Ma Trận Space

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 8

Ma trận SPACE (Strategic Position & Action Evaluation matrix): ma trận vị trí

chiến lược và hoạt động

1. Định nghĩa:
Là mô hình phân tích môi trường kinh doanh và tính cạnh tranh của doanh nghiệp;
được xây dựng trên cơ sở khắc phục một số hạn chế của các mô hình trước đó như
BCG, McKinsey.

2. Mục tiêu: cho thấy doanh nghiệp nên lựa chọn chiến lược Tấn công, Thận
trọng, Phòng thủ hay Cạnh tranh đối với mỗi đơn vị kinh doanh chiến lược (SBU).
2. Mô hình space: kế thừa và tổng hợp các ma trận BCG, McKinsey
2. Phân tích ma trận SPACE:
-Ma trận SPACE cho phép các doanh nghiệp phân tích lựa chọn chiến lược theo
hướng tấn công, thận trọng, phòng thủ, hay cạnh tranh đối với mỗi đơn vị kinh doanh
chiến lược (SBU).
(Hai khía cạnh bên trong của tổ chức)
 FS (Financials Strength) – Sức mạnh tài chính của doanh nghiệp;
 CA (Competitive Advantage) – Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp;

(Hai khía cạnh bên ngoài của tổ chức)


 ES (Enviroment Stability) – Sự ổn định của môi trường;
 IS (Industry Strenght) – Sức mạnh của ngành.

-Hành vi chiến lược tấn công (aggressive posture) phổ biến trong các ngành công
nghiệp hấp dẫn trong nền kinh tế ổn định. Sức mạnh tài chính giúp cho doanh nghiệp
theo đuổi chiến lược này đạt được lợi thế cạnh tranh; từ đó tận dụng tốt những cơ hội
trong ngành hoặc các ngành liên quan thông qua mua bán sáp nhập, gia tăng thị phần,
và/hoặc tập trung nguồn lực để sản xuất những sản phẩm mũi nhọn. Rào cản gia nhập
thị trường đối với các đối thủ tiềm ẩn trở thành vấn đề trọng tâm trong những ngành
này.

-Hành vi chiến lược cạnh tranh (competitive posture) thường thấy trong các ngành
hấp dẫn trong nền kinh tế tương đối bất ổn. Các doanh nghiệp theo đuổi hành vi này
với lợi thế cạnh tranh có thể dùng nguồn lực tài chính để tăng cường hoạt động
marketing, đẩy mạnh bán hàng, cải thiện hoặc mở rộng chuỗi sản phẩm. Họ cũng có
thể tập trung vào nâng cao năng suất lao động, cắt giảm chi phí hoặc sáp nhập với các
doanh nghiệp nắm giữ nhiều tiền mặt. Như vậy, sức mạnh tài chính là yếu tố đóng vai
trò quyết định trong trường hợp này.

-Hành vi chiến lược thận trọng hay bảo thủ (conservative posture) được áp dụng
trong thị trường có tốc độ tăng trưởng chậm nhưng ổn định. Yếu tố quyết định thành
công của doanh nghiệp là tài chính ổn định và khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
Trong trường hợp này, doanh nghiệp thường thu hẹp dòng sản phẩm, cắt giảm chi phí,
cải thiện quản lý dòng tiền, bảo vệ tính cạnh tranh của sản phẩm, hướng đến phát triển
sản phẩm mới và nỗ lực thâm nhập các thị trường tiềm năng hơn.
-Hành vi chiến lược phòng thủ (conservative posture) thường gặp trong ngành kém
hấp dẫn, tại đó, năng lực cạnh tranh là yếu tố thành công cốt yếu của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp trong bối cảnh này theo đuổi hành vi phòng thủ thường có đặc điểm
thiếu sản phẩm mang tính cạnh tranh và sức mạnh tài chính. Họ phải chuẩn bị tinh
thần cho các kịch bản như rút khỏi thị trường, dừng sản xuất những sản phẩm có lợi
nhuận cận biên thấp, cắt giảm chi phí, thu hẹp quy mô sản xuất.

(ví dụ thực tế về chiến lược tấn công và phòng thủ)

 Hình (a): Doanh nghiệp mạnh về tài chính, đạt được nhiều lợi thế cạnh tranh
trong một ngành ổn định;
 Hình (b): Doanh nghiệp mạnh về tài chính và là doanh nghiệp nổi bật trong
ngành;
 Hình (c): Doanh nghiệp có sức mạnh về tài trong một ngành ổn định nhưng
không tăng trưởng; doanh nghiệp không có lợi thế cạnh tranh;
 Hình (d): Vị trí cạnh tranh của Doanh nghiệp rất kém trong ngành có mức
tăng trưởng và ổn định;
 Hình (e): Doanh nghiệp đang khó khăn về tài chính trong một ngành bất ổn;
 Hình (f): Doanh nghiệp bất lợi về cạnh tranh trong một ngành ổn định về
công nghệ, doanh số đang giảm

Các yếu tố của vị trí chiến lược bên trong, bên ngoài
Mô hình ma trận space

5. Các bước thực hiện ma trận SPACE


Hiểu 1 cách đơn giản, ma trận SPACE được xây dựng bằng cách vẽ các điểm giá trị
của yếu tố:
B1: Lợi thế cạnh tranh (CA) và Sức mạnh ngành (IS) nằm trên trục hoành. Trong đó,
biến số CA có giá trị từ 1 đến 6 (với 6 là tốt nhất) và biến số IS được gán giá trị từ -6
đến -1 (với -6 là xấu nhất).
B2: Sự ổn định môi trường (ES) và Sức mạnh tài chính (FS) nằm trên trục tung.
Tương tự với trục X, các giá trị trên trục tung Y cũng được gán giá trị từ 1 đến 6 cho
biến số FS (với 6 là tốt nhất); hoặc giá trị từ -6 đến -1 cho biến số ES (với -6 là xấu
nhất).
B3: Tính giá trị trung bình của cả 4 khía cạnh FS, CA, ES và IS. Sau đó, tiến hành
đánh dấu những giá trị tính toán được lên các trục tương ứng.
Bước 4: Tính tổng 2 điểm trên trục hoành / tung và đánh dấu kết quả lên trục. Tiếp
theo, xác định giao điểm giữa trục hoành và trục tung của các giá trị đó.
Bước 5: Vẽ vectơ từ gốc tọa độ đến giao điểm mới. Hướng và tính chất của vectơ sẽ
giúp doanh nghiệp xác định được chiến lược hành động là tấn công, cạnh tranh, thận
trọng hay phòng thủ

6. Ưu, nhược điểm

7. Ví dụ cụ thể về ma trận space

Ma trận space: đối với ngân hàng Vietcombank ( Ngân hàng ngoại thương Việt Nam)

Từ việc đánh giá tổng quan về bối cảnh bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, ta có
bảng sau

Các biến số Điểm Điểm trung bình


1. Vị trí tài chính ( FP) 4,4

1.1 Đòn bẩy tài chính 3

1.2 Tính thanh khoản 5

1.3 Vốn lưu động 4

1.4 Dòng tiền 5

1.5 Thu nhập trên mỗi cổ phần 5

2 Vị trí bền vững( SP) -3,0

2.1 Thay đổi công nghệ -2

2.2 Tỷ lệ lạm phát -3

2.3 Rào cản thâm nhập thị trường. -4

2.4 Áp lực cạnh tranh -3

2.5 Độ co giãn của cầu theo giá. -3

3 Vị thế cạnh tranh ( CP) -2,4

3.1 Thị phần -2

3.2 Chất lượng sản phẩm -2

3.3 Lòng trung thành của khách hàng. -3

3.4 Bí quyết công nghệ -2

3.5 Khả năng kiểm soát đối với nhà -3


cung cấp và phân phối.

4 Vị thế ngành ( IP) 4,0

4.1 Tiềm năng tăng trưởng 4

4.2 Lợi nhuận tiềm năng. 3

4.3 Tài chính ổn định 3

4.4 Hiệu quả sử dụng nguồn lực 5


4.5 Dễ dàng thâm nhập thị trường 5

Từ kết quả của ma trận Space thể hiện qua bảng có thể rút ra một số kết
luận sau :

Tọa độ trục hoành ( CP+IP) = 4-2,4 = 1,6

Tọa độ trục tung ( FP + SP) = 4,4 – 3,0 = 1,4

FP

thận trọng(Conservative) 7 chiến lược tấn công( Aggressive)


thâm nhập thị trường Hội nhập về phía sau
Phát triển thị trường 6 hội nhập về phía trước và hội nhập ngang
Phát triển sản phẩm Thâm nhập thị trường
Đa dạng hóa có liên quan 5 Phát triển sản phẩm
Đa dạng hóa
4

CP IP
-7 -6 -5 -4 -3 -2 -1 1 2 3 4 5 6 7
-1

-2

-3

-4

-5

-6

-7
Phòng thủ (Defensive) cạnh tranh (Competitive)
SP

Vì vậy ngân hàng Vietcombank đang ở vị trí tốt nhất để sử dụng những điểm mạnh ở
bên trong nhằm tận dụng những cơ hội, vượt qua điểm yếu, tránh các mối đe dọa.
Chiến lược của Vietcombank là chiến lược tấn công trong đó chiến lược: thâm nhập
thị trường, phát triển thị trường, phát triển sản phẩm, kết hợp về phía sau, kết hợp về
phái trước, kết hợp chiều ngang đều có thể khả thi.

You might also like