Tài Liệu Không Có Tiêu Đề-8

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

* Đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong khi đọc:

1. Dựa vào nhan đề và phần sa - pô, dự đoán về nội dung chính của văn bản.

Nỗi đau của vận hội Pa-ra-lim-pích

2. Dựa vào đề mục, dự đoán về thông tin chính sẽ được trình bày.

Thế vận hội Pa-ra-lim-pích dành những vận động viên khuyết tật.

3. Chú ý các từ ngữ chỉ thời gian và các sự kiện chính.

Các từ ngữ chỉ thời gian trong đoạn được kể lại theo trình tự lịch sự đã đánh dấu sự ra đời
của Pa-ra-lim-pích.

4. Xác định thông tin chính được trình bày.

Cuộc thi không chỉ dành cho các cựu chiến binh, tiêu chí để tham gia cuộc thi đơn giản vẫn
phải là "xe lăn", khi kì đầu tiên được diễn ra có tới 100 vận động viên đến từ 23 quốc gia
khác nhau tham gia. Bác sĩ Gắt-mừn cùng những cộng sự ở bệnh viện Xtốc Men-đơ-vin
cũng là thành viên sáng lập đầu tiên của Ủy ban Thế vận hội Xtốc Men-đơ-vin.

5. Tên đề mục gợi cho bạn suy nghĩ gì?

Tên đề mục đã gợi cho em những nỗi đau mà các vận động viên trong cuộc thi từng gặp
phải.

6. Xác định thông tin chính được trình bày.

Phải học cách sống thích nghi với hoàn cảnh cho dù hiện thực cuộc sống nó tàn khốc ra
sao.

7. Chú ý đến các nhân vật và các câu chuyện được giới thiệu.

Nhân vật Van Gát đã chọn trượt tuyết và leo núi. Anh trở thành người gốc Nam Phi đầu tiên
chinh phục ngọn Man-na-xlu ở dãy Hi-ma-lay-a. Sau hai năm anh lại cùng hoàng tử Anh tên
là Harry tham gia chuyến thám hiểm ở Nam Cực. Sau đó, anh hướng đến các môn thể thao
có tính cạnh tranh, khi tham dự Pa-ra-lim-pích anh đã giành được hai huy chương Vàng và
một huy chương Đồng ở môn xe đạp.

Ngoài ra còn có Bret-ly Xnai-đơ và những chiến tích của anh.

* Sau khi đọc

Nội dung chính: Văn bản Pa-ra-lim-pích (Paralypic): Một lịch sử chữa lành những vết
thương cung cấp thông tin cho người đọc về lịch sử hình thành và phát triển của
Pa-ra-lim-pich và những con người đã vượt lên nghịch cảnh để giành lấy thành công.

Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc


Câu 1 (trang 78 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Hãy nêu khái quát chủ đề của văn bản. Cách tiếp
cận vấn đề của tác giả có gì đặc biệt?

Trả lời:

Chủ đề của văn bản: Những con người nghị lực trong cuộc thi Pa-ra-lim-pích.

Cách tiếp cận vấn đề của tác giả đặc biệt ở chỗ nêu tiêu đề và sapo đặc biệt gây sự tò mò
thích thú cho bạn đọc.

Câu 2 (trang 78 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Phân tích tác dụng của các phương tiện phi ngôn
ngữ trong văn bản.

Trả lời:

Việc sử dụng các số liệu, hình ảnh, dẫn chứng qua lời kể của các nhân vật khiến cho văn
bản không trở thành một văn bản khô khăn, xa lạ với người đọc.

Câu 4 (trang 78 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Yếu tố tự sự có vai trò gì trong văn bản?

Trả lời:

Tự sự là yếu tố dùng để trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này nối tiếp sư việc kia để
cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa. Yếu tố tự sự là yếu tố dùng để trình
bày một chuỗi các sự việc, sự việc này nối tiếp sự việc kia để cuối cùng dẫn đến một kết
thúc, thể hiện một ý nghĩa.

Câu 5. (trang 78 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Quan điểm của tác giả là gì? Quan điểm đó được
thể hiện bằng cách nào?

Trả lời:

Quan điểm của tác giả: Các vận động viên cựu chiến binh khuyết tật là điển hình cho các
cuộc chiến tranh nhưng đồng thời họ là cội nguồn cho sự ra đời của phong trào thể thao
người khuyết tật và cũng là những câu chuyện chữa lành vết thương của nhân loại.

Quan điểm đó được thể hiện qua hai nhân vật trong bài.

Câu 6. (trang 78 sgk Ngữ văn 11 Tập 2):

Có rất nhiều người đinh ninh rằng hiện tại của mình đã được số mệnh định sẵn, nhưng thực
ra không phải như vậy. Khả năng kỳ diệu nhất của con người đó là có được quyền tự do
chọn lựa, chọn lựa một thái độ, chọn lựa một cách sống, một cách nhìn…Chúng ta vẫn
quen đổ lỗi cho những người khác. Có những lúc tôi cũng cho là mình kém may mắn,
nhưng rồi tôi hiểu ra rằng không ai có thể kiểm soát được những biến cố xảy đến, nhưng
mỗi người luôn có quyền chọn lựa cách đối phó với chúng. Những người suy sụp tinh thần
hay thất bại, thường đưa ra những lý do như là: do không có tiền, không có thời gian, do
kém may mắn, do quá mệt mỏi hay tâm trạng chán nản… để biện minh cho việc bỏ qua
những cơ hội thuận lợi trong cuộc sống. Nhưng sự thực chỉ là do họ không biết sử dụng
quyền được lựa chọn của mình. Chính vì thế, họ chỉ là đang tồn tại chứ không phải đang
sống thực sự. Điều đó cũng giống như việc bạn muốn mở khóa để thoát khỏi nơi giam cầm,
nhưng lại không biết rằng chiếc chìa khóa đang ở ngay trong chính bản thân mình, trong
cách suy nghĩ của mình. Cuộc sống là do chúng ta lựa chọn chứ không phải do may rủi.
Bản chất của sự việc xảy đến không quan trọng bằng cách chúng ta đối phó với nó. Chính
điều chúng ta chọn để nghĩ và chọn để làm mới là quan trọng hơn cả.

Câu 7. (trang 78 sgk Ngữ văn 11 Tập 2):

- Văn bản đã giúp em hiểu thêm về nỗi đau dân tộc. Đó là những hi sinh, mất mát của con
người trong thời đại chiến tranh ấy đã để lại cho về sau những đau thương khó có thể phai
mờ.

- Những ứng xử đối với người khuyết tật:

+ Bạn không nên kỳ thị và phân biệt đối xử với người khuyết tật:

+ Sự kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người khuyết tật thường biểu hiện dưới nhiều dạng
khác nhau, biểu hiện ra bên ngoài hành động hay trong suy nghĩ. Sự kỳ thị đối với người
khuyết tật thể hiện qua quan điểm và nhận thức, tri thức và sự từng trãi của mỗi người; kỳ
thị cảm thấy ghê sợ với hình hài không được hoàn thiện của ngươi khuyết tật, kỳ thị khi suy
nghĩ rằng người khuyết tật vô dụng ăn bám và là gánh nặng cho xã hội; đó là những quan
điểm lỗi thời và cần phải xóa bỏ. Có 3 quan điểm kỳ thị chính như sau:

- Quan điểm thứ nhất: Cho rằng người bị khuyết tật là do nhân quả, ở ác thì gặp ác, nếu bố
mẹ làm điều xấu thì tội sẽ đến phần con cái chịu và họ sẽ bị khuyết tật xem như là một hình
thức trừng phạt của luật nhân quả.

- Quan điểm thứ hai: trong con mắt của những người không bị khuyết tật thì người khuyết
tật họ là những người không bình thường, chính vì vậy mà những người khuyết tật trong
mắt họ luôn là người sống phụ thuộc và là gánh nặng cho gia đình và xã hội.

- Quan điểm thứ ba: Cho rằng người khuyết tật là hiện thân của điều đen đủi và không may
mắn. cũng chính quan điểm này mà nhiều lúc người khuyết tật họ đã chịu nhiều thiệt thòi và
chịu sự áp đặt của người khác, đôi khi quan điểm áp đặt và kỳ thị xuất hiện ngay trong
những người làm chuyên môn dịch vụ trợ giúp với người khuyết tật.

Tuy nhiên trong xã hội hiện nay, cùng với sự nỗ lực thể hiện bản thân của chính người
khuyết tật vươn lên khẳng định bàn thân “tàn nhưng không phế”, và xã hội đã có cái nhìn
thông cảm hơn đối với người khuyết tật, sự kỳ thị cũng đã giảm.

Những giải pháp giảm sự kỳ thị của mọi người đối với người khuyết tật:

- Các bạn cần có cái nhìn nhân ái hơn đối với những người khuyết tật, hãy cứ xem họ như
những người bình thường được hưởng những quyền lợi và tạo cơ hội cho họ làm việc. Bạn
hãy xem người khuyết tật như là người nhà của mình!

- Hiểu được những quy định của pháp luật về việc không phân biệt kỳ thị đối xử với người
khuyết tât, đặc biệt trong trường học là nơi giúp các em học sinh khuyết tật được hòa nhập
với các em bình thường khác, như vậy khoảng cách giữa các em sẽ ngắn bớt lại, các em sẽ
hiểu và thông cảm với các bạn khuyết tật hơn, tạo sự gần giũ sẽ chia trong cuộc sống.
- Cần có những đầu tư hơn nữa đối với những dịch vụ công cộng dành riêng cho người
khuyết tật, tạo cho họ có cơ hội tham gia vào các hoạt động của xã hội.

- Tạo một số ưu tiên nhất định cho người khuyết tật (về nhà ở, việc làm, sinh hoạt, đi lại, hổ
trợ tài chính…) và trên hết là sự hiểu biết, tấm lòng bao dung của mọi người. Sự thay đổi
quan điểm của mọi người đối với người khuyết tật và ảnh hưởng của nó đối với người
khuyết tật. Sự thay đối quan điểm cũng như nhận thức của cộng đồng xã hội về người
khuyết tật là một việc làm rất quan trọng. Các chuyên gia tâm lý cho rằng: Đánh giá về
người khuyết tật, chúng ta cần phải thay đổi quan điểm, họ không phải là người bệnh với
căn bệnh trầm kha; Bạn hãy đặt họ vào vị trí của một người bình thường (hay là chính bạn),
những nhận xét, đánh giá tích cực sẽ giúp người khuyết tật có động lực mạnh mẽ vươn lên,
thành công của họ đạt được nhiều khi vượt qua khả năng của một người bình thường. Bởi
ở người khuyết tật có sự khát khao vượt lên số phận và khẳng định chính mình. Sự thay đổi
này trước hết phải xuất phát từ chính bản thân người khuyết tật. bản thân họ luôn yêu đời
vui vẻ, biết vượt lên chính số phận thì không gì là họ không thể làm được. Quan điểm của
gia đình, những người xung quanh cần có sự thay đổi tích cực.

Người khuyết tật cần sự chia sẻ chứ không cầu lòng thương hại, đây chính là niềm mong
mỏi của chính bản thân người khuyết tật. Họ bình đẳng như mọi công dân lành lặn khác.
Người khuyết tật ở các địa phương đều được gia đình, xã hội quan tâm, chăm sóc, cố gắng
bố trí việc làm phù hợp với sức khỏe để họ có thể bảo đảm cuộc sống và hòa nhập với cộng
đồng.

* Kết nối đọc – viết

Bài tập (trang 78 sgk Ngữ văn 11 Tập 2): Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) về khả năng
chữa lành của thể thao.

Đoạn văn tham khảo:

Tập thể dục thể thao là "chìa khóa vàng" cho sức khỏe nâng cao sức đề kháng không chỉ
mang lại một cơ thể dẻo dai, hình thể lý tưởng mà còn tác động đến tinh thần, cho bạn luôn
tràn đầy năng lượng mỗi ngày. Tập thể dục là một bí quyết giúp thư giãn, xả stress hiệu quả
sau một thời gian làm việc trí óc căng thẳng, đặc biệt là giới văn phòng thường ngồi một
chỗ, ít vận động và tiếp xúc nhiều với máy tính. Phương pháp này còn giúp tăng cường
năng lượng đáng kể, do đó nếu cảm thấy uể oải, khó tập trung bạn hãy thử một vài hoạt
động đơn giản như đi bộ, đạp xe, chạy bộ… Chúng sẽ giúp tăng vận chuyển oxy, chất dinh
dưỡng đến các mô và hệ thống tim mạch, nhờ đó nạp đầy năng lượng giúp bạn giải quyết
công việc tốt hơn. Những người tập thể dục thể thao mỗi ngày thường cảm thấy vui vẻ, yêu
đời cũng như giảm đáng kể các triệu chứng trầm cảm và lo lắng so với người không tập.
Bởi các bài tập vận động sẽ làm tăng độ nhạy cảm của não đối với các hormone Serotonin
và Norepinephrine, từ đó giảm nguy cơ trầm cảm. Đồng thời, làm tăng sản xuất Endorphins
tạo sự hưng phấn, hiệu quả cao trong việc giảm đau.

You might also like