Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU..........................................................................................................2

I. Lý luận chung về vai trò của giám đốc doanh nghiệp.......................3

1. Giám đốc doanh nghiệp.....................................................................3

2. Vai trò của giám đốc doanh nghiệp đối với doanh nghiệp...............3

II. Vai trò của giám đốc doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu nông sản
ở Việt Nam khi dịch covid 19 lan rộng......................................................4

1. Tình hình các doanh nghiệp khi dịch covid 19 lan rộng...................4

2. Chính sách của các doanh nghiệp và vai trò của giám đốc doanh
nghiệp.........................................................................................................5

a. Giải pháp tài chính.........................................................................6

b. Hoạch định chính sách cũng như tái cơ cấu doanh nghiệp...........7

KẾT LUẬN......................................................................................................8

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................9

1
MỞ ĐẦU
Việt Nam đã đi qua hơn 30 năm đổi mới một cách ấn tượng với những
thành tựu quan trọng. Từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu,
bao cấp đã chuyển từng bước chắc chắn sang nền kinh tế thị trường định
hướng Xã hội chủ nghĩa. Việt nam cũng đã vượt qua thời kì khủng hoảng
kinh tế để tự tin bước sang thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước,
nỗ lực theo đuổi mục tiêu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020.
Tuy nhiên, năm 2020 là một năm có nhiều sự biến động to lớn với thế
giới nói chung và Việt Nam nói riêng, nổi bất nhất đó là sự lan rộng của dịch
Covid 19 diễn ra từ đầu năm 2020. Chính sự kiện này đã đặt ra nhiều thách
thức, yêu cầu, đòi hỏi với toàn bộ nền kinh tế của đất nước. Trong nền kinh tế
thị trường như vậy, các doanh nghiệp nếu muốn tồn tại, phát triển thì cũng
phải có những biện pháp, chính sách, sự lựa chọn đường đi đúng đắn cho
riêng mình để phù hợp với tình hình chung. Để làm được điều đó, để thực
hiện tốt công tác quản trị thì vai trò của người giám đốc người quản lý điều
hành công ty rất quan trọng. Hiểu được điều đó, em xin chọn đề “Vai trò của
giám đốc doanh nghiệp – Liên hệ với các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu hàng
nông sản ở Việt Nam khi dịch covid 19 lan rộng” làm bài tập học kỳ của mình để
làm nổi bật vai trò quan trọng, cần thiết của giám đốc doanh nghiệp, đặc biệt là
trong các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu hàng nông sản ở Việt Nam trong thời
kỳ khó khăn toàn thị trường bởi dịch Covid 19 lan rộng.

2
I. Lý luận chung về vai trò của giám đốc doanh nghiệp
1. Giám đốc doanh nghiệp.
Giám đốc doanh nghiệp là người được chủ sở hữu doanh nghiệp giao cho
quyền quản lý, điều hành doanh nghiệp theo chế độ một thủ trưởng, chịu trách
nhiệm trước người chủ sở hữu về mọi hoạt động của doanh nghiệp cũng như
kết quả của các hoạt động đó. Đồng thời được hưởng thù lao tương xứng với
kết quả mang lại.
2. Vai trò của giám đốc doanh nghiệp đối với doanh nghiệp.

Giám đốc doanh nghiệp là người có ảnh hưởng quyết định đến sự thành
bại của doanh nghiệp. Theo điều tra của Bộ khoa học – công nghệ và môi
trường, có 4.584 doanh nghiệp nhà nước kinh doanh thua lỗ, trong đó có 2630
doanh nghiệp thua lỗ do giám đốc không có trình độ gây nên. Vai trò của
giám đốc có thể được nêu ở những nội dung sau:

Thứ nhất, giám đốc là quản trị viên hàng đầu, là thủ trưởng cấp cao nhất
của doanh nghiệp. Giám đốc có quyền ra chỉ thị, mệnh lệnh và mọi người
trong doanh nghiệp phải chấp hành.Vì vậy, mỗi quyết định của giám đốc có
ảnh hưởng rất lớn trong phạm vi toàn doanh nghiệp. Chính vì điều này, giám
độc phải là người tập hợp được trí tuệ của mọi người lao động trong doanh
nghiệp, bảo đảm có quyết định đúng đắn và đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Thứ hai, giám đốc có vai trò tổ chức bộ máy quản trị đủ về số lượng,
mạnh về chất lượng, bố trí hợp lý, cân đối lực lượng quản trị viên, đảm bỏa
quan hệ bền vững trong tổ chức, họat động ăn khớp, nhịp nhàng, hoàn thành
tốt mục tiêu đề ra.

Thứ ba, giám đốc chịu trách nhiệm về việc làm, thu nhập, đời sống của số
lượng lao động cũng như chịu trách nhiệm về cuộc sống tinh thần, nâng cao
trình độ văn hóa chuyên môn của người lao động, đào tạo đội ngũ nhân viên
hung mạnh và tạo cơ hội thăng tiến cho họ.

3
Thứ tư, giám đốc là người quản lý, chủ tài khoản của hàng triệu, hàng tỉ
đồng. Đặc biệt, trong điều kiện hiện nay giám đốc có trách nhiệm về bảo toàn
và phát triển vốn. Một quyết định sai lầm có thể dẫn tới thiết hại hàng triệu,
hàng tỉ bạc cho doanh nghiệm. Hơn nữa, giám đốc cần đảm bảo các mối quan
hệ, chinh sách để huy động vốn cho doanh nghiệp khi cần thiết.

Thứ năm, giám đốc là người làm ra của cải.Vai trò của giám đốc là phải
biết làm cho ra tiền, hay nói cách khác giám đốc phải tính được bù đắp chi phí
và kinh doanh có lãi từ một lượng tiền nhất định.

Tóm lại, vai trò của giám đốc là người chèo lái con thuyền doanh nghiệp.
Với vai trò của mình, giám đốc có thể đưa doanh nghiệp ổn định, phát triển
hay phá sản.

II.Vai trò của giám đốc doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu nông sản
ở Việt Nam khi dịch covid 19 lan rộng.
1. Tình hình các doanh nghiệp khi dịch covid 19 lan rộng.

Kết quả khảo sát gần 130.000 doanh nghiệp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
cho thấy, về thị trường tiêu thụ và xuất khẩu, 57,7% số doanh nghiệp bị ảnh
hưởng cho biết thị trường tiêu thụ bị giảm mạnh; 47,2% doanh nghiệp có hoạt
động xuất khẩu khẳng định hàng hóa sản xuất ra không xuất khẩu được.

Khảo sát trên cho thấy, hoạt động thương mại của Việt Nam từ đầu quý
II/2020 đã chịu tác động mạnh bởi dịch Covid-19 lây lan trên phạm vi toàn
cầu, đặc biệt là tại các đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam như: EU,
Mỹ, Nhật Bản, ASEAN...

Theo Bộ Công Thương, trong tháng 5/2020, xuất nhập khẩu của Việt Nam
mặc dù có sự cải thiện so với tháng 4/2020 nhưng vẫn sụt giảm khá mạnh so
với cùng kỳ năm 2019. Theo ước tính, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng
hóa của Việt Nam trong tháng 5/2020 đạt 37,9 tỷ USD, tăng 5% so với tháng

4
4/2020 nhưng giảm 15,7% so với cùng kỳ năm 2019. Tính chung 5 tháng,
tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong 5 tháng đầu
năm 2020 ước đạt 196,84 tỷ USD, giảm 2,8% so với 5 tháng năm 2019.

Riêng về xuất khẩu, trong tháng 5/2020, kim ngạch xuất khẩu của Việt
Nam ước đạt 18,5 tỷ USD, tăng 5,2% so với tháng 4/2020 và giảm 15,5% so
với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của khối doanh nghiệp
trong nước ước đạt 6,6 tỷ USD, tăng 1,1% so với tháng 4/2020 và tăng 0,5%
so với cùng kỳ năm 2019. Kim ngạch xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI
cũng tăng 7,6% so với tháng 4/2020 và giảm 22,3% so với cùng kỳ, đạt 11,9
tỷ USD (bao gồm cả dầu thô). So với tháng 4/2020, kim ngạch xuất khẩu của
cả 3 nhóm hàng chính đều tăng trong tháng 5/2020.

5 tháng đầu năm, kim ngạch của cả ba nhóm ngành quan trọng đều giảm,
trong đó nhóm hàng công nghiệp chế biến có mức giảm thấp nhất là 1,2% so
với cùng kỳ năm 2019, tiếp theo là đến nhóm hàng nông, thủy sản với mức
giảm 4,7% và nhiên liệu khoáng sản có mức giảm cao nhất là 31,3%. Như
vậy, không còn chỉ là giảm tốc nữa, chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, bị
nhiều đối tác cắt đơn hàng, xuất khẩu của Việt Nam càng ngày càng gặp
nhiều khó khăn trong quý II/2020.

Riêng đối với xuất khẩu gạo ở nước ta, để đáp ứng gạo dự trữ quốc gia
khi các doanh nghiệp trúng thầu không ký hợp đồng cung cấp gạo cho nhà
nước mà ồ ạt xuất khẩu, trong điều tình hình gia gạo xuất khẩu cao hơn vì
dịch covid. Bộ công thương và Chính phủ áp hạn ngạch xuất khẩu 400 tấn
gạo, rất nhiều doanh nghiệp không thể xuất khẩu hoặc xuất khẩu với số lượng
gạo thấp đáng kể so với kỳ trước. Những điều này yêu cầu giám đốc cũng như
ban quản trị doanh nghiệp giải quyết nhanh chóng nếu không muốn doanh
nghiệp mình phá sản.

2. Chính sách của các doanh nghiệp và vai trò của giám đốc doanh
nghiệp.
5
a. Giải pháp tài chính.

Trong các thời điểm khủng hoảng, tiền mặt dự trữ càng trở nên cực kỳ
quan trọng do tính thanh khoản của chúng, cũng như các doanh nghiệp xuất
khẩu hàng nông sản phải chi trả nhiều khoản cho hàng lưu đọng tại cảng, tiền
thuê container chứa hàng cũng như nhiều loại phí khác liên quan. Các giám
đốc doanh nghiệp trong thời gian này thực sự chú trọng việc duy trì nguồn
vốn cho doanh nghiệp mình.

Thứ nhất, rà soát các áp lực hàng tuần về vốn lưu động: tiền mặt, hàng tồn
kho, khoản đầu tư, các khoản phải thu và phải trả trong ngắn hạn, thuế và
lương để xây dựng bản kế hoạch cho ngắn hạn hợp lý, cân bằng dòng tiền.

Thứ hai, rà soát thanh khoản và ưu tiên các khoản thanh toán. Điều này
giúp doanh nghiệp tuân thủ các nghĩa vụ và duy trì hoạt động kinh doanh hay
ít nhất đáp ứng việc thực hiện dịch vụ ở mức chấp nhận được đối với khách
hàng cốt lõi. Việc duy trì khách hàng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu
nông sản là thực sự cần thiết để đảm bảo uy tín cũng như nguồn xuất khẩu lâu
dài, chất lượng.

Thứ ba, giảm thiểu rò rỉ tiền mặt (tồn kho, các loại chi phí). Rà soát từng
quy trình và hoạt động gây ra sai hỏng, vật tư hay nguyên vật liệu không sử
dụng đến hay sử dụng quá nhiều gây lãng phí.

Thứ năm, thương thảo điều kiện thanh toán và các khoản nợ với đối tác và
xem xét khả năng viện dẫn “sự kiện bất khả kháng” trong các hợp đồng đã ký
kết. Khi ký kết hợp đồng mới, cần đánh giá các nghĩa vụ của các bên trong
trường hợp phát sinh, ví dụ như tính toán về thời gian thực hiện hợp đồng.

Thứ sáu, huy động nguồn vốn bổ sung thông qua đầu tư, vốn chủ sở hữu,
hạn mức tín dụng mới, liên doanh.

6
Thứ tám, tìm kiếm hỗ trợ tài chính của các nhà cung cấp, khách hàng cũng
như đẩy mạnh tiếp cận các gói hỗ trợ của Chính phủ cho doanh nghiệp và
người lao động.Trong giai đoạn dịch covid 19 chính phủ ban hành Nghị quyết
số 11/NQ-CP trong đó Ngân hàng nhà nước triển khai hỗ trợ doanh nghiệp
chịu thiệt hại về covid 19, cũng như rót vốn cho các doanh nghiệp tiềm năng.

b. Hoạch định chính sách cũng như tái cơ cấu doanh nghiệp.

Giám đốc doanh nghiệp cần họp Ban quản trịthực hiện các biện pháp để
giảm thiểu các tác động tiêu cực liên quan đến nhu cầu cũng như nguồn cung.
Những biến động thị trường cần phải được cập nhật nhanh chóng và chính
xác để áp dụng vào các chiến lược hoạt động cụ thể.

Doanh nghiệp cần cập nhật thông tin thường xuyên về tình hình diễn biến
dịch bệnh cũng như các động thái liên quan của Nhà nước. Nắm bắt cơ hội
xuất khẩu nông sản theo chính sách nhà nước để duy trì dòng tiền, đảm bảo
hàng hóa. Đồng thời, doanh nghiệp xem xét nhiều kịch bản khác nhau để đưa
ra các phương án ứng phó phù hợp cho từng kịch bản và hành động nhanh
chóng. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, giám đốc cũng
như Ban quản trị cần tìm hiểu thông tin về các nước đối tác của mình để chọn
thời điểm xuất khẩu hợp lý.

Về cơ cấu doanh nghiệp, lượng nhân công cần để duy trì các hoạt động
của doanh nghiệp nên cắt giảm, duy trì chế độ làm việc hợp lý cũng như đảm
bảo các biện pháp phòng ngừa. Ứng dụng công nghệ thông tin như họp
online, cắt giảm các thủ tục giấy tờ để công việc thuận lợi nhất. Mặt khác,
giám đốc doanh nghiệp cần huy động các mối quan hệ giữa các công ty liên
kết, làm việc cùng nhau, giúp đỡ vượt quá khó khăn.

7
KẾT LUẬN

Giám đốc doanh nghiệp là người chèo lái “con thuyền” doanh nghiệp của
mình, là người chịu trách nhiệm, kiểm soát mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Vai trò của giám đốc đối với doanh nghiệp, trong thời kỳ khó khăn như dịch
covid 19 lan rộng cực kỳ lớn. Mọi hành động, quyết định cũng như tâm lý của
giám đốc đều ảnh hưởng tới doanh nghiệp của mình. Giám đốc quyết định tới
các chính sách, kế hoạch lâu dài và trong ngắn hạn, thay đổi trong cơ cấu tổ
chức cũng như áp dụng các biệp pháp duy trì nguồn vốn cho doanh nghiệp
mình.

Hiện nay, hậu covid các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản đã được xuất
khẩu trở lại. Lượng tàu thủy được đi tới các cảng như Trung Quốc, Mỹ được
nới lỏng và tăng số lượng cùng với đó là sự tăng các chuyến tàu hỏa vận
chuyển hàng hóa xang Trung Quốc – Thị trường tiêu thụ lớn của Nông sản
Việt. Các doanh nghiệp phần nào ổn đinh được tài chính và tiếp tục phát triển.

8
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trường đại học Kinh tế quốc dân, PGS. TS. Ngô Kim Thanh, Giáo
trình quản trị doanh nghiệp, NXB Kinh tế quốc dân;
2. http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/hoa-giai-thach-thuc-cho-
doanh-nghiep-thoi-covid19-322916.html; Truy cập ngày 1/6/2020.
3. https://congthuong.vn/xuat-khau-hang-hoa-doanh-nghiep-trong-nuoc-
la-diem-sang-138288.html; Truy cập ngày 2/6/2020.
4. https://www.sggp.org.vn/kien-nghi-go-kho-han-ngach-xuat-khau-
400000-tan-gao-thang-4-656953.html; Truy cập ngày 2/6/2020.
5. https://thuvienphapluat.vn/van-ban/thuong-mai/Nghi-quyet-11-NQ-CP-
2020-phien-hop-Chinh-phu-thuong-ky-434624.aspx; Truy cập ngày 3/6/2020.

9
10

You might also like