Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 16

XÂY DỰNG MÔ HÌNH VÀ PHÁT

TRIỂN PHONG TRÀO THIẾU NHI


Câu 1: KN mô hình trong công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi?
Phân loại mô hình trong công tác Đoàn, cho ví dụ?
*Khái niệm:
Mô hình trong công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi được hiểu là một
loại hình tổ chức, một phương thức hoạt động hay một giải pháp thực hiện một
chủ chương, nhiệm vụ nào đó có hiệu quả cao nhất nhàm giáo dục và phát huy
thế hệ trẻ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mô hình là những điểm
sáng nổi bật, tiêu biểu, điển hình về cách làm sáng tạo có ý nghĩa và có ảnh
hưởng sâu rộng, có thể lan toả đến các cấp bộ đoàn, đến phong trào thanh niên
và quần chúng nhân dân. Các mô hình, điển hình tiên tiến thường được nhân
rộng trong phạm vi cả nước hay trong các lĩnh vực công tác đoàn và phong trào
thanh niên.
*Phân loại mô hình trong công tác Đoàn: (rất dài nên là ví dụ của từng mục
thì mọi người tự tham khảo nhé <3)
1. Mô hình trong công tác giáo dục
 Các mô hình giáo dục chính trị, tư tưởng
 Các mô hình giáo dục truyền thống
 Các mô hình giáo dục đạo đức, lối sống
 Các mô hình tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
2. Mô hình trong các phong trào thanh niên và trong các chương trình của Đoàn
 Mô hình trong phong trào thanh niên tình nguyện
 Mô hình trong phong trào tuổi trẻ sáng tạo
 Mô hình trong phong trào xung kích bảo vệ Tổ quốc
 Mô hình trong chương trình đồng hành với thanh niên trong học tập
 Mô hình trong chương trình đồng hành với thanh niên khởi nghiệp, lập
nghiệp
 Mô hình trong chương trình đồng hành với thanh niên rèn luyện và phát
triển kỹ năng trong cuộc sống, nâng cao thể chất, đời sống văn hoá tinh
thần
3. Mô hình trong công tác tổ chức của Đoàn
4. Mô hình trong công tác phụ trách Đội TNTP HCM
Câu 2: Khái niệm, vai trò, của các mô hình trong công tác đoàn và phong
trào thanh thiếu nhi?
* Khái niệm
- Mô hình trong công tác đoàn và phong trào TTN được hiểu là một loại
hình tổ chức, một phương thức hoạt động hay một giải pháp thực hiện một chủ
trương, nhiệm vụ nào đó có hiệu quả cao nhất nhằm giáo dục và hát huy thế hệ
trẻ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Mô hình là những điểm sáng nổi bật, tiêu biểu, điển hình về cách làm
sáng tạo có ý nghĩa và có ảnh hưởng sâu rộng có thể lan tỏa đến các cấp bộ
đoàn, đến phong trào thanh niên và quần chúng nhân dân.
- Các mô hình, điển hình tiên tiến thường được nhân rộng trong phạm vi
cả nước hay trong các lĩnh vực công tác đoàn và phong trào thanh niên.
* Vai trò
- Vai trò giáo dục thanh niên
+ Giáo dục chủ nghĩa Mac-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước cho đoàn viên thanh
niên, từ đó giác ngộ lý tưởng cách mạng của Đảng, của Đoàn, của dân tộc, rèn
luyện nên những cán bộ, đoàn viên trẻ tuổi có tâm huyết,có trình độ, bản lĩnh
chính trị và sống có lý tưởng,
+ Khơi dậy lòng nhân ái, tính xung kích, tình nguyện, sáng tạo, tích cực
xã hội của thanh niên, đồng thời gieo mầm những ước mơ, hoài bão cho thế hệ
trẻ vươn lên lập thân, lâp nghiệp, tham gia xây dựng đất nước hùng cường.
- Vai trò phát huy thanh niên
+ Trách nhiệm và đạo đức đối với cộng đồng, ý chí khát vọng sống, thình
thương yêu con người, tình bận, tình đồng đội.
+ Góp phần đẩy lùi những biểu hiện lệch lạc trong nhận thức, thái độ,
hành vi của một bộ phận thanh niên chưa tích cực.
+ Mô hình triển khai tại vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn của đất nước
góp phần nâng cao nhận thức, ý thức và tinh thần trách nhiệm cho nhân dân,
thanh niên nhều địa phương vượt khó vươn lên, quyết tâm xóa đói, giảm nghèo.
+ Ở mọi nơi, mọi lĩnh vực, Đoàn TN đều tỏ rõ tính xung kích
- Vai trò xây dựng tổ chức Đoàn vững mạnh.
+ Các mô hình mang lại hiệu quả và ý nghĩa xã hội cao, thể hiện uy tín và
vai trò của tổ chức Đoàn, hội, vị trí vai trò của đoàn viên, thanh niên đối với xã
hội, các cấp lãnh đạo và nhân dân.
+ Nhiều thanh niên đã trưởng thành từ môi trường hoạt động của Đoàn,
Hội trở thành đoàn viên ưu tú, cán bộ xuất sắc khẳng định vai trò của mình trong
xây dựng mô hình hoạt động trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.
Câu 3: Thiết kế mô hình trong công tác Đoàn?
Câu 4: Xây dựng bản kế hoạch tổ chức thực hiện một mô hình trong công
tác Đoàn
Bước 1: Thu thập thông tin, dữ liệu, đưa ra những nhận định ban đầu và
xác định các căn cứ để xây dựng kế hoạch.
 Chủ trương, nghị quyết của cấp ủy Đảng, Đoàn cấp trên.
 Tình hình, đặc điểm nhiệm vụ của địa phương đơn vị.
 Nhu cầu, nguyện vọng của đoàn viên, thanh niên.
 Trình độ cán bộ đoàn viên, thanh niên.
 Điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật.
 Điều kiện kinh phí cho hoạt động
 Quy mô hoạt động, tính chất công việc.
 Các phương pháp thu thập thông tin:
+ Lấy thông tin trực tiếp (đối thoại, phỏng vấn, tọa đàm).
+ Thông qua phát biểu điều tra, khảo sát.
+ Thông qua các văn bản, báo cáo, hướng dẫn, tài liệu của Đoàn...
+ Thông qua thông tin đại chúng.
Bước 2: Họp, tổ chức thảo luận, thống nhất ý kiến.
Họp, tổ chức thảo luận, thống nhất ý kiến lãnh đạo và lấy ý kiến của những
người có liên quan, xin ý kiến lãnh đạo cấp ủy, Đoàn cấp trên. Xác định mục
tiêu, các phương án hành động. Thông qua bản kế hoạch dự thảo (nếu cần thiết).
Bước 3: Thông qua kế hoạch chính thức.
Kết cấu một bản kế hoạch tổ chức hoạt động gồm:
+ Mục đích, yêu cầu.
+ Thành phần, đối tượng.
+ Thời gian, địa điểm.
+ Nội dung, hình thức hoạt động.
+ Biện pháp tổ chức thực hiện.
Bước 4: Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch.
 Tổ chức triển khai: Thông qua hội nghị, tập huấn, tập dượt...
 Tổ chức thực hiện: Phân công nhiệm vụ, chỉ đạo điểm...
 Kiểm tra, đôn đốc, động viên, khích lệ...
 Phát hiện, điều chỉnh và xử lý các tình huống phát sinh.
Bước 5: Đánh giá, tổng kết, đề xuất, kiến nghị.
 Tổng kết tổng thể hay từng giai đoạn.
 Khen thưởng, kỷ luật.
 Kiến nghị và đề xuất kế hoạch mới tiếp theo.
Câu 5: Khái niệm, mục tiêu, động lực của phong trào thanh niên?
* Khái niệm “Phong trào thanh niên” Là một phương thức hoạt động quan trọng
của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHTN Việt Nam, Hội sinh viên VN nhằm
tập hợp thanh niên vào các hoạt động tập thể. Thông qua phong trào để phát huy
vai trò thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; nhằm giáo dục,
rèn luyện thanh niên trở thành người lao động mới; góp phần xây dựng Đoàn
Hội vững mạnh
* Mục tiêu - Tập hợp thanh niên vào hoạt động tập thể để giải quyết các nhiệm
vụ chính trị của đất nước, của địa phương, của đơn vị và của các tổ chức quần
chúng nhân dân - Bồi dưỡng, đào tạo thanh niên trở thành người lao động có trí
thức, đạo đức, sức khỏe - Xây dựng các tổ chức thanh niên (Đoàn TNCS HCM,
Hội LHTN VN, Hội Sinh viên VN) ngày càng vững mạnh.
=> Các tổ chức của thanh niên trong quá trình hoạt động luôn duy trì 3 mặt công
tác (Tổ chức, giáo dục và phong trào). 3 mặt công tác naỳ luôn hỗ trợ nhau và
không thể tách rời (Tổ chức tốt 1 phong trào có tác động tích cực trở lại đối với
việc giáo dục tốt cho thanh niên và góp phần quan trọng trong việc xây dựng tổ
chức Đoàn, Hội vững mạnh)
* Động lực: Đây là yếu tổ giúp phong trào thanh niên phát triển
- Động lực vật chất: Là những lợi ích vật chất cụ thể mà thanh niên có thể đạt
được hoặc được đáp ứng khi tham gia phong trào thanh niên.
Động lực tinh thần: Là những yếu tổ thúc đẩy, khơi dậy tinh thần nhiệt huyết
của thanh niên khi tham gia phong trào mà không đòi hỏi điều kiện hoặc lợi ích
vật chất.
Câu 6: Khái niệm ptrao thanh niên? Tiêu chí đánh giá hiệu quả của phong
trào thanh niên?
*Khái niệm “Phong trào thanh niên” Là một phương thức hoạt động quan trọng
của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHTN Việt Nam, Hội sinh viên VN nhằm
tập hợp thanh niên vào các hoạt động tập thể. Thông qua phong trào để phát huy
vai trò thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; nhằm giáo dục,
rèn luyện thanh niên trở thành người lao động mới; góp phần xây dựng Đoàn
Hội vững mạnh
* Tiêu chí đánh giá
- Bám sát nội dung chính trị của Đảng và chính quyển địa phương
- Thu hút tập hợp được đông đảo ĐVTN tham gia (không thu hút sẽ không hiệu
quả)
- Tổ chức Đoàn được củng cố và phát triển, chất lượng đoàn viên được nâng
cao, đoàn viên tiến bộ; khằng định được sự uy tín, sự tín nhiệm trong cộng đồng
xã hội

Câu 7: Khái niệm phong trào hành động cách mạng của Đoàn? Sự cần
thiết tổ chức phong trào hành động cách mạng của Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh?
** Phong trào hành động cách mạng của Đoàn
- Phong trào: “Hoạt động lôi cuốn đông đảo người tham gia".
- Hành động: “Làm một việc gì để đạt được mục đích, ý nguyện2.
- Cách mạng: “Cuộc biến đổi lớn trong xã hội, lật đổ chế độ cũ dựng chế độ
mới tiến bộ hơn”3.
Từ ba định nghĩa trên, có thể hiểu khái niệm “phong trào hành động cách
mạng” của Đoàn là một phương thức hoạt động cuốn hút nhiều thanh niên tham
gia, triển khai trên phạm vi rộng (từng địa phương hoặc trong cả nước), đưa lại
sự chuyển biến tích cực hoặc tiến bộ cho xã hội.
Để có một phong trào hành động cách mạng do Đoàn tổ chức phải đảm
bảo các yếu tố:
- Là hoạt động lôi cuốn đông đảo đoàn viên, thanh niên tự nguyện, tự giác
tham gia, trên cơ sở phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện của thanh niên và
đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của thanh niên.
- Đồng loạt diễn ra trên diện rộng, trong khoảng thời gian dài.
- Do các cơ quan lãnh đạo của Đoàn nghiên cứu từ lý luận và thực tiễn chỉ
đạo công tác đoàn và phong trào thanh niên mà phát động và tổ chức thực
hiện
**. Sự cần thiết tổ chức phong trào hành động cách mạng của Đoàn
1. Tổ chức phong trào hành động cách mạng là một trong những phương
thức hoạt động của Đoàn Thanh niên
Xu thế khách quan của lịch sử đòi hỏi nhân dân ta lựa chọn con đường đi
lên Chủ nghĩa xã hội để đạt tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh.
Tuy nhiên, việc giáo dục thanh niên không phải và không thể chỉ thông
qua lý luận, bằng sách vở mà phải thông qua các phong trào hành động cách
mạng của Đoàn. Bởi vì: Phong trào xuất phát từ thực tiễn của cuộc sống để đáp
ứng nhu cầu, lợi ích và nguyện vọng của thanh niên; là nơi để thanh niên rèn
luyện và trưởng thành.
Phong trào hành động cách mạng của Đoàn phù hợp với bối cảnh kinh tế -
xã hội hiện thời; đáp ứng được đòi hỏi của tỉnh hình đất nước.
Do đó, đáp ứng tốt hơn nhu cầu, nguyện vọng của thanh niên.
Thông qua phong trào, Đoàn thực hiện chức năng trường học xã hội chủ
nghĩa hiệu quả hơn, chất lượng tổ chức Đoàn được củng cố; vai trò của Đoàn
được phát huy.
Tổ chức phong trào hành động cách mạng là phương pháp, cách thức hiệu
quả nhất để Đoàn duy trì mục tiêu, lý tưởng của mình nhằm khơi dậy và phát
huy khả năng của lực lượng thanh niên, góp phần vào sự phát triển của đất nước.
2. Tổ chức phong trào hành động cách mạng của Đoàn phù hợp với đặc
điểm tâm lý của thanh niên
Trong cấu trúc nhân khẩu học, thanh niên luôn tồn tại như một nhóm xã
hội vừa mới mẻ, trẻ trung; vừa mạnh mẽ, năng động. Tuổi thanh niên đồng thời
là độ tuổi củng cố, phát triển và hoàn thiện nhân cách. Đây là giai đoạn mà mỗi
con người đang thử nghiệm để tìm ra “con đường đi" cho riêng mình, chính vì
vậy, thanh niên là lứa tuổi vừa cần được chăm lo, bồi dưỡng, vừa phải được phát
huy mạnh mẽ. Đây là hai mặt của một quá trình phá triển, hai nhu cầu của một
thế hệ, hai phương thức của một quy trình giáo dục có sự gắn bó chặt chẽ, hữu
cơ với nhau. Để hấp dẫn thanh niên, không chỉ chăm lo cho họ mà điều quan
trọng không kém là tạo môi trường để họ được phát huy, khẳng định bản thân.
Phong trào của Đoàn phát động muốn được thanh niên hưởng ứng, tham gia
phải phù hợp với đặc điểm tâm lý đó.
3. Tổ chức phong trào hành động cách mạng để góp phần thực hiện chức
năng, nhiệm vụ của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh khẳng định: "Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng Cộng sản Việt Nam, là lực lượng xung kích
cách mạng, là trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên, đại diện chăm lo và
bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của tuổi trẻ; phụ trách Đội Thiếu niên
Tiền phong Hồ Chí Minh; là lực lượng nòng cốt chính trị trong phong trào thanh
niên và trong các tổ chức thanh niên Việt Nam".
Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 25/8/2008 của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng Cộng sản Việt Nam xác định mục tiêu chung của công tác thanh
niên trong thời kỳ mới là "...Đảng, Nhà nước và toàn xã hội chăm lo, tạo điều
kiện, môi trường thuận lợi để thanh niên rèn luyện, cống hiến và trưởng thành;
được học tập, có việc làm; nâng cao thu nhập, có đời sống văn hóa, tinh thần
lành mạnh”. Nghị quyết Đại hội
Đảng Cộng sản Việt Nam toàn quốc lần thứ XII xác định "Tạo điều kiện
học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ cho thế hệ trẻ.
Khuyến khích, cổ vũ thanh niên nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão lớn, xung
kích, sáng tạo, làm chủ khoa học, công nghệ hiện đại”.
Như vậy, quan điểm của Đảng về công tác thanh niên thời gian gần đây
đều xác định rất rõ hai nhiệm vụ quan trọng, đó là phát huy thanh niên và tạo
môi trường, điều kiện hỗ trợ thanh niên. Hai trong số những chức năng cơ bản
của tổ chức Đoàn được quy định trong Điều lệ Đoàn là phát huy vai trò xung
kích của thanh niên và chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của thanh
niên. Trên cơ sở nhận diện những thuận lợi, khó khăn, thách thức đối với công
tác đoàn và phong trào thanh niên trong giai đoạn lịch sử cụ thể; nhận diện bối
cảnh, đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội đất nước và nhu cầu, nguyện vọng của
các tầng lớp thanh niên, tổ chức đoàn sẽ lựa chọn nội dung phong trào hành
động phù hợp.
Câu 8: Điểm giống và khác nhau của phong trào thanh niên và phong trào
hành động cách mạng của Đoàn?
Điểm giống nhau:
- Đều là những hoạt động diễn ra trên diện rộng do Đoàn Tn tổ chức
- Thu hút đông thảo thanh niên tham gia trên cơ sở phát huy tinh thần
xung kích, tình nguyện của thanh niên
- Đáp ứng nhu cầu nguyện vọng chính đáng của Đoàn viên, thanh niên
Khác nhau
Phong trào thanh niên:
- Thể hiện rõ tinh thần xung kích, tình nguyện của thanh niên
- Đáp ứng chủ yếu nhu cầu và lợi ích chính đáng của TN
- Có thể diễn ra trong thời gian ngắn hoặc dài
- Lực lượng tham gia phong trào có thể là thanh niên ở các địa phương
hoặc các khu vực, lĩnh vực, vùng miền khác nhau
- Trong một nhiệm kỳ hoặc một giai đoạn lịch sử có thể có nhiều phong
trào thanh niên
Phong trào hành động cách mạng
- Thể hiện rõ tính định hướng chính trị theo mục tiêu, lý tưởng của Đảng
- Đáp ứng chủ yếu nhu cầu của từng giai đoạn lịch sử (điều kiện kt - xt
của đất nước)
- Diễn ra trong thời gian dài ( theo nhiệm kỳ hoặc giai đoạn lịch sử)
- Có sức hiệu triệu, thu hút đông đảo thanh niên cả nước tham gia; phù
hợp với mọi đối tượng thanh niên
- Trong một nhiệm kỳ hoăc một giai đoạn lịch sử nhất định, thường chỉ 1
đến 2 phong trào hành động cách mạng.
Câu 9: Yêu cầu trong xây dựng các nội dung hoạt động của ptrao thanh
niên? Tiêu chí đánh giá hiệu quả của ptrao thanh niên?
* Yêu cầu Để phát động, tổ chức thực hiện phong trào thanh niên cần phải xây
dựng các nội dung hoạt động phù hợp. Các nội dung của phong trào thanh niên
cần:
+ Thể hiện được rõ vai trò xung kích đi đầu, xung phong tình nguyện của tổ
chức đoàn và tuổi trẻ
+ Thể hiện rõ vai trò của tổ chức đoàn trong việc giúp thanh niên bhuaan rbij
hành trang vào đời, chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của thanh niên
+ Đảm bảo hiệu quả giáo dục cao.
- Tùy vào mục tiêu cụ thể của từng phong trào thanh niên để xây dựng nội dung.
* Tiêu chí đánh giá:
- Bám sát nội dung chính trị của Đảng và chính quyển địa phương
- Thu hút tập hợp được đông đảo ĐVTN tham gia (không thu hút sẽ không hiệu
quả)
- Tổ chức Đoàn được củng cố và phát triển, chất lượng đoàn viên được nâng
cao, đoàn viên tiến bộ; khằng định được sự uy tín, sự tín nhiệm trong cộng đồng
xã hội
CÂU 10: Khái niệm công trình thanh niên? Các bước tổ chức thực hiện
công trình thanh niên?
Công trình thanh niên là sản phẩm, đồng thời là phương thức hoạt động
của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nhằm tạo môi trường phát huy vai trò
xung kích, tình nguyện, sáng tạo của tuổi trẻ trong thực hiện hiệu quả nhiệm vụ
chính trị của từng địa phương, đơn vị; tham gia phát triển kinh tế, văn hóa, xã
hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, qua đó giúp đoàn viên, thanh niên rèn luyện
về chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối
sống, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Các bước tổ chức thực hiện công trình thanh niên:
• Bước 1: Nghiên cứu xác lập công trình và xây dựng kế hoạch thực
hiện
- Trên tình hình thực tế của đơn vị trong năm, các cấp bộ Đoàn, chi đoàn
nghiên cứu khả năng thực hiện và các điều kiện đảm bảo để thực hiện công
trình.
- Tổ chức họp Ban Chấp hành Đoàn để thảo luận và thống nhất nội dung
thực hiện công trình thanh niên.
- Ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện. Kế hoạch phải rõ mục tiêu, giải
pháp, tiến độ, đơn vị tham gia thực hiện công trình.
• Bước 2: Đăng ký và triển khai thực hiện công trình thanh niên
- Đoàn cấp dưới phải có văn bản đăng ký triển khai thực hiện công trình
thanh niên với cấp ủy, chính quyền cùng cấp và Đoàn cấp trên trực tiếp, đồng
thời tổ chức triển khai thực hiện đạt mục đích, yêu cầu, tiến độ đề ra.
- Ban Chấp hành Đoàn khoa xác lập thực hiện ít nhất 01 công trình thanh
niên trong năm và gửi hồ sơ đăng ký thực hiện về Đoàn trường (thông qua Ban
Kiểm tra Đoàn trường) theo mục 1, phần IV của Hướng dẫn.
• Bước 3: Tổ chức thực hiện
- Thành lập bộ máy điều hành: Căn cứ vào quy mô, tính chất của công
trình để thành lập các bộ phận như ban (tổ) chỉ đạo, ban chủ nhiệm, ban (tổ)
giám sát công trình.
- Chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất cần thiết như vật tư, kinh phí,
phương tiện, thiết bị và cơ chế thực hiện.
- Phát động phong trào thi đua, công bố các định mức chỉ tiêu phấn đấu
từng đợt, các hạng mục của công trình, vận động các bộ phận, lực lượng đăng ký
thực hiện chỉ tiêu.
- Xây dựng tiến độ và có hình thức động viên, khen thưởng khi tổ chức
hoặc cá nhân hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu, có giải pháp hiệu quả trong thực hiện
tiến độ, chất lượng công trình.
- Theo dõi, đánh giá tiến độ thực hiện theo kế hoạch, tranh thủ ý kiến góp
ý của các chuyên gia khi có khó khăn phát sinh.
- Đánh giá, nhân rộng các kinh nghiệm, mô hình, giải pháp tốt.
• Bước 4: Tổ chức nghiệm thu, bàn giao và công nhận kết quả
- Sau khi hoàn thành, tổ chức Đoàn báo cáo cấp ủy, lãnh đạo đơn vị kết
quả thực hiện công trình và đề nghị nghiệm thu. Công trình thanh niên của cơ sở
Đoàn trực thuộc do Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Đoàn cấp trên nghiệm thu,
đánh giá, công nhận hoàn thành. Tiêu chí thẩm định, đánh giá và công nhận
công trình thanh niên cần bám sát mục tiêu, chỉ tiêu trong kế hoạch.
- Sau khi công nhận hoàn thành, tổ chức tổng kết đánh giá, rút kinh
nghiệm, khen thưởng và bàn giao công trình thanh niên cho đơn vị thụ hưởng
tiếp nhận, quản lý, sử dụng; phân phối nguồn lợi từ công trình cho các tổ chức,
cá nhân liên quan (nếu có).
Câu 12: Khái niệm phong trào hành động cách mạng của Đoàn? Nội dung
trọng tâm các phong trào hành động cách mạng của Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh giai đoàn 2022-2027
* Khái niệm
Phong trào hành động cách mạng của Đoang là hoạt động cuốn hút đông
đảo thanh niên tự nguyện, tự giác tham gia trong một khoảng thời gian nhất
định; hướng vào thực hiện mục tiêu chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh
quốc phòng do Đoàn Thanh niên cộng sản (TNCS) Hồ Chí Minh làm hạt nhân
lãnh đạo và tổ chức; nhằm đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của thanh
niên, phát huy tiềm năng thế mạnh của lực lượng thanh niên trong công cuộc
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
* Nội dung
Tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII, nhiệm kỳ 2022-2027, Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh đã xác định 3 phong trào hành động cách mạng trọng tâm,
đó là:
Phong trào "Tuổi trẻ xung kích, sáng tạo, khởi nghiệp"
Phong trào nhằm phát huy vai trò xung kích, sáng tạo, khởi nghiệp của
thanh niên trong học tập, lao động, sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu khoa học,
công nghệ, đổi mới sáng tạo, góp phần xây dựng và phát triển đất nước.
Nội dung trọng tâm của phong trào bao gồm:
Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp, phát triển kinh tế.
Hỗ trợ thanh niên học tập, nghiên cứu khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo
Hỗ trợ thanh niên tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể
thao, du lịch, nâng cao đời sống tinh thần.
Phong trào "Tuổi trẻ tình nguyện vì cộng đồng"
Phong trào nhằm phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện của thanh
niên trong tham gia các hoạt động an sinh xã hội, giải quyết các vấn đề bức xúc
của cộng đồng, góp phần xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
Nội dung trọng tâm của phong trào bao gồm:
Hỗ trợ xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
Hỗ trợ các hoạt động an sinh xã hội, chăm sóc người có công, gia đình
chính sách, trẻ em, người khuyết tật, người yếu thế.
Hỗ trợ các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Phong trào "Tuổi trẻ xung kích, bảo vệ Tổ quốc"
Phong trào nhằm phát huy tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí
tự lực, tự cường của thanh niên trong tham gia bảo vệ Tổ quốc, góp phần xây
dựng quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh.
Nội dung trọng tâm của phong trào bao gồm:
Hỗ trợ thanh niên nhập ngũ, thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham
gia dân quân tự vệ.
Hỗ trợ thanh niên tham gia các hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự an toàn
xã hội.
Hỗ trợ thanh niên tham gia các hoạt động phòng, chống thiên tai, dịch
bệnh.
Ngoài ra, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cũng triển khai 3 chương trình
đồng hành với thanh niên, bao gồm:
Chương trình "Đồng hành với thanh niên trong học tập"
Chương trình nhằm hỗ trợ thanh niên học tập, nâng cao trình độ, phát
triển năng lực, nghề nghiệp, góp phần xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao
cho đất nước.
Chương trình "Đồng hành với thanh niên trong khởi nghiệp và phát
triển kinh tế"
Chương trình nhằm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp, phát triển
kinh tế, góp phần xây dựng kinh tế - xã hội của đất nước.
Chương trình "Đồng hành với thanh niên trong xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc"
Chương trình nhằm phát huy vai trò xung kích, tình nguyện của thanh
niên trong tham gia bảo vệ Tổ quốc, góp phần xây dựng quốc phòng toàn dân,
an ninh nhân dân vững mạnh.
Các phong trào hành động cách mạng và chương trình đồng hành với
thanh niên của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh giai đoạn 2022-2027 được triển khai
nhằm phát huy vai trò xung kích, tình nguyện, sáng tạo của thanh niên trong học
tập, lao động, sản xuất, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Câu 13: Nội dung trọng tâm các chương trình đồng hành với thanh niên
của Đoàn TNCS HCM giai đoạn 2022 – 2027
3. Các chương trình đồng hành với thanh niên
3.1. Chương trình “Đồng hành với thanh niên trong học tập”
29. Triển khai Kế hoạch của Đoàn thực hiện Đề án Xây dựng xã hội học tập
giai đoạn 2021 - 2030. Tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Tuần lễ học tập suốt
đời”. Tổ chức các hoạt động hỗ trợ, khuyến khích học sinh, sinh viên thi đua học
tập; các cuộc thi, hội nghị chuyên ngành theo khối, ngành học. Định kỳ tổ chức
Liên hoan các câu lạc bộ ngoại ngữ, câu lạc bộ học thuật, các cuộc thi khuyến
khích việc nâng cao trình độ chuyên ngành, tay nghề phù hợp với từng đối tượng
thanh niên. Duy trì, nâng cao chất lượng tổ chức các diễn đàn, hội thi, xây dựng
các mô hình, giải pháp nâng cao chất lượng học tập, nghiên cứu khoa học. Duy
trì, thành lập mới các đội hình tình nguyện hướng dẫn chuyển đổi số, ứng dụng
công nghệ trong việc dạy và học. Tổ chức các diễn đàn trực tuyến trang bị, trau
dồi kỹ năng học và thực hành trong môi trường chuyển đổi số.
30. Nghiên cứu, điều chỉnh tiêu chí danh hiệu “Sinh viên 5 tốt”, “Học sinh 3
tốt”, “Học sinh 3 rèn luyện”, “Nhà giáo trẻ tiêu biểu” phù hợp với tình hình thực
tiễn từng đơn vị. Đẩy mạnh việc thành lập ở các cấp mô hình Câu lạc bộ Sinh
viên 5 tốt, đôi bạn Sinh viên 5 tốt, Học sinh 3 tốt; thường xuyên khảo sát, lấy ý
kiến sinh viên sau tuyên dương về chất lượng và giải pháp cần có cho phong
trào; số hoá dữ liệu và phương thức xét chọn các danh hiệu khối trường học;
nghiên cứu các hình thức phát huy sau tuyên dương. Thường xuyên tuyên
truyền, tôn vinh và thực hiện các giải pháp kết nối, phát huy các gương điển
hình sau tuyên dương; 8 vận động học sinh sinh viên sau tuyên dương tích cực
hỗ trợ trong các hoạt động triển khai phong trào.
31. Phát triển các quỹ, học bổng, giải thưởng về học tập, nghiên cứu khoa
học. Tổ chức các chương trình, hội thảo, diễn đàn, tham quan nhằm nâng cao
hiệu quả thực tiễn của việc nghiên cứu khoa học như chương trình “Tri thức trẻ
vì giáo dục” “Diễn đàn khoa học trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu”; triển khai các
các giải pháp định hướng về đạo đức nghiên cứu khoa học; có giải pháp nâng
cao chất lượng kết nối các lực lượng trong xã hội để hỗ trợ, đặt hàng các công
trình nghiên cứu, ý tưởng mới của các nhà khoa học, trí thức trẻ, sinh viên,
giảng viên Việt Nam trong và ngoài nước.
32. Triển khai hiệu quả các hoạt động “Tiếp sức đến trường”. Triển khai các
công trình, phần việc thanh niên thiết thực hỗ trợ học sinh, sinh viên, giảng viên
trẻ vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, biên giới – hải đảo có môi trường giảng
dạy, học tập thuận lợi. Tổ chức các hoạt động cải thiện cơ sở vật chất, dụng cụ,
phương tiện giảng dạy, học tập hướng về vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó
khăn: chương trình “Nhà vệ sinh cho em”, “Trường đẹp cho em”; vận động
nguồn lực để mua sắm trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập.
33. Triển khai sâu rộng và hiệu quả Đề án “Phát hiện, bồi dưỡng và phát huy
Tài năng trẻ Việt Nam giai đoạn 2022 - 2030”.
34. Thường xuyên cung cấp thông tin các chính sách, đặc biệt là trên môi
trường mạng xã hội về giáo dục đào tạo, học tập và nghiên cứu khoa học, chính
sách tín dụng, học bổng, miễn, giảm học phí cho thanh niên thông qua các kênh
thông tin của Đoàn, các câu lạc bộ, tổ, đội nhóm tuyên truyền. Tham mưu cấp
ủy, chính quyền có chính sách đào tạo, bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ, năng lực
số cho thanh niên. Phối hợp xây dựng các chương trình, đề án nâng cao năng lực
ngoại ngữ, năng lực số cho thanh niên. Xây dựng, đề xuất các nhiệm vụ giám sát
việc thực hiện chính sách, pháp luật về giáo dục đào tạo.
3.2. Chương trình “Đồng hành với thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp”
35. Tổ chức các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cho thanh niên
về khởi nghiệp, lập nghiệp; các mô hình khởi nghiệp thành công, đặc biệt là
khởi nghiệp sáng tạo, khởi nghiệp xã hội; các hoạt động tuyên truyền, tập huấn,
bồi dưỡng, nâng cao hiểu biết, nhận thức của cán bộ Đoàn, Hội các cấp trong
nhiệm vụ đồng hành với thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp. Kết nối thanh niên
khởi nghiệp, lập nghiệp với các doanh nghiệp, quỹ đầu tư. Tổ chức tập huấn, bồi
dưỡng, tư vấn về kiến thức, pháp lý cho thanh niên khởi nghiệp. Chú trọng triển
khai các giải pháp hỗ trợ cho thanh niên tại vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt
khó khăn vươn lên phát triển kinh tế. Hỗ trợ đưa đoàn viên, thanh niên quay về
quê hương lập nghiệp.
36. Xây dựng cộng đồng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp; các ngân hàng,
sàn giao dịch ý tưởng khởi nghiệp, lập nghiệp kết nối thanh niên với các quỹ đầu
tư, doanh nghiệp. Xây dựng và vận hành Cổng thông tin Hỗ trợ Thanh niên khởi
nghiệp; sách trắng về thanh niên khởi nghiệp; kho dữ liệu các mô hình tiêu biểu
trong khởi nghiệp, phát triển kinh tế. Xây dựng, duy trì Quỹ hỗ trợ thanh niên
khởi nghiệp. Triển khai kế hoạch thực hiện Đề án “Thành lập Quỹ hỗ trợ sáng
kiến vì 9 cộng đồng”. Đầu tư cơ sở vật chất, nội dung hoạt động của Trung tâm
hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp. Xây dựng Câu lạc bộ “Tỷ phú trẻ nông thôn”.
37. Kết nối các mô hình, giải pháp, ý tưởng khởi nghiệp với các nhà đầu tư
tiềm năng. Tổ chức các triển lãm, hội chợ sản phẩm khởi nghiệp, các hoạt động
xúc tiến thương mại giới thiệu sản phẩm tới doanh nghiệp và xã hội. Phấn đấu
trong nhiệm kỳ có 7 nghìn dự án khởi nghiệp sáng tạo của thanh niên được tổ
chức Đoàn hỗ trợ. Định kỳ tổ chức các ngày hội, hội chợ việc làm, triển lãm
khởi nghiệp cho thanh niên. Tổ chức tư vấn, hỗ trợ, tập huấn nâng cao kiến thức,
kỹ năng khởi nghiệp, đạo đức kinh doanh, tư vấn hướng nghiệp, đào tạo nghề,
giới thiệu việc làm cho thanh niên.
38. Triển khai các giải pháp có tính đột phá trong tư vấn, hướng nghiệp cho
học sinh bậc THCS đến THPT. Phấn đấu trong nhiệm kỳ có 12 triệu lượt thanh
thiếu niên được tư vấn hướng nghiệp và việc làm; 3 triệu thanh niên được giới
thiệu việc làm. Tổ chức các hoạt động tư vấn, hỗ trợ, đào tạo nghề cho thanh
niên nông thôn, thanh niên khuyết tật, thanh niên hoàn lương, công an, bộ đội
xuất ngũ, thanh niên xuất khẩu lao động. Kết nối nhu cầu lao động, việc làm
giữa các địa phương, các vùng. Ứng dụng chuyển đổi số trong tư vấn đào tạo
nghề và tư vấn, giới thiệu việc làm cho thanh niên; phối hợp phát triển các app
về tư vấn hướng nghiệp, đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho thanh thiếu
niên. Phát triển mô hình liên kết, kết nối giữa các trường Đại học, Cao đẳng,
trường nghề với cơ quan, doanh nghiệp để tạo việc làm cho sinh viên, học viên.
Đổi mới hoạt động của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trung tâm dịch vụ việc
làm do Đoàn quản lý. Hỗ trợ và nhân rộng mô hình thanh niên phát triển kinh tế,
chú trọng mô hình kinh tế tập thể. Nâng cao chất lượng các giải thưởng của
Đoàn tuyên dương các gương thanh niên tiêu biểu trong học nghề, việc làm.
39. Tổ chức nghiên cứu, đánh giá, đề xuất với các ngành, các cấp xây dựng,
hoàn thiện chính sách, pháp luật hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp, hỗ
trợ rút ngắn thủ tục hành chính; các giải pháp hỗ trợ thủ tục vay vốn đối với các
dự án khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo của thanh niên. Tổ chức giám sát các
chính sách, pháp luật về lao động, việc làm, khởi nghiệp đối với thanh niên.
40. Khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, Quỹ quốc gia về việc làm,
vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội và vận động các nguồn vốn xã hội hóa để
hỗ trợ thanh niên vay vốn phát triển kinh tế. Phấn đấu trong nhiệm kỳ có 15
nghìn tỷ đồng được hỗ trợ cho thanh niên vay vốn để khởi nghiệp, lập nghiệp,
làm kinh tế.
3.3. Chương trình “Đồng hành với thanh niên rèn luyện và phát triển kỹ
năng trong cuộc sống, nâng cao thể chất, đời sống văn hóa tinh thần”
41. Thường xuyên cung cấp thông tin, kiến thức; giới thiệu, kết nối thanh
niên với các hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí
lành mạnh, đặc biệt là các đối tượng thanh niên đặc thù. Phối hợp với các đơn vị
chuyên ngành tổ chức các sân chơi, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể
thao cho thanh thiếu nhi; khuyến khích các hoạt động sáng tạo nhằm giữ gìn,
phát huy giá trị văn hóa dân tộc, tham gia thực hiện nhiệm vụ chấn hưng văn
hoá trong thời kỳ mới, phát triển và đầu tư cho các ý tưởng, hoạt động khởi
nghiệp trong lĩnh vực văn hoá. Củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động, chức
năng, nhiệm vụ của các 10 thiết chế văn hóa trong và ngoài Đoàn quản lý;
khuyến khích thành lập các câu lạc bộ với đặc điểm, tính chất mới như: câu lạc
bộ chuyển đổi số, câu lạc bộ phản biện…
42. Định kỳ tổ chức các hội diễn, hội thi, liên hoan, đào tạo về kỹ năng, văn
hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, vui chơi giải trí lành mạnh cho thanh thiếu nhi
như: Hội diễn ca khúc cách mạng; Liên hoan các đội tuyên truyền măng non;
Liên hoan văn nghệ sĩ trẻ; Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân; Ngày hội
“Thiếu nhi vui, khỏe”… Giới thiệu, phổ biến các tác phẩm văn hóa nghệ thuật
có giá trị nhân văn cao bằng các hình thức như infographic, frame avatar,
motion graphic, video clip… trên các mạng xã hội, nền tảng số để định hướng
giáo dục thanh niên. Định kỳ tổ chức sản xuất, phối hợp sản xuất các ấn phẩm
văn hóa đáp ứng đời sống tinh thần của thanh niên.
43. Bồi dưỡng, phát huy, chăm lo cho nguồn nhân lực trẻ, tài năng trẻ trong
lĩnh vực thể dục thể thao, văn hóa nghệ thuật. Định kỳ tổ chức tuyên dương, trao
giải thưởng, gặp gỡ, tôn vinh các điển hình tiêu biểu trong các lĩnh vực văn hóa
nghệ thuật, thể dục thể thao.
44. Triển khai đa dạng các hoạt động chăm lo đời sống văn hóa, tinh thần cho
thanh niên công nhân, thanh niên khu công nghiệp, khu chế xuất, thanh niên dân
tộc thiểu số, thanh niên vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Tăng cường tổ
chức các hoạt động tuyên truyền trực tiếp và trên mạng xã hội cho thanh thiếu
niên về tác hại của ma túy, rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích; bài trừ tệ
nạn xã hội, phong tục tập quán lạc hậu.
45. Đổi mới nội dung chương trình và đa dạng hóa các phương thức huấn
luyện kỹ năng cho thanh thiếu nhi. Triển khai các nhiệm vụ phối hợp với các bộ,
ngành thực hiện chương trình phát triển văn hóa đọc và hoàn thiện kỹ năng
thông tin cho thanh niên giai đoạn 2024 - 2030.
46. Đầu tư, nâng cấp, phát huy các cung văn hóa thanh thiếu nhi, các nhà văn
hóa, đơn vị nghệ thuật, công trình công cộng, vui chơi giải trí cho thanh thiếu
nhi. Tích cực tham mưu cấp ủy, chính quyền để xây dựng, cải tạo, phát huy các
thiết chế văn hóa thể thao của Đoàn và các công trình phục vụ cộng đồng. Tích
cực tham gia giám sát và phát huy thanh niên tham gia xây dựng, hoàn thiện
chính sách, pháp luật về bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe cho thanh niên,
nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho thanh niên.

You might also like