Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Ngày soạn: Phê duyệt của nhóm

Ngày dạy Lớp Tiết

Tiết 5. BÀI 4. ĐỘT BIẾN GEN


I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức:
Sau khi thực hiện bài học này HS sẽ khám phá được đột biến gen, bao gồm:
- Nguyên nhân, cơ chế chung của các dạng đột biến gen.
- Hậu quả của đột biến gen
2. Về năng lực:
2.1. Năng lực chung:
Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số NL của HS như sau:
- NL tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc SGK, quan sát hình ảnh để tìm hiểu về đột biến gen
- NL giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để tìm hiểu đột biến gen
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo: tìm kiếm và xử lí thông tin về nguyên nhân và cơ chế phát sinh
đột biến gen, làm được bài tập về đột biến gen
2.2. Năng lực sinh học:
* Nhận thức sinh học: - Nêu được nguyên nhân, cơ chế chung của các dạng đột biến gen.
- Hiểu được hậu quả và làm được bài tập về đột biến gen
* Tìm hiểu thế giới sống: Hình thành quan niệm duy vật biện chứng về sự di truyền
* Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Vận dụng được kiến thức để xây dựng và củng cố niềm tin
vào khoa học, thấy được sự cấp thiết của việc BVMT, ngăn ngừa, giảm thiểu việc sử dụng thuốc
hoá học BVTV
3. Về phẩm chất:
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh
- Có ý thức BVMT, ngăn ngừa, giảm thiểu việc sử dụng thuốc hoá học BVTV
- Chăm học, chịu khó đọc SGK, tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về đột
biến gen
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ
- Trung thực trong thực hiện nhiệm vụ, ghi chép và rút ra kết luận

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:


- Tư liệu về đột biến gen ở người, ĐV và TV
- Máy chiếu, PHT
- Hình 4.1. Đột biến G-X → A-T do kết cặp không đúng trong nhân đôi ADN
- Hình 4.2. Đột biến A-T → G-X do kết cặp không đúng trong nhân đôi ADN

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC


1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập là đột biến gen
a. Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được vấn đề cần giải quyết trong bài học là khái niệm, các
dạng, nguyên nhân, cơ chế, hậu quả và ý nghĩa của đột biến gen
b. Nội dung: HS đọc mục em có biết SGK/22 "Sự cố checnobưn"
c. Sản phẩm:
Suy nghĩ, đưa ra một số quan điểm của cá nhân
Nhu cầu GQVĐ: Tìm hiểu kến thức để giải thích về hậu quả của "Sự cố checnobưn"
d. Tổ chức thực hiện:
- GV: YC HS đọc mục em có biết SGK/22 "Sự cố checnobưn"
Hỏi: Vì sao sự cố đó gây hậu quả nặng nề đến vậy?
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và đưa các phương án trả lời
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu khái niệm và các dạng đột biến gen
a. Mục tiêu: Trình bày được khái niệm và nêu các dạng đột biens gen

1
b. Nội dung: HS đọc SGK mục I trang 19 và nêu ra khái niệm và các dạng đột biến gen
c. Sản phẩm:
I. Khái niệm và các dạng đột biến gen
1. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen.
Đột biến gen thường liên quan tới một cặp nuclêôtit (gọi là đột biến điểm) hoặc một số cặp
nuclêôtit xảy ra tại một điểm nào đó trên phân tử ADN.
2. Các dạng đột biến gen:
Có 3 dạng đột biến gen cơ bản: Mất, thêm, thay thế một hoặc một số cặp nuclêôtit.
d. Tổ chức thực hiện:
* Giao nhiệm vụ học tập:
- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân: Đọc SGK mục I trang 19 và ghi lại khái niệm và các dạng
đột biến gen
- Thảo luận rút ra khái niệm và các dạng đột biến gen
* Thực hiện nhiệm vụ:
- HS tự đọc SGK mục I trang 19, ghi lại khái niệm và các dạng đột biến gen
- Thảo luận trong nhóm và chốt lại khái niệm và các dạng đột biến gen
* Báo cáo, thảo luận:
- GV gọi HS bất kì chia sẻ kết quả hoạt động về khái niệm và các dạng đột biến gen
- HS khác bổ sung để cùng chốt lại khái niệm và các dạng đột biến gen
* Kết luận, nhận định:
- GV chốt lại khái niệm và các dạng đột biến gen
- Nhận xét hoạt động của lớp

Hoạt động 2.2: Tìm hiểu nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen
a. Mục tiêu: Trình bày được nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen
b. Nội dung:
HS quan sát H4.1 và 4.2, đọc SGK mục I trang 19 và nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen
c. Sản phẩm:
II. Nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen
1. Nguyên nhân:
- Bên ngoài: do tác động các tác nhân gây đột biến như vật lý (tia phóng xạ, tia tử ngoại…),
hoá học (các hoá chất 5BU, NMS…) hay sinh học (một số virut…).
- Bên trong: do rối loạn các quá trình sinh lí hóa sinh trong tế bào.
2 .Cơ chế chung : Do tác nhân gây đột biến gây ra những sai sót trong quá trình nhân đôi
ADN.
VD:
- Sự kết cặp không đúng trong nhân đôi ADN (không theo NTBS) → dẫn đến đột biến gen.
- Tia tử ngoại (UV) có thể làm cho 2 bazơ T trên cùng 1 mạch liên kết với nhau  đột biến.
- 5-brômua uraxin ( 5BU) gây ra thay thế cặp A-T bằng G-X đột biến.
d. Tổ chức thực hiện:
* Giao nhiệm vụ học tập:
- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân: quan sát H4.1 và 4.2, đọc SGK mục II trang 20 và ghi lại
nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen
- Thảo luận rút ra nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen
* Thực hiện nhiệm vụ:
- HS quan sát H4.1 và 4.2, tự đọc SGK mục II trang 20, ghi lại nguyên nhân và cơ chế phát sinh
đột biến gen
- Thảo luận trong nhóm và chốt lại kiến thức về nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen
* Báo cáo, thảo luận:
- GV gọi HS bất kì chia sẻ kết quả hoạt động về nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen
- HS khác bổ sung để cùng chốt lại kiến thức nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen
* Kết luận, nhận định:
- GV chốt lại kiến thức về nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen
- Nhận xét hoạt động của lớp

2
Hoạt động 2.3: Tìm hiểu nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen
a. Mục tiêu: Trình bày được nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen
b. Nội dung:
HS quan sát H4.1 và 4.2, đọc SGK mục II trang 20 và nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến
gen
c. Sản phẩm:
II. Nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen
1. Nguyên nhân:
- Bên ngoài: do tác động các tác nhân gây đột biến như vật lý (tia phóng xạ, tia tử ngoại…),
hoá học (các hoá chất 5BU, NMS…) hay sinh học (một số virut…).
- Bên trong: do rối loạn các quá trình sinh lí hóa sinh trong tế bào.
2 .Cơ chế chung : Do tác nhân gây đột biến gây ra những sai sót trong quá trình nhân đôi
ADN.
VD:
- Sự kết cặp không đúng trong nhân đôi ADN (không theo NTBS) → dẫn đến đột biến gen.
- Tia tử ngoại (UV) có thể làm cho 2 bazơ T trên cùng 1 mạch liên kết với nhau  đột biến.
- 5-brômua uraxin ( 5BU) gây ra thay thế cặp A-T bằng G-X đột biến.
d. Tổ chức thực hiện:
* Giao nhiệm vụ học tập:
- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân: quan sát H4.1 và 4.2, đọc SGK mục II trang 20 và ghi lại
nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen
- Thảo luận rút ra nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen
* Thực hiện nhiệm vụ:
- HS quan sát H4.1 và 4.2, tự đọc SGK mục II trang 20, ghi lại nguyên nhân và cơ chế phát sinh
đột biến gen
- Thảo luận trong nhóm và chốt lại kiến thức về nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen
* Báo cáo, thảo luận:
- GV gọi HS bất kì chia sẻ kết quả hoạt động về nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen
- HS khác bổ sung để cùng chốt lại kiến thức nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen
* Kết luận, nhận định:
- GV chốt lại kiến thức về nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen
- Nhận xét hoạt động của lớp

Hoạt động 2.3: Tìm hiểu hậu quả và ý nghĩa của đột biến gen
a. Mục tiêu: Trình bày được hậu quả và ý nghĩa của đột biến gen
b. Nội dung: HS đọc SGK mục III trang 21, nêu hậu quả và ý nghĩa của đột biến gen
c. Sản phẩm:
II. Hậu quả và ý nghĩa của đột biến gen
1. Hậu quả: Đột biến gen có thể có hại, có lợi hoặc trung tính đối với một thể đột biến.
Mức độ có lợi hay có hại của đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen, điều kiện môi trường.
Khẳng định phần lớn đột biến điểm thường vô hại.
2. Ý nghĩa : Đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình chọn giống và tiến hoá.
d. Tổ chức thực hiện:
* Giao nhiệm vụ học tập:
- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân: đọc SGK mục III trang 21 và ghi lại hậu quả và ý nghĩa của
đột biến gen
- Thảo luận rút ra hậu quả và ý nghĩa của đột biến gen
* Thực hiện nhiệm vụ:
- HS tự đọc SGK mục III trang 21, ghi lại hậu quả và ý nghĩa của đột biến gen
- Thảo luận trong nhóm và chốt lại kiến thức về hậu quả và ý nghĩa của đột biến gen
* Báo cáo, thảo luận:
- GV gọi HS bất kì chia sẻ kết quả hoạt động về hậu quả và ý nghĩa của đột biến gen
- HS khác bổ sung để cùng chốt lại kiến thức về hậu quả và ý nghĩa của đột biến gen
* Kết luận, nhận định:
- GV chốt lại kiến thức về hậu quả và ý nghĩa của đột biến gen
3
- Nhận xét hoạt động của lớp

3. Hoạt động 3: Luyện tập


a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học về đột biến gen để giải quyết một số vấn đề trong thực tiễn;
Hệ thống một số kiến thức đã học
b. Nội dung: HS trả lời các câu hỏi cá nhân, thảo luận nhóm chốt lại kết quả chung
c. Sản phẩm: Các câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
* Giao nhiệm vụ học tập:
GV sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
1. Nguyên nhân gây đột biến gen?
2. Cơ chế chung gây đột biến gen?
3. HS Khá giỏi: Đột biến phát sinh sau mấy lần tái bản?
4. HS Khá giỏi: Tại sao tác nhân đột biến trong môi trường ngày càng tăng? Giải pháp?
* Thực hiện nhiệm vụ:
- HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân trả lời các câu hỏi
- Thảo luận trong nhóm cùng chốt lại các câu trả lời
* Báo cáo, thảo luận:
- GV yêu cầu 2 nhóm báo cáo kết quả trả lời các câu hỏi
- Các nhóm góp ý theo kĩ thuật 2-2-1
* Kết luận, nhận định:
GV chốt lại các câu trả lời
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu: Phát triển NL tự học và NL tìm hiểu thế giới sống
b. Nội dung: Nêu các biện pháp hạn chế tác nhân đột biến trong môi trường?
Viết bài tuyên truyền về bảo vệ môi trường.
c. Sản phẩm: Tập san hoặc video tuyên truyền về bảo vệ môi trường.
d. Tổ chức thực hiện: Giao cho HS thực hiện ngoài giờ học trên lớp: Tìm kiếm thông tin qua mạng
internet, ... và viết bài tuyên truyền bảo vệ môi trường

You might also like