Trung HTTTQuang Chương 2

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

2.

5 Hiện tượng suy hao trong sợi quan

- Định nghĩa

Suy hao trong sợi quang đóng vai trò quan trọng trong việc thiết kế hệ
thống, là tham số xác định khoảng cách giữa phía phát và phía thu. Trên một tuyến
thông tin quang các suy hao giữa ghép nối của các thành phần trong hệ thống
thông tin quang được gọi là suy hao trên tuyến truyền dẫn, suy hao do quá trình sợi
quang bị uốn cong suy hao ngoài

Suy hao trong sợi quang là hiện tượng xảy ra khi truyền tín hiệu từ phía phát
đến phía thu, đây là hiện tượng gây suy hao và méo tín hiệu ảnh hưởng đến khoảng
cách truyền giữa phía phát và phía thu.

Trong quá trình truyền tín hiệu ánh sáng, bản thân sợi quang cũng có suy
hao và làm cho cường độ tín hiệu bị yếu đi qua một cự li lan truyền ánh sáng nào
đó.

Suy hao sợi(suy hao tín hiệu) đặc trưng bởi  là hệ số suy hao: (L: chiều dài
sợi quang)

10 Pin
 = L log ⁡( Pout ) (đơn vị: dB/km)

- Các nguyên nhân gây suy hao

Suy hao ngoài:

- Các suy hao ghép nối giữa nguốn phát quang với sợi quang, giữa các sợi
quang với sợi quang, giữa sợi quang với đầu thu quang, giữa các sợi quang
với các thiết bị khác trên tuyến như khuếch đại quang hay thiết bị xen rẽ
kênh …
- Suy hao do quá trình sợi quang bị uốn cong quá giới hạn cho phép. Khi góc
tới lớn hơn góc tới hạn ở các vị trí bị uốn cong thì sẽ có hiện tượng phát xạ
tín hiệu ánh sáng ra ngoài vỏ sợi và như vậy ánh sáng lan truyền trong lõi
sợi đã bị suy hao.
Suy hao ban chất bên trong sợi quang:

+ Suy hao do hấp thụ


o Hấp thụ do tạp chất

Nhân tố nổi trội trong sợi quang là sự có mặt của các tạp chất có trong
vật liệu sợi. Trong thủy tinh thông thường, các tạp chất như nước và các
ion kim loại chuyển tiếp đã làm tăng đặc tính suy hao, đó là các ion kim
loại sắt, Crom, coban, đồng và các ion OH(nước). Sự có mặt của các tạp
chất này làm cho suy hao đạt giá trị rất lớn. Để giảm suy hao xuống thấp
hơn 20dB/km, sự có mặt của nước phải ít hơn vài phần tỷ. Giá trị này đạt
được nhờ chế tạo sợi bằng phương pháp MCVD, VAD, VPAD

o Hấp thụ vật liệu

Ta thấy rằng hoạt động của bước sóng dài hơn sẽ cho suy hao nhỏ
hơn. Nhưng các liên kết nguyên tử lại có liên quan đến vật liệu và sẽ hấp
thụ có bước sóng dài, trường hợp này gọi là hấp thụ vật liệu.

o Hấp thụ điện tử

Trong vùng cực tím, ánh sáng bị hấp thụ là do các proton kích thích các
điện tử trong nguyên tử lên 1 trạng thái năng lượng cao hơn. Lúc này bờ
cực tím của các dải hấp thụ điện tử của cả hai vật liệu không kết tinh sẽ
có quan hệ như sau:

uv = CeE/ E0

+ Suy hao do tán xạ Reyleigh


o Không đồng nhất về thành phần, mật độ trong vật liệu chế tạo sợi
o Tính không hoàn hảo về cấu trúc của sợi do các bọt khí và vết nứt
+ Suy hao do bức xạ năng lượng ánh sáng

- Phổ suy hao của sợi quang


2.6 Hiện tượng tán sắc trong sợi quang

- Định nghĩa

Khi lan truyền trong sợi tín hiệu quang bị méo do tác động của tán sắc mode và trễ
giữa các mode. Tán sắc mode là sự giãn xung xuất hiện trong một mode do vận tốc
nhóm là hàm của bước sóng .

Tín hiệu dọc theo sợi dây dẫn quang sẽ bị méo do tán sắc bên trong mode và hiệu
ứng trễ giữa các mode gây ra. Các hiệu ứng tán sắc ở đây được giải thích nhờ việc
khảo sát trạng thái các vận tốc nhóm của các mode truyền dẫn, mà ở đây vận tốc
nhóm là tốc độ mà tại đó năng lượng ở trong mode riêng biệt lan truyền dọc theo
sợi. Tán sắc bên trong mode là sự dãn xung tín hiệu ánh sáng xảy ra ở một mode.

Vì tán sắc bên trong mode phụ thuộc vào bước sóng cho nên ảnh hưởng của nó tới
méo tín hiệu sẽ tăng lên theo sự tăng của độ rộng phổ nguồn phát. Tán sắc trong
sợi quang gồm 2 phân chính là tán sắc giữa các mode và tán sắc bên trong mode.

- Các nguyên nhân gây tán sắc

Tán sắc vật liệu: do chỉ số khúc xạ của vật liệu chế tạo lõi thay đổi theo hàm của
bước sóng gây ra. Tán sắc vật liệu tạo ra sự phụ thuộc vận tốc nhóm vào bước sóng
của một mode bất kì.
Tán sắc ống dẫn sóng: do sợi đơn mode chỉ giới hạn 80% công suất quang trong lõi
nên 20% con lại sẽ lan truyền trong lớp vỏ nhanh hơn phần ánh sáng tới hạn gây ra
tán sắc.

Tán sắc tổng = [(tán sắc mode)2 + (tán sắc bên trong mode)2 ]1/2

- Phân loại tán sắc

Có hai loại:

Tán sắc mode: chỉ xảy ra ở sợi đa mode.

Tán sắc màu: xãy ra ở tất cả các loại sợi quang. Tán sắc sắc thể bao gồm:

Tán sắc vật liệu.Tán sắc ống dẩn sóng.

Bên cạnh đó, trong sợi đơn mode phải xét tới tán sắc mode phân cực. Đây là loại
tán sắc vô vùng quang trọng trong hệ thống thông tin tốc độ cao

- Độ dãn xung gây ra do hiện tượng tán sắc và mối quan hệ với tốc độ truyền dẫn

Khi xung bị dãn qyas sẽ có thể gây ra hiện tượng phủ chờm của các xung kề nhau,
và khi sự phủ chơm vượt quá một mức nào đó thì thiết bị thu quang sẽ không còn
phân biệt nổi các xung này nữa và lúc này sẽ xuất hiện lỗi tín hiệu. Trong trường
hợp này tán sắc đã làm giới hạn năng lực truyền dẫn.

Tán sắc đã làm hạn chế đặc tính hệ thống và trước hết cần thấy rằng ảnh hưởng
đáng cân nhắc nhất là làm hạn chế tốc độ phụ thuộc hoàn toàn khác với đặt trên độ
rộng phổ nguồn phát.

2.7 Hiện tượng phi tuyến trong sợi quang

Hiệu ứng phi tuyến sợi xuất hiện khi tốc độ dữ liệu, chiều dài truyền dẫn, số bước
sóng và công suất quang tăng lên. Các hiệu ứng phi tuyến này đã có ảnh hưởng
trực tiếp tới chất lượng truyền dẫn của hệ thống và thậm chí trở nên quan trọng hơn
vì sự phát triển của bộ khuếch đại quang sợi EDFA cùng với sự phát triển của các
hệ thống ghép kênh theo bước sóng WDM. Với việc tăng hiệu quả truyền thông tin
mà có thể được làm bằng việc tăng tốc độ bit, giảm khoảng cách giữa các kênh
hoặc kết hợp cả hai phương pháp trên, các ảnh hưởng của phi tuyến sợi trở nên
đóng vai trò quyết định hơn.

2.8 Một số loại sợi quang đặc biệt (tán sắc dịch chuyển, tán sắc phẳng ... )
Sợi Tán Sắc Dịch Chuyển (Dispersion Shifted Fiber - DSF)
Đặc điểm: Sợi tán sắc dịch chuyển được thiết kế sao cho điểm tán sắc bằng 0
(zero-dispersion point) nằm ở vùng bước sóng hoạt động của hệ thống truyền dẫn
quang, thường là khoảng 1550 nm. Điều này khác biệt với sợi quang tiêu chuẩn,
nơi điểm tán sắc bằng 0 thường nằm ở khoảng 1310 nm.
Ứng dụng: Sợi DSF được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống truyền dẫn quang ở
bước sóng 1550 nm do tại bước sóng này, sợi quang có sự suy hao thấp nhất và
khoảng cách truyền dẫn mà không cần bộ khuếch đại là lớn nhất.
Nhược điểm: Mặc dù giảm được tán sắc, sợi DSF có thể gây ra hiện tượng tự pha
mod (self-phase modulation - SPM) khi sử dụng với công suất cao, ảnh hưởng đến
chất lượng tín hiệu.

Sợi Tán Sắc Phẳng (Dispersion Flattened Fiber - DFF)


Đặc điểm: Sợi tán sắc phẳng được thiết kế để có mức tán sắc rất thấp và ổn định
qua một dải bước sóng rộng. Điều này giúp giảm thiểu sự biến dạng tín hiệu do tán
sắc gây ra trong suốt quá trình truyền dẫn.
Ứng dụng: DFF thích hợp cho việc truyền dẫn các tín hiệu quang qua khoảng cách
rất xa mà không cần bộ chỉnh tán sắc hay khuếch đại thường xuyên, và được sử
dụng trong các hệ thống truyền thông quang có yêu cầu cao về băng thông và
khoảng cách.
Lợi ích: Sợi DFF cho phép truyền dẫn đa kênh (WDM - Wavelength Division
Multiplexing) hiệu quả hơn do khả năng duy trì tín hiệu ổn định qua các bước sóng
khác nhau.
2.9 Các chuẩn sợi quang theo khuyến nghị (G.652, G.653, G.654, G.655)

2.10 Cấu trúc và đặc tính kỹ thuật của các thành phần cơ bản trong cáp quang

Cáp sợi quang là một phần thiết yếu trong hạ tầng mạng truyền thông hiện đại,
vận chuyển dữ liệu dưới dạng tín hiệu quang với tốc độ cao và trên khoảng cách
xa. Cấu trúc của cáp sợi quang và các đặc tính kỹ thuật của thành phần cơ bản
trong cáp được thiết kế để đảm bảo hiệu suất tối ưu, bảo vệ sợi quang khỏi các
ảnh hưởng bên ngoài, và đáp ứng các yêu cầu ứng dụng khác nhau.
Cấu Trúc và Đặc Tính Kỹ Thuật
Lõi (Core): Là trung tâm của sợi quang, nơi dẫn truyền tín hiệu ánh sáng. Lõi
thường được làm từ silica tinh khiết với chỉ số khúc xạ cao để tối ưu hóa việc
giữ ánh sáng bên trong thông qua phản xạ toàn phần nội bộ.

Vỏ Bọc (Cladding): Bao quanh lõi và có chỉ số khúc xạ thấp hơn, giúp duy trì
tín hiệu ánh sáng trong lõi bằng cách phản xạ ánh sáng trở lại vào lõi.

Lớp Bảo Vệ (Buffer Coating): Là lớp bảo vệ cao su hoặc plastic bao quanh vỏ
bọc, giúp bảo vệ sợi quang khỏi môi trường và tác động cơ học.

Cấu Trúc Tăng Cường (Strengthening Members): Thành phần này giúp tăng
cường độ bền cho cáp, chống lại áp lực và kéo căng, thường được làm từ các
vật liệu như aramid (Kevlar), thép, hoặc sợi thủy tinh.

Vỏ Ngoài (Jacket): Lớp bảo vệ cuối cùng của cáp, thường được làm từ nhựa
PVC hoặc LSZH (Low Smoke Zero Halogen) để cung cấp bảo vệ chống lại tác
động từ môi trường bên ngoài và hóa chất, đồng thời giúp dễ dàng xác định và
quản lý cáp.

- Phân loại cáp sợi quang


2. Phân loại cáp sợi quang:

Cáp quang được phân thành nhiều loại, tương ứng với số lượng mode ánh sáng
(là trạng thái truyền ổn định của sóng ánh sáng) truyền qua sợi quang như sợi
quang đơn mode (single mode - SM), đa mode (multimode - MM)4. Phân theo
môi trường lắp đặt, sợi quang có 2 loại outdoor và indoor.

3. Luật màu sợi quang:

Luật màu cáp quang là nguyên tắc cần áp dụng trong viễn thông quang để có
thể truyền tải nhiều kênh thông tin đồng thời qua sợi cáp quang bằng cách mã
hóa các tín hiệu thành các màu sắc khác nhau. Mỗi mà sắc sẽ biểu thị cho một
kênh tín hiệu riêng biệt, cho phép truyền tải nhiều dữ liệu song song trong cùng
một sợi cáp quang. Các sợi bên trong được mã hóa màu trong một nhóm sợi và
chúng được đếm theo chiều kim đồng hồ.

2.11 Các phương pháp đo thử và hàn nối sợi quang


- Mục đích, yêu cầu khi đo thử và hàn nối sợi quang

Mục tiêu của việc hàn nối sợi quang là tạo ra một kết nối vĩnh viễn giữa hai
hoặc nhiều sợi quang. Điều này thường được thực hiện khi cáp quang hiện
có không đủ dài để đáp ứng yêu cầu, hoặc khi cần khôi phục lại các sợi cáp
quang bị hỏng.
Khi đo thử sợi quang, mục tiêu là xác định các thông số quan trọng như suy
hao, độ dài, và các thông số khác của sợi quang. Điều này giúp đảm bảo
rằng sợi quang hoạt động đúng cách và đáp ứng các yêu cầu về hiệu suất.
Các phương pháp đo thử sợi quang:

Đo suy hao: Phương pháp này đo tổng suy hao trên sợi quang bằng cách đưa
cường độ của ánh sáng vào một đầu và đo mức tín hiệu đi ra từ đầu kia. Sự
khác biệt giữa hai cường độ được đo trong đơn vị decibel (dB), đó là suy
hao end-to-end.
Đo quang phổ hấp thụ: Phương pháp này dựa trên hiện tượng quang phổ hấp
thụ, là quá trình tương tác giữa hạt photon của ánh sáng với các phần vật
chất.
Sử dụng máy OTDR (Optical Time Domain Reflectometer): Máy OTDR
được sử dụng rộng rãi trong việc đo kiểm tra sợi quang. Nó cung cấp thông
tin chi tiết về suy hao, độ dài, và vị trí của các sự kiện trên sợi quang.

Nguyên lý hoạt động của máy đo OTDR:

Máy đo OTDR hoạt động giống như radar, nó gửi xung xuống sợi quang và
tìm kiếm tín hiệu trở lại.
OTDR sử dụng hiện tượng quang học độc đáo “ánh sáng tán xạ ngược” để
thực hiện các phép đo cùng với ánh sáng phản xạ từ các đầu nối hoặc đầu sợi
quang bị phân cắt, do đó để đo suy hao gián tiếp.
OTDR sử dụng tán xạ Rayleigh và phản xạ Fresnel để đo các đặc tính của
sợi.
Cách hoạt động của máy đo OTDR:

Trong quá trình kiểm tra OTDR, thiết bị sẽ đưa xung nguồn sáng laser hoặc
sợi quang công suất cao hơn vào một sợi quang từ một đầu của cáp quang,
với cổng OTDR để nhận thông tin trả về1.
Khi xung quang được truyền qua sợi quang, một phần của phản xạ phân tán
sẽ quay trở lại OTDR1.
Chỉ những thông tin hữu ích trả về mới có thể được đo bằng máy dò OTDR
hoạt động như thời gian hoặc các đoạn đường cong của sợi tại các vị trí khác
nhau1.
Bằng cách ghi lại thời gian cho tín hiệu từ khi truyền đến khi trở lại và tốc
độ truyền trong sợi, do đó có thể tính được khoảng cách1.
Các phương pháp hàn nối sợi quang:

Hàn nối nhiệt: Hai sợi quang được hàn với nhau bằng hồ quang điện tử. Đây
là phương pháp nối cáp quang được sử dụng rộng rãi nhất vì nó cung cấp tổn
thất thấp nhất, ít phản xạ hơn, mối nối mạnh nhất và đáng tin cậy nhất giữa
hai sợi.
Sử dụng đầu nối quang nhanh (Fast Connector): Đây là một phương pháp khác để
nối cáp quang, thường được sử dụng khi cần một giải pháp nhanh chóng.

You might also like