Xuyên Qua Ngôn NG

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

1.

Tác phẩm “Vợ Nhặt”-Kim Lân


*Hiện thực được khám phá trong tác phẩm là
-Hiện thực đời sống xã hội Việt Nam trước CMT8 năm 1945. “Vợ Nhặt”
được xây dựng trên bối cảnh nạn đói khủng khiếp năm Ất Dậu – cái năm mà
người ta vẫn nhắc đến như một tai nạn thảm khốc khiến “hai triệu đồng bào ta bị
chết đói từ Quảng Trị đến Bắc Kỳ”
-Nạn đói kinh hoàng năm Ất Dậu được phác hoạ bằng hình ảnh người đói và
không gian đói đâu đâu cũng tràn ngập trong cái đói, tất cả khiến ta không khỏi
hãi hùng xót xa cho số phận của những người nông dân sống trong hiện thực
mục nát lúc bấy giờ.
+ Người sống thì “lũ lượt bồng bế,dắt díu nhau lên xanh ngắt như những bóng
ma,và nằm ngổn ngang khắp lều chợ”
+Người chết thì “như ngã rạ,không một sáng nào đi làm đồng hoặc đi ra chợ
người ta không thấy ba bốn cái thây nằm còng queo bên vệ đường.
+Không khí vẩn mùi ẩm mốc,thiu thối của rác rưởi và mùi gây gây của xác
người,tiếng quạ cứ “gào lên từng hồi thê thiết”
-Giữa cái đói nghèo khốn nạn ấy giá trị con người cũng trở nên rẻ rúng.Thị đói
rác đến mức thê thảm “áo quần rách tả tới như ổ đỉa,thị gầy sọp hẳn đi,trên cái
khuân mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn lại hai con mắt”.Thị chấp nhận,bất chấp tất
cả mà ngồi xuống ăn một chặp hết “bốn bát bánh đúc”.Thị theo Tràng về làm vợ
chỉ mong qua được cái đói trước mặt.=>Số phận của người nông dân trước
CMT8 nạn đói hoành hành khắp nơi,khiến con người ta sẵn sàng bán rẻ cả nhân
phẩm,Tràng và thị gặp nhau trong cái hoàn cảnh éo le anh cu Tràng nhờ nạn đói
mà “nhặt được vợ”
-Bữa cơm ngày đói cũng thật thê thảm.Chính cái tội ác tày trời mà bọn thực dân
phát xít gây ra đã đẩy nhân dân ta vào bể khổ.Dù có cố quên đi thì ta không thể
nào quên đi được hình ảnh “Một lùm rau chuối thái rối và một bát…hết nhẵn”
rồi cái cảnh bà Cụ Tứ “đon đả” múc cho mỗi người một bát “chè khoán” chát xít
không nuốt nổi,nghẹn bứ trong cổ”

*Nghệ Thuật
-Ngôn ngữ trong tác phẩm giản dị mộc mạc,phù hợp với đề tài viết về người
nông dân trước CMT8
-Tình huống truyện độc đáo được thể hiện ngay ở nhan đề “Vợ Nhặt”.Tình
huống nhặt được vợ của nhân vật Tràng tạo nút thắt bất ngờ cho cả câu
chuyện.Nhan đề thú vị tạo sự lôi cuốn cho người đọc từ “nhặt” gợi sự rẻ rúng
bèo bọt của phận làm nữ nhi,của con người trong nạn đói,gợi lên niềm xót xa
trước số phận con người.
-Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật độc đáo:
+Nhân vật Tràng:Đây là nhân vât được nhà văn Kim Lân chăm chút khá kĩ
lưỡng.Tràng trong “Vợ Nhặt” không phải kì công của tạo hoá mà được tác giả
đẽo gọt một cách sơ sài xấu xí thô kệch.Anh là nhân vật điển hình cho người
nông dân trước cách mạng cụ thể hơn là những người dân ngụ cư.Tuy xấu xí
nghèo khổ nhưng anh lại có một tấm lòng nhân hậu tốt bụng và rất thương
người.Khi gặp người đàn bà đói khát,anh sẵn sàng mời thị ăn cưu mang thị dù
anh chẳng khá hơn là bao.Sống trong cái đói cái khát nhưng sâu thẳm trong lòng
trong tâm can anh luôn khao khát mãnh liệt về một mái ấm gia đình trọn
vẹn.Đồng thời Tràng cũng là người có niềm tin mãnh liệt đối với cách mạng
+Người vợ nhặt:là một sáng tạo độc đáo của kim Lân. Đây là một nhân vật
không được Kim Lân đặt tên nhưng lại là nhân vật làm nên câu chuyện kì diệu
về sự thay đổi số phận của một con người có cảnh ngộ như Tràng trong tác
phẩm. Người đàn bà không tên này là cũng chính là hiện thân rõ rệt nhất của cái
đói mà Kim Lân phản ánh trong Vợ nhặt.Chính cái đói dã bóp méo cả nhân hình
lẫn nhân tính của chị.Chị khao khát được sống,khao khát một hạnh phúc gia
đình.Tuy vậy thị vẫn là một người phụ nữ biết ý tứ biết điều có lòng tự trọng,là
một người hiền hậu biết vun vén lo toan cho gia đình.
+Nhân vật bà Cụ Tứ-một người mẹ nghèo khổ nhưng hết lòng yêu thương
con.Bà có lẽ là hội tụ của đầy đủ những phẩm chất tổt đẹp của người mẹ của
một người phụ nữ bà là người giàu đức hi sinh nhân hậu và bao dung, sẵn sàng
cưu mang người khác khi gặp hoàn cảnh khó khăn
-Khắc hoạ nhiều chi tiết chân thực như cảnh người chết đói,cảnh bữa cơm ngày
đói.
-Chi tiết đặc sắc:+Bốn bát bánh đúc-cho ta thấy sự rẻ rúng cẩu số phận con
người đó có thể coi là “của hồi môn” duy nhất để Tràng lấy được thị.
+Giọt nước mắt của bà Cụ Tứ
+Nồi cháo cám
-Nghệ thuật đối thoại độc thoại nội tâm sâu sắc.
Như vậy ta thấy tác phẩm “Vợ Nhặt” của nhà văn Kim Lân với hình thức
nghệ thuật độc đáo hấp dẫn đã giúp cho người đọc cảm nhận được hiện thực
cuộc sống,hiện thực số phận con người trước cách mạng tháng 8 1 cách rõ
nét,chân thực.

You might also like