Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Phụ lục 1-PĐX

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

PHIẾU ĐỀ XUẤT ĐỀ XUẤT NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ


CẤP BỘ NĂM 2021

1. Tên nhiệm vụ khoa học và công nghệ


Xây dựng khung lý thuyết đánh giá trách nhiệm xã hội (TNXH) và áp dụng
tính toán chỉ số trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Cảng biển Việt Nam.
2. Hình thức thực hiện (đề tài, đề án, dự án, dự án sản xuất thử nghiệm, nhiệm vụ
KH&CN tiềm năng): đề tài
3. Mục tiêu của nhiệm vụ:
Nghiên cứu chỉ ra vai trò quan trọng của việc thực hiện trách nhiệm xã hội
của doanh nghiệp cảng biển Việt Nam đối với mục tiêu phát triển bền vững kinh tế
biển.
Phân tích hiện trạng về việc thực hiện báo cáo trách nhiệm xã hội của các
doanh nghiệp cảng biển hiện nay, những tồn tại trong quy trình theo dõi, lưu dữ liệu
và báo cáo vấn đề thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp cảng biển
này.
Xây dựng khung lý thuyết và các tiêu chí để đánh giá việc thực hiện trách
nhiệm xã hội của các doanh nghiệp cảng biển Việt Nam.
Áp dụng khung lý thuyết trên để tính toán chỉ số trách nhiệm xã hội của các
cảng biển quốc tế của Việt Nam, dựa vào đó lập báo cáo phân tích vấn đề thực hiện
trách nhiệm xã hội của các cảng biển này.
4. Tính cấp thiết và tính mới của nhiệm vụ (về mặt khoa học và về mặt thực
tiễn):
Trên cơ sở thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá X về Chiến lược biển
Việt Nam đến năm 2020, ngày 22/10/2018, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành
Trung ương Đảng (khóa XII) đưa ra Nghị quyết số 36-NQ/TW về Chiến lược phát
triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong
đó, nêu rõ tầm quan trọng của kinh tế biển trong phát triển kinh tế đất nước. Đồng
thời chỉ ra những yếu kém và thách thức trong phát triển bền vững kinh tế biển.
Nghị quyết cũng đưa ra mục tiêu cho tới năm 2030:” Đưa Việt Nam trở thành quốc
gia biển mạnh; đạt cơ bản các tiêu chí về phát triển bền vững kinh tế biển; hình
thành văn hoá sinh thái biển; chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu…”; Mục tiêu
tầm nhìn cho tới năm 2045:” Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh, phát triển bền
vững, thịnh vượng, an ninh, an toàn; kinh tế biển đóng góp quan trọng vào nền kinh
tế đất nước, góp phần xây dựng nước ta thành nước công nghiệp hiện đại theo định
hướng xã hội chủ nghĩa; tham gia chủ động và có trách nhiệm vào giải quyết các
vấn đề quốc tế và khu vực về biển và đại dương.”
Kinh tế biển đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế đất nước không chỉ
bởi giá trị kinh tế mà các dịch vụ này đóng góp, mà bởi ý nghĩa quan trọng trong
việc lưu thông hàng hóa để vận hành toàn bộ nền kinh tế. Trong đó cảng biển đóng
vai trò là các nút giao thông chủ chốt để kết nối và trung chuyển vận tải, là cửa ngõ
cho phần lớn các hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam. Cảng biển là nơi có
lượng hàng khổng lồ đi qua hàng ngày, tập trung rất nhiều các hoạt động khai thác
như tiếp đón các tàu biển, xếp dỡ hàng hóa, hoạt động kho bãi, gây ra những ảnh
hưởng lớn không chỉ về kinh tế mà còn đến vấn đề xã hội và môi trường. Nhằm
mục đích phát triển bền vững kinh tế biển nói chung và cảng biển nói riêng, việc
tăng cường, nâng cao trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp cảng biển trở nên
hết sức cần thiết.
Nghiên cứu của Steurer (2010) đã chỉ ra rằng việc nhà nước yêu cầu các
doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội sẽ giúp đạt được các mục tiêu xã hội bao
gồm bảo vệ nhân quyền, hỗ trợ phát triển, bảo vệ bình đẳng giới và chống phân biệt
chủng tộc. Ngày 06 tháng 10 năm 2015 Bộ tài chính ra thông tư 155/TT-BTC
Hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán. Điểm khác biệt lớn nhất
so với trước kia là, trong phần hướng dẫn có bổ sung thông tin về Báo cáo tác động
liên quan đến môi trường và xã hội của công ty (trong mục số 6, phụ lục 4 về Báo
cáo thường niên). Như vậy doanh nghiệp có thể công bố thông tin TNXH tích hợp
trên báo cáo thường niên, hoặc có thể trình bày một cách riêng biệt trên Báo cáo
phát triển bền vững. Tuy nhiên thực tế việc nghiên cứu và thực tiễn thực hiện về
trách nhiệm xã hội ở các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp
cảng biển nói riêng đang thiếu sự quan tâm cần thiết. Rất nhiều doanh nghiệp cảng
biển Việt Nam không đề cập đến việc báo cáo trách nhiệm xã hội hoặc chỉ đưa ra
các báo cáo chung chung về bức tranh hoạt động của mình. Các đóng góp trong
TNXH của các doanh nghiệp cảng biển chưa được định lượng để phục vụ việc so
sánh đánh giá cũng như định hướng chính sách phát triển kinh tế biển. Trong khi
đó, tại các nước phát triển, việc báo cáo TNXH đã trở thành một tiêu chí bắt buộc
đối với các cảng biển. Cảng Hamburg bắt đầu thực hiện báo cáo TNXH từ năm
2012, cảng Antwerp từ 2010 và cảng Bremen-Bremerhaven từ 2013 (Wagner,
2017).
Về mặt lý thuyết, nghiên cứu này sẽ đóng góp vào cơ sở lý luận về TNXH
của các cảng biển thông qua việc nghiên cứu, đánh giá vấn đề này tại Việt Nam.
Nghiên cứu này đưa ra và kiểm chứng khung lý thuyết bao gồm các tiêu chí đánh
giá, quy trình tính điểm các tiêu chí và đánh giá trọng số để tính toán chỉ số TNXH
của các cảng biển nói chung thông qua nghiên cứu trên phạm vi Việt Nam.
Về mặt thực tiễn,
5. Các nội dung chính và kết quả dự kiến

STT Nội dung Kết quả thực hiện


I. Xây dựng đề cương chi tiết của đề tài, bao gồm Bản đề cương chi tiết
nội dung chi tiết đề tài, dự kiến thời gian thực
hiện và người thực hiện
II. Nghiên cứu cơ sở lý luận Bản báo cáo
1. Cơ sở lý luận về trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp
2. Các nghiên cứu về TNXH của cảng biển trên thế
giới: vai trò của việc thực hiện TNXH và các mô
hình đánh giá
III. Thực trạng việc thực hiện công bố TNXH của Bản báo cáo về thực
cảng biển Việt Nam trạng công bố TNXH của
cảng biển
1. Giới thiệu tổng quan về các doanh nghiệp cảng
biển Việt Nam
2. Đánh giá thực trạng việc báo cáo TNXH của các
doanh nghiệp cảng
3. Phân tích nguyên nhân về thực trạng và các hệ
quả
IV. Xây dựng khung lý thuyết để đánh giá chỉ số Bản báo cáo chi tiết
TNXH của cảng biển khung lý thuyết
1. Nghiên cứu các tiêu chí cần thiết để đánh giá
TNXH của cảng biển
2. Nghiên cứu cách tính toán, định lượng các tiêu
chí này
3. Cách tính toán trọng số của các tiêu chí này
4. Đưa ra công thức tính toán chỉ số TNXH của
cảng biển
V. Áp dụng tính toán chỉ số TNXH tại cảng biển Bản báo cáo chi tiết và 01
Việt Nam công bố trên tạp chí khoa
học uy tín
1. Thu thập số liệu cần thiết
2. Tính toán chỉ số TNXH của các cảng biển quan
trọng
3. Đánh giá phân tích về tình hình thực hiện
TNXH của các cảng biển trên
VI. Kết luận và khuyến nghị về việc nâng cao Bản báo cáo chi tiết
TNXH của các cảng biển Việt Nam

6. Khả năng và địa chỉ ứng dụng:


Khung lý thuyết mà chúng tôi đưa ra sẽ giúp nhà nước và chính quyền cảng
trong việc xây dựng quy trình thu thập số liệu, tính toán và báo cáo thực trạng
TNXH của các cảng biển tại Việt Nam.
Khung lý thuyết này cũng có thể áp dụng trong việc quy hoạch phát triển các
cảng biển ở Việt Nam, đề ra các tiêu chí và theo dõi cam kết thực hiện TNXH của
các dự án cảng biển mới, đặc biệt trong quá trình lập và đánh giá dự án, lựa chọn
nhà đầu tư.
7. Dự kiến kết quả mang lại:
- Nâng cao nhận thức của nhà nước, chính quyền cảng và các bên liên quan về vai
trò quan trọng của việc thực hiện TNXH tại cảng biển.
- Đưa ra đánh giá so sánh về việc thực hiện TNXH của các cảng biển ở Việt Nam,
Kết quả thu được là cơ sở để nghiên cứu chỉ ra những vấn đề tồn đọng trong việc
thực hiện TNXH của cảng biển, cũng như đề xuất các giải pháp cho nhà nước, cảng
biển và các bên liên quan trong việc nâng cao TNXH của các doanh nghiệp cảng
biển.
- Đưa ra cơ sở để nhà nước ban hành quy định và hướng dẫn quy trình thu thập dữ
liệu, đánh giá và báo cáo việc thực hiện TNXH của các doanh nghiệp cảng biển.
8. Dự kiến thời gian thực hiện (thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc): 12 tháng, từ
tháng 5 năm 2020 đến tháng 5 năm 2021.
9. Dự kiến kinh phí: 800 triệu
10. Thông tin khác (áp dụng đối với dự án SXTN hoặc sự án KHCN):
a) Xuất xứ hình thành dự án
b) Khả năng huy động nguồn vốn ngoài NSNN
Hải phòng, ngày …. tháng…. năm…..
TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐỀ XUẤT
(Họ, tên và chữ ký – đóng dấu đối với tổ chức)

You might also like