Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

Họ tên: Phùng Thái Dương

MSV: 11218004
Lớp: Chính sách kinh tế 02

Đề bài: Trình bày nội dung của một chính sách của Nhà nước có ảnh hưởng
tích cực hoặc tiêu cực đến sinh viên mà em quan tâm

Chính sách hỗ trợ vay vốn cho sinh viên

Tại Việt Nam, chính sách tài chính hỗ trợ học sinh, sinh viên tại các
trường đại học được chia thành 3 giai đoạn. Sau khi thống nhất đất nước 1945
đến năm 1987, sinh viên đại học được trợ cấp toàn bộ chi phí học tập và sinh
hoạt. Đến năm 1998, các trường đại học công lập được phép tuyển thêm sinh
viên ngoài chỉ tiêu và được phép thu học phí đối với đối tượng này. Từ năm
2015 đến nay, mức học phí đại học bước vào giai đoạn tăng tốt hơn. Theo Nghị
định số 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ triển khai thí điểm cơ chế tự chủ một
số trường đại học tại Việt Nam và tăng quy định mức phí lên 1.750.000 đến
5.050.000 đồng/tháng/sinh viên đối với các trường đại học. Chi phí giáo dục
tăng là thách thức đối với việc đảm bảo tính bình đẳng trong giáo dục đại học.
Vì vậy để hỗ trợ cho sinh viên, nhà nước đã có rất nhiều chính sách ưu đãi như
miễn giảm học phí, được vay vốn với lãi suất ưu đãi, được hưởng trợ cấp xã hội,
học bổng.
Nội dung chính sách: Chính sách cho vay của Chính phủ đang thực hiện
theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 và Quyết định số
05/2022/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, đối tượng được tiếp cận
nguồn vốn vay là những học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, gia đình
thuộc hộ nghèo, hoặc khu vực có tỷ lệ hộ nghèo cao. Tại các trường học, chính
sách cho vay không phổ biến. Một số trường có kết nối với một số tổ chức tài
chính, nhằm hỗ trợ khó khăn cho sinh viên. Ví dụ: Chương trình học bổng FTU
- MABUCHI do trường Đại học Ngoại thương kết hợp với Tập đoàn Mabuchi
(Nhật Bản). Học bổng này dành cho sinh viên hệ chính quy có hoàn cảnh khó
khăn và thành tích học tập tốt với mức hỗ trợ tối đa là 1.500.000 đồng/sinh
viên/tháng (Đại học Ngoại thương, 2021).
Một số hạn chế của chính sách:
- Về hiệu quả tiếp cận: Theo một cuộc khảo sát sinh viên vay vốn, 19% sinh
viên được khảo sát không biết về chương trình tín dụng học sinh, sinh viên
(Nguyễn Mai Hương, 2020). Điều này thể hiện hạn chế trong tuyên truyền, phổ
biến thông tin đối với các chương trình cho vay.
- Về thời hạn trả nợ: Quy định phải trả nợ gốc trong vòng 12 tháng kể từ khi
sinh viên ra trường là chưa hợp lý. Sinh viên mới ra trường chưa đủ tiềm lực tài
chính để chi trả nợ. Cũng theo khảo sát tại Đại học Bách Khoa, 64,7% sinh
viên không đồng ý với thời hạn này. Trước khoản vốn vay lớn cần phải nhanh
chóng trả, sinh viên sẽ rơi vào tình trạng áp lực tìm việc không phù hợp hoặc
không có khả năng chi trả khoản nợ gốc và nợ quá hạn (Bình et al., 2017).
- Về thủ tục vay vốn: Thủ tục cho vay được nhận định là phức tạp. Có đến
40,7% sinh viên cho rằng, thủ tục vay vốn từ Nhà nước còn phức tạp và 21,3%
sinh viên cho rằng việc này là rất phức tạp. Đa số sinh viên gặp khó khăn trong
khâu xin giấy tờ, thủ tục từ chính quyền địa phương và điều này làm chậm quá
trình làm hồ sơ gửi tới ngân hàng, khiến sinh viên không nhận được khoản tiền
này ngay từ đầu năm (Bình et al., 2017).
- Về quy mô cho vay: Mức vay vốn tối đa cho chương trình tín dụng sinh viên
cần được nới rộng. Trung bình, học phí của các chương trình tiêu chuẩn trong
số 23 trường đại học công lập tự chủ theo Nghị định số 86/2015/NĐ/CP vào
khoảng 19,5 triệu đồng/năm (Đại học Hà Nội, 2022; Đỗ Hợp, 2022b, 2022a).
Thấp nhất là mức học phí nhóm ngành Nông, lâm, thủy sản của Học viện Nông
nghiệp Việt Nam ở 11.600.000 đồng/năm (Duy Phương, 2022). Chương trình
vay tín dụng học sinh, sinh viên của Ngân hàng Chính sách xã hội chỉ có thể
đảm bảo 100% chi phí cho sinh viên của chương trình đào tạo với học phí thấp
nhất. Sinh viên có khó khăn về tài chính sẽ hạn chế theo học các ngành Dược,
Y học thường có mức học phí cao hơn.
Một số khuyến nghị dành cho chính sách:
- Nâng cao hiệu quả tuyên truyền về các nguồn học bổng và các chương trình
tín dụng học sinh, sinh viên. Có thể cân nhắc xây dựng Cổng Thông tin điện tử
quảng bá và tổng hợp học phí, nguồn hỗ trợ và chương trình cho vay để tạo
thuận lợi cho sinh viên trong tra cứu và cân nhắc trong quá trình lựa chọn
trường đại học phù hợp với năng lực và khả năng tài chính.
- Cân nhắc linh hoạt và nới rộng hạn mức cho vay và hỗ trợ ngoài học phí. Mức
hỗ trợ hiện nay chưa tạo điều kiện cho sinh viên gặp hoàn cảnh khó khăn trang
trải 100% chi phí học tập tại các trường đại học tự chủ theo Nghị định số
86/2015/NĐ-CP của Chính phủ.
- Đối với chương trình tín dụng, cân nhắc mở rộng quy định về đối tượng cho
vay để tạo điều kiện cho các sinh viên nghèo có nhu cầu được tiếp cận nguồn
vốn. Ví dụ: Các chương trình vay sinh viên tại cấp trường có thể xem xét cho
các sinh viên với kết quả học tập từ khá trở lên tiếp cận thay vì quy định kết
quả học tập tốt như hiện nay.

You might also like