TÁC ĐỘNG CỦA MỐI QUAN HỆ MỸ - TRUNG ĐẾN VIỆT NAM 2017 - 2023

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 56

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA HÀN QUỐC HỌC

MAI THỊ MỸ YẾN

VÕ THỊ DẠ LY

TÁC ĐỘNG CỦA QUAN HỆ MỸ - TRUNG


ĐẾN VIỆT NAM 2017 – 2023

TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN HỌC

MÔN HỌC QUAN HỆ QUỐC TẾ KHU VỰC CHÂU Á

TP. HỒ CHÍ MINH – 2023


MỤC LỤC
MỤC LỤC ....................................................................................................................1

MỞ ĐẦU ......................................................................................................................4

1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................4

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................6

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................6

4. Ý nghĩa nghiên cứu .............................................................................................7

5. Tổng quan tình hình nghiên cứu .......................................................................7

6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ...........................................14

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT QUAN HỆ MỸ – TRUNG TRONG ĐẦU THẾ KỶ


21. ..............................................................................................................................17

1.1. Bối cảnh quan hệ Mỹ - Trung trong đầu thế kỷ 21 .......................................17

1.1.1. Bối cảnh chính trị - kinh tế - xã hội Mỹ đầu thế kỷ 21 ...............................17

1.1.2. Bối cảnh chính trị - kinh tế - xã hội Trung Quốc đầu thế kỷ 21 .................19

1.1.3. Tổng quan quan hệ Mỹ - Trung trong đầu thế kỷ 21 ..................................21

1.2. Mối quan hệ Mỹ - Trung qua Sáng kiến “Vành đai và Con đường” và
chính sách “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”..............................................22

1.2.1. Tổng quan về Sáng kiến “Vành đai và Con đường” (BRI) ........................22

1.2.2. Tổng quan về chính sách “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” (FOIP) ....23

1.2.3. Tác động của hai chính sách trên đối với quan hệ Mỹ - Trung ..................24

1.3. Khái quát tình hình quan hệ Mỹ - Trung từ năm 2017 – nay ......................26

1.3.1. Trong lĩnh vực chính trị - ngoại giao ..........................................................26

1.3.2. Trong lĩnh vực kinh tế .................................................................................27

1
1.3.3. Trong lĩnh vực an ninh – quân sự ...............................................................28

1.3.4. Trong các lĩnh vực khác ..............................................................................29

Tiểu kết chương 1 ................................................................................................ 30

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA MỐI QUAN HỆ MỸ -


TRUNG ĐẾN VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2017 – 2023. .........................32

2.1. Tác động đến chính trị, ngoại giao và an ninh của Việt Nam. .....................32

2.1.1. Tác động của mối quan hệ Mỹ - Trung đến chính trị - ngoại giao của Việt
Nam. ......................................................................................................................32

2.1.2. Tác động của mối quan hệ Mỹ - Trung đến an ninh quốc phòng của Việt
Nam. ......................................................................................................................33

2.2. Tác động đến kinh tế Việt Nam .......................................................................35

2.2.1. Ảnh hưởng cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đến Việt Nam.........35

2.2.2. Tác động của mối quan hệ Mỹ - Trung đến đầu tư trực tiếp từ nước ngoài
(FDI) tại Việt Nam .................................................................................................38

Tiểu kết chương 2 ................................................................................................ 39

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ NHỮNG TÁC ĐỘNG, THÁCH THỨC


VÀ CƠ HỘI MÀ MỐI QUAN HỆ mỸ - tRUNG MANG LẠI CHO VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2017 – 2023 ........................................................................................41

3.1. Tác động của mối quan hệ Mỹ - Trung đối với Việt Nam: ...........................41

3.1.1. Tác động tích cực: .......................................................................................41

3.1.2. Tác động tiêu cực: .......................................................................................43

3.2. Những cơ hội và thách thức mà mối quan hệ Mỹ - Trung mang lại cho Việt
Nam: .....................................................................................................................44

3.2.1. Thách thức đối với Việt Nam trước sự cạnh tranh ảnh hưởng Mỹ - Trung ở
khu vực ASEAN ....................................................................................................45

3.2.2. Cơ hội đối với Việt Nam trước sự cạnh tranh ảnh hưởng Mỹ - Trung trong
khu vực ASEAN ....................................................................................................46

2
Tiểu kết chương 3 ................................................................................................ 46

KẾT LUẬN ..............................................................................................................48

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................49

3
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.

Mối quan hệ Mỹ – Trung được xem một trong những mối quan hệ song phương
quan trọng vì nó ảnh hưởng lớn đến an ninh, ổn định của khu vực Châu Á – Thái Bình
Dương cũng như xu hướng chính trị và kinh tế thế giới trong tương lai. Trong những
năm của thế kỷ 21 mối quan hệ Mỹ – Trung đã có nhiều sự thay đổi đáng kể về cả mặt
tích cực lẫn tiêu cực. Trong khi Mỹ phải gánh chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng
tài chính năm 2008 thì Trung Quốc trổi dậy ngày một mạnh mẽ trên mọi mặt, trở thành
nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới vào năm 2010 làm suy giảm ảnh hưởng kinh tế của
Mỹ trên thế giới, đặc biệt là khu vực Châu Á – Thái Bình nói chung và Việt Nam nói
riêng. Buộc Mỹ phải điều chỉnh lại chiến lược đối với Trung Quốc, trong đó có cả
những điều chỉnh về thương mại.

Trước hết Tổng thống Obama tập trung thúc đẩy mở cửa thị trường Trung Quốc
cho các dòng hàng hóa, dịch vụ, và đầu tư thông qua các chính sách thương mại đơn
phương, song phương và đa phương. Sau đó để nhanh chóng kìm hãm sự bành trướng
của Trung Quốc Tổng thống Obama thực hiện chiến lược xoay trục, tái cân bằng về
Châu Á – Thái Bình Dương (2011) và thông qua Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình
Dương (TPP) vào năm 2015. Mục tiêu là gia tăng ảnh hưởng của Mỹ, giảm bớt thâm
hụt thương mại với Trung Quốc cũng như giảm bớt đi sự phụ thuộc kinh tế vào Trung
Quốc của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Kết quả Mỹ đã phần nào ổn định kinh tế, phần nào ổn định phần kinh tế sau cuộc
khủng hoảng tài chính, và mang lại nhiều lợi nhuận, tạo ra hơn 2,5 triệu việc làm cho
kinh tế Mỹ. Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại quan trọng của Mỹ chỉ đứng
sau Canada và Mexico. Còn Trung Quốc cũng rất xem trọng trị trường Mỹ khi giá trị
xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ chiếm khoảng 18 – 20% (Nguyễn Tuấn Minh, 2017) tổng
xuất khẩu hàng hóa sang thế giới trong giai đoạn từ 2012 – 2016. Nhờ vậy mà từ năm
2013 Trung Quốc trở thành nước xuất khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới. Nhờ vào những
lợi ích đã đem lại này mà mối quan hệ Mỹ – Trung trở nên chặt chẽ chưa từng có.
Tổng thống Obama cũng từng nói “Mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc là mối

4
quan hệ song phương quan trọng nhất của thế kỷ 21”. Điều này cũng cho thấy được
bước tiến tích cực trong mối quan hệ Mỹ – Trung.

Tuy là một là thị trường hết sức quan trọng đối với Mỹ nhưng Trung Quốc vẫn là
một đối thủ cạnh tranh về kinh tế và về chiến lược của Mỹ tại khu vực Châu Á – Thái
Bình Dương. Nên việc Mỹ dùng TPP làm công cụ đối phó Trung Quốc và can dự vào
vấn đề tranh chấp Biển Đông đã có những tác động nhất định về kinh tế cũng như tầm
ảnh hưởng nước này ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Đồng thời cũng tạo ra
nhiều cơ hội cho các nước trong khu vực này trong đó có cả Việt Nam tiến vào trị
trường Mỹ, hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu và ít phụ thuộc vào Trung Quốc.

Quan hệ Mỹ – Trung trong giai đoạn này luôn trong trạng thái giằng co, đan xen
giữa hợp tác và đấu tranh. Tuy nhiên đã xảy ra một sự kiện làm thay đổi mối quan hệ
Mỹ – Trung lẫn cục diện thế giới lúc bấy giờ. Đó là Donald Trump lên chính thức đảm
nhiệm chức vị Tổng thống Mỹ năm 2017 đưa quan hệ Mỹ – Trung sang một giai đoạn
mới. Ngay khi lên nắm quyền hành D. Trump đã tuyên bố rút khỏi TPP và phát động
chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (FOIP) cạnh tranh toàn diện với Trung
Quốc, coi nước này là đối thủ cạnh tranh chiến lược số một và thực thi những chính
sách cứng rắn. Trong suốt 4 năm nhiệm kỳ D. Trump lần lượt phát động các cuộc
chiến tranh như: chiến tranh thương mại, chiến tranh công nghệ, chiến tranh dư luận
đối với Trung Quốc. Mục đích là gây sức ép, ngăn chặn Trung Quốc đưa mối quan hệ
hai nước sang giai đoạn mới – cạnh tranh chiến lược toàn cầu đối đầu khốc liệt hơn.
Về phía Trung Quốc, nước này đẩy mạnh triển khai Sáng kiến Vành Đai và Con
Đường (BRI), đầu tư vào xây dựng cơ sở các hạ tầng như đường bộ, đường sắt, đường
biển ở các nước Trung Nam Á và Châu Phi, đồng thời tăng cường viện trợ quân sự ở
Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.... nhằm mở rộng ảnh hưởng của mình trong cuộc
chạy đua với Mỹ. Mối quan hệ giữa hai nước này ngày càng căng thẳng hơn bởi tác
động của đại dịch Covid 19.

Quan hệ Mỹ – Trung dưới Tổng thống Donald Trump đã rơi xuống mức thấp
nhất kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1979. Điều này đã có những tác
động đáng kể đến cục diện thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Đến năm 2021,
Joe Biden đắc cử Tổng thống Mỹ quan hệ giữa hai nước lại có sự thay đổi. Mặc dù
Tổng thống J. Biden vẫn giữ quan điểm cứng rắn giống D. Trump thông qua chiến
5
lược “cạnh tranh khắc nghiệt” nhưng về chính sách đối ngoại ông Biden lại có thái độ
mềm dẻo hơn so với ông Trump. Vậy quan hệ Mỹ – Trung có những tác động gì đến
Việt Nam giai đoạn 2017 - 2023? Việt Nam sẽ nhận được lợi ích và có những bất lợi gì
trong cuộc chiến giữa Mỹ – Trung?

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:

2.1. Mục đích nghiên cứu:

Bài luận sẽ tìm hiểu về “Tác động của quan hệ Mỹ – Trung đến Việt Nam từ
2017 – 2023”.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:

Đề tài sẽ hoàn thành được mục đích nêu trên nếu thực hiện hiệu quả các nhiệm
vụ sau:

Thứ nhất, khái quát và phân tích mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc trong giai
đoạn 2017 – 2023.

Thứ hai, phân tích những tác động của quan hệ Mỹ - Trung đến đến chính trị,
ngoại giao, kinh tế và an ninh quốc phòng của Việt Nam.

Thứ ba, đưa ra các phân tích và nhận xét về tầm quan trọng, ý nghĩa của những
thay đổi mà mối quan hệ Mỹ – Trung mang lại cho tính hình kinh tế, xã hội, chính trị
của Việt Nam. Từ đó đưa ra các đánh giá về cơ hội và thách thức của Việt Nam thông
qua mối quan hệ Mỹ – Trung.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:


3.1. Đối tượng nghiên cứu:

Bài tiểu luận sẽ tập trung vào nghiên cứu với đối tượng “Tác động của quan hệ
Mỹ Trung đến Việt Nam từ 2017 đến 2023”.

3.2. Phạm vi nghiên cứu:

Về phạm vi thời gian:

Bài tiểu luận sẽ nghiên cứu giai đoạn từ năm 2017 khi tổng thống Donald Trump
lên cầm quyền ở Mỹ đến năm 2023 khi Joe Biden cầm quyền. Năm 2017 là một cột
mốc quan trọng, đánh dấu thời gian mà mối quan hệ Mỹ - Trung bắt đầu có sự thay đổi,

6
những thay đổi trong giai đoạn này cũng đã tác động không ít đối với Việt Nam. Thời
gian này có ảnh hưởng lớn đến đề tài mà nhóm tác giả đang nghiên cứu nên nhóm đã
quyết định chọn năm 2017 làm cột mốc bắt đầu cho bài nghiên cứu.

Về phạm vi không gian:

Tiểu luận tập trung nghiên cứu về các tác động của quan hệ Mỹ - Trung tại Việt
Nam.

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:


4.1. Ý nghĩa khoa học:

Tiểu luận là công trình nghiên cứu về “Tác động của quan hệ Mỹ - Trung đến
Việt Nam từ 2017 – 2023”, làm rõ những ảnh hưởng của sự thay đổi trong mối quan hệ
Mỹ - Trung đến Việt Nam.

Ngoài ra tiểu luận cũng góp phần đưa ra cái nhìn tổng quan về các đối sách
chung của Việt Nam đối với Mỹ và Trung Quốc nhằm giảm thiểu rủi ro, thách thức từ
cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung, đồng thời củng cố, tăng cường lợi ích của Việt Nam
ở khu vực và thế giới.

4.2. Ý nghĩa thực tiễn:

Bài tiểu luận có thể trở thành nguồn tài liệu tham khảo được sử dụng trong học
tập cho sinh viên khoá sau có sự quan tâm và muốn tìm hiểu về những đề tài liên quan
đến mối quan hệ của Mỹ và Trung Quốc trong thế kỷ 21. Đặc biệt là các sinh viên
thuộc nhóm ngành: Quan hệ quốc tế, Đông phương học, Quốc tế học...

5. Tổng quan tình hình nghiên cứu


5.1. Tình hình nghiên cứu vấn đề

Mối quan hệ Mỹ – Trung và những tác động của nó đến thế giới đặc biệt là khu
vực Châu Á – Thái Bình Dương nói chung và Việt Nam nói riêng luôn là một chủ đề
nóng trong những năm gần đây đối với các học giả, các nhóm nghiên cứu trong và
ngoài nước. Những công trình nghiên cứu này được công bố dưới nhiều hình thức
khác nhau như từ sách, báo, tạp chí cho đến những luận văn, luận án.

5.1.1. Tình hình nghiên cứu tại nước ngoài

7
Có rất nhiều công trình nghiên cứu nói về mối quan hệ Mỹ – Trung trong số đó
phải kể đến cuốn “The China Choice: Why We Should Share Power” (Tạm dịch:
Sự lựa chọn của Trung Quốc: Tại sao chúng ta phải chia sẻ quyến lực) của tác giả
Hugh White xuất bản vào năm 2013 bởi nhà xuất bản Đại học Oxford. Nội dung chính
của sách nói về sự trổi dậy của Trung Quốc và việc Mỹ đứng trước ba lựa chọn: cạnh
tranh, chia sẻ quyền lực hay thừa nhận vai trò lãnh đạo của Trung Quốc ở Châu Á. Sự
lựa chọn đó có ý nghĩa rất quan trọng đối với tương lai của nước Mỹ. Tác giả đã gây ra
rất nhiều tranh cãi khi cho rằng lựa chọn tốt là chia sẻ quyền lực với Trung Quốc vì
đây là một quốc gia đáng gờm hơn bất kỳ quốc gia nào mà Mỹ từng đối mặt trước đây.
Trong đó, tác giả cũng đề cập đến tương lai của khu vực Châu Á và quan hệ giữa Mỹ
và Trung Quốc. Tuy nhiên cuốn sách này quá tập trung vào việc đưa ra lập luận và giải
pháp chính trị cho mối quan hệ hai nước mà không cung cấp đủ các thông tin về kinh
tế, văn hóa, xã hội cũng đang ảnh hưởng đến quan hệ giữa hai nước này.

Tiếp theo là cuốn sách “US – China Foreign Relations: Power Transition and
its Implications for Europe and Asia” (Tạm dịch: Quan hệ ngoại giao Mỹ - Trung:
Sự chuyển giao quyền lực và tác động của nó đến Châu Âu và Châu Á) được biên tập
bởi Robert S. Ross, Øystein Tunsjø, Wang Dong và xuất bản từ nhà xuất bản
Routledge vào năm 2020. Cuốn sách này tập trung vào mối quan hệ Mỹ – Trung trong
quá trình chuyển giao quyền lực cũng như đề cập đến sự tăng trưởng kinh tế và quân
sự của Trung Quốc đang đe dọa đến ưu thế của Hoa Kỳ trong khu vực và trên thế giới.
Tác giả còn đề cập đến các chiến lược của Mỹ và Trung quốc trong việc xây dựng
quan hệ đối tác và những rào cản mà họ phải vượt qua để đạt được mục tiêu này.
Ngoài ra sách còn nói về sự cạnh tranh của hai nước này không chỉ ảnh hưởng đến khu
vực Châu Á mà còn có tác động lớn đến Châu Âu và thế giới. Sách đã phân tích được
những vấn đề quan trọng trong mối quan hệ Mỹ – Trung đồng thời cũng nêu lên được
tổng thể tình hình ở hiện tại và những xu hướng phát triển trong tương lai cho mối
quan hệ giữa hai nước này.

Trong cuốn “U.S – Chinese Relations: Perilous Past, Pragmatic Present”


(Tạm dịch: Quan hệ Mỹ - Trung: Quá khứ nguy hiểm, hiện tại thực tiễn) của tác giả
Robert G. Sutter được xuất bản vào năm 2010 bởi nhà xuất bản Rowman and
Littlefield Publishers. Tác giả Robert G. Sutter là một chuyên gia về chính sách đối

8
ngoại, kinh tế của Mỹ và Châu Á, ông đã tập trung phân tích mối quan hệ giữa Mỹ và
Trung từ quá khứ cho đến hiện tại thông qua những xung đột, căng thẳng và hoà giải
từ các vấn đề như thương mại, quân sự, văn hoá, chính trị và các vấn đề liên quan đến
biển Đông. Từ đó, tác giả đã nêu lên những tác động của mối quan hệ đó đến các nước
khác trong khu vực Châu Á, bao gồm cả Việt Nam. Đối với Việt Nam, cuốn sách đã
chỉ ra được một số vấn đề đáng lưu ý do tác động của mối quan hệ Mỹ - Trung gây ra
như: vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên khu vực biển Đông giữa Trung Quốc và các quốc
gia trong khu vực. Trước vấn đề này, Mỹ đã có một chiến lược ngoại giao theo lối
nước đôi. Cụ thể, Mỹ đã có những phát biểu, những hành động nhằm biểu thị sự ủng
hộ cho Việt Nam trong vấn đề tranh chấp này nhưng đồng thời cũng có một số động
thái nhằm xoa dịu, cải thiện mối quan hệ với Trung Quốc. Tiếp đến là vấn đề về mối
quan hệ thương mại, trong khi Trung Quốc đã và đang được xem là đối tác thương mại
quan trọng thì Mỹ cũng đang tiếp tục mở rộng quan hệ thương mại với Việt Nam. Vậy
nên việc hai cường quốc có các diễn biến dù tích cực hay tiêu cực cũng sẽ ảnh hưởng
và tác động không ít đến vấn đề giao thương của Việt Nam. Trong sách, tác giả cũng
đề cập đến tầm quan trọng của các quốc gia như Việt Nam trong chính sách đối ngoại
của hai nước đồng thời cũng cung cấp một số quan điểm, nhận định và đề xuất về cách
xây dựng mối quan hệ đối tác tốt hơn với các quốc gia trong khu vực, bao gồm Việt
Nam. Tóm lại, cuốn sách đã cung cấp một cái nhìn lịch sử và tổng quan về mối quan
hệ Mỹ - Trung, cũng là hai nước quan trọng nhất trên thế giới hiện nay, đồng thời phân
tích tình hình hiện tại, triển vọng của mối quan hệ này. Tác giả cũng đã đề cập đến
những thách thức và cơ hội trong quan hệ đối tác giữa Mỹ và Trung Quốc đối với các
quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam.

Cuốn sách “The End of the Asian Century: War, Stagnation, and the Risks
to the World's Most Dynamic Region” (Tạm dịch: Tận cùng của thế kỷ Châu Á:
Chiến tranh, suy thoái và những rủi ro của khu vực năng động nhất Thế giới) của tác
giả Michael R. Auslin được xuất bản vào năm 2017 bởi nhà xuất bản Yale University
Press. Cuốn sách đã tập trung vào các vấn đề liên quan đến khu vực Ấn Độ Dương –
Thái Bình Dương với sự tham gia của các đồng minh truyền thống của Mỹ như Nhật
Bản và Hàn Quốc. Thông qua chính sách “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” của Mỹ,
tác giả đã đưa ra một số nhận định và đánh giá sự quan trọng của chính sách này. Tác

9
giả cho rằng chính sách này đánh dấu một sự thay đổi lớn trong định hướng chiến lược
của Mỹ, bên cạnh đó cũng gây ra không ít tranh cãi và lo ngại đối với các nước trong
khu vực, đặc biệt là đối với Trung Quốc. Tác giả đã đưa ra những cảnh báo rủi ro như:
nguy cơ chiến tranh, sự suy thoái kinh tế và các rủi ro an ninh. Từ đó cũng đưa ra một
số giải pháp để giải quyết các vấn đề nêu trên. Cuốn sách cũng đề cập đến Việt Nam là
một trong những quốc gia đang trở thành một nền kinh tế mới nổi, có tiềm năng phát
triển và cũng là một đồng minh quan trọng có thể giúp Mỹ cũng như các đồng minh
truyền thống của Mỹ chống lại sự gia tăng của Trung Quốc trong khu vực. Đồng thời
ông cũng đánh giá những thách thức và cơ hội đang đối diện với Châu Á nói chung và
Việt Nam nói riêng trong bối cảnh phát triển và định hướng của khu vực.

Ngoài ra còn có cuốn “The Impact of China’s Belt and Road Initiative From
Asia to Europe” (Tạm dịch: Tác động của Sáng kiến Vành đai và Con đường của
Trung Quốc: Từ Châu Á đến Châu Âu) của tác giả Jeremy Garlick xuất bản năm 2021
bởi Routledge. Cuốn sách này đề cập đến vai trò, đặc điểm của Sáng kiến Vành đai và
Con đường trong quan hệ quốc tế của Trung Quốc. Đồng thời phân tích và đánh giá
các tác động của nó đối với các quốc gia trong khu vực Châu Âu và Châu Á, bao gồm
cả tác động kinh tế và chính trị. Sách cũng tập trung vào các vấn đề như sự phát triển
kinh tế, chính trị, và cảm nhận văn hóa và xã hội, và những ảnh hưởng của dự án này
đến các quốc gia trong khu vực. Tác giả cũng đề cập đến các thách thức và rủi ro của
Sáng kiến Vành đai và con đường trong đó bao gồm các vấn đề như kinh tế, an ninh và
chủ quyền lãnh thổ. Cuốn sách này đã đưa ra được cái nhìn tổng quan về Sáng kiến
Vành đai và Con đường đồng thời cung cấp được nhiều bằng chứng cũng như phân
tích minh họa để đưa ra những quan điểm khách quan về dự án này của Trung quốc.

5.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Đối với các công trình nghiên cứu trong nước gồm có những cuốn sách như cuốn
“Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung và an ninh quốc gia trong tình hình mới”
của tác giả Phạm Ngọc Anh và tác giả Trần Văn Dũng xuất bản năm 2020 bởi nhà xuất
bản Chính trị quốc gia Sự thật. Sách đề cập đến một số vấn đề cơ bản về chiến tranh
thương mại, nói về những tác động cũng như thực trạng của chiến tranh Mỹ – Trung
đến nền kinh tế Việt Nam từ đó tác giả đưa ra những dự báo và những vấn đề đặt ra
với an ninh quốc gia trong tình hình mới. Cuốn sách đã cung cấp được cái nhìn tổng
10
thể về cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung dựa trên các khía cạnh như kinh tế,
chính trị và an ninh quốc gia, cũng như phân tích được các tác động của cuộc chiến
này đến Việt Nam. Tuy nhiên, đối với các phân tích chiến lược về mặt an ninh quốc
gia và chính sách đối ngoại của Mỹ và Trung Quốc sách vẫn chưa đề cập đầy đủ.

Tiếp đó là cuốn “Việt Nam trước cạnh tranh chiến lược giữa hai nước lớn”
của Thiếu tướng, GS.TS. Nguyễn Hồng Quân xuất bản năm 2022 bởi nhà xuất bản
Chính trị quốc gia Sự thật. Cuốn sách tập trung nghiên cứu về những chiến lược của
Trung Quốc và của Mỹ. Tác giả còn làm rõ cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ trên
Biển Đông và một số nét chấm phá về sự cạnh tranh giữa hai nước này tại Tiểu vùng
Mê Kông. Đồng thời gợi mở một số chính sách đối với Việt Nam trong bối cảnh quốc
tế và khu vực có nhiều chuyển động phức tạp, khó lường. Vì tác giả của cuốn sách này
là một người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quân sự và đối ngoại nên đã
nêu lên được cái nhìn khách quan và tổng thể về cả Mỹ và Trung Quốc từ đó thấy
được tầm quan trọng của quan hệ Mỹ – Trung đối với Việt Nam.

Trong cuốn "Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc và tác động tới Việt
Nam” được xuất bản bởi nhà xuất bản Khoa học xã hội vào năm 2019 của tác giả Cù
Chí Lợi đã tập trung vào việc phân tích về cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung
Quốc và tác động của nó đến nền kinh tế Việt Nam. Đầu tiên tác giả đã khái quát lịch
sử và tình hình hiện tại của mối quan hệ Mỹ – Trung, sau đó phân tích về các vấn đề
chính liên quan đến cuộc chiến tranh thương mại như cơ sở lý do, quy mô và tác động
của nó đến nền kinh tế toàn cầu. Dựa trên cơ sở đó, tác giả tiến đến phân tích các tác
động của cuộc chiến tranh thương mại lên nền kinh tế Việt Nam, những lợi ích và rủi
ro mà cuộc chiến mang lại, bao gồm cả ngành sản xuất xuất khẩu và thị trường nội địa.
Ông cũng phân tích cả những cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi các công ty đa
quốc gia dời sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam trong bối cảnh đó. Cuối cùng ông
đề xuất các giải pháp để Việt Nam vượt qua thách thức và tận dụng các cơ hội như
tăng cường cạnh tranh, đầu tư vào hạ tầng, nâng cao năng lực sản xuất và khuyến
khích các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào các thị trường khác. Đồng thời ông cũng
đưa ra các quan điểm và đánh giá của mình về tình hình hiện tại, tương lai của cuộc
chiến tranh thương mại Mỹ – Trung và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng
mối quan hệ đối tác ổn định và bền vững giữa Việt Nam và Trung Quốc, cung cấp một

11
cái nhìn tổng quan về tình hình kinh tế toàn cầu và tác động của cuộc chiến tranh
thương mại giữa hai cường quốc đến Việt Nam.

Tiếp theo là cuốn sách “Quan hệ Việt Nam với một số nước lớn những năm
đầu thế kỷ XXI” của tác giả Nguyễn Thị Quế được xuất bản vào năm 2019 bởi nhà
xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật là một tài liệu quý giá về quan hệ đối ngoại Việt
Nam với các đối tác quan trọng trong khu vực và trên thế giới. Sách tập trung vào các
quan hệ với những nước lớn như Trung Quốc, Mỹ, Nga, Nhật Bản,… Tác giả đã trình
bày những vấn đề chính trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam bao gồm chính sách,
tình hình kinh tế, an ninh, văn hoá, giáo dục và nghệ thuật. Tác giả cũng đã bình luận
về tác động của mối quan hệ Mỹ - Trung đến quan hệ đối ngoại của Việt Nam. Theo
ông, căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc đã tạo ra một số thách thức cho Việt Nam,
đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế và an ninh. Sự leo thang căng thẳng giữa hai nước
cũng có thể ảnh hưởng đến quan hệ đối tác của Việt Nam với cả hai nước này. Tuy
nhiên, tác giả cũng cho rằng Việt Nam đã có những động thái để đối phó với những
thách thức này, bao gồm tăng cường quan hệ đối tác với các quốc gia khác trong khu
vực và trên thế giới. Việt Nam cũng nỗ lực tìm kiếm một môi trường hòa bình, ổn định
và phát triển để đảm bảo lợi ích của đất nước và nhân dân, đồng thời giữ vững sự độc
lập và tự chủ trong đối ngoại. Cuốn sách đã đưa ra một cái nhìn tổng quan về quan hệ
đối ngoại của Việt Nam với các quốc gia lớn, và đưa ra nhận định về tác động của mối
quan hệ Mỹ - Trung đến Việt Nam.

Cuốn sách “Tác động của các nhân tố nội bộ đối với chính sách đối ngoại của
Mỹ dưới thời Donald Trump” của tác giả Tô Anh Tuấn được xuất bản vào năm 2019
bởi nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật. Trong cuốn sách này, tác giả đã phân tích
tác động của các nhân tố nội bộ đến chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng
thống Donald Trump, bao gồm tác động đến mối quan hệ Mỹ-Trung và mối quan hệ
của Mỹ với các đối tác truyền thống và các đồng minh mới trong đó có Việt Nam. Tác
giả cho rằng chính sách đối ngoại của Tổng thống Trump đặc biệt tập trung vào các
mối quan hệ song phương với các đối tác trọng yếu, trong đó có Trung Quốc, và đẩy
các đồng minh truyền thống sang một bên. Một số chính sách và hành động của Tổng
thống Trump như đưa ra lệnh cấm nhập khẩu thép và nhôm từ Trung Quốc, áp đặt thuế
quan và triển khai chiến lược “Mỹ trước” đã gây ra ảnh hưởng đáng kể đến mối quan

12
hệ kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc. Tuy nhiên, Tác giả cũng lưu ý rằng Mỹ đã tìm cách
thúc đẩy các đồng minh của mình, trong đó có Việt Nam, đẩy mạnh hợp tác và đẩy lùi
ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực. Một số chính sách đáng chú ý của Mỹ đối
với Việt Nam như đẩy mạnh mối quan hệ kinh tế, tăng cường hợp tác quân sự và giảm
bớt các rào cản thương mại. Cuốn sách cung cấp cho độc giả một cái nhìn tổng quan
về chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Donald Trump cũng như đưa ra những nhận
định, đánh giá sâu sắc về tác động của những yếu tố nội bộ đến chính sách đối ngoại
của Mỹ.

5.2. Một số nhận xét về tình hình nghiên cứu đề tài


5.2.1. Những thành công của các học giả đi trước

Qua các công trình nghiên cứu mà các tác giả đã đem đến có thể thấy được
những vấn đề phức tạp xoay quanh mối quan hệ Mỹ – Trung cũng như những tác động
của nó đến thế giới, đặc biệt là khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Thông qua những
công trình nghiên cứu trên nhóm tác giả rút ra được những vấn đề sau:

Thứ nhất, nhìn chung qua các công trình nghiên cứu các tác giả đã tổng quan mối
quan hệ Mỹ – Trung trong những năm của thế kỷ 21. Phân tích đánh giá những chiến
lược mà Mỹ và Trung Quốc đã đưa ra để làm giảm ảnh hưởng của đối phương tại khu
vực Châu Á – Thái Bình Dương cũng như đề ra những xu hướng phát triển trong
tương lai cho mối quan hệ hai nước này. Đồng thời cũng nhấn mạnh tầm quan trọng
của mối quan hệ Mỹ – Trung đối với thế giới, đặc biệt là khu vực Châu Á – Thái
Bình Dương nói chung và Việt Nam nói riêng.

Thứ hai, các tác giả đã chỉ ra những tác động tích cực về kinh tế mà mối quan hệ
Mỹ – Trung đem đến cho các nước khu vực Châu Á – Thái Bình Dương thông qua
các thõa thuận thương mại và đầu tư. Mặt khác, công trình nghiên cứu cũng chỉ ra
được mối quan hệ Mỹ – Trung cũng đã gây ra nhiều khó khăn cho các nước trong
khu vực này, đặc biệt là ở Việt Nam phải đối phó với các hoạt động của Trung Quốc
ở Biển Đông cũng như những vấn đề liên quan đến chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.

Thứ ba, các tác giả đã đưa ra được những cơ hội cũng như thách thức trong tương
lai thông qua các tác động mà mối quan hệ Mỹ – Trung đem đến cho khu vực Châu Á
– Thái Bình Dương nói chung và Việt Nam nói riêng.

13
5.2.2. Những vấn đề tiếp tục đặt ra cho công tác nghiên cứu của bài tiểu
luận

Thông qua những thành công của tác giả đi trước, nhóm tác giả sẽ kế thừa những
công trình nghiên cứu trước đây một cách có chọn lọc để tiếp tục nghiên cứu về những
tác động của mối quan hệ Mỹ – Trung đến Việt Nam trong gia đoạn 2017 – 2023.
Nhóm tác giả sẽ tiếp tục hệ thống hóa và bổ sung các nguồn tài liệu gốc và các tài liệu
mới được cập nhật để giải quyết các vấn đề cho bài tiểu luận. Các vấn đề được đặt ra
để tiếp tục nghiên cứu có thể được trình bày như sau:

Đầu tiên, tiểu luận sẽ khái quát và phân tích bối cảnh của quan hệ Mỹ – Trung
trong giai đoạn 2017 – 2023.

Thứ hai, phân tích và đánh giá những tác động của mối quan hệ Mỹ – Trung
đến Việt Nam dựa trên các yếu tố về kinh tế, chính trị và ngoại giao.

Thứ ba, phân tích và nhận xét về tầm quan trọng cũng như ý nghĩa của những
thay đổi mà mối quan hệ Mỹ – Trung mang lại cho tình hình kinh tế, xã hội, chính
trị của Việt Nam. Từ đó đưa ra những đánh giá về cơ hội và thách thức của Việt
Nam thông qua mối quan hệ Mỹ – Trung giai đoạn 2017 – 2023.

6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu


6.1. Phương pháp luận

Bài tiểu luận sẽ sử dụng các phương pháp luận theo chủ nghĩa duy vật biện
chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, quan điểm của Đảng và Nhà nước về Quan hệ quốc
tế và chủ nghĩa yêu nước (chủ nghĩa dân tộc).

6.2. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp lịch sử - logic sẽ được sử dụng chủ yếu trong suốt quá trình
nghiên cứu. Nhiệm vụ của phương pháp này là thông qua các tài liệu, sự kiện liên
quan để phục dựng lại mối quan hệ Mỹ - Trung. Sau đó đọc và phân tích tài liệu theo
phương pháp lịch sử để hiểu rõ các sự kiện quan trọng, tìm ra nguyên nhân và các yếu
tố ảnh hưởng đến mối quan hệ Mỹ - Trung trong giai đoạn từ năm 2017 và tác động
của nó đến Việt Nam.

14
Đồng thời áp dụng song song với phương pháp logic để phân tích và đánh giá các
tác động của mối quan hệ Mỹ – Trung đối với Việt Nam để đánh giá điểm mạnh, điểm
yếu, cơ hội và thách thức của mối quan hệ Mỹ – Trung Việt Nam, đánh giá các tác
động về kinh tế, chính trị, an ninh, quân sự và văn hoá,.. đến. Cuối cùng dựa trên các
kết quả phân tích và đánh giá để đưa ra kết luận và khuyến nghị về cách Việt Nam có
thể tận dụng cơ hội và đối phó với thách thức từ mối quan hệ này.

Ngoài ra, bài tiểu luận cũng sử dụng phương pháp phân tích Quan hệ quốc tế
nhằm phân tích các chính sách ngoại giao của hai nước từ năm 2017, thông qua các
biện pháp kinh tế, an ninh, chính trị để hiểu rõ hơn về tình hình hiện tại của mối quan
hệ. Cuối cùng đưa ra kết luận về các tác động của mối quan hệ đó đối với Việt Nam
qua các giai đoạn khác nhau và nêu ra các thách thức mà Việt Nam đang phải đối mặt.

7. Bố cục

Tiểu luận bao gồm 3 chương với những nội dung chính sau:

Chương 1 - Khái quát và phân tích mối quan quan hệ Mỹ – Trung trong giai
đoạn 2017 – 2023.

Chương 1 sẽ khái quát và phân tích về “giấc mộng Trung Hoa” của Trung Quốc
thông qua chiến lược “Một vành đai, một con đường” được áp dụng ở Châu Á – Thái
Bình Dương. Đồng thời cũng khái quát và phân tích về chiến lược “Ấn Độ Dương –
Thái Bình Dương” của Mỹ đưa ra để kiềm chế Trung Quốc tại khu vực này. Từ đó
đánh giá về mối quan hệ Mỹ – Trung trong giai đoạn 2017 – 2023.

Chương 2 - Phân tích những tác động của mối quan hệ Mỹ – Trung đến Việt
Nam trong giai đoạn 2017 – 2023.

Trong chương 2, nhóm tác giả sẽ đưa ra những tác động về kinh tế, chính trị và
ngoại giao mà mối quan hệ Mỹ – Trung đã và đang đem đến cho Việt Nam thông qua
các chiến lược mà cả hai nước này đưa ra.

15
Chương 3 - Cơ hội và thách thức mà mối quan hệ Mỹ – Trung mang lại cho
Việt Nam.

Ở chương này, nhóm tác giả đưa ra các phân tích và nhận xét về tầm quan trọng
cũng như ý nghĩa của những thay đổi mà mối quan hệ Mỹ – Trung mang lại Việt Nam
dựa trên các yếu tố kinh tế, chính trị và ngoại giao. Từ đó đưa ra những đánh giá về cơ
hội và thách thức của Việt Nam thông qua mối quan hệ Mỹ – Trung giai đoạn 2017 –
2023.

16
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT QUAN HỆ MỸ – TRUNG TRONG ĐẦU THẾ KỶ 21.

1.1. Bối cảnh quan hệ Mỹ - Trung trong đầu thế kỷ 21

1.1.1. Bối cảnh chính trị - kinh tế - xã hội Mỹ đầu thế kỷ 21

1.1.1.1. Chính trị

Tình hình chính trị, ngoại giao trong đầu thế kỷ 21 ở Mỹ đã có nhiều biến động
và thay đổi như:

Cuộc tấn công khủng bố 11/9, đây là sự kiện gây chấn động cho cả nước Mỹ.
Vào ngày 11 tháng 9 năm 2001, tổ chức khủng bố Al-Qaeda đã tấn công Trung tâm
Thương mại Thế giới (WTC) ở New York và Tòa nhà Pentagon ở Virginia, gây ra hơn
3.000 người chết và hàng ngàn người bị thương. Sự kiện này đã thay đổi hoàn toàn bối
cảnh chính trị và an ninh toàn cầu. Sau tấn công 11/9, Mỹ đã tấn công Iraq vào năm
2003, với mục đích lật đổ chính quyền của Saddam Hussein và tìm kiếm vũ khí hủy
diệt hàng hóa. Cuộc chiến này kéo dài tới năm 2011, ước tính có 113.728 người chết
và tiêu tốn 49,3 tỷ USD của Mỹ (Simon Rogers, 2011).

Năm 2008, Brack Obama đắc cử và trở thành Tổng thống da màu đầu tiên trong
lịch sử. Trong thời gian cầm quyền Tổng thống Obama đã đưa ra nhiều chính sách mới
chẳng hạn như Đạo luật Obamacare (2010), thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu (2015)
và việc cải cách tài chính. Về đối ngoại ông cũng có các chính sách mới như việc thắt
chặt với Cuba và Iran, và các chính sách hướng về Châu Á. Đến thời Tổng thống
Trump, ông đã đưa ra những chính sách khác biệt hơn so với Tổng thống Obama.
Donald Trump đã có những chính sách đối ngoại và thương mại khắc nghiệt, cùng với
một chính sách nhập cư cứng rắn hơn. Ông cũng đã gây tranh cãi khi bác bỏ thỏa
thuận Paris về Biến đổi khí hậu và i đưa ra các lệnh cấm nhập cảnh đối với người Hồi
giáo.

Năm 2020, cuộc bầu cử Tổng thống ở Mỹ cũng đã gây ra nhiều tranh cãi và căng
thẳng khi Tổng thống Trump bác bỏ kết quả bầu cử và đưa ra những cáo buộc về gian
lận bầu cử. Nhưng cuối cùng, Tổng thống Joe Biden đã giành chiến thắng và trở thành
tổng thống tiếp theo của nước Mỹ.

17
1.1.1.2. Kinh tế

Trong những năm đầu của thế kỷ 21, nền kinh tế của Mỹ đang dần phục hồi sau
cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu vào cuối thập niên 1990. Tuy nhiên Mỹ lại tiếp tục đối
mặt với cuộc khủng hoảng tài chính năm 2001, khi các công ty công nghệ của Mỹ bắt
đầu sa sút và sự kiện khủng bố 11/9 gây ra tổng thiệt hại lên đến 3,3 tỷ USD (Thy
Thảo, 2019), điều này cũng đã góp phần kéo cuộc suy thoái kinh tế ở Mỹ.

Nhưng kể từ năm 2002 - 2007, nền kinh tế Mỹ đã tăng trưởng mạnh mẽ nhờ vào
sự phát triển của các ngành công nghiệp mới như công nghệ thông tin, y tế và năng
lượng tái tạo. Tuy nhiên năm 2008, Mỹ lại một lần nữa chìm vào cuộc khủng hoảng tài
chính toàn cầu, gây ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế của Mỹ. Kể từ đó, Mỹ bắt
đầu thực hiện các biện pháp khắc phục và tái cơ cấu nền kinh tế. Đến năm 2010, nền
kinh tế của Mỹ đã bắt đầu phục hồi và tăng trưởng. Mặc dù, nền kinh tế Mỹ vẫn phải
đối mặt với nhiều thách thức như các thay đổi về công nghệ, nợ công và thâm hụt
thương mại.

Nền kinh tế Mỹ tiếp tục bị chững lại do đại dịch Covid19. Tuy nhiên, nhờ vào
các biện pháp kích thích kinh tế và chi tiêu của chính phủ nên nền kinh tế Mỹ cũng
đang dần phục hồi. Tuy vẫn còn nhiều thách thức và sự bất ổn, bao gồm các tranh cãi
thương mại với Trung Quốc và các vấn đề liên quan đến đổi mới kỹ thuật số và bảo vệ
môi trường.

1.1.1.3. Xã hội

Xã hội Mỹ trong những năm đầu của thế kỷ 21 cũng phải đối mặt nhiều thử thách.
Trong đó mâu thuẫn sâu sắc giữa Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa và mâu thuẫn giữa
các tầng lớp xã hội. Khoảng cách giàu nghèo trong xã hội Mỹ ngày càng lớn hơn. Các
cuộc tranh cãi về việc hủy bỏ các chương trình giáo dục, về các quyền lợi của người
đồng tính và phụ nữ diễn ra gay gắt. Vào năm 2015, Tòa án Tối cao tại Mỹ đã hợp
pháp hôn nhân đồng giới thông qua vụ án Obergefell kiện Hodges. Tất cả các bang
phải công nhận quyền của các cặp vợ chồng đồng giới, giống như quyền của các cặp
vợ chồng dị tính.

Vào năm 2004, Mark Zuckerberg ra mắt nền tảng truyền thông xã hội Facebook,
nền tảng này đánh dấu cho cuộc cách mạng hóa giao tiếp trực tuyến. Đến năm 2007,

18
Steve Jobs cho ra mắt chiếc iPhone đầu tiên. Điều này là một bước tiến lớn trong công
nghệ mới ở Mỹ. Tuy nhiên, những vấn đề liên quan đến công nghệ, mạng xã hội cũng
gây ra nhiều tranh cãi trong thời điểm này.

Về mặt văn hóa và dân tộc ở Mỹ cũng trở nên đa dạng hơn. Tuy nhiên, xã hội Mỹ
vẫn còn tồn tại những vấn đề cấp bách như phân biệt chủng tộc, bạo lực và vấn đề về
nhập cư.

1.1.2. Bối cảnh chính trị - kinh tế - xã hội Trung Quốc đầu thế kỷ 21

1.1.2.1. Chính trị

Đầu thế kỷ 21 ở Trung Quốc việc cải cách thể chế chính trị đạt được những
thành tựu đâng ghi nhận như:

Trong năm 2001, Trung Quốc gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO).
Đây là sự kiên đánh dấu chi tiến trình hội nhập quốc tế sâu rộng của Trung Quốc.

Năm 2002, ông Hồ Cẩm Đào trở thành Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung
Quốc và Tổng thống nước CHND Trung Hoa. Ông đã đưa ra những thay đổi trong
cách thức lãnh đạo và chính sách của đảng, đặc biệt là về kinh tế. Đồng thời ông
cũng nổ lực để cải cách kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội như tham nhũng và
bất bình đẳng.

Năm 2012, ông Tập Cận Bình được bầu làm Chủ tịch nước và lãnh đạo đảng
Cộng sản Trung Quốc (CPC). Từ đó, ông Tập Cận Bình đã thực hiện nhiều đổi mới
chính trị bao gồm việc tăng cường quyền lực của chính phủ trung ương và tiến hành
cuộc chiến chống tham nhũng quyết liệt. Ngoài ra, Trung Quốc cũng thực hiện
chính sách ngoại giao mạnh mẽ, tập trung vào việc mở rộng tầm ảnh hưởng và kiểm
soát vùng biển Đông Á.

Bên cạnh đó Trung Quốc cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức chính
trị như việc kiểm soát dân chủ, đối đầu với Mỹ về thương mại và an ninh, và xử lý
các tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng. Trong năm 2019 đại dịch Covid-
19 cũng đã gây ra tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế Trung Quốc và đưa ra
thách thức lớn về việc duy trì sự ổn định chính trị trong quá trình phục hồi kinh tế.

19
1.1.2.2. Kinh tế

Bước sang thế kỷ XXI, Trung Quốc đã xây dựng được cục diện cải cách, mở
cửa toàn phương vị, đa tầng nấc và hình thành các cực tăng trưởng. Trung Quốc đã
tăng cường thúc đẩy đầu tư từ nước ngoài và mở rộng tầm ảnh hưởng kinh tế của
Trung Quốc trên thế giới và đưa ra chính sách tiến bộ và đúng đắng để cải cách
kinh tế. Điều này đã đưa Trung Quốc từ một nước có nền kinh tế tương đối đơn
giản trở thành một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Năm 2008, Quốc vụ viện Trung Quốc đã phê chuẩn “Cương yếu quy hoạch
Khu kinh tế Vịnh Bắc Bộ”, điều này thể hiện quyết tâm của Trung Quốc trong việc
xây dựng cực tăng trưởng mới - cực tăng trưởng kết nối giữa Trung Quốc và
ASEAN. Năm 2010, Trung Quốc đã vượt Nhật Bản trở thành nền kinh tế có tổng
lượng GDP lớn thứ hai trên thế giới sau Mỹ. Tạo ra mối đe dọa lớn cho nước Mỹ.
Kể từ năm 2013, Trung Quốc đã trở thành quốc gia hàng đầu trên toàn cầu về doanh
số bán robot công nghiệp. Năm 2016, Trung Quốc có 18 doanh nghiệp trong số 53
doanh nghiệp khoa học công nghệ tiến hành IPO trên thế giới (phát hành cổ phiếu
ra công chúng lần đầu). Cũng trong năm 2016, Trung Quốc trở thành nước xuất
khẩu các sản phẩm khoa học công nghệ cao đứng đầu châu Á.

Trong giai đoạn 2013 - 2017, tốc độ tăng trưởng bình quân GDP của Trung
Quốc 7,1%, trong khi mức tăng trưởng trung bình của toàn cầu là 2,6% và của các
nền kinh tế đang phát triển là 4% (Nguyễn Xuân Cường, 2018). Về mức đóng góp
trung bình của Trung Quốc vào tăng trưởng kinh tế thế giới trong giai đoạn này là
khoảng 30% (Nguyễn Xuân Cường, 2018), lớn nhất trong tất cả các quốc gia và cao
hơn cả tổng mức đóng góp của Mỹ, các nước trong khu vực Châu Âu và Nhật Bản.

Về kinh tế đối ngoại, giá trị của thương mại hàng hóa của Trung Quốc đạt
27,7 nghìn tỷ Nhân dân tệ (CNY) vào năm 2017, chiếm hơn 11% tổng khối lượng
thương mại toàn cầu (Nguyễn Xuân Cường, 2018). Điều này đã giúp Trung Quốc
trở thành đối tác thương mại lớn nhất của hơn 120 nước. Bên cạnh sự phát triển
mạnh mẽ Trung Quốc cũng đang đối mặt với nhiều thách thức kinh tế như vấn đề
chậm lại của tăng trưởng kinh tế, nợ công và tình trạng thừa cung sản phẩm.

20
1.1.2.3. Xã hội

Trung Quốc là quốc gia có dân số lớn nhất thế giới với 1,39 tỷ người vào năm
2017 (Nguyễn Xuân Cường, 2018). Tuy nhiên, xã hội Trung Quốc đang phải đối mặt
với vấn đề già hóa dân số và sự chênh lệch giữa các vùng miền cũng đang là thách
thức lớn đối với xã hội Trung Quốc.

Trung Quốc đã trải qua một cuộc cách mạng công nghiệp và đổi mới kinh tế lớn,
điều này đã tạo ra nhiều cơ hội nghề nghiệp và tăng thu nhập cho nhiều người dân.
Năm 2012, mức thu nhập bình quân đầu người ở Trung Quốc tăng từ 7.311 CNY lên
23.821 CNY vào năm 2016, tỷ lệ tăng hằng năm là 7,4% (Nguyễn Xuân Cường, 2018).
Năm 2017, thu nhập bình quân đạt 25.974 (Nguyễn Xuân Cường, 2018). Bên cạnh đó,
sự chênh lệch thu nhập giữa các vùng miền và giữa các tầng lớp vẫn luôn là vấn đề
đáng quan tâm ở Trung Quốc.

Về giáo dục, Trung Quốc là một trong những nước có hệ thống giáo dục lớn nhất
thế giới. Theo Cục thống kê Trung Quốc, chính phủ Trung Quốc tăng dần mức độ đầu
tư cho giáo dục từ năm 2006 (từ 5.161 tỷ NDT, tức 2,82% GDP từ năm 2005 lên
20.772 tỷ NDT, tức 4% GDP năm 2012) (Đức Trung, 2014). Tuy nhiên, hệ thống giáo
dục của Trung Quốc cũng đang đối mặt với nhiều thách thức như chất lượng giáo dục
không đồng đều, sự áp đặt quá nhiều áp lực và thất nghiệp sau khi tốt nghiệp.

Mạng lưới an sinh xã hội ở Trung Quốc cũng đã được hình thành rộng rãi. Bảo
hiểm dưỡng lão xã hội đã bao phủ tới 900 triệu dân, bảo hiểm y tế cơ bản đã tới hơn
1,3 tỷ người dân (Nguyễn Xuân Cường, 2018).

1.1.3. Tổng quan quan hệ Mỹ - Trung trong đầu thế kỷ 21

Quan hệ Mỹ-Trung trong đầu thế kỷ 21 được xem là mối quan hệ quốc tế quan
trọng. Mối quan hệ này nhận được nhiều sự quan tâm khi nó có nhiều biến động và
thách thức. Trong khi Mỹ đang gặp phải những khó khăn, rắc rối cả về đối nội và đối
ngoại thì Trung Quốc trỗi dậy với một tốc lực đáng kinh ngạc. Trong khi sức mạnh và
vị thế của Mỹ có chiều hướng suy giảm, không có một quốc gia nào thực hiện chiến
lược bứt phá mà đạt được những bước tiến vượt bậc như Trung Quốc.

Cuộc cạnh tranh giữa hai nước này đang diễn ra quyết liệt trên tất cả các lĩnh vực,
từ kinh tế - thương mại, công nghệ, ngoại giao, văn hóa, quân sự đến dân chủ, nhân
21
quyền...Trong đó vấn đề gây tranh cãi lớn giữa hai nước lớn là chính sách thương mại.
Mỹ cho rằng Trung Quốc thực hiện các chính sách thương mại không công bằng, bao
gồm cả việc tăng cường bảo vệ sản phẩm nội địa và đánh giá thấp giá trị của đồng
nhân dân tệ. Các tranh cãi này đã dẫn đến cuộc chiến thương mại giữa hai nước, với
việc áp đặt các mức thuế quan và hạn chế nhập khẩu sản phẩm. Ngoài ra, quan hệ Mỹ-
Trung cũng bị ảnh hưởng bởi các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Trong khi Trung
Quốc đang tiến hành xây dựng các đảo nhân tạo và tuyên bố chủ quyền trái phép trên
khu vực này. Mỹ đáp trả lại bằng việc tăng cường các hoạt động quân sự và hợp tác an
ninh với các đối tác châu Á để chống lại sự mở rộng quân sự của Trung Quốc.

Mặc dù cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung Quốc sẽ còn tồn tại như một thuộc tính
của mối quan hệ nhiều xung khắc giữa hai cường quốc này. Nhưng trong bối cảnh hiện
nay, Mỹ và Trung Quốc vẫn phải bắt hợp tác với nhau, chẳng hạn như vấn đề khí hậu
và giảm thiểu khí thải, cũng như nỗ lực giải quyết các vấn đề an ninh toàn cầu như
chống khủng bố và phòng chống buôn lậu.

1.2. Mối quan hệ Mỹ - Trung qua Sáng kiến “Vành đai và Con đường” và chính
sách “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”

1.2.1. Tổng quan về Sáng kiến “Vành đai và Con đường” (BRI)

BRI là viết tắt của “Belt and Road Initiative” tạm dịch: “Vành đai và Con đường”.
Đây là một sáng kiến lớn của Trung Quốc được công bố chính thức vào ngày
28/3/2015, thể hiện rõ chủ trương trong chính sách đối ngoại của Tổng Bí thư, Chủ
tịch nước Tập Cận Bình, nhằm tạo ra một mạng lưới hạ tầng kinh tế toàn cầu bằng
cách kết nối các cơ sở hạ tầng gồm đường bộ, đường biển và đường hàng không của
các khu vực Châu Á, Châu Âu và Châu Phi với trung tâm là Trung Quốc.

BRI bao gồm hai phần chính: Đầu tiên là “Vành đai kinh tế vùng Đông Bắc Á”
kết nối Trung Quốc với Châu Âu và các nước Nam Á, Đông Nam Á. Vành đai này bao
gồm nhiều nhánh như đường bộ, đường sắt, đường ống, đường thông tin,...với trọng
tâm đầu mối luôn là Trung Quốc. Thứ hai là “Con đường vùng biển và đại dương” tập
trung vào kết nối các khu vực ven biển của Châu Á và Châu Phi. Ngoài ra, BRI cũng
bao gồm việc hỗ trợ các quốc gia trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư vào năng

22
lượng tái tạo và các lĩnh vực khác nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế và giảm bớt sự
phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên truyền thống.

Mục tiêu của sáng kiến bao gồm nhiều lĩnh vực như: kinh tế, chính trị, ngoại giao,
đối nội,… Trong đó, mực tiêu chính của BRI là thúc đẩy sự phát triển kinh tế và hợp
tác toàn cầu thông qua việc xây dựng các dự án hạ tầng chất lượng cao, mang tính mũi
nhọn mà thế giới đang rất cần như các đường giao thông cao tốc, đường sắt cao tốc,
bến cảng, mạng 5G,… giúp nâng cao mức sống cho người dân, nâng cao năng lực sản
xuất, cải thiện hạ tầng, tăng cường khả năng cạnh tranh của các quốc gia đối tác. Bên
cạnh đó cũng tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh và đầu tư cho các công ty trên toàn thế
giới, thúc đẩy sự hợp tác toàn cầu và giải quyết các thách thức về biến đổi khí hậu hay
về các vấn đề xã hội khác của toàn cầu.

Tuy nhiên, BRI cũng đối mặt với không ít thách thức và tranh cãi. Như việc đầu
tư quá nhiều vào các dự án có thể gây ra nợ nần, các vấn đề tài chính hay sự phụ thuộc
vào Trung Quốc của các quốc gia đối tác, nhất là các quốc gia có thu nhập thấp và khả
năng thanh toán nợ không cao. Hay một số dự án của sáng kiến này có thể gây ra tác
động tiêu cực đến vấn đề môi trường và đời sống xã hội của địa phương. Các lo ngại
về an ninh và chủ quyền của các quốc gia đối tác cũng là một thách thức không nhỏ vì
chúng có thể dẫn đến sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực. Nhiều
quốc gia lo sợ rằng BRI có thể dẫn đến việc Trung Quốc tăng cường ảnh hưởng của
mình trên thế giới, đồng thời cũng lo ngại về việc Trung Quốc có thể sử dụng BRI như
một công cụ để đưa ra các yêu sách về chính trị và quân sự.

BRI được xem là một sáng kiến quan trọng góp phần tạo ra một môi trường hợp
tác toàn cầu, thúc đẩy sự phát triển kinh tế trên thế giới và giảm bớt sự chênh lệch giữa
các quốc gia. Tuy nhiên, mối lo ngại và các thách thức của sáng kiến này vẫn đang
được đặt ra để đảm bảo sự phát triển bền vững và bảo vệ quyền lợi của các quốc gia
đối tác.

1.2.2. Tổng quan về chính sách “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” (FOIP)

FOIP là viết tắt của “Free and Open Indo – Pacific” tạm dịch: “Ấn Độ Dương –
Thái Bình Dương tự do và rộng mở”. Đây là một chiến lược định hướng đến việc thúc
đẩy tự do thương mại, hợp tác an ninh và chia sẻ quyền lực trên khu vực Ấn Độ

23
Dương và Thái Bình Dương, đây là khu vực có ba nền kinh tế lớn nhất thế giới và một
số thị trường có tốc độ phát triển nhanh. Vào cuối năm 2017, Mỹ công bố chiến lược
“Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở” tại Diễn đàn Hợp tác kinh tế
Châu Á – Thái Bình Dương (APEC).

Mục tiêu chính của FOIP xuất phát từ những yếu tố nội tại của Mỹ và từ tình
hình an ninh khu vực. FOIP giúp tăng cường sự đoàn kết giữa các quốc gia, đảm bảo
an ninh giao thông đường biển và tự do hàng hải trong khu vực. Thúc đẩy hợp tác kinh
tế, các hoạt động ngoại giao và giao lưu văn hoá – xã hội tại khu vực. Không chỉ vậy,
nhận thấy sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc, đặc biệt là việc Bắc Kinh xây dựng và
quân sự hoá các tiền đồn ở Biển Đông đang đe doạ đến dòng chảy thương mại tự do,
chủ quyền của các quốc gia, cũng như thách thức vai trò lãnh đạo của Mỹ tại khu vực.
Vậy nên FOIP cũng có mục tiêu là chống lại các hoạt động mở rộng của Trung Quốc
trên Biển Đông, đảm bảo các vấn đề tranh chấp trong khu vực được giải quyết theo
phương thức hoà bình và thông qua các cơ chế hợp tác đa phương.

FOIP tập trung vào nhiều lĩnh vực khác nhau như: an ninh, kinh tế, giáo dục, văn
hoá,… Trong đó, ba lĩnh vực đóng vai trò chủ chốt trong chiến lược này là kinh tế,
quản trị và an ninh. Đây cũng được xem là một phương tiện để tăng cường quan hệ đối
tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế khác trên thế giới.

Mặc dù FOIP được coi là một sáng kiến đa phương quan trọng trong khu vực
nhưng chiến lược này cũng đối mặt với nhiều thách thức, rủi ro và cũng nhận được
những đánh giá hay những tranh cãi liên quan đến tính chính trị của nó. Các quốc gia
đối tác trong chiến lược đều có những quan điểm khác nhau vậy nên những mâu thuẫn
và tranh cãi là việc hoàn toàn có thể xảy ra. Đặc biệt là mối quan hệ phức tạp giữa các
quốc gia và Trung Quốc, vì Trung Quốc là một trong những quốc gia lớn nhất trong
khu vực đang mở rộng ảnh hưởng của mình trên các đảo và bãi biển trong biển Đông.

1.2.3. Tác động của hai chính sách trên đối với quan hệ Mỹ - Trung

Trong những năm gần đây FOIP và BRI là hai chính sách được đặc biệt chú ý,
đây là hai chính sách có tác động đáng kể đến mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc.

Trước hết, FOIP là chính sách được Mỹ và các đồng minh đưa ra nhằm giảm
thiểu sự ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực. Đây được xem là một nổ lực để

24
giành lại vị trí thống trị trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ. Vậy nên
chính sách cũng gây ra sự căng thẳng trong mối quan hệ Mỹ - Trung khi Trung Quốc
cho rằng đây là một nỗ lực của Mỹ để kiềm chế sự phát triển và đánh đổi quyền lợi của
Trung Quốc. Điển hình như trong lĩnh vực an ninh, chính sách đã triển khai hệ thống
tên lửa phòng không ở khu vực Đông Nam Á và tăng cường hợp tác quân sự với các
đồng minh trong khu vực. Hay trong lĩnh vực đối ngoại, Mỹ muốn thông qua chính
sách để xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các đồng minh và đối tác kinh tế , đặc biệt
là Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ. Những việc làm này có thể gây ra sự phản đối của
Trung Quốc và tình trạng căng thẳng trong mối quan hệ Mỹ – Trung. FOIP có thể dẫn
đến tình trạng tranh đua về quyền lực và an ninh trong khu vực, làm tăng thêm sự căng
thẳng và mâu thuẫn giữa các quốc gia.

Bên cạnh đó, BRI là chính sách giúp Trung Quốc mở rộng thị trường tiêu thụ cho
các sản phẩm của mình và giúp Trung Quốc trở thành một cường quốc kinh tế toàn cầu.
Cũng như FOIP, chính sách này cũng gây ra sự cẳng thẳng trong mối quan hệ
Mỹ - Trung. Chính sách này khiến Mỹ lo ngại rằng Trung Quốc sẽ thúc đẩy một mô
hình kinh tế khác với mô hình được ủng hộ bởi Mỹ. BRI có thể dẫn đến sự tăng cường
kinh tế giữa Trung Quốc và các quốc gia khác nhưng cũng có thể dẫn đến sự phụ thuộc
hay nợ nần của các quốc gia nhỏ, gây ảnh hưởng đến quyền lợi chủ quyền của các
quốc gia đó. Điều này có thể đe doạ đến an ninh quốc gia của Mỹ và các đồng minh.
BRI cũng có thể dẫn đến sự cạnh tranh với các đối tác của Mỹ trong khu vực, đặc biệt
là khi Mỹ đang tập trung vào FOIP.

Trong khi FOIP đặt nặng vào việc giảm thiểu sự ảnh hưởng của Trung Quốc
trong khu vực và bảo vệ quyền lợi của các quốc gia nhỏ hơn thì BRI lại giúp tăng
cường hợp tác kinh tế với các quốc gia khác và đưa Trung Quốc trở thành một cường
quốc kinh tế toàn cầu. Hai chính sách này tuy có mục tiêu khác nhau nhưng giống
nhau ở chỗ đều góp phần làm gia tăng sự căng thẳng và khiến cho mối quan hệ giữa
hai quốc gia này ngày càng trở nên khó khăn.

Dù thế, điều quan trọng là Mỹ và Trung Quốc cần tiếp cận với nhau với tinh thần
hợp tác và xây dựng mối quan hệ đối tác mang tính cùng có lợi cho các bên để giải
quyết các vấn đề khó khăn hiện nay cũng như tạo ra sự ổn định trong khu vực và trên
thế giới. Tóm lại, FOIP và BRI đều là những chính sách quan trọng, cả hai chính sách
25
này đều có thể gây ra căng thẳng giữa hai nước và các quốc gia trong khu vực, đồng
thời cũng có thể dẫn đến sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc trong khu vực và toàn
cầu.

1.3. Khái quát tình hình quan hệ Mỹ - Trung từ năm 2017 – nay

1.3.1. Trong lĩnh vực chính trị - ngoại giao

Kể từ khi tổng thống Donald Trump đắc cử, mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc
đã có nhiều biến động và ngày càng căng thẳng hơn, đặc biệt là trong lĩnh vực chính
trị và ngoại giao. Cả hai bên đều có nhiều động thái đối đầu và bày tỏ quan điểm khác
nhau về các vấn đề quan trọng như Biển Đông, thương mại, dân chủ và nhân quyền.

Từ năm 2018, sau khi đắc cử, tổng thống Donald Trump đã đưa ra các chính sách
bảo hộ gây ra nhiều tranh cãi và dẫn đến chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, gây ra
ảnh hưởng lớn đến mối quan hệ giữa hai nước trong lĩnh vực chính trị và ngoại giao.

Khi tổng thống Joe Biden đắc cử năm 2020, ông đã tiếp tục chủ trương của
Donald Trump trong việc đối phó với Trung Quốc. Tuy nhiên, ông cũng thực hiện một
số thay đổi trong chiến lược đối ngoại của Mỹ. Ông đề cao việc thúc đẩy quan hệ giữa
Mỹ với các đồng minh, đồng thời tôn trọng các quyền lợi và quyền tự chủ của Trung
Quốc. Tuy nhiên, tình hình quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn tiếp tục căng thẳng
trong thời kỳ Biden.

Việc Mỹ tuyên bố sẽ giúp đỡ các quốc gia Châu Á trong việc bảo vệ chủ quyền
và quyền lợi của họ tại biển Đông đã khiến cho Trung Quốc nghĩ rằng hành động đó là
một sự can thiệp vào chính sách nội bộ của họ. Trung Quốc vẫn tiếp tục xây dựng các
đảo nhân tạo và các cơ sở quân sự trên biển Đông mặc cho sự phản đối của Mỹ và các
đối tác khác. Điều này dẫn đến những cuộc tập trận quân sự và những tranh cãi căng
thằng giữa hai nước.

Trong tổng thể, mặc dù có những thay đổi trong chiến lược đối ngoại của Mỹ
dưới thời chính phủ Biden nhưng quan hệ Mỹ - Trung vẫn tiếp tục gặp căng thẳng và
khó khăn. Mặc dù đã có những nỗ lực cải thiện quan hệ như việc ký thoả thuận thương
mại giai đoạn 1 vào tháng 1/2020 nhằm giảm đi các rủi ro và căng thẳng của mối quan
hệ này. Thế nhưng hai bên vẫn chưa thể đạt được một sự thoả hiệp đầy đủ. Các quan
chức cấp cao của Mỹ và Trung Quốc tuy đã có những cuộc đàm phán nhằm giải quyết
26
các vấn đề tranh chấp, thế nhưng việc đạt được thoả thuận vẫn là một việc rất khó
khăn.

1.3.2. Trong lĩnh vực kinh tế

Từ năm 2017 đến nay, quan hệ kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc đã trở thành một
chủ đề nóng trong cộng đồng quốc tế, gây ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế toàn cầu.

Năm 2018, Mỹ đã áp đặt một loạt các biện pháp bảo hộ đối với hàng hoá nhập
khẩu từ Trung Quốc và đưa Trung Quốc vào danh sách các nước nắm giữ đồng tiền giá
trị quốc tế để gia tăng áp lực và bảo vệ các doanh nghiệp của Mỹ khỏi sự cạnh tranh
không công bằng. Mỹ cũng tuyên bố rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình
Dương (TPP) – một thoả thuận thương mại quan trọng được phối hợp bởi Mỹ và các
quốc gia Châu Á. Các hành động này đã gây ra tranh cãi. Trung Quốc cũng đã đáp trả
bằng cách áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các doanh nghiệp và sản phẩm của
Mỹ. Việc này đã dẫn đến cuộc chiến tranh thương mại năm 2018 giữa hai nước.

Tình hình càng trở nên căng thẳng hơn khi Mỹ áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế
đối với các công ty của Trung Quốc khiến cho mối quan hệ này ngày càng căng thẳng
hơn. Sự căng thẳng này đã gây ra nhiều rắc rối trong chuỗi cung ứng toàn cầu, khiến
các doanh nghiệp phải tìm các cách thức thay thế và phân bổ lại các nguồn cung. Điều
này có thể dẫn đến một sự thay đổi lớn trong cách thức các nước và doanh nghiệp thực
hiện các giao dịch kinh tế.

Trong năm 2020, đại dịch COVID-19 bùng phát, ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn
cầu, khiến cho Mỹ và Trung Quốc gánh chịu những ảnh hưởng nặng nề. Các mặt hàng
xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc đã giảm mạnh do ảnh hưởng của đại dịch. Trong
khi đó, Trung Quốc vẫn là nguồn cung cấp hàng hoá quan trọng đối với Mỹ, đặc biệt là
trong lĩnh vực y tế, Mỹ đã nhập khẩu nhiều trang thiết bị y tế để đáp ứng nhu cầu trong
cuộc chiến chống lại COVID-19. Mỹ và Trung Quốc cũng bắt đầu chỉ trích nhau về
cách xử lý đại dịch.

Tuy nhiên, Joe Biden đã thay đổi một số chính sách để tái thiết quan hệ giữa Mỹ
và Trung Quốc. Tháng 2 năm 2021, Mỹ và Trung Quốc đã đồng ý duy trì các cam kết
thương mại giai đoạn một và tiếp tục tiến tới giai đoạn hai. Tình hình quan hệ Mỹ -

27
Trung trong lĩnh vực kinh tế những năm qua đã trải qua không ít thăng trầm, biến động
và cho đến hiện tại vẫn là một vấn đề nóng mà nhiều quốc gia khác quan tâm.

1.3.3. Trong lĩnh vực an ninh – quân sự

Các tranh cãi xoay quanh những vấn đề như hoà bình ở Biển Đông, vũ khí hạt
nhân, tình hình an ninh mạng hay vấn đề Đài Loan đã góp phần tạo ra nhiều tranh cãi
và xung đột trong lĩnh vực an ninh và quân sự giữa hai nước Mỹ và Trung Quốc.

Từ năm 2017, Mỹ đã tăng cường hoạt động quân sự và tàu chiến ở khu vực Châu
Á – Thái Bình Dương để duy trì ảnh hưởng và thúc đẩy quan hệ với các đồng minh.
Việc Mỹ tăng cường quan sát tại các khu vực nhạy cảm ở Châu Á khiến Trung Quốc
cảm thấy bị đe doạ. Đáp trả lại hành động đó, Trung Quốc đã tăng cường hoạt động
quân sự và tư duy an ninh tại biển Đông cùng các khu vực khác. Các hành động như
bắt giữ tàu của nước khác hay xâm phạm các vùng đặc quyền kinh tế các quốc gia
khác của Trung Quốc khiến Mỹ lo ngại.

Vấn đề gây tranh cãi lớn là tình trạng quân sự của Đài Loan. Trung Quốc coi Đài
Loan là một phần lãnh thổ của họ, trong khi Mỹ lại xem đó là một quốc gia độc lập.
Trung Quốc luôn đe doạ sẽ sử dụng biện pháp quân sự để đưa Đài Loan trở về dưới
chế độ của Trung Quốc. Còn Mỹ thì xem Đài Loan như một con bài chiến lược để
kiềm chế Trung Quốc. Điều này gây ra sự căng thẳng cho quan hệ an ninh giữa hai
quốc gia.

Ngoài ra, Trung Quốc đã tuyên bố rằng họ muốn trở thành một cường quốc
không chỉ trên mặt đất mà còn trên không gian và trong không gian mạng. Điều này
khiến Mỹ lo ngại về sự tăng trưởng của Trung Quốc trong lĩnh vực không gian và
mạng máy tính, đặc biệt là khả năng tấn công vào các hệ thống mạng của Mỹ.

Từ năm 2017 đến nay, Mỹ và Trung Quốc đều đã tiếp tục duy trì chính sách về
vũ khí hạt nhân của mình. Tuy nhiên, các báo báo cho thấy Trung Quốc đã tăng cường
chương trình vũ khí hạt nhân trong những năm gần đây. Nhận thấy được mối lo ngại,
năm 2018, Mỹ đã bắt đầu triển khai kế hoạch tăng cường năng lượng hạt nhân của
mình với tên gọi “Nghị quyết về Khả năng Hạt nhân Mỹ” – NPR (Nuclear Posture
Review). Nếu trong năm 2018, NPR được xem là công cụ răn đe các cuộc tấn công
chiến lược thì năm 2022, NPR là “ Vũ khí hạt nhân được yêu cầu để ngăn chặn không

28
chỉ cuộc tấn công hạt nhân, mà còn cả một loạt các cuộc tấn công cấp độ chiến lược,
hậu quả cao khác.”

Quan hệ Trung Quốc và Mỹ trong lĩnh vực an ninh quân sự đang đối mặt với
nhiều thách thức và tranh cãi. Tuy nhiên, cả hai nước vẫn đang tiếp tục tìm kiếm cách
để cải thiện quan hệ và đưa ra những giải pháp làm giảm bớt sự căng thẳng trong mối
quan hệ của họ.

1.3.4. Trong các lĩnh vực khác

Lĩnh vực khoa học và công nghệ: Mỹ và Trung Quốc đang cạnh tranh với nhau
để trở thành quốc gia dẫn đầu trong lĩnh vực này. Thế nên mối quan hệ giữa hai nước
trong lĩnh vực này gặp nhiều trở ngại, đặc biệt là sau khi Mỹ đưa ra các biện pháp cấm
vận chống lại các công ty Trung Quốc như Huawei và ZTE do nghi ngờ về an ninh
mạng.

Lĩnh vực văn hoá và giáo dục : Mỹ và Trung Quốc có những giá trị văn hoá và
giáo dục khác nhau, tuy nhiên những giá trị này đang dần được đan xen và trở nên đa
dạng hơn trong quan hệ hai nước. Hai nước tiếp tục hợp tác thông qua các sự kiện văn
hoá như lễ hội nghệ thuật, triển lãm và các hoạt động giáo dục như chương trình trao
đổi sinh viên và giáo viên. Tuy nhiên cũng gây tranh cãi về các vấn đề như quyền sở
hữu trí tuệ, bản quyền hay việc Mỹ áp đặt các biện pháp hạn chế, những cuộc tranh
luận liên quan đến việc hợp tác với các trường đại học Trung Quốc.

Lĩnh vực môi trường: Mỹ và Trung Quốc đều có một số vấn đề về môi trường và
khí hậu nghiêm trọng. Nếu vào năm 2017 ông Donald Trump đã từng gây ra tranh cãi
và sự phản đối từ cộng đồng quốc tế vì rút khỏi Hiệp ước Paris về biến đổi khí hậu.
Thì năm 2021, ông Joe Biden khẳng định rằng Mỹ sẽ quay trở lại hiệp ước này để tăng
cường giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu. Điều này có thể tạo ra sự đồng
thuận và cơ hội hợp tác với Trung Quốc trong lĩnh vực này. Chẳng hạn như cuộc gặp
thượng đỉnh giữa ông Joe Biden và ông Tập Cận Bình diễn ra vào tháng 9 năm 2021,
hai bên đã đồng ý với nhau về việc tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái
tạo và giảm thiểu rác thải nhựa trên biển.

Tóm lại, quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đã trải qua nhiều biến động và thách
thức trong các lĩnh vực khác nhau từ 2017 đến nay. Mối quan hệ này tương đối phức

29
tạp, luôn trong tâm thế vừa hợp tác vừa cạnh tranh, cả hai đều là nền kinh tế lớn nhất,
nhì thế giới nên được thế giới đặc biệt quan tâm đến.

Tiểu kết chương 1

Bối cảnh chính trị - kinh tế - xã hội của Mỹ đầu thế kỷ 21 bao gồm nhiều biến
động và thay đổi, với sự ảnh hưởng của các sự kiện như tấn công khủng bố 11/9 và
cuộc chiến Iraq. Nền kinh tế Mỹ đã trải qua khủng hoảng tài chính, nhưng cũng đã
phục hồi và tăng trưởng nhờ vào sự phát triển của các ngành công nghiệp mới, tuy
nhiên vẫn đối mặt với các thách thức như bất ổn tài chính và khoảng cách giàu nghèo.
Trung Quốc đạt được nhiều thành tựu đáng kể như gia nhập WTO, tăng cường quyền
lực của chính phủ trung ương, xây dựng nền kinh tế lớn nhất thế giới, nhưng vẫn đối
mặt với nhiều thách thức chính trị và đối đầu với Mỹ về thương mại và an ninh. Mối
quan hệ Mỹ-Trung là mối quan hệ quốc tế quan trọng và đang đối mặt với nhiều thách
thức và cạnh tranh quyết liệt trong nhiều lĩnh vực. Các tranh cãi lớn giữa hai nước bao
gồm chính sách thương mại và tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Tuy nhiên, cả hai vẫn
cần phải hợp tác trong giải quyết các vấn đề an ninh toàn cầu và khí hậu.

BRI là sáng kiến của Trung Quốc nhằm xây dựng mạng lưới hạ tầng kinh tế toàn
cầu để kết nối các khu vực Châu Á, Châu Âu và Châu Phi. FOIP là chính sách của Mỹ
nhằm thúc đẩy tự do thương mại, hợp tác an ninh và chia sẻ quyền lực trên khu vực Ấn
Độ Dương và Thái Bình Dương, nhằm đối phó với việc Trung Quốc mở rộng ảnh
hưởng của mình trên Biển Đông. Cả hai chính sách đều đối mặt với nhiều thách thức
và tranh cãi và có tác động đáng kể đến mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc. Mỹ cần
phải đưa ra chiến lược đối phó phù hợp để giảm bớt căng thẳng và duy trì mối quan hệ
với Trung Quốc.

Quan hệ Mỹ-Trung bị căng thẳng từ khi Donald Trump đắc cử vì chính sách bảo
hộ, dẫn đến chiến tranh thương mại và ảnh hưởng đến quan hệ giữa hai nước. Tổng
thống Joe Biden tiếp tục chủ trương đối phó với Trung Quốc nhưng cũng đề cao quan
hệ với các đồng minh và tôn trọng quyền tự chủ của Trung Quốc. Tình hình căng thẳng
vẫn tiếp tục trong thời kỳ Biden, đặc biệt là trong vấn đề Biển Đông. Mặc dù đã có nỗ
lực cải thiện quan hệ nhưng việc đạt được thoả thuận đầy đủ vẫn là một việc rất khó
khăn. Quan hệ kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc đã trở thành một chủ đề nóng, gây ảnh

30
hưởng đến nền kinh tế toàn cầu. Quan hệ an ninh quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc
đang đối mặt với nhiều tranh cãi và thách thức liên quan đến Biển Đông, vũ khí hạt
nhân, tình hình an ninh mạng và vấn đề Đài Loan. Mối quan tâm lớn nhất của Mỹ là
việc Trung Quốc tăng cường chương trình vũ khí hạt nhân gần đây. Tuy nhiên, cả hai
nước vẫn đang tìm kiếm cách để cải thiện quan hệ và giảm bớt sự căng thẳng. Mối
quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc tương đối phức tạp và có những thách thức trong các
lĩnh vực khác nhau.

31
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA MỐI QUAN HỆ MỸ -
TRUNG ĐẾN VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2017 – 2023.

2.1. Tác động đến chính trị, ngoại giao và an ninh của Việt Nam.

2.1.1. Tác động của mối quan hệ Mỹ - Trung đến chính trị - ngoại giao của Việt
Nam.

Từ khí Tổng thống Donald Trump lên nắm giữ quyền lực, quan hệ Mỹ - Trung
càng trở nên căng thẳng hơn. Điều này cũng có tác động không nhỏ đến Việt Nam
trong đó có cả lĩnh vực chính trị - ngoại giao.

Trong bối cảnh mới với cuộc cạnh tranh quyền lực và ảnh hưởng gay gắt giữa
các cường quốc càng làm cho vị trí địa chiến lược của Việt Nam ngày càng quan trọng
hơn. Vì thế nên quan hệ chính trị ngoại giao giữa hai nước Việt – Mỹ tiếp tục được đẩy
mạnh. Năm 2017 là một năm có nhiều sự kiện quan trọng đối với quan hệ Việt Mỹ:
vào tháng 5/2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trở thành nhà lãnh đạo Đông Nam Á
đầu tiên đến thăm Nhà Trắng dưới thời Tổng thống Trump. Trong khuôn khổ chuyến
thăm, hai bên cam kết duy trì và phát triển đà quan hệ, đồng thời đạt được nhận thức
chung về khuôn khổ hợp tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ trong thời gian tới. Vào
ngày 11 - 12/11/2017, Tổng thống Trump đã có chuyến thăm đến Việt Nam sau khi
tham dự Hội nghị Các nhà Lãnh đạo Kinh tế APEC tại Đà Nẵng. Kể từ sau khi Việt
Nam và Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ năm 1995, tất cả các Tổng thống Hoa Kỳ
đều đã thăm Việt Nam trong nhiệm kỳ của mình, nhưng ông Trump là người đầu tiên
thăm Việt Nam trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ Tổng thống. Chuyến thăm này mang
lại một đòn bẩy mới cho quan hệ song phương. Việt Nam cũng là quốc gia Đông Nam
Á đầu tiên mà ông Trump viếng thăm kể từ khi nhậm chức. Ngày 26 - 28/2/2019, Tổng
thống Trump tiếp tục có chuyến thăm (không chính thức) tới Việt Nam để tham dự Hội
nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2, điều này đã củng cố thêm tầm vóc của Việt Nam
trên trường thế giới. Sức ảnh hưởng của Việt Nam tại Đông Nam Á càng được nâng
cao hơn khi Tổng thống đương nhiệm Joe Biden khi đề cập cụ thể đến Việt Nam trong
Hướng dẫn chiến lược an ninh Quốc gia Tạm thời của chính quyền Biden. Hơn nữa,
Việt Nam còn là điểm dừng cho chuyến công du của ông Biden trong những tháng đầu
của nhiệm kỳ.

32
Cuộc chiến giữa Mỹ và Trung cũng thúc đẩy cho mối quan hệ Việt – Trung phát
triển hơn và có nhiều sự hợp tác chính trị Việt Nam - Trung Quốc được triển khai như:
Kế hoạch hợp tác hai Đảng giai đoạn 2016 – 2020, Kế hoạch hợp tác đào tạo cán bộ
giữa hai Đảng giai đoạn 2016 – 2020, hay Thỏa thuận hợp tác đào tạo cán bộ cấp cao
giữa hai Đảng giai đoạn 2017 – 2020 và nhiều kế hoạch hợp tác khác đã được ký kết
cho giai đoạn 2021 – 2025. Ba chuyến thăm cấp cao trong năm 2017 cũng thể hiện rõ
sự coi trọng và mong muốn thúc đẩy quan hệ của cả Việt Nam và Trung Quốc, đồng
thời là sự thể hiện ủng hộ cao đối với sự kiện chính trị ngoại giao quan trọng của nhau.
Từ năm 2020 đến nay, tuy phải chịu tác động của đại dịch Covid-19 nhưng các lãnh
đạo cấp cao của hai nước vẫn duy trì tiếp xúc và giao lưu dưới nhiều hình thức như
điện đàm, hội nghị trực tuyến.

Bên cạnh đó, trong bối cảnh cuộc đối đầu địa chính trị ngày càng sâu sắc giữa
Mỹ với Trung Quốc hiện nay đang mang đến cho Việt Nam những rủi ro, mà nghiêm
trọng nhất là có thể kéo Việt Nam vào một cuộc chơi quyền lực mới, khó giữ được thế
cân bằng trong quan hệ nước lớn nếu không tìm được những đối sách phù hợp. Việc
Mỹ - Trung đối đầu với nhau cũng gây ra những ảnh hưởng đến quan hệ giữa Việt
Nam và các nước này. Ví dụ, Mỹ và Trung Quốc có thể sử dụng các biện pháp thương
mại để áp đặt áp lực và tạo ra sự chênh lệch giữa các quốc gia trong việc thương mại
với nhau, ảnh hưởng đến quan hệ đối tác và tương tác giữa các quốc gia.

Việt Nam đã tham gia và thực hiện nhiều hiệp định thương mại đa phương như:
Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định Đối tác Toàn diện và
Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Tuy nhiên, với cuộc chiến thương mại Mỹ-
Trung đang diễn ra, Mỹ tuyên bố rút lui khỏi TPP và gây ra sự đảo lộn trong khu vực
thương mại đa phương. Điều này ảnh hưởng đến nỗ lực của Việt Nam trong việc thúc
đẩy hợp tác đa phương và tăng cường quan hệ kinh tế với các đối tác khác.

2.1.2. Tác động của mối quan hệ Mỹ - Trung đến an ninh quốc phòng của Việt
Nam.

Trung Quốc là một trong những đối tác quan trọng nhất của Việt Nam trong lĩnh
vực an ninh quốc phòng, nhưng đồng thời cũng là một trong những bên tranh chấp chủ
quyền trên biển Đông với Việt Nam. Mối quan hệ Mỹ - Trung đang trở thành yếu tố

33
gây ảnh hưởng đến tranh chấp này. Để tăng cường tham gia vào vấn đề biển Đông và
củng cố quan hệ an ninh với các nước trong khu vực, cũng như kiềm hãm sự bành
trướng của Trung Quốc trên biển Đông, Mỹ đã đưa ra chính sách “Ấn Độ Dương –
Thái Bình Dương”. Điều này cũng đe dọa về an ninh quốc phòng của mình, đặc biệt là
khi Mỹ cố gắng tăng cường sự hiện diện quân sự tại khu vực. Điều này có thể khiến
Việt Nam phải tăng cường chiến lược an ninh quốc phòng của mình và sẽ có ảnh
hưởng đến chi phí quốc phòng của Việt Nam. Việt Nam cũng nhận được lợi về an ninh
quốc phòng qua chính sách FOIP của Mỹ như: giúp Việt Nam nâng cao năng lực quân
sự bao gồm cả năng lực tiên tiến về công nghệ quân sự, huấn luyện và đào tạo binh
lính, và quản lý và phát triển hạ tầng quân sự, tăng cường năng lực đối phó với các
thách thức an ninh trong khu vực, bao gồm cả chống khủng bố, chống tội phạm quốc
tế, và giám sát an ninh hàng hải.

Trong khi đó, Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh lôi kéo các nước tham gia Sáng kiến
“Vành đai, Con đường” nhằm mở rộng ảnh hưởng chính trị, lợi ích của mình, ngăn
chặn, phá thế bao vây, kiềm chế của Mỹ và các đồng minh của Mỹ. Đồng thời, việc
này cũng đã gây ảnh hưởng đến chủ quyền lãnh thổ và an ninh của các quốc gia trong
khu vực, bao gồm Việt Nam. Việc Trung Quốc xây dựng các cơ sở hạ tầng, đặc biệt là
tại các vùng biên giới có thể tạo ra mối đe dọa đến an ninh quốc phòng của Việt Nam.
Chính sách BRI cũng tác động đến quyền lợi chủ quyền của Việt Nam, đặc biệt là khi
Trung Quốc đưa ra các yêu sách đối với vùng biển, đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Trong bối cảnh này, Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh đối ngoại quốc phòng, tích cực
trong việc tham gia các cơ chế đa phương về quốc phòng, an ninh, trong đó có cả việc
tham gia các hoạt động hợp tác ở mức cao hơn như hoạt động gìn giữ hòa bình của
Liên hợp quốc, diễn tập về an ninh phi truyền thống và các hoạt động khác. Chủ động
đề xuất và định hình cơ chế hợp tác như năm 2010, Việt Nam tổ chức thành công Hội
nghị Bộ trưởng quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) lần thứ nhất và Diễn đàn An
ninh khu vực (ARF)... Thực hiện kế hoạch “thêm bạn, bớt thù”, vừa tranh thủ được
nguồn lực và sức mạnh tổng hợp, vừa nâng cao vị thế, uy tín, tiềm lực của Quân đội
nhân dân Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. Đồng thời Việt Nam cũng kết hợp
chặt chẽ các hoạt động thương mại quân sự, kinh tế quân sự, kỹ thuật quân sự và hợp
tác công nghiệp quốc phòng với các hoạt động hợp tác quốc phòng khác thành một thể

34
thống nhất để thực hiện thắng lợi các mục tiêu hội nhập và đối ngoại đã đề ra. Trong
đó, việc hợp tác mua sắm vũ khí, trang bị mới, hiện đại với các nước lớn là cần thiết,
nhưng phải thận trọng và có tầm nhìn chiến lược, bảo đảm dự liệu đầy đủ các tình
huống, kịch bản có thể xảy ra, nhất là trong hợp tác chuyển giao công nghệ, quy trình
quản lý, sản xuất, bảo dưỡng,… để không rơi vào thế bị động, bất ngờ và lệ thuộc vào
đối tác. Đặc biệt, phải tỉnh táo, cân nhắc mọi vấn đề, mọi khía cạnh và đặt mối quan hệ
hợp tác đó trong bối cảnh đất nước có biến động, xảy ra chiến tranh. Cùng với đó, cần
có sự phối hợp thường xuyên, chặt chẽ, hiệu quả giữa Bộ Quốc phòng, Bộ Công an,
Bộ Ngoại giao với các bộ, ngành Trung ương và các địa phương trong hoạt động đối
ngoại về các vấn đề, lĩnh vực có liên quan.

Ngoài ra, Việt Nam cũng đang cố gắng duy trì quan hệ tốt với cả Mỹ và Trung
Quốc, nhằm bảo đảm an ninh quốc phòng của mình. Việt Nam thúc đẩy hợp tác với
Mỹ trong lĩnh vực an ninh, nhưng đồng thời cũng cần duy trì quan hệ tốt với Trung
Quốc để giải quyết tranh chấp chủ quyền trên biển Đông một cách hòa bình và ổn định.

2.2. Tác động đến kinh tế Việt Nam

2.2.1. Ảnh hưởng cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đến Việt Nam

Việt Nam là nền kinh tế đứng thứ 6 trong 10 nước ASEAN, là một trong những
nền kinh tế có độ mở thương mại hàng đầu khu vực, với tổng kim ngạch xuất nhập
khẩu hàng hóa chiếm 190% GDP (Minh Quân, 2019). Mỹ và Trung Quốc đều là đối
tác thương mại, xuất nhập khẩu quan trọng của Việt Nam nên sự leo thang căng thẳng
giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế toàn cầu và
Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó. Xét về mặt tích cực, Việt Nam là đối
tác có thâm hụt thương mại lớn thứ ba của Mỹ với hơn 116 tỷ USD (Ngọc Trang,
2023), chỉ sau Trung Quốc và Mexico. Năm 2022, Mỹ nhập khẩu 127,5 tỷ USD hàng
hóa từ Việt Nam. Ở chiều ngược lại, Mỹ xuất khẩu 11,4 tỷ USD sang Việt Nam (Ngọc
Trang, 2023). Việc Mỹ đánh thuế những mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đều nằm
trong thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam. Như vậy, đây chính là cơ hội tốt để Việt Nam
chiếm lĩnh thị phần. Mặt khác, khi đồng USD tăng giá thì NDT giảm giá sẽ có lợi cho
xuất khẩu của Việt Nam trong ngắn hạn, vì VND chủ yếu tính theo giá USD.

35
Mặt khác, việc cả Mỹ và Trung nâng thuế cao cũng tạo ra lỗ hổng cho thị trường
của cả hai nước, điều này khiến Việt Nam có cơ hội mua được nguyên vật liệu, linh
kiện, phụ tùng với giá rẻ, gia tăng xuất khẩu hàng hóa máy móc, thiết bị điện tử, công
nghệ cao vào thị trường Mỹ thay thế sự thiếu hụt do hàng hóa Trung Quốc bị ngăn cản
bởi hàng rào thuế quan mới, nếu hàng hóa Việt Nam có lợi thế so sánh và bảo đảm
chất lượng. Đồng thời, một số sản phẩm Việt Nam xuất sang Mỹ như gỗ và đồ nội thất,
các mặt hàng nông thủy sản, thiết bị điện tử, túi xách, nhựa cao su, linh kiện, lắp ráp
điện thoại, dệt may, da giày và bất động sản công nghiệp là những ngành có thể được
hưởng lợi từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung nhờ đơn hàng từ Trung Quốc sang
Việt Nam. Trong 3 tháng đầu năm 2019, hàng nhập khẩu từ Việt Nam vào Mỹ tăng đến
40% (Kizuna, 2019). Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ trong năm
tháng đầu năm đạt 22,7 tỉ USD (Kizuna, 2019). Con số này tăng 29% so với cùng kỳ
năm ngoái (Kizuna,2019). Đặc biệt, các sản phẩm điện tử của các công ty sản xuất linh
kiện điện tử tăng 72%, đồ nội thất tăng 35% và vali – túi xách tăng 30% (Kizuna,
2019). Theo thống kê năm 2017, Mỹ là thị trường xuất khẩu dệt may lớn nhất của Việt
Nam với 12,2 tỷ USD (tương đương 50% tổng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam
ra nước ngoài) (Minh Quân, 2019). Hàng dệt may của Việt Nam vào Mỹ hiện đang
chịu mức thuế từ 8 - 10%. Chiến tranh thương mại tiếp tục chắc chắn mang lại thuận
lợi cho ngành dệt may cho Việt Nam nhưng mức độ có thể sẽ không quá đột biến.

Về phía Trung Quốc, việc Trung Quốc đáp trả bằng việc áp thuế đối với hàng hóa
nhập khẩu từ Mỹ, trong đó có các mặt hàng nông sản, cũng có thể tạo cơ hội gia tăng
xuất khẩu các nhóm mặt hàng này của Việt Nam. Hiện nay, Trung Quốc đang rất ưa
chuộng các mặt hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam và có thể sẽ xem xét nhập
khẩu nhiều hơn các mặt hàng này từ Việt Nam. Quốc gia này chiếm hơn 20% đầu vào
nhập khẩu cho xuất khẩu của Việt Nam vào năm 2021, gần gấp đôi so với năm 2017,
theo tính toán của chuyên gia thương mại David Dollar thuộc Viện Brookings của Mỹ
dựa trên dữ liệu của Ngân hàng Phát triển Châu Á (Francesco Guarascio, 2023).

Bên cạnh những mặt tích cực, cuộc chiến giữa Mỹ Trung cũng có một số ảnh
hưởng tiêu cực đến Việt Nam chẳng hạn như:

Thứ nhất, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung chắc chắn sẽ làm giảm tốc độ tăng
trưởng của nền kinh tế thế giới. Điều này sẽ kéo theo sự sụt giảm cầu về hàng xuất
36
khẩu của Việt Nam. Thực tế kim ngạch xuất khẩu hàng hoá 7 tháng năm 2019 chỉ tăng
7,5% so với cùng kỳ năm 2018 và nhập khẩu tăng 8,3% (Vũ Đình Ánh, 2019). Tính
chung 6 tháng đầu năm 2019, chỉ số giá xuất khẩu hàng hoá tăng 2,77% còn chỉ số giá
nhập khẩu hàng hoá tăng 0,95% so với cùng kỳ năm 2018 (Vũ Đình Ánh, 2019). Đồng
thời, các doanh nghiệp Việt Nam thuộc mắt xích trong chuỗi giá trị sản phẩm của
doanh nghiệp thuộc Mỹ hoặc Trung Quốc sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi sự tác động
của cuộc chiến thương mại này.

Thứ hai, rào cản về thuế quan từ cả 2 phía Mỹ và Trung sẽ làm cho sản phẩm
Việt Nam mất lợi thế, giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường do giá bán sản phẩm
cao, không thể tiếp cận được đối tượng tiêu thụ tại hai thị trường đối đầu trực tiếp cũng
như các thị trường mà sản phẩm đó đang hiện diện.

Thứ ba, khi bị Mỹ áp thuế, Trung Quốc có thể có những chính sách phá giá, đẩy
hàng hóa sang các nước xung quanh, trong đó có Việt Nam, để giảm phụ thuộc vào
Mỹ và duy trì năng suất. Điều này có thể sẽ khiến cho cán cân thương mại giữa Việt
Nam và Trung Quốc quay lại xu hướng gia tăng, sau khi chúng ta đã đạt được mục tiêu
dần tiến tới cân bằng cán cân thương mại với nước này.

Thứ tư, tranh chấp có thể dấy lên giữa Việt Nam, Mỹ và Trung Quốc về vấn đề
truy xuất nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. Trên thực tế, các mặt hàng xuất khẩu lớn của
Việt Nam sang Mỹ như các sản phẩm may mặc, da và giày dép, thiết bị điện tử và điện
quang, sản phẩm hóa chất và khoáng sản phi kim loại, máy móc và thiết bị; gỗ, giấy,
sản phẩm từ giấy, in ấn và xuất bản… có thành phần xuất xứ từ Trung Quốc được
mượn danh sản xuất tại Việt Nam; Hay Việt Nam nhập khẩu nho, đậu nành, yến mạch
Mỹ rồi xuất khẩu sang Trung Quốc nhưng vì "chiến tranh thương mại" giữa 2 cường
quốc thì những hoạt động này sẽ bị cả Trung Quốc và Mỹ giám sát chặt chẽ và sử
dụng hàng rào thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu "quá cảnh" Việt Nam.

(tapchitaichinh, 2018)

Thứ năm, cuộc chạy đua kinh tế và thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tập trung
vào hàng hoá và dịch vụ công nghệ cao sẽ buộc Trung Quốc phải thay đổi công nghệ
theo hướng hiện đại đủ sức cạnh tranh với công nghệ của Mỹ. Vì vậy, những công
nghệ lạc hậu bị thải loại của Trung Quốc có thể tìm “bến đỗ” ở Việt Nam. Thực tế

37
nhập khẩu máy móc thiết bị dây chuyền sản xuất từ Trung Quốc vào Việt Nam tăng
mạnh trong những năm gần đây thông qua sự hỗ trợ của cả đầu tư trực tiếp lẫn các
khoản cho vay của Trung Quốc.

Thứ sáu, Quan hệ thương mại Mỹ - Trung luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ xung đột,
tranh chấp, thậm chí chiến tranh thương mại công nghệ và kéo theo chiến tranh tiền tệ
nên Việt Nam phải luôn sẵn sàng chuẩn bị các phương án tối ưu để giảm thiểu tác
động tiêu cực đối với thương mại, đầu tư và tài chính tiền tệ,... Việc USD liên tục lên
giá do kinh tế Mỹ tăng trưởng cao, tỷ lệ thất nghiệp thấp và FED giảm lãi suất USD
trong khi NDT mất giá mạnh do hậu quả chiến tranh thương mại Mỹ - Trung sẽ gây
sức ép lên chính sách điều hành tỷ giá hối đoái của Việt Nam.

(Vũ Đình Ánh, 2019)

2.2.2. Tác động của mối quan hệ Mỹ - Trung đến đầu tư trực tiếp từ nước
ngoài (FDI) tại Việt Nam

Việt Nam cũng sẽ là điểm đến mới của cả Mỹ và Trung Quốc khi họ buộc phải
lựa chọn chuyển hướng đầu tư, để khi xuất khẩu từ các nước có vai trò trung gian như
Việt Nam sang Mỹ sẽ không phải chịu mức áp thuế cao. Các chuyên gia kinh tế nhận
định, có khả năng đầu tư FDI của Trung Quốc và Mỹ vào Việt Nam sẽ gia tăng để
thông qua đó giảm thiệt hại từ cuộc chiến thương mại.

Do những đòn tấn công mạnh về thuế của Mỹ, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc
và Hong Kong ào ạt đổ vốn vào Việt Nam. Đây chính là đòn bẩy làm gia tăng tỷ lệ
doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam. Trong 5 tháng đầu năm 2019, tỷ lệ FDI đầu tư
vào Việt Nam tăng đến 69% trong 5 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm ngoái. Sự
dịch chuyển này cho thấy ảnh hưởng đáng kể của chiến tranh thương mại đối với Việt
Nam. Theo đó, Trung Quốc trở thành quốc gia đăng ký FDI mới lớn nhất vào Việt
Nam, vượt cả Hàn Quốc và Nhật Bản. Số dự án FDI từ Trung Quốc tính đến tháng
05/2019 là 1,3 tỷ USD. Trong khi đó các nước Singapore và Hàn Quốc, mỗi nước chỉ
có mức gần 700 triệu USD. (Kizuna, 2019)

Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch Đầu tư, tính đến
tháng 10/2017, các nhà đầu tư Mỹ đã “rót” vào Việt Nam khoảng 9,4 tỷ USD vốn FDI,
đứng thứ 9 trong số 128 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Trong 4 tháng

38
đầu năm 2022, Hoa Kỳ có 24 dự án đầu tư FDI mới được cấp phép và 8 dự án FDI
đang hoạt động điều chỉnh tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký là hơn 147 triệu USD.
Ngoài ra, có 59 lượt nhà đầu tư Mỹ góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam
với tổng số vốn là 22,4 triệu USD. Tính chung 4 tháng đầu năm, đầu tư FDI của Hoa
Kỳ vào Việt Nam đạt gần 170 triệu USD, đứng thứ 9 trong số 72 quốc gia và vùng
lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. (A.N, 2022)

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã đem đến cho Việt Nam một dòng vốn lớn
từ Mỹ và Trung Quốc. Tuy nhiên, việc đón nhận dòng vốn như thế nào cũng là một bài
toán cân đo đong đếm lợi ích đặt ra với Việt Nam.

Tiểu kết chương 2

Tác động của mối quan hệ Mỹ-Trung đến chính trị - ngoại giao và an ninh quốc
phòng của Việt Nam. Việt Nam đang đứng trước vị trí địa chiến lược quan trọng hơn
trong bối cảnh cạnh tranh quyền lực giữa các cường quốc. Cuộc chiến giữa Mỹ và
Trung đã có những tác động đến tích cự đến quan hệ chính trị ngoại giao giữa Việt
Nam và Mỹ và quan hệ Việt - Trung cũng phát triển hơn, có nhiều sự hợp tác chính trị
Việt - Trung Quốc được triển khai. Tuy nhiên, mối quan hệ Mỹ - Trung đang gây ảnh
hưởng đến an ninh quốc phòng của Việt Nam, đặc biệt là khi Mỹ cố gắng tăng cường
sự hiện diện quân sự tại khu vực. Trung Quốc cũng đẩy mạnh lôi kéo các nước tham
gia Sáng kiến “Vành đai, Con đường” nhằm mở rộng ảnh hưởng chính trị, lợi ích của
mình. Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh đối ngoại quốc phòng và tích cực tham gia các cơ
chế đa phương về quốc phòng, an ninh.

Tác của cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đến Việt Nam. Việt
Nam là đối tác có thâm hụt thương mại lớn thứ ba của Mỹ với hơn 116 tỷ USD, chỉ
sau Trung Quốc và Mexico. Tuy nhiên, việc đánh thuế các mặt hàng nhập khẩu từ
Trung Quốc của Mỹ đã tạo cơ hội cho Việt Nam chiếm lĩnh thị phần. Việc cả Mỹ và
Trung Quốc nâng thuế cao cũng tạo ra lỗ hổng cho thị trường của cả hai nước, điều
này khiến Việt Nam có cơ hội mua được nguyên vật liệu, linh kiện, phụ tùng với giá rẻ,
gia tăng xuất khẩu hàng hóa máy móc, thiết bị điện tử, công nghệ cao vào thị trường
Mỹ thay thế sự thiếu hụt do hàng hóa Trung Quốc bị ngăn cản bởi hàng rào thuế quan
mới. Các sản phẩm Việt Nam có thể được hưởng lợi từ cuộc chiến tranh này gồm gỗ

39
và đồ nội thất, các mặt hàng nông thủy sản, thiết bị điện tử, túi xách, nhựa cao su, linh
kiện, lắp ráp điện thoại, dệt may, da giày và bất động sản công nghiệp. Hàng nhập
khẩu từ Việt Nam vào Mỹ tăng đến 40% trong 3 tháng đầu năm 2019 và kim ngạch
xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ trong năm đó tăng 29% so với cùng kỳ năm
trước. Việt Nam đang trở thành điểm đến mới của cả Mỹ và Trung Quốc trong việc
chuyển hướng đầu tư để tránh mức áp thuế cao từ cuộc chiến thương mại. Sự dịch
chuyển này đã làm tăng tỷ lệ FDI đầu tư vào Việt Nam, với Trung Quốc trở thành quốc
gia đăng ký FDI mới lớn nhất vào Việt Nam. Đối với Mỹ, tính đến tháng 4 năm 2022,
đã đạt gần 170 triệu USD đầu tư FDI vào Việt Nam. Tuy nhiên, việc đón nhận dòng
vốn này cũng đặt ra bài toán cân đo đong đếm lợi ích đối với Việt Nam.

40
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ NHỮNG TÁC ĐỘNG, THÁCH THỨC
VÀ CƠ HỘI MÀ MỐI QUAN HỆ MỸ - TRUNG MANG LẠI CHO VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2017 – 2023

3.1. Tác động của mối quan hệ Mỹ - Trung đối với Việt Nam:

3.1.1. Tác động tích cực:

Mối quan hệ giữa hai cường quốc đem đến cho Việt Nam nhiều thách thức những
tác động tích cực mà mối quan hệ này đem lại cũng không hề nhỏ, chúng thể hiện
trong nhiều lĩnh vực như:

3.1.1.1. Tác động tích cực về kinh tế:

Tăng cường hợp tác kinh tế: Việt Nam đã có thêm nhiều cơ hội trong việc tham
gia các hiệp định thương mại, đặc biệt là “Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu
vực” (RCEP) và “Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương”
(CPTPP). Việc tham gia vào các hiệp định này sẽ giúp Việt Nam tiếp cận các thị
trường mới, đẩy mạnh xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài.

Thúc đẩy xuất khẩu: Mỹ và Trung Quốc là hai thị trường tiêu thụ lớn của sản
phẩm xuất khẩu Việt Nam, sự gia tăng hoạt động xuất khẩu sang hai thị trường này đã
giúp tăng cường năng lực xuất khẩu và giá trị xuất khẩu của Việt Nam. Giúp Việt Nam
có thêm các thị trường mới và động lực để cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Đặc biệt
vào năm 2022, Mỹ đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim
ngạch ước đạt 109,3 tỷ USD. Đây cũng là thị trường xuất khẩu đầu tiên từ trước đến
nay vượt mốc 100 tỷ USD/năm. Sau Mỹ là Trung Quốc, với kim ngạch đạt 57,2 tỷ
USD, cũng là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam.

Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài: Mối quan hệ này đã tạo ra sức hút đối với các nhà
đầu tư trực tiếp từ nước ngoài và các doanh nghiệp đa quốc gia đối với Việt Nam. Việc
thu hút các nhà đầu tư này giúp Việt Nam thu về nhiều nguồn vốn, tạo thêm việc làm
và tăng thu nhập cho người dân, cũng như giúp Việt Nam có thêm nhiều kinh nghiệm
để cải thiện môi trường kinh doanh, đẩy mạnh phát triển kinh tế của Việt Nam.

Du lịch: Mỹ và Trung Quốc là hai thị trường lớn nhất về khách du lịch quốc tế
đến Việt Nam, đây cũng là những đối tác quan trọng của Việt Nam trong việc đầu tư

41
phát triển các dự án du lịch. Với sự gia tăng của các dự án du lịch từ Mỹ và Trung
Quốc, nhu cầu về các sản phẩm và dịch vụ du lịch của Việt Nam sẽ tăng, giúp ngành
du lịch của Việt Nam phát triển bền vững và đóng góp không ít vào nền kinh tế đất
nước.

3.1.1.2. Tác động tích cực về chính trị - đối ngoại:

Nâng cao uy tín trên quốc tế: Mối quan hệ Mỹ - Trung đã giúp Việt Nam trong
các hoạt động ngoại giao, giúp Việt Nam tăng cường hình ảnh và uy tín trên thế giới.
Nhờ sự hỗ trợ của mối quan hệ này, Việt Nam có thể tham gia các diễn đàn quốc tế và
thể hiện vai trò của mình trong cộng đồng quốc tế. Việt Nam có thể tận dụng mối quan
hệ với Mỹ để xây dựng quan hệ đối tác vững chắc với các đối tác quốc tế khác, giúp
nâng cao tầm quan trọng của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. Từ đó có thêm
cơ hội thu hút nhiều vốn đầu tư từ các nhà đầu tư quốc tế.

Tăng cường hợp tác về văn hoá và giáo dục: Nhờ các hoạt động hợp tác và trao
đổi văn hoá giữa các quốc gia, Việt Nam đã có cơ hội giới thiệu bản sắc văn hoá đặc
trưng và giá trị văn hoá của mình cho thế giới. Mối quan hệ cũng tạo ra nhiều cơ hội
để tăng cường hợp tác về văn hoá và giáo dục của Việt Nam. Như việc Mỹ và Trung
Quốc cùng đầu tư vào các chương trình học bổng và trao đổi sinh viên giữa hai nước
giúp sinh viên Việt Nam có thêm nhiều cơ hội được học tập và tìm hiểu về văn hoá
cũng như hệ thống giáo dục của hai quốc gia lớn. Nhiều trường đại học và viện nghiên
cứu của Việt Nam cũng đã hợp tác với các trường đại học hàng đầu của Mỹ và Trung
Quốc để nâng cao chất lượng đào tạo, đổi mới giáo dục cũng như kỹ năng giảng dạy
giúp nâng cao chất lượng giáo dục ở Việt Nam. Đóng góp tích cực vào sự phát triển
của đất nước.

3.1.1.3. Tác động tích cực về an ninh – quốc phòng:

Hợp tác quốc phòng: Mỹ và Trung Quốc đều là các quốc gia có năng lực quân sự,
kinh tế và công nghệ phát triển. Việc hợp tác với cả hai nước giúp Việt Nam tiếp cận
với các công nghệ, quy trình quân sự và cách thức quản lý hiện đại, giúp Việt Nam
nâng cao năng lực quốc phòng. Ngoài ra, mối quan hệ này cũng đã giúp Việt Nam đàm
phán và ký kết các thoả thuận quốc tế liên quan đến hợp tác quốc phòng, giúp đẩy

42
mạnh quan hệ đối tác quốc phòng với các quốc gia khác. Giúp tăng cường hỗ trợ cho
Việt Nam về quốc phòng, bao gồm cung cấp trang thiết bị, đào tạo, tài trợ các dự án
quân sự và hợp tác chống khủng bố.

Giảm áp lực từ Trung Quốc: Trung Quốc đang tìm cách mở rộng vị thế của mình
trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt là trên biển Đông. Tuy nhiên, với
sự có mặt của Mỹ trong khu vực, Trung Quốc đã phải đối mặt với sức ép và sự phản
đối của Mỹ trong việc thực hiện các hoạt động không đúng quy định trên biển Đông.
Mỹ đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh hàng hải và đảm bảo tự do
hàng hải trong khu vực, đặc biệt là trên biển Đông. Mỹ cũng đã tiếp tục tham gia các
cuộc tập trận và nâng cao khả năng hỗ trợ, giúp an ninh khu vực trở nên ổn định hơn.
Sự góp mặt của Mỹ cũng đã giúp Việt Nam trong các vấn đề liên quan đến chủ quyền
lãnh thổ và biển Đông. Điều này giúp Việt Nam có thêm động lực trong việc đàm phán
với Trung Quốc và bảo vệ chủ quyền của mình.

3.1.2. Tác động tiêu cực:

Bên cạnh các tác động tích cực, mối quan hệ này cũng đem đến cho Việt Nam
những tác động tiêu cực trong nhiều lĩnh vực như:

3.1.2.1. Tác động tiêu cực về kinh tế:

Cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã ảnh hưởng không ít đến
xuất khẩu và đầu tư của Việt Nam. Mỹ áp đặt thuế quan lên hàng hoá nhập khẩu từ
Trung Quốc, điều này tác động lớn đến kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam
vì kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của nước ta vào thị trường Mỹ là rất lớn. Mối quan
hệ này cũng đã thay đổi chuỗi cung ứng toàn cầu, thế nên Việt Nam cũng phải đối mặt
với những thách thức mới khi phải tìm kiếm những đối tác mới trong chuỗi cung ứng
toàn cầu.

Ngoài ra, chúng còn ảnh hưởng đến lưu lượng đầu tư trực tiếp từ nước ngoài
(FDI) của Việt Nam. Một số nhà đầu tư quốc tế đang e ngại hoặc đã và đang có ý định
rút lui khỏi thị trường Việt Nam do ảnh hưởng của sự căng thẳng trong mối quan hệ
Mỹ - Trung.

43
3.1.2.2. Tác động tiêu cực về chính trị - ngoại giao:

Mỹ và Trung Quốc luôn trong trạng thái vừa hợp tác vừa đấu tranh, tuy nhiên
mặt cạnh tranh lại có phần trội hơn, điều này gây ra những rủi ro và có thể kéo Việt
Nam vào cuộc chiến tranh không mong muốn. Việt Nam đang ở trong một tình huống
nan giải khi vừa phải thúc đẩy quan hệ với Mỹ, vừa phải duy trì tốt quan hệ với Trung
Quốc. Là nước láng giềng nhỏ của Trung Quốc, Việt Nam luôn phải tìm những đối
sách phù hợp để giữ thế cân bằng và đối phó với “cuộc chơi quyền lực mới” giữa hai
cường quốc lớn.

Tuy Tổng thống Biden đang tìm cách ổn định mối quan hệ giữa hai quốc gia
nhưng giới phân tích cho rằng năm 2023 vẫn là một năm đầy mâu thuẫn và khó khăn
khi Mỹ chuẩn bị bước vào mùa bầu cử tổng thống. Và Trung Quốc không có lí do gì sẽ
thay đổi chính sách đối với những gì họ cho là lợi ích cốt lõi đang gây tranh cãi.

3.1.2.3. Tác động tiêu cực về an ninh quân sự

Biển Đông luôn là một đề tài nóng trong mối quan hệ Mỹ - Trung. Đây cũng là
một thách thức với chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Trong khi Trung Quốc tăng
cường quân sự và xây dựng cơ sở hạ tầng trên các đảo nhân tạo trái phép ở biển Đông
thì Mỹ đã tăng cường hỗ trợ, cung cấp các khoản vay, trang thiết bị quân sự cho Việt
Nam và các nước trong khu vực. Điều này như một lời răn đe, tạo ra căng thẳng và sự
bất đồng giữa Mỹ và Trung Quốc khiến cho Việt Nam luôn trong tâm thế căng thẳng vì
chiến tranh không mong muốn là việc có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Việc hai bên luôn trong trạng thái căng thẳng đã khiến cho khả năng đàm phán
giải quyết tranh chấp giảm sút, tạo ra sự bế tắc trong việc giải quyết vấn đề biển Đông.
Cũng gây ảnh hưởng đến các thoả thuận an ninh quân sự mà Việt Nam đã ký với các
quốc gia khác. Sự chia rẽ này đã làm giảm sự đồng thuận của các quốc gia trong khu
vực, gây ra bất đồng về chính sách an ninh quân sự.

3.2. Những cơ hội và thách thức mà mối quan hệ Mỹ - Trung mang lại cho Việt
Nam:

Trong bối cạnh cạnh tranh song phương toàn diện giữa hai cường quốc hàng đầu
hiện nay trên thế giới là Mỹ và Trung quốc, các nước trong khu vực Đông Nam Á đã
có những điều chỉnh về chính sách để nhằm ứng phó với các thách thức có thể xảy ra
44
và tận dụng được những cơ hội tiềm năng mà cuộc cạnh tranh giữa Mỹ - Trung mang
lại. Với tâm thế là một nước đã và đang có mối quan hệ ngoại giao, chính trị, kinh tế
giữa Mỹ và Trung, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng này, vì thế, việc nhìn ra
được những thách thức và những cơ hội từ sự cạnh tranh Mỹ - Trung là điều cần thiết.

3.2.1. Thách thức đối với Việt Nam trước sự cạnh tranh ảnh hưởng Mỹ - Trung
ở khu vực ASEAN

Như đã nhắc ở trên, cuộc đối đầu song phương, toàn diện giữa Mỹ và Trung
Quốc đã và đang làm biến đối mối quan hệ quốc tế trong khu vực.Vì vây, Việt Nam
cần có những nhận định và dự báo chính xác những biến đổi, tác động từ cuộc cạnh
tranh này để có những chính sách ứng phó kịp thời nhằm đảm bảo tối đa lợi ích của
quốc gia.

Thách thức đầu tiên mà Việt Nam cần quan tâm chính là việc phải có những
quyết định sáng suốt và thận trọng trong việc tham gia vào các cuộc hợp tác quốc tế
của Mỹ hoặc Trung Quốc, song song đó, Việt Nam cũng cần xây dựng cho mình một
phương án đối phó lâu dài trước tình hình quốc tế nhạy cảm như hiện tại, cân bằng mối
quan hệ hợp tác song phương với Mỹ và Trung Quốc để tránh rơi vào thế phải chọn
“phe”.

Thứ hai, Việt Nam nói riêng và khu vực ASEAN nói chung có mối quan hệ hợp
tác thương mại rất chặt chẽ với Mỹ và Trung Quốc. Vì vậy việc cả hai cường quốc này
xảy ra cạnh tranh toàn diện, nhất là ở lĩnh vực thương mại, ít nhiều cũng tạo nên nhiều
thách thức cho khu vực ASEAN, bao gồm Việt Nam. Cụ thể, việc căng thẳng Mỹ -
Trung ngày càng leo thang sẽ làm các quá trình sản xuất, trao đổi hàng hóa bị gián
đoạn. Nếu tình trạng chiến tranh thương mại kéo dài, tổng lượng trao đổi hàng hóa
giữa các nước trong khối ASEAN và Mỹ - Trung sẽ giảm. Gây ảnh hưởng tiêu cực
đến nền kinh tế. Xây dựng một phương án hợp tác kinh tế toàn diện, khôn ngoan, tận
dụng được các nguồn lợi ích là một thách thức chung cho cả khối ASEAN để đối phó
với bối cảnh căng thẳng như hiện tại

45
3.2.2. Cơ hội đối với Việt Nam trước sự cạnh tranh ảnh hưởng Mỹ - Trung
trong khu vực ASEAN

Mặc dù sự cạnh tranh toàn diện giữa Mỹ - Trung mang lại nhiều thách thức lớn
cho không chỉ riêng VIệt Nam mà còn cả khu vực Đông Nam Á, thế nhưng cũng
không thể phủ nhận rằng tình hình trên cũng mang lại nhiều cơ hội cho Việt Nam.

Thứ nhất, với vị thế là một quốc gia nằm ở trung tâm của khu vực chịu ảnh
hưởng lớn trong cuộc chạy đua giữa Mỹ và Trung Quốc, Việt Nam được hưởng khá
nhiều lợi ích về thương mại, an ninh quốc phòng và vị thế chính trị trong khu vực. Cụ
thể, Mỹ xem Việt Nam là một đối tác chiến lược hàng đầu khu vực ASEAN, Trung
Quốc ngày càng có xu hướng đầu tư vào các hoạt động kinh tế ở thị trường Việt Nam.
Việt Nam cũng có thêm vị thế chính trị trên bàn đàm phán với Mỹ và Trung Quốc
trong các vấn đề liên quan đến tranh chấp Biển Đông, nhân quyền, tư pháp,...

Thứ hai, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung cũng thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát
triển. Cụ thể, để tránh các mức thuế cao bắt nguồn từ cuộc chạy đua thương mại gắt
gao giữa hai “ông lớn”, các công ty của Trung Quốc và Mỹ đã giảm mức nhập khẩu từ
các nước khác mà chuyển qua nhập khẩu nguyên liệu từ Việt Nam, việc này thúc đẩy
khả năng cạnh tranh của các nhà xuất khẩu Việt Nam được tăng lên

Tiểu kết chương 3

Quan hệ Mỹ - Trung đã mang lại nhiều tác động đáng kể đối với Việt Nam trong
giai đoạn 2017 – 2023. Bao gồm cả những tác động tiêu cực và tích cực. Một trong
những điểm tác động tích cực đáng kể là tăng cường quan hệ kinh tế. Việt Nam đã tận
dụng cơ hội từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung để tăng cường xuất khẩu và
đầu tư vào Việt Nam. Giúp tăng cường năng lực sản xuất, nâng cao năng xuất lao động
và tăng thu nhập của các nhân dân Việt Nam. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã có cơ hội
tăng cường quan hệ an ninh với Mỹ và các đối tác khác để đối phó các hoạt động
Trung Quốc ở biển Đông.

Bên cạnh đó, những tác động tiêu cực mà mối quan hệ đầy sự căng thẳng này
đem đến cho Việt Nam cũng không hề ít. Như việc mối quan hệ này đang ảnh hưởng
đáng kể đến khối lượng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ. Hay chuỗi cung
ứng toàn cầu thay đổi khiến Việt Nam phải tìm đối tác mới. Việt Nam cũng nằm trong

46
tình huống khó khăn khi phải cố gắng duy trì quan hệ tốt với hai quốc gia và chủ
quyền biển đảo của Việt Nam trên biển Đông đang bị đe doạ, Tất cả những tác động
tiêu cực này là do mối quan hệ căng thẳng và khó khăn giữa Mỹ và Trung Quốc gây ra.
Khiến cho Việt Nam phải đối mặt với không ít thách thức trong khu vực ASEAN.

Việc căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc đang đòi hỏi Việt Nam phải có những
quyết định sáng suốt và thận trọng khi tham gia vào các cuộc hợp tác giữa hai quốc gia
này. Việt Nam cũng cần phải xây dựng những phương án đối phó lâu dài và cân bằng
mối quan hệ hợp tác với Mỹ và Trung Quốc. Việc xây dựng một phương án hợp tác
kinh tế toàn diện, khôn ngoan và tận dụng các nguồn lợi là thách thức cho cả khu vực
ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, Việt Nam cũng có nhiều cơ hội
từ tình hình này. Việt Nam có vị trí chiến lược quan trọng, là cơ hội có thể hưởng lợi
ích từ các hoạt dộng thương mại, an ninh quốc phòng,… Cuộc chiến này cũng đã thúc
đẩy phát triển kinh tế của Việt Nam, giúp tăng khả năng cạnh tranh của các nhà xuất
khẩu Việt Nam

Tóm lại, mối quan hệ Mỹ - Trung trong giai đoạn 2017 – 2023 đã đem đến cho
Việt Nam những tác động tích cực, tiêu cực cùng với những cơ hôi, thách thức mà Việt
Nam phải đối mặt ở hiện tại và cả tương lai.

47
KẾT LUẬN
Mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đầu thế kỷ 21 đã trải qua nhiều tranh cãi
và thách thức, đặc biệt là về chính sách thương mại và tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông.
Cả hai đều có những chính sách đối phó riêng như BRI và FOIP, hai chính sách này đã
tác động không ít đến mối quan hệ giữa hai cường quốc.

Mối quan hệ này đã ảnh hưởng đến Việt Nam qua nhiều lĩnh vực như chính trị -
ngoại giao, kinh tế, an ninh – quân sự,… nhưng cũng tạo ra cơ hội cho Việt Nam
chiếm lĩnh thị phần trong cuộc chiến tranh thương mại giữa hai nước. Việt Nam đang
trở thành điểm đến mới của cả Mỹ và Trung Quốc trong việc chuyển hướng đầu tư để
tránh mức áp thuế cao từ cuộc chiến tranh thương mại. Tuy nhiên, việc đón nhận dòng
vốn này cũng đặt ra bài toán cân đo đong đếm lợi ích đối với Việt Nam.

Việt Nam, một quốc gia Đông Nam Á đang nổi lên như một nền kinh tế mới và là
một đối tác quan trọng của cả Mỹ và Trung Quốc, đã và đang phải đối mặt với những
tác động tích cực cũng như tiêu cực mà mối quan hệ này đem lại. Các tác động tích
cực như tăng cường quan hệ kinh tế, đầu tư và sản xuất, hợp tác quốc phòng,… đã
giúp cho Việt Nam phát triển kinh tế một cách mạnh mẽ hơn, cải thiện chất lượng đào
tạo và tăng thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, những tác động tiêu cực mà mối quan
hệ này mang đến cũng là một điều không thể tránh khỏi. Như chuỗi cung ứng toàn cầu
thay đổi ảnh hưởng đến khối lượng xuất khẩu, sự khó khăn trong việc duy trì quan hệ
với hai quốc gia,… Những tác động này đưa ra những thách thức đối với Việt Nam,
Việt Nam cần phải xây dựng các phương án đối phó và cân bằng quan hệ hợp tác với
hai quốc gia để có thể tận dụng cơ hội và đối mặt với thách thức.

Tổng kết lại, sự leo thang căng thẳng của mối quan hệ Mỹ - Trung có tác động
rất lớn đến Việt Nam trong nhiều lĩnh vực từ năm 2017 đến nay. Tuy nhiên, Việt Nam
đã, đang thực hiện những động thái như mở rộng hợp tác quốc phòng, đẩy mạnh hợp
tác kinh tế,… nhằm củng cố quan hệ với Mỹ. Đồng thời cũng đưa ra những chính sách
nhằm tăng cường quan hệ kinh tế với Trung Quốc. Và Việt Nam sẽ luôn nổ lực tìm
kiếm những cơ hội, những cách đối phó với những thách thức, tác động mà mối quan
hệ Mỹ - Trung đem lại. Việt Nam hy vọng sẽ tiếp tục phát triển và đóng góp vào sự ổn
định, phát triển của thế giới nói chung và khu vực nói riêng.

48
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Thị Quế (2019), Quan hệ Việt Nam với một số nước lớn những năm đầu thế kỷ
XXI, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật

Phạm Ngọc Anh – Trần Văn Dũng (2020), Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và an
ninh quốc gia trong tình hình mới, Nxb Chính trị quốc Sự thật

Tô Anh Tuấn (2019), Tác động của các nhân tố nội bộ đối với chính sách đối ngoại
của Mỹ dưới thời Donald Trump, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật

A.N (2022), “Đầu tư FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam đạt gần 170 triệu USD”,
https://dangcongsan.vn/kinh-te/dau-tu-fdi-cua-hoa-ky-vao-viet-nam-dat-gan-170-trieu-
usd-610526.html, truy cập 15/04/2023

Bạch Huệ (2019), “Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Bài toán lựa chọn giữa dòng
vốn FDI kỷ lục”, https://vneconomy.vn/chien-tranh-thuong-mai-my-trung-bai-toan-
lua-chon-giua-dong-von-fdi-ky
luc.htm?fbclid=IwAR3lxBBH5jS4tXfsK8R6PjWopcpsvYLdc-
Se4WCZ0pHLjbjc_p5BZXjHUJM, truy cập 15/04/2023

Bảo Duy (2018), “Toàn cảnh vụ khủng bố ngày 11-9-2001 làm thay đổi nước Mỹ”,
https://tuoitre.vn/toan-canh-vu-khung-bo-ngay-11-9-2001-lam-thay-doi-nuoc-my-
20210910113830734.htm, truy cập 08/04/2023

Bùi Đức Khánh (2018), “Quan hệ Mỹ - Trung Quốc hiện nay và tác động đến Việt
Nam”, http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/quoc-te/item/2739-quan-he-my-trung-
quoc-hien-nay-va-tac-dong-den-viet-
nam.html?fbclid=IwAR01b8uqO4jzqXSoUL8PG_ZfkjqDqBRNUiNWkV-
H0PvIxHEeHmMRjvb884k, truy cập 12/04/2023

Đàm Trọng Tùng (2019), “Quan hệ Mỹ - Nga - Trung Quốc và sự tác động đến an
ninh khu vực”, http://tapchiqptd.vn/vi/quoc-phong-quan-su-nuoc-ngoai/quan-he-my-
nga-trung-quoc-va-su-tac-dong-den-an-ninh-khu-vuc/14322.html, truy cập 09/04/2023

Đức Trung (2014), “Giáo dục – vũ khí quan trọng nhất của Trung Quốc”,
https://baotintuc.vn/chuyen-la-the-gioi/giao-duc-vu-khi-quan-trong-nhat-cua-trung-
quoc-20140321110338457.htm, truy cập 12/04/2023

49
Guarascio, Francesco (2023), “Analysis: Chinese suppliers race to Vietnam as COVID
let-up opens escape route from Sino-U.S. trade war.”,
https://www.reuters.com/markets/asia/chinese-suppliers-race-vietnam-covid-let-up-
opens-escape-route-sino-us-trade-war-2023-03-
16/?fbclid=IwAR3uH36BHaGDoVQIljjLOSumfUXIazwG-xTu90-
69jXadgGqu9BZbVxKTVo, truy cập 15/04/2023

Hằng Nga (2017), “Kỳ vọng tăng đầu tư của Mỹ vào Việt Nam”,
https://baodauthau.vn/ky-vong-tang-dau-tu-cua-my-vao-viet-nam-post39243.html, truy
cập 15/05/2023

Hồ Quang Lợi (2022), “Chiều sâu cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung Quốc”,
https://www.qdnd.vn/bao-quan-doi-nhan-dan-xuan-nham-dan/bao-quan-doi-nhan-dan-
xuan-nham-dan/chieu-sau-canh-tranh-chien-luoc-my-trung-quoc-684193, truy cập
12/04/2023

Kizuna (2019), “Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung: Cơ hội cho nền kinh tế Việt
Nam”, https://www.kizuna.vn/vi/tin-tuc/cuoc-chien-thuong-mai-my-trung-co-hoi-cho-
nen-kinh-te-viet-nam-
920?fbclid=IwAR0Ja8l_Kt7Ldbvp1ApyOUIxJHZBJ2Suh_Essm1lEaiKDfTJ_TZQtX
WrvMI, truy cập 15/04/2023

Kông Anh (2018), “Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Cơ hội và thách thức đối với
ASEAN”, https://antg.cand.com.vn/Kinh-te-Van-hoa-The-Thao/Chien-tranh-thuong-
mai-My-Trung-Co-hoi-va-thach-thuc-doi-voi-ASEAN-i483646/, truy cập 13/04/2023

Kristensen, Hans - Korda, Matt (2022), “The 2022 Nuclear Posture Review: Arms
Control Subdued By Military Rivalry”,
https://fas-org.translate.goog/blogs/security/2022/10/2022-nuclear-posture-
review/?_x_tr_sl=en&_x_tr_tl=vi&_x_tr_hl=vi&_x_tr_pto=sc, truy cập 09/04/2023

Lê Đức Cường (2018), “Đôi nét về chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của
Mỹ”, http://tapchiqptd.vn/vi/quoc-phong-quan-su-nuoc-ngoai/doi-net-ve-chien-luoc-
an-do-duong-thai-binh-duong-cua-my/11959.html, truy cập 09/04/2023

Lê Thế Cương - Nguyễn Thị Phương (2021), “Thành tựu kinh tế, xã hội Trung Quốc
sau một thập niên cầm quyền của Chủ tịch Tập Cận Bình (Kỳ 2)”,
50
http://hvctcand.edu.vn/nghien-cuu-quoc-te/thanh-tuu-kinh-te-xa-hoi-trung-quoc-sau-
mot-thap-nien-cam-quyen-cua-chu-tich-tap-can-binh-ky-2-3691, truy cập 11/04/2023

Lê Thị Bích – Lê Thị Thu (2022), “Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trong những năm gần
đây”, https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/quan-he-viet-nam-hoa-ky-trong-nhung-
nam-gan-day-
86722.htm?fbclid=IwAR2Nc7gFXL6tUGIZnhIan_yxA8og5KPNuswX3dlYZ8GwtgB
SHye8uo995iw, truy cập 12/04/2023

Minh Quân (2019), “Việt Nam đứng trước thời cơ và thách thức của cuộc chiến
thương mại Mỹ - Trung”, https://www.tapchicongsan.org.vn/quoc-phong-an-ninh-oi-
ngoai1/-/2018/54033/viet-nam-dung-truoc-thoi-co-va-thach-thuc-cua-cuoc-chien-
thuong-mai-my---
trung.aspx?fbclid=IwAR2mqI3XChhENnmjwtTVBlusutBfOhyTMDCfI2F09oJuJDda
wBhC7yYDQCo, truy cập 14/04/2023

Ngọc Trang (2022), “Trung Quốc đã bước vào kỷ nguyên tăng trưởng thấp, từ "con
rồng" trở thành "con rùa"?”, https://vneconomy.vn/trung-quoc-da-buoc-vao-ky-
nguyen-tang-truong-thap-tu-con-rong-tro-thanh-con-
rua.htm?fbclid=IwAR3fexpxgLqFQd77erF9Unk_gdMJTbZWLTOcAsoGiAdgWANax
hsn0hK60xY, truy cập 11/04/2023

Nguyễn Huy Quý (2015), “Kinh tế Trung Quốc trong quá trình chuyển đổi phương
thức phát triển hiện nay”, https://www.tapchicongsan.org.vn/hoat-ong-cua-lanh-ao-
ang-nha-nuoc/-/2018/35662/kinh-te-trung-quoc-trong-qua-trinh-chuyen-doi-phuong-
thuc-phat-trien-hien-nay.aspx?fbclid=IwAR2wscl1NO6VGW-
38UeTl1opvnKOtwNEu6ThguboATFfD483WkAnyAs-220, truy cập 11/04/2023

Nguyễn Thị Thanh Xuân(2021), “Vị trí của Việt Nam trong Chiến lược Ấn Độ Dương
- Thái Bình Dương của Mỹ hiện nay”, http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/quoc-
te/item/3433-vi-tri-cua-viet-nam-trong-chien-luoc-an-do-duong-thai-binh-duong-cua-
my-hien-
nay.html?fbclid=IwAR0ERmTIWysIw28rdaXiYyjq1MEZ5q3sIPdxyokIJcG3tgHKsR
GYSlIMpek, truy cập 12/04/2023

51
Nguyễn Trọng Nghĩa (2017), “Xử lý đúng đắn mối quan hệ với các nước lớn - yếu tố
quan trọng để giữ vững độc lập, tự chủ và chủ quyền quốc gia trong quá trình tích cực,
chủ động hội nhập quốc tế”, http://tapchiqptd.vn/vi/nghien-cuu-thuc-hien-nghi-
quyet/xu-ly-dung-dan-moi-quan-he-voi-cac-nuoc-lon-yeu-to-quan-trong-de-giu-vung-
doc-lap-tu-chu-
v/10942.html?fbclid=IwAR3dlGMgNIEBrEQhmsjnX2eRTcuMGlvVBnKp-
Bl2k53fW7HE4mGbUqT61x4, truy cập 14/04/2023

Nguyễn Trung (2011), “Đôi nét về quan hệ Trung - Mỹ: thực trạng và triển vọng”,
http://tapchiqptd.vn/vi/an-pham-tap-chi-in/doi-net-ve-quan-he-trung-my-thuc-trang-
va-trien-
vong/1903.html?fbclid=IwAR2xKnRLpvts1GCTz0cOSqqNosx4jaA0YTPorqJ1MCE4
8HcVHd7v-0mhBpk, truy cập 12/04/2023

Nguyễn Xuân Cường (2018), “Trung Quốc: Nhìn lại quá trình 40 năm cải cách, mở
cửa”, https://tcnn.vn/news/detail/41652/Trung-Quoc-Nhin-lai-qua-trinh40-nam-cai-
cach-mo-cua.html?fbclid=IwAR1vQBIb1t-
Jru4PTrt5oeNtqGlTKekPkfxYNxBFTtLCQLERxxQ10S278Sk, truy cập 11/04/2023

Phạm Thị Thanh Bình – Vũ Nhật Quang (2020), “Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái
Bình Dương tự do và rộng mở” của Mỹ: Vai trò và cách thức triển khai”,
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/the-gioi-van-de-su-kien/-
/2018/816028/%E2%80%9Cchien-luoc-an-do-duong---thai-binh-duong-tu-do-va-
rong-mo%E2%80%9D-cua-my--vai-tro-va-cach-thuc-trien-khai.aspx, truy cập
09/04/2023

Nguyễn Tuấn Minh (2017), “Chính sách thương mại của Mỹ đối với Trung Quốc dưới
thời Obama (phần 1)”, https://ngkt.mofa.gov.vn/chinh-sach-thuong-mai-cua-my-doi-
voi-trung-quoc-duoi-thoi-obama-phan-
1/?fbclid=IwAR24ZX97pniYexR8gt42Iytu62N6OVZ-
gZ82iPlfnJLpjpe_TOLaNaax6Bc, truy cập 17/02/2023

Nguyễn Tuấn Minh (2017), “Chính sách thương mại của Mỹ đối với Trung Quốc dưới
thời Obama (phần cuối)”, https://ngkt.mofa.gov.vn/chinh-sach-thuong-mai-cua-my-
doi-voi-trung-quoc-duoi-thoi-obama-phan-

52
cuoi/?fbclid=IwAR2VHyxQ8UydanvjblEFFs25U6FmAKu_JB5p35nz1v9JryF7KGPO
67bpB5w, truy cập 17/02/2023

Phan Thị Dung (2022), “Một số thành tựu nổi bật của Trung Quốc từ sau Đại hội XIX
đến nay và tình hình Trung Quốc trước thềm Đại hội XX”,
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/the-gioi-van-de-su-kien/-
/2018/826002/mot-so-thanh-tuu-noi-bat-cua-trung-quoc-tu-sau-dai-hoi-xix-den-nay-
va-tinh-hinh-trung-quoc-truoc-them-dai-hoi-
xx.aspx?fbclid=IwAR0KgADa8dUCcdnsrhoZUEsDhMRFw0Wc1xDD3tmEeokck1E
FTQieEmLfxGc, truy cập 11/04/2023

Quỳnh Dương (2022), “Khẳng định tầm quan trọng của mối quan hệ Việt – Trung”,
http://www.hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Doi-ngoai/1045991/khang-dinh-tam-quan-trong-
cua-moi-quan-he-viet---
trung?fbclid=IwAR2xPXBYlhB0S48njURPfGtW0AxCipznqh78CWYRgCv0-FK1-
_K4zBzoffE, truy cập 12/04/2023

Rogers, Simon (2011), “War in Iraq: the cost in American lives and dollars”,
https://www.theguardian.com/news/datablog/2011/dec/15/war-iraq-costs-us-lives, truy
cập 08/04/2023

Tạp chí tài chính (2018), “Những tác động từ Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung”,
https://tapchitaichinh.vn/nhung-tac-dong-tu-chien-tranh-thuong-mai-my-
trung.html?fbclid=IwAR2Pfy40vmRgvE2oLDnbHe-pyjbLl9TlYvtVdv4kJPom_4H-
egjwUcu71u0, truy cập 14/04/2023

Thái Đăng (2020), “Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung và những tác động nhiều mặt”,
https://phaply.net.vn/cuoc-chien-thuong-mai-my-trung-va-nhung-tac-dong-nhieu-mat-
a237637.html?fbclid=IwAR1JNLYIsbsnHsH84aGfZKauYbmseKsQ0NL7bb4iyIdzsE
kY5ansUDY4nbw, truy cập 14/04/2023

Thongtinkhncdaklak (2019), “Giữ vững quốc phòng, an ninh và bảo vệ Tổ quốc trước
tác động từ sự điều chỉnh chiến lược của các nước lớn ở khu vực châu Á - Thái Bình
Dương”, http://thongtinkhcndaklak.vn/draysap/pages/2019-9-25/Giu-vu-ng-quo-c-
pho-ng-an-ninh-va-ba-o-ve-To-quo-

53
ccgdbedpe0hkk.aspx?fbclid=IwAR1JNLYIsbsnHsH84aGfZKauYbmseKsQ0NL7bb4i
yIdzsEkY5ansUDY4nbw, truy cập 14/04/2023

Thy Thảo (2019), “Vụ khủng bố 11/9/2001 gây "nỗi đau" cho nền kinh tế Mỹ như thế
nào?”, https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/vu-khung-bo-1192001-gay-noi-dau-cho-
nen-kinh-te-my-nhu-the-nao-65173.htm, truy cập 08/04/2023

Trần Bá Thọ (2021), “Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và những ứng phó của
ASEAN”, https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/chien-tranh-thuong-mai-my-trung-va-
nhung-ung-pho-cua-asean-
79941.htm?fbclid=IwAR07EldUxiteCMmxmOmwM7cR2oqDPZ_iIniNJyFLpZigf3w
x12VOMfR6Jck, truy cập 12/04/2023

Trần Thị Long (2020), “Chiến tranh thương mại Trung - Mỹ và ảnh hưởng đối với Việt
Nam”, https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/chien-tranh-thuong-mai-trung-
my-va-anh-huong-doi-voi-viet-nam-
69628.htm?fbclid=IwAR3TBovu24vkNIrMcxAoO2zDAXPRmJp0l7wgixQ
0E6soJdUiMpZSr3XNEMo, truy cập 13/04/2023

Trần Thị Long (2020), “Chiến tranh thương mại Trung - Mỹ và ảnh hưởng đối với Việt
Nam”, https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/chien-tranh-thuong-mai-trung-
my-va-anh-huong-doi-voi-viet-nam-
69628.htm?fbclid=IwAR0lIcCJbOQs37ZN5uCaI0I2AzwHNkqZBoGe88fg
0C-
eBa6S4tzaGEdgepc#:~:text=Cu%E1%BB%99c%20chi%E1%BA%BFn%20
th%C6%B0%C6%A1ng%20m%E1%BA%A1i%20Trung%20%2D%20M%E
1%BB%B9%20tr%E1%BB%B1c%20ti%E1%BA%BFp%20g%C3%A2y%2
0ra,t%E1%BA%BF%20m%E1%BB%9F%20c%E1%BB%A7a%20Vi%E1%
BB%87t%20Nam, truy cập 14/04/2023

Trịnh Văn Định (2020), “Cấu trúc, cốt lõi, mối quan hệ và mục tiêu của sáng kiến
Vành đai và Con đường của Trung Quốc”,
http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/quoc-te/item/3285-cau-truc-cot-loi-moi-quan-
he-va-muc-tieu-cua-sang-kien-vanh-dai-va-con-duong-cua-trung-quoc.html, truy cập
09/04/2023

54
VTH (2009), “Di sản sau 8 năm cầm quyền của Tổng thống Mỹ Bush”,
https://dantri.com.vn/the-gioi/di-san-sau-8-nam-cam-quyen-cua-tong-thong-my-bush-
1232562712.htm, truy cập 08/04/2023

Vũ Đình Ánh (2019), “Tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đến Việt
Nam”, http://baokiemtoan.vn/tac-dong-cua-chien-tranh-thuong-mai-my-trung-den-viet-
nam-5224.html?fbclid=IwAR1tPKdBysM5kfiIq-
F58g2DgE9d5Hez1CqlV0D2N3SaBQK6qsl4IlLe8Mw, truy cập 14/04/2023

55

You might also like