Bài Thảo Luận Triết Nhóm 5

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 34

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ

Sinh viên :Nguyễn Nông Trang

Mã sinh viên 11234047

Lớp học phần :LLNL1105(123)_11

Giảng viên hướng dẫn :Lê Ngọc Thông

HÀ NỘI, tháng 12/2023


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..............................................................................................................3
NỘI DUNG...........................................................................................................5
1: Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN...............5
1.1: Khái niệm mối liên hệ phổ biến...............................................................5
1.2: Tính chất của mối liên hệ phổ biến..........................................................5
1.3: Phân loại mối liên hệ phổ biến................................................................6
1.4: Ý nghĩa phương pháp luận.......................................................................6
2: Chương II: VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN ĐỂ PHÂN TÍCH
NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID 19 ĐẾN CÁC VẤN ĐỀ
CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY.......................................8
2.1: Tác động của đại dịch covid 19 đối với sự phát triển nước ta trong giai
đoạn hiện nay..................................................................................................8
2.1.1: Những thành tựu đã đạt được trong đại dịch COVID - 19.............8
2.1.2: Những ảnh hưởng của đại dịch COVID lên các lĩnh vực: Giáo dục,
y tế, chính trị, kinh tế, xã hội....................................................................8
2.2: Những tác động của đại dịch COVID đến các lĩnh vực...........................9
2.2.1: Những ảnh hưởng tích cực............................................................13
2.2.2: Những ảnh hưởng tiêu cực............................................................15
2.2.3 Nguyên nhân của những ảnh hưởng tiêu cực................................20
2.3: Phương hướng, giải pháp khắc phục hạn chế và tiếp tục phát triển các
lĩnh vực trong thời gian tới...........................................................................22
2.3.1: Phương hướng khắc phục hạn chế và tiếp tục đẩy mạnh sự phát
triển của các lĩnh vực (nêu trên) trong thời gian tới...............................22
2.3.1: Tư tưởng chỉ đạo của Đảng...........................................................22
2.3.2: Phương hướng...............................................................................23
2.4. Liên Hệ Bản Thân..................................................................................27
2.4.1. Áp dụng trong học tập..................................................................27
2.4.2: Trong cuộc sống thực tiễn hàng ngày...........................................28
KẾT LUẬN........................................................................................................30
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................32
MỞ ĐẦU
Với tư cách là những nguyên tắc phương pháp luận, quan điểm toàn diện
và hoạt động thực tiễn cải tạo hiện thực, cải tạo chính bản thân chúng ta. Song
để thực hiện được chúng, mỗi chúng ta cần nắm chắc cơ sở lý luận của chúng –
nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển, biết vận dụng
chúng một cách sáng tạo trong hoạt động của mình. Trong thời kỳ đối phó với
đại dịch COVID - 19, mỗi cá nhân chúng ta nói riêng và đất nước Việt Nam nói
chung đều phải chịu những “khủng hoảng” trong nhiều lĩnh vực khác nhau như
kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội, … Vì thế chúng ta có thể áp dụng các nguyên
tắc của cơ sở quan điểm toàn diện vào việc khắc phục những ảnh hưởng của đại
dịch COVID- 19 đem lại.

Trong bài tiểu luận này, với sự hướng dẫn của giảng viên bộ môn, tập
trung vào phân tích tìm hiểu nội dung của cơ sở quan điểm toàn diện từ đó có
thể vận dụng một cách hợp lý vào cuộc sống và trong quá trình khắc phục hậu
quả do đại dịch COVID – 19 để lại đối với mỗi cá nhân nói riêng và với đất
nước nói chung.

1. Tính cấp thiết của đề tài đối với Covid-19

Triết học, cụ thể hơn là sự toàn diện luôn hiện hữu trong mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội như: kinh tế, chính trị, xã hội, giáo dục, y tế… và thậm chí những
sựviệc diễn ra xung quanh mỗi con người. Đặc biệt trong thời điểm nước ta phải
đối mặt với đại dịch COVID, sự tác động của nó diễn ra trên tất cả các mặt, các
lĩnh vực của đời sống làm xáo trộn, trì trệ mọi công việc, học tập, phong cách
sinh hoạt của từng cá nhân. Nhưng bên cạnh những mặt tiêu cực đó, COVID 19
cũng đem lại những yếu tố tích cực cho Việt Nam nói riêng và thế giới nói
chung.

Như vậy, bài nghiên cứu của không chỉ cung cấp những kiến thức liên quan
đến quan điểm toàn diện của chủ nghĩa duy vật biện chứng trong triết học Mác -
Lênin mà còn nêu lên cái nhìn theo quan điểm toàn diện về ảnh hưởng của đại
dịch Covid - 19 ở Việt Nam hiện nay cũng như tư tưởng chỉ đạo của Đảng và
Nhà nước trong việc đề ra giải pháp phù hợp.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu


- Phân tích rõ quan điểm toàn diện của chủ nghĩa duy vật biện chứng trong
triết học Mác- Lênin.
- Vận dụng quan điểm để phân tích những ảnh hưởng của dịch Covid 19 lên
mọi khía cạnh của đời sống xã hội Việt Nam hiện nay.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


- Đối tượng nghiên cứu: quan điểm toàn diện trong triết học Mác- Lênin và
trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn ra ở Việt Nam.

3
- Phạm vi nghiên cứu: phạm trù về quan điểm toàn diện trong triết học
Mác- Lênin.

4. Đóng góp của đề tài


- Về lí luận: Bài tiểu luận là sự khái quát về Quan điểm toàn diện và sự vận
dụng của Đảng, Nhà nước trong quá trình đổi mới căn bản toàn diện để
khắc phục những tác động xấu do COVID gây ra trong tất cả các lĩnh vực,
ngành nghề.
- Về thực tiễn: Bài luận có thể trở thành tài liệu tham khảo cho mọi người
học tập, nghiên cứu với nội dung liên quan.

4
NỘI DUNG
1: Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN
1.1: Khái niệm mối liên hệ phổ biến
 Khái niệm:
- Mối liên hệ là khái niệm dùng để chỉ sự tác động qua lại, quy định, sự
chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt, các
yếu tố của mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới.
o Ví dụ: giữa cung và cầu (hàng hoá, dịch vụ) trên thị trường luôn
luôn diễn ra quá trình tác động, ảnh hưởng lẫn nhau, chuyển hoá
lẫn nhau, từ đó tạo nên quá trình vận động, phát triển không ngừng
của cả cung và cầu.
- Khái niệm mối liên hệ phổ biến là một phạm trù triết học dùng để chỉ
tính phổ biến của các mối liên hệ, chỉ những mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự
vật, hiện tượng của thế giới. Là mối liên hệ diễn ra trong mọi lĩnh vực: tự
nhiên, xã hội và tư duy.
o Ví dụ: mối liên hệ khăng khít giữa cá và nước. Thiếu nước cá
không thể sinh sống và phát triển.
 Như vậy giữa các sự vật, hiện tượng vừa tồn tại những mối liên hệ đặc thù
vừa tồn tại mối liên hệ phổ biến. Toàn bộ những mối liên hệ đặc thù và
phổ biến đó tạo nên tính thống nhất trong tính đa dạng.
- Theo quan điểm siêu hình:
Các sự vật hiện tượng tồn tại ở trạng thái cô lập, tách rời, giữa chúng
không có sự phụ thuộc, liên hệ lẫn nhau. Nếu có liên hệ chỉ là sự hời hợt
bên ngoài
- Theo quan điểm biện chứng:
Các sự vật hiện tượng vừa tồn tại độc lập vừa liên hệ, quy định và chuyển
hóa lẫn nhau.

 Nội dung:
- Mối liên hệ phổ biến làm điều kiện, tiền đề, quy định lẫn nhau giữa các sự
vật hiện tượng, sự tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau giữa các mặt của
sự vật hiện tượng.
- Tất cả mọi sự vật hiện tượng cũng như thế giới, bao giờ cũng tồn tại
trong mối liên hệ phổ biến quy định ràng buộc lẫn nhau, không có sự vật
hiện tượng nào tồn tại cô lập, riêng lẻ, không liên hệ.
1.2: Tính chất của mối liên hệ phổ biến
- Tính khách quan: Mối liên hệ là vốn có, không phụ thuộc vào ý
thức con người.
VD: Trong thế giới động vật thì động vật hấp thụ khí O2 và nhả khí CO2.
- Tính phổ biến:

5
+ Mọi sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan đều có mối liên
hệ với nhau, không có bất cứ sự vật, hiện tượng hay quá trình nào
tồn tại tuyệt đối biệt lập với sự vật, hiện tượng hay quá trình khác.
+ Các thành phần, yếu tố trong 1 sự vật có mối liên hệ với những
thành phần, yếu tố khác.
+ Mối liên hệ diễn ra trong mọi lĩnh vực: tự nhiên, xã hội và tư duy.
VD: Các thành viên trong một gia đình thì luôn có một mối liên hệ thân
thích, chặt chẽ.
- Tính đa dạng phong phú:
+ Mỗi sự vật hiện tượng đều có vô vàn các mối liên hệ khác nhau.
+ Mỗi loại mối liên hệ có vị trí, vai trò khác nhau trong sự phát
triển của sự vật, hiện tượng.
VD: Các loại cá, chim và thú đều có mối liên hệ với nước nhưng cá liên
hệ với nước khác chim và thú, không có nước thường xuyên cá không sống
được, nhưng các loài chim thú thì lại không sống trong nước thường xuyên
được.

1.3: Phân loại mối liên hệ phổ biến


 Mối liên hệ bên trong và mối liên hệ bên ngoài:
- Mối liên hệ bên trong:
+ Là mối liên hệ giữa các mặt, các yếu tố, các thuộc tính khác nhau của sự vật
hiện tương
+ Có vai trò quyết định đối với sự tồn tại, vận động và phát triển của sự vật, hiện
tượng.
- Mối liên hệ bên ngoài:
+ Là mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng khác nhau
+ Không có ý nghĩa quyết định
 Mối liên hệ cơ bản và không cơ bản:
- Mối liên hệ cơ bản:
+ Là mối liên hệ giữa các mặt, các yếu tố cơ bản của 1 sự vật, hiện tượng.
+ Quyết định sự phát triển của sự vật, hiện tượng.
- Mối liên hệ không cơ bản:
+ Là mối liên hệ giữa các mặt, các yếu tố không cơ bản của một sự vật, hiện
tượng.
+ Phụ thuộc vào mối liên hệ cơ bản của sự vật, hiện tượng.
 Mối liên hệ chủ yếu và thứ yếu:
- Mối liên hệ chủ yếu:
+ Là mối liên hệ nổi lên ở một thời điểm nhất định trong sự phát triển của sự vật
và quyết định sự phát triển của sự vật tại thời điểm đó.
- Mối liên hệ thứ yếu:
+ Là mối liên hệ không quyết định sự phát triển của sư vật tại thời điểm nói trên.

1.4: Ý nghĩa phương pháp luận

6
- Theo quan điểm toàn diện: Khi xem xét các sự vật hiện tượng cụ thể ta
phải đặt nó trong mối liên hệ với các sự vật hiện tượng, phải xem xét mối liên hệ
giữa các yếu tố, bộ phận cấu thành chính sự vật, hiện tượng đó. Chỉ trên cơ sở
đó mới có thể nhận thức đúng, chính xác về sự vật, hiện tượng và xử lý có hiệu
quả các vấn đề của cuộc sống thực tiễn.
- Quan điểm lịch sử - cụ thể: Mọi sự vật, hiện tượng đều tồn tại trong
không gian, thời gian nhất định. Do vậy, ta nhất thiết phải quán triệt quan điểm
lịch sử cụ thể khi xem xét, giải quyết mọi vấn đề do thực tiễn đặt ra. Từ đó đòi
hỏi chúng ta khi nhận thức về sự vật và tác động vào sự vật phải chú ý điều kiện,
hoàn cảnh lịch sử cụ thể, môi trường cụ thể.

7
2: Chương II: VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN ĐỂ PHÂN TÍCH
NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID 19 ĐẾN CÁC VẤN ĐỀ
CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1: Tác động của đại dịch covid 19 đối với sự phát triển nước ta trong giai
đoạn hiện nay
2.1.1: Những thành tựu đã đạt được trong đại dịch COVID - 19
Trong suốt nhiều năm qua, kinh tế Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng
khá ấn tượng. Nếu như trong giai đoạn đầu đổi mới (1986 - 1990), mức tăng
trưởng GDP bình quân hằng năm chỉ đạt 4,4% thì giai đoạn 1991 - 1995, GDP
bình quân đã tăng gấp đôi, đạt 8,2%/năm; các giai đoạn sau đó đều có mức tăng
trưởng khá cao; giai đoạn 2016 - 2019 đạt mức bình quân 6,8%. Mặc dù năm
2020, kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19 nhưng tốc độ
tăng GDP của Việt Nam vẫn thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao nhất khu
vực, thế giới.
Quy mô, trình độ nền kinh tế được nâng lên, nếu như năm 1989 mới đạt
6,3 tỷ USD/năm thì đến năm 2020 đã đạt khoảng 268,4 tỷ USD/năm. Đời sống
nhân dân cả về vật chất và tinh thần được cải thiện rõ rệt, năm 1985 bình quân
thu nhập đầu người mới đạt 159 USD/năm thì đến năm 2020 đạt khoảng 2.750
USD/năm.
Những nỗ lực đổi mới trong 35 năm qua đã giúp cho môi trường đầu tư
liên tục được cải thiện, nhờ đó đã thu hút ngày càng nhiều hơn vốn đầu tư cho
phát triển. Tính riêng năm 2019, vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện theo
giá hiện hành đạt 2.046,8 nghìn tỷ đồng; tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) đạt 38,02 tỷ USD, cao nhất trong vòng 10 năm lại đây. Năm 2020, trong
bối cảnh đại dịch Covid-19, Việt Nam vẫn là một điểm đến tin cậy cho các nhà
đầu tư với tổng vốn FDI đạt 28,5 tỷ USD. Ngoài ra, tại Việt Nam đã hình thành
các vùng kinh tế trọng điểm để làm động lực cho phát triển kinh tế vùng, miền
và cả nước; phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp tập trung nhằm thu hút
vốn đầu tư phát triển, đồng thời hình thành các vùng chuyên môn hóa cây trồng,
vật nuôi gắn với chế biến công nghiệp... Nhìn chung, các ngành, lĩnh vực của
nền kinh tế đều có bước phát triển mạnh mẽ.
Qua nhiều năm, từ chỗ thiếu ăn, Việt Nam đã trở thành một trong những
nước xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới. Kim ngạch xuất khẩu của nhiều mặt
hàng nông sản, như cà phê, gạo, hạt điều, rau quả, tôm, gỗ và sản phẩm từ gỗ...
luôn duy trì ở mức cao. Các mặt hàng xuất khẩu khác cũng có bước tiến lớn.
Đặc biệt, trong bối cảnh bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 khiến hoạt
động thương mại và đầu tư thế giới suy giảm, thì tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
hàng hóa của Việt Nam năm 2020 vẫn đạt 543,9 tỷ USD, tăng 5,1% so với năm
2019; xuất siêu 19,1 tỷ USD - cao nhất trong 5 năm liên tiếp xuất siêu kể từ năm
2016. Với kim ngạch xuất nhập khẩu ấn tượng đã đưa Việt Nam xếp thứ 22 thế
giới về quy mô kim ngạch và năng lực xuất khẩu, đứng thứ 26 về quy mô
thương mại quốc tế.

8
2.1.2: Những ảnh hưởng của đại dịch COVID lên các lĩnh vực: Giáo dục, y
tế, chính trị, kinh tế, xã hội
2.2: Những tác động của đại dịch COVID đến các lĩnh vực

 Môi trường:

Khi đại dịch Covid-19 mới bùng phát, chất lượng môi trường dần được cải
thiện nhờ việc phong tỏa và giãn cách xã hội:
+ Đường phố sạch sẽ hơn, hạn chế xe cộ lưu thông => chất lượng không
khí được cải thiện
+ Âm thanh ầm ĩ đã không còn là mối lo ngại tại những thành phố và khu
vực đông dân => khắc phục tình trạng ô nhiễm tiếng ồn
+ Tác động của Covid-19 tới ngành du lịch và công nghiệp đã giúp cho
toàn cầu giảm thiểu ô nhiễm không khí một cách đáng kể, thậm chí sự biến
đổi khí hậu cũng được giảm.

Tổng cục Môi trường cho biết, so sánh kết quả quan trắc chất lượng không
khí tại các đô thị miền Bắc từ tháng 1-4/2020 (trong đó có thời gian cách ly
xã hội) cho thấy sự thay đổi trong hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con
người là nguyên nhân chính làm thay đổi chất lượng không khí. So với
cùng thời gian của những năm trước, chất lượng không khí có xu hướng
được cải thiện hơn. Kết quả quan trắc cũng cho thấy giá trị CO trung bình
24 giờ từ nửa cuối tháng 3 và tuần đầu của tháng 4/2020 thấp hơn hẳn so
với từ tháng 1 đến nửa đầu của tháng 3/2020. ( Theo báo Thị xã Hương Trà
- tỉnh TTH )

Theo như báo cáo từ Đại học Colorado Boulder, một lỗ hổng tầng Ozone
phía trên Nam Cực đang lành lại và tạo ra những thay đổi tích cực với
luồng gió (dòng tia-jet stream) trên bán cầu Nam nhờ nồng độ khí thải CO2
trong không khí giảm => ngăn chặn rất nhiều nguy cơ và mối đe dọa đáng
lo ngại đang xảy ra trên Trái Đất.
Song, chúng ta cũng không thể không nhìn thấy những tác động tiêu cực
mà đại dịch Covid-19 đã gây ra:
+ Chất thải y tế tăng lên rất mạnh, tại các bệnh viện tăng gấp 3-4 lần do
việc sử dụng khẩu trang, trang phục y tế, găng tay,… tăng cao do ngày
càng xuất hiện nhiều ca bệnh hơn.
+ Việc sử dụng khẩu trang dùng một lần đạt ngưỡng cao chưa từng có, số
lượng lớn khẩu trang bị vứt ra môi trường đã làm tăng thêm gánh nặng rác
thải nhựa trên thế giới.

 Giáo dục:
Bên cạnh sự tác động của Covid-19 tới môi trường thì giáo dục cũng là một
lĩnh vực bị ảnh hưởng vô cùng nặng nề.

Theo như báo cáo Quốc hội tại phiên trả lời chất vấn, Bộ trưởng Bộ Giáo
dục Nguyễn Kim Sơn cho biết: Gần 20 triệu học sinh, sinh viên không
9
được tới trường trong một thời gian dài, trên 7 vạn sinh viên không thể ra
trường đúng hạn, ảnh hưởng tới việc cung cấp nguồn lực cho xã hội.
Để đối phó với tình hình dịch bệnh, toàn ngành Giáo dục và Đào tạo đã
thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ: “ngừng tới lớp - không
ngừng học tập’’, chủ động chuyển sang hình thức dạy và học trực tuyến, ra
sức cố gắng hạn chế những tác động tiêu cực của dịch bệnh tới giáo dục,
kiên trì theo đuổi mục tiêu chất lượng. Thế nhưng theo cách học mới này
cũng có những mặt hạn chế nhất định.
+ Theo Bộ Giáo Dục và Đào tạo, có đến 1,5 triệu học sinh ở 26 địa phương
không có thiết bị học trực tuyến. Không chỉ thế, nhiều tỉnh, thành phố trong
khi dạy học trực tuyến do đường truyền internet hạn chế dung lượng, phần
mềm dạy học miễn phí chất lượng không tốt dẫn đến việc tiếp thu kiến thức
của học sinh, sinh viên bị gián đoạn ( Theo Báo Tiền phong - TPO )
+ Đặc biệt là học sinh, sinh viên còn có thể bị ảnh hưởng đến vấn đề sức
khỏe, cả về mặt thể chất và tinh thần nếu ngồi học trước màn hình máy
tính, điện thoại thời gian dài như: đau mắt, mỏi mắt, việc ăn uống và hoạt
động thể chất trở nên thất thường, thậm chí là bị chậm phát triển..
+ Không chỉ học sinh, sinh viên mà phụ huynh cũng bị ảnh hưởng. Nhiều
phụ huynh do dịch bệnh bùng phát dẫn đến mất việc ở nhà, gặp khó khăn
trong việc chi trả học phí cho con cái.
+ Đáng chú ý, đối với giáo dục mầm non, một bộ phận không nhỏ giáo viên
ngoài công lập không có lương khi phải nghỉ dạy trong thời gian trẻ em
không đến trường mà ở nhà phòng dịch Covid-19 dẫn đến nhiều giáo viên
phải xoay sở các nghề khác để mưu sinh. Theo thống kê của Sở Giáo dục
Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh, tại thành phố có tới 12341 giáo viên -
nhân viên bị mất việc làm, trong đó 82% là giáo viên mầm non. Điều này là
một hạn chế rất lớn đối với giáo dục mầm non bởi nhiều phụ huynh không
có kỹ năng, kiến thức chăm sóc trẻ hoặc phải đi làm, không có thời gian
trông con khiến trẻ em giáo dục mầm non giai đoạn này có nguy cơ bị
chậm phát triển.
+ Không chỉ thế, việc học trực tuyến khiến học sinh, sinh viên sẽ bị cám dỗ
bởi nhiều yếu tố xung quanh dễ gây ra mất tập trung, bỏ bài tập, không
nghe giảng học bài đầy đủ...
+ Dịch bệnh cũng làm ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng các kỳ thi và các
đợt kiểm tra. Điển hình là kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia năm 2020-
2021 vừa qua, nước ta đã phải tổ chức 2 lần thi để tạo điều kiện cho các thí
sinh đang phải cách ly, các thí sinh không thể đến dự thi trong đợt một
được tham gia thi đầy đủ. Nhiều cơ sở giáo dục đã phải đối mặt với những
khó khăn, thách thức về thi cử trực tuyến khi nguy cơ gian lận tăng cao.
Nhưng mặt khác, Covid-19 cũng đã kích thích sự đổi mới và sáng tạo trong
công tác giảng dạy của toàn ngành giáo dục. Cuộc khủng hoảng đã thử
thách kỹ năng lãnh đạo của các hiệu trưởng trường học theo cách chưa từng
có. Họ phải đưa ra những phương pháp giảng dạy vừa đảm bảo chất lượng
vừa đảm bảo an toàn phòng dịch cho học sinh sinh viên.
10
 Y tế:
Trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 đầy cam go và thử thách, lĩnh
vực mà con người quan tâm nhất, là cọng rơm cứu sinh của mọi người
trước dịch bệnh chính là y tế.

Khi bệnh dịch bùng phát, các bệnh viện phải đối phó với thực trạng luôn
trong nguy cơ tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhân bị mắc Covid hoặc đã
tiếp xúc với Covid-9.

Theo Ủy ban về các vấn đề xã hội, do vừa phải đảm bảo công tác khám
bệnh, chữa bệnh thường xuyên, vừa đảm nhận công tác phòng chống dịch
Covid-19 (giám sát dịch, cách ly người nhiễm và nghi nhiễm, điều trị người
nhiễm, hỗ trợ các tuyến trong phòng chống dịch) nên một số cơ sở y tế xuất
hiện tình trạng quá tải kéo dài và tiềm ẩn nhiều nguy cơ, nhất là nguy cơ
lây nhiễm chéo vi rút SARS-COV-2. Nhiều cơ sở y tế đã tăng ca làm việc
để phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh, sàng lọc, tổ chức cách ly, giám
sát và điều trị bệnh nhân nhiễm và nghi nhiễm Covid-19. Dựa trên nghiên
cứu về “Tình trạng lương khu vực công đối với nhân viên y tế tuyến đầu
trong Covid-19’’ thì khoảng 60% nhân viên y tế đã phải cáng đáng khối
lượng công việc và thời gian làm việc tăng lên đáng kể trong giai đoạn diễn
ra đại dịch Covid-19, khoảng 40% trong số họ cho biết họ gặp phải những
áp lực và suy giảm thể chất và 70% bị lo lắng và trầm cảm ( Theo Báo Sức
khỏe & Đời sống ). Số lượng lớn nhân viên y tế do không thể chịu được áp
lực công việc kéo dài dẫn đến phải xin nghỉ việc một thời gian. Hệ thống y
tế Việt Nam đã phải đối mặt với những khó khăn thách thức do tăng số
lượng ca nhiễm. Nhiều bệnh viện đã phải tăng cường cơ sở vật chất và
nhân lực để đối phó với tình hình khẩn cấp.

Trong danh mục dự trữ quốc gia mới chỉ có thuốc phòng chống dịch bệnh
mà chưa có một số trang thiết bị, vật tư y tế, đồ bảo hộ thiết yếu để phục vụ
cho công tác phòng chống dịch, công tác khám bệnh, chữa bệnh và có nguy
cơ lây nhiễm đối với đội ngũ cán bộ y tế. Trên thực tế, ngành y tế trong
thời gian chống dịch vừa qua đã xảy ra tình trạng thiếu khẩu trang y tế. Bên
cạnh đó, khó khăn trong việc đặt mua các thiết bị y tế như máy thở, máy
xét nghiệm, máy chụp X-quang,… do việc cung khan hiếm và giá bị đẩy
lên cao. Chính phủ Việt Nam đã đưa ra nhiều biện pháp cứng rắn như
phong tỏa các khu vực có dịch, tăng cường kiểm soát biên giới và áp dụng
quy định về phòng chống dịch.

Ngoài việc kìm kẹp cuộc sống, thay đổi các mối quan hệ xã hội, Covid-19
còn tác động không nhỏ đến sức khỏe tinh thần của con người. Có nhiều
bệnh nhân bị Covid-19 gặp chứng rối loạn tâm thần sau khi mắc bệnh và

11
trở nên lo âu thậm chí là trầm cảm, họ thường xuyên bị mất ngủ. Điều này
đã làm tăng thêm gánh nặng cho y tế Việt Nam giai đoạn này.
Vì đây là vấn đề mang tính toàn cầu nên sự phối hợp và chung tay của cả
nhân dân và cộng đồng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đẩy lùi
dịch bệnh. Hiểu được tầm quan trọng của việc tuân thủ các biện pháp
phòng chống dịch, đa số người dân đã tuân thủ nghiêm ngặt các quy định
về giãn cách xã hội, đeo khẩu trang và giữ gìn vệ sinh cá nhân.

 Kinh tế:
Nền kinh tế Việt Nam đã chịu ảnh hưởng rất lớn từ đại dịch Covid-19.
Cuộc khủng hoảng đã càn quét khốc liệt trên phạm vi thế giới và khiến nền
kinh tế Việt Nam suy thoái nghiêm trọng. Tại Việt Nam trong 6 tháng đầu
năm 2020, Covid-19 đã tác động lên nền kinh tế và làm cho tăng trưởng
kinh tế nước ta rơi xuống mức thấp nhất trong 10 năm qua.

Dù đại dịch tác động lên nhiều khía cạnh của nền kinh tế nước ta, nhưng
thể hiện tập trung ở hai yếu tố, đó là cung và cầu. Về cầu, với việc thực
hiện giãn cách xã hội cần thiết, bắt buộc theo chỉ thị số 16/CT-TTg ngày
31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ “Về thực hiện các biện pháp cấp bách
phòng chống dịch Covid-19” làm tiêu dùng trong nước sụt giảm mạnh.
Trong khi đó, các nền kinh tế lớn ( Mỹ, Trung Quốc, EU, Nhật Bản, Hàn
Quốc ) cũng chịu ảnh hưởng lớn từ dịch bệnh và kinh tế suy giảm, kéo theo
sự sụt giảm về cầu nhập khẩu, trong đó có hàng hóa Việt Nam.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong sáu tháng đầu năm 2020:
+ Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm 0,8% so
với cùng kỳ năm 2019 và nếu loại trừ yếu tố giá thì còn giảm mạnh hơn.
+ Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống giảm tới 18,1%; doanh thu dịch vụ du
lịch lữ hành giảm tới 53,2%, đây là lĩnh vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng
nhất.
+ Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu giảm 1,1%; khu vực FDI ( kể cả dầu thô )
giảm 6,7%.

Về cung, đại dịch Covid-19 làm đứt gãy chuỗi cung ứng đầu vào và lao
động. Chẳng hạn trong ngành công nghiệp ô tô, do khan hiếm linh kiện đầu
vào cùng phải thực hiện giãn cách xã hội dẫn đến các doanh nghiệp sản
xuất ô tô trong nước như Honda, Toyota, Nissan,… phải tạm dừng sản xuất
( Theo Tạp chí Cộng Sản ). Dịch bệnh kéo dài đã “bào mòn” tinh thần khởi
nghiệp, kinh doanh của người dân. Theo báo cáo của Cục Đăng ký kinh
doanh, trong năm 2021 có 116,839 doanh nghiệp đăng ký mới, giảm 13,4%
so với năm 2020, là mức thấp nhất kể từ năm 2017 cho đến nay. Số vốn
đăng ký thành lập trong năm 2021 cũng chỉ đạt 1,611,109 tỷ đồng, giảm
27,9% so với năm 2020. Bên cạnh đó, số doanh nghiệp quay trở lại hoạt
động trong năm 2021 là 43,116 doanh nghiệp, giảm 2,2% so với năm
2020.

12
Tuy nhiên, nhờ sự chỉ đạo sát sao của các bộ, ngành, chính quyền địa
phương cũng như Chính phủ Việt Nam đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm
phục hồi kinh tế, nước ta đã đạt được những kết quả tích cực trong việc
kiểm soát dịch bệnh. Các biện pháp hỗ trợ tài chính, khuyến khích đầu tư
trong nước, khuyến khích tiêu dùng và thúc đẩy sản xuất nội địa cùng sự cố
gắng nỗ lực chủ động vượt khó của cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức
xúc tiến thương mại đã giúp duy trì sản xuất và xuất khẩu, đảm bảo tình
hình kinh tế Việt Nam sẽ ổn định hơn sau đại dịch Covid-19.

2.2.1: Những ảnh hưởng tích cực

 MÔI TRƯỜNG:
Khi đại dịch mới xảy ra, chất lượng môi trường dần được cải thiện như
không khí trong lành hơn, có thể nghe được âm thanh của thiên nhiên thay vì âm
thanh ầm ĩ của xe cộ khi các thành phố áp đặt lệnh phong tỏa hay giãn cách xã
hội…
Do tác động của đại dịch đối với du lịch và công nghiệp, nhiều khu vực
trên Trái Đất đã giảm ô nhiễm không khí đáng kể, giảm cả biến đổi khí hậu. So
với cùng thời gian của những năm trước, chất lượng không khí cũng có xu
hướng được cải thiện hơn, kể từ khi con người giảm bớt di chuyển không cần
thiết do dịch Covid-19 đã góp phần vào sự sụt giảm đáng kể khí carbon dioxide,
methane, và lượng khí thải carbon monoxide.

Điều này cũng cho thấy ảnh hưởng của các nguồn phát thải như giao
thông và hoạt động sản xuất có tác động đáng kể đến chất lượng không khí đô
thị. Một nghiên cứu được công bố cho thấy lượng khí thải carbon toàn cầu hàng
ngày trong giai đoạn phong tỏa đã giảm và có thể dẫn đến lượng khí thải carbon
hàng năm giảm theo đáng kể, đó sẽ là sự sụt giảm lớn nhất theo các nhà nghiên
cứu.
Họ gán cho những sụt giảm này chủ yếu là do giảm các hoạt động sử
dụng và công nghiệp vận chuyển mà nguyên do trực tiếp là bởi đại dịch Covid-
19 ngày càng phức tạp. Các biện pháp giãn cách xã hội được áp dụng ở hầu hết
các nước nên hoạt động du lịch bị ngưng lại, bãi biển trở nên vắng người, sạch
13
hơn, rác thải ở các điểm du lịch cũng giảm mạnh. Tiếng ồn ở đô thị và các điểm
công cộng cũng giảm do người dân không được tập trung, hoạt động buôn bán
bị dừng lại, xe cộ bị hạn chế lưu thông.

 GIÁO DỤC
Tất cả các cấp học và toàn bộ học sinh sinh viên được tiếp cận nhiều hơn
với việc học trực tuyến, ngành giáo dục online phát triển mạnh mẽ và hiệu quả.
Ví dụ như một số ứng dụng hỗ trợ học tập trực tuyến được mở ra giúp cho việc
học trở nên tiện lợi và thông minh hơn Tiến sỹ Hoàng Lê Minh, Trưởng khoa
Công nghệ thông tin, Trường Đại học Văn Lang, TP.HCM cho biết, trong thời
kỳ dịch Covid-19 từ năm 2020, trường hầu như chuyển các hoạt động đào tạo
sang môi trường online. Giai đoạn đầu là chỉ dạy học trực tuyến theo tinh thần
tức là có video chat, video thảo luận… Tuy nhiên, qua quá trình triển khai giảng
dạy, nhu cầu tăng hơn. Bà Hoàng Hà Linh, đồng sáng lập Kiến Guru lý giải
nguyên nhân giúp lượng học viên tăng vì học sinh nghỉ ở nhà phòng dịch bệnh
do virus corona gây ra. Bên cạnh đó, khi học trực tuyến, học sinh cần một gia sư
online để hệ thống lại kiến thức cũ và học bài mới. Các bài giảng trên ứng dụng
thiết kế ngắn gọn. Các môn tự nhiên sử dụng hình ảnh minh hoạ, thí nghiệm
thực tế giúp học sinh hiểu các khái niệm trừu tượng. Các môn xã hội tổng kết
kiến thức trọng tâm theo dạng sơ đồ tư duy, giúp các em hứng thú, tiếp thu kiến
thức nhanh, tránh tình trạng quên bài và ngại học.
Vậy trong việc giáo dục tác động của Covid 19 đã mở ra một phương
pháp học tập mới đa dạng hiệu quả thông minh phù hợp với nhiều lứa tuổi.
 Y TẾ
Trong thời gian dịch bệnh xảy ra đối với ngành y tế có lẽ mặt tiêu cực là
nhiều hơn tích cực. Bởi vì việc tiếp nhận rất nhiều ca bệnh như lúc đại dịch là
điều vô cùng tiêu cực.
 PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
Việt Nam được cho là một trong số ít quốc gia sẽ tiếp tục tăng trưởng
trong năm 2020, mặc dù những quốc gia khác trên thế giới được dự báo rơi vào

suy thoái. Tuy nhiên, có những dao động đáng kể trong các dự báo hiện tại, nhấn
14
mạnh những yếu tố không chắc chắn đáng kể vẫn có khả năng xảy ra trong
tháng 5/2020.

Sau khi gia nhập WTO vào tháng 1 năm 2007, một đặc điểm đáng chú ý
của nền kinh tế Việt Nam trong thập kỷ qua là mối liên kết lớn mạnh và ngày
càng tăng với các nền kinh tế khác, thông qua thương mại và đầu tư. Hai trong
số những động lực quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế trước đó
là: (1) mức độ đầu tư trực tiếp nước ngoài và (2) khả năng xuất khẩu của cả
nước. Hơn 50% giá trị hàng xuất khẩu của Việt Nam nhắm vào các thị trường:
Hoa Kỳ, Trung Quốc và Liên minh châu Âu và Vương quốc Anh.
Kết quả Quý 1 cho đến nay đã hiển thị kết quả hỗn hợp. Việt Nam dường
như có khả năng duy trì tổng mức xuất khẩu đến các thị trường xuất khẩu trọng
yếu. Tuy nhiên, chúng ta có thể hy vọng sẽ thấy tác động mạnh mẽ hơn trong
Quý 2 và Quý 3, vì những số liệu Quý 1 này chưa phản ánh bất kỳ sự suy thoái
nào trong nền kinh tế nói chung hoặc tiêu dùng ở Hoa Kỳ và ở Châu Âu.

 SỨC KHỎE TINH THẦN


Khi đại dịch covid bùng phát tất cả mọi người đều ở trong nhà để cách ly
xã hội, đó cũng là lúc những người trong gia đình gần bên nhau. Lúc này đây
mọi người ngồi gần kề bên, nói chuyện, chia sẻ với nhau những câu chuyện
trước giờ mọi người chưa kể, khó nói. Vậy đại dịch đã mang đến những thay đổi
tích cực về đời sống tinh thần của mọi người là đưa những trái tim về gần nhau
hơn “ngưng kết nối công nghệ để kết nối con người”.

2.2.2: Những ảnh hưởng tiêu cực

 MÔI TRƯỜNG:

15
Tuy nhiên, dù Covid-19 tác động một cách tích cực cho môi trường nhưng
chúng ta cũng không thể phủ nhận rằng môi trường vẫn đang phải chịu những
tác động tiêu cực cũng chính từ đại dịch này. Thực trạng là chất thải ra môi
trường gia tăng làm ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, …
Do việc sử dụng khẩu trang dùng
một lần cao chưa từng có, một số lượng
đáng kể khẩu trang đã bị vứt bỏ vào môi
trường tự nhiên, làm tăng thêm gánh nặng
rác thải nhựa trên toàn thế giới. Trong đại
dịch COVID-19, nhu cầu sử dụng nhựa
trong y tế đã tăng lên đáng kể ở một số
quốc gia. Bên cạnh thiết bị bảo vệ cá nhân
như khẩu trang, găng tay, nước sát khuẩn,
việc sử dụng nhựa tăng lên đáng kể liên
quan đến yêu cầu đóng gói và các mặt hàng sử dụng một lần.
Nói chung, những thay đổi này trong bệnh viện và trong cuộc sống hàng
ngày có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề môi trường bắt nguồn từ chất dẻo,
vốn đã tồn tại ngay cả trước khi đại dịch xảy ra. Tại Việt Nam, chất thải y tế
tăng lên rất mạnh, tại các bệnh viện tăng 2-4 lần do tăng trang phục, khẩu trang,
găng tay cùng với nhiều trang thiết bị, bơm kim tiêm, dây chuyền dịch, thuốc
men. Chỉ tính riêng Hải Dương, khối lượng chất thải có nguy cơ chứa SARS-
CoV-2 đã thu gom từ khi xảy ra đợt dịch COVID-19 lần thứ 3 ngày 27/1-
20/2/2021 là 304,856 tấn.
 GIÁO DỤC
Nhưng đi cạnh với tích cực thì tác động tiêu cực cũng không hề ít ỏi.
Khi phải đối diện với việc học tập tại nhà trong thời gian dài nhiều học
sinh sinh viên đã gặp phải các vấn đề về tâm lí. Thạc sĩ Lê Thị Dung, Giảng viên
Bộ môn Tâm lý học, Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng cho rằng: ''Thời gian
dài học online cũng là một tác nhân khiến trầm trọng hơn vấn đề nên các trường
cần tăng cường các tiết học vận động, kết nối để giải tỏa áp lực tâm lý cho các
em, tránh những bệnh lý về sức khỏe tinh thần vốn rất quan trọng''.
Dù học sinh ở TP Hồ Chí Minh đã quay trở lại trường từ sau Tết, tuy
nhiên, sau thời gian học online kéo dài, nhiều học sinh có những biểu hiện rối
loạn cảm xúc thậm chí trầm cảm, do ở nhà quá lâu.

Mới đây, tại một trường THPT vừa xảy ra việc một học sinh nhảy từ tầng
3 xuống sân trường. Tình huống quá bất ngờ khi mọi người phát hiện thì em đã
nằm bất động dưới sân trường. Sau khi được đưa đi cấp cứu, em học sinh đã qua
được cơn nguy kịch. ''Em đang ngồi nói chuyện thì nghe một tiêng rất là to, em
bước ra đã thấy em đó nằm dưới đất rồi, rất là sốc'', em Hồ Trí Vĩ, học sinh
trường THPT Nguyễn Hữu Thọ (quận 4, TP Hồ Chí Minh) cho biết. Ban giám
16
hiệu nhà trường cho biết, ngay sau khi sự việc xảy ra, trường đã tổ chức khảo sát
tâm lý với học sinh toàn trường và phát hiện hàng chục em có những biểu hiện
tâm lý khác thường, dấu hiệu trầm cảm.

Ông Đỗ Đình Đảo, Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Hữu Thọ cho biết:
''Chúng tôi rất bất ngờ về những suy nghĩ của các em như muốn hủy hoại bản
thân. Chúng tôi chỉ đạo ngay các thầy cô chủ nhiệm nắm ngay danh sách, mời
cha mẹ học sinh cùng gia đình để phối hợp, tăng cường các giờ học kỹ năng
sống''.

Ngoài ra việc học tập trực tuyến cũng đem lại nhiều hệ lụy không mấy
tích cực ngoài những mặt sáng của nó. Với việc học trực tuyến các em học sinh
sinh viên thường mất tập trung học tập, qua màn hình không tiếp nhận được tốt
nhất kiến thực được giảng dạy và bên lề là những ảnh hươngr về sức khỏe khi
tiếp xúc nhiều với ánh sáng xanh thường xuyên.

 Y TẾ

Theo Ủy ban Về các vấn đề xã hội, do vừa phải đảm bảo công tác khám
bệnh, chữa bệnh thường xuyên, vừa đảm nhiệm công tác phòng, chống dịch
bệnh COVID-19 (giám sát dịch, hỗ trợ các tuyến, cách ly người nhiễm và nghi
nhiễm, điều trị người nhiễm, hỗ trợ các tuyến trong phòng, chống dịch…) nên
một số cơ sở y tế xuất hiện tình trạng quá tải kéo dài và tiềm ẩn nhiều nguy cơ,
nhất là nguy cơ lây nhiễm chéo vi rút SARS-Cov2. Nhiều cơ sở y tế đã tăng ca
làm việc để phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh, sàng lọc, tổ chức cách ly,
giám sát và điều trị bệnh nhân nhiễm và nghi nhiễm COVID-19. Tuy nhiên, nếu
dịch kéo dài, sẽ gây ra áp lực lớn, khó khăn trong việc bảo đảm tính liên tục các
hoạt động của hệ thống y tế dự phòng, thiếu nhân lực điều tra dịch tễ, lấy mẫu
xét nghiệm, việc tổ chức cách ly và xử lý môi trường với số lượng lớn, thời gian
ngắn.

Trong danh mục dự trữ quốc gia mới chỉ có thuốc phòng, chống dịch bệnh
mà chưa có một số trang thiết bị, vật tư y tế, đồ bảo hộ thiết yếu phục vụ công
tác phòng, chống dịch, công tác khám bệnh, chữa bệnh cho người mắc dịch bệnh
nên nếu dịch lan rộng, số người mắc nhiều sẽ ảnh hướng lớn đến công tác khám
bệnh, chữa bệnh và có nguy cơ lây nhiễm đối với đội ngũ cán bộ y tế. Trên thực
tế, ngành y tế trong thời gian chống dịch vừa qua đã xảy ra tình trạng thiếu khẩu
trang y tế. Bên cạnh đó, khó khăn trong việc đặt mua các thiết bị y tế như máy
thở, máy xét nghiệm, máy X-quang, Kit test xét nghiệm COVID-19… do nguồn
cung khan hiếm và giá bị đẩy lên cao. Do đó, cần có phương án để chủ động về
trang thiết bị, vật tư y tế, thuốc, đồ bảo hộ và các trang thiết bị cá nhân cho nhân
viên y tế… nhằm đáp ứng công tác phòng, chống dịch bệnh hiện nay cũng như
bảo đảm dự phòng sau khi kết thúc dịch và bảo vệ sức khỏe cho nhân viên y tế.

17
Số lượng người đến khám bệnh, chữa bệnh tại nhiều cơ sở y tế hiện đang
giảm mạnh, tại nhiều Bệnh viện trên địa bàn Thành phố Hà Nội như Bạch Mai,
Thanh Nhàn, Việt Nam-Cu Ba… số lượng bệnh nhân đến khám giảm 30%-50%.
Việc này một mặt sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người có bệnh khi tự chữa
bệnh tại nhà, mặt khác có thể tác động đến khoảng 240 bệnh viện tự bảo đảm chi
tiền lương từ nguồn thu dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, nếu tình hình dịch bệnh
tiếp tục kéo dài có thể tác động đến kinh phí hoạt động của các cơ sở y tế thực
hiện tự chủ về tài chính.

Về tình hình cân đối, quản lý Quỹ Bảo hiểm y tế: Theo dự báo, trong
trường hợp khi số ca mắc COVID-19 tăng cao sẽ có ảnh hưởng đến Quỹ do chi
phí điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 khá lớn.

Bên lề là những ảnh hưởng về sức khỏe khi tiếp xúc nhiều với ánh sáng
xanh thường xuyên.

 PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI


Thứ nhất, trên thế giới hiện nay, hoạt động sản xuất được thiết kế dựa
trên chuỗi cung ứng toàn cầu. Sự xuất hiện của dịch bệnh COVID-19 khiến
nhiều nước phải thực hiện giãn cách xã hội, gây ra sự đứt gãy trong chuỗi cung
ứng toàn cầu. Từ đó, dẫn đến tình trạng gián đoạn cục bộ, khiến cho đầu vào của
sản xuất bị thiếu hụt, lưu thông hàng hóa, dịch vụ và lao động toàn cầu không
thể thông suốt và hiệu quả. Tình trạng trên dẫn đến hoạt động kinh tế - xã hội
thế giới không thể bình thường chứ chưa nói đến tăng trưởng và phát triển.

Thứ hai, do giãn cách xã hội và hoạt động kinh tế - xã hội thế giới bị ảnh
hưởng cũng khiến cho nhu cầu tiêu dùng của người dân và xã hội suy giảm, ảnh
hưởng nhiều nhất đến các lĩnh vực du lịch và dịch vụ. Từ đó, những nước có nền
kinh tế chủ yếu dựa vào du lịch và dịch vụ bị ảnh hưởng nặng nề.

Thứ ba, dịch bệnh COVID-19 kéo dài phức tạp, mặc dù, các quốc gia đã
và khẩn trương thúc đẩy tiêm vacxin phòng, chống dịch cho cộng đồng, tuy
nhiên, dịch bệnh khiến các nhà đầu tư giảm bớt nhiệt huyết trong việc mở rộng
sản xuất, kinh doanh… Điều này đã tác động tiêu cực đến lĩnh vực thu hút, kêu
gọi dòng vốn đầu tư từ phía các doanh nghiệp, từ đó, khó khăn trong việc giải
quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.

Thứ tư, đa số hoạt động hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa,
giáo dục… giữa các nước thực hiện giãn cách xã hội để chống dịch hầu như bị
ngưng trệ. Ở nhiều nước, nhiều doanh nghiệp đã chuyển sản xuất, hợp tác sang
nước khác. Điều này làm đứt gãy, cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội ở các
nước mà hoạt động hợp tác quốc tế bị gián đoạn, đặc biệt là ở các quốc gia có độ
mở cao.

18
Đối với kinh tế - xã hội Việt Nam
Việt Nam là một trong những nước có nền kinh tế - xã hội có độ mở lớn, hội
nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Vì vậy, khi nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy
thoái nghiêm trọng sau dịch bệnh COVID-19 đã khiến cho kinh tế - xã hội Việt
Nam cũng chịu ảnh hưởng nặng nề. COVID-19 tác động lên mọi mặt của đời
sống kinh tế - xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế, hoạt động
thương mại, lao động, việc làm và thu nhập của người lao động:

Một là, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm,
doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống cũng sụt giảm.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2020, tổng
mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm 0,8% so với cùng kỳ
năm 2019 và nếu loại trừ yếu tố giá thì còn giảm mạnh hơn, ở mức 5,3% (cùng
kỳ năm 2019 tăng 8,5%). Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa 6 tháng đầu năm
2020 tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2019[1]. Đáng chú ý, tổng mức bán lẻ hàng
hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 7/2021 ước tính đạt 339.400 tỷ đồng,
giảm 8,3% so với tháng trước và giảm 19,8% so với cùng kỳ năm trước [2].
Những mặt hàng thiết yếu đối với cuộc sống như lương thực, thực phẩm, đồ
dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng; nhưng những mặt hàng như may
mặc, phương tiện đi lại, văn hóa phẩm, giáo dục… có tốc độ giảm.

Cũng trong 6 tháng đầu năm 2020, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống
giảm tới 18,1% so với cùng kỳ năm 2019; doanh thu du lịch lữ hành giảm tới
53,2%. Đây là lĩnh vực chịu tác động nghiêm trọng nhất bởi dịch bệnh COVID-
19 và từ việc thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội [3]. Chịu tác động nặng
nề nhất trong năm 2021 là du lịch lữ hành với mức tăng trưởng âm, lên tới
59,9% chủ yếu do lượng khách quốc tế đến Việt Nam chỉ đạt 157,3 nghìn lượt
khách, bằng 4,1% so với cùng kỳ. Cũng cần nhớ lại rằng lượng khách quốc tế
đến Việt Nam trong năm 2020 cũng chỉ đạt 3,8 triệu lượt khách (bằng 21,3% so
với con số 18 triệu lượt khách năm 2019) [4].

Hai là, nhu cầu đầu tư của khu vực ngoài nhà nước và khu vực FDI sụt
giảm.
Nhu cầu đầu tư củakhu vực ngoài nhà nước và khu vực FDI sụt giảm
trong 6 tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm trước. Vốn đầu tư khu vực FDI
giảm mạnh nhất, từ tăng trưởng 9,7% 6 tháng đầu năm 2019 xuống tăng trưởng
âm 3,8% so với cùng kỳ năm 2020; tăng trưởng vốn đầu tư từ khu vực ngoài nhà
nước sụt giảm từ 16,4% 6 tháng đầu năm 2019 xuống còn 7,4% năm so với cùng
kỳ năm 2020[5]. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 9 tháng
năm 2021 ước tính đạt 13,28 tỷ USD, giảm 3,5% so với cùng kỳ năm trước [6].

Ba là, dịch bệnh COVID-19 làm đứt gãy chuỗi cung ứng đầu vào và lao
động.

19
Đối với ngành công nghiệp ô tô, do linh kiện đầu vào khan hiếm cùng với
thực hiện giãn cách xã hội nên các doanh nghiệp sản xuất ô tô trong nước như
Honda, Nissan, Toyota, Ford, Hyundai… phải tuyên bố tạm dừng sản xuất, chỉ
đến khi thời kỳ giãn cách xã hội kết thúc và chuỗi cung ứng được kết nối trở lại,
các doanh nghiệp sản xuất ô tô mới quay trở lại hoạt động. Nhiều doanh nghiệp,
nhất là các doanh nghiệp có chuyên gia người nước ngoài và người lao động
nước ngoài chịu ảnh hưởng nặng nề từ COVID-19 khi nguồn cung lao động bị
thiếu.

Bốn là, dịch bệnh COVID-19 tác động làm tăng tỷ lệ nghèo và cận nghèo về
thu nhập và làm sụt giảm thu nhập tạm thời của hộ gia đình và người lao
động.
Theo kết quả khảo sát của Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP)
và Phụ nữ Liên hợp quốc (UN WOMEN) (2020), trong tháng 12/2019, trung
bình tỷ lệ hộ nghèo là 11,3%. Tỷ lệ này tăng lên tới 50,7% trong tháng 4/2020.
Tỷ lệ hộ cận nghèo tăng từ 3,8% vào tháng 12/2019 lên 6,5% vào tháng 4/2020.
Quan trọng hơn, những hộ gia đình thuộc nhóm dân tộc thiểu số và hộ gia đình
có lao động phi chính thức và gia đình những người nhập cư chịu tác động từ
dịch bệnh lớn hơn [7]. "Đánh giá nhanh của Viện khoa học xã hội Việt Nam gần
đây cũng cho thấy, tính đến tháng 7/2021, gần 64% hộ gia đình bị giảm thu nhập
từ 30% trở lên so với thời điểm trước đại dịch (tháng 12/2019)"[8]. Dịch bệnh
COVID-19 đang khiến cho những nỗ lực giảm nghèo của Việt Nam trong nhiều
năm qua gặp phải những thách thức mới. Tình trạng mất việc làm, giảm thu
nhập do COVID-19 tác động mạnh hơn tới các nhóm thu nhập thấp, không có
hoặc ít tích lũy, không tiếp cận được mạng lưới an sinh xã hội. Thực trạng này là
nguy cơ tăng thêm người nghèo mới hoặc tái nghèo.

 SỨC KHỎE TINH THẦN


Sang chấn tinh thần, rối loạn lo âu, trầm cảm..., giới y học nước ta đã có
những nghiên cứu bước đầu và đưa ra cảnh báo về nguy cơ rối loạn sức khỏe
tâm thần do COVID-19:
Dịch bệnh COVID-19 là một sang chấn tâm lý nghiêm trọng đối với sức
khỏe con người, dẫn đến trầm cảm, lo âu, rối loạn cảm xúc. Nhiều người lo sợ, e
ngại đến nơi công cộng, thu mình không muốn giao tiếp, thậm chí tự gây chấn
thương, hủy hoại bản thân. Việc cách ly tại nhà, không ra ngoài trong thời gian
dài dẫn đến những căng thẳng, hoang mang, lo âu, trầm cảm. Tình trạng cáu
giận, dễ kích động, cô đơn, cảm giác mất mát diễn ra khá phổ biến. Người dân
sinh sống trong những nơi có dịch, khu bị phong tỏa, cách ly là những đối tượng
dễ bị tác động tâm lý. Bệnh nhân mắc COVID-19 và những người phải nhập
viện rơi vào tâm trạng lo sợ, hoang mang, luôn nghĩ đến cái chết.

2.2.3 Nguyên nhân của những ảnh hưởng tiêu cực

20
 ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG
Người dân được khuyến khích sử dụng khẩu trang và được thay thường
xuyên nên khẩu trang đã qua sử dụng thải ra môi trường làm tăng lượng rác thải.
Nhiều khu cách ly với hàng chục nghìn người được cung cấp khẩu trang, quần
áo bảo hộ cũng như thực phẩm chế biến sẵn góp phần tạo nên lượng rác lớn thải
ra môi trường.
Cơ quan y tế cũng sử dụng một lượng lớn các hóa chất khử trùng, chủ yếu
là Chloramin B, cũng rất độc hại cho môi trường. Để bảo đảm an toàn, nhiều
khu cách ly, bệnh viện, khu xử lý chất thải đô thị đã sử dụng biện pháp đốt chất
thải y tế, dẫn đến ô nhiễm không khí.
Có thể thấy rằng dịch bệnh Covid-19 không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến
sức khỏe con người mà còn tác động tiêu cực đến môi trường từ những vật dụng,
dụng cụ mà con người sử dụng để chống lại chính “kẻ thù” nguy hiểm này.
 ĐỐI VỚI KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM
Việt Nam là một trong những nước có nền kinh tế - xã hội có độ mở lớn,
hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Vì vậy, khi nền kinh tế toàn cầu rơi vào
suy thoái nghiêm trọng sau dịch bệnh COVID-19 đã khiến cho kinh tế - xã hội
Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng nặng nề. COVID-19 tác động lên mọi mặt của
đời sống kinh tế - xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế, hoạt động
thương mại, lao động, việc làm và thu nhập của người lao động:

Một là, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm,
doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống cũng sụt giảm.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2020, tổng
mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm 0,8% so với cùng kỳ
năm 2019 và nếu loại trừ yếu tố giá thì còn giảm mạnh hơn, ở mức 5,3% (cùng
kỳ năm 2019 tăng 8,5%). Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa 6 tháng đầu năm
2020 tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2019[1]. Đáng chú ý, tổng mức bán lẻ hàng
hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 7/2021 ước tính đạt 339.400 tỷ đồng,
giảm 8,3% so với tháng trước và giảm 19,8% so với cùng kỳ năm trước[2].
Những mặt hàng thiết yếu đối với cuộc sống như lương thực, thực phẩm, đồ
dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng; nhưng những mặt hàng như may
mặc, phương tiện đi lại, văn hóa phẩm, giáo dục… có tốc độ giảm.

Cũng trong 6 tháng đầu năm 2020, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống
giảm tới 18,1% so với cùng kỳ năm 2019; doanh thu du lịch lữ hành giảm tới
53,2%. Đây là lĩnh vực chịu tác động nghiêm trọng nhất bởi dịch bệnh COVID-
19 và từ việc thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội[3]. Chịu tác động nặng nề
nhất trong năm 2021 là du lịch lữ hành với mức tăng trưởng âm, lên tới 59,9%
chủ yếu do lượng khách quốc tế đến Việt Nam chỉ đạt 157,3 nghìn lượt khách,
bằng 4,1% so với cùng kỳ. Cũng cần nhớ lại rằng lượng khách quốc tế đến Việt
Nam trong năm 2020 cũng chỉ đạt 3,8 triệu lượt khách (bằng 21,3% so với con
số 18 triệu lượt khách năm 2019)[4].
21
Hai là, nhu cầu đầu tư của khu vực ngoài nhà nước và khu vực FDI sụt
giảm.
Nhu cầu đầu tư củakhu vực ngoài nhà nước và khu vực FDI sụt giảm
trong 6 tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm trước. Vốn đầu tư khu vực FDI
giảm mạnh nhất, từ tăng trưởng 9,7% 6 tháng đầu năm 2019 xuống tăng trưởng
âm 3,8% so với cùng kỳ năm 2020; tăng trưởng vốn đầu tư từ khu vực ngoài nhà
nước sụt giảm từ 16,4% 6 tháng đầu năm 2019 xuống còn 7,4% năm so với cùng
kỳ năm 2020[5]. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 9 tháng
năm 2021 ước tính đạt 13,28 tỷ USD, giảm 3,5% so với cùng kỳ năm trước[6].

Ba là, dịch bệnh COVID-19 làm đứt gãy chuỗi cung ứng đầu vào và lao
động.
Đối với ngành công nghiệp ô tô, do linh kiện đầu vào khan hiếm cùng với
thực hiện giãn cách xã hội nên các doanh nghiệp sản xuất ô tô trong nước như
Honda, Nissan, Toyota, Ford, Hyundai… phải tuyên bố tạm dừng sản xuất, chỉ
đến khi thời kỳ giãn cách xã hội kết thúc và chuỗi cung ứng được kết nối trở lại,
các doanh nghiệp sản xuất ô tô mới quay trở lại hoạt động. Nhiều doanh nghiệp,
nhất là các doanh nghiệp có chuyên gia người nước ngoài và người lao động
nước ngoài chịu ảnh hưởng nặng nề từ COVID-19 khi nguồn cung lao động bị
thiếu.

Bốn là, dịch bệnh COVID-19 tác động làm tăng tỷ lệ nghèo và cận nghèo về
thu nhập và làm sụt giảm thu nhập tạm thời của hộ gia đình và người lao
động.
Theo kết quả khảo sát của Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP)
và Phụ nữ Liên hợp quốc (UN WOMEN) (2020), trong tháng 12/2019, trung
bình tỷ lệ hộ nghèo là 11,3%. Tỷ lệ này tăng lên tới 50,7% trong tháng 4/2020.
Tỷ lệ hộ cận nghèo tăng từ 3,8% vào tháng 12/2019 lên 6,5% vào tháng 4/2020.
Quan trọng hơn, những hộ gia đình thuộc nhóm dân tộc thiểu số và hộ gia đình
có lao động phi chính thức và gia đình những người nhập cư chịu tác động từ
dịch bệnh lớn hơn[7]. "Đánh giá nhanh của Viện khoa học xã hội Việt Nam gần
đây cũng cho thấy, tính đến tháng 7/2021, gần 64% hộ gia đình bị giảm thu nhập
từ 30% trở lên so với thời điểm trước đại dịch (tháng 12/2019)"[8]. Dịch bệnh
COVID-19 đang khiến cho những nỗ lực giảm nghèo của Việt Nam trong nhiều
năm qua gặp phải những thách thức mới. Tình trạng mất việc làm, giảm thu
nhập do COVID-19 tác động mạnh hơn tới các nhóm thu nhập thấp, không có
hoặc ít tích lũy, không tiếp cận được mạng lưới an sinh xã hội. Thực trạng này là
nguy cơ tăng thêm người nghèo mới hoặc tái nghèo.

22
2.3: Phương hướng, giải pháp khắc phục hạn chế và tiếp tục phát triển các
lĩnh vực trong thời gian tới
2.3.1: Phương hướng khắc phục hạn chế và tiếp tục đẩy mạnh sự phát
triển của các lĩnh vực (nêu trên) trong thời gian tới
2.3.1.1: Tư tưởng chỉ đạo của Đảng
Trong thời gian căng thẳng của đại dịch, dưới sự lãnh đạo của Đảng và
Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ
đạo Quốc gia về phòng, chống dịch bệnh Covid-19, các ngành, các cấp, các địa
phương, cả hệ thống chính trị đã đoàn kết, thống nhất triển khai quyết liệt nhiều
biện pháp đồng bộ, vừa ngăn chặn, hạn chế tốc độ lây lan của dịch bệnh, vừa
bảo đảm thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh, an toàn
xã hội; bước đầu đã thu được nhiều kết quả tích cực, thể hiện sức mạnh đoàn kết
dân tộc, sự quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong cuộc chiến
đấu chống đại dịch, được thế giới ghi nhận và đánh giá cao.
Thứ nhất, tiếp tục thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Ban Bí
thư, Thường trực Ban Bí thư và Thủ tướng Chính phủ, sự chỉ đạo, điều hành
thống nhất của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Thứ hai, tập trung phòng, chống dịch bệnh theo nguyên tắc: Ngăn chặn,
hạn chế tối đa các nguồn lây nhiễm, nhất là từ nước ngoài; phát hiện sớm các
trường hợp nhiễm bệnh; điều tra dịch tễ, phân loại, sàng lọc, cách ly chặt chẽ;
khoanh vùng, dập dịch; điều trị kịp thời, hiệu quả. Tuyên truyền, vận động
người dân nâng cao ý thức tự bảo vệ mình, bảo vệ cộng đồng, thực hiện theo
quy định của pháp luật, hướng dẫn của Bộ Y tế và chính quyền địa phương, khai
báo y tế tự nguyện, thông báo kịp thời với cơ sở y tế về tình hình sức khoẻ nếu
có yếu tố, biểu hiện nghi nhiễm bệnh Covid-19. Cấp uỷ, chính quyền ở xã,
phường, thị trấn phải phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng công an, quân sự,
y tế, phối hợp chặt chẽ, tăng cường nắm chắc tình hình, thực hiện tốt nhiệm vụ
được giao.
Thứ ba, hoàn thiện các phương án, kịch bản chống dịch bệnh ở các quy
mô khác nhau; bảo đảm đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật
tư và nhân lực để phòng, chống dịch trong tình huống dịch bùng phát mạnh.Tập
trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong việc mua sắm trang thiết bị, vật
tư phòng, chống dịch. Có chính sách động viên, hỗ trợ kịp thời những người
tham gia phòng, chống dịch. Các địa phương có dịch phải ưu tiên mọi điều kiện,
nguồn lực để chống dịch, dập dịch.
Thứ tư, tuyên truyền, thông tin kịp thời, minh bạch tới người dân về tình
hình dịch bệnh, xử lý nghiêm những người đưa thông tin sai sự thật, ảnh hưởng
tới công tác phòng, chống dịch bệnh.
Thứ năm, động viên nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp phát huy tinh
thần yêu nước, lòng nhân ái, trách nhiệm xã hội, cùng tham gia phòng, chống
dịch, ủng hộ các lực lượng chức năng hoàn thành tốt nhiệm vụ. Kịp thời chia sẻ,

23
hỗ trợ những người có hoàn cảnh khó khăn, những người lao động phải tạm
ngừng việc, những người trong vùng dịch; phối hợp với các nước hỗ trợ kịp thời
người Việt Nam ở nước ngoài.
Thứ sáu, tiếp tục chỉ đạo việc xây dựng các kịch bản phát triển kinh tế, xã
hội phù hợp với tình hình dịch bệnh; có kế hoạch tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh
sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là các ngành bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, bảo đảm
an sinh xã hội, chăm lo đời sống của nhân dân.
Thứ bảy, thực hiện tốt các hoạt động đối ngoại, ngoại giao, đặc biệt là các
hoạt động ngoại giao của ASEAN.Thường xuyên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm,
24 hợp tác phòng, chống dịch bệnh; thông tin kịp thời, thường xuyên để các
nước hiểu được chủ trương, chính sách của ta trong quá trình phòng, chống dịch
bệnh.
2.3.1.2: Phương hướng
a) Kinh tế
Đại dịch COVID-19 xuất hiện vào năm cuối thực hiện Chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 và đã ảnh hưởng đến một vài năm
đầu của giai đoạn 2021 - 2030 đang đặt ra những thách thức mới không lường
trước được. Đây là cú sốc bất ngờ làm nền kinh tế chệch khỏi đường ray đang
trên đà phát triển kể từ năm 2012. Vì thế, để nền kinh tế nhanh chóng quay trở
lại quỹ đạo phát triển bình thường mới, cú sốc dịch bệnh “vô tiền khoáng hậu”
này cần được xử lý kịp thời, không để kéo dài và không để các vấn đề phát sinh
trong thời kỳ dịch bệnh tồn đọng dai dẳng, kéo chậm tốc độ tăng trưởng và
chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế. Để hướng đến mục tiêu dài hạn, Chính phủ cần
có những phương hướng giúp nền kinh tế trong thời gian sắp tới vừa phát triển
kinh tế, vừa ổn định xã hội, tạo nền tảng cho tăng trưởng nhanh và bền vững.
Trước tiên, cần khai thác tối đa thị trường trong nước, đẩy mạnh phong
trào "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", đồng thời phải phòng
ngừa, ứng phó với các bất ổn từ bên ngoài, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm
soát lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội, sinh kế, việc làm, đời sống đối với người
lao động, người nghèo, người yếu thế
Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn để duy trì hoạt động sản xuất
kinh doanh, hướng đến giảm thiểu những thiệt hại doanh nghiệp phải hứng chịu
do Covid-19 xuống mức thấp nhất có thể.
Hỗ trợ, chi ngân sách nhà nước để góp phần tháo gỡ khó khăn cho các
doanh nghiệp, tổ chức, bảo đảm an sinh xã hội.
Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước chủ động thực hiện các giải pháp
vượt qua khó khăn, khuyến khích đổi mới, sáng tạo, nỗ lực phấn đấu cao nhất
thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

24
Ngay sau khi hết dịch, cần đẩy mạnh triển khai các hoạt động xúc tiến
quảng bá du lịch nhằm phục hồi ngành du lịch nói riêng và nền kinh tế bị ảnh
hưởng nói chung
Hướng truyền thông về du lịch an toàn, hình ảnh một Việt Nam thân
thiện, có trách nhiệm gắn với các kết quả tích cực trong phòng chống dịch
Covid-19 được các tổ chức quốc tế và cộng đồng quốc tế đánh giá cao.
Xây dựng chính sách hỗ trợ đào tạo lao động phù hợp và hỗ trợ người lao
động bị thôi việc, mất việc làm do ảnh hưởng của dịch Covid-19
b) Xã hội
Cho đến thời điểm hiện tại, dịch bệnh Covid-19 ở nước ta đã được kiểm
soát tốt, nhiều bệnh nhân dương tính với virus đã được điều trị, xuất viện, trở lại
cuộc sống bình thường. Những tín hiệu vui mừng đó chính là “liều thuốc tinh
thần’ hữu hiệu trấn an tâm lý người dân, giúp họ yên tâm lao động, sản xuất, học
tập…
Trước hết, cần nâng cao nhận thức của người dân về đại dịch Covid-19,
không được chủ quan, lơ là cảnh giác trong việc phòng chống dịch bệnh, hướng
tới phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.
Tuyên truyền cho người dân các biện pháp phòng chống dịch bệnh như
đeo khẩu trang, sát khuẩn tay, vệ sinh đồ dùng cá nhân,..... nhằm hạn chế sự lây
lan của virus, giữ an toàn cho bản thân và cộng đồng
Chuyển sang mô hình thích ứng an toàn “sống chung với Covid”, bình
thường hóa cuộc sống người dân.
Bên cạnh đó, chính phủ cũng cần đặc biệt quan tâm, mở các gói hỗ trợ,
trợ cấp cho những cá nhân bị thất nghiệp, người già neo đơn, người vô gia cư
cũng như những gia đình gặp khó khăn do Covid-19.
Đổi mới phương pháp giáo dục, kết hợp hai phương thức học trực tuyến
và học trực tiếp trong quy trình giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả trong học tập
của học sinh, sinh viên.
Thúc đẩy, hoàn thành việc tiêm vaccine cho 100% người dân đạt tối thiểu
hai mũi, thực hiện việc tiêm nhắc lại các mũi vaccine để tăng cường kháng thể
chống lại Covid-19, giảm thiểu số ca mắc và số ca bệnh nặng xuống mức thấp
nhất có thể.
2.3.2: Giải pháp khắc phục hạn chế và tiếp tục đẩy mạnh sự phát triển
của các lĩnh vực ( nêu trên ) trong thời gian tới
a) Lĩnh vực tín dụng, tài chính, thuế
Các tổ chức tín dụng cần cân đối, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn
phục vụ sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn
thời gian xét duyệt hồ sơ vay vốn, nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay của
khách hàng; kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ như cơ cấu lại thời hạn trả nợ,
25
xem xét miễn giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ, giảm phí... đối với khách hàng
gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Ban hành chính sách về gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất cho đối tượng
chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; miễn, giảm thuế, phí, lệ phí để tháo gỡ khó
khăn cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; chi ngân sách nhà nước
để góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội
ứng phó với dịch Covid-19,
b) Lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhập khẩu
Có biện pháp bảo đảm nguyên vật liệu cho sản xuất kinh doanh và
phương án tổ chức sản xuất, phân phối, lưu thông, cung ứng hàng hóa, đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng; củng cố thị trường nội địa, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho hoạt
động bán lẻ.
Các doanh nghiệp chủ động thực hiện các giải pháp vượt qua khó khăn,
khuyến khích đổi mới, sáng tạo, nỗ lực phấn đấu cao nhất thực hiện các mục
tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp buôn lậu, gian lận
thương mại, đầu cơ gom hàng, gây khan hiếm hàng, hàng giả, hàng nhái trên thị
trường, nhất là các mặt hàng thiết yếu trong phòng chống dịch như khẩu trang,
nước rửa tay khô, vật tư y tế.
Bảo đảm thông quan, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong
hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa; phối hợp, hỗ trợ các tỉnh biên giới để hoạt
động thông quan hàng hoá được thuận lợi.
c) Lĩnh vực du lịch, hàng không
Xây dựng chính sách cụ thể tháo gỡ khó khăn cho ngành hàng không; rà
soát, xử lý đúng pháp luật về giảm giá, phí, lệ phí, chi phí của ngành hàng
không.
Ngay sau khi hết dịch, đẩy mạnh triển khai các hoạt động xúc tiến quảng
bá du lịch; triển khai Chương trình kích cầu du lịch nội địa; tăng cường truyền
thông, quảng bá, tiếp thị, phát triển các sản phẩm mới để thu hút khách du lịch
quốc tế, nhất là khách du lịch từ các vùng không chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Đồng thời tập trung phát triển mạnh du lịch nội địa ở các vùng, miền của
đất nước; mở rộng diện xét và cải tiến thủ tục cấp thị thực điện tử, miễn phí thị
thực đối với khách du lịch nước ngoài ngắn hạn.
Tăng cường truyền thông về du lịch an toàn, hình ảnh quốc gia thân thiện,
có trách nhiệm gắn với các kết quả tích cực trong phòng chống dịch Covid-19
được các tổ chức quốc tế và cộng đồng quốc tế đánh giá cao.
d) Lĩnh vực lao động, việc làm

26
Nắm chắc tình hình lao động, việc làm trong các doanh nghiệp; đa dạng
hóa các hình thức tuyên truyền và các giải pháp để động viên tinh thần của
người lao động, nâng cao nhận thức về phòng chống dịch Covid-19.
Xây dựng chính sách hỗ trợ đào tạo lao động phù hợp và hỗ trợ người lao
động bị thôi việc, mất việc làm do ảnh hưởng của dịch Covid-19; có phương án
hỗ trợ doanh nghiệp tìm nguồn lao động thay thế trong trường hợp thiếu hụt lao
động.
e) Lĩnh vực thông tin truyền thông
Các cơ quan truyền thông phải kịp thời cung cấp thông tin chính thống,
công khai, minh bạch, khách quan về kết quả công tác phòng, chống dịch Covid-
19 của Việt Nam.
Đẩy mạnh tuyên truyền các giải pháp của Chính phủ, các bộ, ngành, địa
phương, đặc biệt là lực lượng y bác sỹ - chiến sỹ trên tuyến đầu trong việc chủ
động, đồng bộ, quyết liệt phòng chống, ứng phó với diễn biến của dịch; công tác
tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an sinh xã
hội, sức khoẻ và đời sống của nhân dân.
Tăng cường công tác đấu tranh với các hoạt động tuyên truyền thông tin
sai sự thật; ngăn chặn sự lan truyền tin giả trên không gian mạng về dịch covid-
19.
f) Lĩnh vực y tế
Tiêm vaccine phòng Covid-19 cho người dân, đảm bảo tất cả người dân
đều tiêm đủ hai mũi vaccine trở lên.
Trang bị đầy đủ máy móc hiện đại, tân tiến cũng như cập nhật các loại
thuốc điều trị mới nhất nhằm nâng cao hiệu quả trong việc điều trị Covid-19,
giúp giảm gánh nặng cho các chiến sĩ áo trắng.
Ban hành, tuyên truyền cho người dân về thông điệp 5K (Khẩu trang, Khử
khuẩn, Khoảng cách, Không tập trung và Khai báo y tế) và hiện nay là thông
điệp 2K (Khẩu trang, Khử khuẩn)
g) Lĩnh vực giáo dục
Đổi mới phương pháp giáo dục, áp dụng những tiến bộ của khoa học công
nghệ vào quy trình đào tạo
Kết hợp giữa hai hình thức học online và offline vào trong giảng dạy để
giúp học sinh linh hoạt trong việc học, nâng cao hiệu quả học tập và rèn luyện
Phát một số bài giảng trên các kênh truyền hình quốc gia, truyền hình địa
phương, mạng xã hội để học sinh có thể dễ dàng tiếp cận, khơi gợi ý thức tự
học.
2.4. Liên Hệ Bản Thân
2.4.1. Áp dụng trong học tập
a, Ưu điểm

27
- Là một học sinh, sinh viên, một công dân của thời đại mới chúng ta cần
phải cải thiện góc nhìn và thế giới quan của mình để phù hợp với thời đại mà
chúng ta đang sống do đó quan điểm toàn diện có ý nghĩa rất quan trọng đối với
quá trình học tập và phát triển của mỗi chúng ta:
+ Quan điểm toàn diện góp phần định hướng, chỉ đạo các hoạt động nhận thức,
hoạt động thực tiễn cải tạo bản thân trong quá trình học tập, tích lũy kinh
nghiệm
+ Quan điểm đó cho chúng ta cái nhìn sâu sắc và nhiều chiều và nhận thức được
là muốn học tập được tốt cần phải có tác động của nhiều yếu tố cả khách quan
lẫn chủ quan
+ Có thể nói đây chính là một trong những yếu tố thúc đẩy kết quả trong quá
trình học tập bởi lẽ nhờ quan điểm đó ta có thể biết được rằng:
● Đặt việc học tập vào các mối liên hệ khác nhau: cần học cái gì, khi nào
thì học, học như thế nào, áp dụng ở đâu, áp dụng như thế nào, …
● Từ đó rút ra mối quan hệ giữa những điều đã học, tạo nên một hệ thống
kiến thức cần thiết cho quá trình học tập
● Kiến thức cần bồi đắp từ cả lý thuyết và thực tiễn thì mới có thể trở nên
hoàn thiện.
VD: Ví dụ như việc tìm mua một cuốn sách để học, chúng ta thường có xu
hướng bị thu hút bởi những thứ có vẻ ngoài bắt mắt mà bỏ qua những giá trị cốt
lõi. Vận dụng quan điểm toàn diện đã cho thấy tri thức trong cuốn sách không
thể được nhìn thấy qua trang bìa mà cần thời gian để khám phá, nghiền ngẫm.
+ Học tập và tìm hiểu về quan điểm toàn diện sẽ giúp ta xâu chuỗi hiểu mọi
việc một cách tường tận logic và khoa học hơn
+ Đánh giá và vận dụng quan điểm toàn diện giúp chúng ta hiểu được rằng phải
biết đầu tư công sức, kết hợp học tập lý thuyết và thực hành: “Học phải đi đôi
với hành”
+ Qua quan điểm toàn diện ta có thể thấy mối quan hệ của việc học, và việc vận
dụng quan điểm toàn diện không chỉ áp dụng trong việc học tập mà còn áp dụng
trong quá trình tu dưỡng đạo đức để hoàn thiện bản thân
+ Và như chúng ta đều biết trước khi làm gì cũng cần phải có mục tiêu, mục
đích và trong học tập cũng vậy:
- Khi chúng ta vận dụng quan điểm toàn diện vào trong học tập sẽ giúp ta
học tập được sâu hơn có kết quả như chúng ta mong muốn thậm chí là hơn thế
nữa.
- Và khi xét trên mọi mặt của việc học tập theo từng thời điểm và cột mốc
thời gian trong cuộc đời của mỗi chúng ta một cách toàn diện và cụ thể có thể
thấy:
+ Học tập là suốt đời, gắn theo sự phát triển của chúng ta ở từng thời kì.
28
+ Chúng ta không chỉ học tập bằng việc nghe hay ghi nhớ bằng não bộ mà
chúng ta cần phải học tập bằng mắt, bằng mọi giác quan của chúng ta.
+ Chúng ta cần phải học tập tích lũy kiến thức mọi lúc học hỏi mọi người để
nâng cao vốn kiến thức của chính mình vì: "Điều chúng ta biết là một giọt nước.
Điều chúng ta không biết là cả một đại dương".
 Qua việc tìm hiểu và học tập về quan điểm toàn diện đã giúp tôi ý thức
được rằng: là một sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường tôi cần phải
tích cực rèn luyện bản thân, không ngừng học hỏi trau dồi tích lũy kiến
thức, kinh nghiệm, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức và năng lực để trở thành
một công dân toàn cầu trong thời đại mới.
b, Nhược điểm
- Đôi khi việc tiếp cận và ứng dụng nó vào học tập còn gặp nhiều khó
khăn do việc ngại tìm hiểu, mày mò mà hài lòng với góc nhìn bản chất đã có
được dẫn đến việc học tập khó cải thiện.
- Do sự thiếu tự tin không dám bày tỏ quan điểm của mình khiến việc thể
hiện quan điểm và góc nhìn toàn diện thêm khó khăn.
2.4.2: Trong cuộc sống thực tiễn hàng ngày
a, Ưu điểm
Trong cuộc sống và cuộc đời của mỗi chúng ta có vô vàn những sự vật sự việc
đang phát triển, các sự kiện đang tiếp diễn nếu không nhìn nhận một cách đúng
đắn và toàn diện ta sẽ hiểu sai về bản chất của chúng
+ Khi đánh giá nhìn nhận về một người con người ta rất dễ bị thu hút bởi vẻ
ngoài mà quên đi cái giá trị con người cốt lõi của họ thì quan điểm toàn diện
chính là công cụ là động lực thay đổi thế giới quan của chúng ta khiến ta biết
được rằng để đánh giá một con người, một cá nhận hay tổ chức:
● Ta cần phải tiếp xúc lâu dài, tìm hiểu về họ, nhìn nhận trên mọi phương
diện ở từng thời điểm và hoàn cảnh khác nhau
● Không thể dùng vẻ bề ngoài để đánh giá phẩm chất hay giá trị con
người họ, tốt hay xấu.
● Sự đánh giá và nhìn nhận không nên chỉ dừng lại ở quá khứ mà cần
phải có sự nhìn nhận ở cả hiện tại và sự tiến bộ và thụt lùi của họ ở tương lai.
+ Vận dụng quan điểm toàn diện trong đời sống giúp mỗi người chúng ta biết
đặt vấn đề vào các mối liên hệ cụ thể và để đưa ra quyết định đúng đắn
 Điều này sẽ giúp cho chúng ta duy trì và phát triển được những mối quan
hệ tốt đẹp từ đó cũng giúp cho mọi người xung quanh có sự tin tưởng và
cái nhìn thiện cảm hơn với chính chúng ta

29
Sự đúng đắn và tốt đẹp của nó không chỉ được thừa nhận ở thực tiễn mà còn
được đưa vào trong ca dao tục ngữ của Việt Nam.Câu tục ngữ: “Tốt gỗ hơn tốt
nước sơn” chính là minh chứng rõ nhất cho điều đó.
● Khi chào hỏi hay nói chuyện với ai đó chúng ta cần cân nhắc và xem
xét đến mối quan hệ để có thể xưng hô một cách đúng đắn thể hiện sự tôn trọng
với người đối diện
+ Trước những vấn đề cấp thiết hay những vấn đề xuất hiện hàng ngày được
chia sẻ rộng rãi về bất kì một chủ thể cá nhân hay một tập thể nào đó mà chưa
được xác nhận hay kiểm duyệt chúng ta nên nhìn nhận một cách toàn diện để
sàng lọc và đánh giá trước khi tiếp nhận và nói về nó để tránh gây ra những việc
không đáng có.
+ Hơn thế nữa việc tích cực vận dụng quan điểm toàn diện vào trong cuộc sống
sẽ giúp ta lạc quan hơn, tích cực hơn.
+ Quan điểm toàn diện chính là liều thuốc chữa lành sự bi quan, giúp chúng ta
mở rộng quan điểm, trái tim, tâm hồn để đón nhận mọi thứ xung quanh chúng ta

b, Nhược điểm
- Trong thực tiễn quan điểm toàn diện còn hạn chế một phần là bởi tâm lí
của mọi người:
+ Khi rơi vào bế tắc hay khó khăn chúng ta dễ rơi vào sự bi quan gây khó khăn
trong việc suy xét và nhìn nhận một cách toàn diện
- Đa số mọi người hay quan tâm mục đích trước mắt mà quên đi việc phải
khai thác và vận dụng quan điểm toàn diện
- Và quan điểm toàn diện chỉ dễ dàng được vận dụng, khai thác ở giới trẻ
và một bộ phận nhất định do đó cần phải thúc đẩy và tác động mạnh hơn ở nhiều
bộ phận khác nhau trong xã hội
Giải pháp với bản thân
- Dưới góc nhìn với vai trò là một sinh viên nói riêng và một công dân
trong thời đại mới nói chung tôi ý thức được rằng mình cần phải:
+ Không ngừng nỗ lực học tập, tích lũy kiến thức, trau dồi phẩm chất đạo đức
của mình
+ Tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, hoạt động xã hội để cải thiện kĩ
năng mềm đặc biệt là để mở rộng thế giới quan vì tôi ý thức được rằng ngoài
kiến thức trên sách vở mình cũng cần phải có các kỹ năng, kinh nghiệm thì mới
thành công
+ Rèn luyện sự tự tin để nêu lên tiếng nói quan điểm của mình

30
KẾT LUẬN
*Đánh giá chung
Qua toàn bộ quá trình tổng hợp và khai thác quan điểm toàn diện ở trên ta có thể
thấy:
+ Quan điểm toàn diện đã cung cấp và đưa ra những góc nhìn khách quan chân
thực nhất về sự vật, hiện tượng và các sự kiện để có thể hiểu đúng bản chất của
chúng.
+ Theo quan điểm toàn diện, con người cần nhận thức sự vật qua mối quan hệ
qua lại, chỉ có như vậy mới mang đến những phản ánh cho hiểu biết về sự vật.
+ Tính nhiều chiều và phân tích càng cụ thể, có thể mang đến những nhìn nhận
đầy đủ và hiệu quả nhất. Việc am hiểu về đối tượng mới mang đến các tính toán
và tác động hiệu quả lên đối tượng đó.
+ Cuối cùng quan điểm toàn diện muốn khẳng định rằng khi nhận xét hay đánh
giá, phải đặt nó giữa các yếu tố bộ phận và mối quan hệ giữa nó với sự vật khác,
đồng thời luôn đặt trong mối quan hệ gắn với nhu cầu thực tiễn
=> Quan điểm toàn diện là thế nhưng nó cũng có những ưu nhược điểm
riêng đòi hỏi chúng ta phải thật sự có sự hiểu biết rõ ràng và nhất định để có thể
nắm được trọn vẹn cũng như là vận dụng quan điểm toàn diện vào trong cuộc
đời của chính chúng ta.
=> Đây chính là kim chỉ nam hướng tất cả chúng ta tới một cuộc sống,
một tương lai tốt đẹp hơn.

*Giải pháp chung:


Trong thời kì hội nhập mạnh như hiện nay thì quan điểm toàn diện lại càng
khẳng định được vai trò của nó trong thực tiễn. Hơn thế nữa chính con người là
yếu tố quyết định việc vận dụng quan điểm toàn diện như thế nào trong cuộc
sống của bản thân nên mỗi người cần tự ý thức được sự cần thiết của quan điểm
này.
+ Chúng ta cần phải tìm hiểu đúng bản chất cần có phương pháp giáo dục phù
hợp để tránh gây nhầm lẫn trong quá trình nhận thức và vận dụng nó.
+ Các cơ sở giáo dục cần đưa ra những buổi trò chuyện để tuyên truyền vận
động học sinh, sinh viên tích cực vận dụng quan điểm toàn diện để thay đổi tư
duy.
+ Đồng thời Đảng và Nhà nước cũng cần tạo điều kiện, quan tâm, để mọi công
dân đặc biệt là thế hệ trẻ được phát triển một cách toàn diện mà cốt lõi nhất là
phải rèn luyện được thói quen xây dựng, vận dụng quan điểm toàn diện trong
cuộc sống.
+ Mọi người cần phải hành động xóa đi những cái nhìn phiến diện, hời hợt trong
cách nhìn nhận xung quanh chúng ta.

31
+ Quan điểm toàn diện là thế nhưng mỗi chúng ta không nên lấy nó làm cớ để
tự cho mình cái quyền đánh giá hay phán xét người khác một cách tùy tiện mà
cần có sự suy nghĩ thấu đáo trước sau.
+ Cần tôn trọng những ý kiến, góc nhìn của người khác, nhìn nhận để đưa ra giải
pháp tốt nhất.
+ Tích cực tìm tòi và học hỏi vận dụng quan điểm toàn diện để mở rộng tầm
nhìn và thế giới quan của mình.

32
TÀI LIỆU THAM KHẢO
https://tienphong.vn/15-trieu-hoc-sinh-khong-co-thiet-bi-hoc-truc-tuyen-
post1375380.tpo?
fbclid=IwAR1bIFMHoGDl0p6H9RoER7DDrxccQ1EwJMeZaJoLmm3LFxOq7
PUs5CeGC1c
https://suckhoedoisong.vn/dai-dich-covid-19-khien-60-nhan-vien-y-te-phai-lam-
viec-tang-len-169211218191419976.htm?
fbclid=IwAR1VmGcLkZw4K8KJPfFG01Dt63Fav-a-
eYpY7lh9WPmDp6HQMLXlcAn5gQk
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/kinh-te/-/2018/819611/tac-dong-
cua-dai-dich-covid-19%C2%A0va-mot-so-giai-phap-chinh-sach-cho-viet-nam-
trong-giai-doan-toi.aspx?
fbclid=IwAR05grhasZOhAnfcwRdh9wFdDR28OhUES1yk4L3-
ahgIAp81vQJQdjLcpME
https://www.academia.edu/30724248/B%C3%A0i_lu%E1%BA%ADn_m%C
3%A1c
https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-su-pham-thanh-pho-
ho-chi-minh/kinh-te-chinh-tri/quan-diem-toan-dien-trong-cuoc-song/38796142
https://www.studocu.com/vn/document/dai-hoc-kinh-te-quoc-dan/triet-
1/quan-diem-toan-dien-va-su-van-dung-trong-cuoc-song-cua-ban-
than/24884275
https://huongtra.thuathienhue.gov.vn/?
gd=8&cn=483&tc=30636&fbclid=IwAR21631gabigY5zgRQzS0jtPZuyZCXteI
TDXLkt6Jr2O4OU1505ww9TFAL0

https://quochoi.vn/UserControls/Publishing/News/BinhLuan/pFormPrint.aspx?
UrlListProcess=/content/tintuc/Lists/News&ItemID=44379

https://ou.edu.vn/tin_tuc/nhung-tac-dong-tich-cuc-va-tieu-cuc-tu-dich-covid-19-
den-moi-truong/
https://www.pwc.com/vn/vn/publications/vietnam-publications/economy-
covid19.html
https://ictvietnam.vn/tac-dong-cua-dich-benh-covid-19-doi-voi-phat-trien-kinh-
te-xa-hoi-va-mot-so-giai-phap-53994.html
https://soyt.langson.gov.vn/vi/node/7105#:~:text=Sang%20ch%E1%BA%A5n
%20tinh%20th%E1%BA%A7n%2C%20r%E1%BB%91i,%C3%A2u%2C%20r
%E1%BB%91i%20lo%E1%BA%A1n%20c%E1%BA%A3m%20x%C3%BAc.

33

You might also like