Anh chị hãy viết tổng quan lý thuyết về tăng trưởng kinh tế và độ mở thương mại của 10 nước Đông Nam Á đề phục vụ cho chủ đề nghiên cứu

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Đề tài: Anh chị hãy viết tổng quan lý thuyết về tăng trưởng kinh tế và độ mở thương mại của 10

nước Đông Nam Á đề phục vụ cho chủ đề nghiên cứu:" Tác động của độ mở thương mại đến
tăng trưởng kinh tế các quốc gia ASEAN giai đoạn khủng hoảng tài chính Mỹ"

I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1. Tăng trưởng kinh tế

1.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế

Khái niệm tăng trưởng kinh tế có rất nhiều định nghĩa khác nhau:

Theo Ngân hàng thế giới, tăng trưởng kinh tế là sự thay đổi sản lượng đầu ra hoặc trong chi tiêu
hoặc thu nhập của người dân của đất nước đó.

Theo Simon Kuznet (1996), tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng bền vững về sản phẩm tính theo
đầu người.

Theo Blanchard (2000), tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng lượng hàng hóa và dịch vụ được sản
xuất bởi nền kinh tế của một quốc gia trong một khoảng thời gian cụ thể hay nói cách khác tăng
trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc dân
(GNP).

Sự hình thành nên tăng trưởng đã được nhiều nhà kinh tế học giải thích:

Theo lý thuyết cổ điển, mô hình Ricardo cho rằng tăng trưởng là kết quả của tích lũy, tích lũy là
hàm của lợi nhuận, lợi nhuận phụ thuộc vào chi phí sản xuất lương thực, chi phí này lại phụ
thuộc vào đất đai. Do đó đất đai sản xuất là nguồn gốc tăng trưởng (McDonald, 2020). Một cách
tương tự, theo Adam Smith, tích lũy vốn và cả tiến bộ công nghệ cùng các nhân tố xã hội hay
thể chế đều đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của một nước. Tăng
sản lượng thông qua việc tăng số lượng đầu vào tương ứng – gia tăng tư bản theo chiều rộng.
Các thuyết này nhấn mạnh vai trò của nguồn lực tự nhiên. (L, 2023) .

Lý thuyết trường phái Keynes với mô hình Harrod-Domar có nhấn mạnh đến vai trò quan trọng
của vốn tư bản đối với tăng trưởng kinh tế. Mô hình này giải thích lượng vốn đưa vào sản xuất
tăng lên hoặc mô hình Solow-Swan khẳng định nền kinh tế có tiết kiệm cao sẽ có mức sản lượng
cao hơn, hoặc tăng trưởng được hình thành từ vốn và lao động, như giải thích từ mô hình Tân cổ
điển. (Thi, 2018)

Để bổ sung cho cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu thời gian gần đây cũng đã bổ sung các nguyên
nhân hình thành tăng trưởng. Trong đó nghiên cứu của Keho (2017), Fatima & cộng sự (2020),
Hye & cộng sự (2016) cho rằng độ mở thương mại có tác động lên tăng trưởng.

2. Khái niệm độ mở thương mại

Độ mở thương mại (Trade Openness) là một trong những chỉ tiêu quan trọng và phổ biến nhất để
đo lường sự phát triển thương mại quốc tế của một quốc gia. Có nhiều định nghĩa khác nhau về
độ mở thương mại.

Pritchett (1996), độ mở thương mại được định nghĩa đơn giản là cường độ giao dịch thương mại
quốc tế của một quốc gia.

Serap (2019) định nghĩa độ mở thương mại là biểu hiện của việc tự do hay giới hạn về thương
mại của một quốc gia với các quốc gia còn lại trên thế giới.

Như vậy, độ mở thương mại là để chỉ quy mô tương đối của khu vực ngoại thương trong một nền
kinh tế, mà không đề cập đến mức độ tự do hóa thương mại.

Theo World Bank và IMF, độ mở thương mại của một quốc gia được đo lường là tổng giá trị
xuất nhập khẩu trên GDP, thường được đo bằng cách lấy giá trị tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
(Export and Import) của một thời kỳ chia cho giá trị của tổng sản phẩm trong nước cũng trong
thời kỳ đó: Openness = (Export + Import)/ GDP.

3. Các nghiên cứu liên quan và các giả thuyết nghiên cứu

Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và độ mở thương mại vẫn là một trong những điểm nổi bật
trong số các vấn đề về cả lý thuyết và chính sách. Trong xu thế toàn cầu hóa diễn ra nhanh chóng
hiện nay, các quốc gia theo đuổi chính sách tự do hóa thương mại. Độ mở thương mại cho phép
phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn do việc mở rộng quy mô và gia tăng khả năng cạnh tranh. Đồng
thời, độ mở thương mại tạo điều kiện cho việc lan toả kiến thức và chuyển giao công nghệ, thúc
đẩy tiến bộ công nghệ và tăng năng suất , dù theo đuổi chính sách thương mại là xuất khẩu hay
nhập khẩu để tăng trưởng kinh tế thì một nền kinh tế mở đều mang lại những điều kiện thuận lợi
để tăng trưởng kinh tế. Hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm đều cho rằng độ mở thương mại là
động lực thúc đẩy tích cực đến tăng trưởng kinh tế.

Độ mở thương mại được nhận định là có tác động đến tăng trưởng kinh tế qua nhiều nghiên cứu
trước đây. Đa số những ý tưởng được đề cập và phân tích từ những học giả kinh tế và các nhà
nghiên cứu cho rằng mở rộng xuất khẩu sẽ tạo động lực phát triển kinh tế (Helpman & Krugman,
1985). Theo Sala-i-Martin và Barro (1995), Rivera-Batiz và Romer (1991) độ mở thương mại có
thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong dài hạn, nâng cao hiệu quả trong việc phân bổ các nguồn
lực và cải thiện năng suất các yếu tố tổng hợp nhờ phát triển năng lực công nghệ kỹ thuật.
Nghiên cứu của Sakyi và cộng sự (2015) về tác động của độ mở thương mại đến mức tăng
trưởng trong mẫu gồm 115 quốc gia đang phát triển giai đoạn 1970-2009 cho thấy mối quan hệ 2
chiều tích cực giữa độ mở thương mại và mức tăng trưởng kinh tế trong dài hạn và ngắn hạn.

Đề xuất giả thuyết H1: Độ mở thương mại có tác động cùng chiều với tăng trưởng kinh tế

Theo World Bank (1987), tác động của độ mở thương mại đến tăng trưởng kinh tế đối với bất kỳ
quốc gia nào còn được xác định dựa trên khuôn khổ chính sách kinh tế. Hơn nữa, độ mở thương
mại không phải hoàn toàn là vấn đề của chính sách kinh tế mà nó còn phụ thuộc về quy mô địa lý
của từng vùng (Frankel và Romer, 1996).

Đề xuất giả thuyết H2: Không phải lúc nào độ mở thương mại cũng thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế, mà nó còn tùy vào những yếu tố khác như chính sách kinh tế, đặc điểm địa lý,..

Ngoài ra, vẫn có một số nghiên cứu trước đây cho rằng không tồn tại mối quan hệ giữa thương
mại và tăng trưởng hoặc mối quan hệ tiêu cực giữa hai nhân tố này. Qua phương pháp mô hình
hồi quy vector (VAR), Kumari (2021) cho rằng không tồn tại mối quan hệ giữa độ mở thương
mại và tăng trưởng kinh tế. Hoặc, trong một số trường hợp, tồn tại tác động tiêu cực lên tăng
trưởng, như nghiên cứu tại Trung Quốc trong thời gian 1975-2009 của Hye & cộng sự (2016).

Đề xuất giả thuyết 3: Không tồn tại mối quan hệ giữa thương mại và tăng trưởng

4. Mô hình nghiên cứu trước

Đã có một số nghiên cứu được thực hiện tại khu vực ASEAN nhằm đánh giá về mối quan hệ
giữa độ mở thương mại và tăng trưởng kinh tế. Pradhan & cộng sự (2017) thực hiện đánh giá tác
động độ mở thương mại trong giai đoạn trước năm 2012, tồn tại cả tác động ngắn hạn và dài hạn,
từ đó các tác giả đề xuất mở rộng thương mại nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia
Đông Nam Á. Tương tự, nghiên cứu của Jalil & Rauf (2021), nhóm tác giả sử dụng phương pháp
CCEMG và đặc biệt System GMM tại 82 quốc gia nhằm xử lý tác động phụ thuộc, nội sinh và
điểm gãy cấu trúc từ đó kết luận rằng có tác động của độ mở thương mại lên tăng trưởng. Gần
đây nhất, Nguyen & Bui (2021) cho rằng có thể tồn tại tác động cả mặt tích cực và mặt tiêu cực
của độ mở thương mại lên tăng trưởng tại các nước ASEAN+6.

Những nghiên cứu này lại có những thiếu sót nhất định, chỉ đánh giá được hồi quy ngưỡng dữ
liệu bảng tác động cố định, đặc biệt nghiên cứu chưa đánh giá về tác động phụ thuộc có thể có
giữa các nước trong nghiên cứu, bởi lẽ các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á có mối quan hệ
kinh tế, đầu tư và dịch chuyển lao động, nên các quan hệ thương mại và tăng trưởng có thể có
mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau.

Mặc dù đã có những nghiên cứu được thực hiện tại Trung Quốc, Đông Á và Mỹ Latinh, hay tại
Ấn Độ, hoặc ngay tại khu vực Đông Nam Á, nhưng chưa có nghiên cứu đánh giá mối quan hệ độ
mở thương mại và tăng trưởng kinh tế tại khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Hai khu vực này
được đánh giá là có nhiều điểm tương đồng trong phát triển kinh tế, có vị trí địa lý gần gũi nhau
và nằm trong khu vực phát triển kinh tế năng động và có thể có mối quan hệ phụ thuộc tác động
qua lại lẫn nhau.

Thư mục tài liệu tham khảo


L, J. (2023, 11 27). Giao dịch tài chính. Retrieved 12 16/12/2023, 2023, from giaodichtaichinh.com:
https://giaodichtaichinh.com/tang-truong-kinh-te-la-gi

Thi, N. (2018, 11 15). Luan an tien si. Retrieved 12 16, 2023, from luanantiensi.com:
https://luanantiensi.com/cac-ly-thuyet-ve-tang-truong-kinh-te

You might also like