Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 1

rong diễn từ đạt giải Nobel, nhà văn Mạc Ngôn đã thành thực chia sẻ rằng: “ Tôi chỉ

là một người kể
chuyện”, kể hết câu chuyện của mình, ông kể câu chuyện của bà, của mẹ, của những người xung quanh.
Có lẽ, sợi dây giữa văn học và hiện thực chưa bao giờ đứt rời như cái cách mà Chế Lan Viên từng viết: “
Hãy nhặt lấy chữ của đời mà góp nên trang”. Hiện thực đời sống là mảnh đất sống của văn chương, chất
mật làm nên những áng văn. Nhà văn xuất phát từ thực tế, “mở hồn ra đón lấy những vang động của
đời” bởi lẽ nghệ thuật không thể là “ánh trăng xanh kì ảo che lấp cả những cảnh tầm thương xấu xa”.
Viết một tác phẩm cũng giống như đi bộ đường dài, từ từ quan sát đời sống, gom nhặt những hạt bụi
vàng để viết nên trang văn. Giống như cái cách mà Vũ Trọng Phụng đã dành bao nhiêu thời gian để đi
“Lục xì” - nhà phúc đường chữa bệnh cho gái mại dâm và đi tới các nhà thổ cũng như đi đến cách cơ
quan hành chính tìm hiểu về vấn nạn trầm kha của thành phố Hà Nội để viết nên tiểu thuyết “Lục xì”.
Hay nhà văn Nguyễn Tuân với niềm đam mê xê dịch, từng đi khắp mọi nơi để rồi những áng văn ông viết
ra tràn đầy vẻ đẹp của đời sống. Hay nhà văn Bảo Ninh trở về từ chiến trường với những vết thương thể
chất lẫn tinh thần, nhưng đó cũng chính là những hạt bụi vàng quý báu để ông viết nên “Nỗi buồn chiến
tranh” - những trang văn khiến ai cũng phải sốc trước những góc khuất chiến tranh mà chỉ những người
trong cuộc mới tường tận được điều đó. “Mượn chất liệu từ thực tại”, văn học đã được bồi đắp phù sa
như thế.

Đời sống này không phải là đối tượng của duy nhất văn chương, tất cả những ngành khoa học đều quan
tâm đến đời sống này. “ Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một cái gì mới
mẻ hơn”. Nếu một nhà thiên văn học xem vầng trăng là một thực thể tồn tại khách quan, là một vệ tinh
của trái đất, chiếu sáng về ban đêm, có các hình dạng thay đổi từ khuyết đến tròn. Đó là một hành tinh
không có sự sống, không có cây đa, không có chú cuội mà chỉ có những núi đá lởm chởm, khô khốc.
Nhưng vầng trăng trong cái nhìn của Lí Bạch không như thế, mặt trăng mang ý nghĩa tinh thần, gợi nỗi
nhớ về quê nhà. Có thể nói, “cái mới mẻ hơn” mà văn học thể hiện chính là cách mà văn học nhìn đời
sống trong ý nghĩa tinh thần của nó. Với Xuân Quỳnh, “sóng” tượng trưng cho tình yêu mãnh liệt. Với Nhĩ
trong “ Bến quê” của Nguyễn Minh Châu, bãi bồi tượng trưng cho cái đẹp, cho những điều bình dị mà
sống cả cuộc đời Nhĩ chưa chạm đến. Hay với Nguyễn Tuân, dù cho chữ trong một nơi đầy tối tăm và bẩn
thỉu của nhà tù, nhưng đó lại là một cảnh tượng tuyệt đẹp. Bên cạnh đó, trong “ Anh em nhà Kamarov”
có một câu văn rằng: “ Con người rộng lớn quá, anh muốn thu nhỏ lại”. Văn học quan tâm đến đời sống,
lấy con người là trung tâm, nhưng văn học nhìn con người trong mối quan hệ với chính đó - một con
người cá nhân. Nơi đó văn học nhìn thấy những con người bị gạt bên rìa của đời sống như cách Nguyễn
Ngọc Tư không để những cuộc trôi trở nên vô hình. Hay đó là khi lịch sử quan tâm đến những sự kiên,
những chiến thắng, khi lịch sử được viết dưới góc nhìn của đàn ông, thì văn học lại để tâm đến những
người phụ nữ và những khốn khổ trong chiến tranh mà chỉ có phụ nữ mới cảm nhận được trong “Chiến
tranh không có một khuôn mặt nữ” của S. Alexievich.

You might also like