Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 8

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

KHOA DƯỢC

Thí nghiệm dược liệu 1

GVHD: Thầy Vũ Huỳnh Kim Long


Cô Lý Tú Loan
Thầy Hoàng Quốc Tuấn
Sinh viên thực hiện:
1. Lý Gia Uy H2100475
2. Vũ Thụy Bảo Hân H2100415
3. Huỳnh Lê Hồng Ngọc H2100099
BÁO CÁO TUẦN 1: KHÁI NIỆM DƯỢC LIỆU &
CARBOHYDRAT
I. Xác định độ ẩm:
1. Phương pháp sấy:
a. Sử dụng tủ sấy: (Phương pháp định lượng)
● Tiến hành:
- Sử dụng dụng cụ sấy có khả năng chịu nhiệt cao trong thời gian dài
- Sấy bì đựng dược liệu trong tủ khoảng 30 phút để làm mất độ ẩm còn sót lại trong bì. Cân để xác
định khối lượng bì ban đầu
- Sử dụng cân phân tích, cân chính xác 0.25g dược liệu vào bì (sai số 0.025g), lượng dược liệu
được dàn đều trên bề mặt bì để không bị bỏ sót khi sấy.
- Sấy ở nhiệt độ 105 độ C trong tủ sấy ở áp suất thường trong 2 giờ
- Sau khi sấy, cho bì chứa dược liệu vào bình hút ẩm có silicagel khoảng 30 phút, để nguội tới nhiệt
độ phòng rồi đem cân
- Kết quả thí nghiệm:
+ Độ ẩm dưới 13%: Đạt
+ Độ ẩm trên 13%: Không đạt
Do không có thời gian sấy thêm, nên sự chênh lệch về khối lượng có thể không chính xác.
● Kết quả:
- Khối lượng bì ban đầu: 25.6478g
- Khối lượng dược liệu trước khi sấy: 2.5050g
- Khối lượng bì chứa dược liệu sau khi sấy: 27.8896g
- Tính toán:
+ Khối lượng nước trong dược liệu= (25.6478+ 2.5050) - 27.8896=0.2632g
+ Phần trăm độ ẩm dược liệu= 0.2632*100/2.5050=10.507% => Đạt
b. Sử dụng cân sấy ẩm:
● Tiến hành:
+ Khi nhóm em thí nghiệm, miếng giấy lót nhôm đã được lót sẵn trên đĩa cân.
+ Bấm Tare.
+ Cân khoảng 1g dược liệu, dàn đều trên bề mặt giấy lót nhôm để được sấy đều.
+ Bấm Start, máy sẽ tính được phần trăm độ ẩm dược liệu.
+ Vệ sinh cân và đợi cân quay về nhiệt độ bình thường mới cân tiếp tục, vì nếu cân ngay sẽ
cho ra kết quả không chính xác vì nhiệt độ ban đầu đã cao hơn bình thường.
2. Hàm lượng chất chiết được bằng nước:
a. Phương pháp chiết nóng: (Huyền sâm)
● Tiến hành:
+ Cân chính xác khoảng 2g(M1) bột huyền sâm cho vào erlen 100ml.
+ Thêm 50ml nước cất, đậy kín, cân xác định khối lượng.
+ Để yên 1h, sau đó đun sôi nhẹ dưới hồi lưu 1h, để nguội.
+ Đậy kín erlen, cân để xác định lại khối lượng(M2), dùng nước để bổ sung phần khối
lượng bị giảm.
+ Lọc qua phễu lọc khô vào 1 becher khô.

1
+Cân bì 1 becher khác, lấy 25ml dịch lọc cho vào becher này, cô lại bằng phương pháp
cách thủy đến khi thu được cắn khô
+ Cắn thu được sấy ở 105°C trong 3h, lấy ra để nguội trong bình hút ẩm 30 phút
+ Cân để xác định khối lượng cắn thu được(M3)
+ Tính phần trăm lượng chất chiết được bằng nước theo dược liệu khô.
Công thức: m%=100.M3/M1
chú thích:
m: phần trăm lượng chất chiết được bằng
nước theo dược liệu khô.
M3:lượng chất thu được bằng phương pháp chiết (g).
M1:lượng dược liệu đem đi chiết nóng(g).
- Nhận xét:
+ Việc để yên 1 giờ trước khi đun hồi lưu để hoạt chất trong huyền sâm được tan vào nước.
Bên cạnh đó, việc đun hồi lưu để chiết kiệt các thành phần trong dược liệu vào nước mà
không làm bay hơi mất khối lượng chất lỏng, tối ưu hóa hiệu suất.
+ Cắn khô là lượng chất thu được trong mẫu dược liệu.
II. Carbohydrat:
1. Soi hạt tinh bột

Tên loại TB Hình soi Cách nhận biết

Bột gạo. Hạt hình đa giác. Kích thước


nhỏ, rốn hạt thường không có.

Bột bắp. Hạt hình đa giác. Tế hình chấm


hoặc hình sao.

2
Sắn dây. Hạt hình chuông, không có rốn
hạt.

Khoai mì. Hạt hình chuông, tễ hình sao.

Đậu xanh. Hạt hình trứng, rốn hạt là vạch


dài, phân nhánh hình xương cá.

2. Định tính tinh bột:


a. Phản ứng với Lugol:
● Tiến hành:
- Tạo hồ tinh bột bằng cách cho 0.2g tinh bột gạo vào 30ml nước cất, vừa đun sôi vừa khuấy đều.
- Lấy 1ml hồ tinh bột cho vào ống nghiệm chứa sẵn 5ml nước cất để làm giảm nhiệt độ.
- Thêm 1 giọt thuốc thử Lugol vào, quan sát thấy ống nghiệm có màu xanh đậm.
- Cho ống nghiệm vào bếp cách thủy, nhiệt độ cao làm mạch phân tử Glucose duỗi xoắn, giảm khả
năng hấp thụ iode nên ống nghiệm mất màu xanh.
- Chuyển ống nghiệm nhanh vào nước lạnh, mạch Glucose xoắn trở lại, tăng khả năng hấp thụ iode
nên ống nghiệm chuyển lại màu xanh.

3
● Kết luận: ống nghiệm chứa hồ tinh bột trong nước nóng thì màu sẽ nhạt dần và đun càng lâu thì
càng dẫn đến mất màu.
Giải thích:
- Ở nhiệt độ thường hồ tinh bột và sản phẩm thuỷ phân của nó là dextrin tồn tại dưới các chuỗi
xoắn. Màu này sẽ phụ thuộc vào cấu trúc và chiều dài của tinh bột.
- Amylose cho màu xanh dương đậm với Iode, trong khi đó, Amylopectin cho màu tím với Iode. Vì
vậy, khi đun nóng hồ tinh bột, các vòng xoắn này duỗi ra, dẫn đến mất màu.
- Khi làm lạnh, các phân tử có xu hướng trở lại chuỗi xoắn, làm hồ tinh bột có màu trở lại ban đầu.

b. Phản ứng thủy giải:


● Tiến hành:
- Lấy 10 ml dung dịch hồ tinh bột đã thực hiện ở mục 2.a cho vào beaker 100 ml, thêm 30 ml nước
cất và 20 ml dung dịch HCl 2N, khuấy đều.
- Cho ngay 5ml dung dịch trên vào 7 ống nghiệm, tiến hành đánh số và đặt vào bếp cách thủy đang
sôi.
- Lần lượt lấy các ống nghiệm ra ở thời điểm 0, 3, 5, 7, 9, 11 và 13 phút và đặt ngay vào nước đá.
- Thêm vào từng ống 1 giọt dung dịch Lugol.

● Nhận xét:
+ Ống nghiệm 0 (0 phút) : có màu xanh đậm.
+ Ống nghiệm 1 (3 phút): có màu xanh đen vì tinh bột bị thuỷ phân thành Amylodextrin.
+ Ống nghiệm 2 (5 phút): có màu xanh nâu đen vì bị thuỷ phân một phần thành Amylodextrin,
một phần thành Erythrodextrin.
+ Ống nghiệm 3 (7 phút): có màu nâu vì tinh bột thuỷ phân thành Erythrodextrin.
+ Ống nghiệm 4 (9 phút): có màu vàng nâu do tinh bột chuẩn bị thuỷ phân hoàn toàn thành
Achrodextrin.
+ Ống nghiệm 5 (11 phút): có màu vàng vì tinh bột bị thuỷ phân hoàn toàn thành Maltodextrin.
+ Ống nghiệm 6 (13 phút): có màu vàng do tinh bột bị thuỷ phân hoàn toàn thành Maltose.
● Kết luận:
- Màu của ống nghiệm nhạt dần vì thời gian để trên bếp càng lâu thì tinh bột thuỷ phân
càng nhiều.

4
- Độ nhớt của dung dịch hồ tinh bột giảm dần theo thời gian đun. Thời gian đun càng cao,
mạch phân tử Glucose bị phân cắt càng nhiều, các mạch có khối lượng phân tử thấp, dẫn
đến độ nhớt giảm dần. Vậy nên, ống 1 (0 phút) có độ nhớt cao nhất, ống 7 (13 phút) có độ
nhớt thấp nhất.

3. Xác định chỉ số trương nở:

III. Câu hỏi thảo luận:


1. Khi so sánh 2 vi phẫu cam thảo, làm sao biết đâu là vi phẫu cam thảo thật?
- Dựa vào đặc điểm vi phẫu cam thảo để xác định.
- Theo hình bên phải, lớp mô mềm dày chứng tỏ lớp tế bào sống, màng mỏng và bằng cellulose.
- Còn hình bên trái, lớp mô cứng nhiều được cấu tạo từ những tế bào chết, màng dày hóa gỗ.
Chứng tỏ đây là mẫu cam thảo giả
2. So sánh vi phẫu dược liệu Tam thất (họ Zingiberaceae, Araliaceae)?

Tên Khoa học Tam thất nam Tam thất

Tên gọi khác Tam thất gừng, Khương tam thất

Họ Zingiberaceae (họ Gừng) Araliaceae (họ Nhân sâm)

Vỏ Lục bì gồm nhiều lớp tế bào có dạng chữ Lớp suberoid có vách tẩm
nhật bị ép dẹp theo chiều tiếp tuyến, vách suberin
cellulose hơi dày Bên dưới là lớp bần

Mô mềm Lớp mô mềm vỏ gồm nhiều tế bào to nhỏ Mô mềm vỏ gồm các tế bào vách
không đều mỏng
Có đai Caspary phân chia vi
phẫu thành vùng vỏ và vùng tủy

Libe Lớp libe gỗ xếp thành vòng, đôi chỗ bị Lớp libe-gỗ hình tròn, gồm gỗ
gián đoạn. bên trong và libe bên ngoài.
Libe cấp hai bị tia tủy cắt thành từng cụm Nhiều bó libe gỗ tập trung sát
hình chóp nhọn. nội bì, có kích thước nhỏ hơn
những bó nằm sâu trong vùng
tủy.

Mô tiết Mô tiết tinh dầu Mô tiết tinh dầu

5
Vi phẫu

6
3. Tìm trong DĐVN và so sánh với các thí nghiệm đã học?
● Bột hạt Sen: bột lấy từ hạt cây Sen (Nelumbium speciosum Gaertn.), họ Sen (Nelumbonaceae).
- Bột màu trắng ngà.
- Soi dưới kính hiển vi thấy các hạt tinh bột đơn, kép đôi, kép ba, hình dạng khác nhau,
nhiều hạt hình thận. Kích thước hạt 10 - 25µm.

● Định tính: Đặt một ít bột dược liệu lên phiến kính, nhỏ một giọt dung dịch ninhydrin 2 % (TT),
hơ nóng, đậy một lá kinh lên, soi kính hiển vi thấy bột có màu tím; nhỏ thêm một giọt alcol
isoamỵlic (TT), bột chuyển sang màu hơi hồng.

You might also like