đối tượng của
quyền lực, làm cho sự thay đổi nhận thức và hành vi diễn ra từ bên trong. Sự thuyết phục
để tạo ra lòng tin, sự tin tưởng, được coi là tạo nên tính chính đáng.
Lợi ích:
- Về kinh tế (VD: Eras tour của Taylor Swift; phim ảnh giúp khán giả yêu thích quốc gia
đó)
- Tạo lập vị thế và ảnh hưởng của quốc gia trên thế giới (Vd; Chính sách đối ngoại của
Nga tại Trung Đông thông qua các giải pháp hoà bình, tiếp cận khéo léo đã biến Nga thành
đối tác uy tín và vị thế đáng kể ở Trung Đông hiện nay).
Bất lợi:
- Không nhanh, không hiểu quả liền.
- Văn hoá, chính trị không đúng cách sẽ đi ngược hiệu quả (VD: chính phủ TQ mở rộng
tư tưởng của Khổng Tử với nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng không phải quốc gia nào
cũng đón nhận)

“Quyền lực mềm” có thể thay thế “quyền lực cứng” không?
Theo tôi, quyền lực cứng và quyền lực mềm có liên hệ với nhau. Các loại quyền lực,
không thể được đánh giá là tốt hay không tốt hoặc loại nào tốt hơn, mà hiệu quả sử dụng
quyền lực là do các chủ thể mang lại. Quyền lực mềm là sự bồi đắp cho những khiếm
khuyết của quyền lực cứng chứ không phải là sự phản chiếu hay mặt đối lập của quyền lực
cứng. Trong nhiều trường hợp, chỉ sử dụng quyền lực mềm là không đủ mà cần phải có sự
kết hợp giữa quyền lực mềm và quyền lực cứng. Quyền lực cứng có thể không được trực
tiếp sử dụng, nhưng nó là hậu phương để quyền lực mềm được thực thi hoặc làm tăng sức
thuyết phục và hiệu quả của quyền lực mềm. Các nhà lãnh đạo hay thậm chí các cá nhân
cũng đều sử dụng cả hai loại quyền lực này tuỳ theo thời điểm và hoàn cảnh.

4.Trình bày và phân tích các đặc điểm của “Chủ nghĩa Hiện thực” (hiện thực cổ điển &
tân hiện thực) trong QHQT.
*Chủ nghĩa hiện thực cổ điển:
- Bản chất con người: Ích kỷ, tư lợi và ham muốn quyền lực.
- Nhấn mạnh bản chất tàn nhẫn của chính trị quốc tế
-> Hoài nghi về vai trò đạo đức trong các cuộc thảo luận về chính sách đối ngoại.
-> Lãnh đạo quốc gia có thể làm trái với quy luật đạo đức.
“Suy nghĩ bằng con tim là một tội lỗi nghiêm trọng. Chính sách đối ngoại không phải là hoạt
động công tác xã hội” -Krauthammer, 1993 -
- Hệ thống “VÔ CHÍNH PHỦ”: Không tồn tại một quyền lực đứng trên các quốc gia, kẻ
mạnh thống trị kẻ yếu.
- Quốc gia là chủ thể cơ bản, các chủ thể khác (tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ…)
không có vai trò đáng kể.
- Mục đích của quốc gia: TỒN TẠI và AN NINH.
-> Chủ quyền của quốc gia và tối cao, lợi ích quốc gia là tối thượng.
- Quốc gia cần có QUYỀN LỰC để đảm bảo AN NINH, CHỦ QUYỀN và LỢI ÍCH quốc gia.
-> Quyền lực: MỤC TIÊU cơ bản của chính sách đối ngoại và phương tiện chủ yếu mà quốc
gia sử dụng trong quan hệ quốc tế.
-> Mọi quốc gia theo đuổi quyền lực trên trường quốc tế & tìm cách tối đa hoá quyền lực của
mình.
-> CANH TRANH, XUNG ĐỘT là không tránh khỏi, không thể duy trì hợp tác một cách lâu
dài.
- Cuộc chạy đua tranh giành về quyền lực sẽ dẫn đến “THẾ LƯỠNG NAN VỀ AN NINH”
(Security dilemma).
- Đề cao cân bằng quyền lực giúp duy trì ổn định và trật tự, ngăn chặn chiến tranh, hạn chế
chạy đua vũ trang, ngăn chặn bá quyền.
- Mô hình Billiard (Billiard ball Model).

*Chủ nghĩa tân hiện thực (Chủ nghĩa hiện thực cấu trúc)
- Nhấn mạnh cấp độ phân tích HỆ THỐNG QUỐC TẾ.
- Yếu tố then chốt đối với an ninh của mỗi quốc gia: SỰ PHÂN BỔ QUYỀN LỰC TƯƠNG
ĐỐI giữa các quốc gia trong hệ thống.
-> Nâng cao quyền lực (quyền lực tỉ lệ thuận với vị thế và an ninh của quốc gia)
- CÂN BẰNG QUYỀN LỰC với những quốc gia mạnh hơn -> giảm thiểu sự chênh lệch
quyền lực.
- Nguyên nhân của chiến tranh: cuộc chạy đua nhằm nâng cao quyền lực tương đối của
quốc gia, không phải do bản chất con người.

5.Trình bày và phân tích các đặc điểm của “Chủ nghĩa tự do” trong QHQT.
- Một trong nhưng trường phái quan trọng nhất trong lý thuyết QHQT.
“Thách thức hiện tại mạnh mẽ nhất đối với chủ nghĩa hiện thực” (Caporaso, 1993)
- Quan niệm về CON NGƯỜI: Nhấn mạnh vào lý trí & khả năng tiến bộ của con người.
- Lợi ích quốc gia & con người: AN NINH, QUYỀN LỰC + THỊNH VƯỢNG, PHÚC LỢI, MÔI
TRƯỜNG,...
- Nhấn mạnh vào nguyên tắc ĐẠO ĐỨC thay vì theo đuổi quyền lực.
- Hệ thống quốc tế: Vô chính phủ “CÓ TRẬT TỰ’ và có thể được khắc chế bằng thể chế,
luật lệ.
- Chủ thể QHQT: QUỐC GIA quan trọng nhưng không phải duy nhất, chủ thể PHI QUỐC
GIA đóng vai trò ngày càng quan trọng.
- Tăng cường HỢP TÁC QUỐC TẾ, thay thế dần XUNG ĐỘT.
- HOÀ BÌNH THẾ GIỚI hoàn toàn có thể đạt được: Phổ biến DÂN CHỦ, mở rộng THỊ
TRƯỜNG TỰ DO & tăng cường PHỤ THUỘC LẪN NHAU (tạo sự liên kết giữa các nước, vì
chiến tranh ảnh hưởng đến nguồn cung của toàn thế giới); thúc đẩy ĐẠO ĐỨC & NHÂN
QUYỀN, phát triển LUẬT PHÁP QUỐC TẾ (luật pháp là cái ô thì ta dựa vào, luật quốc tế
được tôn trọng thì các quốc gia sẽ không dám đi xâm lược vì họ sợ bị phạt, làm kiềm chế họ
lại để không đi chiến tranh)...
- Mô hình mạng nhện (1 thằng bị ảnh hưởng thì các thằng khác cũng bị ảnh hưởng, phụ
thuộc, liên kết chặt chẽ với nhau)

6.Trình bày và phân tích những nguyên nhân và hệ quả chính của Chiến tranh thế giới
thứ 2.
*NGUYÊN NHÂN
Nguyên nhân 1: Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933
- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 từ Mỹ đã tác động và làm ảnh hưởng nặng
nề đến kinh tế thế giới.
- Những mâu thuẫn chính trị, phát triển kinh tế trở nên sâu sắc.
- Dẫn tới việc lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít vơi ý đồ gây chiến tranh để phân chia
lại thế giới.

Nguyên nhân 2: Hoà ước Véc-sai (1919)


- Hoà ước chính thức chấm dứt Thế chiến I được ký giữa Đức và các quốc gia phe Hiệp
ước.
- Đặt nền tảng và xác lập một số nguyên tắc cơ bản cho trật tự thế giới hiện đại và cả
những hệ luỵ to lớn cho ngày nay.

Nguyên nhân 3: Sự trỗi dậy của chủ nghĩa Phát-xít.


Chủ nghĩa phát xít Đức hình thành năm 1933 và đến năm 1940 hình thành trục phát xít
Đức, Ý, Nhật -> Góp phần gây ra Thế chiến II, đưa loài người vào sự chết chóc và sự tàn
phá dã man, gây ra một số căm phẫn của tất cả dân tộc -> Mục tiêu: xâm lược và thủ tiêu
dân chủ; hình thành các ý định chiến tranh xâm lược với diện rộng, quy mô lớn -> tham
vọng thống trị thế giới.

Nguyên nhân 4: Adolf Hitler (1889-1945)


- Hitler bị nhiễm một số quan điểm lệch lạc, điên rồ của chủ nghĩa Darwin xã hội - dùng
thuyết tiến hoá sinh học Darwin để giải thích các hiện tượng xã hội.
- Hitler cho rằng thế giới chỉ có chủng tộc Aryan là giống người thượng đẳng.
- Căm thù người Do Thái.
- 1/1933: Hitler trở thành Thủ tướng -> Xé hoà ước Véc-sai, phát triển công nghiệp quân
sự nhằm tái vũ trang nước Đức -> Kinh tế phục hồi và tăng trưởng.
- Bành trướng lãnh thổ: Lấy lại vùng Sear (1935), chiếm Rhineland (3/1936) và thôn tính
Áo (3/1938), Tiệp Khắc (10/1938) rồi Ba Lan (9/1939).

*HỆ QUẢ
- Cuộc chiến rộng lớn, thảm khốc và gây tàn phá nhất trong lịch sử nhân loại.
- Các thiệt hại được đo lường gấp 10 lần so với Thế chiến thứ nhất và bằng tất cả các
cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước đó cộng lại.
- Quy mô trải rộng trên toàn thế giới: Lôi kéo hơn 60 quốc gia với ¾ dân số (1700 triệu
người) tham gia vào cuộc chiến.
- Hơn 60 triệu người bị thiệt mạng, tương đương khoảng 3% dân số thế giới; hơn một
nửa dân thường, chết vì dịch bệnh, nạn đói, nạn tiệt chủng và bom đạn.
- Liên Xô có hơn 26 triệu người thiệt mạng.
- 6 triệu người Do Thái bị sát hại ở các trại tập trung phát xít trong cuộc thảm sát
Holocaust.
- Hơn 90 triệu người bị thương.
- Nền kinh tế các nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Hàng triệu người dân bị mất nhà cửa.
- Hàng nghìn thành phố, thị trấn và làng mạc bị phá huỷ.
- Thiệt hại vật chất lên tới gần 4000 tỷ USD.
- Trung Quốc, Pháp, Liên Xô, Anh, Hoa Kỳ giành chiến thắng và trở thành thành viên
thường trực của hội đồng bảo an LHQ.
- Bắt đầu sự sụp đổ của hệ thống thuộc địa, thúc đẩy cuộc đấu tranh của các dân tộc
đứng lên giành độc lập, tự do.
- Hàng loạt nước XHCN ra đời sau cuộc chiến tranh này.
- Nhiều phát minh lớn cho nhân loại: Vũ khí nguyên tử, máy bay phản lực, radar…

You might also like