Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Câu 1.

Tại sao Hồ Chí Minh đưa ra quan điểm: Cách mạng giải phóng dân tộc có
tính chủ động, có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc? Liên hệ
thực tế
Trả lời
- Hồ Chí Minh đưa ra quan điểm: Cách mạng giải phóng dân tộc có tính chủ động,
có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc:
Quốc tế Cộng sản chưa đánh giá đúng tiềm lực và khả năng to lớn của cách mạng
GPDT ở thuộc địa, nên chính Quốc tế Cộng sản đã có lúc xem nhẹ vai trò của cách mạng
thuộc địa, coi cách mạng thuộc địa phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc. Tại đại
hội lần thứ VI của Quốc tế Cộng sản năm 1928 đã khẳng định: chỉ có thể thực hiện hoàn
toàn công cuộc giải phóng các nước thuộc địa khi giai cấp vô sản giành được thắng lợi ở
các nước tư bản tiên tiến. Quan điểm này làm giảm tính chủ động, sáng tạo của nhân dân
các dân tộc thuộc địa trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, chống chủ nghĩa đế
quốc giành độc lập dân tộc.
Quán triệt tư tưởng của Lênin về mối quan hệ chặt chẽ giữa cách mạng vô sản ở
chính quốc với phong trào giải phóng dân tộc ở thuộc địa, ngay từ rất sớm Nguyễn Ái
Quốc đã chỉ rõ mối quan hệ chặt chẽ, khăng khít, tác động qua lại lẫn nhau giữa các nước
vô sản ở chính quốc với phong trào giải phóng dân tộc ở thuộc địa. Nguyễn Ái Quốc
khẳng định đây là mối quan hệ bình đẳng, không phụ thuộc, lệ thuộc vào nhau giống như
quan điểm của Quốc tế Cộng sản. Thực tiễn cách mạng Việt Nam và các cuộc cách mạng
giải phóng dân tộc trên thế giới giành được thắng lợi đã chứng minh luận điểm của
Nguyễn Ái Quốc là hoàn toàn đúng đắn.
Quan điểm của Hồ Chí Minh về mối quan hệ chặt chẽ giữa cách mạng vô sản ở
chính quốc với phong trào giải phóng dân tộc ở thuộc địa được thể hiện trong nhiêu văn
bản. Tại đại hội thứ V của Quốc tế cộng sản năm 1924, Hồ Chí Minh đã phát biểu: “Vận
mệnh của giai cấp vô sản thế giới phụ thuộc phần lớn vào các thuộc địa, nơi cung cấp
lương thực và binh lính cho các nước lớn đế quốc chủ nghĩa. Nếu chúng ta muốn đánh bại
các nước này thì trước hết phải tước hết thuộc địa của chúng đi”. Người cũng khẳng định
rằng: “Ngày mà hàng trăm triệu nhân dân châu Á bị tàn sát và áp bức thức tỉnh để gạt bỏ
sự bóc lột đê tiện của một bọn thực dân lòng tham không đáy, họ sẽ hình thành một lực
lượng khổng lồ và qua việc thủ tiêu một trong những điều kiện tồn tại của chủ nghĩa tư
bản là chủ nghĩa đế quốc, sẽ có thể giúp cho những người anh em của họ ở phương Tây
trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn”.
Thuộc địa có một vị trí, vai trò, tầm quan trọng đặc biệt đối với chủ nghĩa đế quốc,
là nơi duy trì sự tồn tại, phát triển, là món mồi “béo bở" cho chủ nghĩa đế quốc. Người
cho rằng: “nọc độc và sức sống của con rắn độc tư bản chủ nghĩa đang tập trung ở các
thuộc địa hơn là ở chính quốc”; nếu thờ ơ về vấn đề cách mạng ở thuộc địa thì như “đánh
chết rắn đằng đuôi”. Cho nên, cách mạng ở thuộc địa có vai trò rất lớn trong việc cùng với
cách mạng vô sản ở chính quốc tiêu diệt chủ nghĩa đế quốc.
Trong tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp năm 1925, Nguyễn Ái Quốc đã chỉ
rõ: CNTB là một con đỉa có một cái vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc và một cái
vòi khác bám vào giai cấp vô sản ở các thuộc địa. Nếu người ta muốn giết con vật ấy,
người ta phải đồng thời cắt cả hai vòi. Nếu người ta chỉ cắt một vòi thôi, thì cái cái vòi kia
vẫn tiếp tục hút máu của giai cấp vô sản, con vật vẫn tiếp tục sống và cái vòi bị cắt đứt sẽ
lại mọc ra”. Bởi vậy, vừa phải tiến hành đồng thời cach mạng ở chính quốc và ở thuộc
địa. Trên góc độ phê phán ấy, Người đã nhìn ra được khả năng cách mạng của các nước
thuộc địa và đi đến khẳng định rằng: cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa
không những không phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc mà có thể chủ động nổ
ra và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc.
Vận dụng sáng tạo lý luận của Mác về khả năng tự giải phóng của giai cấp công
nhân, Nguyễn Ái Quốc đã kêu gọi: “Hỡi anh em ở các thuộc địa, anh em phải làm thế nào
để được giải phóng? Vận dụng công thức của Các Mác, chúng tôi xin nói với anh em
rằng, công cuộc giải phóng anh em chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của bản thân
anh em”. Điều đó cho thấy bản thân các dân tộc thuộc địa phải nhận thức được vị trí, vai
trò của mình; các lực lượng, giai cấp tiến bộ, đặc biệt là giai cấp công nhân phải nhận
thức được vai trò của cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa, phải nhận thức được sức
mạnh của họ và tập trung lãnh đạo các tầng lớp giai cấp khác để tiến hành cuộc cách
mạng giải phóng dân tộc, giành lấy độc lập cho chính họ.
- Liên hệ thực tế:
Thắng lợi của cách mạng tháng Tám (1945) ở Việt Nam, cũng như phong trào giải
phóng dân tộc trên thế giới đã thành công vào những năm 60. Trong khi cách mạng vô
sản ở chính quốc vẫn chưa thể nổ ra và giành thắng lợi. Điều đó đã chứng minh một cách
hùng hồn luận điểm của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa có
tính chủ động, có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc là hoàn
toàn đúng đắn.

You might also like