Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

1.

Đồng ý với quan điểm 4: Kết hợp kháng chiến với xây dựng, vừa kháng chiến vừa
xây dựng, ra sức sản xuất, thực hành tiết kiệm, giữ gìn và bồi dưỡng lực lượng ta
càng đánh càng mạnh
Trong quá trình cùng với toàn Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định quan điểm kháng chiến đi đôi với kiến quốc.
Đây là sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo lý luận Mác - Lênin về quy luật xây dựng
chủ nghĩa xã hội đi đôi với bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong điều kiện chiến
tranh, là sự kế thừa và nâng lên một tầm cao mới quy luật dựng nước đi đôi với giữ
nước trong công cuộc đấu tranh lâu dài, đầy khó khăn, gian khổ, hy sinh của dân
tộc ta.
Kháng chiến nghĩa là chiến đấu tự vệ của một quốc gia hoặc một dân tộc
chống xâm lược vũ trang, bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ. Trong
lịch sử, dân tộc Việt Nam đã trải qua nhiều cuộc kháng chiến chống các đội quân
phong kiến xâm lược phương Bắc, thực dân Pháp và đế quốc Mĩ.
Xây dựng nghĩa là làm nên, gây dựng nên một thứ gì đó hay tạo ra cái có giá
trị tinh thần.
Giải thích các thuật ngữ:
Kháng chiến với xây dựng, vừa kháng chiến vừa xây dựng: Trong những năm
kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng chỉ rõ:
“Kháng chiến phải đi đôi với kiến quốc. Kháng chiến có thắng lợi thì kiến quốc mới
thành công. Kiến quốc có chắc thành công, kháng chiến mới mau thắng lợi”. Kháng
chiến là công việc hệ trọng, được đặt lên hàng đầu khi đất nước bị thực dân, đế quốc
xâm lược. Nhưng cùng với kháng chiến là phải tích cực thực hiện công cuộc kiến
thiết đất nước, củng cố chính quyền cách mạng, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội,
xây dựng chế độ mới trong những vùng chiến tranh chưa lan tới, vùng căn cứ rộng
lớn dưới sự kiểm soát của chính quyền cách mạng. Có chủ động kiến thiết, xây
dựng chế độ mới về mọi mặt, thì mới xóa bỏ được tàn tích của chế độ thực dân,
phong kiến, củng cố chính quyền Nhà nước, phát huy được quyền làm chủ và sức
mạnh của nhân dân để đẩy mạnh kháng chiến. Đồng thời, kiến thiết, xây dựng còn
tạo tiền đề để đưa sự nghiệp cách mạng tiếp tục tiến lên sau khi kháng chiến thắng
lợi. Vừa kháng chiến, vừa kiến quốc - hai nhiệm vụ này được gắn kết chặt chẽ với
nhau trong suốt quá trình chống chiến tranh xâm lược. Kháng chiến và kiến quốc
đi đôi với nhau, gắn chặt với nhau, là tiền đề và cơ sở của nhau.
Vừa xây dựng vừa kháng chiến nghĩa là ta vừa kháng chiến, vừa kiến quốc.
Kháng chiến và kiến quốc đi đôi với nhau, gắn chặt với nhau, là tiền đề và cơ sở của
nhau. Vừa kháng chiến vừa xây dựng chế độ mới về mọi mặt từ thượng tầng kiến
trúc đến hạ tầng cơ sở, vừa đánh giặc, vừa xây dựng, phát triển thực lực cách mạng;
vừa đánh địch ở tiền tuyến, vừa củng cố, mở rộng hậu phương, vừa đánh địch vừa
bồi dưỡng sức dân. Đồng bào cả nước ta thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược đó với
tinh thần “đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”. Nhiệm vụ bao trùm là củng cố, phát
triển chính quyền nhân dân để động viên, tổ chức toàn dân kháng chiến và kiến
quốc. Điều kiện cốt tử là đoàn kết toàn dân, phát huy khả năng của toàn dân ... Có
thể nói, đây là Cương lĩnh hành động cách mạng đầu tiên về giữ nước đi đôi với
dựng nước mà Đảng ta chỉ ra cho toàn quân và toàn dân.
Sản xuất là quá trình con người sáng tạo ra tư liệu vật chất (vật phẩm, năng
lượng, dịch vụ) thích hợp với nhu cầu của con người và xã hội, là cơ sở tồn tại và
phát triển của xã hội loài người. Hai yếu tố của SX là người lao động và tư liệu sản
xuất. Quá trình SX cũng là quá trình kết hợp người lao động và tư liệu sản xuất.
Quá trình SX trải qua những công đoạn khác nhau, đi từ nguyên liệu, vật liệu tự
nhiên hay bán thành phẩm đến sản phẩm cuối cùng.
Tiết kiệm là : sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên lực lượng lao động và
nguồn vốn hiện có và sẽ có để tiến hành tái sản xuất mở rộng , bảo đảm đạt được
kết quả tốt nhất với chi phí cần thiết tối thiểu, xoá bỏ sự phô trương lãng phí, ngăn
ngừa thiệt hại và những khoản chi tiêu không có hiệu quả.
Giữ gìn và bồi dưỡng lực lượng nghĩa là bảo toàn và phát triển lực lượng,
củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, không ngừng tăng thêm tiềm lực.
Ra sức sản xuất, thực hành tiết kiệm, giữ gìn và bồi dượng lực lượng ta: Để đẩy
mạnh sự nghiệp kháng chiến thì tăng gia sản xuất và đảm bảo nguồn lương thực là
cách thiết thực để có một cuộc kháng chiến lâu dài và hiệu quả. “Vì cứu quốc, các
chiến sĩ đấu tranh ở ngoài mặt trận, vì kiến quốc, nhà nông phấn đấu ngoài đồng
ruộng. Chiến sĩ ra sức giữ gìn nước non. Nhà nông ra sức giúp đỡ chiến sĩ”. Tăng
gia sản xuất kết hợp với tiết kiệm để giữ gìn và bồi dưỡng lực lượng để kháng chiến
có hiệu quả.
2. Tại sao đồng ý
Kết hợp kháng chiến với xây dựng, vừa kháng chiến vừa xây dựng, ra sức
sản xuất, thực hành tiết kiệm, giữ gìn và bồi dưỡng lực lượng ta càng đánh càng
mạnh
Đây là một kinh nghiệm đồng thời là truyền thống chống giặc ngoại xâm
trước kia cũng như cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Nếu chiến tranh
xảy ra, chúng ta phải tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc, cuộc
chiến đó sẽ diễn ra quyết liệt ngay từ đầu. Qui mô chiến tranh, thương vong về
người, tiêu hao về vật chất kỹ thuật sẽ rất lớn, nhu cầu bảo đảm cho chiến tranh và
ổn định đời sống nhân dân đòi hỏi cao và khẩn trương. Muốn duy trì được sức mạnh
để đánh thắng kẻ thù xâm lược lớn, ta cần phải có tiềm lực kinh tế quân sự nhất
định bảo đảm cho tác chiến giành thắng lợi.
Vì vậy trong chiến tranh ta phải: vừa kháng chiến, vừa duy trì và đẩy mạnh
sản xuất bảo đảm nhu cầu vật chất kỹ thuật cho chiến tranh ổn định đời sống nhân
dân. Ta phải thực hành tiết kiệm trong xây dựng và trong chiến tranh lấy địch đánh
địch, giữ gìn và bồi dưỡng lực lượng ta, không ngừng tăng thêm tiềm lực của chiến
tranh, càng đánh càng mạnh.

You might also like