Câu hỏi ôn cuối kì tài nguyên thiên nhiên - hus

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 16

CÂU HỎI ÔN TẬP TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

DÀNH CHO LỚP K66 KHMT, HỌC KỲ II NĂM HỌC 2022-2023

Cán bộ giảng dạy: TS. Phạm Thị Thu Hà B, TS. Đinh Mai Vân, TS. Trần Thị Tuyết Thu
1. Khái niệm, phân loại tài nguyên thiên nhiên (TNTN) và thuộc tính của TNTN Các xung đột liên
quan đến khai thác và sử dụng TNTN?
2. Khái niệm về quản lý tổng hợp tài nguyên nước? Những vấn đề môi trường liên quan đến quản
lý và sử dụng tài nguyên nước lưu vực sông?
3. Nêu và phân tích các vấn đề của tài nguyên nước, và các áp lực lên tài nguyên nước?
4. Khái niệm về tài nguyên biển, các nguồn tài nguyên biển và thiên tai xảy ra tại các vùng biển ?
5. Tài nguyên năng lượng biển (sóng biển, thủy triều và dòng hải lưu). Phân tích sự tác động của
biến đổi khí hậu đến dòng hải lưu?
6. Nêu và phân tích các nhân tố hình thành khí hậu? Cáp áp lực lên tài nguyên khí hậu Việt Nam?
7. Khái niệm về tài nguyên rừng? Vai trò và ứng dụng của mô hình hệ sinh thái rừng nhiệt đới
trong tự nhiên vào bảo vệ môi trường và các hệ sinh thái nhân tạo?
8. Các nguyên nhân gây suy thoái rừng (1943-2022) và hệ quả tác động? Giải pháp quản lý rừng
bền vững?
9. Đối tượng nghiên cứu của tài nguyên đất? Các áp lực trong khai thác và sử dụng tài nguyên
đất Việt Nam? Phân cấp và biểu hiện của thoái hóa đất? Hiệu quả của mô hình nông nghiệp
sinh thái bền vững trong phục hồi đất thoái hóa?
10. Khái niệm và phân loại tài nguyên khoáng sản và những tác động môi trường của việc khai
thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản?
11. Khái niệm vòng đời tài nguyên khoáng sản? Giải pháp quản lý khai thác và sử dụng để kéo dài
vòng đời tài nguyên khoáng sản?
12. Khái niệm và phân loại tài nguyên năng lượng? Tác động môi trường của việc khai thác và sử
dụng tài nguyên năng lượng than/thủy điện/gió/mặt trời ở Việt Nam? Giải pháp khắc phục?

Bài làm
1. Khái niệm, phân loại tài nguyên thiên nhiên (TNTN) và thuộc tính của
TNTN. Các xung đột liên quan đến khai thác và sử dụng TNTN?
● Khái niệm tài nguyên thiên nhiên
Là nguồn năng lượng vật chất hoặc thông tin được hình thành và tồn tại trong tự
nhiên mà con người cần sử dụng để đáp ứng nhu cầu trong cuộc sống
● Phân loại TNTN
- Theo dạng tồn tại vật chất: TN khí hậu, TN đất, TN nước, TN sinh vật, năng
lượng
- Theo khả năng phục hồi tài nguyên: TN vô tận (bức xạ mặt trời, gió); TN có khả
năng tự phục hồi (TN sinh vật, rừng); TN ko tái tạo và có giới hạn (TN khoáng
sản)
● Thuộc tính của TNTN
- Phân bố không đồng đều
→ Phụ thuộc vào cấu tạo địa chất, thời tiết, khí hậu từng vùng
→ Tạo ra chiến tranh xung đột tài nguyên.
- Đại bộ phận các nguồn tài nguyên có giá trị kinh tế cao hiện nay đều được khai
thác
→ Hai thuộc tính này đã tạo nên tính quý hiếm của tài nguyên thiên nhiên và lợi
thế phát triển của các quốc gia giàu tài nguyên
● Các xung đột liên quan đến khai thác và sử dụng TNTN

2. Khái niệm về quản lý tổng hợp tài nguyên nước? Những vấn đề môi
trường liên quan đến quản lý và sử dụng tài nguyên nước lưu vực
sông?
● Khái niệm về quản lý tổng hợp tài nguyên nước
Là một quá trình đẩy mạnh phối hợp phát triển và quản lý tài nguyên nước, đất
và các loại tài nguyên liên quan, sao cho tối đa hoá các lợi ích kinh tế và phúc lợi xã hội
một cách công bằng, mà không phương hại đến tính bền vững của các hệ sinh thái
thiết yếu
● Những vấn đề môi trường liên quan đến quản lý và sử dụng TNN lưu vực
sông

3. Nêu và phân tích các vấn đề của tài nguyên nước, và các áp lực lên tài
nguyên nước
● Các vấn đề của tài nguyên nước
- TNN là tài nguyên có hạn, dẫn đến sự khan hiếm nước ngọt
- TNN phân bố không đồng đều: theo thời gian (mùa mưa, mùa khô) và theo
không gian
● Các áp lực lên tài nguyên nước
- Biến đổi khí hậu
+ Nhiệt độ gia tăng
+ Biến đổi lượng mưa
+ Băng tan, nước biển dâng dẫn đến mất đất và ngập mặn một số vùng ven
biển
+ Tính chất gay gắt đến cực đoan của thiên tai, kể cả bão lũ, hạn, kiệt
- Gia tăng dân số
+ Quá độ dân số
+ Công thức về áp lực dân số lên môi trường
+ Phân bố không đồng đều, di cư, đôi thị hóa
- Các hoạt động phát triển như Công nghiệp, nông nghiệp

4. Khái niệm về tài nguyên biển, các nguồn tài nguyên biển và thiên tai
xảy ra tại các vùng biển ?
● Khái niệm về tài nguyên biển
Là một bộ phận của tài nguyên thiên nhiên, hình thành và phần bố trong khối
nước biển (và đại dương), trên bề mặt đáy biển và trong lòng đất dưới đáy biển.

● Các nguồn tài nguyên biển


- Tài nguyên năng lượng biển (sóng biển, thủy triều và dòng hải lưu)
- Tài nguyên sinh vật biển
+ Đới quang hợp (200m): là khu vực tạo năng suất sơ cấp. Trong khi đó, độ
sâu trung bình của đại dương là khoảng 3800m nên đa phần đại dương
thiếu ánh sáng để tạo năng suất sơ cấp.
+ Đa dạng loài: ở đại dương ít hơn trên lục địa, nhưng đa dạng loài động vật
cao hơn, còn thực vật thì thấp hơn rất nhiều.
+ Đa dạng hệ sinh thái và nơi cư trú tự nhiên của sinh vật (Habitat): phân bố
tập trung chủ yếu ở đối bờ (VD: rừng ngập mặn, đầm phá... )
+ Có khoảng 20 hệ sinh thái thường gặp, mỗi hệ sinh thái có các đặc trưng,
quy mô và giá trị khác nhau Các HST biển có năng suất cao thường được
phân bố tập trung ở vùng ven bờ
+ Nguồn lợi hải sản
- Tài nguyên phi sinh vật biển
+ Dầu khí
+ Sa khoảng biển: Vàng, Platin, Kim cương, Thạch anh, …
+ Khoáng sản khác: Kết hạch sắt – mangan;
Vật liệu xây dựng: cát, cuội sỏi, đá vôi, vỏ sò, …;
Phôtphorit;
Bùn khoáng: bùn chứa quặng đa kim;
Nước biển: tạo muối
● Thiên tai xảy ra tại các vùng biển
Bão, lũ lụt, nước biển dâng, sóng lớn, triều cường, xói lở bờ biển, hạn hán hoặc
xâm nhập mặn, cát bay, cát chảy

5. Tài nguyên năng lượng biển (sóng biển, thủy triều và dòng hải lưu).
Phân tích sự tác động của biến đổi khí hậu đến dòng hải lưu?
● Tài nguyên năng lượng biển (sóng biển, thủy triều và dòng hải lưu)
- Năng lượng sóng
+ 1799; lần đầu tiên công bố thiết bị chuyển hóa năng lượng của sống biến
tại Paris,
+ 1910: Các nhà khoa học Pháp lần đầu tiên tiến hành thí nghiệm dùng năng
lượng sóng biển để phát điện.
+ 1964: Nhật Bản lần đầu tiên chế tạo được đèn phao tiêu thắp sáng bằng
điện do sóng biển, mở đầu cho việc phát điện bằng sóng biển(công suất
mới đạt mức 60W)
+ 1978: Nhật Bản chế tạo ra con tàu “Ánh Sáng Biển” phát điện bằng sóng
biển lớn nhất thế giới, khi sóng cao 3m có thể tạo ra 2.000 kW, có thể cung
cấp điện cho 1 hòn đảo có 10.000 hộ gia đình sinh sống.
+ Hiện nay: _ Na Uy: đã lắp đặt trạm máy phát điện công suất 500 kW.
_ Ấn Độ: Anh giúp đỡ xây dựng nhà máy 500 kW.
_ Inđônêxia: Na Uy đã đầu tư gần 3 triệu USD giúp Inđônêxia
lắp đặt nhà máy phát điện sóng biển 1.000 kW.
_ Trung Quốc: đã tự nghiên cứu và chế tạo phao đèn thắp sáng
bằng điện tử sống biến và trạm phát điện sóng biến công suất
20 kW.
- Năng lượng thủy triều
+ Năm 1912: Đức xây dựng thành công một trạm phát điện bằng năng lượng
triều.
+ Từ 1960: Pháp, Anh, Liên Xô, Canada, Ấn Độ và nhiều quốc gia khác quan
tâm nghiên cứu
+ Năm 1967: Pháp xây dựng thành công trạm phát điện thủy triều Nance
công suất 24 vạn kw.
+ Trung Quốc: từ 1957 đến nay đã xây 10 trạm dọc vùng ven biển, trong đó
trạm lớn nhất là trạm Triều Sa xây năm 1980 với công suất tuabin đạt
3.200 kW
+ Nguyên lý phát hiện thủy triều lợi dụng sự chênh lệch mức nước triều lên
xuống để làm quay động cơ và máy phát điện. Cụ thể là ở cửa sông hoặc
của vịnh, nơi có thuỷ triều lên xuống với biên độ tương đối lớn, người ta
xây đê ngăn nước có nhiều cửa tạo thành một hồ chứa nước và trong để
lắp tổ máy phát điện bánh xe nước. Khi nước triều lên cao bên ngoài một
cửa nào đó thì cửa đó mở ra, nước biển chảy vào hồ chứa, dòng nước
vào làm quay bánh xe thủy động, kéo theo làm quay máy phát điện để phát
điện. Khi nước triều rút xuống thì của nói trên đóng lại và cánh cửa khác
mở ra, nước từ hồ chứa chảy ra biển và dòng nước lại làm quay máy tải
động. Cứ như thể. Trạm điện thuỷ triều không ngừng phát diện. Đây gọi là
Trạm điện "hồ đơn hai hướng triều"
- Năng lượng dòng hải lưu
+ Đông hải lưu thường được ví như dòng sông trong biển và đại dương
+ Quanh năm chảy theo một đường tương đối cố định.
+ Chiều rộng của dòng hải lưu từ vài chục đến vài trăm km.
+ Chiều dài của dòng hải lưu lên đến vài nghìn km.
+ Tốc độ chảy: 1 – 3 km/h.
+ Dòng chảy có lưu lượng lớn và lưu tốc ổn định, ẩn chứa một nguồn năng
lượng cực lớn. Tổng năng lượng tiềm năng trên thế giới: 5 tỷ kW.
+ Trung Quốc: dòng chảy Kurôshio chảy qua vùng biển Trung Quốc có lưu
lượng lớn, tương đương 20 lần tổng lưu lượng các dòng chảy sống trên
thế giới.
+ Khai thác vẫn đang ở giai đoạn nghiên cứu và thí nghiệm tại hiện trường.

● Phân tích sự tác động của biến đổi khí hậu đến dòng hải lưu
Sự ấm lên toàn cầu sẽ gây ra biến đổi mạnh mẽ về dòng chảy của đại dương.
Sự ấm lên có thể gây ra biến đổi đáng kể về gió đại dương, từ đó dẫn đến biến đổi tốc
độ các dòng chảy biển. Một số vùng gần bờ có năng suất sinh học rất cao nhờ hiện
tượng nước trồi, nhưng vùng này cùng với nghề hải sản có thể sẽ gặp khó khăn nếu
các dòng chảy như vậy giảm xuống hoặc thay đổi. Một nghiên cứu tại vùng bắc Đại Tây
Dương đã cho thấy rằng các biến đổi về gió và dòng chảy đôi khi diễn ra rất nhanh và
những thay đổi lớn về nhiệt độ cục bộ đã từng xảy ra trong quá khứ vào các thời kỳ
biến đổi khí hậu.

6. Nêu và phân tích các nhân tố hình thành khí hậu? Cáp áp lực lên tài
nguyên khí hậu Việt Nam?
● Nêu và phân tích các nhân tố hình thành khí hậu
○ Bức xạ mặt trời
- Bức xạ mặt trời trong trường hợp Trái đất không có khí quyển: Bức xạ mặt trời
phân bố không đều do các yếu tố thiên văn quyết định (VD: Vị trí mặt trời, độ dài
ngày (ngày mặt trời).
- Bức xạ mặt trời thực tế trên Trái đất có khí quyển: Sự suy giảm bức xạ mặt trời
khi qua khi quyền do các hiện tượng/ quá trình vật lý diễn ra trong khí quyển như
hiện tượng hấp thụ, phản xạ và khuếch tán.
+ Hấp thụ bức xạ bởi khi quyền thường không lớn: hấp thụ tia tử ngoại
(Ozon).
+ Phản xạ chủ yếu do mấy.
+ Khuếch tán diễn ra do các phần tử khí và các hạt sol khí, hạt nước, bụi,
tồn tại trong khí quyền.
- (Q+q)n=(Q+q)O [1-(1-K)n] n - lượng mây
S - số giờ nắng
SO - số giờ nắng lý thuyết
K,n - hệ số, thường K tăng chậm từ xích
đạo đến vĩ độ 30o sau đó tăng nhanh hơn
về phía cực
○ Hoàn lưu khí quyển
- Trong khí quyển có 2 dạng chuyển động chính là hoàn lưu chung khí quyển và
hoàn lưu địa phương
+ Hoàn lưu chung khí quyển là hệ thống dòng khi khí quyển cơ bản, quy mô
lớn tạo nên sự trao đổi không khi theo chiều thẳng đứng và theo chiều
nằm ngang, tương đối ổn định và bao quát những vùng địa lý rộng lớn:
chẳng hạn như đới gió tây thịnh hành ở miền ôn đới, đới gió đông miền
nhiệt đới, tín phong, gió mùa
+ Hoàn lưu địa phương là những hoàn lưu quy mô vừa và nhỏ như gió núi
thung lũng, gió đất, gió biển, vòi rồng, ... có ý nghĩa địa phương và chỉ đặc
trưng cho một khu vực địa lý nhất định, không ảnh hưởng nhiều tới các
dòng hoàn lưu chung (như gió đất- biển, gió núi - thung lũng)
- Dải hội tụ nhiệt đới
+ “Dải hội tụ nhiệt đới là dải thời tiết xấu hình thành bởi sự hội tụ của tín
phong hai bán cầu, của tín phong một bán cầu với tín phong bán cầu kia
sau khi vượt xích đạo và chuyển hướng, và tín phong mỗi bán cầu với đới
gió tây xích đạo mở rộng".
+ Theo mùa, vị trí của dải hội tụ nhiệt đới trong năm phụ thuộc vào nguyên
nhân hình thành, đó là sự chuyển của đới gió hành tinh theo hướng bắc
nam làm cho đới tín phong dịch chuyển theo
- Gió mùa
+ Theo Khromov: "Gió mùa là chế độ dòng khí của hoàn lưu chung khí
quyển trên một phạm vi đáng kể của bề mặt Trái Đất, trong đó ở mọi nơi
gió thịnh hành chuyển ngược hướng hay gần như ngược hướng từ mùa
đông sang mùa hè và từ mùa hè sang mùa đông"
- Áp thấp nhiệt đới và bão
+ Áp thấp nhiệt đới (Tropical depression): Xoáy thuận nhiệt đới với hoàn lưu
mặt đất giới hạn một hay một số đường đẳng áp khép kín và tốc độ gió lớn
nhất ở vùng trung tâm từ 10,8– 17,2m/s.
+ Bão nhiệt đới (Tropical storm): Bão với các đường đẳng áp khép kín và tốc
độ gió lớn nhất ở vùng gần trung tâm từ 17,2 đến 24,4m/s.
+ Bão mạnh (Severe Tropical storm): Bão với tốc độ gió lớn nhất vùng gần
trung tâm từ 24,5- 32,6m/s.
+ Bão rất mạnh (Typhoon/Hurricane): Bão với tốc độ gió lớn nhất vùng gần
trung tâm từ 32,7m/s trở lên.

○ Yếu tố địa lý
- Vĩ độ địa lý
+ Vĩ độ và bức xạ mặt trời
_ Xích đạo nhận lượng bức xạ MT lớn nhất, vùng cực nhận lượng bức
xạ MT nhỏ nhất
_ Nguồn nóng là xích đạo, nguồn lạnh là cực, khi đó phát sinh dòng
khi tuần hoàn giữa 2 nguồn này (hoàn lưu chung khí quyền).
_ Nguyên nhân động lực của biến đổi khí hậu trên địa cầu là do sự
không cần bằng giữa bức xạ tối và bức xạ đã bị và độ cao và vĩ độ
thấp.
+ Vĩ độ và nhiệt độ
_ Nhiệt độ địa phương có cùng vĩ độ không bằng nhau do nhiều ảnh
hưởng chi phối (đất — biển, độ vẩn đục khí quyển... )
+ Vĩ độ địa lý và bốc hơi, mây, mưa

- Sự phân bố hải - lục


+ Chênh lệch nhiệt độ giwuax lục địa và đại dương
Đo đạc tính hấp thụ và phản chiếu bức xạ khác nhau của mặt đất và mặt
nước
+ Bốc hơi trên biển và lục địa khác nhau

- Địa hình và khí hậu

● Các áp lực lên tài nguyên khí hậu Việt Nam


- Biến đổi khí hậu:
+ Nhiệt độ gia tăng
+ Biến đổi lượng mưa
+ Băng tan, nước biển dâng, dẫn đến mất đất và ngập mặn một số vùng ven
biển.
+ Tinh chất gay gắt đến cực đoan của thiên tai, kể cả lũ, bão, hạn, kiệt.
- Suy thoái tầng ozon
+ Thay đổi yếu tố bức xạ mặt trời
- Các hoạt động phát triển như Công nghiệp, nông nghiệp, văn hóa..
+ Phát thải khí nhà kính
+ Ô nhiễm môi trường không khí.

7. Khái niệm về tài nguyên rừng? Vai trò và ứng dụng của mô hình hệ
sinh thái rừng nhiệt đới trong tự nhiên vào bảo vệ môi trường và các
hệ sinh thái nhân tạo?
● Khái niệm về tài nguyên rừng
Theo luật Lâm nghiệp 2017: Rừng là một hệ sinh thái bao gồm các loài thực vật
rừng, động vật rừng, nấm, vi sinh vật, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó
thành phần chính là một hoặc một số loài cây thân gỗ, tre, nứa, cây họ cau có chiều
cao được xác định theo hệ thực vật trên núi đất, núi đá, đất ngập nước, đất cát hoặc hệ
thực vật đặc trưng khác; diện tích liên vùng từ 0,3 ha trở lên; độ tàn che từ 0,1 trở lên.
● Vai trò và ứng dụng của mô hình hệ sinh thái rừng nhiệt đới trong tự nhiên
vào bảo vệ môi trường và các hệ sinh thái nhân tạo

8. Các nguyên nhân gây suy thoái rừng (1943-2022) và hệ quả tác động?
Giải pháp quản lý rừng bền vững?
● Các nguyên nhân gây suy thoái rừng (1943-2022) và hệ quả tác động
○ Ở Việt Nam
- Sau chiến tranh, rừng tiếp tục bị tàn phá do sức ép dân số, cho mục tiêu phát
triển kinh tế, du canh du cư, khai thác rừng bừa bãi và nạn cháy rừng.
- Đốt nương làm rẫy
- Chuyển đất rừng sang đất sản xuất cây kinh doanh, đặc biệt là phá rừng để trồng
các cây công nghiệp như cà phê ở Tây Nguyên chiếm 40-50% diện tích rừng bị
mất trong khu vực
- Khai thác quá mức vượt khả năng tăng trưởng của rừng. Tình trạng khai thác
"càn đi, quét lại" nhiều lần trên cùng một diện tích dẫn đến làm rừng trở nên
nghèo kiệt. Bên cạnh đó, do kỹ thuật, phương tiện khai thác lạc hậu và sự lãng
phí tài nguyên rừng đã làm tăng cường thoái hóa rừng.
- Do ảnh hưởng của bom đạn và các chất độc hóa học trong chiến tranh.
- Do cháy rừng, đặc biệt là các rừng tràm, rừng thông, rừng khộp rụng lá.
○ Trên thế giới
- Dân số tăng nhanh dẫn đến tình trạng thiếu đất nông nghiệp→nhu cầu diện tích
sản xuất rừng tăng mạnh→một vấn đề lớn ở nhiều nước đang phát triển. Những
chính sách quản lý đất đai không đúng, làn sóng di dân từ vùng này đến vùng
khác cũng là nguyên nhân dẫn đến làm gia tăng nạn phá rừng ở nhiều nơi khác
nhau. Các chương trình định cư cũng đòi hỏi diện tích đất cho sản xuất nông
nghiệp và xét cho cùng đây cũng là nguyên nhân của việc chặt phá rừng.
- Mở rộng diện tích đất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu sản xuất lương thực,
khai thác gỗ và thu hái củi.
- Do nhu cầu lấy củi
- Chăn thả gia súc
- Khai thác gỗ và các sản phẩm rừng
- Phá rừng để trồng cây công nghiệp và cây đặc sản
- Do cháy rừng
- Những biến đổi khí hậu trên thế giới cũng là nguyên nhân hàng đầu gây suy
thoái rừng. Những thay đổi này gây ra hạn hán kéo dài, thời kỳ cực khô hoặc
lạnh tạo ra điều kiện môi trường không mong muốn cho việc che phủ cây.
- Hạn hán kéo dài có thể làm cạn kiệt hệ thống nước chảy qua các khu rừng, làm
giảm dần số lượng cây và loài. BĐKH gây ra những thay đổi cực đoan đối với hệ
sinh thái rừng.
- Ô nhiễm không khí, ô nhiễm do khí độc và khí thải → mưa axit
- Xói mòn và bồi lắng đất
- Một số nguyên nhân khác: Có nhiều nguyên nhân khác cũng trực tiếp hoặc gián
tiếp làm tăng quá trình phá rừng trên thế giới.
+ Như do các chính sách quản lý rừng, chính sách đất đai, chính sách về di
cư, định cư và các chính sách kinh tế xã hội khác.
+ Các dự án phát triển kinh tế xã hội như xây dựng đường giao thông, các
công trình thủy điện, các khu dân cư hoặc khu công nghiệp cũng làm gia
tăng đáng kể tốc độ mất rừng ở nhiều nơi trên thế giới.
+ Các nguyên nhân do kỹ thuật khai thác không hợp lý cũng dẫn đến làm
thoái hóa rừng và làm nghèo kiệt đất đai.
+ Sự hạn chế về công nghệ cũng làm cho việc khai thác và sử dụng kém
hiệu quả nguồn tài nguyên rừng và làm gia tăng quá trình phá hủy rừng.
○ Hệ quả
- Mất đa dạng sinh học, làm mất nơi trú ẩn của nhiều sinh vật sinh sống trong rừng
(rừng là nhà của 80% sinh vật)
- Mất tài nguyên thiên nhiên
- Phá rừng có tác động lớn đến cân bằng nước, làm tăng cường độ lũ lụt trong
mùa mưa và hạn hán trong mùa khô. Cuối cùng lại ảnh hưởng trở lại tới quá
trình phục hồi của nguồn tài nguyên rừng.
- Phá rừng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn tài nguyên đất và nước. Làm
tăng quá trình rửa trôi, xói mòn làm giảm độ phì nhiêu của đất dẫn đến phá hủy
vòng tuần hoàn dinh dưỡng giữa đất - cây.
- Làm tăng xói mòn đất, lượng đất xói mòn được vận chuyển đi xa, bồi lấp các các
dòng chảy, các hồ nước và các vùng hạ lưu, gây lũ lụt và làm nhiễm bẩn các
nguồn nước.
- Ảnh hưởng đến các yếu tố khí hậu
- Ảnh hưởng đến vòng tuần hoàn khí quyển cũng như thành phần chất khí, đặc
biệt là các khí nhà kính và có ảnh hưởng đến khí hậu toàn cầu
- Tăng các chất ô nhiễm trong khí quyển
- Ảnh hưởng đến người dân sống dựa vào rừng

● Giải pháp quản lý rừng bền vững

9. Đối tượng nghiên cứu của tài nguyên đất? Các áp lực trong khai thác
và sử dụng tài nguyên đất Việt Nam? Phân cấp và biểu hiện của thoái
hóa đất? Hiệu quả của mô hình nông nghiệp sinh thái bền vững trong
phục hồi đất thoái hóa?
● Đối tượng nghiên cứu của tài nguyên đất
● Các áp lực trong khai thác và sử dụng tài nguyên đất Việt Nam
- Gia tăng dân số
- Tăng nhu cầu đất ở
- Tăng nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp sản xuất lương thực, thực phẩm, xơ sợi,
dược liệu
- Tăng nhu cầu đất phi nông nghiệp xây dựng hạ tầng, phát triển kinh tế, xã hội
- Tăng ô nhiễm suy thoái đất
- Suy thoái diện tích/chất lượng đất
- Ô nhiễm/nghèo kiệt dinh dưỡng
- Biến đổi khí hậu, nước biển dâng → Ngập lụt, mặn hoá, hoang hoá
- Giảm diện tích và chất lượng đất sản xuất nông nghiệp
- Bất cập trong quản lý và sử dụng đất
- Suy thoái, cạn kiệt tài nguyên → Nghèo đói, bệnh dịch → Tranh chấp tài nguyên
đất → Xung đột môi trường, chính trị

● Phân cấp và biểu hiện của thoái hóa đất


○ Phân cấp của thoái hóa đất
- Thoái hóa nhẹ: Bề mặt đệm giảm sức sản xuất nông nghiệp bền vững, nhưng
vẫn có thể phù hợp cho sử dụng trong các hệ thống canh tác
- Thoái hóa trung bình: Bề mặt đệm đã bị thay đổi mạnh đối với sản xuất nông
nghiệp nhưng vẫn có thể sử dụng trong các hệ thống canh tác.
- Thoái hóa mạnh: Bề mặt địa hình không thể khai thác ở mức độ canh tác. Biện
pháp kỹ thuật chính cần được áp dụng để phục hồi mặt đệm. CNSH ban đầu đã
phần lớn bị phá hủy.
- Thoái hóa rất mạnh: Bề mặt đệm không thể phục hồi hoặc khó có thể phục hồi.
CNSH ban đầu đã bị phá hủy hoàn toàn.
○ Biểu hiện của thoái hóa đất
- Biến đổi cân bằng dinh dưỡng
- Axit hóa, Mặn hoá, Phèn hoá
- Đá ong hoá
- Giảm đa dạng sinh học
- Giảm năng suất, chất lượng sản phẩm
- Hoang mạc hoá
- Ô nhiễm

● Hiệu quả của mô hình nông nghiệp sinh thái bền vững trong phục hồi đất
thoái hóa
- Phục hồi đất
10. Khái niệm và phân loại tài nguyên khoáng sản và những tác động
môi trường của việc khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản?
● Khái niệm
Khoáng sản là tất cả thành tạo hoá, lý trong tự nhiên được sử dụng trực tiếp
hoặc chiết tách ra kim loại/khoáng vật phục vụ cho các lĩnh vực đời sống, công nghiệp
để tạo ra lợi ích kinh tế và giá trị sử dụng
● Phân loại tài nguyên khoáng sản
- Năng lượng: than, dầu hoá thạch, kerogen phiến sét (dầu thô, khí thiên nhiên),
khí từ đá, U, Th, khí từ than và dầu), băng cháy.
- Kim loại
+ Kim loại đen: sắt, mangan, crom và vanadi.
+ Kim loại màu (13): Cu, Pb, Zn, Al, Ni, Co, Sn, Bi, Mo, Hg, St và Mg.
+ Kim loại hiếm (39); Be, Li, Zr, Cd, Ga, đất hiểm, rubi, Sr, Ca, Se, v.v.
+ Kim loại quý (8): Au, Ag, Pt, palladium, ruthenium, osmium, indium và
modium
- Phi kim loại: 93 loại
+ Vật liệu phụ trợ luyện kim; đá vôi, Dolomite, silica, bauxite, …
+ Vật liệu ngành hoá chất: pyrit, S, P, đá vôi, muối, As, barite, feldspar,
serpentine brom, silica, iodine, v.v.
+ Khoáng đặc biệt: thạch anh piezo-electric, kim cương, topaz, đá chữa
bệnh, vv.
+ Vật liệu xây dựng: diatomit, asbestos, sét kaolin, chì đen, thạch cao, đá
vôi, vật liệu hỗn hợp làm xi măng, cát thuỷ tinh, fenspat, sét thỏi, vật liệu
xây dựng khác, bentonit, đá hoa dolomit làm thuỷ tinh, canxit, ba-zan, đá
quý, amphibolite, zeolite,...

● Những tác động môi trường của việc khai thác và sử dụng tài nguyên
khoáng sản
○ Tăng khai thác → Tăng tác động
- Tác động đến tài nguyên thiên nhiên khác
+ Cạn kiệt/suy thoái tài nguyên thiên nhiên
+ Tăng tiêu thụ nước (vì một số tài nguyên cần sử dụng nước để khai thác)
+ Giảm cảnh quan sinh thái
+ Giảm tiềm năng với tài nguyên đất
+ Giảm đa dạng sinh học
+ Tác động đến hệ sinh thái

- Tác động đến các thành phần môi trường: Ô nhiễm môi trường đất, nước, không
khí
+ MT không khí: sinh bụi, tạo ra khí thải độc hại, gây tiếng ồn
+ MT đất: mất đất nông lâm nghiệp, thay đổi chất lượng đất, gây biến dạng
địa hình
+ MT nước: mất cân bằng nước khu vực, nước đục, nước nhiễm độc
+ MT sinh thái: Phá rừng, động thực vật bị thoái hoá
- Tác động đến sức khoẻ con người và các vấn đề xã hội khác
+ Gây bệnh
+ Gia tăng rủi ro xã hội
+ Môi trường xã hội văn hoá
+ Tác động đến kinh tế xã hội
○ Tăng sử dụng, tiêu thụ tài nguyên khoáng sản
- Giảm TNKS, giảm tài nguyên đất, giảm đa dạng sinh học
- Tăng tiêu thụ tài nguyên nước và năng lượng

11. Khái niệm vòng đời tài nguyên khoáng sản? Giải pháp quản lý khai
thác và sử dụng để kéo dài vòng đời tài nguyên khoáng sản?
● Khái niệm vòng đời tài nguyên khoáng sản
Khảo sát, Khai thác, Sử dụng
thăm dò tìm kiếm chế biến

Cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên Thải bỏ, xử lý/tái chế
● Giải pháp quản lý khai thác và sử dụng để kéo dài vòng đời tài nguyên
khoáng sản
- Lập và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường các dự án khai thác và
chế biến khoáng sản
- Kiểm toán và thanh tra thường kỳ hoạt động khai thác tại cơ sở khai thác và chế
biến,
- Thực hiện các công trình giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn
- Sử dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường
- Quan trắc thường xuyên tác động môi trường của hoạt động khai thác và chế
biến khoáng sản
- Sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản

12. Khái niệm và phân loại tài nguyên năng lượng? Tác động môi
trường của việc khai thác và sử dụng tài nguyên năng lượng
than/thủy điện/gió/mặt trời ở Việt Nam? Giải pháp khắc phục?
● Khái niệm và phân loại tài nguyên năng lượng
- Khái niệm tài nguyên năng lượng
+ Năng lượng bao gồm nhiên liệu, điện năng, nhiệt năng thu được trực tiếp
hoặc thông qua chế biến từ các nguồn TNNL không tái tạo và tái tạo.
+ Nhiên liệu là các dạng vật chất được sử dụng trực tiếp hoặc qua chế biến
để làm chất đốt
- Phân loại tài nguyên năng lượng
+ Tài nguyên năng lượng không tái tạo gồm: than đá, dầu mỏ, khí thiên
nhiên, quặng urani và các TNNL khác không có khả năng tái tạo
+ Tài nguyên năng lượng tái tạo gồm: súc nước, sức gió, ánh sáng mặt trời,
địa nhiệt, nhiên liệu sinh học và các tài nguyên năng lượng khác có khả
năng tái tạo.
● Tác động môi trường của việc khai thác và sử dụng tài nguyên năng lượng
than/thủy điện/gió/mặt trời ở Việt Nam và giải pháp khắc phục
○ Tài nguyên năng lượng than ở Việt Nam
- Tác động đến các tài nguyên thiên nhiên khác
+ Tác động đến tài nguyên nước: Sử dụng nước trong khai thác → giảm
TNN; Ô nhiễm nguồn nước
+ Tác động đến tài nguyên đất: Giảm diện tích đất có thể sử dụng cho mục
đích khác
+ Tác động đến tài nguyên rừng: Giảm diện tích rừng
+ Tăng tiêu thụ các loại tài nguyên năng lượng khác trong quá trình vận
chuyển
- Tác động đến môi trường xã hội
+ Ảnh hưởng đến đời sống và sức khỏe của người dân xung quanh
+ Ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của các lao động tại các công trường khai
thác than
- Tác động đến thành phần môi trường : ô nhiễm môi trường
+ Môi trường không khí:
➢ Phát thải các chất ô nhiễm (COx, NOx, SOx, KLN, Phóng xạ, …)
➢ Sương mù (ô nhiễm bụi)
➢ Mưa axit
➢ Biến đổi khí hậu, tăng khí nhà kính
+ Môi trường nước
➢ Ô nhiễm nguồn nước
➢ Gia tăng quá trình axit hoá nguồn nước
➢ Không quản lý tốt quá trình làm mát → gia tăng ô nhiễm nhiệt
➢ Gây bồi lấp ở các sông suối
+ Môi trường đất
➢ Tại điểm đổ bỏ chất thải làm tăng axit hóa đất
➢ Tăng tích tụ, ô nhiễm phóng xạ, ô nhiễm suy thoái
➢ Tăng các không gian cần để khai thác than → Giảm hệ sinh thái, tác
động đến môi trường xã hội
➢ Gây xói mòn đất

- Giải pháp khắc phục


+ Khai thác và sử dụng than một cách tiết kiệm và hiệu quả, trong quản lý
cũng như ứng dụng công nghệ, và sử dụng than
+ Đầu tư phát triển và đổi mới công nghệ trong ngành than phù hợp với độ
sâu khai thác lớn và có tính an toàn cao cho người và thiết bị
+ Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn trong công tác thăm dò đánh giá tài nguyên
và trữ lượng than
+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, ý thức
BVMT tới mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đội ngũ công nhân ngành
than.
+ Nhà nước cần có chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp áp dụng sản
xuất thân thiện với môi trường và có chính sách xử phạt những doanh
nghiệp không tuân thủ quy định về khai thác than
○ Tài nguyên năng lượng thủy điện ở Việt Nam
- Tác động đến các tài nguyên thiên nhiên khác
+ Mất rừng do xây dựng đập thuỷ điện
+ Ảnh hưởng đến sinh vật ở nơi lắp đặt trạm thuỷ điện
+ Tác động đến hệ thực vật
+ Giảm đa dạng sinh học
+ Giảm lượng đất có thể sử dụng cho mục đích khác
+ Tăng tiêu thụ các loại tài nguyên năng lượng khác trong quá trình xây dựng

- Tác động đến môi trường xã hội


+ Ảnh hưởng đến đời sống sinh kế của người dân vùng hạ lưu
+ Người dân sống xung quanh đập phải di dời để có nơi xây đập
+ Mất đất sản xuất nông nghiệp, tái định cư cho người dân

- Tác động đến thành phần môi trường : ô nhiễm môi trường
+ Môi trường không khí:
➢ Mất rừng → ảnh hưởng đến chất lượng không khí
➢ Quá trình xây dựng đập thuỷ điện phát thải một số chất gây ô nhiễm

+ Môi trường nước


➢ Thay đổi chế độ thuỷ văn
➢ Làm cạn kiệt dòng chảy
➢ Làm lắng phù sa lòng hồ, dẫn đến cát, trầm tích dưới hạ lưu bị thiếu
➢ Thay đổi xấu chất lượng nước
➢ Một trong những nguyên nhân gây lũ lụt

+ Môi trường đất


➢ Có thể thay đổi chất lượng đất

- Giải pháp khắc phục


+ Sử dụng nước của thuỷ điện phải được quản lý trong khuôn khổ chung của
quản lý tổng hợp TNN
+ Nhà nước cần có những chính sách riêng thích hợp cho quản lý sử dụng
nước của thuỷ điện thì mới nâng cao được sử dụng và phát triển bền vững
tài nguyên nước
+ Phát triển các dạng tài nguyên năng lượng khác nhằm giảm sự phụ thuộc
vào tài nguyên năng lượng thuỷ điện
○ Tài nguyên năng lượng gió ở Việt Nam
- Tác động đến các tài nguyên thiên nhiên khác
+ Tác động đến hệ sinh thái biển
+ Tăng tiêu thụ các loại tài nguyên năng lượng khác trong quá trình sản xuất
và vận chuyển
+ Phần lớn tuabin gió khó có thể tái chế → tạo ra chất thải → phải chôn lấp
→ Chiếm diện tích đất ko cần thiết

- Tác động đến môi trường xã hội


+ Tác động đến sức khỏe con người: Một số người không thoải mái khi thấy
cánh quạt lớn hiện lờ mờ trong bóng tối; Một số phản đối vì âm thanh phát
ra ở tần số thấp cũng gây nên các vấn đề sức khỏe

- Tác động đến thành phần môi trường : trong quá trình xây dựng tuabin gió có thể
phát thải một số chất gây ô nhiễm môi trường
+ Môi trường không khí:
➢ Có thể làm phát thải khí nhà kính như: SOx, NOx, CO2, … trong quá
trình xây dựng và thải bỏ
➢ Tạo ra khí thải từ quá trình vận chuyển

- Các tác động khác


+ Các nhà máy điện gió chiếm dụng diện tích đất, diện tích biển tương đối
lớn khi phải đào sâu xuống lòng đất/biển để cố định tuabin gió
+ Một vài nơi, nhiều loài chim, dơi bị chết ở nông trại điện gió.
+ Cánh đồng điện gió ảnh hưởng đáng kể đến cảnh quan, địa hình: Hệ thống
lưới điện gây mất mỹ quan
+ Trang trại điện gió có nhiều tuabin điện gió lắp đặt gần nhau sẽ tạo nhiều
bóng râm, gây ảnh hưởng đến tầm quan sát xa của radar
+ Ảnh hưởng đến sóng vô tuyến
+ Ảnh hưởng đến đường hàng không
- Giải pháp khắc phục
+ Rà soát, bổ sung chi tiết yêu cầu đánh giá tác động môi trường đối với các
dự án phát triển điện gió nói chung và cụ thể cho các dự án trên đất liền và
trên biển tới môi trường tự nhiên và xã hội
+ Đánh giá đầy đủ mức độ tổn thương, lượng giá thiệt hại môi trường của
các dự án điện gió
+ Xem xét bổ sung thuế, phí mới của các dự án điện gió đóng góp các quỹ
BVMT, quỹ phục hồi sinh thái, quỹ khí hậu, quỹ năng lượng xanh để phục
vụ phát triển bền vững môi trường khu vực điện gió
+ Triển khai nghiên cứu các công nghệ mới, phát triển công nghệ tiên tiến
nhằm giảm ảnh hưởng của tài nguyên năng lượng đến đến môi trường
+ Phát triển công nghệ tiên tiến hệ thống lưu trữ năng lượng gió, các thiết bị
tuabin gió thông minh và hiệu quả hơn
+ Áp dụng các công nghệ kỹ thuật hiện đại như lưới điện thông minh và hệ
thống dự báo thời tiết
○ Tài nguyên năng lượng mặt trời ở Việt Nam
- Tác động khác
+ Ảnh hưởng đến các loài chim
+ Tăng tiêu thụ các loại tài nguyên năng lượng khác trong quá trình sản xuất
và vận chuyển
+ Cần một diện tích đất lớn để lắp đặt số lượng nhiều
+ Có thể gây thay đổi hệ sinh thái tại nơi lắp đặt

- Tác động đến thành phần môi trường :


+ Trong quá trình sản xuất NLMT, cần có các nguyên liệu liên quan đến việc
khai khoáng, nung chảy và làm nguội → tăng khai thác → gây ô nhiễm môi
trường đất nước không khí
+ Sau khi tấm pin mặt trời hư hỏng, cũng trở thành nguồn rác thải ảnh
hưởng môi trường
+ Môi trường không khí:
➢ Quá trình sản xuất các thiết bị có thể gây hại cho môi trường và kèm
theo phát thải các-bon và khí nhà kính, đốt nhiên liệu hóa thạch, chất
thải nhựa và sử dụng các vật liệu độc hại
➢ Tạo ra khí thải từ quá trình vận chuyển

- Giải pháp khắc phục


+ Có những đánh giá toàn bộ: hiệu quả cũng như những tác động môi
trường từ việc sử dụng và khai thác công nghệ
+ Triển khai nghiên cứu các công nghệ mới, phát triển công nghệ tiên tiến
nhằm giảm ảnh hưởng của tài nguyên năng lượng đến đến môi trường

You might also like