giáo án lịch sử 10 bài 6 tiết 1

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

Họ và tên sinh viên: Trần Thị Yến Nhi

Mã số sinh viên: 2121402180049


Lớp: D21SPLS01
BÀI 6: MỘT SỐ NỀN VĂN MINH PHƯƠNG ĐÔNG (tiết 1)

I. MỤC TIÊU
1.Về kiếm thức: học xong bài học, học sinh có thể:
- Học sinh biết được cơ sở hình thành văn minh Ai Cập cổ đại.
- Hiểu được ý nghĩa của những thành tựu chính của văn minh Ai Cập cổ đại.
- Đánh gái được vai trò vị trí và cống hiến của văn minh Ai Cập cổ đại trong lịch
sử văn minh thế giới.
2. Về năng lực: thông qua bài học này, học sinh phát triển các năng lực:
* Năng lực chung
˗ Học sinh phát triển năng lực tự học thông qua việc: tự đọc sách giáo khoa, tài
liệu giáo viên giới thiệu.
˗ Học sinh phát triển năng lực giao tiếp thông qua: trả lời câu hỏi của giáo viên,
đặt câu hỏi cho giáo viên. Thuyết trình về nội dung bài học.
˗ Học sinh phát triển năng lực làm việc nhóm thông qua việc: giao bài tập tìm
hiểu, tìm đồ dùng trực quan, thuyết trình.
˗ Học sinh phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ trong quá trình trình bày kết quả
bài tập nhóm, tranh luận, đánh giá,....
˗ Học sinh phát triển năng lực đọc, tìm kiếm tài liệu, thông tin ....
* Năng lực chuyên biệt
˗ Tìm hiểu lịch sử: Nhận diện nguồn tài liệu liên quan đến bài học. Trình bày
được sự kiện, hiện tượng, vấn đề lịch sử cụ thể gắn với bài học
˗ Nhận thức và tư duy lịch sử: giải thích/Đánh giá sự kiện, hiện tượng, vấn đề lịch
sử trong bài học,
˗ Vận dụng kiến thức đã học: Vận dụng kiến thức để học các nội dung mới/ Vận
dụng trong thực tế đối với đời sống
3.Về phẩm chất:
- Trân trọng những giá trị của các thành tựu văn minh Ai Cập cổ đại, Trung Hoa
và Ấn Độ cổ - trung đại.
- Phát triển phẩm chất trách nhiệm, hoàn thành nhiệm vụ khi tham gia hoạt động
nhóm để tìm hiểu về các thành tựu chủ yếu của nền văn minh Ai Cập cổ đại,
Trung Hoa và Ấn Độ cổ - trung đại; trách nhiệm bảo tồn và phát huy các giá trị
văn minh.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV.
- Một số video, tranh ảnh về các nền văn minh phương Đông

1
- Một số video, tranh ảnh về các thành tựu của của nền văn minh Ai Cập cổ đại
- Máy chiếu, máy tính
- Phiếu học tập
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. Hoạt động khởi động

a. Mục tiêu:
Khơi gợi sự chú ý của học sinh. Tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài
học mới.
b. Nội dung:
Học sinh: quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả
lời câu hỏi.
Giáo viên: trình bày vấn đề, trình chiếu cho học sinh hình ảnh trên máy chiếu.
c. Sản phẩm:
Học sinh trả lời được câu hỏi.
d. Tổ chứ hoạt động:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Giáo viên cho học sinh xem tranh ảnh về các nền văn minh phương Đông.
?Hãy kể tên các nền văn minh có trên hình?
- Học sinh suy nghĩ cá nhân và trả lời câu hỏi.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh vận dụng hiểu biết của bản thân và thực hiện nhiệm vụ.
- Giáo viên hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- Giáo viên mời đại diện học sinh trả lời câu hỏi, mời học sinh khác nhận xét,
bổ sung.
- Học sinh trả lời câu hỏi, nhận xét bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Giáo viên đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, bổ sung, chuyển sang nội
dung mới.

B. Hoạt động: HÌNH THÀNH KIẾM THỨC MỚI


Hoạt động 1: tìm hiểu về văn minh Ai Cập cổ đại

a. Mục tiêu:
Thông qua hoạt động học sinh biết được cơ sở hình thành văn minh Ai Cập.
b. Nội dung:

2
Giáo viên cho lớp làm việc theo cặp, quan sát Sơ đồ 6.1, Lược đồ 6.1, kết hợp
với tư liệu trong SGK để trả lời câu hỏi của giáo viên.
c. Sản phẩm:
Học sinh hoàn thành tìm hiểu kiến thức và ghi vào vở cơ sở hình thành văn
minh Ai Cập cổ đại.
d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học Cơ sở hình thành:


tập + Điều kiện tự nhiên: Lịch sử Ai
Nhiệm vụ: Giải thích cơ sở hình Cập gắn liền với dòng sông Nin.
thành của văn minh Ai Cập cổ đại. Hê-rô-đốt đã viết: “Ai Cập là tặng
phẩm của sông Nin”.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ + Kinh tế: Trên cơ sở công cụ lao
Học sinh làm việc theo cặp, quan sát động bằng đá, đồng,... kinh tế
Sơ đồ 6.1, Lược đồ 6.1, kết hợp với phát triển. Nông nghiệp đóng vai
tư liệu trong SGK để trả lời câu hỏi trò chủ đạo.
của giáo viên + Chính trị: Nhà nước quân chủ
chuyên chế trung ương tập quyền,
Bước 3: Báp cáo kết quả hoạt động đứng đầu là Pha-ra-ông. Quyền
Học sinh lần lược trả lời câu hỏi lực tối cao của vua là cơ sở quan
Các học sinh khác nhận sét, đánh giá trọng của văn minh Ai Cập cổ đại.
kết quả của bạn. + Xã hội: Phân chia thành quý
tộc, nông dân, nô lệ,... Sự phân
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện chia xã hội tạo ra một bộ phận
nhiệm vụ học tập chuyên sản xuất, phục vụ,...
Giáo viên bổ sung, phân tích, nhận + Dân cư: Cư dân bao gồm các bộ
xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm lạc từ Đông Bắc châu Phi và Tây
vụ học tập. Chính xác hóa các kiến Á. Họ sống quần tụ lại và trở
thức đã hình thành cho học sinh thành chủ nhân của nền văn minh
Ai Cập cổ đại.

1. Văn minh Ai Cập cổ đại


1.1. Cơ sở hình thành
Văn minh Ai Cập cổ đại là một trong những nền văn minh ra đời sớm nhất.
Nền văn minh này được hình thành bên dòng sông Nin với những điều
kiện thuận lợi về tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội và dân cư.

3
Hoạt động 2: Tìm hiểu những thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Ai
Cập cổ đại

a. Mục tiêu:
Thông qua hoạt đông học sinh biết được những thành tựu cơ bản của nền
văn minh Ai Cập cổ đại
b. Nội dung:
Giáo viên chia lới thành 4 nhóm. Dựa vào nghiên cứu sách giáo khoa quan
sát tranh ảnh gợi ý, tìm hiểu trên mạng, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi của
giáo viên.
c. Sản phẩm:
Học sinh hoàn thành tìm hiểu kiến thức và ghi vào vở những thành tựu cơ
bản của văn minh Ai Cập cổ đại trên các lĩnh vực: chữ viết, toán học, kiến
trúc, điêu khắc,…
d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học Nhóm 1:


tập - Về chữ chữ viết:
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu thành tựu về + Cư dân viết chữ tượng hình mô
chữ viết. phỏng vật thật để nói lên ý nghĩ của
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu thành tựu về mình.
toán học. + Viết chữ trên giấy Pa-pi-rút hoặc
Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu thành tựu về khắc trên đá.
kiến trúc và điêu khắc. Nhóm 2:
Nhiệm vụ 4: Tìm hiểu thêm những + Lịch pháp, thiên văn học: Họ biết
thành tựu khác. làm lịch dựa trên chu kì vận động của
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Mặt Trời.
Học sinh thảo luận theo nhóm, quan - Về toán học: cư dân nghĩ ra phép
sát Hình 6.3 - 6.6, kết hợp đọc thôngđếm đến 10, giải phương trình bậc
tin, tư liệu SGK tr.35, 36, tìm hiểu nhất; tính được diện tích, thể tích của
thêm kiến thức bên ngoài tài liệu. một số hình cơ bản và đã tính được số
Bước 3: Báp cáo kết quả hoạt động, Pi bằng 3,16.
thảo luận - Về kiến trúc, điêu khắc: xây dựng
Đại diện các nhóm lần lượt trình bài những công trình kiến trúc, điêu khắc
kết quả thảo luận. đồ sộ như kim tự tháp, tượng Nhân
sư,...

4
Các học sinh khác nhận sét, đánh giá
kết quả của bạn. + Y học: họ biết ướp xác, những xác
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện ướp của họ vẫn được giữ nguyên vẹn
nhiệm vụ học tập cho đến ngày nay,…
Giáo viên bổ sung, phân tích, nhận xét,
đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
học tập. Chính xác hóa các kiến thức
đã hình thành cho học sinh.

1.2. Những thành tựu cơ bản


- Về chữ chữ viết, viết chữ tượng hình mô phỏng vật thật để nói lên ý nghĩ
của mình. Họ thường viết chữ trên giấy Pa-pi-rút hoặc khắc trên đá.
- Về toán học, cư dân Ai Cập cổ đại đã nghĩ ra phép đếm đến 10,họ giỏi về
hình học và đã tính được số Pi bằng 3,16.
- Về kiến trúc, điêu khắc, xây dựng những công trình kiến trúc, điêu khắc
đồ sộ như kim tự tháp, tượng Nhân sư,...
- Ngoài ra còn có nhiều thành tựu văn minh trên các lĩnh vực khác như Lịch
pháp, Thiên văn học, Văn học, Y học,…
- Nền văn minh Ai Cập cổ đại đã để lại cho nhân loại nhiều thành tựu to
lớn, rực rỡ. Đây là sản phẩm của trí tuệ, của sự lao động sáng tạo và là
những đóng góp trực tiếp của cư dân Ai Cập đối với sự phát triển của
nhiều lĩnh vực trong nền văn minh thế giới.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP


a. Mục tiêu:
Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức căn bản và kĩ năng thực
hành về nền văn minh Ai Cập.
b. Nội dung:
Giáo viên chia học sinh thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm một Phiếu bài
tập, học sinh các nhóm trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm có liên quan
đến kiến thức bài học.
c. Sản phẩm:
Hoàn thành phiếu bài tập
d. Tổ chức thực hiện

5
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
PHIẾU BÀI TẬP

PHIẾU BÀI TẬP


Nhóm:……
Thời gian: 5 phút

Khoanh tròn vào đáp án đặt trước vào câu trả lời đúng:
Câu 1. Đứng đầu nhà nước Ai Cập cổ đại là ai?
A. Quý tộc.
B. Pha-ra-ông.
C. Chấp chính quan.
D. Tù trưởng.
Câu 2. Người Ai Cập viết chữ trên nguyên liệu gì?
A. Lụa.
B. Thẻ tre, trúc.
C. Đất sét.
D. Giấy pa-pi-rút (papyrus).
Câu 3. Điều kiện tự nhiên ở Ai Cập thích hợp nhất cho việc phát triển ngành kinh tế
chủ yếu nào dưới đây?
A. Thương nghiệp.
B. Thủ công nghiệp.
C. Nông nghiệp.
D. Đánh bắt cá.
C. Quý tộc bình dân nô lệ
Câu 4. Tầng lớp nào dưới đây là lực lượng lao động chính của xã hội Ai Cập cổ đại
A. Quý tộc
B. Nô lệ
C. Quan lại
D. Nông dân
Câu 5. Người Ai Cập cổ đại đã tính được trị số của π (pi) bằng
A. 3,14
B. 3,15
C. 3,17
D. 3,16

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

6
Học sinh thảo luận nhóm vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi trong phiếu
bài tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
Giáo viên mời đại diện 4 nhóm lên bảng viết đáp án.
Giáo viên mời đại diện các nhóm nhận xét lẫn nhau.
Đáp án:

Câu 1 2 3 4 5

Đáp án A D B B D

Bước 4: Kết luận, nhận định của giáo viên


Giáo viên nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu:
Học sinh rèn luyện được khả năng tìm kiếm, tiếp cận và xử lí thông tin từ
nhiều nguồn khác nhau, góp phần hình thành và phát triển năng lực tự tìm
hiểu lịch sử, tự học lịch sử.
b. Nội dung:
Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi 2 phần Vận dụng SGK tr.44; học
sinh vận dụng kiến thức thực tế, và thực hiện nhiệm vụ.
c. Sản phẩm:
Học sinh giới thiệu về một công trình kiến trúc ở Việt Nam chịu ảnh hưởng
của văn minh Ấn Độ cổ - trung đại.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1:Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: Sưu tầm tư liệu và giới thiệu về một
công trình kiến trúc ở Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ cổ -
trung đại.
Giáo viên cho học sinh tham khảo bài giới thiệu:
+ Cham-pa đón nhận dòng chảy của nền văn minh Ấn Độ từ biển Đông.
Một điều dễ nhận thấy kiến trúc đi cùng với tôn giáo. Hầu hết, các công
trình kiến trúc Chăm đều phục vụ cho nhu cầu tôn giáo. Trong suốt chiều
dài lịch sử Champa, vương triều nào khi lên nắm quyền đều cho xây dựng
hoặc trùng tu công trình tôn giáo để chứng tỏ sức mạnh, nhưng quan trọng
hơn cả vẫn nhằm vào mục đích tạ ơn thần linh, qua việc dâng lễ vật cúng
cho đền tháp vì đã phù trợ sức mạnh và chiến thắng cho vương triều.
+ Vật liệu cơ bản và chủ yếu để xây dựng đền tháp là gạch và đá. Có thể
nói, người Chăm là bậc thày về kỹ thuật chế tác gạch, trải qua bao thế kỷ,

7
những tháp gạch Chăm vẫn còn tươi rói, màu sắc ánh hồng, vàng, kết dính
với nhau một cách kỳ lạ mà nhiều nhà khoa học còn chưa thể giải mã hết.
Trên thân tháp bằng gạch, những thợ điêu khắc đã chạm trổ hoa văn, những
con vật thiêng liêng của Hindu giáo hay cảnh sinh hoạt trong cung đình, rất
sinh động và chân thật. Đặc điểm của gạch Chăm là mềm, xốp nên khi
dựng xong hình thể, dáng tháp hoàn chỉnh, sau đó sẽ chạm, khắc, khảm lên
tháp những môtip mà nhà vua và nhân dân muốn gởi gắm vào. Tháp Chăm
thường gồm 3 tầng, tầng trên cùng đặt các vị thần quốc giáo, tầng giữa
thường diễn tả hoạt động sống của cung đình, tầng đế là tầng âm chỉ gia cố
nền móng cho vững chắc không có trang trí. Mỗi một ngôi tháp chỉ có một
lối vào chính, cũng là vị trí đặt các nhân thần (vua được thần thánh hóa),
đồng thời là thực hành các nghi lễ chính thức vào những ngày lễ trọng đại
của Bàlamôn giáo. Các mặt còn lại đều là cửa giả và đóng kín. Hình thể của
một tháp Chăm bao giờ cũng thu nhỏ dần khi càng lên cao. Trên chóp đỉnh
thường đặt một linga.
+ Người Chăm đã tiếp thu kỹ thuật xây dựng tháp từ Ấn Độ, nhưng qua bàn
tay kỹ sư Chăm các khối tháp trở nên hài hòa, cứng rắn, mạnh mẽ, gần gũi,
đầy bí hiểm. Quan sát tháp ở bất cứ vị trí nào và vào lúc nào cũng thấy nét
uy nghiêm tráng lệ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh sưu tầm, lựa chọn thông tin để thực bài giới thiệu về một công
trình kiến trúc ở Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ cổ - trung
đại.
Giáo viên hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoat động, thảo luận
Học sinh báo cáo vào đầu giờ sau của tiết học.
Bước 4: Kết luận nhận định của giáo viên
Giáo viên nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức

8
Nhận xét của Giảng viên

You might also like