Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 40

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC

I. Nguồn gốc Nhà nước


1. Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mac-xit giải thích nguồn gốc của Nhà nước dựa
trên cơ sở nào?
=> Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và lịch sử.
2. Quyền lực mà Hội dồng thị tộc và thủ lĩnh nắm giữ được gọi là?
=> Quyền lực xã hội.
3. Các quy phạm đạo đức, quy phạm tập quán được mọi người tự giác tuân
theo gọi là?
=> Quy phạm xã hội.
4. Chế độ công xã nguyên thủy không có Nhà nước và pháp luật. Nhận định
trên đúng/sai? Tại sao?
=> Nhận định trên là đúng. Vì chưa có các điều kiện cần và đủ để làm xuất
hiện Nhà nước và pháp luật.
5. Không chỉ Nhà nước mới có bộ máy chuyên chế làm nhiệm vụ cưỡng chế,
điều đó đã tồn tại từ xã hội cộng sản nguyên thủy.
=> Sai. Sự cưỡng chế trong xã hội cộng sản nguyên thủy không phải do một bộ
máy chuyên chế, mà là do toàn bộ thị tộc, bộ lạc tổ chức.
6. Theo quan điểm của CN ML, nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của Nhà nước
là gì?
A. Có tiền đề kinh tế và tiền đề xã hội.
B. Sự tan rã của tổ chức thị tộc - bộ lạc.
C. Ba lần phân công lao động xã hội.
D. Tổ chức quyền lực bắt đầu xuất hiện.
=> Đáp án: A.
7. Điểm tiến bộ nhất trong thuyết khế ước xã hội (quan điểm Rút - xô). So với
những học thuyết phi Mác xít về nguồn gốc ra đời của nhà nước là gì?
A. Chế độ dân chủ được đảm bảo, nhân dân làm chủ quyền lực.
B. Rút -xô đã phủ nhận toàn bộ vai trò thần thánh, thượng đế.
C. Khẳng định được việc quản lý trật tự xã hội là một tiêu chính.
D. Khẳng định sự tồn tại của quyền lực nhà nước là tất yếu.
=> Đáp án: A
8. Sự xuất hiện của nhà nước cổ đại nào sau đây có nguyên nhân là do mâu
thuẫn giai cấp gay gắt đến mức không thể điều hòa được?
A. Nhà nước Giéc – manh.
B. Nhà nước Rôma.
C. Nhà nước Aten.
D. Các Nhà nước phương Đông.
=> Đáp án: B.
9. Các quan điểm phi Mácxít KHÔNG chân thực vì chúng:
a/ Lý giải có căn cứ khoa học nhưng nhằm che dấu bản chất nhà nước.
b/ Che dấu bản chất thực của nhà nước và thiếu tính khoa học.
c/ Thể hiện bản chất thực của nhà nước nhưng chưa có căn cứ khoa học.
d/ Có căn cứ khoa học và nhằm thể hiện bản chất thực của nhà nước.
=> Đáp án: b

10. Các quan điểm, học thuyết về nhà nước nhằm:


a/ Giải thích về sự tồn tại và phát triển của nhà nước.
b/ Che đậy bản chất giai cấp của nhà nước.
c/ Lý giải một cách thiếu căn cứ khoa học về nhà nước.
d/ Bảo vệ nhà nước của giai cấp thống trị.
=> Đáp án: a (cả học thuyết Mac xít và phi Mac xít)
11. Quan điểm nào cho rằng nhà nước ra đời bởi sự thỏa thuận giữa các công
dân:
a/ Học thuyết thần quyền.
b/ Học thuyết gia trưởng.
c/ Học thuyết Mác–Lênin.
d/ Học thuyết khế ước xã hội.
=> Đáp án: d
12. Trong xã hội công xã thị tộc, quyền lực quản lý xuất hiện vì:
a/ Nhu cầu xây dựng và quản lý các công trình thủy lợi.
b/ Nhu cầu tổ chức chiến tranh chống xâm lược và xâm lược.
c/ Nhu cầu quản lý các công việc chung của thị tộc.
d/ Nhu cầu trấn áp giai cấp bị trị.
=> Đáp án: c
13. Xét từ góc độ giai cấp, nhà nước ra đời vì:
a/ Sự xuất hiện các giai cấp và quan hệ giai cấp. (chưa nhắc đến mâu thuẫn)
b/ Sự xuất hiện giai cấp và đấu tranh giai cấp.
c/ Nhu cầu giải quyết mối quan hệ giai cấp. (chưa nhắc đến sự hình thành giai
cấp)
d/ Xuất hiện giai cấp bóc lột và bị bóc lột.
=> Đáp án: b
14. Xét từ tính giai cấp, sự ra đời của nhà nước nhằm:
a/ Bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị.
b/ Bảo vệ trật tự chung của xã hội.
c/ Bảo vệ trước hết lợi ích của giai cấp thống trị.
d/ Giải quyết quan hệ mâu thuẫn giai cấp.
=> Đáp án: c
15. Nhà nước ra đời xuất phát từ nhu cầu:
a/ Quản lý các công việc chung của xã hội.
b/ Bảo vệ lợi ích chung của giai cấp thống trị và bị trị. (chỉ về tính giai cấp)
c/ Bảo vệ lợi ích chung của xã hội. (chỉ về tính xã hội)
d/ Thể hiện ý chí chung của các giai cấp trong xã hội.
=> Đáp án: a (bàn về tính xã hội)
16. Quyền lực trong xã hội công xã thị tộc và quyền lực của nhà nước khác
nhau ở:
a/ Nguồn gốc của quyền lực và cách thức thực hiện.
b/ Nguồn gốc, tính chất và mục đích của quyền lực.
c/ Tính chất và phương thức thực hiện quyền lực.
d/ Mục đích và phương thức thực hiện quyền lực.
=> Đáp án: a
17. Những yếu tố nào sau đây KHÔNG tác động đến sự ra đời của nhà nước:
a/ Giai cấp và đấu tranh giai cấp.
b/ Hoạt động chiến tranh.
c/ Hoạt động trị thủy.
d/ Hoạt động quản lý kinh tế của nhà nước.
=> Đáp án: d (chưa có Nhà nước)
18. Lựa chọn quá trình đúng nhất về sự ra đời của nhà nước.
a/ Sản xuất phát triển, tư hữu hình thành, phân hóa giai cấp, xuất hiện nhà
nước.
b/ Ba lần phân công lao động, phân hóa giai cấp, tư hữu xuất hiện, xuất hiện
nhà nước.
c/ Sản xuất phát triển, tư hữu xuất hiện, đấu tranh giai cấp, xuất hiện nhà nước.
d/ Ba lần phân công lao động, xuất hiện tư hữu, mâu thuẫn giai cấp, xuất hiện
nhà nước.
=> Đáp án: a
19. Quá trình hình thành nhà nước là:
a/ Một quá trình thể hiện tính khách quan của các hình thức quản lý xã hội.
b/ Sự phản ánh nhu cầu quản lý xã hội và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị.
c/ Một quá trình thể hiện ý chí và lợi ích của giai cấp thống trị.
d/ Sự phản ánh ý chí và lợi ích nói chung của toàn bộ xã hội.
=> Đáp án: b
20. Nhà nước xuất hiện bởi:
a/ Sự hình thành và phát triển của tư hữu.
b/ Sự hình thành giai cấp và đấu tranh giai cấp.
c/ Sự phân hóa thành các giai cấp trong xã hội. (chưa nhắc đến mâu thuẫn giai
cấp)
d/ Sự phát triển của sản xuất và hình thành giai cấp. (chưa nhắc đến đấu tranh
giai cấp)
=> Đáp án: b
21. Theo quan điểm Mác xít, nhà nước hình thành khi và chỉ khi:
a/ Xuất hiện các giai cấp khác nhau trong xã hội
b/ Hình thành các hoạt động trị thủy.
c/ Nhu cầu tổ chức chiến tranh và chống chiến tranh.
d/ Hình thành giai cấp và đấu tranh giai cấp.
=> Đáp án: d
22. Nội dung nào KHÔNG phù hợp với các con đường hình thành nhà nước
trên thực tế.
a/ Thông qua các cuộc chiến tranh xâm lược, cai trị.
b/ Thông qua các hoạt động xây dựng và bảo vệ các công trình trị thủy.
c/ Thông qua quá trình hình thành giai cấp và đấu tranh giai cấp.
d/ Sự thỏa thuận giữa các công dân trong xã hội.
=> Đáp án: d (quan điểm phi mac xít không đúng)
23. Giai cấp thống trị đã thông qua Nhà nước để xây dựng hệ tư tưởng của giai
cấp mình thành hệ tư tưởng thống trị trong xã hội.
=> Đúng. Chức năng tu tưởng của Nhà nước.
24. Mọi nhà nước đều phải trải qua 04 kiểu nhà nước.
=> Sai. Đơn cử như Việt Nam, Việt Nam không trải qua Nhà nước tư bản chủ
nghĩa mà từ phong kiến tiến lên XHCN.
25. Nhà nước là một hiện tượng bất biến trong xã hội.
=> sai
26. Quyền lực chỉ xuất hiện và tồn tại trong xã hội có giai cấp và đấu tranh
giai cấp.
=> Sai. Trả lời: Phải nói rõ là quyền lực gì, quyền lực đã xuất hiện trong xã hội
nguyên thủy, là quyền lực xã hội hay quyền lực thị tộc.
27. Công xã nguyên thủy không tồn tại Nhà nước vì không tồn tại hệ thống
quản lý quyền lực.
=> Sai. Quyền lực thị tộc vẫn cần hệ thống quản lý.
28. Nhu cầu trị thủy là yếu tố căn bản hình thành Nhà nước ở các quốc gia
phương Đông.
=> đúng
II. Bản chất Nhà nước
29. Tùy vào các kiểu Nhà nước khác nhau mà bản chất Nhà nước có thể là bản
chất giai cấp hoặc bản chất xã hội
=> Sai. Nhà nước nào cũng mang bản chất giai cấp và xã hội.
30. Nhà nước mang bản chất giai cấp có nghĩa là Nhà nước chỉ thuộc về một
giai cấp hoặc một liên minh giai cấp nhất định trong xã hội.
=> Sai. Nhà nước mang bản chất giai cấp có nghĩa là Nhà nước là một bộ máy
trấn áp đặc biệt của giai cấp này với giai cấp khác, là công cụ bạo lực để duy trì
sự thống trị của giai cấp
31. Nhà nước là một bộ máy cưỡng chế đặc biệt do giai cấp thông trị tổ chức
ra và sử dụng để thể hiện sự thống trị đối với xã hội.
=> Đúng. (xem giải thích câu trên)
32. Nhà nước là một bộ máy bạo lực do giai cấp thống trị tổ chức ra để trấn áp
các giai cấp đối kháng.
=> Đúng. (xem giải thích câu trên)
33. Lựa chọn nào sau đây phù hợp với khái niệm bản chất của nhà nước:
a/ Yếu tố tác động làm thay đổi chức năng của nhà nước.
b/ Yếu tố tác động đến sự ra đời của nhà nước.
c/ Yếu tố tác động đến việc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước.
d/ Yếu tố bên trong quyết định xu hướng phát triển cơ bản của nhà nước.
=> Đáp án: d
34. Tính giai cấp của nhà nước thể hiện là:
a/ Ý chí của giai cấp thống trị.
b/ Lợi ích của giai cấp thống trị.
c/ Ý chí và lợi ích của giai cấp thống trị và bị trị.
d/ Sự bảo vệ lợi ích trước hết của giai cấp thống trị.
=> Đáp án: d
35. Bản chất giai cấp của nhà nước là:
a/ Sự xuất hiện các giai cấp và đấu tranh giai cấp trong xã hội.
b/ Quyền lực cai trị của giai cấp thống trị trong bộ máy nhà nước.
c/ Sự tương tác của các quan hệ giai cấp và nhà nước.
d/ Quan hệ giữa các giai cấp khác nhau trong việc tổ chức bộ máy nhà nước.
=> Đáp án: c
36. Muốn xác định tính giai cấp của nhà nước:
a/ Xác định giai cấp nào là giai cấp bóc lột.
b/ Xác định sự thỏa hiệp giữa các giai cấp.
c/ Sự thống nhất giữa lợi ích giữa các giai cấp bóc lột.
d/ Cơ cấu và tính chất quan hệ giai cấp trong xã hội.
=> Đáp án: d
37. Nội dung nào KHÔNG là cơ sở cho tính giai cấp của nhà nước.
a/ Giai cấp là nguyên nhân ra đời của nhà nước.
b/ Nhà nước là bộ máy trấn áp giai cấp.
c/ Nhà nước có quyền lực công cộng đặc biệt và tách rời khỏi xã hội.
d/ Nhà nước là tổ chức điều hòa những mâu thuẫn giai cấp đối kháng.
=> Đáp án: d???. Cơ sở cho tính gia cấp: hình thành giai cấp và mâu thuẫn giai
cấp.
38. Tính xã hội trong bản chất của của nhà nước xuất phát từ:
a/ Các công việc xã hội mà nhà nước thực hiện.
b/ Những nhu cầu khách quan để quản lý xã hội.
c/ Những mục đích mang tính xã hội của nhà nước.
d/ Việc thiết lập trật tự xã hội.
=> Đáp án: c
39. Nhà nước có bản chất xã hội vì:
a/ Nhà nước xuất hiện bởi nhu cầu quản lý xã hội.
b/ Nhu cầu trấn áp giai cấp để giữ trật tự xã hội.
c/ Nhà nước bảo vệ lợi ích chung của xã hội khi nó trùng với lợi ích giai cấp
thống trị.
d/ Nhà nước chính là một hiện tượng xã hội.
=> Đáp án: a.
40. Bản chất xã hội của nhà nước thể hiện qua:
a/ Chức năng và nhiệm vụ bảo vệ lợi ích của giai cấp.
b/ Những hoạt động bảo vệ trật tự của nhà nước.
c/ Việc không bảo vệ những lợi ích khác nhau trong xã hội.
d/ Bảo vệ và thể hiện ý chí và lợi ích chung của xã hội.
=> Đáp án: d
41. Tính xã hội của nhà nước là:
a/ Sự tương tác của những yếu tố xã hội và nhà nước.
b/ Chức năng và những nhiệm vụ xã hội của nhà nước.
c/ Vai trò xã hội của nhà nước.
d/ Mục đích vì lợi ích của xã hội của nhà nước.
=> Đáp án: a
42. Mối quan hệ giữa tính giai cấp và tính xã hội trong bản chất của nhà nước
là:
a/ Mâu thuẫn giữa tính giai cấp và tính xã hội.
b/ Thống nhất giữa tính giai cấp và tính xã hội.
c/ Là hai mặt trong một thể thống nhất.
d/ Tính giai cấp luôn là mặt chủ yếu, quyết định tính xã hội.
=> Đáp án: c
43. Nội dung bản chất của nhà nước là:
a/ Tính giai cấp của nhà nước.
b/ Tính xã hội của nhà nước.
c/ Tính giai cấp và tính xã hội của nhà nước.
d/ Sự tương tác giữa tính giai cấp và tính xã hội.
=> Đáp án: d
44. Quyền lực công cộng đặc biệt của nhà nước được hiểu là:
a/ Khả năng sử dụng sức mạnh vũ lực.
b/ Khả năng sử dụng biện pháp thuyết phục, giáo dục.
c/ Có thể sử dụng quyền lực kinh tế, chính trị hoặc tư tưởng.
d/ Việc sử dụng sức mạnh cưỡng chế là độc quyền.
=> Đáp án: d
45. Nhà nước độc quyền sử dụng sức mạnh vũ lực vì:
a/ Nhà nước là bộ máy trấn áp giai cấp.
b/ Nhà nước là công cụ để quản lý xã hội.
c/ Nhà nước nắm giữ bộ máy cưỡng chế.
d/ Nhà nước có quyền sử dụng sức mạnh cưỡng chế.
=> Đáp án: b
46. Quyền lực của nhà nước tách rời khỏi xã hội vì:
a/ Do bộ máy quản lý quá đồ sộ.
b/ Do nhà nước phải quản lý xã hội rộng lớn.
c/ Do sự phân công lao động trong xã hội.
d/ Do nhu cầu quản lý băng quyền lực trong xã hội.
=> ĐA: c (phân công Nhà nước là một cơ quan riêng thực hiện chuyên trách)
47. Nhà nước thu thuế để:
a/ Bảo đảm lợi ích vật chất của giai cấp bóc lột.
b/ Đảm bảo sự công bằng trong xã hội.
c/ Đảm bảo nguồn lực cho sự tồn tại của nhà nước.
d/ Bảo vệ lợi ích cho người nghèo.
=> ĐA: c
48. Nhà nước không tạo ra của cải vật chất và tách biệt khỏi xã hội cho nên:
a/ Nhà nước có quyền lực công cộng đặc biệt.
b/ Nhà nước có chủ quyền.
c/ Nhà nước thu các khoản thuế.
d/ Ban hành và quản lý xã hội bằng pháp luật.
=> ĐA: c
49. Nhà nước định ra và thu các khỏan thuế dưới dạng bắt buộc vì:
a/ Nhà nước thực hiện quyền lực công cộng của mình.
b/ Nhà nước thực hiện chức năng quản lý của mình.
c/ Vì nhà nước có chủ quyền quốc gia.
d/ Nhà nước không tự đảm bảo nguồn tài chính.
=> ĐA: d
50. Thu thuế dưới dạng bắt buộc là việc:
a/ Nhà nước buộc các chủ thể trong xã hội phải đóng thuế.
b/ Nhà nước kêu gọi các cá nhân tổ chức đóng thuế.
c/ Dùng vũ lực đối với các cá nhân tổ chức.
d/ Các tổ chức, cá nhân tự nguyện đóng thuế cho nhà nước.
=> Đáp án: a
51. Nhà nước thu thuế của nhân dân với mục đích duy nhất nhằm đảm bảo
công bằng trong xã hội và tiền thuế nhằm đầu tư cho người nghèo.
=> Sai
52. Chủ quyền quốc gia thể hiện:
a/ Khả năng ảnh hưởng của nhà nước lên các mối quan hệ quốc tế.
b/ Khả năng quyết định của nhà nước lên công dân và lãnh thổ.
c/ Vai trò của nhà nước trên trường quốc tế.
d/ Sự độc lập của quốc gia trong các quan hệ đối ngoại.
=> Đáp án: b
53. Các nhà nước phải tôn trọng và không can thiệp lẫn nhau vì:
a/ Nhà nước có quyền lực công cộng đặc biệt.
b/ Nhà nước có chủ quyền.
c/ Mỗi nhà nước có hệ thống pháp luật riêng.
d/ Nhà nước phân chia và quản lý cư dân của mình theo đơn vi hành chính –
lãnh thổ.
=> Đáp án: b
54. Nhà nước có chủ quyền quốc gia là:
a/ Nhà nước toàn quyền quyết định trong phạm vi lãnh thổ.
b/ Nhà nước có quyền lực.
c/ Nhà nước có quyền quyết định trong quốc gia của mình.
d/ Nhà nước được nhân dân trao quyền lực.
=> Đáp án: c
55. Nhà nước phân chia và quản lý cư dân theo các đơn vị hành chính lãnh thổ
là:
a/ Phân chia lãnh thổ thành những đơn vị hành chính nhỏ hơn.
b/ Phân chia cư dân và lãnh thổ thành các đơn vị khác nhau.
c/ Chia cư dân thành nhiều nhóm khác nhau.
d/ Chia bộ máy thành nhiều đơn vị, cấp nhỏ hơn.
=> Đáp án: b
56. Nhà nước phân chia cư dân và lãnh thổ nhằm:
a/ Thực hiện quyền lực.
b/ Thực hiện chức năng.
c/ Quản lý xã hội.
d/ Trấn áp giai cấp.
=> Đáp án: c
57. Việc phân chia cư dân theo các đơn vị hành chính lãnh thổ dựa trên:
a/ Hình thức của việc thực hiện chức năng của nhà nước.
b/ Những đặc thù của từng đơn vị hành chính, lãnh thổ.
c/ Đặc thù của cách thức tổ chức bộ máy nhà nước.
d/ Phương thức thực hiện chức năng của nhà nước.
=> Đáp án: b
58. Nội dung nào sau đây KHÔNG thể hiện vai trò và mối quan hệ của nhà
nước với xã hội.
a/ Bị quyết định bởi cơ sở kinh tế nhưng có sự độc lập nhất định. Đ
b/ Là trung tâm của hệ thống chính trị. Đ
c/ Ban hành và quản lý xã hội bằng pháp luật nhưng bị ràng buộc bởi pháp luật.
Đ
d/ Tổ chức và hoạt động phải theo những nguyên tắc chung và thống nhất.
Đúng nhưng đây là nguyen tắc tổ chức của nhà nước.
=> Đáp án: d
59. Cơ sở kinh tế quyết định:
a/ Cách thức tổ chức bộ máy nhà nước.
b/ Phương thức thực hiện chức năng của nhà nước.
c/ Hình thức thực hiện chức năng của nhà nước.
d/ Phương thức tổ chức và hoạt động của nhà nước.
=> Đáp án: d
60. Nhà nước có vai trò đối với nền kinh tế:
a/ Quyết định nội dung và tính chất của cơ sở kinh tế.
b/ Có tác động trở lại đối với cơ sở kinh tế.
c/ Thúc đầy cơ sở kinh tế phát triển.
d/ Không có vai trò gì đối với cơ sở kinh tế.
=> Đáp án: b
61. Chọn nhận định đúng nhất thể hiện nhà nước trong mối quan hệ với pháp
luật:
a/ Nhà nước xây dựng và thực hiện pháp luật nên nó có thể không quản lý bằng
luật.
b/ Pháp luật là phương tiện quản lý của nhà nước bởi vì nó do nhà nước đặt ra.
c/ Nhà nước ban hành và quản lý bằng pháp luật nhưng bị ràng buộc bởi pháp
luật.
d/ Pháp luật do nhà nước ban hành nên nó là phương tiện để nhà nước quản lý.
=> Đáp án: c
62. Tổ chức nào sau đây đóng vai trò trung tâm của hệ thống chính trị.
a/ Đảng phái chính trị.
b/ Các tổ chức chính trị – xã hội.
c/ Nhà nước.
d/ Các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp.
=> Đáp án: c
63. Về vị trí của nhà nước trong hệ thống chính trị, lựa chọn nhận định đúng
nhất.
a/ Nhà nước chính là hệ thống chính trị.
b/ Nhà nước không là một tổ chức chính trị.
c/ Nhà nước không nằm trong hệ thống chính trị.
d/ Nhà nước là trung tâm của hệ thống chính trị.
=> Đáp án: d
64. Nhà nước ra đời, tồn tại và phát triển gắn liền với xã hội có giai cấp.
=> Đúng. Nhà nước mang tính gai cấp, tồn tại và phát triển trong xã hội có giai
cấp, là sản phẩm của đấu tranh giai cấp.
65. Nhà nước do giai cấp thống trị lập nên để bảo vệ quyền và lợi ích của giai
cấp mình là quan điểm của học thuyết:
A. Mác – Lênin.
B. Thần học.
C. Gia trưởng.
D. Khế ước xã hội
=> Đáp án: A
66. Xã hội từ xưa đến nay đã trải qua bao nhiêu kiểu Nhà nước?
A. 2 kiểu Nhà nước
B. 3 kiểu Nhà nước
C. 4 kiểu Nhà nước
D. 5 kiểu Nhà nước
=> Đáp án: C (chiếm hữu nô lệ, pk, tư bản, CNXH)
67. Theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa ML, nhà nước chỉ xuất hiện và tồn
tại trong xã hội có?
=> Xã hội có giai cấp và luôn mang tính giai cấp.
68. Để làm rõ tính giai cấp của Nhà nước cần phải giải đáp được câu hỏi?
=> Nhà nước trước hết do giai cấp nào tổ chức ra và lãnh đạo, nhà nước tồn tại
và hoạt động trước hết phục vụ lợi ích của giai cấp nào trong xã hội.
69. Tùy vào các kiểu Nhà nước khác nhau mà bản chất Nhà nước có thể là bản
chất giai cấp hoặc bản chất xã hội.
=> Sai. Nhà nước nào cũng mang tính giai cấp
70. Nhà nước mang bản chất giai cấp có nghĩa là Nhà nước chỉ thuộc về một
giai cấp hoặc một liên minh giai cấp nhất định trong xã hội.
=> Sai. Nhà nước mang bản chất giai cấp, nghĩa là Nhà nước là một bộ máy
trấn áp đặc biệt của giai cấp này đối với giai cấp khác, là công cụ bạo lực để
duy trì sự thống trị của giai cấp.
71. Nhà nước là một bộ máy cưỡng chế đặc biệt do giai cấp thông trị tổ chức
ra và sử dụng để thể hiện sự thống trị đối với xã hội.
=> Nhận định này Đúng. Nhà nước là một bộ máy trấn áp đặc biệt của giai cấp
này đối với giai cấp khác, là công cụ bạo lực để duy trì sự thống trị của giai cấp
72. Không chỉ Nhà nước mới có bộ máy chuyên chế làm nhiệm vụ cưỡng chế,
điều đó đã tồn tại từ xã hội cộng sản nguyên thủy.
=> Nhận định này Sai. Sự cưỡng chế trong xã hội cộng sản nguyên thủy không
phải là một bộ máy chuyên chế, mà do toàn bộ thị tộc bộ lạc tổ chức.
73. Nhà nước là một bộ máy bạo lực do giai cấp thống trị tổ chức ra để trấn áp
các giai cấp đối kháng.
=> Nhận định này Đúng. Từ sự phân tích bản chất giai cấp của Nhà nước cho
thấy: Nhà nước là một bộ máy bạo lực do giai cấp thống trị tổ chức ra để
chuyên chính các giai cấp đối kháng.
74. Trong ba loại quyền lực kinh tế, quyền lực chính trị, quyền lực tư tưởng thì
quyền lực chính trị đóng vai trò quan trọng nhất vì nó đảm bảo sức mạnh
cưỡng chế của giai cấp thống trị đối với giai cấp bị trị.
=> Nhận định này Sai. Quyền lực kinh tế là quan trọng nhất, vì kinh tế quyết
định chính trị, từ đó đảm bảo quyền áp đặt tư tưởng.
75. Nhà nước trong xã hội có cấp quản lý dân cư theo sự khác biệt về chính trị,
tôn giáo, địa vị giai cấp.
=> Nhận định này Sai. Đặc điểm cơ bản của Nhà nước là phân chia dân cư theo
lãnh thổ, tổ chức thành các đơn vị hành chính – lãnh thổ trong phạm vi biên
giới quốc gia.
76. Nghiên cứu nguồn gốc ra đời của Nhà nước, các nhà tư tưởng khẳng định:
“Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những … Nhà nước trước hết là bộ
máy trấn áp đặc biệt của giai cấp này đối vưới giai cấp khác.”
=> mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được.
77. Nhà nước là bộ phận quan trọng nhất trong kiến trúc thượng tầng xã hội,
khi hạ tầng cơ sở thay đổi, các quan hệ kinh tế mới tiến bộ hơn thay thế các
quan hệ kinh tế cũ đã lạc hâu, kéo theo sự thay đổi kiểu nhà nước thông qua?
=> Các cuộc cách mạng xã hội
78. Sự thay đổi kiểu nhà nước gắn liền với?
=> Sự thay đổi các hình thái kinh tế - xã hội.
79. Ý chí của Nhà nước là gì?
=> Là ý chí của giai cấp thống trị được thể hiện một cách tập trung, bắt buộc
mọi thành viên trong xã hội phải tuân theo để phù hợp với lợi ích của giai cấp
thống trị.
80. Hai yếu tố hình thức của quyền lực là?
=> Chỉ huy và phục tùng
81. Theo học thuyết Mác – Lênin, nhận định nào sau đây là đúng:
A. Tính chất giai cấp của nhà nước không đổi nhưng bản chất của nhà nước thì
thay đổi qua các kiểu nhà nước khác nhau.
B. Tính chất giai cấp và bản chất của nhà nước không thay đổi qua các kiểu nhà
nước khác nhau.
C. Tính chất giai cấp và bản chất của nhà nước luôn luôn thay đổi qua các kiểu
nhà nước khác nhau.
D. Tính chất giai cấp của nhà nước luôn luôn thay đổi, còn bản chất của nhà
nước là không đổi qua các kiểu nhà nước khác nhau.
=> Đáp án: B
III. Chức năng của Nhà nước
82. Nhiệm vụ của nhà nước là:
a/ Xuất hiện đồng thời với chức năng.
b/ Hình thành sau khi chức năng xuất hiện.
c/ Quyết định nội dung, tính chất của chức năng.
d/ Bị quyết định bởi chức năng của nhà nước.
=> Đáp án: c
83. Sự thay đổi nhiệm vụ của nhà nước là:
a/ Xuất phát từ sự phát triển của xã hội.
b/ Phản ánh nhận thức chủ quan của con người trước sự thay đổi của xã hội.
c/ Phản ánh nhận thức của nhà cầm quyền trước sự phát triển của xã hội.
d/ Xuất phát từ nhận thức chủ quan của con người.
=> Đáp án: c
84. Sự thay đổi chức năng của nhà nước xuất phát từ:
a/ Sự thay đổi của nhiệm vụ của nhà nước và ý chí của giai cấp.
b/ Lợi ích của giai cấp thống trị và ý chí chung của xã hội.
c/ Nhận thức thay đổi trước sự thay đổi của nhiệm vụ.
d/ Sự thay đổi của nhiệm vụ của nhà nước và ý chí của các giai cấp.
=> Đáp án: c
85. Chức năng của nhà nước là:
a/ Những mặt hoạt động của nhà nước nhằm thực hiện công việc của nhà nước.
b/ Những công việc và mục đích mà nhà nước cần giải quyết và đạt tới.
c/ Những loại hoạt động cơ bản của nhà nước.
d/ Những mặt hoạt động cơ bản nhằm thực hiện nhiệm vụ của nhà nước.
=> Đáp án: d
86. Phương pháp thực hiện chức năng của nhà nước KHÔNG là:
a/ Cưỡng chế.
b/ Giáo dục, thuyết phục.
c/ Mang tính pháp lý.
d/ Giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế và kết hợp.
=> Đáp án: c
87. Sự phân chia chức năng nhà nước nào sau đây trên cơ sở pháp lý.
a/ Chức năng đối nội, đối ngoại.
b/ Chức năng kinh tế, giáo dục.
c/ Chức năng của bộ máy nhà nước, cơ quan nhà nước.
d/ Chức năng xây dựng, thực hiện và bảo vệ pháp luật.
=> Đáp án: d
88. Chức năng trong mối quan hệ với bộ máy nhà nước.
a/ Bộ máy nhà nước hình thành nhằm thực hiện chức năng nhà nước.
b/ Chức năng hình thành bởi bộ máy nhà nước.
c/ Bộ máy nhà nước là phương thức thực hiện chức năng.
d/ Chức năng là một loại cơ quan nhà nước.
=> Đáp án: a
89. Chức năng xã hội của Nhà nước là giải quyết tất cả các vấn đề khác nảy
sinh trong xã hội.
=> Sai. Một số quan hệ.
90. Chế độ chính trị được hiểu là?
=> Phương pháp cai trị và quản lý xã hội của giai cấp cầm quyền nhằm thực
hiện những mục tiêu chính trị nhất định.
91. “... có thể xem là cơ sở kiến trúc nên toàn bộ máy Nhà nước tạo ra sự khác
biệt giữa bộ máy Nhà nước này với bộ máy Nhà nước khác”?
=> Các nguyên tắc tổ chức.
92. Tính quyền lực Nhà nước của cơ quan Nhà nước thể hiện ở chỗ:
=> Các quyết định có thể được ban hành theo ý chí đơn phương của cơ quan và
mang tính chất bắt buộc thưc hiện đối với các đối tượng liên quan.
93. Các quyết định của cơ quan Nhà nước được đảm bảo thực hiện bằng:
=> Trước hết là sự tự nguyện của đối tượng - sức mạnh cưỡng chế của Nhà
nước
94. Thẩm quyền của cơ quan Nhà nước được xác định thông qua:
=> Các quy định trong văn bản pháp luật.
95. Bản chất bao trùm nhất, chi phối mọi lĩnh vực của đời sống Nhà nước Việt
Nam hiện nay từ tổ chức đến hoạt động là?
=> tính nhân dân của Nhà nước
96. Đâu là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước?
=> Nhân dân
97. Quyền lực Nhà nước tập trung, thống nhất trong các cơ quan quyền lực do
dân bầu ra là hình thức chính thể:
A. Cộng hoà dân chủ nhân dân.
B. Cộng hoà dân chủ tư sản.
C. Quân chủ lập hiến.
D. Quân chủ chuyên chế
=> Đáp án: A
98. Nhận định nào sau đây là không đúng khi nhận định về cơ quan nhà nước
A. Luôn hoạt động vì mục đích an sinh xã hội của Nhà nước
B. Được quyền nhân danh Nhà nước trong tổ chức và hoạt động
C. Thực hiện hoạt động quản lý xã hội trong phạm vi thẩm quyền của mình
D. Là một tô chức cấu thành nên bộ máy Nhà nước
=> Đáp án: A
99. Bản chất của Nhà nước Việt Nam là:
A – Nhà nước của tất cả các dân tộc trong quốc gia Việt Nam.
B – Nhà nước mà trong đó quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân.
C – Nhà nước thể hiện bản chất dân chủ trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị,
vai trò và ý thức xã hội.
D – Cả a, b, c đều đúng.
=> Đáp án: D
100. Hình thức Nhà nước Việt Nam dưới góc độ chính thể là:
A – Hình thức chính thể cộng hoà dân chủ tư sản.
B – Hình thức chính thể cộng hoà dân chủ nhân dân.
C – Hình thức chính thể quân chủ lập hiến.
D – Hình thức chính thể quân chủ chuyên chế.
=> Đáp án: B
101. Trong ba loại quyền lực kinh tế, quyền lực chính trị, quyền lực tư tưởng
thì quyền lực chính trị đóng vai trò quan trọng nhất vì nó đảm bảo sức mạnh
cưỡng chế của giai cấp thống trị đối với giai cấp bị trị.
=> Sai. Quyền lực kinh tế là quan trọng nhất vì nó quyết định quyền lực chính
trị => quyền lực tư tưởng.
102. Chức năng lập pháp của Nhà nước là hoạt động xây dựng pháp luật và tổ
chức thực hiện pháp luật.
=> Sai
103. Chức năng hành pháp của Nhà nước là mặt hoạt động nhằm đảm bảo cho
pháp luật được thực hiện nghiêm minh và bảo vệ pháp luật trước những hành
vi vi phạm.
=> Sai
104. Chức năng tư pháp của Nhà nước là mặt hoạt động bảo vệ pháp luật.
=> Sai. Chức năng duyttrif, bảo vệ công lý và duy trì trật tự pháp luật????
IV. Bộ máy nhà nước
105. Vai trò của Chủ tịch nước là:
a/ Tham gia vào hoạt động lập pháp.
b/ Thi hành pháp luật.
c/ Bổ nhiệm thẩm phán của tòa án.
d/ Đóng vai trò nguyên thủ quốc gia.
=> Đáp án: d
106. Chính phủ là cơ quan:
a/ Được hình thành bởi cơ quan đại diện, cơ quan lập pháp.
b/ Chịu trách nhiệm trước cơ quan đại diện, cơ quan lập pháp.
c/ Thực hiện pháp luật do cơ quan lập pháp ban hành.
d/ Bị bất tín nhiệm và giải tán bởi cơ quan đại diện, cơ quan lập pháp.
=> Đáp án: c
Cơ quan đại diện: cơ quan ngoại giao, lãnh sự, đại diện tổ chức quốc tế
107. Nhận định nào sau đây đúng với cơ quan Lập pháp.
a/ Cơ quan đại diện là cơ quan lập pháp.
b/ Cơ quan lập pháp là cơ quan đại diện.
c/ Cơ quan lập pháp và cơ quan đại diện là một.
d/ Cơ quan lập pháp không là cơ quan đại diện.
=> Đáp án: b
108. Tòa án cần phải độc lập và tuân theo pháp luật vì:
a/ Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích của nhân dân.
b/ Tòa án là cơ quan nhà nước.
c/ Tòa án đại diện cho nhân dân.
d/ Tòa án bảo vệ pháp luật.
=> Đáp án: d
109. Sự độc lập của Tòa án được hiểu là:
a/ Tòa án được hình thành một cách độc lập.
b/ Tòa án trong hoạt động của mình không bị ràng buộc.
c/ Tòa án chủ động giải quyết theo ý chí của thẩm phán.
d/ Tòa án chỉ tuân theo pháp luật, không bị chi phối.
=> Đáp án: d
110. Tổng thống, Chủ tịch, Nhà vua phù hợp với trường hợp nào sau đây:
a/ Do cơ quan lập pháp bầu ra.
b/ Đứng đầu cơ quan Hành pháp.
c/ Đứng đầu cơ quan Tư pháp.
d/ Nguyên thủ quốc gia.
=> Đáp án: d
111. Cơ quan nhà nước nào sau đây đóng vai trò xây dựng pháp luật:
a/ Cơ quan đại diện.
b/ Chính phủ.
c/ Nguyên thủ quốc gia.
d/ Tòa án.
=> Đáp án: a
112. Cơ quan nào đóng vai trò quan trọng nhất trong việc bảo vệ pháp luật.
a/ Quốc hội.
b/ Chính phủ.
c/ Tòa án.
d/ Nguyên thủ quốc gia.
=> Đáp án: c
113. Pháp luật được thực hiện chủ yếu bởi cơ quan nào sau đây:
a/ Quốc hội.
b/ Chính phủ.
c/ Tòa án.
d/ Nguyên thủ quốc gia.
=> Đáp án: b
114. Nguyên tắc của bộ máy nhà nước là:
a/ Cơ sở cho việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
b/ Nền tảng cho việc hình thành những nhiệm vụ và chức năng của nhà nước.
c/ Tạo nên tính tập trung trong bộ máy nhà nước.
d/ Xác định tính chặt chẽ của bộ máy nhà nước.
=> Đáp án: a
115. Bộ máy nhà nước mang tính hệ thống, chặt chẽ bởi:
a/ Các cơ quan nhà nước có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
b/ Được tổ chức theo những nguyên tắc chung, thống nhất.
c/ Các cơ quan nhà nước ở địa phương phải tuân thủ các cơ quan ở Trung
ương.
d/ Nhà nước bao gồm các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương.
=> Đáp án: b
116. Khi phân biệt cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội, những dấu hiệu
nào sau đây KHÓ có thể phân biệt:
a/ Tính tổ chức, chặt chẽ.
b/ Có thẩm quyền (quyền lực nhà nước).
c/ Thành viên là những cán bộ, công chức.
d/ Là một bộ phận của bộ máy nhà nước.
=> Đáp án: a
117. Trình độ tổ chức bộ máy nhà nước phụ thuộc vào:
a/ Nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước.
b/ Chức năng của nhà nước.
c/ Sự phát triển của xã hội.
d/ Số lượng và mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước.
=> Đáp án: c
118. Cơ quan Nhà nước có nhiệm vụ, quyền hạn mang tính quyền lực Nhà
nước.
=> Đúng
119. Bộ máy Nhà nước là tập hợp các cơ quan Nhà nước từ trung ương đến địa
phương.
=> Đúng. Bộ máy Nhà nước là hệ thống các cơ quan Nhà nước tử TW đến địa
phương được tổ ch ức và hoạt động theo nguyên tắc chung, thống nhất nhằm
thực hiện những nhiệm vụ và chức năng của Nhà nước, vì lợi ích của giai cấp
thống trị.
V. Hình thức chính thể, kiểu nhà nước
120. Nhà nước trong xã hội có cấp quản lý dân cư theo sự khác biệt về chính
trị, tôn giáo, địa vị giai cấp.
=> Sai
121. Nội dung nào KHÔNG đúng với việc hình thành nguyên thủ quốc gia:
a/ Do nhân dân bầu ra. (Chủ tịch nước)
b/ Cha truyền con nối (Vua)
c/ Được bổ nhiệm.
d/ Do quốc hội bầu ra. (Thủ tướng)
=> Đáp án: c
122. Lựa chọn nhận định đúng nhất.
a/ Cơ quan dân bầu là cơ quan đại diện và do vậy có quyền lập pháp. (TH
UBND thì sai)
b/ Cơ quan đại diện là cơ quan dân bầu do vậy có quyền lập pháp. (sai)
c/ Cơ quan đại diện là cơ quan không do dân bầu do vậy có quyền lập pháp.
d/ Cơ quan dân bầu không là cơ quan đại diện do vậy không có quyền lập pháp.
=> ĐA: c????
123. Nguyên tắc tập quyền trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước
nhằm:
a/ Ngăn ngừa và hạn chế sự lạm dụng quyền lực nhà nước.
b/ Tạo sự thống nhất, tập trung và nâng cao hiệu quả quản lý.
c/ Thực hiện quyền lực của nhân dân một cách dân chủ.
d/ Đảm bảo quyền lực của nhân dân được tập trung.
=> ĐA: b
124. Nguyên tắc phân quyền trong tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước
nhằm:
a/ Hạn chế sự lạm dụng quyền lực nhà nước.
b/ Hạn chế sự phân tán quyền lực nhà nước.
c/ Tạo sự phân chia hợp lý quyền lực nhà nước.
d/ Thực hiện quyền lực nhà nước một cách dân chủ.
=> ĐA: a
125. Nội dung nào sau đây KHÔNG phù hợp với nguyên tắc phân quyền trong
chế độ cộng hòa tổng thống.
a/ Hành pháp chịu trách nhiệm trước lập pháp.
b/ Ba hệ thống cơ quan nhà nước được hình thành bằng ba con đường khác
nhau.
c/ Ba hệ thống cơ quan nhà nước kìm chế, đối trọng lẫn nhau.
d/ Người đứng đầu hành pháp đồng thời là nguyên thủ quốc gia.
=> ĐA: a
126. Nội dung nào sau đây KHÔNG phù hợp với chế độ đại nghị.
a/ Nghị viện có thể giải tán Chính phủ.
b/ Chính phủ chịu trách nhiệm trước Nghị viện.
c/ Là nghị sỹ vẫn có thể làm bộ trưởng.
d/ Người đứng đầu Chính phủ do dân bầu trực tiếp.
=> ĐA: d
127. Nội dung nào sau đây phù hợp với chế độ cộng hòa lưỡng tính.
a/ Tổng thống do dân bầu và có thể giải tán Nghị viện.
b/ Nguyên thủ quốc gia không thể giải tán Nghị viện.
c/ Tổng thống không đứng đầu hành pháp.
d/ Nguyên thủ quốc gia do Quốc hội bầu và không thể giải tán Chính phủ.
=> ĐA: a
128. Trình tự nào sau đây phù hợp với chính thể cộng hòa tổng thống.
a/ Dân bầu Nguyên thủ quốc gia.
b/ Quốc hội bầu nguyên thủ quốc gia.
c/ Cha truyền con nối vị trí nguyên thủ quốc gia.
d/ Nguyên thủ quốc gia thành lập kết hợp giữa bầu và bổ nhiệm.
=> ĐA: a
129. Trình tự nào sau đây phù hợp với chính thể cộng hòa đại nghị.
a/ Dân bầu Nguyên thủ quốc gia.
b/ Quốc hội bầu nguyên thủ quốc gia.
c/ Cha truyền con nối vị trí nguyên thủ quốc gia.
d/ Nguyên thủ quốc gia thành lập kết hợp giữa bầu và bổ nhiệm.
=> ĐA: b
130. Tính chất mối quan hệ nào sau đây phù hợp với nguyên tắc phân quyền
(tam quyền phân lập).
a/ Độc lập và chế ước giữa các cơ quan nhà nước.
b/ Giám sát và chịu trách nhiệm giữa các cơ quan nhà nước.
b/ Đồng thuận và thống nhất giữa các cơ quan nhà nước.
d/ Các cơ quan phụ thuộc lẫn nhau trong tổ chức và hoạt động.
=> ĐA: a
131. Nguyên tắc phân quyền KHÔNG là:
a/ Ba cơ quan được thành lập bằng ba con đường khác nhau.
b/ Các cơ quan được trao ba loại quyền khác nhau.
c/ Các cơ quan nhà nước có thể giải tán lẫn nhau. (kìm hãm nhau do có quyền
ngang nhau)
d/ Cơ quan Tư pháp độc lập.
=> ĐA: c
132. Nguyên tắc tập quyền được hiểu là:
a/ Tất cả quyền lực tập trung vào một cơ quan.
b/ Quyền lực tập trung vào cơ quan nhà nước ở trung ương.
c/ Quyền lực nhà nước không phân công, phân chia.
d/ Quyền lực nhà nước tập trung vào cơ quan đại diện của nhân dân.
=> ĐA: d
133. Nội dung nào KHÔNG phù hợp với hình thức cấu trúc của nhà nước:
a/ Trong một quốc gia có những nhà nước nhỏ có chủ quyền hạn chế.
b/ Các đơn vị hành chính, không có chủ quyền trong một quốc gia thống nhất.
c/ Các quốc gia có chủ quyền liên kết rất chặt chẽ với nhau về kinh tế.
d/ Đơn vị hành chính tự chủ nhưng không có chủ quyền.
=> ĐA: c
134. Chế độ liên bang là:
a/ Sự thể hiện nguyên tắc phân quyền.
b/ Thể hiện nguyên tắc tập quyền.
c/ Thể hiện nguyên tắc tập trung quyền lực.
d/ Thể hiện sự phân công, phân nhiệm giữa các cơ quan nhà nước.
=> ĐA: a
135. Cách thức thành lập các cơ quan nhà nước KHÔNG được thực hiện trong
chế độ quân chủ đại diện.
a/ Bổ nhiệm các Bộ trưởng.
b/ Bầu cử Tổng thống.
c/ Bầu cử Nghị viện.
d/ Cha truyền, con nối.
=> ĐA: b (Quân chủ đại diện >< Dân chủ đại diện)
136. Chế độ chính trị dân chủ KHÔNG tồn tại trong:
a/ Nhà nước quân chủ.
b/ Nhà nước theo hình thức cộng hòa tổng thống.
c/ Nhà nước theo mô hình cộng hoà đại nghị.
d/ Nhà nước chuyên chế.
=> ĐA: d
137. Dân chủ trong một nhà nước là:
a/ Nhân dân tham gia vào việc tổ chức bộ máy nhà nước.
b/ Nhân dân tham gia vào quá trình vận hành bộ máy nhà nước.
c/ Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, do dân và vì dân.
d/ Nhân dân được bầu cử trực tiếp.
=> ĐA: c
138. Phân loại kiểu nhà nước dựa trên:
a/ Bản chất của nhà nước.
b/ Sự thay thế các kiểu nhà nước.
c/ Hình thái kinh tế – xã hội.
d/ Phương thức thay thế giữa các kiểu nhà nước.
=> Đáp án: c
139. Sự thay thế các kiểu nhà nước diễn ra một cách:
a/ Tất yếu khách quan.
b/ Thông qua một cuộc cách mạng tư sản.
c/ Phải bằng cách mạng bạo lực.
d/ Nhanh chóng.
=> Đáp án: a
140. Trên cơ sở khái niệm kiểu nhà nước, chọn phương án KHÔNG phù hợp.
a/ Kiểu nhà nước sau tiến bộ hơn kiểu nhà nước trước.
b/ Sự thay thế các kiểu nhà nước là mang tính khách quan.
c/ Sự thay thế các kiểu nhà nước diễn ra bằng một cuộc cách mạng.
d/ Các nhà nước tất yếu phải trải qua bốn kiểu nhà nước.
=> Đáp án: d (Nhà nước VN chỉ trải qua ba)
141. Bản chất giai cấp của các nhà nước nào sau đây KHÔNG giống với các
nhà nước còn lại:
a/ Nhà nước Chiếm hữu nô lệ.
b/ Nhà nước Xã hội chủ nghĩa.
c/ Nhà nước phong kiến.
d/ Nhà nước tư sản.
=> Đáp án: b
142. Lãnh thổ, dân cư là những yếu tố cấu thành nên một quốc gia.
=> Sai. Lãnh thor dân cư, chính quyền…
143. Thông qua hình thức Nhà nước biết được ai là chủ thể nắm quyền lực Nhà
nước và việc tổ chức thực thi quyền lực Nhà nước như thế nào.
=> Sai. Quyền lực Nhà nước được hiểu là sự phản ánh cách th ức tổ chức và
phương pháp thực hiện quyền lực Nhà nước của mỗi kiểu Nhà nước trong một
hình thái kinh tế xã hội nhất định. Như vậy, để xác định những điều trên , ngoài
hình thức Nhà nước, phải xác định xem hình thái kinh tế xã hội ở đây là gì.
144. Căn cứ chính thể của Nhà nước, ta biết được Nhà nước đó có dân chủ hay
không
=> Sai. Nhà nước dân chủ hay không chỉ căn cứ chính thể của Nhà nước, mà
còn căn cứ vào những điều được quy định trong hiến pháp và thực trạng của
Nhà nước đó.
145. Chế độ chính trị là toàn bộ các phương pháp , cách thức thực hiện quyền
lực của Nhà nước.
=> Đúng
146. Chế độ chính trị thể hiện mức độ dân chủ của Nhà nước.
=> Nhận định này Sai. Chế độ chính trị chỉ quyết định một phần mức độ dân
chủ của Nhà nước, ngoài ra mức độ đó còn phụ thuộc vào thực trạng của Nhà
nước đó.
147. Cơ quan Nhà nước làm việc theo chế độ tập thể trước khi quyết định phải
thảo luận dân chủ, quyết định theo đa số.
=> Sai. Cơ quan Nhà nước hoạt động dựa trên các quy phạm pháp luật và văn
bản chỉ đạo của cơ quan cấp cao hơn.???
VI. Nhà nước CHXHCN
148. Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước:
A – Có chủ quyền chung, toàn vẹn lãnh thổ.
B – Có một hệ thống pháp luật áp dụng trên toàn lãnh thổ.
C – Có hai hệ thống cơ quan Nhà nước => nhà nước liên bang
D – Cả a và b đều đúng.
=> Đáp án: D
149. Cơ quan lập pháp là cơ quan quyền lực Nhà nước
=> Đúng
- Cơ quan lập pháp cảu nước VN là: Quốc hội
- Cơ quan quyền lực nhà nước là cơ quan do nhân dân trực tiếp bầu ra: Quốc
hội (trung ương) và HĐND (địa phương).
150. Cơ quan đại diện cho Nhân dân là cơ quan dân cử ở địa phương
=> Sai. Không đúng nếu cơ quan đại diện cho Nhân dân là QH
- Cơ quan đại diện cho Nhân dân là: Quốc hội (trung ương) và HĐND (địa
phương)
- Cơ quan dân cư: QH (trung ương) và HĐND (địa phương).
151. QH là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất trong bộ máy nhà nước Cộng
hòa xã hội CN VN
=> Đúng
152. Hội đồng nhân dân là cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, do
nhân dân bầu ra.
=> Sai, HĐND là cơ quan quyền lwucj Nhà nước ở địa phương, do nhân dân
bầu ra
153. Cơ quan giám sát tối cao toàn bộ hoạt động nhà nước là cơ quan đại diện
của Nhân dân
=> Đúng
- Cơ quan giám sát tối cao toàn bộ hoạt động Nhà nước là QH
- QH là cơ quan đại diện của Nhân dân
154. Chính phủ là cơ quan quyền lực Nhà nước
=> Sai. Chính phủ là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất.
155. Chủ tịch nước không bắt buộc là đại biểu quốc hội.
=> Sai
156. Thủ tướng chính phủ do chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm.
=> Sai. QH bổ nhiệm, miễn nhoeemj, bãi nhiệm. Chủ tịch nước giới thiệu
157. Cơ quan chấp hành của Quốc hội là cơ quan dân cử ở TW
=> Sai.
- Cơ quan chấp hành của QH là Chính phủ
- Chính phủ do QH bầu ra
158. Cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương là cơ quan đại biểu cho Nhà
nước ở địa phương
=> Sai.
159. Đâu là biểu tượng của chủ quyền quốc gia?
=> Chủ tịch nước (nguyên thủ quốc gia)
160. Chủ quyền quốc gia là quyền độc lập tự quyết của quốc gia trong lĩnh vực
đối nội.
=> Sai. Cả đối nội và đối ngoại
161. Đâu là cơ quan đại biểu cao nhất cho nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà
nước cao nhất?
=> Quốc hội
162. Đâu là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất?
=> Chính phủ
163. Đâu là đại diện tiêu biểu nhất cho tiếng nói và trí tuệ tập thể của nhân
dân ở địa phương.
=> Hội đồng nhân dân
164. Tòa án nhân dân thành phố HCM là tòa án cấp nào sau đây?
A. Tòa án nhân dân cấp huyện
B. Tòa án nhân dân cấp cao
C. Tòa án nhân dân cấp tỉnh
D. Tòa án nhân dân tối cao
=> Đáp án: C
165. Tòa án nhân dân cấp cao tp HCM là tòa án cấp nào sau đây?
=> Tòa án nhân dân cấp cao.
166. Tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân là hai cơ quan có chức năng
xét xử ở nước ta.
=> Sai. Chỉ có Tòa án có nhiệm vụ xét xử.
167. Yếu tố nào sau đây KHÔNG là điều kiện ra đời của các nhà nước xã hội
chủ nghĩa.
a/ Nền kinh xã hội chủ nghĩa rất phát triển.
b/ Ý thức hệ Mác xít.
c/ Phong trào giải phóng thuộc địa.
d/ Khủng hoảng kinh tế của chủ nghĩa tư bản.
=> ĐA: a
168. Về mặt lý thuyết, Nhà nước xã hội chủ nghĩa là:
a/ Một kiểu nhà nước mới.
b/ Một hình thức tổ chức quyền lực.
c/ Giai đoạn quá độ của nhà nước tư bản chủ nghĩa.
d/ Một hình thức nhà nước mới.
=> ĐA: a
169. Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa là:
a/ Không thể hiện bản chất giai cấp.
b/ Thể hiện bản chất giai cấp thống trị.
c/ Không thể hiện bản chất giai cấp bị trị.
d/ Thể hiện bản chất giai cấp bị bóc lột.
=> ĐA: d
170. Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa KHÔNG là:
a/ Nhà nước nửa nhà nước.
b/ Quản lý ½ lãnh thổ.
c/ Nhà nước tự tiêu vong.
d/ Mang bản chất giai cấp.
=> ĐA: b
171. Nội dung nào phù hợp với của quyền lực nhà nước xã hội chủ nghĩa.
a/ Quyền lực nhà nước của dân, do dân và vì nhân dân.
b/ Quyền lực nhà nước của đa số nhân dân.
c/ Quyền lực nhà nước thuộc về liên minh các giai cấp.
d/ Quyền lực nhà nước mang tính giai cấp.
=> ĐA: d
172. Bản chất giai cấp của nhà nước xã hội chủ nghĩa là bảo vệ lợi ích của:
a/ Đa số nhân dân.
b/ Giai cấp thống trị.
c/ Của toàn bộ xã hội.
d/ Liên minh các giai cấp.
=> ĐA: b
173. Chức năng nào thể hiện rõ nhất bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa.
a/ Quản lý kinh tế.
b/ Bảo vệ tổ quốc.
c/ Bảo vệ chế độ xã hội.
d/ Bảo vệ lợi ích của xã hội.
=> ĐA: c
174. Hình thức chính thể nào gần giống với hình thức chính thể của nhà nước
xã hội chủ nghĩa.
a/ Chế độ cộng hòa tổng thống.
b/ Cộng hòa lưỡng tính.
c/ Cộng hòa quý tộc.
d/ Cộng hòa đại nghị.
=> ĐA: d
175. Hình thức Nhà nước xã hội chủ nghĩa là:
a/ Có thể có hình thức chính thể quân chủ.
b/ Chế độ chính trị có thể là dân chủ tư sản.
c/ Hình thức cấu trúc là nhà nước đơn nhất.
d/ Luôn là hình thức chính thể cộng hòa.
=> ĐA: d
176. Nội dung nào không phản ánh dân chủ xã hội chủ nghĩa trong việc thực
hiện quyền lực nhà nước.
a/ Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
b/ Quyền lực nhà nước thuộc về giai cấp thống trị.
c/ Nhân dân trực tiếp thực hiện quyền lực nhà nước.
d/ Nhân dân tham gia vào việc tổ chức bộ máy nhà nước.
=> ĐA: c
177. Nội dung nào thể hiện sự kế thừa tinh hoa của học thuyết pháp quyền
trong nhà nước xã hội chủ nghĩa:
a/ Có ba cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp.
b/ Các cơ quan này thực hiện những chức năng khác nhau.
c/ Mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước là phụ thuộc.
d/ Thực hiện phân công, phân nhiệm giữa các cơ quan nhà nước.
=> ĐA: d
178. Đặc trưng cơ bản của bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa là:
a/ Quyền lực tập trung, thống nhất.
b/ Có đảng cộng sản lãnh đạo.
c/ Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
d/ Có sự tham gia của nhân dân vào bộ máy nhà nước.
=> ĐA: b
179. Nhà nước pháp quyền khác với nhà nước pháp trị ở:
a/ Nhà nước pháp quyền quản lý xã hội bằng pháp luật.
b/ Nhà nước pháp quyền đặt ra pháp luật.
c/ Nhà nước pháp quyền bị ràng buộc bởi pháp luật.
d/ Pháp luật được thực hiện triệt để.
=> ĐA: c
180. Nhà nước pháp quyền là:
a/ Nhà nước cai trị bằng pháp luật và không chịu sự ràng buộc bởi pháp luật.
b/ Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và không bị hạn chế bởi pháp luật.
c/ Nhà nước chịu sự ràng buộc bởi pháp luật và không cai trị bằng pháp luật.
d/ Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và bị ràng buộc bởi luật pháp.
=> ĐA: d
181. Kiểu Nhà nước là cách tổ chức quyền lực của Nhà nước và những phương
pháp để thực hiện quyền lực Nhà nước.
=> Sai. Đây là đinhh jnghiax của hình thức chính trị
182. Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có hình thức cấu trúc Nhà
nước đơn nhất.
=> Đúng
183. Ủy ban nhân dân địa phương có quyền ban hành nghị định, quyết định.
=> Sai. Nghị định chỉ do Chính phủ ban hành
184. Đảng cộng sản Việt Nam là một cơ quan trong bộ máy nước cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam.
=> Sai
185. Các phiên bản Hiến pháp tính đến năm 2022
1946 hiến pháp đầu tiên của nhà nước Việt Nam, có ý nghĩa quan trọng
trong việc chính thức hóa chính quyền mới được hình thành. Hiến
pháp gồm 7 chương, 70 điều. Chương I quy định về chính thể, theo
đó Việt Nam là nhà nước dân chủ cộng hoà. Chương II quy định về
nghĩa vụ và quyền lợi của công dân. Chương III và Chương IV Hiến
pháp quy định cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước, gồm các cơ quan:
Nghị viện nhân dân, Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban hành
chính và Toà án.
Về cơ cấu tổ chức nhà nước, Hiến pháp 1946 có những đặc điểm của
chính thể cộng hòa lưỡng tính. Chủ tịch nước không những là nguyên
thủ quốc gia, người đứng đầu nhà nước, mà còn là trực tiếp lãnh đạo
hành pháp. Bên cạnh đó, người đứng đầu Chính phủ (Thủ tướng) phải
do Nghị viện nhân dân (Quốc hội) thành lập và phải chịu trách nhiệm
trước Nghị viện. Trong khi đó, nguyên thủ quốc gia, mặc dù cũng do
Nghị viện bầu ra, nhưng lại không phải chịu trách nhiệm trước Nghị
viện. Ngoài việc thể hiện mối quan hệ tương đối độc lập giữa lập
pháp và hành pháp, Hiến pháp năm 1946 còn những đặc điểm khác
rất đặc biệt với các hiến pháp Việt Nam sau này (các cơ quan tư pháp
chỉ gồm hệ thống tòa án được tổ chức theo các cấp xét xử, mà không
phải theo cấp đơn vị hành chính như quy định về sau này; việc tổ
chức chính quyền địa phương có xu hướng phân biệt giữa thành phố,
đô thị với các vùng nông thôn…).
1959 là bản hiến pháp đầu tiên mang nhiều dấu ấn của việc tổ chức nhà
nước theo mô hình XHCN (mô hình Xô-viết). Mặc dù tên gọi chính
thể không thay đổi so với của Hiến pháp 1946 (Dân chủ Cộng hòa),
nhưng nội dung tổ chức bên trong của bộ máy nhà nước có những
quy định rất khác so với Hiến pháp 1946. Cơ chế tập trung được Hiến
pháp này thể hiện bằng nhiều quy định (các tổ chức chính quyền địa
phương được tổ chức như nhau ở tất cả các cấp chính quyền địa
phương, Viện kiểm sát nhân dân với chức năng kiểm sát chung được
thành lập, các cấp tòa án được tổ chức ra theo các đơn vị hành
chính…) Nếu như ở Hiến pháp 1946, bộ máy nhà nước được quy
định theo nguyên tắc phân quyền, thì bộ máy nhà nước của Hiến pháp
1959 được tổ chức theo nguyên tắc tập quyền, quyền lực tập trung
vào Quốc hội.
1980 Sau khi thống nhất (năm 1975), đất nước chuyển sang một giai đoạn
mới, Hiến pháp 1980 được Quốc hội khoá VI kỳ họp thứ 7 thông qua
ngày 18/12/1980. Hiến pháp này gồm có 12 chương, 147 điều. So với
các hiến pháp trước đây, Hiến pháp năm 1980 là bản hiến pháp thể
hiện rõ nét nhất quan niệm cứng nhắc về việc tổ chức và xây dựng
CNXH, học tập kinh nghiệm của các nước trong hệ thống Liên Xô và
Đông Âu trước đây.
Bộ máy nhà nước theo Hiến pháp 1980 thể hiện rất rõ nguyên tắc
trách nhiệm tập thể, các thiết chế trách nhiệm cá nhân được thay bằng
các cơ quan tập thể cùng chịu trách nhiệm. Ví dụ như chế định
nguyên thủ quốc gia – Chủ tịch nước – của Hiến pháp 1959 được thay
bằng Hội đồng nhà nước (đồng thời là nguyên thủ quốc gia tập thể và
là cơ quan thường trực của Quốc hội). Tương tự, Hội đồng Chính phủ
được thay thế bằng Hội đồng Bộ trưởng. Hiến pháp 1980 là hiến pháp
của cơ chế cũ – cơ chế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu, bao cấp đã
đẩy đất nước đến khủng hoảng kinh tế và xã hội.
1992 Cùng với công cuộc đổi mới toàn diện về kinh tế, xã hội và chính trị
(chính thức bắt đầu từ năm 1986), trong bối cảnh phe XHCN trên thế
giới có nhiều biến động lớn (những năm 1989 – 1991), Ủy ban sửa
đổi Hiến pháp, do Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công đứng
đầu, được thành lập để sửa đổi toàn diện Hiến pháp 1980. Hiến pháp
1992 được Quốc hội khoá VII thông qua ngày 15/4/1992, gồm 12
chương, 147 điều. Về mặt nội dung, Hiến pháp này có rất nhiều thay
đổi thể hiện nhận thức mới so với Hiến pháp 1980.
Chương I Hiến pháp 1992 quy định về chế độ chính trị. Hiến pháp thể
chế hoá đường lối đổi mới, đồng thời tiếp tục khẳng định vai trò lãnh
đạo của Đảng Cộng sản đối với nhà nước và xã hội (tại Điều 4).
Quyền lực nhà nước tập trung thống nhất vào Quốc hội, không phân
thành chia các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp theo thuyết
“tam quyền phân lập”. Ba chương tiếp theo quy định về chế độ kinh
tế (Chương II), văn hoá, giáo dục khoa học và công nghệ (Chương
III), bảo vệ tổ quốc (Chương IV). Chương V quy định về quyền và
nghĩa vụ cơ bản của công dân. Hiến pháp quy định rõ hơn và đầy đủ
hơn các quyền và nghĩa vụ của công dân. Chương VI đến Chương X
quy định về bộ máy Nhà nước.
2013
Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT
I. Xác định cơ cấu của quy phạm pháp luật
1. Người học chương trình giáo dục đại học nếu được hưởng học bổng và chi
phí đào tạo do nhà nước cấp hoặc do nước ngoài tài trợ theo hiệp định ký kết
với nhà nước Việt Nam thì sau khi tốt nghiệp phải chấp hành sự điều động làm
về của nhà nước trong khoảng thời gian ít nhất là gấp đôi thời gian được hưởng
học bổng và chi phí đào tạo, nếu không chấp hành thì phải bồi thường.Học
bổng, chi phí đào tạo.
2. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không
thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành
vi quan hệ tình dục khác trái ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 2 năm đến
7 năm. (điều 141 BLHS 2015)
3. Cấm lợi dụng việc xác định lại dân tộc nhằm mục đích trục lợi hoặc gây chia
rẽ, phương hại đến sự đoàn kết của dân tộc Việt Nam. (khoản 5 điều 29 Bộ luật
Dân sự 2015)
4. Công dân có nghĩa vụ tuân theo hiến pháp và pháp luật, tham gia bảo vệ an
ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt cộng
cộng.
5. Con đã thành niên không sống chung với cha mẹ, có nghĩa vụ cấp xưởng cho
cha mẹ trong trường hợp cha mẹ không có năng lực lao động và không có tài
sản để tự nuôi mình.
6. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định
xử phạt trong trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi
phạm hành chính; trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi
thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.
7. Nghiêm cấm các hành vi sau đây:
Ông bà nhận cháu làm con nuôi
II. Khái niệm, thuộc tính.
1. Pháp luật là?
=> Công cụ thể hiện sự thống trị của giai cấp.
2. Quy phạm pháp luật là quy phạm xã hội
=> Đúng
3. Chỉ có pháp luật mới có tính quy phạm
=> Sai. Bất cứ quy phạm xã hội nào cũng đều có tính quy phạm. Chỉ có pháp
luật mới có tính quy phạm phổ biến (tính bắt buộc chung).
4. Gía trị bắt buộc của pháp luật cao hơn các quy phạm xã hội khác nằm ở
tính:
=> Tính đảm bảo bằng Nhà nước.
5. Ban hành là cách thức duy nhất hình thành nên pháp luật
=> Sai. Ngoài ban hành còn thừa nhận
6. Mọi quy tắc xử sự tồn tại trong xã hội có Nhà nước đều là pháp luật
=> Sai. Các quy tắc xử sự tồn tị trong xã hội = qui phạm đạo đức. Không phải
quy phạm đạo đức nào cũng được thể chế hóa và đưa lên thành luật.
7. Nhà nước là chủ thể duy nhất có khả năng ban hành pháp luật và quản lý xã
hội bằng pháp luật.
=> Đúng
8. Các quy phạm xã hội luôn đóng vai trò hỗ trợ việc thực hiện pháp luật.
=> Đúng. Các quy phạm xã hội khác như quy phạm đạo đức thể hiện phong tục
tập quán, tư tưởng của quần chúng nhân dân. Nếu QPPL được ban hành hợp
tình, hợp lí thì việc thực hiện trên thực tế sẽ dễ dàng hơn. Nó đóng vai trò tích
cực trong việc hỗ trợ thực hiện PL.
9. Pháp luật là tiêu chuẩn (chuẩn mực) duy nhất đánh giá hành vi của con
người.
=> sai
10. Pháp luật luôn tác động tích cực đối với kinh tế, thúc đẩy kinh tế phát triển.
=> Sai. Nếu pháp luật tiến bộ, phản ánh được thực tiễn, dự báo được tình hình
phát triển của xã hội thì sẽ thúc đẩy tiến bộ xã hội. Ngược lại sẽ kìm hãm sự
phát triển xã hội.
11. Chỉ có pháp luật mới mang tính quy phạm.
=> Sai
12. Ngôn ngữ pháp lý rõ ràng, chính xác thể hiên tính quy phạm phổ biến của
pháp luật.
=> Sai
13. Văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nước, các cá nhân tổ
chức ban hành.
=> Sai. Do các cơ quan Nhà nước, các cá nhân có thẩm quyền ban hành
14. Luật Giao thông đường bộ do chủ thể nào sau đây ban hành?
a/ Bộ Giao thông vận tải
b/ Quốc hội
c/ Uỷ ban thường vụ QH
d/ Bộ Tư pháp
=> ĐA: b
III. Văn bản quy phạm pháp luật
1. Mặt trận tổ quốc VN và Đảng cộng sản VN có quyền ban hành văn bản quy
phạm pháp luật.
=> Sai. Chỉ có cơ quan Nhà nước mớ có quyền ban hành
1. Hình thức pháp luật là?
=> Phương thức tồn tại của pháp luật, cách thức thể hiện ý chí của Nhà nước
hay cách thức mà Nhà nước sử dụng để chuyển ý chí của nó thành pháp luật
2. Ở nước ta án lệ có hiệu lực bắt buộc như văn bản quy phạm pháp luật
=> Sai. Án lệ không bắt buộc, trừ khi nó đã được Tòa án nhân dân tối cao
thông qua.
3. Đăc điểm đáng chú ý của pháp luật nước ta hiên nay?
=> Tính giai cấp sâu sắc và tính nhân dân rộng rãi.
4. Chủ thể ban hành văn bản QPPL
=> Cơ quan nhà nước (Đảng và các tổ chức chính trị không có quyền ban hành
văn bản quy phạm pháp luật).
5. Nhận định nào sau đây không đúng?
a.Pháp luật luôn được bảo đảm thực hiện bằng phương thức giáo dục, thuyết
phục các chủ thể trong xã hội
b.Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành
(hoặc thừa nhận)
c.Pháp luật và bộ máy cưỡng chế có mối quan hệ tương hỗ nhau để đảm bảo
trật tự xã hội (đúng)
d.Pháp luật được sử dụng để điều chỉnh các quan hệ xã hội phù hợp với ý
chí giai cấp thống trị. (đúng)
=> Đáp án: a
6. Nhà nước bảo đảm cho pháp luật được thực hiện bằng những biện pháp như
giáo dục thuyết phục, khuyến khích và cưỡng chế.
=> Sai??? Đảm bảo duy nhất bằng biện pháp cưỡng chế
7. Tiền lệ pháp là hình thức pháp luật lạc hậu, thể hiện trình độ pháp lý thấp.
=> sai
8. Pháp luật Việt Nam thừa nhận tập quán, tiền lệ là nguồn chủ yếu của pháp
luật.
=> Sai. Các văn bản QPPL mới là nguồn chủ yếu.
9. Pháp luật Việt Nam chỉ thừa nhận nguồn hình thành pháp luật duy nhất là
các văn bản quy phạm pháp luật.
=> Sai. Ngoài văn bản QPPL còn có tiền lệ, tập quá pháp, các quy định chung
của Quốc tế.
10. Tập quán là những quy tắc xử sự được xã hội công nhận và truyền từ đời
này sang đời khác.
=> Sai. Tập quán chỉ được công nhận ở một địa phương, cộng đồng nhất định
11. Tiền lệ là những quy định hành chính và án lệ.
=> Sai
12. Nghị quyết của UBTV QH là văn bản luật?
=> Sai. Nghị quyết của QH là văn bnar luật
13. Nghị quyết của UBTV QH là văn bản QPPL?
=> Đúng. Văn bản dưới luật

59. Nội dung của quan hệ pháp luật đồng nhất với năng lực
pháp luật vì nó bao gồm quyền và nghĩa vụ pháp lý.

60. Nghĩa vụ pháp lý của chủ thể chính là hành vi pháp lý.

61. Khách thể của quan hệ pháp luật là những yếu tố thúc đẩy
cá nhân, tổ chức tham gia vào quan hệ pháp luật.

62. Sự kiện pháp lý là yếu tố thúc đẩy chủ thể tham gia vào các
quan hệ pháp luật.

63. Các quan hệ pháp luật xuất hiện do ý chí các cá nhân.

69. Người đủ từ 18 tuổi trở lên là chủ thể của mọi quan hệ pháp
luật.

70. Nhà nước là chủ thể của mọi quan hệ pháp luật.

71. Nghĩa vụ pháp lý đồng nhất với hành vi pháp lý của chủ thể.

72. Chủ thể của hành vi pháp luật luôn là chủ thể của quan hệ
pháp luật và ngược lại.
74. Năng lực pháp luật của các cá nhân chỉ được quy định trong
các văn bản pháp luật. ?

75. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều là những hành vi trái
pháp luật.

76. Mọi biện pháp cưỡng chế của Nhà nước đều là biện pháp
trách nhiệm pháp lý.

77. Những quan điểm tiêu cực của chủ thể vi phạm pháp luật
được xem là biểu hiện bên ngoài (mặt khách quan) của vi phạm
pháp luật.

78. Hậu quả do hành vi vi phạm pháp luật gây ra đều phải là sự
thiệt hại về vật chất.

79. Sự thiệt hại về vật chất là dấu hiệu bắt buộc của vi phạm
pháp luật.

80. Chủ thể của vi phạm pháp luật có thể chịu đồng thời nhiều
trách nhiệm pháp lý.

81. Không thấy trước hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội
thì không bị xem là có lỗi.

82. Hành vi chưa gây thiệt hại cho xã hội thì chưa bị xem là vi
phạm pháp luật.

83. Phải là người đủ 18 tuổi trở lên thì mới được coi là chủ thể
của vi 6phạm pháp luật.

84. Sự thiệt hại thực tế xảy ra cho xã hội là dấu hiệu bắt buộc
trong mặt khách quan của vi phạm pháp luật.

85. Một hành vi vừa có thể đồng thời là vi phạm pháp luật hình
sự vừa là vi phạm pháp luật hành chính, nhưng không thể đồng
thời là vi phạm pháp luật dân sự, vừa là vi phạm pháp luật hình
sự

86. Trách nhiệm pháp lý là bộ phận chế tài trong quy phạm pháp
luật.

87. Mọi biện pháp cưỡng chế của Nhà nước đều là biện pháp
trách nhiệm pháp lý và ngược lại.
88. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm
pháp lý.

89. Mọi hành vi trái pháp luật đều là hành vi vi phạm pháp luật.

90. Quan điểm tiêu cực của các chủ thể vi phạm pháp luật được
xem là biểu hiện bên ngoài của vi phạm pháp luật.

91. Mọi hậu quả do vi phạm pháp luật gây ra đều phải được
thực hiện dưới dạng vật chất.

92. Một vi phạm pháp luật không thể đồng thời gánh chịu nhiều
loại trách nhiệm pháp lý.

You might also like