Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 41

PHẦN 6: TIẾN HÓA

BÀI 24: CÁC BẰNG CHỨNG TIẾN HÓA


LƯU Ý: Cơ quan tương đồng (tiến hóa phân ly) thường có Tên gọi khác nhau Vd: Gai của cây xương rồng
và Tua cuốn ở cây đậu Hà Lan.
Cơ quan tương tự (tiến hóa đồng qui) ) thường có Tên gọi giống nhau Vd: Mang cá và Mang tôm
Cơ quan tương đồng, cq thoái hóa là bằng chứng tiến hóa. Cq thoái hóa ko là bằng chứng tiến hóa
Chỉ hóa thạch là bắng chứng trực tiếp.

Câu 1. Cơ quan tương đồng là những cơ quan


A.có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương tự.
B.cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có thể thực hiện các chức năng khác nhau.
C.cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau.
D.có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.
Câu 2. Khi nói về cơ quan tương đồng, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Cơ quan tương đồng là các cơ quan có cùng nguồn gốc, có thể thực hiện các chức năng khác nhau.
B. Tay người, chi mèo, vây cá voi, cánh rơi là các cơ quan tương đồng.
C. Cơ quan tương đồng là bằng chứng gián tiếp cho thấy các loài sinh vật hiện nay đều được tiến hóa từ một
tổ tiên chung.
D. Cơ quan tương đồng phản ánh sự tiến hóa đồng quy .
Câu 3. Cơ quan tương tự là những cơ quan
A.có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương tự.
B.cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.
C.cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau.
D.có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.
Câu 4. Khi nói về cơ quan tương tự, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Cơ quan tương tự là các cơ quan có cùng chức năng nhưng khác nguồn gốc.
B. Cánh sâu bọ và cánh rơi là các cơ quan tương tự.
C. Cơ quan tương tự phản ánh sự tiến hóa đồng quy.
D. Cơ quan tương tự là bằng chứng chứng minh các loài có chung nguồn gốc.
Câu 5. Để xác định quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật, người ta không dựa vào cơ quan nào dưới đây?
A. Cơ quan tương đồng B. Cơ quan tương tự.
C. Cơ quan thoái hóa D. Cơ quan tương đồng và cơ quan thoái hóa
Câu 6. Hai cơ quan tương đồng là
A. gai của cây xương rồng và tua cuốn ở cây đậu Hà Lan
B. mang của loài cá và mang của các loài tôm.
C. chân của loài chuột chũi và chân của loài dế nhũi.
D. gai của cây hoa hồng và gai của cây xương rồng.
Câu 7: Cho những ví dụ sau:
(1) Cánh dơi và cánh côn trùng. (3) Mang cá và mang tôm.
(2) Vây ngực của cá voi và cánh dơi. (4) Chi trước của thú và tay người.
Những ví dụ về cơ quan tương đồng là
A. (2)và(4). B. (1) và (3). C. (1) và (2). D. (1) và (4).
Câu 8: Khi nói về cơ quan thoái hóa, phát biểu nào sau đây không đúng
A. Cơ quan thoái hóa thực chất là cơ quan tương đồng với một cơ quan ở loài khác nhưng nay không
còn chức năng hoặc chức năng bị tiêu giam
B. Các cơ quan ở người như: Ruột thừa, xương cùng, lông trên bề mặt cơ thể… là các cơ quan thoái
hóa.
C. Để xác định quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật, người ta không dựa vào cơ quan thoái hóa.
D. Một số cơ quan thoái hóa không còn giữ chức năng gì nhưng vẫn được di truyền từ đời nay sang đời
khác mà không bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ vì những cơ quan này thường không gây hại gì cho cơ thể
sinh vật.
Câu 9. Cơ quan thoái hóa cũng là cơ quan tương đồng vì
A. chúng bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên nhưng nay không còn chức năng hoặc chức năng
bị tiêu giảm.
B. chúng đều có hình dạng giống nhau giữa các loài
C. chúng đều có kích thước như nhau giữa các loài
D. chúng bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên và nay vẫn còn thức hiện chức năng .
Câu 10. Bằng chứng phôi sinh học so sánh dựa vào các điểm giống nhau và khác nhau giữa các loài về
A. cấu tạo trong của các nội quan. B. các giai đoạn phát triển phôi thai.
C. cấu tạo pôlipeptit hoặc pôlinuclêôtit. D. sinh học và biến cố địa chất.
Câu 11. Cá và gà khác hẳn nhau, nhưng có những giai đoạn phôi thai tương tự nhau, chứng tỏ chúng
cùng tổ tiên xa. Đây là ví dụ về:
A. bằng chứng giải phẫu so sánh. B. bằng chứng phôi sinh học.
C. bằng chứng địa lí - sinh học. D. bằng chứng sinh học phân tử.
Câu 12. Người và tinh tinh khác nhau, nhưng thành phần axit amin ở chuỗi β Hb như nhau chứng tỏ
cùng nguồn gốc. Đây là ví dụ về:
A. bằng chứng giải phẫu so sánh. B. bằng chứng phôi sinh học.
C.bằng chứng địa lí sinh vật học. D. bằng chứng sinh học phân tử.
Câu 13. Mọi sinh vật có mã di truyền và thành phần prôtêin giống nhau. Đây là ví dụ về:
A. bằng chứng giải phẫu so sánh. B. bằng chứng phôi sinh học.
C.bằng chứng địa lí sinh học. D. bằng chứng sinh học phân tử.
Câu 14: Một trong những bằng chứng về sinh học phân tử chứng minh rằng tất cả các loài sinh vật đều
có chung nguồn gốc là:
A. sự giống nhau về một số đặc điểm giải phẫu giữa các loài.
B. tất cả các loài sinh vật hiện nay đều chung một bộ mã di truyền.
C. sự tương đồng về quá trình phát triển phôi ở một số loài động vật có xương sống.
D. sự giống nhau về một số đặc điểm hình thái giữa các loài phân bố ở các vùng địa lý khác nhau.
Câu 15. Ruột thừa ở người; hạt ngô trên bông cờ của ngô hay cây đu đủ đực có quả. Đây là ví dụ về:
A. Cơ quan tương đồng B. Cơ quan tương tự C. Cơ quan thoái hóa D. Phôi sinh học
Câu 16: Các tế bào của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều sử dụng chung một loại mã di truyền, đều dùng
cùng 20 loại axit amin để cấu tạo nên prôtêin. Đây là bằng chứng chứng tỏ điều gì?
A. Tất cả cá loài sinh vật hiện nay là kết quả của tiến hóa hội tụ.
B. Các loài sinh vật hiện nay đã được tiến hóa từ một tổ tiên chung.
C. Các gen của các loài sinh vật khác nhau đều giống nhau
D. Prôtêin của các loài sinh vật khác nhau đều giống nhau.
Câu 17. Cho biết gen mã hóa cùng một loại enzim ở một số loài chỉ khác nhau ở trình tự nuclêôtit sau đây:
Loài Trình tự nuclêôtit khác nhau của gen mã hóa enzim đang xét
Loài A XAGGTXAGTT
Loài B XXGGTXAGGT
Loài C XAGGAXATTT
Loài D XXGGTXAAGT
Phân tích bảng dữ liệu trên, có thể dự đoán về mối quan hệ họ hàng giữa các loài trên là
A. A và C là hai loài có mối quan hệ họ hàng gần gũi nhất, B và D là hai loài có mối quan hệ xa nhau
nhất.
B. B và D là hai loài có mối quan hệ họ hàng gần gũi nhất, B và C là hai loài có mối quan hệ xa nhau
nhất.
C. A và B là hai loài có mối quan hệ họ hàng gần gũi nhất, C và D là hai loài có mối quan hệ xa nhau
nhất.
D. A và D là hai loài có mối quan hệ họ hàng gần gũi nhất, B và C là hai loài có mối quan hệ xa nhau
nhất.
Câu 18 . Trình tự axit amin trong một đoạn pôlipeptit bêta của phân tử hemôglôbin ở một số loài động vật
có vú như sau:
- Đười ươi : – Val – hit – leu – tre – pro – glu – glu – liz – ser –
- Ngựa : – Val – hit – leu – ser – gli – glu – glu – liz – ala –
- Lợn : – Val – hit – leu – ser – ala – glu – glu – liz – ser –
Điều nào sau đây là đúng về mối quan hệ giữa các loài này?
A. Ngựa có quan hệ họ hàng gần với Đười ươi hơn so với lợn
B. Đười ươi có quan hệ họ hàng gần với ngựa hơn so với lợn
C. Đười ươi có quan hệ họ hàng với lợn giống như với ngựa
D. Đười ươi có quan hệ họ hàng gần với lợn hơn so với ngựa
Câu 19. Ý nào sau đây không phải là bằng chứng sinh học phân tử?
A. Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của ADN của các loài.
B. Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của protein của các loài.
C. Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của nhiễm sắc thể của các loài.
D. Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của mã di truyền của các loài
Câu 20(ĐH 2016): Bằng chứng tiến hóa nào sau đây là bằng chứng sinh học phân tử?
A. Xác sinh vật sống trong các thời đại trước được bảo quản trong các lớp băng.
B. Xương tay của người tương đồng với cấu trúc chi trước của mèo.
C. Prôtêin của các loài sinh vật đều cấu tạo từ 20 loại axit amin.
D. Tất cả các loài sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.
Câu 21: Bằng chứng nào sau đây phản ánh sự tiến hóa đồng quy?
A. Gai cây hoàng liên là biến dạng của lá, gai cây hoa hồng là do sự phát triển của biểu bì thân.
B. Chi trước của các loài động vật có xương sống có các xương phân bố theo thứ tự tương tự nhau.
C. Trong hoa đực của cây đu đủ có 10 nhị, ở giữa hoa vẫn còn di tích của nhụy.
D. Gai xương rồng, tua cuốn của đậu Hà Lan đều là biến dạng của lá.
Câu 22: Kết luận nào sau đây không đúng?
A. Cơ quan tương đồng phản ánh sự tiến hóa phân li.
B. Cơ quan tương tự phản ánh sự tiến hóa đồng quy.
C. Cơ quan thoái hóa là một trường hợp của cơ quan tương đồng.
D. Cánh của chim và cánh của bướm là những cơ quan tương đồng.

Bài 25: HỌC THUYẾT LAMAC VÀ HỌC THUYẾT ĐACUYN


Câu 2.Theo Đacuyn, cơ chế tiến hoá là sự tích luỹ các
A. biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
B. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
C. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh.
D. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động.
Câu 3.Theo Đacuyn, loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian
A. và không có loài nào bị đào thải.
B. dưới tác dụng của môi trường sống.
C. dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân ly tính trạng từ một nguồn gốc chung.
D. dưới tác dụng của các nhân tố tiến hoá.
Câu 4. Theo Đacuyn, sự hình thành nhiều giống vật nuôi, cây trồng trong mỗi loài xuất phát từ một
hoặc vài dạng tổ tiên hoang dại là kết quả của quá trình
A. phân li tính trạng trong chọn lọc nhân tạo.
B. phân li tính trạng trong chọn lọc tự nhiên.
C. tích luỹ những biến dị có lợi, đào thải những biến dị có hại đối với sinh vật.
D. phát sinh các biến dị cá thể.
Câu 5.Theo Đacuyn, nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi,
cây trồng là:
A. chọn lọc nhân tạo. B. chọn lọc tự nhiên.
C. biến dị cá thể. D. biến dị xác định.
Câu 6.Theo Đacuyn, đơn vị tác động của chọn lọc tự nhiên là
A. cá thể. B. quần thể. C. giao tử. D. nhễm sắc thể.
Câu 7. Theo Đacuyn, chọn lọc tự nhiên là quá trình
A.đào thải những biến dị bất lợi.
B. tích lũy những biến dị có lợi cho sinh vật.
C. vừa đào thải những biến dị bất lợi vừa tích lũy những biến dị có lợi cho sinh vật.
D.tích lũy những biến dị có lợi cho con người và cho bản thân sinh vật.
Câu 8. Theo Đacuyn, động lực thúc đẩy chọn lọc tự nhiên là
A. đấu tranh sinh tồn.
B. đột biến là nguyên liệu quan trọng cho chọn lọc tự nhiên.
C.đột biến làm thay đổi tần số tương đối của các alen trong quần thể.
D. đột biến là nguyên nhân chủ yếu tạo nên tính đa hình về kiểu gen trong quần thể.
Câu 9. Theo Đacuyn, kết quả của chọn lọc tự nhiên là
A. tạo nên loài sinh vật có khả năng thích nghi với môi trường
B. tạo nên sự đa dạng trong sinh giới.
C. sự đào thải tất cả các biến dị không thích nghi.
D. sự sinh sản ưu thế của các cá thể thích nghi.

Câu 11 Theo Đacuyn, cơ chế chính của tiến hóa là


A. phân li tính trạng. B. chọn lọc tự nhiên. C. di truyền. D. biến dị.

Câu 12: Theo quan niệm của Đacuyn, nguồn nguyên liệu chủ yếu của tiến hóa là
A. đột biến gen. B. đột biến nhiễm sắc thể.
C. biến dị cá thể. D. thường biến.

Câu 13: Tồn tại chính trong học thuyết tiến hoá Đacuyn là
A. chưa hiểu rõ nguyên nhân phát sinh và cơ chế di truyền biến dị.
B. chưa giải thích thành công cơ chế hình thành các đặc điểm thích nghi.
C. đánh giá chưa đầy đủ vai trò của chọn lọc tự nhiên trong quá trình tiến hoá.
D. chưa đi sâu vào cơ chế quá trình hình thành loài mới.
Câu 14. Quan điểm nào sau đây là quan điểm trong thuyết tiến hóa của Đacuyn ?
A. Cá thể và quần thể là đối tượng chính chịu tác động của chọn lọc tự nhiên
B. Biến dị cá thể phát sinh do biến dị đột biến và biến dị tổ hợp
C. Tiến hóa là quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng
thích nghi
D. Biến di cá thể là nguồn nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên
Câu 15: Biến dị cá thể có đặc điểm
1- xuất hiện riêng lẽ trong quá trình sinh sản vô tính.
2- xuất hiện vô hướng trong quá trình sinh sản hữu tính.
3- là nguồn nguyên liệu của chọn giống và tiến hoá.
4- giúp sinh vật thích nghi thụ động với môi trường.
Phương án đúng: A. 1, 2. B. 2, 3. C. 3, 4. D. 1, 3, 4.
Câu 17: Thực chất của quá trình chọn lọc tự nhiên theo Đacuyn là gì?
A. Phân hoá khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể khác nhau trong quần thể.
B. Phân hoá khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.
C. Đào thải các biến dị có hại cho con người.
D. Sinh giới là kết quả quá trình phát triển liên tục từ đơn giản đến phức tạp.

BÀI 26 : HỌC THUYẾT TIẾN HOÁ TỔNG HỢP HIỆN ĐẠI


Nhân tố tiến hóa (NTTH) làm biến đổi tần số alen (TS alen), thành phần kiểu gen (TPKG) của quần
thể, gồm:
1. đột biến làm biến đổi TS alen, TPKG chậm, vô hướng, cung cấp alen mới
2. di nhập gen có thể làm giàu vốn gen (nhập gen), vô hướng
3. chọn lọc tự nhiên (CLTN) làm biến đổi TS alen, TPKG theo hướng xác định qui định chiều
hướng tiến hóa
4. các yếu tố ngẫu nhiên làm biến đổi đột ngột TS alen, TPKG, vô hướng, làm nghèo vốn gen
5. giao phối ko ngẫu nhiên chỉ làm biến đổi TS alen theo hướng giảm KG dị hợp, tăng đồng hợp,
làm nghèo vốn gen

KL: 1 và 2 làm phong phú (giàu) vốn gen. 4 và 5 làm nghèo vốn gen giảm đa dạng di truyền.
1,2,3,4 làm biến đổi tần số alen (TS alen), thành phần kiểu gen (TPKG). 5 chỉ làm biến đổi TS alen
1,2,4 vô hướng. 3,5 có hướng
Lưu ý: giao phối ngẫu nhiên (ngẫu phối) ko làm biến đổi tần số alen (TS alen), thành phần kiểu gen
(TPKG) nên KO là NTTH

A, PHẦN 1

Câu 1(2018). Khi nói về tiến hóa nhỏ theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào say đây đúng?
A. Tiến hóa nhỏ là quá trình hình thành các đơn vị phân loại trên loài.
B. Tiến hóa nhỏ không thể diễn ra nếu không có sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.
C. Đột biến là nhân tố tạo nguồn nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa nhỏ.
D. Tiến hóa nhỏ là quá trình làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
Câu 2. Quá trình tiến hoá nhỏ kết thúc khi
A. quần thể mới xuất hiện. B.chi mới xuất hiện. C. loài mới xuất hiện D. họ mới xuất hiện.
Câu 3. Tiến hoá lớn là quá trình
A. hình thành các nhóm phân loại trên loài.
B. hình thành loài mới.
C. biến đổi kiểu hình của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới.
D. biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự hình thành các nhóm phân loại trên loài.
Câu 4. Nguyên liệu thứ cấp của quá trình tiến hóa là:
A. đột biến gen B. đột biến cấu trúc NST
C. biến dị tổ hợp D. đột biến số lượng NST
Câu 5. Theo quan niệm hiện đại, đơn vị cơ sở của tiến hóa là
A. cá thể. B. quần thể. C. loài. D. phân tử.
Câu 6: Đối với quá trình tiến hóa nhỏ, nhân tố đột biến (quá trình đột biến) có vai trò cung cấp
A. các biến dị tổ hợp, làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể.
B. nguồn nguyên liệu thứ cấp cho chọn lọc tự nhiên.
C. các alen mới, làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định
D. các alen mới, làm thay đổi tần số alen của quần thể một cách chậm chạp.
Câu 7(2018). Khi nói về vai trò của đột biến đối với quá trình tiến hóa, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Đột biến đa bội có thể dẫn đến hình thành loài mới.
B. Đội biết cấu trúc nhiễm sắc thể không có ý nghĩa đối với quá trình tiến hóa.
C. Đột biến gen trong tự nhiên làm thay đổi nhanh chóng tần số alen của quần thể.
D. Đột biến cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa.
Câu 8. Khi nói về di nhập gen, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Di nhập gen là hiện tượng trao đổi các cá thể hoặc các giao tử (trao đổi gen) giữa các quần thể
B. Các cá thể nhập cư vào quần thể có thể mang đến alen mới làm giàu vốn gen của quần thể.
C. Các cá thể di cư ra khỏi quần thể có thể làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền.
D. Di nhập gen không làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể
Câu 9. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu không đúng khi nói về tác động của chọn lọc tự
nhiên theo quan niệm hiện đại?
(1) Chọn lọc tự nhiên đào thải alen lặn làm thay đổi tần số alen nhanh hơn so với trường hợp chọn
lọc chống lại alen trội.
(2) Trong môi trường ổn định, chọn lọc tự nhiên vẫn không ngừng tác động.
(3) Chọn lọc tự nhiên không thể đào thải hoàn toàn alen trội gây chết ra khỏi quần thể.
(4) Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể vi khuẩn chậm hơn so với quần thể sinh
vật lưỡng bội.
(5) Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào chọn lọc chống
lại alen lặn hay chống lại alen trội.
(6) Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen, dẫn đến làm biến đổi tần số alen của quần thể.
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 10(2018) . Khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Các yếu tố ngẫu nhiên chỉ làm thay đổi tần số alen của quần thể có kích thước nhỏ.
B. Các yếu tố ngẫu nhiên có thể loại bỏ hoàn toàn một alen có lợi ra khỏi quần thể.
C. Các yếu tố ngẫu nhiên làm tăng đa dạng di truyền của quần thể.
D. Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể theo một hướng xác định.
Câu 11. Khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây sai?
A. Nếu không xảy ra đột biến và các yếu tố ngẫu nhiên thì không thể làm thay đổi TPKG và tần số alen của
QT
B. Một quần thể đang có kích thước lớn, nhưng do các yếu tố bất thường làm giảm kích thước của quần
thể một cách đáng kể thì những cá thể sống sót có thể có vốn gen khác với vốn gen của quần thể ban đầu.
C. QT có kích thước càng nhỏ thì các yếu tố ngẫu nhiên càng dễ làm thay đổi tần số alen của QT và ngược
lại.
D. Kết quả tác động của các yếu tố ngẫu nhiên có thể dẫn đến làm nghèo vốn gen của QT, giảm sự đa dạng
DT
Câu 12( ĐH 2015): Đối với quá trình tiến hóa, chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên đều có vai trò
A. làm phong phú vốn gen của quần thể.
B. làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
C. định hướng quá trình tiến hóa.
D. tạo ra các kiểu gen quy định các kiểu hình thích nghi.
Câu 13. Giao phối không ngẫu nhiên gồm:
A. giao phối gần và giao phối có lựa chọn
B. Ngẫu phối và giao phối có lựa chọn
C. Ngẫu phối và giao phối gần
D. Ngẫu phối và giao phối cận huyết
Câu 14. Một quần thể có thành phần kiểu gen biến đổi qua các thế hệ như sau :
Thế hệ AA Aa Aa
P 0,35 0,5 0,15
F1 0,475 0,25 0,275
F2 0,5375 0,125 0,3375
F3 0,56875 0,0625 0,36875
Quần thể trên đang chịu tác động của nhân tố tiến hóa nào?
A. Giao phối ko ngẫu nhiên

B. Di nhập gen
C.Yếu tố ngẫu nhiên
D. Chọn lọc tự nhiên chống lại thể dị hợp
Câu 15: Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen ở một quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp được kết quả
Thành phần Thế hệ F1 Thế hệ F2 Thế hệ F3 Thế hệ F4 Thế hệ F5
kiểu gen
AA 0,64 0,60 0,54 0,46 0,40
Aa 0,32 0,30 0,26 0,24 0,20
aa 0,04 0,10 0,20 0,30 0,4
Nhân tố gây nên sự thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F3 là
A. chọn lọc tự nhiên. B. giao phối không ngẫu nhiên.
C. đột biến. D. các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 16: Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen ở một quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp được kết quả
Thành phần kiểu gen Thế hệ F1 Thế hệ F2 Thế hệ F3 Thế hệ F4 Thế hệ F5
AA 0,64 0,64 0,2 0,16 0,16
Aa 0,32 0,32 0,4 0,48 0,48
aa 0,04 0,04 0,4 0,36 0,36
Nhân tố gây nên sự thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F3 là
A. các yếu tố ngẫu nhiên B. đột biến
C. giao phối không ngẫu nhiên D.giao phối ngẫu nhiên
Câu 17(2018) .Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào sau đây có thể làm phong phú vốn gen
của quần thể?
A. Chọn lọc tự nhiên. B. Các yếu tố ngẫu nhiên.
C. Di - nhập gen. D. Giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 37: Ở một loài cá nhỏ, gen A quy định cơ thể có màu nâu nhạt nằm trên NST thường trội hoàn
toàn so với alen a quy định màu đốm trắng. Một quần thể của loài này sống trong hồ nước có nền cát
màu nâu có thành phần kiểu gen là 0,81AA+ 0,18Aa + 0,01aa. Một công ty xây dựng rải một lớp sỏi
xuống hồ, làm mặt hồ trở nên có nền đốm trắng. Từ đáy hồ được rải sỏi, xu hướng biến đổi tần số alen
A của quần thể ở các thế hệ cá con tiếp theo được mô tả rút gọn bằng sơ đồ nào sau đây ?
A. 0,8A  0,9A  0,7A 0,6A  0,5A 0,4A  0,3A 0,2A  0,1A
B. 0,9A  0,8A  0,7A 0,6A  0,5A 0,4A  0,3A 0,2A  0,1A
C. 0,1A  0,2A  0,3A 0,4A  0,5A 0,6A  0,7A 0,8A  0,9A
D. 0,9A  0,8A  0,7A 0,6A  0,5A 0,6A  0,7A 0,8A  0,9A
CAU 38: Ở một quần thể, cấu trúc di truyền của 4 thế hệ liên tiếp như sau:
F1 : 0,12AA;0,56Aa; 0,32aa F2 : 0,18AA;0,44Aa; 0,38aa
F3 : 0,24AA;0,32Aa; 0,44aa F4 : 0,28AA;0,24Aa; 0,48aa
Cho biết các kiểu gen khác nhau có sức sống và khả năng sinh sản như nhau. Quần thể có khả năng
đang chịu tác động của nhân tố nào sau đây?
A. Các yếu tốngẫu nhiên. B. Giao phối không ngẫu nhiên.
C. Giao phối ngẫu nhiên. D. Đột biến gen.

Câu 39: Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen ở một quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp thu được kết
quả:
Thành phần kiểu gen Thế hệ F1 Thế hệ F2 Thế hệ F3 Thế hệ F4 Thế hệ F5
AA 0,64 0,64 0,2 0,16 0,16
Aa 0,32 0,32 0,4 0,48 0,48
aa 0,04 0,04 0,4 0,36 0,36
Nhân tố gây nên sự thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F3 là
A. các yếu tố ngẫu nhiên. B. giao phối không ngẫu nhiên.
C. giao phối ngẫu nhiên. D. đột biến.

PHẦN II
Câu 2. Khi nói về tiến hoá nhỏ, phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. tiến hoá nhỏ có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm
B. tiến hoá nhỏ diễn ra trong phạm vi tương đối hẹp
C. tiến hoá nhỏ diễn ra trong thời gian tương đối ngắn
D. tiến hoá nhỏ là hệ quả tiến hoá lớn
Câu 6. Nguồn biến dị di truyền của quần thể bao gồm:
A. biến dị sơ cấp, biến dị thứ cấp, giao tử từ các quần thể khác
B. Đột biến, giao phối, CLTN
C. biến dị sơ cấp, biến dị thứ cấp, CLTN
D. biến dị sơ cấp, thường biến, giao tử từ các quần thể khác
Câu 9. Nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hoá là
A. đột biến. B. nguồn gen du nhập. C. biến dị tổ hợp. D. quá trình giao phối.
Câu 10. Xét các đặc điểm:
1. Hầu hết là lặn và có hại cho sinh vật.
2. Xuất hiện vô hướng và có tần số thấp.
3. Là nguồn nguyên liệu sơ cấp của tiến hóa.
4. Luôn di truyền được cho thế hệ sau.
Đột biến gen có các đặc điểm:
A.1, 2,3. B. 1,2,4. C. 1,3,4. D. 1,2,3.

PHẦN III
Câu 1. Đột biến là nhân tố tiến hóa, vì đột biến:
A. làm cho sinh vật thích nghi với môi trường
B. làm cho sinh vật biến đổi theo hướng xác định
C. làm biến đổi tần số tương đối các alen trong quần thể
D. không gây hại cho cơ thể
Câu 2.Tại sao đột biến gen thường có hại cho cơ thể sinh vật nhưng vẫn có vai trò quan trọng trong
quá trình tiến hoá?
I.Tần số đột biến gen trong tự nhiên là không đáng kể nên tần số alen đột biến có hại là rất thấp
II.Gen ĐB có thể có hại trong môi trường này nhưng lại có thể có lợi hoặc vô hại trong môi trường
khác
III.Gen ĐB có thể có hại trong tổ hợp gen này nhưng lại có thể có lợi hoặc vô hại trong tổ hợp gen
khác
IV.Đột biến gen thường có hại nhưng nó thường tồn tại ở trạng thái dị hợp tử nên không gây hại.
Câu trả lời đúng nhất là:
A. I và II B.I và III C.III và IV D.II và III
Câu 3 : So với đột biến NST thì đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của tiến hóa vì
A. đa số ĐB gen có hại, vì vậy chọn lọc tự nhiên loại bỏ chúng nhanh chóng, chỉ giữ lại các ĐB có
lợi.
B. alen đột biến có lợi hay có hại không phụ thuộc vào tổ hợp gen và môi trường sống, vì vậy chọn
lọc tự nhiên vẫn tích lũy các gen đột biến qua các thế hệ.
C. các alen đột biến thường ở trạng thái lặn và ở trạng thái dị hợp, chọn lọc tự nhiên tác động trực
tiếp vào kiểu gen do đó tần số của gen lặn có hại không thay đổi qua các thế hệ.
D. đột biến gen phổ biến hơn đột biến NST và ít ảnh hưởng đến sức sống, sự sinh sản của cơ thể
sinh vật
Câu 4. Đa số đột biến là có hại vì
A. thường làm mất đi khả năng sinh sản của cơ thể.
B. phá vỡ các mối quan hệ hài hoà trong kiểu gen, giữa kiểu gen với môi trường.
C. làm mất đi nhiều gen.
D. biểu hiện ngẫu nhiên, không định hướng.
Câu 6. Điều không đúng khi nói về đột biến là nguồn nguyên liệu của quá trình tiến hoá:
A. Nhờ qúa trình giao phối các đột biến được phát tán trong quần thể tạo ra vô số các biến dị tổ hợp.
B. đột biến phần lớn là có hại nhưng khi môi trường thay đổi, thể ĐB có thể thay đổi giá trị thích
nghi
C. Giá trị thích nghi của thể đột biến còn có thể thay đổi tuỳ tổ hợp gen, nó có thể trở thành có lợi
D. tất cả các đột biến đều biểu hiện ra kiểu hình mới có khả năng thích nghi cao
Câu 7. Theo quan niệm thuyết tiến hóa hiện đại, một gen đột biến lặn có hại sẽ
A. bị chọn lọc tự nhiên đào thải khỏi quần thể ngay sau một thế hệ.
B. không bị chọn lọc tự nhiên đào thải hoàn toàn khỏi quần thể
C. bị chọn lọc tự nhiên đào thải
D. bị chọn lọc tự nhiên đào thải nhanh hơn so với đột biến gen trội có hại.
.
Câu 12: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên có vai trò
A. vừa tạo ra các kiểu gen thích nghi, vừa giữ lại các kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi.
B. tạo ra các cơ thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi.
C. tạo ra các kiểu gen mới thích nghi với môi trường.
D. sàng lọc, giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi.
Câu 14: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về chọn lọc tự nhiên (CLTN)?
(1) CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen, qua đó làm biến đổi
tần số alen của quần thể.
(2) CLTN chống lại alen trội làm biến đổi tần số alen của quần thể nhanh hơn chọn lọc chống lại alen lặn.
(3) Chọn lọc tự nhiên làm xuất hiện các alen mới và làm thay đổi tần số alen của quần thể.
(4) Chọn lọc tự nhiên có thể làm biến đổi tần số alen một cách đột ngột không theo một hướng xác định.
A. 4. B. 1. C. 2.(1,2) D. 3.

Câu 16. Khi nói sự khác nhau về vai trò giữa chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên trong quá trình tiến
hoá nhỏ, nhận định nào dưới đây là sai?
A. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi từ từ tần số alen và thành phần kiểu gen theo một hướng xác định. Các
yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen một cách đột ngột không theo một hướng
xác định.
B. Hiệu quả tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thường phụ thuộc vào kích thước quần thể (quần thể càng
nhỏ thì hiệu quả tác động càng lớn), còn CLTN thì không
C. Dưới tác dụng của CLTN, thì một alen lặn có hại thường không bị loại thải hết ra khỏi quần thể giao phối.
Dưới tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì các alen lặn có hại (hoặc bất cứ alen nào khác kể cả có lợi) cũng
có thể bị loại thải hoàn toàn và một alen bất kì có thể trở nên phổ biến trong quần thể.
D. Kết quả của CLTN dẫn đến hình thành quần thể thích nghi và hình thành loài mới, còn kết quả tác động
của các yếu tố ngẫu nhiên làm phong phú vốn gen của quần thể, tăng sự đa dạng di truyền.
Câu 19. Giao phối không ngẫu nhiên thường làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng
A. làm giảm tính đa hình quần thể.
B. giảm kiểu gen dị hợp tử, tăng kiểu gen đồng hợp tử.
C. thay đổi tần số alen của quần thể.
D. tăng kiểu gen dị hợp tử, giảm kiểu gen đồng hợp tử.
Câu 20(2014): Theo quan niệm hiện đại, một trong những vai trò của giao phối ngẫu nhiên là.
A. tạo các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.
B. tạo biến dị tổ hợp là nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.
C. làm thay đổi tần số các alen trong quần thể.
D. quy định chiều hướng tiến hóa.
Câu 21: Điều nào sau đây không thuộc vai trò của quá trình giao phối đối với tiến hoá?
A. Làm cho đột biến được phát tán trong quần thể.
B. Tạo ra vô số biến dị tổ hợp, là nguồn nguyên liệu thứ cấp cho tiến hoá.
C. Làm tăng tần số xuất hiện của đột biến tự nhiên.
D. Trung hoà tính có hại của đột biến, góp phần tạo ra những tổ hợp gen thích nghi.

PHẦN V: CÂU HỎI TỔNG HỢP


Câu 1.1(2020): Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây có thể làm 1 alen có hại trở nên phổ
biến trong quần thể?
A. Các yếu tố ngẫu nhiên. B. Đột biến.
C. Chọn lọc tự nhiên. D. Giao phối ngẫu nhiên.
Câu 1: Ở một quần thể, cấu trúc di truyền của 4 thế hệ liên tiếp như sau:
F1 : 0,12AA; 0,56Aa; 0,32aa F2 : 0,18AA; 0,44Aa; 0,38aa
F3 : 0,24AA; 0,32Aa; 0,44aa F4 : 0,28AA; 0,24Aa; 0,48aa
Cho biết các kiểu gen khác nhau có sức sống và khả năng sinh sản như nhau. Quần thể có khả năng
đang chịu tác động của nhân tố nào sau đây?
A. Giao phối không ngẫu nhiên. B. Đột biến gen.
C. Các yếu tố ngẫu nhiên.
D. Giao phối ngẫu nhiên.
Câu 7. Nhân tố làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể do các yếu tố của môi
trường như: thiên tai, dịch bệnh...là nhân tố tiến hóa nào sau đây?
A. đột biến. B. di nhập gen. C. các yếu tố ngẫu nhiên D. giao phối không ngẫu
nhiên.
Câu 8.Trong tiến hoá, không chỉ có các alen có lợi được giữ lại mà nhiều khi các alen trung tính,
hoặc có hại ở một mức độ nào đó vẫn được duy trì trong quần thể bởi nhân tố tiến hóa nào sau đây?
A. giao phối có chọn lọc B. di nhập gen C. chọn lọc tự nhiên. D. các yếu tố ngẫu nhiên
Câu 10. Trong các nhân tố tiến hoá, nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể chậm nhất là
A. đột biến. B.giao phối không ngẫu nhiên C. chọn lọc tự nhiên. D. Di – nhập gen
Câu 11. Nhân tố có thể làm biến đổi tần số alen của quần thể một cách nhanh chóng, đặc biệt khi
kích thước quần thể nhỏ bị giảm đột ngột là
A. đột biến. B. di nhập gen. C. các yếu tố ngẫu nhiên D. giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 12. Theo thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, nhân tố quy định chiều hướng tiến hoá là
A.đột biến, chọn lọc tự nhiên B. các yếu tố ngẫu nhiên C.đột biến D.chọn lọc tự
nhiên

Câu 14: Nhân tố tiến hoá làm thay đổi thành phần kiểu gen mà không làm thay đổi tần số alen trong quần
thể là
A. chọn lọc tự nhiên B. giao phối không ngẫu nhiên C. di nhập gen D. đột biến
Câu 16: Cho các nhân tố sau:
(1) Đột biến (2) Chọn lọc tự nhiên
(3) Các yếu tố ngẫu nhiên (4) Giao phối ngẫu nhiên
Cặp nhân tố đóng vai trò cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa là
A. (1) và (4) B. (1) và (2) C. (3) và (4) D. (2) và (4)
Câu 17. Theo quan điểm của học thuyết tiến hóa tổng hợp, xét các phát biểu sau đây:
(1) Các cơ chế cách li thúc đẩy sự thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
(2) Chọn lọc tự nhiên quy định chiều hướng và nhịp điệu của quá trình tiến hóa.
(3) Đột biến tạo nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa.
(4) Giao phối gần không làm thay đổi tần số tương đối của các alen trong quần thể.
Có bao nhiêu kết luận đúng:
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.
Câu 19. Khi nói về nhân tố tiến hóa, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen, qua đó làm thay đổi tần số alen của quần
B. Yếu tố ngẫu nhiên là nhân tố duy nhất làm thay đổi tần số alen của quần thể ngay cả khi không xảy ra đột
biến và không có chọn lọc tự nhiên
C. Giao phối không ngẫu nhiên không chỉ làm thay đổi tần số alen mà còn làm thay đổi thành phần kiểu gen
của quần thể
D. Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể
với các kiểu gen khác nhau trong quần thể
Câu 21(2015): Theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Chọn lọc tự nhiên luôn làm thay đổi đột ngột tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
B. Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra trên quy mô quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các
nhân tố tiến hóa.
C. Các yếu tố ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen quần thể, giảm sự đa dạng di truyền nên không có vai trò đối
với tiến hóa.
D. Khi không có tác động của ĐB, chọn lọc tự nhiên và di - nhập gen thì tần số alen và thành phần kiểu gen
của quần thể sẽ không thay đổi.
Câu 22( ĐH 2014): Theo quan niệm của thuyết tiến hóa tổng hợp, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Tiến hóa nhỏ là quá trình làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
B. Lai xa và đa bội hóa có thể nhanh chóng tạo nên loài mới ở thực vật.
C. Các yếu tố ngẫu nhiên dẫn đến làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể.
D. Tiến hóa nhỏ sẽ không xảy ra nếu tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể được duy trì không
đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Câu 24. Giả sử tần số tương đối của các alen ở một quần thể là 0.5A : 0.5a. Đột ngột biến đổi thành 0.7A :
0.3a. Nguyên nhân nào sau đây có thể dẫn đến hiện tượng trên?
A. Giao phối không ngẫu nhiên diễn ra trong quần thể.
B. Quần thể chuyển từ tự phối sang ngẫu phối.
C. Sự phát tán hay di chuyển của một nhóm cá thể ở quần thể này đi lập quần thể mới.
D. Đột biến xảy ra trong quần thể theo hướng biến đổi alen A thành alen a.
Câu 25. Nhân tố tiến hoá nào mà mỗi khi tác động sẽ làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa
dạng di truyền?
A.đột biến, giao phối không ngẫu nhiên, CLTN, di-nhập gen, các yếu tố ngẫu nhiên
B. đột biến, giao phối ngẫu nhiên, CLTN, di-nhập gen.
C.giao phối không ngẫu nhiên, các yếu tố ngẫu nhiên
D.di-nhập gen, các yếu tố ngẫu nhiên
Câu 27. Nhân tố nào sau đây là nhân tố tiến hóa KHÔNG hướng ?
A.di nhập gen, chọn lọc tự nhiên, đột biến
B.đột biến, di nhập gen, giao phối không ngẫu nhiên
C.di nhập gen, chọn lọc tự nhiên, các yếu tố ngẫu nhiên
D.đột biến, di nhập gen, các yếu tố ngẫu nhiên
Câu 29. Các quần thể trong loài thường không cách li hoàn toàn với nhau và do vậy giữa các quần thể
thường có sự trao đổi các cá thể hoặc các giao tử. Hiện tượng này được gọi là:
A.giao phối không ngẫu nhiên B.các yếu tố ngẫu nhiên C.di-nhập gen D.chọn lọc tự
nhiên
Câu 33(2018) . Khi nói về các nhân tố tiến hóa theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể không theo một hướng xác định.
B. Di - nhập gen chỉ làm thay đổi tần số alen của các quần thể có kích thước nhỏ.
C. Giao phối không ngẫu nhiên luôn dẫn đến trạng thái cân bằng di truyền của quần thể.
D. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa.
Câu 35(2018): Giả sử ở thế hệ xuất phát (P) của một quần thể ngẫu phối có tần số các kiểu gen là
Biết rằng alen A trội hoàn toàn so với alen a. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát
biểu nào sau đây đúng?
A. Nếu trong quần thể xuất hiện thêm kiểu gen mới thì chắc chắn đây là kết quả tác đuộng của nhân tố đột biến
B. Nếu thế hệ có tần số các kiểu gen là thì đã xảy ra chọn lọc chống lại alen trội
C. Nếu quần thể chỉ chịu tác động của nhân tố di – nhập gen thì tần số các alen của quần thể luôn được duy trì
ổn định qua các thế hệ.
D. Nếu quần thể chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì alen a có thể bị loại bỏ hoàn toàn ra khỏi quần thể.
Câu 40. Cho các phát biểu sau:
(1). Chọn lọc tự nhiên quy định chiều hướng và nhịp điệu của quá trình tiến hóa.
(2). Các cơ chế cách li thúc đẩy sự thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
(3). Giao phối gần không làm thay đổi tần số của các alen trong quần thể.
(4). Đột biến tạo nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa.
Theo quan niệm của thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, có bao nhiêu phát biểu đúng ?
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3. (1,3,4)
Câu 41: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây không phải nhân tố tiến hóa?
A. Đột biến. B. Giao phối ngẫu nhiên. C. Di - nhập gen D. Chọn lọc tự nhiên.
Câu 42(HSGBN21).. Theo quan điểm hiện đại, các phát biểu nào sau đây đúng về các nhân tố tiến hóa?
I) Giao phối không ngẫu nhiên có thể làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
II) Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen và làm thay đổi tần số tương đối các alen theo một
hướng xác định.
III) Di - nhập gen có thể làm phong phú thêm hoặc làm nghèo vốn gen của quần thể.
IV) Các yếu tố ngẫu nhiên có thể làm tăng tần số của một alen có hại trong quần thể.
A. (III), (IV). B. (II), (III), (IV).
C. (II), (IV). D. (I), (II), (IV).

BAI 28: LOÀI


PHẦN I

Câu 1. Khi nói về loài sinh học, có bao nhiêu phát biểu dưới đây đúng?
1. Loài sinh học là một hoặc một nhóm quần thể gồm các cá thể có khả năng giao phối với nhau trong tự
nhiên và sinh ra đời con có sức sống, có khả năng sinh sản và cách li sinh sản với các nhóm quần thể thuộc
loài khác.

2. Để phân biệt hai quần thể có thuộc cùng một loài hay thuộc hai loài khác nhau, người ta dùng tiêu chuẩn
cách li sinh sản là chính xác nhất, đặc biệt là các loài thân thuộc có các đặc điểm hình thái giống nhau.

3. Nếu các cá thể của hai quần thể khác nhau mà không cách li sinh sản với nhau thì hai quần thể đó vẫn
thuộc cùng một loài.

4. Nếu các cá thể của hai quần thể khác nhau mà cách li sinh sản với nhau thì hai quần thể đó thuộc hai loài
khác nhau.

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 2. Khi nói về các tiêu chuẩn để phân biệt hai loài thân thuộc, có bao nhiêu phát biểu dưới đây đúng?

1. Đối với các loài giao phối, tiêu chuẩn chính xác nhất để phân biệt hai loài thân thuộc là tiêu chuẩn cách li
sinh sản.

2. Đối với vi khuẩn, tiêu chuẩn có ý nghĩa hàng dầu để phân biệt hai loài là tiêu chuẩn cách li sinh sản.

3. Tiêu chuẩn cách li sinh sản không áp dụng đối với các loài sinh sản vô tính hoặc tự phối.

4. Việc nhận biết hai quần thể có cách li sinh sản với nhau hay không là không đơn giản, đôi khi phải dùng
đến biện pháp thụ tinh nhân tạo. Vì vậy, để phân biệt loài này với loài kia, nhiều khi phải sử dụng đồng thời
nhiều tiêu chuẩn như: tiêu chuẩn hình thái, tiêu chuẩn địa lí - sinh thái, tiêu chuẩn sinh lí - hóa sinh, tiêu
chuẩn cách li sinh sản...

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 3. Tiêu chuẩn được dùng thông dụng để phân biệt 2 loài là tiêu chuẩn

A. địa lý – sinh thái. B. hình thái. C.sinh lí- sinh hóa. D.di truyền.

Câu 4. Đối với vi khuẩn, tiêu chuẩn có ý nghĩa hàng dầu để phân biệt hai loài thân thuộc là

A. tiêu chuẩn hoá sinh B. tiêu chuẩn sinh lí

C. tiêu chuẩn sinh thái. D. tiêu chuẩn di truyền (Tiêu chuẩn cách li sinh sản)

Câu 5. Dấu hiệu chủ yếu để kết luận 2 cá thể chắc chắn thuộc 2 loài sinh học khác nhau là

A. chúng cách li sinh sản với nhau. B. chúng sinh ra con bất thụ.

C. chúng không cùng môi trường. D. chúng có hình thái khác nhau.

PHẦN II

Câu 1. Khi nói về các cơ chế cách li sinh sản giữa các loài, có bao nhiêu phát biểu dưới đây đúng?

1. Các cơ chế cách li sinh sản là các trở ngại trên cơ thể sinh vật ngăn cản các cá thể giao phối với nhau
hoặc ngăn cản việc tạo ra con lai hữu thụ ngay cả khi các sinh vật này sống cùng một chỗ.

2. Các cơ chế cách li sinh sản được chia thành hai loại là: Cách li trước hợp tử và cách li sau hợp tử.
3. Cách li trước hợp tử là những trở ngại ngăn cản các cá thể giảm phân tạo giao tử.

4. Cách li trước hợp tử là những trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hoặc ngăn cản việc tạo ra con lai hữu
thụ.

A. 1 B. 2 (1,2) C. 3 D. 4

Câu 2.Cách li trước hợp tử là

A . những trở ngại ngăn cản con lai phát triển.

B. những trở ngại ngăn cản các cá thể giảm phân tạo giao tử.

C. những trở ngại ngăn cản các cá thể giao phối với nhau.

D. những trở ngại ngăn cản con lai hữu thụ.

Câu 3. Cách li trước hợp tử gồm:

1: cách li thời gian 2: cách li cơ học 3: cách li tập tính

4: cách li khoảng cách 5: cách li nơi ở

Phát biểu đúng là:

A. 1,2,3,4 B. 2,3,4,5 C. 1, 2,3,5 D. 1,2,4,5

Câu 4. Khi nói về cách li trước hợp tử, có bao nhiêu phát biểu dưới đây đúng?

1. Cách li trước hợp tử gồm: Cách li nơi ở + Cách li tập tính + Cách li thời gian + Cách li cơ học.

2. Cách li nơi ở (sinh cảnh) cho thấy các cá thể thuộc các loài khác nhau sống trong cùng một khu vực địa lí
nhưng ở những sinh cảnh khác nhau nên không giao phối với nhau.

3. Cách li tập tính cho thấy các cá thể thuộc các loài khác nhau có những tập tính giao phối khác nhau nên
chúng thường không giao phối với nhau

4. Cách li thời gian (mùa vụ) cho thấy các cá thể thuộc các loài khác nhau có mùa sinh sản khác nhau nên
chúng không có điều kiện giao phối với nhau.

5. Cách li cơ học cho thấy các cá thể thuộc các loài khác nhau có cấu tạo cơ quan sinh dục khác nhau nhưng
chúng vẫn thường giao phối được với nhau.

A. 5 B. 2 C. 4 (1,2,3,4) D. 3

Câu 6: Cho một số hiện tượng sau :

(1) Ngựa vằn phân bố ở châu Phi nên không giao phối được với ngựa hoang phân bố ở Trung á.

(2) Cừu có thể giao phối với dê, có thụ tinh tạo thành hợp tử nhưng hợp tử bị chết ngay.

(3) Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản.

(4) Các cây khác loài có cấu tạo hoa khác nhau nên hạt phấn của loài cây này thường không thụ phấn cho
hoa của các loài cây khác.
Những hiện tượng nào trên đây là biểu hiện của cách li sau hợp tử ?

A. (1), (2) B. (3), (4) C. (1), (4) D. (2), (3)

Câu 7. Phát biểu nào sau đây không đúng với cách li sau hợp tử?

A. Hợp tử được tạo thành và phát triển thành con lai sống được đến khi trưởng thành nhưng không có
khả năng sinh sản.

B. Thụ tinh được nhưng hợp tử không phát triển.

C. Hợp tử được tạo thành và phát triển thành con lai nhưng con lai lại chết non.

D. Giao tử đực và cái không kết hợp với nhau được khi thụ tinh.

Câu 8. Nguyên nhân chính làm cho đa số các cơ thể lai xa bất thụ (ko sinh sản hữu tính)

chỉ có thể sinh sản sinh dưỡng là

A. không có sự tương hợp về cấu tạo cơ quan sinh sản với các cá thể cùng loài.

B. bộ NST của bố và mẹ trong các con lai khác nhau về số lượng, hình dạng, kích thước, cấu trúc.

C. có sự cách li hình thái với các cá thể cùng loài.

D. cơ quan sinh sản thường bị thoái hoá.

Câu 9. Khi nói về các cơ chế cách li sinh sản, phát biểu nào dưới đây không đúng?

A. Cách li trước hợp tử là những trở ngại ngăn cản các cá thể giao phối với nhau.

B. Cách li sau hợp tử là những trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hoặc ngăn cản việc tạo ra con lai
hữu thụ.

C. Các cơ chế cách li không có ý nghĩa trong qúa trình tiến hóa vì chúng không phải là các nhân tố tiến
hóa.

D. Các cơ chế cách li có vai trò quan trọng trong qúa trình tiến hóa vì chúng ngăn cản các loài trao đổi vốn
gen cho nhau, do vậy mỗi loài duy trì được những đặc trưng riêng.

Câu 10. Vai trò chủ yếu của cách li trong quá trình tiến hóa là

A. phân hóa khả năng sinh sản của các kiểu gen.

B. nguồn nguyên liệu sơ cấp cho chọn lọc.

C. tạo nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa nhỏ.

D. củng cố và tăng cường phân hóa kiểu gen.

.Bài 29 - 30: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI

Chịu sự tác động của các nhân tố tiến hóa (NTTH) và các cơ chế cách ly:
1. Các NTTH tạo ra sự khác biệt về TS alen vàTPKG, các cơ chế cách li duy trì sự khác biệt đó.
2. các cơ chế cách li có thể dẫn đến cách li sinh sản (có thế làm hình thành loài mới)
3. loài mới chỉ đc hình thành khi có sự cách li sinh sản (hình thành quần thể thích nghi ko nhất
thiết hình thành loài mới)
4. hình thành loài bằng con đường địa lí chậm chạp, gặp ở loài phát tán mạnh (cách li địa lí duy trì
sự khác biệt về TS alen vàTPKG, và có thể dẫn đến cách li sinh sản (có thế làm hình thành loài
mới).
5. hình thành loài bằng con đường sinh thái gặp ở loài ít di chuyển
6. hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa nhanh nhất, thường gặp ở thực vật (phổ
biến ở thực vật có hoa và dương xỉ)
7. thể song dị bội (AABB) hình thành từ lai xa và đa bội hóa hoặc lai tế bào.

Câu 1. Phát biểu nào dưới đây nói về vai trò của cách li địa trong quá trình hình thành loài là sai?
A.Cách ly địa lý là những trở ngại về mặt địa lý như núi cao, biển rộng, sông dài ... ngăn cản các cá
thể của các quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau.
B. Cách ly địa lý có vai trò duy trì sự khác biệt về vốn gen giữa các quần thể do các nhân tố tiến hóa
tạo ra.
C. Cách ly địa lý là một nhân tố tiến hóa
D. Hình thành loài bằng con đường cách li địa lí thường xảy ra đối với các loài động vật có khả năng
phát tán mạnh
Câu 2. Phát biểu nào dưới đây nói về vai trò của cách li địa trong quá trình hình thành loài là đúng ?
A. Cách li địa lí luôn luôn dẫn đến hình thành loài mới
B. Cách li địa lí luôn luôn dẫn đến cách li sinh sản
C. Cách li địa lí có thể dẫn đến hình thành loài mới qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp
D. Loài mới chỉ được hình thành nhờ cách li địa lí
Câu 3. Phát biểu nào dưới đây nói về vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài là sai?
A.Sự cách li địa lí không nhất thiết lúc nào cũng phải dẫn đến hình thành loài mới.
B. Loài mới chỉ được hình thành khi cách li địa lí có dẫn đến cách li sinh sản
C. Hình thành loài bằng con đường cách li địa lí thường xảy ra một cách chậm chạp qua nhiều giai
đoạn trung gian chuyển tiếp.
D. Hình thành loài bằng con đường cách li địa lí thường xảy ra đối với các loài ít có khả năng phát
tán
Câu 4.1: Cơ chế chính dẫn đến hình thành loài mới bằng con đường địa lí là do.
A. chọn lọc tự nhiên tích luỹ các biến dị di truyền theo các hướng khác nhau.
B. chúng không có khả năng vượt qua các trở ngại về địa lí để đến với nhau.
C. các cá thể trong quần thể không thể giao phối được với nhau.
D. các quần thể của loài được chọn lọc theo hướng thích nghi với các điều kiện sinh thái.
Câu 4.2 : Tại sao trên các đảo và quần đảo đại dương hay tồn tại những loài đặc trưng không có ở
nơi nào khác trên trái đất?
A. Do cách li địa lí và chọn lọc tự nhiên diễn ra trong môi trường đặc trưng của đảo qua thời gian dài
B. Do các loài này có nguồn gốc từ trên đảo và không có điều kiện phát tán đi nơi khác
C. Do cách li sinh sản giữa các quần thể trên từng đảo nên mỗi đảo hình thành loài đặc trưng
D. Do trong cùng điều kiện tự nhiên, chọn lọc tự nhiên diễn ra theo hướng tương tự nhau
Câu 5. Hình thành loài bằng con đường địa lí thường xảy ra đối với loài
A. động vật bậc cao B. động vật
C. thực vật D. có khả năng phát tán mạnh
Câu 6. Trong một hồ ở Châu Phi, có hai loài cá giống nhau về một số đặc điểm hình thái và chỉ khác
nhau về màu sắc, một loài màu đỏ, 1 loài màu xám. Mặc dù sống trong cùng một hồ nhưng chúng
không giao phối với nhau. Khi nuôi chúng trong bể cá có chiếu ánh sáng đơn sắc làm chúng cùng
màu thì các cá thể của 2 loài lại giao phối với nhau và sinh con. Ví dụ trên thể hiện con đường hình
thành loài bằng
A. cách li tập tính B. cách li sinh thái
C. cách li sinh sản D. cách li địa lí.
Câu 7. Thí nghiệm của Đốtđơ (Dodd) ở Trường Đại học Yale (Mĩ) trên ruồi giấm đã chứng minh sự
hình thành loài bằng con đường:
A. Cách li sinh thái B. Cách li tập tính
C. Cách li địa lí D. Lai xa và đa bội hoá
Câu 8. Hình thành loài bằng cách li sinh thái thường gặp ở những loài:
A. động vật ít di chuyển B. thực vật
C. thực vật và động vật ít di chuyển D. động vật có khả năng di chuyển nhiều
Câu 9. Loài lúa mì trồng hiện nay được hình thành trên cơ sở
A. sự cách li địa lí giữa lúa mì châu Âu và lúa mì châu Mỹ
B. kết quả của quá trình lai xa khác loài
C. kết quả của tự đa bội 2n thành 4n của loài lúa mì
D. kết quả của quá trình lai xa và đa bội hoá nhiều lần
Câu 10. Nếu cho rằng chuối nhà 3n có nguồn gốc từ chuối rừng 2n thì cơ chế hình thành chuối nhà
được giải thích bằng chuỗi các sự kiện như sau:
1. Thụ tinh giữa giao tử n và giao tử 2n
2. Tế bào 2n nguyên phân bất thường cho cá thể 3n
3. Cơ thể 3n giảm phân bất thường cho giao tử 2n
4. Hợp tử 3n phát triển thành thể tam bội
5. Cơ thể 2n giảm phân bất thường cho giao tử 2n
A. 5 → 1 → 4 B. 4 → 3 → 1 C. 3 → 1 → 4 D. 1 → 3 → 4
Câu 12. Từ quần thể cây 2n, người ta tạo được quần thể cây 4n, có thể xem quần thể cây 4n là một
loài mới vì quần thể cây 4n
A. có sự khác biệt với quần thể cây 2n về số NST
B. không thể giao phấn với cây của quần thể 2n.
C. giao phối được với các cây của quần thể cây 2n cho ra cây lai bất thụ.
D. có đặc điểm hình thái: kích thứơc các cơ quan sinh dưỡng lớn hơn hẳn cây của quần thể 2n.
Câu 13. Hình thành loài bằng lai xa và đa bội hoá thường xảy ra đối với
A. động vật B. thực vật C. động vật bậc thấp D. động vật bậc cao
Câu 15.1. Hình thành loài bằng phương thức nào xảy ra nhanh nhất?
A. Cách li địa lí B. Cách li sinh thái
C. cách li tập tính D. Lai xa và đa bội hoá
Câu 15.2. Phần lớn các loài thực vật có hoa và dương xỉ được hình thành bằng cơ chế
A. cách li sinh thái. B. cách li địa lý.
C. cách li tập tính. D. lai xa và đa bội hóa.
Câu 15.3. Đột biến NST nhanh chóng dẫn đến hình thành loài mới là đột biến
A. đa bội, chuyển đoạn NST, đảo đoạn NST. B. đảo đoạn NST, chuyển đoạn NST.
C. đảo đoạn NST , lặp đoạn NST. D. đa bội, chuyển đoạn NST.
Câu 16. Thể song nhị bội được tạo ra bằng phương pháp
A. Lai tế bào; lai xa kết hợp với đa bội hoá B. Nuôi cấy mô và gây đột biến đa bội
C. Nhân bản vô tính và công nghệ gen D. Lai tế bào; lai thuận nghịch
Câu 17( ĐH 2015): Theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Mọi biến dị trong quần thể đều là nguyên liệu của quá trình tiến hóa.
B. Các quần thể sinh vật chỉ chịu tác động của chọn lọc tự nhiên khi điều kiện sống thay đổi.
C. Những quần thể cùng loài sống cách li với nhau về mặt địa lí mặc dù không có tác động của các nhân tố
tiến hóa vẫn có thể dẫn đến hình thành loài mới.
D. Khi các quần thể khác nhau cùng sống trong một khu vực địa lí, các cá thể của chúng giao phối với nhau
sinh con lai bất thụ thì có thể xem đây là dấu hiệu của cách li sinh sản.
Câu 18( ĐH 2014): Theo quan niệm tiến hóa hiện đại,
A. các quần thể sinh vật trong tự nhiên chỉ chịu tác động của chọn lọc tự nhiên khi điều kiện sống thay
đổi bất thường.
B. những biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với những thay đổi của ngoại cảnh đều di
truyền được.
C. mọi biến dị trong quần thể đều là nguyên liệu của quá trình tiến hóa.
D. sự cách li địa lí chỉ góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần
thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa.
Câu19. Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về sự hình thành loài mới?
A: Loài mới được hình thành bằng con đường lai xa và đa bội hóa xảy ra chậm chạp.
B: Quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí và con đường sinh thái luôn luôn diễn ra độc lập.
C: Các cá thể đa bội được cách li sinh thái với các cá thể khác loài dễ dẫn đến hình thành loài mới.
D: Quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí và sinh thái rất khó tách bạch nhau vì khi loài mở rộng
khu phân bố địa lí thì nó cũng đồng thời gặp những điều kiện sinh thái khác nhau.

Câu 20:Cho các ví dụ về quá trình hình thành loài như sau:
(1) Một quần thể chim sẻ sống ở đất liền và và một quần thể chim sẻ sống ở quần đảo Galapagos,
(2) Một quần thể mao lương sống ở bãi bồi sông Vônga và và một quần thể mao lương sống ở phía trong bờ
sông,
(3) Hai quần thể cá có hình thái giống nhau nhưng khác nhau về màu sắc: một quần thể có màu đỏ và một
quần thể có màu xám sống chung ở một hồ Châu phi,
(4) Chim sẻ ngô (Parus major) có vùng phân bố rộng trên khắp châu Âu và châu Á phân hóa thành 3 nòi:
nòi châu Âu, nòi Trung Quốc và nòi Ấn độ.
Các quá trình hình thành loài có sự tham gia của cơ chế cách li địa lý là:
A. 1, 4. B. 1, 2, 3, 4. C. 1, 2, 4. D. 1, 3.
Câu 21: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quá trình hình thành loài mới?
A. Quá trình hình thành quần thể thích nghi không nhất thiết dẫn đến hình thành loài mới.
B. Sự cách li địa lí tất yếu dẫn đến sự hình thành loài mới.
C. Sự hình thành loài mới không liên quan đến quá trình phát sinh các đột biến.
D. Quá trình hình thành quần thể thích nghi luôn dẫn đến hình thành loài mới.
Câu 22. Loài bông trồng ở Mĩ có bộ NST 2n = 52, trong đó có 26 NST lớn và 26NS nhỏ. Loài bông của
châu Âu có có bộ NST 2n = 26 gồm toàn NST lớn. Loài bông hoang dại ở Mĩ có có bộ NST 2n = 26 gồm
toàn NST nhỏ. Cách giải thích nào sau đây là đúng nhất về cơ chế hình thành loài bông mới có bộ NST 2n =
52 NST?
A. Loài bông này được hình thành bằng cách lai xa giữa loài bông của châu Âu và loài bông hoang dại ở
Mĩ.
B. Loài bông này có lẽ đã được hình thành bằng con đường cách li địa lí.
C. Loài bông này được hình thành bằng con đường lai xa giữa loài bông của châu Âu và loài bông hoang
dại ở Mĩ kèm theo đa bội hóa.
D. Loài bông này được hình thành bằng con đường đa bội hóa.
Câu 23(ĐH2016): Theo thuyết tiến hóa hiện đại, trong các phát biểu sau về quá trình hình thành loài mới,
có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Hình thành loài mới có thể xảy ra ưong cùng khu vực địa lí hoặc khác khu vực địa lí.
(2) Đột biến đảo đoạn có thể góp phần tạo nên loài mới.
(3) Lai xa và đa bội hóa có thể tạo ra loài mới có bộ nhiễm sắc thể song nhị bội.
(4) Quá trình hình thành loài có thể chịu sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Câu 24( ĐH 2015): Trên quần đảo Galapagos có 3 loài sẻ cùng ăn hạt:
- Ở một hòn đảo (đảo chung) có cả 3 loài sẻ cùng sinh sống, kích thước mỏ của 3 loài này rất khác nhau nên
chúng sử dụng các loại hạt có kích thước khác nhau, phù hợp với kích thước mỏ của mỗi loài.
- Ở các hòn đảo khác (các đảo riêng), mỗi hòn đảo chỉ có một trong ba loài sẻ này sinh sống, kích thước mỏ
của các cá thể thuộc mỗi loài lại khác với kích thước mỏ của các cá thể cùng loài đang sinh sống ở hòn đảo
chung.
Nhận định nào sau đây về hiện tượng trên sai?
A. Kích thước mỏ có sự thay đổi bởi áp lực chọn lọc tự nhiên dẫn đến giảm bớt sự cạnh tranh giữa 3
loài sẻ cùng sống ở hòn đảo chung.
B. Sự phân li ổ sinh thái dinh dưỡng của 3 loài sẻ trên hòn đảo chung giúp chúng có thể chung sống với
nhau.
C. Kích thước khác nhau của các loại hạt mà 3 loài sẻ này sử dụng làm thức ăn ở hòn đảo chung là nguyên
nhân trực tiếp gây ra những biến đổi về kích thước mỏ của cả 3 loài sẻ.
D. Sự khác biệt về kích thước mỏ giữa các cá thể đang sinh sống ở hòn đảo chung so với các cá thể cùng
loài đang sinh sống ở hòn đảo riêng là kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên theo các hướng khác nhau.
Câu 25( ĐH 2014): Một quần thể côn trùng sống trên loài cây M. Do quần thể phát triển mạnh, một số cá
thể phát tán sang loài cây N. Những cá thể nào có sẵn các gen đột biến giúp chúng khai thác được thức ăn ở
loài cây N thì sống sót và sinh sản, hình thành nên quần thể mới. Hai quần thể này sống trong cùng một khu
vực địa lí nhưng ở hai ổ sinh thái khác nhau. Qua thời gian, các nhân tố tiến hóa tác động làm phân hóa vốn
gen của hai quần thể tới mức làm xuất hiện cách li sinh sản và hình thành nên loài mới. Đây là ví dụ về hình
thành loài mới
A. bằng lai xa và đa bội hóa. B. bằng cách li địa lí.
C. bằng cách li sinh thái. D. bằng tự đa bội.
Câu 26(2020): Ba loài thực vật có quan hệ họ hàng gần gũi kí hiệu là loài A, loài B và loài C. Bộ NST của
loài A là 2n = 18, của loài B là 2n = 16 và của loài C là 2n = 18. Các cây lai giữa loài A và loài B được đa
bội hóa tạo ra loài D. Các cây lai giữa loài C và loài D được đa bội hóa tạo ra loài E. Theo lí thuyết, bộ NST
của loài E có bao nhiêu NST?
A. 60. B. 52. C. 34. D. 46.

Bài 32 : NGUỒN GỐC SỰ SỐNG


Câu 1. Trình tự các giai đoạn của tiến hoá:
A. Tiến hoá hoá học - tiến hoá tiền sinh học- tiến hoá sinh học
B. Tiến hoá hoá học - tiến hoá sinh học- tiến hoá tiền sinh học
C. Tiến hoá tiền sinh học- tiến hoá hoá học - tiến hoá sinh học
D. Tiến hoá hoá học - tiến hoá tiền sinh học
Câu 2. Tiến hóa hóa học là quá trình tổng hợp
A. các chất hữu cơ từ các chất vô cơ theo phương thức hóa học.
B. các chất hữu cơ từ các chất vô cơ theo phương thức sinh học.
C. các chất vô cơ từ các chất hữu cơ theo phương thức sinh học.
D. các chất vô cơ từ các chất hữu cơ theo phương thức hóa học.
Câu 3. Thí nghiệm của Milơ và Urây chứng minh điều gì?
A. Sự sống trên trái đất có nguồn gốc từ vũ trụ
B. Axitnuclêic được hình thành từ các nuclêôtit
C. Chất hữu cơ hình thành từ chất vô cơ
D. Chất vô cơ được hình thành từ các nguyên tố có trên bề mặt trái đất
Câu 4. Nguồn năng lượng dùng để tổng hợp nên các phân tử hữu cơ hình thành sự sống là:
A. ATP B. Năng lượng tự nhiên C. Năng lượng hoá học D. Năng lượng sinh học
Câu 5: Theo quan niệm hiện đại về sự phát sinh sự sống, chất nào sau đây chưa có hoặc có rất ít trong khí
quyển nguyên thuỷ của Quả Đất?
A. Mêtan (CH4). B. Hơi nước (H2O). C. Ôxi (O2). D. Xianôgen (C2N2).
Câu 6: Năm 1953, S. Milơ (S. Miller) thực hiện thí nghiệm tạo ra môi trường có thành phần hoá học giống
khí quyển nguyên thuỷ và đặt trong điều kiện phóng điện liên tục một tuần, thu được các axit amin cùng các
phân tử hữu cơ khác nhau. Kết quả thí nghiệm chứng minh:
A. Các chất hữu cơ được hình thành từ chất vô cơ trong điều kiện khí quyển nguyên thuỷ của Trái Đất.
B. Các chất hữu cơ được hình thành trong khí quyển nguyên thủy nhờ nguồn năng lượng sinh học.
C. Các chất hữu cơ đầu tiên được hình thành trong khí quyển nguyên thủy của Trái Đất bằng con đường tổng
hợp sinh học.
D. Ngày nay các chất hữu cơ vẫn được hình thành phổ biến bằng con đường tổng hợp hoá học trong tự
nhiên.
Câu 7: Để kiểm tra giả thuyết của Oparin và Handan, năm 1953 Milơ đã tạo ra môi trường nhân tạo có
thành phần hóa học giống khí quyển nguyên thủy của Trái Đất. Môi trường nhân tạo đó gồm:
A. CH4, NH3, H2 và hơi nước. B. CH4, CO2, H2 và hơi nước.
C. N2, NH3, H2 và hơi nước. D. CH4, CO, H2 và hơi nước.
Câu 8. Ai là người đã làm thực nghiệm chứng minh sự hình thành hợp chất hữu cơ phức tạp từ các chất hữu
cơ đơn giản: A. Đacuyn B. Fox C. Milơ D. Uray
Câu 9. Thí nghiệm của Fox và cộng sự đã chứng minh
A. trong điều kiện khí quyển nguyên thuỷ đã có sự trùng phân các phân tử hữu cơ đơn giản thành các đại
phân tử hữu cơ phức tạp.
B. trong điều kiện khí quyển nguyên thuỷ, chất hoá học đã được tạo thành từ các chất vô cơ theo con đường
hoá học.
C. có sự hình thành các tế bào sống sơ khai từ các đại phân tử hữu cơ.
D. sinh vật đầu tiên đã được hình thành trong điều kiện trái đất nguyên thuỷ
Câu 10: Hiện nay có một số bằng chứng chứng tỏ: Trong lịch sử phát sinh sự sống trên Trái Đất, phân tử
được dùng làm vật chất di truyền (lưu giữ thông tin di truyền) đầu tiên là
A. ADN và sau đó là ARN. B. ARN và sau đó là ADN.

C. prôtêin và sau đó là ADN. D. prôtêin và sau đó là ARN.


Câu 11: Bằng chứng nào sau đây ủng hộ giả thuyết cho rằng vật chất di truyền xuất hiện đầu tiên trên Trái
Đất có thể là ARN?
A. ARN có thành phần nuclêôtit loại uraxin. B. ARN có kích thước nhỏ hơn ADN.
C. ARN là hợp chất hữu cơ đa phân tử. D. ARN có thể nhân đôi mà không cần đến enzim (prôtêin).
Câu 12. Trong điều kiện hiện nay,chất hữu cơ được hình thành chủ yếu bằng cách nào?
A. Tổng hợp nhờ nguồn năng lượng tự nhiên B. Quang tổng hợp hoặc hoá tổng hợp
C. Được tổng hợp trong các tế bào sống D. Tổng hợp nhờ công nghệ sinh học
Câu 13: Trong điều kiện của Trái Đất hiện nay, nếu các đại phân tử hữu cơ được hình thành trong tự
nhiên thì từ các chất này có thể tiến hóa hình thành nên các tế bào sơ khai được không? Vì sao?
A. Không, vì điều kiện của Trái Đất hiện nay không có đủ phân tử hữu cơ trong đại dương.
B. Không, vì điều kiện của Trái Đất hiện nay chất hữu cơ sẽ bị phân hủy bởi ôxi tự do hoặc các vi sinh vật.
C. Không, vì điều kiện của Trái Đất hiện nay không có đủ năng lượng để tổng hợp các chất hữu cơ.
D. Không, vì điều kiện của Trái Đất hiện nay không có đủ các chất vô cơ như thời nguyên thủy.
Câu 15. Trong cơ thể sống, axitnuclêic đóng vai trò quan trọng trong hoạt động nào?
A. Sinh sản và di truyền B. Nhân đôi NST và phân chia tế bào
C. Tổng hợp và phân giải các chất D. Nhận biết các vật thể lạ xâm nhập
Câu 16. Trong tế bào sống, prôtêin đóng vai trò quan trọng trong hoạt động nào?
A. Điều hoà hoạt động các bào quan B. Bảo vệ cơ thể chống bệnh tật
C. Xúc tác các phản ứng sinh hoá D. Cung cấp năng lượng cho các phản ứng
Câu 17. Sự tương tác giữa các đại phân tử nào dẫn đến hình thành sự sống?
A. Prôtêin-Prôtêin B. Prôtêin-axitnuclêic C. Prôtêin-saccarit D. Prôtêin-saccarit-axitnuclêic
Câu 18: Kết thúc giai đoạn tiến hoá tiền sinh học
A. hình thành các tế bào bào sơ khai (protobiont). B. hình thành cơ thể đơn bào có cấu tạo đơn giản
nhất.
C. hình thành cơ thể đa bào có cấu tạo đơn giản nhất. D. hình thành các hợp chất hữu cơ từ các hợp chất
vô cơ.
Câu 19: Trong tiến hoá tiền sinh học, những mầm sống đầu tiên xuất hiện ở
A. trong ao, hồ nước ngọt. B. trong nước đại dương nguyên thuỷ.
C. khí quyển nguyên thuỷ. D. trong lòng đất.
Câu 20: Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, sự kiện nào sau đây không diễn ra trong giai đoạn
tiến hóa hóa học?
A. Từ các chất vô cơ hình thành nên các chất hữu cơ đơn giản.
B. Hình thành nên các tế bào sơ khai (tế bào nguyên thủy).
C. Các axit amin liên kết với nhau tạo nên các chuỗi pôlipeptit đơn giản.
D. Các nuclêôtit liên kết với nhau tạo nên các phân tử axit nuclêic.
Câu 21: Phát biểu không đúng về sự phát sinh sự sống trên Trái Đất là:
A. Sự xuất hiện sự sống gắn liền với sự xuất hiện các đại phân tử hữu cơ có khả năng tự nhân đôi.
B. Chọn lọc tự nhiên không tác động ở những giai đoạn đầu tiên của quá trình tiến hoá hình thành tế bào sơ
khai mà chỉ tác động từ khi sinh vật đa bào đầu tiên xuất hiện.
C. Nhiều bằng chứng thực nghiệm thu được đã ủng hộ quan điểm cho rằng các chất hữu cơ đầu tiên trên Trái
Đất được hình thành bằng con đường tổng hợp hoá học.
D. Các chất hữu cơ đơn giản đầu tiên trên Trái Đất có thể được xuất hiện bằng con đường tổng hợp hoá học.
Câu 22: Phát biểu nào sau đây là không đúng về sự phát sinh sự sống trên Trái Đất?
A. Quá trình hình thành các hợp chất hữu cơ cao phân tử đầu tiên diễn ra theo con đường hoá học và nhờ
nguồn năng lượng tự nhiên.
B. Các chất hữu cơ phức tạp đầu tiên xuất hiện trong đại dương nguyên thuỷ tạo thành các keo hữu cơ, các
keo này có khả năng trao đổi chất và đã chịu tác động của quy luật chọn lọc tự nhiên.
C. Quá trình phát sinh sự sống (tiến hoá của sự sống) trên Trái Đất gồm các giai đoạn: tiến hoá hoá học, tiến
hoá tiền sinh học và tiến hoá sinh học.
D. Sự sống đầu tiên trên Trái Đất được hình thành trong khí quyển nguyên thuỷ, từ chất hữu cơ phức tạp.
Câu 23: Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái đất, sự kiện nào sau đây không diễn ra trong giai đoạn
tiến hóa hóa học ?
A. Hình thành nên các tế bào sơ khai (tế bào nguyên thủy)
B. Từ các chất vô cơ hình thành nên các chất hữu cơ đơn giản
C. Các nucleotit liên kết với nhau tạo nên các phân tử axit nucleic.
D. Các axit amin liên kết với nhau tạo nên các chuỗi polipeptit đơn giản.

BÀI 33: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SINH GIỚI QUA CÁC ĐẠI ĐỊA CHẤT
Câu 1: Di tích của các sinh vật sống trong các thời đại trước, để lại trong các lớp đất đá của vỏ Trái Đất
được gọi là:
A.sinh vật cổ. B.hóa thạch. C.hình tượng D. đồ cổ
Câu 2. Trường hợp nào sau đây không phải là hóa thạch?
A. Than đá có vết lá dương xỉ B. Dấu chân khủng long trên than bùn
C. Mũi tên đồng, trống đồng Đông sơn D. Xác côn trùng trong hổ phách hàng nghìn năm
Câu 3. Khi nói về hoá thạch, nhận định nào dưới đây không đúng?
A. Hóa thạch là di tích của sinh vật sống trong các thời đại trước, tồn tại trong các lớp đất đá của vỏ trái đất.
B. Hóa thạch là bằng chứng gián tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới.
C. Từ tuổi của hóa thạch có thể suy ra được tuổi của các loài sinh vật và mối quan hệ họ hàng giữa các loài.
D. Tuổi của hóa thạch có thể được xác định nhờ phân tích các đồng vị phóng xạ có trong hóa thạch hoặc
trong các lớp đất đá chứa hóa thạch (VD: C14 hoặc U238)
Câu 8( ĐH 2015): Bằng chứng nào sau đây được xem là bằng chứng tiến hóa trực tiếp?
A. Di tích của thực vật sống ở các thời đại trước đã được tìm thấy trong các lớp than đá ở Quảng Ninh.
B. Tất cả sinh vật từ đơn bào đến đa bào đều được cấu tạo từ tế bào.
C. Chi trước của mèo và cánh của dơi có các xương phân bố theo thứ tự tương tự nhau.
D. Các axit amin trong chuỗi β-hemôglôbin của người và tinh tinh giống nhau.
Câu 9. Khẳng định nào về các bằng chứng tiến hóa là không đúng?
A. Bằng chứng phôi sinh học có thể xác định mức độ quan hệ họ hàng giữa các loài
B. Cơ quan tương đồng phản ánh chiều hướng tiến hóa phân li
C. Cơ quan tương tự phản ánh chiều hướng tiến hóa đồng quy
D. Giải phẫu so sánh và phôi sinh học là những bằng chứng tiến hóa trực tiếp
Câu 10: Loại bằng chứng nào sau đây có thể giúp chúng ta xác định được loài nào xuất hiện trước, loài nào
xuất hiện sau trong lịch sử phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất ?
A. Bằng chứng hóa thạch B. Bằng chứng tế bào học
C. Bằng chứng sinh học phân tử D. Bằng chứng giải phẫu so sánh
Câu 11: Nghiên cứu hóa thạch có ý nghĩa:
(1) Biết được lịch sử xuất hiện, phát triển, diệt vong của các loài hóa thạch.
(2) Từ việc xác định tuổi của hóa thạch cho phép suy ra tuổi của các lớp đá chứa chúng.
(3) Dựa vào hóa thạch cho phép biết được loài nào xuất hiện trước loài nào xuất hiện sau.
(4) Dựa vào hóa thạch cho biết được trình độ phát triển của sinh vật.
Phương án đúng là: A. 1, 2, 3. B. 1, 2, 4. C. 1, 3, 4. D. 2, 3, 4.
Câu 13. Người ta dựa vào tiêu chí nào sau đây để chia lịch sử trái đất thành các đại, các kỉ?
A. Quá trình phát triển của thế giới sinh vật. B. Thời gian hình thành và phát triển của trái đất.
C. Hóa thạch và khoáng sản. D. Những biến đổi lớn về địa chất, khí hậu và thế giới sinh
vật.
Câu 14. Dựa vào những biến đổi về địa chất, khí hậu, sinh vật. Người ta chia lịch sử trái đất thành các đại
theo thời gian từ trước đến nay theo thứ tự là:
A. Đại thái cổ, đại nguyên sinh, đại cổ sinh, đại trung sinh, đại tân sinh.
B. Đại thái cổ, đại cổ sinh, đại trung sinh đại nguyên sinh, đại tân sinh.
C. Đại cổ sinh, đại nguyên sinh, đại thái cổ, đại trung sinh, đại tân sinh.
D. Đại thái cổ, đại nguyên sinh, đại trung sinh, đại cổ sinh, đại tân sinh.

BÀI 34: SỰ PHÁT SINH LOÀI NGƯỜI

Câu 1: Sự phát triển của phôi người lặp lại những giai đoạn lịch sử của động vật đã chứng minh
A. Quan hệ nguồn gốc giữa người và động vật có xương sống.
B. Quan hệ gần gũi giữa người và thú.
C. Quan hệ gần gũi giữa người và các sinh vật đa bào.
D. A và B đúng.
Câu 2: Một số đặc điểm không được xem là bằng chứng về nguồn gốc động vật của loài người:
A. chữ viết và tư duy trừu tượng.
B. các cơ quan thoái hóa (ruột thừa, nếp thịt nhỏ ở khóe mắt).
C. sự giống nhau về thể thức cấu tạo bộ xương của người và động vật có xương sống.
D. sự giống nhau trong phát triển phôi của người và phôi của động vật có xương sống.
Câu 3: Cấu tạo của cơ thể người rất giống với thể thức cấu tạo chung của động vật có xương sống trừ điểm
sau
A. Các phần của bộ xương.
B. Sự sắp xếp của các cơ quan nội tạng.
C. Mìmh có lông mao, có tuyến sữa, đẻ con vvà nuôi con bằng sữa, răng phân hoá thành 3 loại.
D. Não nhiều khúc cuộn và nếp nhăn.
Câu 4. Những điểm giống nhau giữa người và vượn người chứng minh
A. người và vượn người có chung nguồn gốc
B. quan hệ nguồn gốc giữa người với động vật có xương sống
C. vượn người ngày nay không phải tổ tiên của loài người
D. người và vượn người tiến hoá theo 2 hướng khác nhau
Câu 5. Dạng vượn người nào sau đây có quan hệ họ hàng gần gũi với người nhất?
A. tinh tinh B. đười ươi C. gôrilia D. vượn
Câu 6. Các bằng chứng hóa thạch và ADN đã giúp các nhà khoa học xác định được người và các loài vượn
người hiện nay (tinh tinh) chỉ mới tách nhau ra từ một tổ tiên chung cách đây:
A. 1  3 triệu năm B. 5  7 triệu năm C. 7  9 triệu năm D. 9  10 triệu năm
Câu 7. Những điểm khác nhau giữa người và vượn người chứng minh
A. tuy phát sinh từ 1 nguồn gốc chung nhưng người và vượn người tiến hoá theo 2 hướng khác nhau.
B. người và vượn người không có quan hệ nguồn gốc.
C. vượn người ngày nay không phải là tổ tiên của loài người.
D. người và vượn người có quan hệ gần gũi.
Câu 8. Khi nói về sự phát sinh loài người, điều nào sau đây không đúng?
A. Loài người xuất hiện vào đầu kỉ đệ tứ ở đại tân sinh.
B. Vượn người ngày nay là tổ tiên của loài người.
C. Chọn lọc tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn tiến hóa từ vượn người thành người.
D. Có sự tiến hóa văn hóa trong xã hội loài người.
Câu 9. Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt người và động vật là:
A. Cấu trúc giải phẫu của cơ thể.
B. Thể tích của hộp sọ.
C. Các nếp nhăn và khúc cuộn của não.
D. Khả năng chế tạo và sử dụng công cụ lao động.
Câu 10. Điểm khác nhau cơ bản trong cấu tạo của vượn người với người là
A. cấu tạo tay và chân. B. cấu tạo của bộ răng.
C. cấu tạo và kích thước của bộ não. D. cấu tạo của bộ xương.
Câu 11. Sọ người có đặc điểm gì chứng tỏ tiếng nói phát triển?
A. có cằm. B. không có cằm C. xương hàm nhỏ D. không có răng nanh.
Câu 12.1. Đặc điểm bàn tay năm ngón đã xuất hiện cách đây :
A. dưới 5 triệu năm B. 30 triệu năm C. 130 triệu năm D. 300 triệu
năm
Câu 12.2. Đặc điểm cằm người xuất hiện cách đây :
A. dưới 5 triệu năm B. 30 triệu năm C. 130 triệu năm D. 300 triệu
năm
Câu 13. Sau khi tách ra từ tổ tiên chung, nhánh vượn người cổ đại đã phân hoá thành nhiều loài khác nhau,
trong số đó có một nhánh tiến hoá hình thành chi Homo. Loài xuất hiện đầu tiên trong chi Homo là
A. Homo habilis B. Homo sapiens C. Homo erectus D. Homo neanderthalensis
Câu 14. Loài người đứng thẳng đầu tiên là:
A. Homo erectus B. Homo habilis C. Homo neandectan D. Homo sapiens
Câu 15.1. Loài hiện đại nhất trong chi Homo là:
A. Homo erectus B. Homo habilis C. Homo neandectan D. Homo sapiens
Câu 15.2. Sơ đồ nào dưới đây thể hiện đúng trình tự quá trình phát sinh các loài trong chi Homo?
A. Chi Homo  Loài H.erectus  Loài H.habilis  H.sapiens
B. Chi Homo  Loài H.habilis  H.sapiens  Loài H.erectus
C. Chi Homo Loài H.erectus  H.sapiens  Loài H.habilis
D. Chi Homo  Loài H.habilis  Loài H.erectus  H.sapiens
Câu 16. Nội dung chủ yếu của thuyết “ ra đi từ Châu Phi” cho rằng
A. người H. sapiens hình thành từ loài người H. erectus ở châu Phi.
B. người H. sapiens hình thành từ loài người H. erectus ở các châu lục khác nhau.
C. người H. erectus từ châu phi di cư sang các châu lục khác sau đó tiến hóa thành H. sapiens.
D. người H. erectus được hình thành từ loài người H. habilis.
Câu 17. Hoá thạch cổ nhất của người H.sapiens được phát hiện ở đâu?
A. Châu Phi B. Châu Á C. Đông nam châu Á D. Châu Mỹ
Câu 18: Sự phát sinh và tiến hóa của loài người chịu tác động của các nhân tố nào sau đây?
A.Nhân tố sinh học như đột biến gen, đột biến nhiễm sắc thể.
B.Nhân tố chọn lọc tự nhiên như núi lửa, phóng xạ, thay đổi sinh cảnh.
C.Nhân tố xã hội như biết sống chung, giúp đỡ lẫn nhau.
D.Nhân tố sinh học kết hợp với nhân tố văn hóa.
Câu 19: Nhân tố quyết định sự phát triển xã hội loài người là
A.nhân tố văn hóa. B.nhân tố sinh học.
C.nhân tố chọn lọc tự nhiên. D.nhân tố chọn lọc nhân tạo
Câu 20: Các nhân tố xã hội (tiến hóa văn hóa) đã đóng vai trò chủ đạo trong giai đoạn
A.người hiện đại B.người cổ.
C.người tối cổ và người cổ. D.người hiện đại và người cổ.
Câu 21: Những điểm giống nhau giữa người và vượn thể hiện ở:
1. Hình dạng và kích thước bằng nhau.
2. Cũng có 12 - 13 đôi xương sườn,5 - 6 đốt sống cùng.
3. Cũng có 4 nhóm máu.
4. Bộ NST như nhau.
5. Kích thước và hình dạng tinh trùng, cấu tạo nhau thai giống nhau.
6. Chu kì kinh nguyệt giống nhau.
7. Dáng đi giống nhau.
A. 2, 3, 5, 6. B. 1, 2, 4, 5. C. 2, 3, 5, 7. D. 1, 2, 3, 7
Câu 22: Nghiên cứu nào không phải là cơ sở cho giả thuyết về loài người hiện đại sinh ra ở châu Phi rồi
phát tán sang các châu lục khác?
A. Các nhóm máu B. ADN ty thể
C. Nhiễm sắc thể Y D. Nhiều bằng chứng hoá thạch
Câu 23. Đặc điểm nào sau đây là cơ quan thoái hoá ở người?
A. Người có đuôi hoặc có nhiều đôi vú
B. Lồng ngực hẹp theo chiều lưng bụng
C. Mấu lồi ở mép vành tai
D. Chi trước ngắn hơn chi sau
BÀI 35: MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
Câu 1. Khái niệm môi trường nào sau đây là đúng?
A. Môi trường sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố hữu sinh ở xung quanh sinh vật.
B. Môi trường sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố vô sinh xung quanh sinh vật.
C. Môi trường gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh
vật; làm ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động khác của sinh vật.
Câu 2. Có các loại môi trường phổ biến là gì?
A. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường sinh vật.
B. môi trường đất, môi trường nước ngọt, môi trường nước mặn, môi trường trên cạn.
Câu 3 (CĐ 2013): Môi trường sống của các loài giun kí sinh là
A. môi trường trên cạn B. môi trường đất
C. môi trường sinh vật D. môi trường nước
Câu 4. Phát biểu nào sau đây là đúng về nhân tố sinh thái?
A. Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố của môi trường bao quanh sinh vật, có hoặc không có tác
động đến đời sống của sinh vật.
B. Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố của môi trường bao quanh sinh vật, có ảnh hưởng trực tiếp
hoặc gián tiếp đến đời sống sinh vật.
Câu 5. Có các loại nhân tố sinh thái nào:
A. nhân tố vô sinh
B. nhân tố hữu sinh
C. nhân tố con người.
D. nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh.
Câu 6. Con người là một nhân tố sinh thái đặc biệt. Có thể xếp con người vào nhóm nhân tố nào sau đây?
A. Nhóm nhân tố vô sinh.
B. Nhóm nhân tố hữu sinh.
Câu 7. Nhân tố vô sinh bao gồm tất cả:
A. nhân tố vật lí, nhân tố hóa học của môi trường xung quanh sinh vật.
B. tác động của các sinh vật khác lên cơ thể sinh vật.
Câu 8. Giới hạn sinh thái là:
A. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát
triển theo thời gian.
B. giới hạn không gian của quần thể sinh vật
Câu 9. Giới hạn sinh thái gồm có:
A. giới hạn dưới, giới hạn trên, giới hạn cực thuận.
B. khoảng thuận lợi và khoảng chống chịu.
Câu 10. Khoảng thuận lợi là:
A. khoảng của các nhân tố sinh thái (NTST )gây ức chế cho hoạt động sinh lí của sinh vật.
B. khoảng của các NTST ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.
Câu 11: Trong một ao, người ta có thể nuôi kết hợp nhiều loại cá: mè trắng, mè hoa, trắm cỏ, trắm đen,
trôi, chép,....vì:
A.tận dụng được nguồn thức ăn là các loài động vật nổi và tảo
B.tận dụng nguồn thức ăn là các loài động vật đáy
C. mỗi loài có một ổ sinh thái riêng nên sẽ giảm bớt mức độ cạnh tranh giữa các loài và nâng cao hiệu qủa
sử dụng nguồn sống của môi trường.
Câu 12 : Các động vật hằng nhiệt sống ở vùng nhiệt đới (nơi có khí hậu nóng và ẩm) có
A. kích thước cơ thể bé hơn so với động vật cùng loài hoặc với loài có họ hàng gần sống ở vùng có khí
hậu lạnh.
B. các phần cơ thể nhô ra (tai, đuôi,...) thường bé hơn các phần nhô ra ở các loài động vật tương tự

sống ở vùng lạnh.


C. tỉ số giữa diện tích bề mặt cơ thể (S) với thể tích cơ thể (V) giảm, góp phần hạn chế sự toả nhiệt của
cơ thể.
D. kích thước cơ thể lớn hơn so với động vật cùng loài hoặc với loài có họ hàng gần sống ở vùng có khí
hậu lạnh
Câu 13 : So với những loài tương tự sống ở vùng nhiệt đới ấm áp, động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới
(nơi có khí hậu lạnh) thường có
A. tỉ số giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể tăng, góp phần làm tăng sự toả nhiệt của cơ thể
B. tỉ số giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể tăng, góp phần hạn chế sự toả nhiệt của cơ thể
C. tỉ số giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể giảm, góp phần hạn chế sự toả nhiệt của cơ thể
D. tỉ số giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể giảm, góp phần làm tăng sự toả nhiệt của cơ thể
Câu 14.. Đặc điểm nào dưới đây không có ở cây ưa bóng?
A. Phiến lá dày, mô giậu phát triển.
B. Mọc dưới bóng của cây khác.
C. Lá nằm ngang.
D. Thu được nhiều tia sáng tán xạ.
Câu 15. Đặc điểm nào sau đây là không đúng với cây ưa sáng?
A. Phiến lá mỏng, ít hoặc không có mô giậu, lá nằm ngang.
B. Lá cây có phiến dày, mô giậu phát triển, chịu được ánh sáng mạnh.
C. Mọc nơi quang đãng hoặc ở tầng trên của tán rừng.
D. Lá cây xếp nghiêng so với mặt đất, tránh được những tia nắng chiếu thẳng vào bề mặt lá.
Câu 16. Càng lên phía Bắc, kích thước các phần thò ra ngoài cơ thể của động vật càng thu nhỏ lại (tai, chi,
đuôi, mỏ…). Ví dụ: tai thỏ Châu Âu và Liên Xô cũ, ngắn hơn tai thỏ Châu Phi. Hiện tượng trên phản ánh
ảnh hưởng của nhân tố sinh thái nào lên cơ thể sống của sinh vật?
A. Kẻ thù. B. Ánh sáng.
C. Nhiệt độ D. Thức ăn.
Câu 17. Nhóm sinh vật nào dưới đây có nhiệt độ cơ thể không biến đổi theo nhiệt độ môi trường.
A. Lưỡng cư. B. Cá xương. C. Thú. D. Bò sát.
Câu 18. Câu nào sai trong số các câu sau?
A. Ánh sáng là một nhân tố sinh thái.
B. Ánh sáng chỉ ảnh hưởng tới thực vật mà không ảnh hưởng gì tới động vật.
C. Ánh sáng là nhân tố sinh thái vô sinh.
D. Mỗi loài cây thích nghi với điều kiện chiếu sáng nhất định
Câu 19. Trong tự nhiên, nhân tố sinh thái tác động đến sinh vật
A. một cách độc lập với tác động của các nhân tố sinh thái khác.
B. trong mối quan hệ với tác động của các nhân tố sinh thái khác.
C. trong mối quan hệ với tác động của các nhân tố vô sinh.
D. trong mối quan hệ với tác động của các nhân tố hữu sinh.
Câu 20. Cá rô phi Việt Nam chịu lạnh đến 5,6 0C, dưới nhiệt độ này cá chết, chịu nóng đến 42 0C, trên nhiệt
độ này cá cũng sẽ chết, các chức năng sống biểu hiện tốt nhất từ 200C đến 350C. Mức 5,60C gọi là:
A. Điểm gây chết giới hạn dưới. B. Điểm gây chết giới hạn trên.
C. Điểm thuận lợi. D. Giới hạn chịu đựng .
Câu 21. Đặc điểm thích hợp làm giảm mất nhiệt của cơ thể voi sống ở vùng ôn đới so với voi sống ở vùng
nhiệt đới là
A. có đôi tai dài và lớn. B. cơ thể có lớp mở dày bao bọc.
C. kích thước cơ thể nhỏ. D. ra mồ hôi.

BÀI 36 : QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QT
Câu 1. Tập hợp sinh vật nào sau đây gọi là quần thể?
A. Tập hợp cá sống trong Hồ Tây.
B. Tập hợp cá Cóc sống trong Vườn Quốc Gia Tam Đảo.
C. Tập hợp cây thân leo trong rừng mưa nhiệt đới.
D. Tập hợp cỏ dại trên một cánh đồng.
Câu 2. Tập hợp những sinh vật nào dưới đây được xem là một quần thể giao phối?
A. Những con mối sống trong một tổ mối ở chân đê.
B. Những con gà trống và gà mái nhốt ở một góc chợ Dâu.
C. Những con ong thợ lấy mật ở một vườn hoa.
D. Những con cá sống trong hồ Tây.
Câu 3. Quan hệ hỗ trợ trong quần thể là:
A. mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong kiếm thức ăn.
B. mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong việc chống lại kẻ thù.
C. mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong sinh sản.
D. mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống.
Câu 4. Hiện tượng nào sau đây là biểu hiện của mối quan hệ hỗ trợ cùng loài?
A. Cá mập con khi mới nở, sử dụng trứng chưa nở làm thức ăn.
B. Động vật cùng loài ăn thịt lẫn nhau.
C. Tỉa thưa tự nhiên ở thực vật.
D. Các cây thông mọc gần nhau, có rễ nối liền nhau.
Câu 5. Điều nào sau đây không đúng với vai trò của quan hệ cạnh tranh?
A. Đảm bảo sự tăng số lượng không ngừng của quần thể.
B. Đảm bảo số lượng của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp.
C. Đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.
D. Đảm bảo sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp.
Câu 6: Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật
A. thường làm cho quần thể suy thoái dẫn đến diệt vong.
B. xuất hiện khi mật độ cá thể của quần thể xuống quá thấp.
C. chỉ xảy ra ở các quần thể động vật, không xảy ra ở các quần thể thực vật.
D. đảm bảo cho số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp với
sức chứa của môi trường.
Câu 7: Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật sẽ làm cho:
A. số lượng cá thể của quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu.
B. số lượng cá thể của quần thể duy trì ở mức độ phù hợp với nguồn sống của môi trường.
C. mức độ sinh sản của quần thể giảm, quần thể bị diệt vong.
D. số lượng cá thể của quần thể tăng lên mức tối đa.
Câu 8. Sự khác nhau giữa cây thông nhựa liền rễ với cây không liền rễ như thế nào?
A. Các cây liền rễ tuy sinh trưởng chậm hơn nhưng có khả năng chịu hạn tốt hơn và khi bị chặt ngọn
sẽ nảy chồi mới sớm và tốt hơn cây không liền rễ.

B. Các cây liền rễ sinh trưởng nhanh hơn nhưng khả năng chịu hạn kém hơn và khi bị chặt ngọn sẽ
nảy chồi mới sớm và tốt hơn cây không liền rễ.
C. Các cây liền rễ sinh trưởng nhanh hơn và có khả năng chịu hạn tốt hơn, nhưng khi bị chặt ngọn sẽ
nảy chồi mới muộn hơn cây không liền rễ.
D. Các cây liền rễ sinh trưởng nhanh hơn, có khả năng chịu hạn tốt hơn và khi bị chặt ngọn sẽ nảy
chồi mới sớm và tốt hơn cây không liền rễ.
Câu 10 . Ăn thịt đồng loại xảy ra do:
A. tập tính của loài. B. con non không được bố mẹ chăm sóc.
C. mật độ của quần thể tăng. D. quá thiếu thức ăn.
Câu 11 : Ví dụ nào sau đây minh họa mối quan hệ hỗ trợ cùng loài?
A. Bồ nông xếp thành hàng đi kiếm ăn bắt được nhiều cá hơn bồ nông đi kiếm ăn riêng rẽ.
B. Các con hươu đực tranh giành con cái trong mùa sinh sản.
C. Cá ép sống bám trên cá lớn.
D. Cây phong lan bám trên thân cây gỗ trong rừng.

BÀI 37 + 38 : CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ


Câu 1 : Tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và cá thể cái ở một quần thể được gọi là:
A. phân hoá giới tính. B. tỉ lệ đực:cái (tỉ lệ giới tính)
Câu 2 : Tỉ lệ đực:cái của một quần thể sinh vật thường xấp xỉ là:
A.1:1. B.2:1. C.2:3 D.1:3.
Câu 3 : Tỉ lệ đực: cái ở ngỗng và vịt lại là 40/60 (hay 2/3) vì:
A. Tỉ lệ tử vong 2 giới không đều. B. Do nhiệt độ môi trường.
C. Do tập tính đa thê. D. Phân hoá kiểu sinh sống.
Câu 4(CĐ 2011) : Tháp tuổi của 3 quần thể sinh vật với trạng thái phát triển khác nhau
như sau: Quy ước:
A: Tháp tuổi của quần thể 1
B: Tháp tuổi của quần thể 2
C: Tháp tuổi của quần thể 3

A B C

Nhóm tuổi trước sinh sản


Nhóm tuổi đang sinh sản

Nhóm tuổi sau sinh sản`


Quan sát 3 tháp tuổi trên có thể biết được
A. quần thể 1 đang phát triển, quần thể 3 ổn định, quần thể 2 suy giảm
B. quần thể 3 đang phát triển, quần thể 2 ổn định, quần thể 1 suy giảm
C. quần thể 2 đang phát triển, quần thể 1 ổn định, quần thể 3 suy giảm
D. quần thể 1 đang phát triển, quần thể 2 ổn định, quần thể 3 suy giảm
Câu 5: Khi nguồn sống suy giảm hoặc có dịch bệnh, các cá thể thuộc nhóm tuổi bị chết nhiều nhất ở quần
thể thường là.
A. Nhóm tuổi trước sinh sản. B. Nhóm tuổi đang sinh sản.
C. Nhóm tuổi sau sinh sản. D. Nhóm tuổi trước sinh sản và nhóm tuổi sau sinh sản.
Câu 6: Tuổi quần thể :
A. Là thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể
B. Là thời gian sống thực tế của cá thể.
C. Là tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể
D. Là thời gian quần thể tồn tại ở sinh cảnh.
Câu 7 : Phân bố đồng đều giữa các cá thể trong quần thể thường gặp khi:
A.điều kiện sống phân bố không đều và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
B.điều kiện sống phân bố một cách đồng đều và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
Câu 8: Ý nghĩa sinh thái của kiểu phân bố đồng đều của các cá thể trong quần thể là:
A.làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể.
B.làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các cá thể.
Câu 9: khi nói về mật độ cá thể của quần thể, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Mật độ cá thể của quần thể là số lượng cá thể có trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể.
B. Khi mật độ cá thể của quần thể giảm, thức ăn dồi dào thì sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài giảm
C. Khi mật độ cá thể của quần thể tăng quá cao, các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt.
D. Mật độ cá thể của quần thể luôn cố định, không thay đổi theo thời gian và điều kiện sống
của MT.
Câu 10 : Kích thước của quần thể sinh vật là:
A. số lượng cá thể hoặc khối lượng sinh vật hoặc năng lượng tích luỹ trong các cá thể của quần thể.
B. độ lớn của khoảng không gian mà quần thể đó phân bố.
Câu 12: Giới hạn lớn nhất về số lượng mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn
sống của môi trường gọi là:
A. kích thước tối thiểu. B. kích thước tối đa.
Câu 13: Nếu gọi Nt và N0 là số lượng cá thể ở thời điểm t và t 0, B: mức sinh sản, D: mức tử vong, I:mức
nhập cư, E: mức xuất cư, thì công thức tổng quát để tính kích thước của quần thể là
A. Nt = N0 + B – D + I – E. B. N0 = Nt + B – D + I – E.
C. Nt = N0 - B + D + I – E. D. N0 = Nt - B – D + I – E.
Câu 14: Trong tự nhiên, sự tăng trưởng kích thước quần thể chủ yếu là do:
A. Mức sinh sản và tử vong.
B. Sự xuất cư và nhập cư.
C. Mức tử vong và xuất cư.
D. Mức sinh sản và nhập cư.
Câu 15: Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể dễ dẫn tới diệt vong.
B. Kích thước quần thể không phụ thuộc vào mức sinh sản và mức tử vong của quần thể.
C. Kích thước quần thể luôn ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường.
D. Kích thước quần thể là khoảng không gian cần thiết để quần thể tồn tại và phát triển.
Câu 16: Nếu kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì
A. số lượng cá thể trong quần thể ít, cơ hội gặp nhau của các cá thể đực và cái tăng lên dẫn tới làm tăng
tỉ lệ sinh sản, làm số lượng cá thể của quần thể tăng lên nhanh chóng.
B. sự cạnh tranh về nơi ở của cá thể giảm nên số lượng cá thể của quần thể tăng lên nhanh chóng.
C. mật độ cá thể của quần thể tăng lên nhanh chóng, làm cho sự cạnh tranh cùng loài diễn ra khốc liệt
hơn.
D. sự hỗ trợ của cá thể trong quần thể và khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường của
quần thể giảm.
Câu 17 : Khi nói về mức sinh sản và mức tử vong của quần thể, kết luận nào sau đây không đúng?
A. Sự thay đổi về mức sinh sản và mức tử vong là cơ chế chủ yếu điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể
B. Mức tử vong là số cá thể của quần thể bị chết trong một đơn vị thời gian.
C. Mức sinh sản của quần thể là số cá thể của quần thể được sinh ra trong một đơn vị thời gian.
D. Mức sinh sản và mức tử vong của quần thể có tính ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện môi trường.
Câu 18: Quần thể sinh vật tăng trưởng theo tiềm năng sinh học trong điều kiện nào sau đây?
A .Nguồn sống trong môi trường không hoàn toàn thuận lợi, gây nên sự xuất cư theo mùa.
B. Nguồn sống trong môi trường rất dồi dào, hoàn toàn thỏa mãn nhu cầu của cá thể.
C. Không gian cư trú của quần thể bị giới hạn, gây nên sự biến động số lượng cá thể.
D. Nguồn sống trong môi trường không hoàn toàn thuận lợi, hạn chế về khả năng sinh sản của loài.
Câu 19: Trong điều kiện môi trường bị giới hạn, sự tăng trưởng kích thước của quần thể theo đường
cong tăng trưởng thực tế có hình chữ S, ở giai đoạn ban đầu, số lượng cá thể tăng chậm. Nguyên nhân chủ
yếu của sự tăng chậm số lượng cá thể là do
A. số lượng cá thể của quần thể đang cân bằng với sức chịu đựng (sức chứa) của môi trường.
B. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể diễn ra gay gắt.
C. nguồn sống của môi trường cạn kiệt.
D. kích thước của quần thể còn nhỏ.
Câu 20: Loài nào sau đây có kiểu tăng trưởng số lượng gần với hàm mũ?
A. Rái cá trong hồ. B. Ếch nhái ven hồ.
C. Ba ba ven sông. D. Khuẩn lam trong hồ.
Câu 21: Phần lớn quần thể sinh vật trong tự nhiên tăng trưởng theo dạng:
A. tăng dần đều. B. đường cong chữ J.
C. đường cong chữ S. D. giảm dần đều.
Câu 22 : Khi gieo hạt trồng cây, số lượng cây lúc đầu tăng dần nhưng không tăng mãi mà sau đó được giữ ở
một số lượng nhất định. Đây là ví dụ về kiểu tăng trưởng của quần thể trong môi trường
A. bị giới hạn B. không bị giới
hạn
C. lí tưởng D. nhân tạo
Câu 23 : Hiện tượng quần thể sinh vật dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong khi kích thước quần
thể giảm xuống dưới mức tối thiểu có thể là do bao nhiêu nguyên nhân sau đây?
(1) Khả năng chống chọi của các cá thể với những thay đổi của môi trường giảm.
(2) Sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể giảm.
(3) Hiện tượng giao phối gần giữa các cá thể trong quần thể tăng.
(4) Cơ hội gặp gỡ và giao phối giữa các cá thể trong quần thể giảm.
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.

BÀI 39 : BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG CÁ THỂ CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT
Câu 1: Biến động số lượng cá thể của quần thể là
A.sự tăng số lượng cá thể của quần thể. B.sự giảm số lượng cá thể của quần thể.
C.sự tăng hoặc giảm số lượng cá thể của quần thể. D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 2: Các dạng biến động số lượng cá thể của quần thể gồm:
..........................................................................................................................................................................
Câu 3: Sự biến động số lượng của thỏ rừng và mèo rừng tăng giảm đều đặn 10 năm 1 lần. Hiện tượng này
biểu hiện:
A. biến động theo chu kì ngày đêm. B. biến động theo chu kì mùa.
C. biến động theo chu kì nhiều năm. D. biến động theo chu kì tuần trăng.
Câu 4: Trong đợt rét hại tháng 1-2/2008 ở Việt Nam, rau và hoa
quả mất mùa, cỏ chết và ếch nhái ít hẳn. Đây là ví dụ về
A. biến động tuần trăng. B. biến động theo mùa
C. biến động nhiều năm. D. biến động không theo chu kì
Câu 5: Sự biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật nào sau đây thuộc kiểu biến động theo chu kì?
A. Quần thê ếch đồng ở miền Bắc tăng số lượng cá thể vào mùa hè
B. Quần thể thông ở Đà Lạt bị giảm số lượng cá thể do khai thác
C. Quần thể tràm ở rừng U Minh bị giảm số lượng cá thể sau cháy rừng
D. Quần thể cá chép ở Hồ Tây bị giảm số lượng cá thể sau thu hoạch
Câu 6: Hiện tượng nào sau đây phản ánh dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật không theo
chu kì?
A. Ở Việt Nam, vào mùa xuân khí hậu ấm áp, sâu hại thường xuất hiện nhiều.
B. Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng ếch nhái giảm vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống
dưới 80C.
C. Ở đồng rêu phương Bắc, cứ 3 năm đến 4 năm, số lượng cáo lại tăng lên gấp 100 lần và sau đó lại giảm.
D. Ở Việt Nam, hàng năm vào thời gian thu hoạch lúa, ngô, … chim cu gáy thường xuất hiện nhiều.
Câu 7: Sự biến động số lượng cá thể của quần thể là do:
A.tác động của con người
B.sự phát triển quần xã
C.sự tác động nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh
D.khả năng cạnh tranh cao
Câu 8: Nhân tố sinh thái nào bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể?
A.Ánh sáng. B.Nước. C.Hữu sinh. D.Nhiệt độ.
Câu 9: Nhân tố sinh thái nào không bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể?
A.Ánh sáng. B.Nước. C.Vô sinh. D.Nhiệt độ.
Câu 10: Trạng thái cân bằng của quần thể đạt được khi
A.các cá thể có hiện tượng ăn lẫn nhau

B.số lượng cá thể tăng lên cao


C.số lượng cá thể giảm xuống dưới mức tối thiểu
D.số lượng cá thể ổn định và phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường
Câu 4: Khi nói về sự biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai?
A. Trong những nhân tố sinh thái vô sinh, nhân tố khí hậu có ảnh hưởng thường xuyên và rõ rệt nhất tới sự
biến động số lượng cá thể của quần thể.
B. Hươu và nai là những loài ít có khả năng bảo vệ vùng sống nên khả năng sống sót của con non phụ
thuộc rất nhiều vào số lượng kẻ thù ăn thịt.
C. Ở chim, sự cạnh tranh nơi làm tổ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể.
D. Hổ và báo là những loài có khả năng bảo vệ vùng sống nên sự cạnh tranh để bảo vệ vùng sống
không ảnh hưởng tới số lượng cá thể trong quần thể.

Bài 40 :QUẦN XÃ SINH VẬT VÀ MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN XÃ SINH VẬT
Câu 1. Quần xã sinh vật là
A. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác
định và chúng ít quan hệ với nhau
B. một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian và
thời gian nhất định. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất và
do vậy quần xã có cấu trúc tương đối ổn định .
Câu 2.Tập hợp các dấu hiệu để phân biệt các quần xã được gọi là:
A.đặc điểm của quần xã B.đặc trưng của quần xã
C.cấu trúc của quần xã D.thành phần của quần xã
Câu 3. Tính đa dạng về loài của quần xã là:
A.mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã và số lượng cá thể của mỗi loài
B.mật độ cá thể của từng loài trong quần xã
Câu 4. Một quần xã ổn định thường có

A.số lượng loài lớn và số lượng cá thể của loài cao


B.số lượng loài nhỏ và số lượng cá thể của loài thấp
Câu 5: Vì sao loài ưu thế đóng vai trò quan trọng trong quần xã?
A. Vì có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh.
B. Vì tuy có số lượng cá thể nhỏ, nhưng hoạt động mạnh.
Câu 6. Trong các hệ sinh thái trên cạn, loài ưu thế thường thuộc về
A.giới động vật B.giới thực vật C.giới nấm D. giới nhân sơ (vi khuẩn)
Câu 7. Ở rừng nhiệt đới Tam Đảo, thì loài đặc trưng là
A.cá cóc B.cây cọ C.cây sim D.bọ que
Câu 8. Ở rừng U minh , thì loài đặc trưng là
A.Cây tràm B.cây cọ C.cây sim D.bọ que
Câu 9. Quần xã rừng thường có cấu trúc nổi bật là
A.phân tầng thẳng đứng B.phân tầng theo chiều ngang
C.phân bố ngẫu nhiên D.phân bố đồng đều
Câu 10(ĐH 2013): Trong quần xã sinh vật, kiểu phân bố cá thể theo chiều thẳng đứng có xu hướng
A. làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các loài, giảm hiệu quả sử dụng nguồn sống
B. làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng sử dụng nguồn sống
C. làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống
D. làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các loài, tăng hiệu quả sử dụng nguồn sống
Câu 11(ĐH2012): Khi nói về sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã, phát biểu nào sau đây không
đúng?
A. Nhìn chung, sự phân bố cá thể trong tự nhiên có xu hướng làm giảm bớt mức độ cạnh tranh giữa
các loài và nâng cao mức độ sử dụng nguồn sống của môi trường.

B. Sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã tùy thuộc vào nhu cầu sống của từng loài.
C. Nhìn chung, sinh vật phân bố theo chiều ngang thường tập trung nhiều ở vùng có điều kiện sống
thuận lợi.
D. Trong hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, kiểu phân bố theo chiều thẳng đứng chỉ gặp ở thực vật mà
không gặp ở động vật
Câu 12(CĐ 2011) : Đặc điểm nào sau đây về sự phân tầng của các loài sinh vật trong quần xã rừng
mưa nhiệt đới là đúng?
A. Các loài thực vật hạt kín không phân bố theo tầng còn các loài khác phân bố theo tầng.
B. Sự phân tầng của thực vật và động vật không phụ thuộc vào các nhân tố sinh thái.
C. Sự phân tầng của các loài thực vật kéo theo sự phân tầng của các loài động vật.
D. Các loài thực vật phân bố theo tầng còn các loài động vật không phân bố theo tầng.
Câu 13(CĐ 2011) : Trong cùng một thuỷ vực, người ta thường nuôi ghép các loài cá khác nhau, mỗi loài
chỉ kiếm ăn ở một tầng nước nhất định. Mục đích chủ yếu của việc nuôi ghép các loài cá khác nhau này là
A. tăng cường mối quan hệ cộng sinh giữa các loài.
B. tăng tính cạnh tranh giữa các loài do đó thu được năng suất cao hơn.
C. tận dụng tối đa nguồn thức ăn, nâng cao năng suất sinh học của thủy vực.
D. hình thành nên chuỗi và lưới thức ăn trong thủy vực.
Câu 14. Nguyên nhân dẫn tới phân li ổ sinh thái của các loài trong quần xã là
A. mỗi loài ăn một loại thức ăn khác nhau.
B. mỗi loài kiếm ăn ở vị trí khác nhau.
C. mỗi loài kiếm ăn vào một thời gian khác nhau trong ngày.
D. cạnh tranh khác loài
Câu 15. Cho các ví dụ sau, hãy xác định tên các mối quan hệ:
A.Vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ đậu
B.Chim sáo đậu trên lưng trâu rừng

C.Cây phong lan bám trên thân cây gỗ


D.Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ
E. Động vật nguyên sinh sống trong ruột mối.
F. Quan hệ giữa nấm với tảo đơn bào trong địa y là biểu hiện quan hệ:
G.giun sán sống trong cơ thể lợn
H.các loài cỏ dại và lúa cùng sống trên ruộng đồng
I.thỏ và chó sói sống trong rừng.
K.sáo thường đậu trên lưng trâu, bò bắt “chấy rận” để ăn
L.Tảo biển khi nở hoa gây ra nạn “thuỷ triều đỏ” ảnh hưởng tới các sinh vật sống xung quanh.
M.Hiện tượng một số loài cua biển mang trên thân những con hải quỳ
Câu 16. Để diệt sâu đục thân lúa, người ta thả ong mắt đỏ vào ruộng lúa. Đó là phương pháp đấu tranh sinh
học dựa vào:
A.cạnh tranh cùng loài B.khống chế sinh học
C.cân bằng sinh học D.cân bằng quần thể
Câu 17(ĐH 2012): Mối quan hệ vật kí sinh – vật chủ và mối quan hệ vật dữ - con mồi giống nhau ở đặc
điểm nào sau đây?
A. Đều làm chết các cá thể của loài bị hại.
B. Loài bị hại luôn có kích thước cá thể nhỏ hơn loài có lợi.
C. Loài bị hại luôn có số lượng cá thể nhiều hơn loài có lợi.
D. Đều là mối quan hệ đối kháng giữa hai loài.
Câu 18(CĐ 2013): Quan hệ giữa các loài sinh vật nào sau đây thuộc quan hệ cạnh tranh?
A. Lúa và cỏ dại trong ruộng lúa. B. Cây tầm gửi và cây thân gỗ
C. Trùng roi và mối D. Chim sáo và trâu rừng

Câu 19(ĐH 2013): Mối quan hệ giữa hai loài nào sau đây thuộc về quan hệ cộng sinh?
A. Tầm gửi và cây thân gỗ B. Nấm và vi khuẩn lam tạo thành địa y
C. Cỏ dại và lúa D. Giun đũa và lợn
Câu 20(CĐ 2012): Mối quan hệ giữa hai loài sinh vật, trong đó một loài có lợi còn loài kia không có
lợi cũng không bị hại thuộc về
A. quan hệ hội sinh. B. quan hệ kí sinh. C. quan hệ cộng sinh. D. quan hệ cạnh tranh.
Câu 21(CĐ 2012): Cho các ví
dụ :
(1) Sán lá gan sống trong gan bò. (2) Ong hút mật hoa.
(3) Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm. (4) Trùng roi sống trong ruột mối.
Những ví dụ phản ánh mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã là:
A. (2), (3). B. (1), (4). C. (2), (4). D. (1), (3).
Câu 22(CĐ 2011):Cho các ví dụ:
(1) Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm sống trong cùng môi trường.
(2) Cây tầm gửi kí sinh trên thân cây gỗ sống trong rừng.
(3) Cây phong lan bám trên thân cây gỗ sống trong rừng.
(4) Nấm, vi khuẩn lam cộng sinh trong địa y.
Những ví dụ thể hiện mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã sinh vật là
A. (2) và (3). B. (1) và (4). C. (3) và (4). D. (1) và (2).
Câu 23: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật?
A.Những loài cùng sử dụng một nguồn thức ăn không thể chung sống trong cùng một sinh cảnh.
B.Quan hệ cạnh tranh giữa các loài trong quần xã được xem là một trong những động lực của quá trình
tiến hóa.
C. Mối quan hệ vật chủ - vật kí sinh là sự biến tướng của mối quan hệ con mồi – vật ăn thịt.
D. Trong tiến hóa, các loài gần nhau về nguồn gốc thường hướng đến sự phân li về ổ sinh thái của mình

Câu 24. Hiện tượng số lượng cá thể của quần thể bị kìm hãm ở mức nhất định bởi quan hệ sinh thái trong
quần xã gọi là:
A.cân bằng sinh học B.cân bằng quần thể
C.khống chế sinh học. D.giới hạn sinh thái
Câu 25 (ĐH 2012): Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng cùa quần thề giao phối?
A.Độ đa dạng về loài. B. Mật độ cá thể.
C.Tỉ lệ giới tính. D. Tỉ lệ các nhóm tuổi
Câu 26(ĐH 2016): Một quần xã sinh vật có độ đa dạng càng cao thì
A. số lượng cá thể của mỗi loài càng lớn. B. lưới thức ăn của quần xã càng phức tạp.
C. ổ sinh thái của mỗi loài càng rộng. D. số lượng loài trong quần xã càng giảm.
Câu 27 : Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật?
Những loài cùng sử dụng một nguồn thức ăn không thể chung sống trong cùng một sinh cảnh.
Quan hệ cạnh tranh giữa các loài trong quần xã được xem là một trong những động lực của quá trình tiến
hóa.
Mối quan hệ vật chủ - vật kí sinh là sự biến tướng của mối quan hệ con mồi – vật ăn thịt.
Trong tiến hóa, các loài gần nhau về nguồn gốc thường hướng đến sự phân li về ổ sinh thái của mình.
Câu 28 (ĐH 2016) : Ví dụ nào sau đây minh họa mối quan hệ cạnh tranh khác loài?
A. Giun đũa sống trong ruột lợn.
B. Tảo giáp nở hoa gây độc cho tôm, cá trong cùng một môi trường.
C. Bò ăn cỏ.
D. Cây lúa và cỏ dại sống trong một ruộng lúa.
Câu 29(ĐH 2012): Mối quan hệ vật kí sinh – vật chủ và mối quan hệ vật dữ - con mồi giống nhau ở đặc
điểm nào sau đây?
A. Đều làm chết các cá thể của loài bị hại.

B. Loài bị hại luôn có kích thước cá thể nhỏ hơn loài có lợi.
C. Loài bị hại luôn có số lượng cá thể nhiều hơn loài có lợi.
D. Đều là mối quan hệ đối kháng giữa hai loài.
Câu 30. Hiện tượng khống chế sinh học có thể xảy ra giữa các quần thể
A. cá rô phi và cá chép. B. chim sâu và sâu đo.
C. ếch đồng và chim sẻ. D. tôm và tép.
Câu 31 (CĐ 2013): Trong quần xã sinh vật, loài có vai trò kiểm soát và khống chế sự phát triển của loài
khác, duy trì sự ổn định của quần xã được gọi là
A. loài chủ chốt B. loài đặc trưng C. loài ngẫu nhiên D. loài ưu thế
Câu 32. Loài hải quỳ như Stoichactis có thân hình đồ sộ những xúc tu đầy gai độc không chỉ là chỗ ẩn náu
mà còn là nơi cung cấp nguồn thức ăn cho cá khoang cổ. Cá cũng biết hàm ơn quạt nước xua đi ngột ngạt
cho hải quỳ và cũng không quên mang phần về cho chủ khi gặp mồi ngon. Quan hệ giữa hải quỳ và cá là
quan hệ.
A. Vật ăn thịt – con mồi. B. Ký sinh. C. Hội sinh. D. Hợp tác.

CÂU HỎI TN – BÀI 41: DIỄN THẾ SINH THÁI


Câu 1. Diễn thế sinh thái là:
A.quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường
B.quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, không tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
Câu 2: Cho các giai đoạn chính trong quá trình diễn thế sinh thái ở một đầm nước nông như sau:
(1) Đầm nước nông có nhiều loài sinh vật thủy sinh ở các tầng nước khác nhau: một số loài tảo, thực vật
có hoa sống trên mặt nước; tôm, cá, cua, ốc,…
(2) Hình thành rừng cây bụi và cây gỗ
(3) Các chất lắng đọng tích tụ ở đáy làm cho đầm bị nông dần. Thành phần sinh vật thay đổi; các sinh
vật thủy sinh ít dần, đặc biệt là các loài động vật có kích thước lớn.
(4) Đầm nước nông biến đổi thành vùng đất trũng, xuất hiện cỏ và cây bụi.
Trật tự đúng của các giai đoạn trong quá trình diễn thế trên là
A. (2)(1)(4)(3) B. (3)(4)(2)(1)
C. (1)(2)(3)(4) D. (1)(3)(4)(2)
Câu 3 (CĐ 2011) : Cho các giai đoạn của diễn thế
nguyên sinh: (1) Môi trường chưa có sinh vật.
(2) Giai đoạn hình thành quần xã ổn định tương đối (giai đoạn đỉnh cực).
(3) Các sinh vật đầu tiên phát tán tới hình thành nên quần xã tiên phong.
(4) Giai đoạn hỗn hợp (giai đoạn giữa) gồm các quần xã biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau. Diễn
thế nguyên sinh diễn ra theo trình tự là:
A. (1), (2), (4), (3). B. (1), (2), (3), (4). C. (1), (4), (3), (2). D. (1), (3), (4), (2).
Câu 4 (ĐH 2012): Khi nói về những xu hướng biến đổi chính trong quá trình diễn thế nguyên sinh, xu
hướng nào sau đây không đúng?
A. Lưới thức ăn trở nên phức tạp hơn
B. Tính đa dạng về loài tăng
C. Tổng sản lượng sinh vật được tăng lên

D. Ô sinh thái của mỗi loài người được mở rộng


Câu 5(CĐ 2012): Cho các quần xã sv :
(1) Rừng thưa cây gỗ nhỏ ưa sáng. (2) Cây bụi và cây cỏ chiếm ưu thế.
(3) Cây gỗ nhỏ và cây bụi. (4) Rừng lim nguyên sinh. (5) Trảng cỏ.
Sơ đồ đúng về quá trình diễn thế thứ sinh dẫn đến quần xã bị suy thoái tại rừng lim Hữu Lũng, Lạng
Sơn là
A. (5) → (3) → (1) → (2) → (4). B. (2) → (3) → (1) → (5) → (4).
C. (4) → (1) → (3) → (2) → (5). D. (4) → (5) → (1) → (3) → (2)
Câu 6 (CĐ 2013): : Khi nói về diễn thế thứ sinh, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Diễn thế thứ sinh không làm thay đổi thành phần loài của quần xã
B. Diễn thế thứ sinh xảy ra ở môi trường mà trước đó chưa có quần xã sinh vật
C. Diễn thế thứ sinh không làm thay đổi điều kiện môi trường sống của quần xã
D.Diễn thế thứ sinh có thể dẫn đến hình thành nên quần xã tương đối ổn định
Câu 7. Điều nào sau đây là nguyên nhân dẫn đến diễn thế sinh thái ?
A.Do thay đổi của điều kiện tự nhiên, khí hậu
B.Do cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã
C.Do chính hoạt động khai thác tài nguyên của con người
D. Cả A,B,C
Câu 8 (CĐ 2011) : Cho các thông tin về diễn thế sinh thái
như sau:
(1) Xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.
(2) Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
(3) Song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các đk tự nhiên của
mt.
(4) Luôn dẫn tới quần xã bị suy thoái.

Các thông tin phản ánh sự giống nhau giữa diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh là
A. (1) và (2). B. (1) và (4). C. (3) và (4). D. (2) và (3)
.Câu 9(CĐ 2012): Trong diễn thế thứ sinh trên đất canh tác đã bỏ hoang để trở thành rừng thứ sinh, sự
phát triển của các thảm thực vật trải qua các giai đoạn:
(1) Quần xã đỉnh cực. (2) Quần xã cây gỗ lá rộng.
(3) Quần xã cây thân thảo. (4) Quần xã cây bụi. (5) Quần xã khởi đầu, chủ yếu cây một năm.
Trình tự đúng của các giai đoạn là
A. (5) → (3) → (2) → (4) → (1). B. (5) → (3) → (4) → (2) → (1).
C. (5) → (2) → (3) → (4) → (1). D. (1) → (2) → (3) → (4) → (5).
Câu 10(TN2009): Diễn thế nguyên sinh có đặc điểm
A.Xảy ra do hoạt động chặt cây, đốt rừng …của con người
B. Khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật sinh sống.
C. Thường dẫn tới quần xã bị suy thoái.
D. Khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã tương đối ổn định.

Tính ổn định Cao, khó bị sâu bệnh Thấp, dể bị sâu bệnh

Tốc độ sinh trưởng Chậm nhanh

Năng suất sinh Thấp cao


học

CÂU HỎI TN – BÀI 42: HỆ SINH THÁI


Câu 1(ĐH 2013): Khi nói về thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng?
A. Sinh vật phân giải có vai trò phân giải các chất hữu cơ thành chất vô cơ.
B. Tất cả các loài vi sinh vật đều được xếp vào nhóm sinh vật phân giải.
C. Các loài động vật ăn thực vật được xếp vào nhóm sinh vật tiêu thụ.
D.Các loài thực vật quang hợp được xếp vào nhóm sinh vật sản xuất
Câu 2(ĐH 2012): Khi nói về thành phần hữu sinh của hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Tất cả các loài vi khuẩn đều là sv phân giải, chúng có vai trò phân giải các chất hữu cơ thành các chất
vô cơ.
B. Sinh vật tiêu thụ gồm các động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật và các vi khuẩn.
C. Nấm là một nhóm sinh vật có khả năng phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô cơ.
D. Thực vật là nhóm sinh vật duy nhất có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ.
Câu 3(CĐ 2011) : Khi nói về hệ sinh thái tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Trong các hệ sinh thái trên cạn, sinh vật sản xuất gồm thực vật và vi sinh vật tự dưỡng.
B. Các hệ sinh thái tự nhiên được hình thành bằng các quy luật tự nhiên và có thể bị biến đổi dưới
tác động của con người.
C. Các hệ sinh thái tự nhiên dưới nước chỉ có một loại chuỗi thức ăn được mở đầu bằng sv sản
xuất.
D. Các hệ sinh thái tự nhiên trên Trái Đất rất đa dạng, được chia thành các nhóm hệ sinh thái trên
cạn và các nhóm hệ sinh thái dưới nước.
Câu 4(CĐ 2012) : HST nào sau đây có độ đa dạng sinh học cao
nhất?
A. Đồng rêu hàn đới. B. Rừng rụng lá ôn đới.
C. Rừng lá kim phương Bắc (rừng Taiga). D. Rừng mưa nhiệt đới.

Câu 5 (ĐH 2012): Một trong những điểm khác nhau giữa hệ sinh thái nhân tạo và hệ sinh thái tự nhiên là:
A. Hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng sinh học cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên do được con người
bổ sung thêm các loài sinh vật.
B. Hệ sinh thái nhân tạo luôn là một hệ thống kín, còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ thống mở.
C. Hệ sinh thái nhân tạo thường có chuỗi thức ăn ngắn và lưới thức ăn đơn giản hơn so với hệ sinh thái tự
nhiên.
D. HST nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với HST tự nhiên do có sự can thiệp của con
người.
Câu 6( ĐH 2010): Những hoạt động nào sau đây của con người là giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng HST
?
(1) Bón phân, tưới nước, diệt cỏ dại đối với các hệ sinh thái nông nghiệp.
(2) Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên không tái sinh.
(3) Loại bỏ các loài tảo độc, cá dữ trong các hệ sinh thái ao hồ nuôi tôm, cá.
(4) Xây dựng các hệ sinh thái nhân tạo một cách hợp lí.
(5) Bảo vệ các loài thiên địch.
(6) Tăng cường sử dụng các chất hóa học để tiêu diệt các loài sâu hại.
A. (1), (2), (3), (4). B. (2), (3), (4), (6). C. (2), (4), (5), (6). D. (1), (3), (4), (5).
Câu 7: Điểm khác nhau cơ bản của hệ sinh thái nhân tạo so với hệ sinh thái tự nhiên là ở chỗ:
A. Hệ sinh thái nhân tạo là một hệ mở còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ khép kín.
B. Hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng sinh học cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.
C. Do có sự can thiệp của con người nên hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với
hệ sinh thái tự nhiên.
D. Để duy trì trạng thái ổn định của hệ sinh thái nhân tạo, con người thường bổ sung năng lượng cho
chúng.
Câu 8: Khi nói về các thành phần hữu sinh của hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Nấm hoại sinh là một trong số các nhóm sinh vật có khả năng phân giải chất hữu cơ thành các chất vô
cơ.

B. Sinh vật sản xuất bao gồm thực vật, tảo và tất cả các loài vi khuẩn.
C. Sinh vật kí sinh và hoại sinh đều được coi là sinh vật phân giải.
D. Sinh vật tiêu thụ bậc 1 thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1.
Câu 9. Đơn vị nào sau đây không được xem và một hệ sinh thái điển hình
A. Một cánh đồng cỏ.
B. Thái bình dương.
C. Mặt trăng.
D. khu rừng ngập nặm.
Câu 10. Tại sao hệ sinh thái là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định?
A. Vì các sinh vật trong quần xã luôn cạnh tranh với nhau đồng thời tác động với các thành phần vô
sinh của sinh cảnh
B. Vì các sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau
C. Vì các sinh vật trong quần xã luôn tác động với các thành phần vô sinh của sinh cảnh
D. Vì các sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau đồng thời tác động lên các thành phần vô
sinh của sinh cảnh
Câu 11.Thành phần cấu trúc hệ sinh thái tự nhiên khác hệ sinh thái nhân tạo ở điểm nào?
A. thành phần loài phong phú, số lợng cá thể nhiều...
B. kích thước cá thể đa dạng, các cá thể có tuổi khác nhau....
C. có đủ sinh vật sản xuất, tiêu thụ và phân giải, phân bố không gian nhiều tầng...
D. cả A, B, C.
Câu 12. Hệ sinh thái được coi là hệ thống mở bởi vì :
A. Số lượng sinh vật trong hệ sinh thái luôn biến động.
B. Gồm các quần xã có khả năng tự cân bằng, không chịu tác động của yếu tố bên ngoài
C. Có sự trao đổi vật chất và năng lượng trong nội bộ quần xã và giữa quần xã với sinh cảnh
D. Con người tác động làm biến đổi hệ sinh thái.

Bài 43: TRAO ĐỔI VẬT CHẤT TRONG HỆ SINH THÁI


Câu 1 (ĐH 2013): Cho chuỗi thức ăn : Cây ngô  Sâu ăn lá ngô  Nhái  Rắn hổ mang  Diều hâu.
Trong chuỗi thức ăn này, những mắt xích vừa là nguồn thức ăn của mắt xích phía sau, vừa có nguồn thức ăn là
mắt xích phía trước là
A. Sâu ăn lá ngô, nhái, rắn hổ mang B. Cây ngô, sâu ăn lá ngô, nhái
C. Nhái , rắn hổ mang , diều hâu D. Cây ngô, sâu ăn lá ngô, diều hâu
Câu 2(CĐ 2013): Khi nói về chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Chuỗi thức ăn của hệ sinh thái trên cạn không kéo dài quá 6 mắt xích
B. Tất cả các chuỗi thức ăn của hệ sinh thái trên cạn đều khởi đầu bằng sinh vật tự dưỡng
C. Trong một chuỗi thức ăn, mỗi mắt xích chỉ có một loài sinh vật.
D. Chuỗi thức ăn thể hiện mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã.
Câu 3 (CĐ 2013): Khi nói về lưới và chuỗi thức ăn, kết luận nào sau đây là đúng?
A. Trong một lưới thức ăn, sinh vật sản xuất có thể được xếp vào nhiều bậc dinh dưỡng khác nhau.
B. Trong một lưới thức ăn, mỗi loài có thể tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn khác nhau.
C. Trong một lưới thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng thường chỉ có một loài sinh vật.
D. Trong một chuỗi thức ăn, mỗi loài có thể thuộc nhiều mắc xích khác nhau
Câu 4(ĐH 2013): Khi nói về chuỗi và lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. Quần xã càng đa dạng về thành phần loài thì thức ăn càng đơn giản.
B. Trong một lưới thức ăn, mỗi loài chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn nhất định

C. Trong một chuỗi thức ăn, mỗi loài có thể thuộc nhiều mắt xích khác nhau
D. Chuỗi và lưới thức ăn phản ánh mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã.
Câu 5 (ĐH 2012): Khi nói về chuỗi và lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. Tất cả các chuỗi thức ăn đều được bắt đầu từ sinh vật sản xuất.
B. Trong một lưới thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng chỉ có một loài.
C. Khi thành phần loài trong quần xã thay đổi thì cấu trúc lưới thức ăn cũng bị thay đổi.
D. Trong một quần xã, mỗi loài sinh vật chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn.
Câu 6 (ĐH 2012): Trong một chuỗi thức ăn của hệ sinh thái trên cạn, nhóm sinh vật nào sau đây có tổng
sinh khối lớn nhất?
A. Sinh vật tiêu thụ bậc 3. B. Sinh vật tiêu thụ bậc 1.
C. Sinh vật sản xuất. D. Sinh vật tiêu thụ bậc 2.
Câu 7(CĐ 2011) : Giả sử một lưới thức ăn đơn giản gồm các sinh vật được mô tả như sau: cào cào, thỏ và
nai ăn thực vật; chim sâu ăn cào cào; báo ăn thỏ và nai; mèo rừng ăn thỏ và chim sâu. Trong lưới thức ăn
này, các sinh vật cùng thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2 là
A. chim sâu, thỏ, mèo rừng. B. cào cào, chim sâu, báo.
C. chim sâu, mèo rừng, báo. D. cào cào, thỏ, nai.
Câu 8 : Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật?
A. Cấu trúc của lưới thức ăn càng phức tạp đi từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao.
B. Trong một quần xã sinh vật, mỗi loài chỉ có thể tham gia vào một chuỗi thức ăn nhất định.
C. Quần xã sinh vật càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn trong quần xã càng phức tạp.
D. Trong tất cả các quần xã sinh vật trên cạn, chỉ có loại chuỗi thức ăn được khởi đầu bằng sinh vật tự
dưỡng.
Câu 9 (CĐ 2012): Cho chuỗi thức ăn: Cây ngô → Sâu ăn lá ngô → Nhái → Rắn hổ mang → Diều hâu.
Trong

chuỗi thức ăn này, nhái là động vật tiêu thụ


A. bậc 3. B. bậc 1. C. bậc 2. D. bậc 4.
Câu 10(ĐH 2013): : Khi nói về tháp sinh thái, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Tháp năng lượng luôn có dạng chuẩn, đáy lớn, đỉnh nhỏ.
B. Tháp số lượng và tháp sinh khối có thể bị biến dạng, tháp trở nên mất cân đối
C. Trong tháp năng lượng, năng lượng vật làm mồi bao giờ cũng đủ đến dư thừa để nuôi vật tiêu
thụ mình.
D. Tháp sinh khối của quần xã sinh vật nổi trong nước thường mất cân đối do sinh khối của sinh
vật tiêu thụ nhỏ hơn sinh khối của sinh vật sản xuất.
Câu 11 (ĐH 2016): Giả sử lưới thức ăn của một quần xã sinh vật gồm các loài sinh vật được kí hiệu là:
A, B, C, D, E, F, G và H. Cho biết loài A và loài C là sinh vật sản xuất, các loài còn lại đều là sinh vật tiêu
thụ. Trong lưới thức ăn này, nếu loại bỏ loài C ra khỏi quần xã thì chỉ loài D và loài F mất đi. Sơ đồ lưới
thức ăn nào sau đây đúng với các thông tin đã cho?
A. Sơ đồ I. B. Sơ đồ IV. C. Sơ đồ III. D. Sơ đồ II.
Câu 12 (ĐH 2016): Quần xã sinh vật nào sau đây thường có lưới thức ăn phức tạp nhất?
A. Quần xã rừng mưa nhiệt đới. B. Quần xã rừng lá kim phương Bắc.
C. Quần xã rừng rụng lá ôn đới. D. Quần xã đồng rêu hàn đới.
Câu 13 (ĐH 2016): Giả sử lưới thức ăn đơn giản của một ao nuôi cá như sau:

Biết rằng cá mè hoa là đối tượng được chủ ao chọn khai thác để tạo ra hiệu quả kinh tế. Biện pháp tác
động nào sau đây sẽ làm tăng hiệu quả kinh tế của ao nuôi này?
A. Làm tăng số lượng cá mương trong ao. B. Loại bỏ hoàn toàn giáp xác ra khỏi ao.
C. Hạn chế số lượng thực vật phù du có trong ao. D. Thả thêm cá quả vào ao.
Câu 1 4.Tháp sinh thái số lượng có dạng lộn ngược được đặc trưng cho mối quan hệ
A. vật chủ- kí sinh. B. con mồi- vật dữ.
C. cỏ- động vật ăn cỏ. D. tảo đơn bào, giáp xác, cá trích.
Câu 15. Tháp sinh thái dùng mô tả số lượng cá thể, sinh khối, hoặc năng lượng ở các bậc dinh dưỡng khác
nhau trong hệ sinh thái. Thường các giá trị ở bậc dinh dưỡng cao nhỏ hơn so với bậc dinh dưỡng đứng trước
nó. Có trường hợp tháp lộn ngược, điều không đúng về các điều kiện dẫn tới tháp lộn ngược là tháp
A. sinh khối, trong đó vật tiêu thụ có chu kì sống rất ngắn so với vật sản xuất;
B. số lượng, trong đó khối lượng cơ thể của sinh vật sản xuất lớn hơn vài bậc so với khối lượng cơ
thể của sinh vật tiêu thụ;
C. số lượng, trong đó ở sinh vật tiêu thụ bậc 1 có một loài đông đúc chếm ưu thế;
D. sinh khối, trong đó vật sản xuất có chu kỳ sống rất ngắn so với vật tiêu thụ.
Câu 16. Trong một hệ sinh thái, sinh khối của mỗi bậc dinh dưỡng được ký hiệu bằng các chữ từ A đến E.
Trong đó: A= 500kg, B=600kg, C=5000kg, D=50kg, E=5kg
Hệ sinh thái nào có chỗi thức ăn sau là có thể xảy ra?
A. A B C D B. E D A C
C. E D C B D. C A D E
Câu 17. Chuỗi thức ăn của hệ sinh thái ở nước thường dài hơn hệ sinh thái trên cạn vì:
A. Hệ sinh thái dưới nước có độ đa dạng sinh học cao hơn.
B. Môi trường nước không bị năng lượng sáng mặt trời đốt nóng.

C. Môi trường nước có nhiệt độ ổn định.


D. Môi trường nước giàu chất dinh dưỡng hơn môi trường trên cạn.
Câu 18. Hệ sinh thái bền vững nhất khi
A. sự chênh lệch về sinh khối giữa các bậc dinh dưỡng lớn nhất.
B. sự chênh lệch về sinh khối giữa các bậc dinh dưỡng tương đối lớn.
C. nguồn dinh dưỡng giữa các bậc chênh lệch nhau ít nhất.
D. nguồn dinh dưỡng giữa các bậc chênh lệch nhau tương đối ít .
Câu 19. Trong các hệ sinh thái, bậc dinh dưỡng của tháp sinh thái được kí hiệu là A, B, C, D và E. Sinh khối
ở mỗi bậc là : A = 200 kg/ha; B = 250 kg/ha; C = 2000 kg/ha; D = 30 kg/ha; E = 2 kg/ha. Các bậc dinh dư-
ỡng của tháp sinh thái được sắp xếp từ thấp lên cao, theo thứ tự như sau :
Hệ sinh thái 1: A B C  E
Hệ sinh thái 2: A B D  E
Hệ sinh thái 3: C B  A  E
Hệ sinh thái 4: E D  B  C
Hệ sinh thái 5: C A  D E
Trong các hệ sinh thái trên
Hệ sinh thái bền vững là
A. 1,2. B. 2, 3. C. 3, 4. D. 3, 5.
Hệ sinh thái kém bền vững là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4, 5.
Hệ sinh thái không tồn tại là
A. 1, 4. B. 2. C. 3. D. 4, 5.

BÀI 44: CHU TRÌNH SINH ĐỊA HOÁ VÀ SINH QUYỂN


Câu 1(CĐ 2011) : Khi nói về chu trình cacbon, phát biểu nào sau đây không
đúng?
A. Không phải tất cả lượng cacbon của quần xã sinh vật được trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín.
B. Trong quần xã, hợp chất cacbon được trao đổi thông qua chuỗi và lưới thức ăn.
C. Khí CO2 trở lại môi trường hoàn toàn do hoạt động hô hấp của động vật.
D. Cacbon từ môi trường ngoài vào quần xã sinh vật chủ yếu thông qua quá trình quang hợp
Câu 2 (CĐ 2011) : Khi nói về chu trình sinh địa hoá nitơ, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Động vật có xương sống có thể hấp thu nhiều nguồn nitơ như muối amôn NH4+, nitrat NO3−
B. Vi khuẩn phản nitrat hoá có thể phân hủy nitrat ( ) thành nitơ phân tử (N2).
C. Một số loài vi khuẩn, vi khuẩn lam có khả năng cố định nitơ từ không khí.
D. Thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng muối, như muối amôn NH4+, nitrat NO3−
Câu 3: Trong chu trình sinh địa hoá, nhóm sinh vật nào trong số các nhóm sinh vật sau đây có khả năng biến
đổi nitơ ở dạng thành nitơ ở dạng ?
A. Vi khuẩn cố định nitơ trong đất B. Thực vật tự dưỡng
C. Vi khuẩn phản nitrat hoá D. Động vật đa bào
Câu 4(ĐH 2012): Một trong những đặc điểm của khu sinh học rừng lá rộng rụng theo mùa là:
A. khí hậu lạnh quanh năm, cây lá kim chiếm ưu thế
B. kiểu rừng này tập trung nhiều ở vùng xích đạo, nơi có nhiệt độ cao, lượng mưa nhiều
C. khu hệ động vật khá đa dạng nhưng không có loài nào chiếm ưu thế
D. nhóm thực vật chiếm ưu thế là rêu, cỏ bông.
Câu 5(CĐ 2011) : Cho các khu sinh học (biôm) sau đây:
(1) Rừng rụng lá ôn đới. (2) Rừng lá kim phương Bắc (rừng Taiga). (3)
Rừng mưa nhiệt đới. (4) Đồng rêu hàn đới.
Các khu sinh học trên phân bố theo vĩ độ và mức độ khô hạn từ Bắc Cực đến xích đạo lần lượt là:
A. (4), (2), (1), (3). B. (4), (1), (2), (3). C. (3), (1), (2), (4). D. (4), (3), (1), (2).
Câu 6: Mỗi khu sinh học đặc trưng bởi những yếu tố nào?
A.Hệ động và thực vật
B.Thảm thực vật
C.Điều kiện địa lí, khí hậu và hệ thực vật, động vật
D.Điều kiện địa lí, địa chất, thổ nhưỡng, khí hậu.

BÀI 45: DÒNG NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ SINH THÁI VÀ HIỆU SUẤT SINH THÁI
Câu 1 (ĐH 2012): Trong hệ sinh thái, nhóm sinh vật nào sau đây có vai trò truyền năng lượng từ môi
trường vô sinh vào quần xã sinh vật?
A. Sinh vật tiêu thụ bậc 1. B. Sinh vật tiêu thụ bậc 2.
C. Sinh vật phân giải. D. Sinh vật sản xuất.
Câu 2(ĐH 2013): Ở mỗi bậc dinh dưỡng của chuỗi thức ăn, năng lượng bị tiêu hao nhiều nhất qua
A. quá trình bài tiết các chất thải. B. hoạt động quang hợp.
C. hoạt động hô hấp. D. quá trình sinh tổng hợp các chất.
Câu 3(CĐ 2012) Trong HST, tất cả các dạng năng lượng sau khi đi qua chuỗi thức ăn đều được
A. tái sử dụng cho các hoạt động sống của sinh vật.
B. giải phóng vào không gian dưới dạng nhiệt.
C. trở lại môi trường ở dạng ban đầu.
D. tích tụ ở sinh vật phân giải.
Câu 4(CĐ 2012): Trong các hệ sinh thái, khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao
liền kề, trung bình năng lượng thất thoát tới 90%, trong đó có khoảng 70% năng lượng bị tiêu hao do
A. chất thải (phân động vật và chất bài tiết).
B. hoạt động hô hấp (năng lượng tạo nhiệt, vận động cơ thể,…).
C. các bộ phận rơi rụng (rụng lá, rụng lông, lột xác ở động vật).
D. hoạt động của nhóm sinh vật phân giải.
(1) Động vật ăn động vật.
(2) Động vật ănthực vật. (3) Sinh vật sản xuất.
Sơ đồ thể hiện đúng thứ tự truyền của dòng năng lượng qua các bậc dinh dưỡng trong HST là:
A. (1) → (3) → (2).B. (2) → (3) → (1). C. (1) → (2) → (3). D. (3) → (2) → (1).
Câu 6: Trong một hệ sinh thái,
A. năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường
và không được tái sử dụng.
B. năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường
và được sinh vật sản xuất tái sử dụng.
C. vật chất và năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới
môi trường và không được tái sử dụng.
D. vật chất và năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới
môi trường và được sinh vật sản xuất tái sử dụng
* Cho sơ đồ hình tháp năng lượng sau đây (dùng cho câu 7 và 8):

SVTT2
SVTT1 (Bò:
SVSX (Cây linh lăng:
Câu 7. Hiệu suất từ bậc dinh dưỡng cấp I đến cấp II là
A. 6,8%. B. 7,5%. C. 7,9865%. D. 8%.
Câu 8. Hiệu suất từ bậc dinh dưỡng cấp II đến cấp III là
A. 0, 6847%. B. 0,6974%. C. 0,7%. D. 0,72%.
* Dữ kiện dùng cho câu 9 và 10: Một hệ sinh thái có sản lượng sinh vật toàn phần ở cây xanh là 1113
kcal/m2/năm. Hiệu suất sinh thái ở thỏ là 11,8%, ở cáo là 12,3%.
Câu 9. Sản lượng sinh vật toàn phần ở thỏ là
A. 113 kcal/m2/năm. B. 118 kcal/m2/năm.
2
C. 131 kcal/m /năm. D. 181 kcal/m2/năm.
Câu 10. Sản lượng sinh vật toàn phần ở cáo là
A. 12,3 kcal/m2/năm. B. 13,2 kcal/m2/năm.
C. 16 kcal/m2/năm. D. 18 kcal/m2/năm.
Câu 11. Trong một hệ sinh thái chuỗi thức ăn nào trong các chuỗi thức ăn sau cung cấp sinh khối có lượng
năng lượng cao nhất cho con người( sinh khối của thực vật ở các chuỗi là bằng nhau)?
A. Thực vật Dê Người.
B. Thực vật Người.
C. Thực vật Động vật phù du cá Người.
D. Thực vật cá chim  Người
Câu 12. Nếu cả 4 hệ sinh thái dưới đây đều bị ô nhiểm thuỷ ngân với mức độ ngang nhau , con người ở hệ
sinh thái nào trong số 4 hệ sinh thái đó bị nhiễm độc nhiều nhất?
A. Tảo đơn bào động vật phù du cá Người
B. Tảo đơn bào động vật phù du giáp xác cá chim Người
C. Tảo đơn bào cá Người
D. Tảo đơn bào thân mềm cá Người.

BÀI 46: TH: QUẢN LÍ VÀ SỬ DỤNG BỀN VỮNG NGUỒN TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Câu 1 (ĐH 2013): : Khi nói về vấn đề quản lí tài nguyên cho phát triển bền vững, phát biểu nào sau đây là
không đúng ?
A. Con người cần phải khai thác triệt để tài nguyên tái sinh, hạn chế khai thác tài nguyên
không tái sinh
B. Con người phải tự nâng cao nhận thức về sự hiểu biết, thay đổi hành vi đối xử với
thiên nhiên
C. Con người phải biết khai thác tài nguyên một cách hợp lí, bảo tồn đa dạng sinh học
D. Con người cần phải bảo vệ sự trong sạch của môi trường sống
Câu 2 (CĐ 2011) : Những tài nguyên nào sau đây là tài nguyên tái sinh?
A. Đất, nước và sinh vật. B. Địa nhiệt và khoáng sản.
C. Năng lượng sóng và năng lượng thủy triều. D. Năng lượng mặt trời và năng lượng gió.
Câu 3(CĐ 2013): Tài nguyên nào sau đây thuộc tài nguyên không tái sinh?
A. Tài nguyên nước B. Tài nguyên sinh vật.
C. tài nguyên khoáng sản D. Tài nguyên đất.
Câu 4 : Để bảo tồn đa dạng sinh học, tránh nguy cơ tuyệt chủng của nhiều loại động vật và thực vật quý
hiếm, cần ngăn chặn các hành động nào sau đây?
(1) Khai thác thủy, hải sản vượt quá mức cho phép.
(2) Trồng cây gây rừng và bảo vệ rừng.
(3) Săn bắt, buôn bán và tiêu thụ các loài động vật hoang dã
(4) Bảo vệ các loài động vật hoang dã.
(5) Sử dụng các sản phẩm từ động vật quý hiếm : mật gấu, ngà voi, cao hổ, sừng tê giác,…
A. (2), (3), (4) B. (2), (4), (5) C. (1), (3), (5) D. (1), (2), (4)
Câu 5: Rừng là “lá phổi xanh” của Trái Đất, do vậy cần được bảo vệ. Chiến lược khôi phục và bảo vệ
rừng cần tập trung vào những giải pháp nào sau đây?
(2) Tích cực trồng rừng để cung cấp đủ nguyên liệu, vật liệu, dược liệu,… cho đời sống và công nghiệp.
(3) Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên rừng để phát triển kinh tế xã hội.
(4) Ngăn chặn nạn phá rừng, nhất là rừng nguyên sinh và rừng đầu nguồn.
(5) Khai thác và sử dụng triệt để nguồn tài nguyên khoáng sản.
A. (2), (3), (5). B. (1), (3), (5). C. (1), (2), (4). D. (3), (4), (5).
Câu 6 : Để phát triển một nền kinh tế - xã hội bền vững, chiến lược phát triển bền vững cần tập trung vào
các giải pháp nào sau đây?
(1)Giảm đến mức thấp nhất sự khánh kiệt tài nguyên không tái sinh
(2)Phá rùng làm nương rẫy, canh tác theo lối chuyên canh và độc canh
(3)Khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên tái sinh (đất, nước, sinh vật…)
(4) Kiểm soát sự gia tăng dân số, tăng cường công tác giáo dục và bảo vệ mội trường
(5) Tăng cường sử dụng các loại phân bón hóa học, thuốc trừ sâu hóa học,… tromg sản xuất nông
nghiệp
A. (2), (4), (5) B. (2), (3), (5) C. (1), (2), (5) D. (1), (3), (4)
Câu 7 ( ĐH 2016) : Trong các hoạt động sau đây của con người, có bao nhiêu hoạt động góp phần
khắc phục suy thoái môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên?
(1) Bảo vệ rừng và trồng cây gây rừng. (2) Chống xâm nhập mặn cho đất.
(3) Tiết kiệm nguồn nước sạch. (4) Giảm thiểu lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.

Câu 9: Quần xã sinh vật nào sau đây thường có lưới thức ăn phức tạp nhất?
A. Quần xã rừng mưa nhiệt đới. B. Quần xã rừng lá kim phương Bắc.
C. Quần xã rừng rụng lá ôn đới. D. Quần xã đồng rêu hàn đới.
Câu 10: Giả sử lưới thức ăn đơn giản của một ao nuôi cá như sau:

Biết rằng cá mè hoa là đối tượng được chủ ao chọn khai thác để tạo ra hiệu quả kinh tế. Biện pháp tác
động nào sau đây sẽ làm tăng hiệu quả kinh tế của ao nuôi này?
A. Làm tăng số lượng cá mương trong ao. B. Loại bỏ hoàn toàn giáp xác ra khỏi ao.
C. Hạn chế số lượng thực vật phù du có trong ao. D. Thả thêm cá quả vào ao.
Câu 11: Ví dụ nào sau đây minh họa mối quan hệ cạnh tranh khác loài?
A. Giun đũa sống trong ruột lợn.
B. Tảo giáp nở hoa gây độc cho tôm, cá trong cùng một môi trường.
C. Bò ăn cỏ.
D. Cây lúa và cỏ dại sống trong một ruộng lúa.

You might also like