Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 61

ĐỀ MIỄN DỊCH – SINH LÝ BỆNH

1. Ig E sau khi được sản xuất ra thì gắn lên trên bề mặt của tế bào nào ?
A. Bạch cầu hạt trung tính
B. Lympho B
C. Dưỡng bào .
D. Lympho T
E. Tế bào NK
2. Những TB trình diện phức hợp peptid – MHC lớp I sẽ trở thành tế bào đích của tế
bào nào ?
A. TB B D. TB TCD4+
B. TB TCD8+ E. TB NK
C. ĐTB
3. Sự kết hợp giữa các CDR của chuỗi L và chuỗi H tạo thành cấu trúc nào của phân
tử KT ?
A. Paratop
B. Mảnh Fab
C. Receptor của bổ thể
D. Epitop
E. Mảnh Fc
4. Sự chọn lọc dòng TB lympho B đặc hiệu sẽ diễn ra khi lympho B tiếp xúc với
thành phần nào sau đây?
A. KN C. Bổ thể
B. Cytokin D. KT
E. Yếu tố hóa hướng động
5. Tế bào Langerhans được tìm thấy ở vị trí nào sau đây ?
A. Hạch bạch huyết
B. Da D. Não
C. Gan
E. Lách
6. TB lympho Th2 hoạt hóa TB lympho B thông qua sự tương tác của cặp phân tử
nào ?
A. B7 + CTLA – 4 B. ICAM – 1 + LFA – 1
C. CD40 + CD40L (CD154) D. B7 + CD28
E. CD4 + MHC lớp II
7. Phân tử nào sau đây chỉ xuất hiện ở TB Tc ?
A. CD8 C. TCR
B. CD28 D. CD3
E. BCR

8. Vùng cận vỏ của hạch bạch huyết là nơi tập trung của ?
A. TB T
B. Tương bào
C. TB tua nang
D. TB B
E. ĐTB
9. Thành phần của hệ thống bổ thể được hoạt hóa đầu tiên trong con đường cổ điển ?
A. C1s C. C3
B. C2 D. C1r
E. C1q
10. Loại TB nào sau đây trình diện mảnh peptide KN cho TB lympho T hiệu quả
nhất ?
A. Tiểu cầu
B. Hồng cầu
C. TB tua
D. Tế bào plasma
E. BC đa nhân trung tính
11. Thành phần nào của bổ thể có tác dụng hóa ứng động đối với BC hạt trung tính ?
A. C1b C. Yếu tố B
B. C3b D. C5a
E. C5b6789
12. Thành phần nào do TB Tc tiết ra có tác dụng giết chết TB đích ?
A. TNFβ C. Hydrolase
B. Protease D. TNFα
E. Grandzyme
13. Phát biểu nào sau đây là đúng về TB NK ?
A. Có trí nhớ MD
B. Có khả năng tiêu diệt các TB nhiễm virus
C. Có khả năng trình diện KN
D. Là TB T độc
E. Hỗ trợ hoạt hóa TB lympho B
14. Tế bào nào sau đây có khả năng loại bỏ KST ?
A. BC ái toan D. ĐTB
B. TB tua E. BC ái kiềm
C. BC hạt trung tính
15. Xét nghiệm nào là tốt nhất để tìm nguyên nhân của viêm da tiếp xúc ?
A. Test trong da( IDR )
B. Định lượng IgE toàn phần
C. Sinh thiết da
D. Test áp da
E. Test lấy da
16. TB Th2 tiết ra cytokine nào sao đây có tác dụng chuyển đổi sản xuất isotype KT từ
IgM sang IgE ?
A. IL 2 + IFNγ
B. IL 2 + IL 4
C. IL 2 + IL 5
D. IL 5 + IFNγ
E. IL 4 + IL 13
17. Cơ chế tác dụng của thuốc kháng sinh histamin trong điều trị quá mẫn typ I ?
A. Làm tăng nồng độ cAMP
B. Ức chế sự vỡ hạt
C. Phóng bể thụ thể H1 và H2
D. Ức chế dòng Ca2+
E. Ức chế chuyển histidine thành histamin
18. 2 lớp KT nào có khả năng cố định bổ thể tham gia vào cơ chế bệnh sinh của quá
mẫn typ II ?
A. IgM và IgD
B. IgA và IgG
C. IgM và IgG
D. IgM và IgE
E. IgM và IgA
19. Khi VSV xâm nhập qua da, TB APC loại nào đóng vai trò xử lý và trình diện KN ?
A. BC đơn nhân
B. Lympho B
C. TB Kupffer
D. TB tua nang
E. TB Langerhans
20. 1 trong những chức năng do mảnh Fc của lớp KT IgE đảm nhiệm đó là :
A. Thanh thải phức hợp MD
B. Truyền tín hiệu cho lympho B
C. Nhận diện KN
D. Gắn lên bề mặt dưỡng bào
E. Ngưng kết KN
21. Trong điều trị quá mẫn typ 1, KT đơn dòng nào sau đây có tác dụng ức chế sự sản
xuất KT IgE ?
A. Anti IL 10
B. Anti IL 4
C. Anti IL 6
D. Anti IL 12
E. Anti IL 2
22. Ngoài khả năng nhận biết KN, TCR còn phải nhận diện đồng thời thành phần
nào ?
A. Phân tử CD8
B. Phân tử MHC
C. Phân tử CD40
D. Phân tử CD3
E. Phân tử CD4
23. Cùng 1 loại KN nhưng trên các cá thể khác nhau đáp ứng miễn dịch có thể có
được ở mức độ khác nhau là do tính chất nào sau đây ?
A. Tính di truyền của cá thể
B. Tính đặc hiệu KN
C. Tính sinh MD của KN
D. Tính lạ của KN
E. Tính phản ứng chéo của KN
24. Khi 1 người phụ nư có Rh (-) đang mang thai, sản phụ này được tiêm globulin MD
có tên Rhogam để ngăn cản sự mẫn cảm với KN từ thai nhi Rh (+). Đây là 1 ví dụ
về :
A. MD chủ động
B. MD mắc phải
C. MD bẩm sinh
D. MD thụ động
E. MD tự nhiên
25. Quá trình phân cắt KN nội sinh thành các mảnh peptide là nhờ vào thành phần nào
?
A. HLA-DM
B. TAP
C. Proteasome
D. Hydrolase
E. Lysosome

26. Cơ quan lympho nào có nhiệm vụ ngăn chặn KN xâm nhập vào máu ?
A. Vòng Waldeyer
B. Hạch bạch huyết
C. Tổ chức lympho liên kết với niêm mạc ( MALT )
D. Lách
E. Các mô bạch huyết tại da
27. Sau khi thực bào, các vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt qua nhiều cơ chế khác nhau, thành
phân nào dưới đây diệt khuẩn không qua cơ chế phụ thuộc oxy ?
A. Lysozyme
B. Hydrogen peroxide
C. Hypochlorous acid
D. Supperoxyde
E. Myeloperoxidase
28. TLR-2 của ĐTB kết hợp chủ yếu lên thành phần nào của vi khuẩn để thực bào ?
A. Peptidoglycan
B. LPS
C. KN vỏ
D. Mannose
E. KN than
29. Tiêm vaccin phòng COVID-19 nhằm kích thích tạo đáp ứng MD nào sau đây ?
A. MD chủ động tự nhiên
B. MD chủ động nhân tạo
C. MD thụ động nhân tạo
D. MD thụ động tự nhiên

30. Nơi biệt hóa và trưởng thành của TB lympho T là ở tổ chức nào ?
A. Lách
B. Tuyến ức
C. Túi Fabricius
D. Hạch bạch huyết
E. Tủy xương
31. KT thuộc lớp IgM ở trên bề mặt TB lympho B có bao nhiêu vị trí kết hợp KN đặc
hiệu ?
A. 10 C. 1 E. 2
B. 5 D. 4

32. Phát biểu nào sau đây về dấu ấn CD4 trên bề mặt TB lympho T là đúng ?
A. Tương tác với MHC lớp II trong quá trình nhận diện KN
B. Là thụ thể dành cho KN
C. Là thụ thể dành cho mảnh Fc của phân tử KT
D. Gây opsonin hóa
E. Truyền tín hiệu để hoạt hóa TB lympho B xản xuất KT
33. TB nào sau đây đảm nhiệm vai trò chính trong việc bảo vệ cơ thể chống lại các
VSV nội bào ?
A. TB Tc
B. TB Th2
C. ĐTB
D. Lympho B
34. Những dấu ấn đặc trưng nào trên TB lympho B giúp cho việc định danh dòng TB
này bằng kỹ thuật đếm TB dòng chảy ?
A. CD3 + CD20
B. CD16 + CD56
C. CD3 + CD8
D. CD3 + CD4
E. CD19 + CD20
35. Đặc điểm nào sau đây của TB NK là đúng ?
A. Chỉ hiện diện ở tuần hoàn máu
B. Không có dấu ấn bề mặt của TB lympho B hoặc T
C. Nhận diện được KN trên phân tử MHC
D. Không có hạt lớn trong bào tương
E. Có cả CD4+ và CD8+ trên bề mặt TB
36. Sự sắp xếp các gene tổng hợp chuỗi H và chuỗi L của phân tử KT chỉ xảy ra trên
TB nào sau đây ?
A. TB NK
B. TB B
C. TB gan
D. TB T
E. TB APC
37. Đột biến gene RAG1 và RAG2 sẽ không ảnh hưởng đến sự phát triển của dòng TB
nào sau đây ?
A. TB lympho TCD4+
B. TB NK
C. TB lympho B
D. TB lympho Th1
E. TB lympho TCD8+
38. Rối loạn nào sau đây xuất hiện trong bệnh Addison ?
A. Tăng V tuần hoàn
B. Giảm K+ máu
C. Nhiễm toan chuyển hóa
D. Tăng Na+ máu
E. Nhiễm kiềm chuyển hóa
39. Trong các dẫn xuất của acid arachidonic được giải phóng tại ổ viêm, chất nào gây
hóa ứng động BC ?
A. Prostaglandin E2
B. Leucotrien B4
C. Prostaglandin A2
D. Leucotrien D4
40. Chất trung gian hóa học nào sau đây có nguồn gốc từ các dẫn xuất phospholipid ?
A. Histamin
B. Serotonin
C. Kallidin
D. Prostaglandin
E. Bradykinin
41. Chất trung gian hóa học nào sau đây có tác dụng làm thay đổi điểm điều nhiệt gây
sốc ?
A. Bradykinin
B. Serotonin
C. Histamin
D. Prostaglandin
E. Leucotrien D4
42. Quan niệm về bệnh theo thuyết phân tâm học của Freud thì bệnh là :
A. Kết quả xấu của những hành vi sai lạc
B. Quá tải của những dồn ép trong tiềm thức thể hiện rõ qua giấc mơ
C. Biểu hiện của libido từ trong tiềm thức ra bên ngoài
D. Sản phẩm của 1 sự dồn ép của ý thức lên trên tiềm thức
E. Biểu hiện của bản năng chết ( Thanatos )
43. Trong điều hòa áp lực thẩm thấu, receptor nhận cảm áp lực chủ yếu nằm ở đâu ?
A. Quai ĐM chủ
B. Xoang cảnh, quai ĐM chủ
C. Vùng dưới đồi
D. Xoang cảnh
E. Thận
44. Trong cơ chế điều hòa pH do thận, 1/3 lượng H+ được thận đào thải dưới dạng nào
sau đây ?
A. NH4+
B. Acid sulfuric
C. Tự do
D. Acid chuẩn độ
E. Acid phosphoric
45. Trong giai đoạn tái tạo mô của quá trình viêm, ĐTB cần tác động lên TB nào để
chuẩn bị cho giai đoạn này ?
A. TB lympho B
B. BC đơn nhân
C. Nguyên bào sợi
D. TB lympho T
E. BC hạt trung tính
46. Tại ổ viêm, trong giai đoạn thành lập mô, hạt sẽ có biểu hiện tang sinh của loại
hình nào sau đây ?
A. Nguyên bào sợi
B. BC
C. TB liên võng
D. Huyết quản
E. Tb nội mô
47. Đặc điểm nào sau đây là phù hợp trong nhiễm toan lactic ?
A. Là hậu quả của sự tích tụ các acid bay hơi
B. BE tang
C. Có khoảng trống anion máu bình thường
D. Thận giảm đào thải ion H+
E. Phổi bù trừ bằng cách tăng thông khí

48. Hội chứng tăng aldosterone nguyên phát khác với hội chứng tăng aldosterone thứ
phát ở điểm nào sau đây ?
A. Hb và hematocrit giảm
B. Nhiễm kiềm chuyển hóa
C. Áp lực thẩm thấu huyết tương tăng
D. K+ máu giảm
E. Hoạt tính renin huyết tương tăng

49. Cơ chế nào dẫn đến phù trên bệnh nhân bị viêm cầu thận cấp ?
A. Tăng tính thấm thành mao mạch
B. Cản trở tuần hoàn bạch huyết
C. Tăng ALTT ngoại bào
D. Tăng áp lực thủy tĩnh
E. Giảm áp lực keo máu
50. Kết quả xét nghiệm khí máu ĐM của 1 bệnh nhân như sau : pH =7, PaCO2 = 64
mmHg, BE =+5 mmol/l. chuẩn đoán nào phù hợp nhất ?
A. Nhiễm khuẩn chuyển hóa
B. Nhiễm toan hô hấp
C. Nhiễm kiềm chuyển hóa
D. Nhiễm kiềm hô hấp
51. Cytokinine nào sau đây vừa là chất gây sốt nội sinh, vừa có khả năng thu hút BC
đến nới có tác nhân gây viêm?
A. Interferon
B. Interleukin 6
C. Cachectin ( TNFα )
D. Interleukin 8
E. Interleukin 1
52. Khi nôn nhiều sẽ làm mất dịch vị dạ dày, và hậu quả có thể đưa đến rối loạn cân
bằng kiềm – toan dạng nào ?
A. Nhiễm toan hô hấp
B. Nhiễm toan chyển hóa
C. Nhiễm kiềm hô hấp
D. Nhiễm kiềm chuyển hóa
53. C5a có vai trò gì trong quá trình viêm ?
A. Opsonin hóa ĐTB
B. Tạo hàng rào bao bọc ổ viêm
C. Hình thành huyết khối
D. Gây hóa hướng động BC
E. Gây đau
54. Khi PaCO2 tăng 0.3% thì tần số hô hấp tăng lên bao nhiêu lần ?
A. 1.5 lần
B. 1.2 lần
C. 2.5 lần
D. 3 lần
E. 2 lần
55. Hậu quả của ngộ độc nước là hiện tượng :
A. Chỉ gây ưu trương nội bào
B. Nhược trương nội bào và ngoại bào
C. Ưu trương nội bào, nhược trương ngoại bào
D. Nhược trương nội bào , ưu trương ngoại bào
E. Ưu trương nội bào và ngoại bào
56. 1 bệnh nhân vào viện với ph = 7.5 , PaCO2 = 45 mmHg, BE = + 10 mmol/l. Tình
trạng bệnh lý nào sau đây có thể tương ứng với kết quả xét nghiệm này :
A. Suy thận mạn
B. ĐTĐ
C. Sốc
D. Nôn kéo dài
E. Rối loạn thông khí tắt nghẽn
57. Bệnh lý nào có 2 cơ chế chính là giảm áp lực keo và tăng áp lực thủy tĩnh :
A. Suy gan
B. Viêm cầu thận
C. Xơ gan mất bù
D. Suy tim
E. Hội chứng thận hư
58. Nguyên nhân nào gây phù trong hội chứng thận hư
A. Giảm tạo protid huyết tương
B. Tăng tiêu thụ protid huyết tương
C. Mất protid huyết tương qua da
D. Mất protid huyết tương qua đường tiêu hóa
E. Mất protid huyết tương qua nước tiểu
59. Hen phế quản cấp gây hậu quả nào sau đây ?
A. Nhiễm base hô hấp
B. Nhiễm acid chuyển hóa
C. Nhiễm acid hô hấp
D. Nhiễm base chuyển hóa
E. Nhiễm hỗn hợp
60. Tăng aldosterone máu có thể gây hậu quả nào sau đây ?
A. Nhiễm kiềm chuyển hóa D. Tăng K+ máu
B. Giảm Na máu E. Nhiễm toan hô hấp
C. Nhiễm toan chuyển hóa
61. Các bước thực nghiệm của phương pháp thực nghiệm trong sinh lý bệnh là gì ?
A. Giả thuyết, thực nghiệm, lâm sàng
B. Lâm sàng , giả thuyết, thực nghiệm
C. Quan sát , giả thuyết , thực nghiệm
D. Thực nghiệm, chứng minh, lâm sàng
E. Giả thuyết, chứng minh , lâm sàng
62. Trong cơ chế hình thành dịch rĩ viêm, cơ chế nào là quan trọng nhất ?
A. Tắc bạch mạch D. Tăng áp lực thủy tĩnh
B. Tăng tính thấm thành mạch E. Tăng ALTT
C. Tăng áp lực keo tại ổ viêm
63. Trong cơ chế điều hòa pH do thận, tái hấp thu natri bicarbonate xảy ra chủ yếu ở
vị trí nào ?
A. Nhánh lên của quai henle
B. ống góp
C. ống lượn xa
D. ống lượn gần
E. nhánh xuống của quai henle

64. Cơ chế nào sau đây góp phần vào hiện tượng ứ máu trong viêm ?
A. Giãn mạch
B. Giảm thể tích máu
C. Huyết khối
D. Tăng huyết áp
E. Tăng áp lực thủy tĩnh
65. Tại ổ viêm, thành phần nào trên TB nội mô mạch máu có khả năng giúp BC bám
dính vào thành mạch ?
A. Serotonin
B. C3a, C5a
C. Interleukin 8
D. Selectin
E. Bradykinin
66. Khi dịch ngoại bào của cơ thể bị thừa Na+ thì sẽ gây ra hậu quả nào ?
A. Hội chứng tăng aldosterone thứ phát
B. Bệnh đái nhạt trung ương
C. Bệnh hẹp ĐM thận
D. Bệnh Addison
E. Bệnh đái nhạt do thận
67. Khi dịch ngoại bào của cơ thể bị thừa Na+ thì sẽ gây ra hậu quả nào ?
A. Tăng cảm giác khát
B. Nhược trương ngoại bào
C. Tăng bài niệu
D. Tăng tiết aldosterone
E. Tăng tái hấp thu Na+ ở ống thận
68. Tăng áp lực thủy tĩnh là cơ chế chính gây phù phổi xảy ra trong trường hợp nào
sau đây?
A. Hít phải khí độc clo
B. Biến chứng phù phổi hiếm gặp khi chích hút nước màng phổi
C. Suy tim toàn bộ
D. Suy tim phải
E. Truyền dịch nhiều và nhanh
69. Cơ chế chính gây tăng tiết dịch ở màng phổi xuất hiện trong 1 số bệnh lý là :
A. Tăng ALTT ngoại bào
B. Giảm áp lực keo máu
C. Tăng tính thấm thành mạch tại mao mạch phổi
D. Tăng áp lực thủy tĩnh tại mao mạch phổi
E. Cản trở tuần hoàn bạch huyết tại phổi
70. Yếu tố nào là quan trọng nhất gây cơn khó thở trong hen phế quản?
A. Tăng tiết chất nhầy vào long phế quản
B. Co cơ trơn tại phế quản nhỏ
C. Phù niêm mạc phế quản
D. Chướng khí phế nang
E. Phì đại cơ trơn phế quản
71. Thông số thăm dò hô hấp nàu sau đây giúp đánh giá tình trạng đường dẫn khí ?
A. Tổng dung tích phổi (TLC)
B. Dung tích sống gắng sức (FVC)
C. Dung tích sống (VC)
D. Thể tích khí cặn (RV)
E. Thể tích thở ra tối đa giây (VEMS)
72. Bệnh lý do tăng hiệu ứng khoảng chết thường gặp trong trường hợp nào sau đây ?
A. Hen phế quản
B. Xẹp phổi
C. Cắt 1 phần nhu mô phổi
D. Giãn phế quản
E. Thuyên tắc mạch máu phổi

73. Hiện tượng rối loạn đông máu trên bệnh nhân xơ gan chủ yếu là do :
A. Giảm tổng hợp yếu tố đông máu, cường lách, thiếu vitamin K
B. Rối loạn hấp thu vitamin K
C. Cường lách và giảm hấp thu vitamin A, D, E, K
D. Gan giảm tổng hợp các yếu tố đông máu
E. Cường lách gây giảm tiểu cầu
74. Nguyên nhân dẫn đén tăng huyết áp thường gặp nhất hiện nay là :
A. U lõi thượng thận tăng tiết catecholamine
B. Hẹp eo ĐM chủ
C. U vỏ thượng thận tăng tiết aldosterone
D. Do hẹp ĐM thận
E. Chưa rõ nguyên nhân
75. Trong suy tim, sự hoạt hóa hệ RAA tham gia gây phù theo cơ chế nào quan trọng
nhất ?
A. Cản trở tuần hoàn bạch huyết
B. Tăng ALTT ngoại bào
C. Giảm áp lực keo máu
D. Tăng tính thẩm thấu thành mao mạch
E. Tăng áp lực thủy tĩnh trong mao mạch

76. Huyết niệu do tổn thương tại các nephron có kèm theo biểu hiện nào sau đây ?
A. Trụ HC
B. Thiếu máu
C. Phù toàn
D. Tăng ure máu
E. Vô niệu
77. Trong cơ chế bệnh sinh của hội chứng thận hư, người ta nhận thấy có vai trò của
yếu tố nào sau đây ?
A. DUMD dịch thể
B. Bổ thể
C. Các TB thực bào
D. DUMD qua trung gian TB
E. Phức hợp MD
78. 1 bênh nhân nam 69 t, vào viện vì khó thở và được chuẩn đoán mắc bệnh phổi tắc
nghẹn mạn tính (COPD). Thông số thăm dò hô hấp nào sau đây tăng ?
A. Thể tích khí cặn ( VR)
B. Thể tích khí thở ra trong giây đầu tiên (VEMS/FEVl)
C. Chỉ số Tiffeneau
D. Dung tích sống (VC)
79. Bệnh lý nào sau đây có biểu hiện tăng huyết áp ở tay, giảm huyết áp ở chân :
A. Hẹp eo ĐM chủ phía sau ĐM dưới đòn trái
B. U vỏ thượng thận tăng tiết aldosterone
C. U lõi thượng thận tăng tiết catecholamine
D. Hẹp ĐM thận
E. Hẹp van 2 lá
80. Bệnh lý nào sau đây làm giảm dự trự tiền tài dẫn đến suy tim :
A. Nhồi máu cơ tim
B. Truyền dịch nhanh và nhiều
C. Tràn dịch màng ngoài tim
D. Tăng huyết áp
E. bệnh cơ tim giãn
81. Tiêu chảy do tăng co bóp có sự tham gia của cả 2 nguyên nhân toàn than và cục bộ
gặp trong tình huống nào sau đây ?
A. Kích thích bỏi các stress tâm lý
B. Viêm hoặc u
C. Dị ứng đường ruột
D. Loạn năng giáp
E. ĐTĐ
82. Sự phóng tích đột ngộ các chất có tác dụng gây giãn mạch vào mạch máu có thể
dẫn đến loại sốc nào ?
A. Sốc giảm thể tích
B. Sốc tim
C. Sốc thần kinh
D. Sốc tắc nghẽn
E. Sốc phân bố
83. 2 biểu hiện chính của sốc giảm thể tích là :
A. Co tiểu ĐM
B. Co tiểu TM
C. Tăng thể tích tim bóp
D. Hoạt hóa hệ RAA
E. Tăng nhịp
84. Trong cùng 1 hoàn cảnh và điều kiện sống như nhau nhưng chỉ có 1 số người bị
loét dạ dày – tá tràng , điều này nói lên vai trò của yếu tố nào sau đây ?
A. Nội tiết
B. Môi trường
C. Thể tạng
D. Dinh dưỡng
E. Thần kinh
85. Thay đổi quan trong nhất trong hẹp van ĐM chủ là gì
A. Tâm thất trái phì đại do tăng gánh áp lực
B. Tâm thất trái dãn do tăng gánh thể tích
C. Tâm nhĩ trái phì đại do tăng gánh áp lực
D. Tâm nhĩ trái dãn do tăng gánh thể tích
E. Tâm phải dãn do tăng gánh thể tích
86. Tăng nhịp tim và co mạch ( với đặc điểm lâm sàng là tăng huyết áp, có những đợt
tăng cao gây đau đầu, và mồ hôi, hồi hộp) là cơ chế chính gây tăng huyết áp trong
tình huống nào ?
A. Hội chứng tăng aldosterone tiên phát
B. Hẹp ĐM thận bẩm sinh
C. U TB ưu crom tại lõi thượng thận
D. Hội chứng cushing
E. Viêm cầu thận
87. Trong huyết tương, bilirubin được vận chuyển bởi thành phần nào sau đây ?
A. Ceruloplasmin
B. Haptoglobin
C. Lipoprotein
D. Transferrin
88. Sự xuất hiện nhiều bilirubin kết hợp ( trực tiếp ) trong nước tiểu có thể gặp trong
trường hợp nào sau đây?
A. Là bình thường
B. Khi có thiếu hụt glucurony transferase
C. Khi có vàng da nhân
D. Khi có tan huyết
E. Khi có tắc nghẽn đường mật
89. Trong vàng da do nguyên nhân sau gan, nước tiểu vàng là vì có chứa nhiều
A. Aicd mật
B. Bilirubin tự do
C. Hemoglobin kết hợp
D. Hemoglobin
E. Urobiliogen
90. Bối cảnh bệnh lý nào sau đây có biểu hiện tăng NH3 và giảm ure trong máu?
A. Hôn mê gan do suy TB gan
B. Tắc mật
C. Vàng da tan huyết
D. Viêm gan mạn
E. Hủy hoại TB gan
91. Protein niệu được chọn lọc là khi nào ?
A. Không kèm theo huyết niệu vi thể
B. Trên 10g/l
C. Gồm albumin và globunin
D. Chỉ có albumin
E. Có ít và không thường xuyên
92. Sự xuất hiện của trụ trong ( trụ hyalin) trong nước tiểu có giá trị như thế nào ?
A. Có sự gia tăng tính thấm màng cơ bản tai cầu thận
B. Bệnh nhân bị viêm cầu thận
C. Chỉ là sinh lý, không có ý nghĩa bệnh lý
D. Bệnh nhân bị các bệnh lý ở cầu thận
E. Có sự hiện diện của protein trong nước tiểu
93. Thành phần điện giải nào sau đây tăng ở dịch ngoại bào trong suy thận mạn ?
A. Bicarbonate
B. Clor
C. Calcium
D. Kali
E. Phosphate
94. Cơ chế nào sau đây làm thay đổi cung lượng tim trong bệnh nhân thông giữa động
TM lớn ?
A. Tăng nhu cầu về oxy do tăng khối lượng mô
B. Tăng chuyển hóa cơ sở
C. Giảm cung cấp máu đến các mô
D. Giảm tải oxy đến các mô do thiếu hemoglobin
E. Rối loạn chuyển hóa trong vòng Kerbs do thiếu sinh tố B1
95. Trường hợp nào sau đây gây tăng áp lực tĩnh mạch cửa tại xoang ?
A. Xơ gan, xơ gan mật tiên phát
B. Suy tim phải
C. Huyết khối TM cửa
D. Hẹp hoặc tắc TM cửa
E. Viêm tắc TM trên gan
96. Tiêm vaccine Astrazeneca nhằm kích thích tạo ra DUMD dạng nào ?
A. Miễn dịch chủ động nhân tạo
B. Miễn dịch chủ động tự nhiên
C. Miễn dịch thụ động nhân tạo
D. Miễn dịch thụ động tự nhiên
97. TLR2 trên ĐTB nhận diện chủ yếu thành phần nào ?
A. Phân tử giống lectin trên VSV
B. Peptidoglycan trên vk gram (+)
C. Lipopolysaccharide trên vk gram (-)
D. DNA của virus
E. Unmethylated CpG DNA của virus và vk
98. Thụ thể nào đánh dấu cho mảnh Fc của KT trên bề mặt TB NK tham gia vào hiện
tượng cảm ứng ADCC ?
A. FcαR
B. FcγR
C. FcμR
D. FcδR
E. FcεR

99. Liệu pháp tiêm huyết thanh hoặc KT là 1 ví dụ cho MD nào ?


A. Miễn dịch thu được
B. Miễn dịch chủ động tự nhiên
C. Miễn dịch chủ động nhân tạo
D. Miễn dịch thụ động tự nhiên
E. Miễn dịch thụ động nhân tạo
100. Tổ chức lympho nào sau đây thuộc cơ quan lympho sơ cấp ở người trưởng
thành ?
A. MALT
B. Lách
C. Hạch bạch huyết
D. Mảng peyer
E. Tủy xương
101. Quá trình biệt hóa của TB lympho không cần sự kích thích của KN diễn ra
tại đâu ?
A. Lách
B. Hạch bạch huyết
C. Tổ chức lympho sơ cấp
D. Tổ chức lympho thứ cấp
E. MALT
102. Sự đột biễn than của TB B xảy ra khi TB lympho B tiếp xúc với thành phần
nào sau đây ?
A. KN
B. KT
C. Phân tử MHC
D. Bổ thể
E. Các chất hóa hướng động
103. sIg là dấu ấn (marker) nhận diện KN của TB nào ?
A. ĐTB
B. TB NK
C. Lympho B
D. Lympho T
E. TB tua
104. Các TB lympho trưởng thành sẽ rời tuyến ức hoặc tuỷ xương để đi đến các
cơ quan lympho thứ cấp, nếu không gặp được KN đặc hiệu trong vòng đời của nó
thì sẽ bị hủy theo hình thức nào ?
A. Lão hóa
B. Tiêu hủy qua lách
C. Thoái hóa trong hạch bạch huyết
D. Chết theo chương trình (apoptosis)
E. Bị phá hủy bởi MAC của hoạt hóa bổ thể
105. Thụ thể TCR kết hợp chặt chẽ với phân tử nào trên TB T để đảm bảo sự dẫn
truyền tín hiệu 1 khi TCR nhận diện được KN?
A. Phân tử CD2
B. Phân tử CD3
C. Phân tử CD4
D. Phân tử CD8
E. Phân tử CD19
106. Dấu ấn đặc thù nào trên TB NK giúp cho việc định danh TB này ?
A. CD16 + CD56
B. CD14
C. CD3
D. CD8
E. CD19 + CD20
107. KN nào sau đây là KN phụ thuộc tuyến ức ?
A. Protein huyết tương
B. Polysaccharide
C. Lipopolysaccharide
D. Steroid
E. Chất trùng hợp các a.a
108. Khi KN được xử lý qua con đường ngoại sinh thì chúng được bộc lộ cùng
với thành phần nào trên TB APC ?
A. Thụ thể BCR
B. Chuỗi nặng cuả IgG
C. Phân tử MHC lớp I
D. Phân tử MHC lớp II
E. Thụ thể TCR
109. Yếu tố nào dưới đây có liên quan đến con đường xử lý KN được trình diện
trong khuôn khổ nhóm phức hợp hòa hợp tổ chức lớp I ?
A. Ubiquitin ( lớp II )
B. Lysosome ( lớp II )
C. Peptide vận chuyển ( TAP) ( proteasome, B2 microglobulin)
D. HLA-DM
E. Chuỗi hằng định (lớp II)
110. Receptor của TB T ( TCR ) nhận diện thành phần nào sau đây ?
A. KN protein gốc
B. KN protein gốc và phân tử MHC
C. KN peptid đã xử lý và phân tử MHC
D. Chỉ KN peptid đã xử lý
E. Chỉ phân tử MHC
111. Vùng siêu biến hay còn gọi là vùng quyết định bổ cứu ( CDR ) nằm ở vị trí
nào trên phân tử KT ?
A. Vùng CH1
B. Vùng CH2
C. Vùng CH3
D. Vùng VH và VL
E. Mảnh Fc
112. Lớp KT nào được
113. sản xuất chủ yếu trong ĐUMD tiên phát ?
A. IgD
B. IgM
C. IgG
D. IgE
E. IgA

114. Dựa vào số lượng gen V,D,J mã hóa cho thụ thể BCR, ước tính trổng số
BCR được tạo thành do cơ chế tái tổ hợp gen là bao nhiêu ?
A. 10^5
B. 9,34.10^6
C. 10^11
D. 10^10
E. 3,4.10^6
115. Thành phần nào sau đây được hoạt hóa đầu tiên của quá trình hoạt hóa bổ
thể theo con đường tắt ?
A. C1q
B. C3
C. C1s
D. C4
E. C2
116. Lysozyme rất quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể chống lại vk. Cơ chế bảo
vệ nào sau đây thuộc về vai trò của lysozyme ?
A. Trung hòa độc tố
B. Phá vỡ màng vk gram (-)
C. Kích hoạt quá trình apoptosis
D. Phá hủy vỡ peptidoglycan của vách vk
E. Gây ngưng kết vk
117. Trong trường hợp bất đồng nhóm máu Rh mẹ- con, lớp KT nào chống lại
KN D có thể truyền từ mẹ sang thai nhi trong lần mang thai thứ 2 ?
A. IgM
B. IgA
C. IgG
D. IgD
E. IgE
118. Trong DUMD trung gian TB, TB Th tiết ra thành phần nào sau đây có tác
dụng hoạt hóa ĐTB để tăng khả năng thực bào ?
A. IL 13
B. IL 2
C. INFγ
D. IL 4
E. Đáp an khác
119. Phức hợp MAC được tao ra trong các con đường hoạt hóa bổ thể có tác
dụng sinh học nào sau đây ?
A. Đục thủng từng lỗ nhỏ trên màng TB đích
B. Gây hiện tượng ngưng kết
C. Opsonin hóa
D. Trung hòa độc tố
E. Thanh thải phức hợp MD
120. Phân tử CD80 hoặc CD86 trên APC liên kết với phân tử nào trên TB T để
cho tín hiệu ức chế TB lympho T?
A. CD28
B. CTLA4
C. CD4
D. CD8
E. CD40
121. C3 convertase có cấu tạo như thế nào trong hoạt hóa bổ thể theo con đường
cổ điển ?
A. C1qrs
B. C4b2a
C. C4b2b3b
D. C3bBb
E. C3bBb3b
122. CD nào sau đây của TB lympho T liên kết với phân tử B7 trên TB trình
diện KN ?
A. CD28
B. CD3
C. CD4
D. CD8
E. CD154 ( CD ligand )
123. Nội độc tố của vk gram (-) hoạt hóa bổ thể bắt đầu từ thành phần nào ?
A. C1q
B. C1r
C. C1s
D. C4 và C2
E. C3
124. TB lympho Th hoạt hóa TB lympho B thông qua sự tương tác của cặp phân
tử ?
A. CD4O + CD40L (CD154)
B. B7 + CD28
C. B7 + CTLA 4
D. CD4 + MHC lớp II
E. ICAM1 + LFA 1
125. Đột biến gen RAG sẽ làm thay đổi các TB lympho máu ngoại biên như thế
nào ?
A. TB B (-), T (+), NK (+)
B. TB B (+), T (-), NK (+)
C. TB B (-), T (-), NK (-)
D. TB B (-), T (-), NK (+)
E. TB B (+), T (+), NK (+)
126. CR1 trên ĐTB kiên kết loại thành phần nào để gây opsonin hóa ?
A. C3b
B. C3a
C. C1r
D. C5a
E. C5b
127. Chất nào do BC ái toan tiết ra có tác dụng tiêu diệt KST ?
A. Perforin
B. MBP
C. Granzyme
D. Granulysin
E. CRP
128. KT nào tham gia vào cơ chế quá mẫn kiểu độc TB ?
A. IgG + IgA
B. IgA + IgM
C. IgM + IgE
D. IgE + IgG
E. IgG + IgM
129. Nhóm thuốc nào sau đây thường gây dị ứng nhất trên lâm sàng ?
A. Thuốc kháng viêm không steroid
B. Thuốc kháng sinh
C. Thuốc hạ nhiệt
D. Thuốc giảm đau
E. Thuốc gây ngủ
130. Không có gamma globulin trong máu khi điện di protein huyết thanh là
biểu hiện điển hình của bệnh hoặc hội chứng nào sau đây ?
A. Suy giảm MD phối hợp nặng ( SCID )
B. Suy giảm dòng TB thực bào
C. Thiếu hụt thành phần bổ thể
D. Bệnh bruton
E. Hội chứng di – George
131. Bệnh lý nào sau đây có cơ chế bệnh sinh thuộc quá mẫn typ I ?
A. Lupus ban đỏ
B. Viêm kết mạc dị ứng
C. Viêm da tiếp xúc dị ứng
D. Thiếu máu tan huyết tự miễn
E. Viêm khớp dạng thấp
132. Cơ chế tác dụng của thuốc Cromolyn trong điều trị quá mẫn typ I ?
A. Ức chế dòng Ca2+
B. Phong bế thụ thể H1 và H2
C. Làm tăng nồng độ cAMP
D. Ức chế chuyển histidine thành histamin
E. ức chế sự vỡ hạt
133. chất nào do TB Tc tiết ra có tác dụng khoang thủng màng TB đích ?
A. Fragmentin
B. TNFα
C. Perforin
D. Granzyme
E. TNFβ
134. Trong cơ chế quá mẫn typ II, bổ thể được hoạt hóa theo con đường nào ?
A. Con đường cổ điển
B. Con đường tắt
C. Con đường lectin
D. Con đường thay thế
E. Con đường không cổ điển
135. Thời gian đọc kết quả của test montoux bao lâu sau khi tiêm tính chất vk
lao vào da ?
A. 5 phút
B. 1 ngày
C. 1 tuần
D. 2 ngày
E. 5 ngày
136. Trong điều trị quá mẫn typ I, thành phần nào sau đây có tác dụng ức chế
sản xuất IgE ?
A. Anti IL10 + Anti IL13
B. Anti IL4 + anti IL5
C. Anti IL6 + anti IL2
D. Histamin
E. Aspirin
137. Hapten có thể tạo ra được ĐUMD nếu :
A. Tiêm liều hapten cao
B. Tiêm vào máu
C. Tiêm trong da
D. Trước khi tiêm cho thêm tá dược MD
E. Trước khi tiêm cho hapten liên kết với protein tải
138. TB nào sau đây chuyên trình diện KN hòa tan ?
A. ĐTB
B. TB bạch tuộc
C. BC trung tính
D. TB lympho B
E. TB lympho T
139. TB nào sau đây tiết cytokine kích hoạt sự chuyển đổi sản xuất các lớp KT ?
A. TB NK
B. TB Th1
C. TB Th2
D. TB tua nang

E. TB Tc
140. TB nào sau đây có khả năng sản xuất KT thuộc lớp IgE ?
A. TB mast
B. TB plasma
C. BC ái kiềm
D. TB mast và BC ái kiềm
E. Dưỡng bào
141. 1 bệnh nhân nhiễm vi khuẩn ngoại bào, kích thích DUMD của người này
sản xuất IgM. Chức năng bảo vệ quan trọng nhất của IgM trong sự nhiễm trùng
này là gì ?
A. Gây opsonin hóa
B. Gây độc TB phụ thuộc KT (ADCC)
C. Trung hòa độc tố của vk
D. Hoạt hóa bổ thể
E. Ly giải trực tiếp TB vk
142. Thuốc có thể gây dị ứng là do
A. Cấu trúc hóa học phức tạp
B. Cấu trúc hóa học đơn giản
C. Trọng lượng phân tử bé
D. Liên kết với protein của cơ thể
E. Sau khi qua gan có hoạt tính
143. Các TB MD nào có khả năng loại bỏ các TB mảnh ghép :
A. Lympho B và lympho T
B. Lympho T và ĐTB
C. Lympho T và TB NK
D. TB NK và ĐTB
E. TB NK và TB tua
144. Phát biểu đúng về sự tái tuần hoàn của các TB lympho
A. Diễn ra từ tổ chức lympho sơ cấp rời tổ chức lympho thứ cấp
B. Diễn ra từ tổ chức lympho thứ cấp rồi trở lại tổ chức lympho sơ cấp
C. Giúp cho TB lympho phát hiện KN xâm nhập bằng mọi đường
D. Giúp cho TB lympho tổ chức luôn luôn được đổi mới
E. Chỉ diễn ra sau khi kết hợp được với KN đặc hiệu tương ứng
145. Về vấn đề sử dụng thuốc ức chế MD sau ghép, nhóm thuốc nào có tác
dụng chọn lọc TB TCD4+?
A. Thuốc chống chuyển hóa
B. Thuốc alkyl hóa
C. Cyclosporin A
D. Corticoid

146. Chức năng nào sau đây thuộc về mảnh Fc của KT khi chống lại các VSV,
đặc biệt là vk có vỏ ?
A. Nhận diện KN
B. Ngưng kết KN
C. Trung hòa KN
D. Gây hiện tượng opsonin hóa
147. Quyết định việc đưa ra phương thức DUMD dịch thể hay DUMD qua trung
gian TB phụ thuộc rất lớn vào :
A. Đường vào của KN
B. Số lần xâm nhập của KN
C. Bản chất của KN
D. Thời gian bán hủy của KN
E. Liều lượng của KN
148. Hội chứng Di-George là suy giảm MD bẩm sinh và rối loạn ở dòng TB
nào ?
A. Lympho B
B. Lympho T
C. TB thực bào
D. TB NK
149. Sử dụng cortisone trong điều trị quá mẫn typ I nhằm mục đích :
A. ức chế sự hình thành PGD2, LTC4, LTD4, LTE4
B. ức chế luồng Ca đi vào trong dưỡng bào
C. giảm co cơ trơn và giảm tiết dịch
D. làm tăng AMPv trong dưỡng bào
E. ức chế sự khử hạt của dưỡng bào
150. KT thuộc lớp nào có khả năng cố định bổ thể mạnh nhất ?
A. IgG
B. IgM
C. IgA
D. IgE
E. IgD

151. Thụ thể ức chế ( KIR) của TB NK nhận diện thành phần nào sau đây ?
A. Phân tử MHC lớp I
B. Phân tử MHC lớp II
C. Mảnh Fc của IgG
D. Mảnh Fab của IgG
E. Phân tử CD4 của TB lympho T
152. Thành phần nào chịu trách nhiệm chính trong thải ghép ?
A. TB lympho B
B. TB lympho T
C. Phân tử MHC
D. KT
153. TB nào sau đây tiết cytokine tham gia sự chuyển đổi sản xuất các lớp KT ?
A. TB Th1
B. TB Th2
C. TB gốc
D. TB Tc
154. Trong quá trình trưởng thành của lympho B tại tủy xương, chuỗi nặng nào
sau đây được tổng hợp sớm nhất trên bề mặt của TB này ?
A. Chuỗi μ
B. Chuỗi γ
C. Chuỗi α
D. Chuỗi β
E. Chuỗi ε
155. Các bước của phương pháp thực nghiệm trong sinh lý bệnh học bao gồm
quan sát , giả thuyết và ?
A. Lâm sàng
B. Thực nghiệm
C. Chứng minh
D. Kết luận
E. Phân tích
156. Trong bệnh sinh học, vai trò của các yếu tố bệnh nguyên thường phụ thuộc
vào ?
A. Cường độ, thời gian, vị trí
B. Vi khuẩn, thời gian, vị trí
C. Mật độ, thời gian, vị trí
D. Nhiệt độ, thời gian, vị trí
E. Tác nhân, thời gian, vị trí
157. Trong khi điều trị chưa rõ nguyên nhân nhưng nếu cần can thiệp điều trị thì
người ta phải điều trị theo:
A. Hướng bao vây
B. Hướng phỏng đoán
C. Cơ chế bệnh sinh
D. Diễn tiến của bệnh
E. Lâm sàng
158. 1 đứa trẻ vào viện vì sốt cao 39 độ C. Trên da xuất hiện 1 vài giọt, tại vị trí
này da đỏ, sưng nề, cảm giác đau nhức tại các ổ viêm. Cơ chế quan trọng nhất dẫn
đến sưng nề là :
A. Tăng áp lực thủy tĩnh
B. Tăng ALTT
C. Tăng áp lực keo tại ổ viêm
D. Tăng tính thấm thành mạch
E. Cản trở tuần hoàn bạch huyết
159. Tại ổ viêm, bệnh nhân thường có cảm giác đau nhức. 1 trong những cơ chế
gây đau đó là :
A. Giải phóng các chất hoạt mạch
B. Nhiễm acid trong ổ viêm
C. Tăng nồng độ ion trong viêm
D. Tăng ALTT trong ổ viêm
E. Nhiều BC

160. 1 bệnh nhân 50 t vào viện với ho ra máu, qua xét nghiệm BK đàm(+), X-
quang phổi có tràn dịch màng phổi 2 bên. Để biết được tính chất của dịch này, bác
sĩ sẽ cho làm xét nghiệm nào sau đây :
A. Định lượng protein máu
B. Định lượng glucose máu
C. Rivalta dịch
D. Lipid đích
161. Chất gây nội sinh nào sau đây có tác dụng mạnh nhất ?
A. Interleukin 1
B. Interleukin 6
C. Interferon
D. Interleukin 8
162. Sốt gây rối loạn chuyển hóa của cơ thể. Khi nhiệt độ cơ thể tăng 1 độ C thì
chuyển hóa glucid tăng :
A. 2.3%
B. 3.3%
C. 4.2%
D. 4.5%
E. 4.7%
163. Cytokine gây sốt nào được tiết ra bởi ĐTB và TB mast?
A. Interleukin 1
B. Interleukin 6
C. Interferon
D. TNFα
E. Interleukin 10
164. Trong điều hòa thể tích,receptor nhận cảm áp lực chủ yếu nằm ở đâu ?
A. Vùng dưới đồi
B. Xoang cảnh
C. Quai ĐM chủ
D. Xoang cảnh, quai ĐM chủ
E. Thận
165. Nguyên nhân nào thường gặp trong hội chứng tăng aldosterone thứ phát ?
A. U vỏ thượng thận
B. Quá sản vỏ thượng thận
C. Hội chứng thận hư
D. K vỏ thương thận
E. Bệnh addison
166. Biểu hiện nào sau đây là đúng trong bệnh đái tháo nhạt do thận ?
A. Thiếu hụt ADH từ tuyến yên
B. Tăng tái hấp thu nước ở ống thận
C. Tăng tái hấp thu Na+ ở ống thận
D. ALTT nước tiểu tăng
E. Thiếu hụt receptor đối với ADH ở ống thận
167. 1 bệnh nhân nhi 5t được chẩn đoán viêm cầu thận cấp có biểu hiện phù 2
chi dưới và đái máu. Cơ chế dẫn đến phù trên bệnh nhân này là:
A. Tăng áp lực thủy tĩnh
B. Tăng tính thấm thành mao mạch
C. Tăng ALTT ngoại bào
D. Giảm áp lực keo máu
E. Cản trở tuần hoàn bạch huyết
168. Kết quả xét nghiệm khí máu ĐM của 1 bệnh nhân như sau : pH= 7.31,
PaCO2=60mmHg, BE = +5mmol/l. Chẩn đoán phù hợp nhất là :
A. Nhiễm toan hô hấp
B. Nhiễm kiềm chuyển hóa
C. Nhiễm toan chuyển hóa
D. Nhiễm kiềm chuyển hóa
169. Trong cơ chế điều hòa pH dp thận, có dến 2/3 lượng H+ được thận đào thải
dưới dạng :
A. Acid chuẩn độ
B. NH4+
C. Acid sulfuric
D. Acid phosphoric
E. Tự do
170. Khi 1 bênh nhân được chuẩn đoán nhiễm toan chuyển hóa, thông số nào
sau đây giúp phân biệt nhiễm toan này do mất bicarbonate hay do tăng acid cố
định?
A. BE
B. BB
C. PaCO2
D. HCO3
E. AG
171. Trong các phương thức thái nhiệt qua da, phương thức thải nhiệt chiếm ưu
thế khi nhiệt độ môi trường cao hơn nhiệt độ cơ thể :
A. Truyền nhiệt trực tiếp
B. Truyền nhiệt đối lưu
C. Bức xạ nhiệt
D. Bốc hơi qua đường không nhận biết
E. Bốc hơi qua đường mồ hôi

172. BE giảm vừa phải trong rối loạn nào sau đây ?
A. Tình trạng gắng sức
B. Nhiễm kiềm chuyển hóa
C. Nhiễm toan chuyển hóa
D. Nhiễm toan hô hấp
E. Nhiễm kiềm hô hấp
173. Chất trung gian hóa học nào sau đây của viêm có nguồn gốc từ các dẫn xuất
của phospholipid ?
A. Bradykinin
B. Kallidin
C. Histamin
D. Leukotriene
E. Serotonin
174. Các TB của trung tâm điều nhiệt sẽ ngừng hoạt động khi thân nhiệt tăng
đến :
A. 40.5 độ C
B. 41.5 độ C
C. 43.5 độ C
D. 42.5 độ C
E. 44.5 độ C
175. Đặc điểm nào sau đây phù hợp trong mất nước đẳng trương ?
A. Gặp trong hội chứng ADH không thích hợp
B. ALTT huyết tương giảm
C. Protid máu giảm
D. Hb và hemartorit tăng
E. Nhiễm kiềm chuyển hóa
176. Rối loạn điều hòa thẩm thấu và thể tích dẫn đến tăng huyết áp gặp trong
bệnh lý nào sau đây ?
A. Bệnh Addison
B. Bệnh đái tháo nhạt trung ương
C. Bệnh đái tháo nhạt do thận
D. Bệnh hẹp ĐM thận
E. Hội chứng aldosterone thứ phát
177. 1 bệnh nhân vào viện với pH = 7,31; PaCO2 = 42 mmHg; HCO3- = +37
mmol/l. Tình trạng bệnh lý nào sau đây có thể tương ứng với kết quả xét nghiệm
này :
A. Sốc
B. Đái tháo đường
C. Rối loạn thông khí tắc nghẽn
D. Nôn kéo dài
E. Suy thận mạn
178. Thay đổi nào sau đây là phù hợp trong nhiễm toan hô hấp mạn ?
A. CO2 máu giảm
B. HCO3- máu giảm
C. Cl- máu giảm
D. BE giảm
E. Glucose máu giảm
179. Cơ chế chính gây phù phổi trong viêm phổi là :\
A. Tăng áp lực thủy tính tại mao mạch phổi
B. Tăng tính thấm thành mạch tại mao mạch phổi
C. Tăng ALTT ngoại bào
D. Giảm áp lực keo máu
E. Cản trở tuần hoàn bạch huyết tại phổi
180. Điều kiện tiên quyết để hình thành 1 DUMD chủ động ?
A. Vật chủ không bị hội chứng thiểu năng MD mắc phải
B. Vật chủ phải có sức đề kháng
C. Vật chủ phải có các TB tham gia DUMD đặc hiệu
D. Kháng huyết thanh điều trị được đưa vào cơ thể
E. Vật chủ phải tiếp xúc với KN
181. Phát biểu nào sau đây phù hợp với DUMD bẩm sinh :
A. Còn đgl DUMD thu được
B. Hình thành sau khi tiếp xúc với KN
C. Đáp ứng lần sau mạnh hơn lần trước
D. Đáp ứng không phân biệt từng loại KN
E. Tạo hiện tượng dung thứ KN bản thân

182. Phát biểu đúng về KN không phụ thuộc tuyến ức :


A. Có sự tham gia của TB APC
B. Bản chất là protein
C. Lớp KT IgG được tạo ra chủ yếu
D. Phải có sự tham gia của TB Th
E. Chỉ có sự tham gia cuat TB lympho B
183. TB nào sau đây tham gia vào DUMD tự nhiên
A. TB B1
B. Tương bào
C. TB Th1
D. TB Th2
E. TB lympho T TCD4
184. Để ĐTB có thể thâu tóm nhiều vk cùng 1 lúc qua cơ chế opsonin hóa thì
nhờ sự tham gia của :
A. TB lympho Tc
B. TB lympho Th
C. Thụ thể ức chế diệt (KIRs)
D. KT và + hoặc C3b
E. Các cytokine
185. Trong lĩnh vực sản xuất vaccin, người ta hay trộn tá chất với KN . Bởi lý do
tá chất có tác dụng làm :
A. Giảm bớt độc tính KN
B. Cấu trúc KN phức tạp hơn
C. Đáp ứng lần sau mạnh hơn lần trước
D. Tăng tính sinh MD của KN
E. Tăng tính đặc hiệu của KN
186. Trong huyết tương, trên mỗi phân tử KT IgM có bao nhiêu vị trí cố định bổ
thể:
A. 5
B. 4
C. 2
D. 10
E. 1
187. Thành phần nào sau đây chỉ có trong cấu tạo của lớp kháng thể IgA mà
không có trên lớp KT khác :
A. Mảnh Fc
B. Mảnh Fab
C. Chuỗi tiết
D. Chuỗi nối (J)
188. Trong 3 cơ chế tạo nên tính đa dạng của KT, cơ chế đột biến thân là do có
thành phần nào gây ra :
A. KIR
B. IL 4
C. RAG2
D. RAG1
E. AID
189. Cytokine nào sau đây là yếu tố tăng trưởng cuat TB lympho T để giúp cho
sự tăng trưởng về số lượng:
A. IL 2
B. IL 5
C. IL 4
D. INFγ
E. IL 13
190. Nồn độ KT IgE thấp nhất trong máu vì sau khi được sản xuất ra hầu hết IgE
gắn với thụ thể trên bề mặt của
A. TB NK
B. Lympho B
C. Lympho T
D. Dưỡng bào
E. BC trung tính
191. Nhà khoa học nào sau đây đã phát minh ra huyết thanh khi đun nóng ở
nhiệt độ 56 độ C thì không còn khả năng ly giải phức hợp KN-KT:
A. James Gowans
B. Jules Bordet
C. Edward Jenner
D. Elias Metchnikoff
E. Paul Ehrlich
192. Quá trình chuyển đổi sản xuất lớp KT của TB B xảy ra ở:
A. Cơ quan lympho sơ cấp
B. Tủy xương
C. Tuyến ức
D. Cơ quan lympho thứ cấp
193. Sự kết hợp của vùng siêu biến trên chuỗi nhẹ và trên chuỗi nặng của phân
tử KT tạo thành :
A. Mảnh Fab
B. Paratop
C. Receptor của bổ thể
D. Các cytokine
E. Mảnh Fc
194. Phức hợp MAC được tạo ra trong các con đường hoạt hóa bổ thể có tác
dụng nào sau đây ?
A. Trung hòa độc tố
B. Ly giải TB đích
C. Thanh thải phức hợp MD
D. Opsonin hóa
E. Gây hiện tượng ngưng kết
195. Trong MD bẩm sinh, thành phần nào sau đây không tham gia vào cơ chế
bảo vệ bề mặt :
A. Da
B. Acid dịch vị
C. Chất nhầy
D. Vk chí ruột
E. Amylase trong nước bọt
196. Đặc điểm của TB diệt tự nhiên (NK)
A. Nhận được KN do MHC trình diện
B. Có cả CD4+ và CD8+ trên bề mặt TB
C. Không có hạt lớn trong bào tương
D. Hiện diện ở tuần hoàn ngoại vi
E. Không có dấu ấn bề mặt của TB lympho B hoặc T
197. 1 số TB virus khi xâm nhập vào TB vật chủ sẽ làm giảm sự bộc lộ phân tử
MHC lớp I trên bề mặt TB để trốn tránh các TB lympho T gây độc. Tuy nhiên,
việc giảm các phân tử MHC lớp I làm cho bề mặt TB bị nhiễm virus trở thành mục
tiêu của :
A. TB tua
B. BC trung tính
C. TB NK
D. ĐTB
E. TB lympho B
198. Thành phần nào sau đây giúp vận chuyển các mảnh peptid từ bào tương vào
lưới nội nguyên sinh trong con đường trình diện KN nội sinh :
A. Proteasome
B. Lysosome
C. TAP
D. Ubiquitin
E. Bộ máy golgi
199. Quá trình biệt hóa của TB lympho ở tổ chức lympho sơ cấp khác với tổ
chức lympho thứ cấp. Đó là tại tổ chức lympho sơ cấp có quá trình:
A. Huấn luyện và chọn lọc không cần sự kích thích của KN
B. Chọn lọc TB với từng KN cụ thể
C. Tăng sinh sau khi kết hợp với KN
D. Biệt hóa sau khi kết hợp với KN
E. Tăng sinh và biệt hóa không cần sự kích thích của KN
200. Trong các giai đoạn trưởng thành của TB B ở tủy xương, sự loại trừ alen
diễn ra ở giai đoạn nào :
A. TB B non
B. TB gốc
C. TB B trưởng thành
D. Tiền TB B sớm
E. Tiền TB B muộn

201. Nếu lấy máu làm xét nghiệm định lượng nồng độ 1 số lớp KT trong máu
của trẻ sơ sinh, nồng độ của lớp KT nào là cao nhất :
A. IgD
B. IgE
C. IgG
D. IgM
202. Sự tái sắp xếp ngẫu nhiên các gen V,D,J mã hóa cho thụ thể BCR hoặc TCR
đặc hiệu cho 1 loại Kn thì nhờ sự tác động của thành phần nào sau đây :
A. IL 2
B. MASP1 + MASP2
C. RAG1 + RAG2
D. AID
E. IL 6

203. Tong quá trình thực bào, sự opsonin hóa làm tăng khả năng :
A. Tiết enzyme trong lysosome của TB thực bào
B. Thu hút TB thực bào đến nơi có vật lạ xâm nhập
C. Giết chết vật lạ của TB thực bào
D. Biệt hóa và phân chia của TB thực bào
E. Tiếp cận để bắt giữ vật lạ của TB thực bào
204. 1 trong những chức năng do mảnh Fc đảm nhiệm là
A. Ngưng kết KN
B. Opsonin hóa
C. Nhận diện KN
D. Truyền tín hiệu
E. Thanh thải phức hợp MD
205. Yếu tố nào sau đây có liên quan đến con đường xử lý KN được trình diện
trong giới hạn của phức hợp hòa hợp tổ chức lớp I :
A. Proteinase
B. Peroxidase
C. Lysosome
D. Nitric oxide
E. Proteasome
206. 1 khuyến cáo của WHO điều trị SARS-CoV 2 là dung phương pháp truyền
huyết tương của người đã mắc đang ở giai đoạn hồi phục cho những người mới
mắc COVID-19 đang trong tình trạng nguy kịch. Phương pháp này sẽ tạo ra
DUMD:
A. Chủ động nhân tạo
B. Thu được
C. Thụ động tự nhiên
D. Chủ động tự nhiện
E. Thụ động nhân tạo

207. Trong các cơ chế bảo vệ cơ thể của DUMD bẩm sinh, cơ chế quan trọng
nhất là của :
A. Hàng rào vật lý
B. Hàng rào thể chất và cơ địa
C. Hàng rào dịch thể
D. Hàng rào TB
E. Hàng rào hóa học
208. Vùng không phụ thuộc tuyến ức của 1 tổ chức lympho thứ cấp là :
A. Vùng dưới vỏ
B. Vùng trên vỏ
C. Vùng lympho T cư trú
D. Vùng lympho B cư trú
E. Vùng TB lympho cư trú
209. Các TB MD ở hạch bạch huyết, có khả năng ngăn cản các KN:
A. Xâm nhập qua đường máu
B. Bản chất là polysaccharide
C. Xâm nhập qua đường da
D. Xâm nhập qua đường niêm mạc
E. Bản chất là protein
210. Phản ứng chéo giữa 2 KN xảy ra khi 2 KN này :
A. Các paratop giống nhau hoặc tương tự nhau
B. Cùng được trình diện bởi BC đơn nhân
C. Có các epitope giống nhau hoặc tương tự nhau
D. Có cùng khả năng hoạt hóa lympho bào T
E. Bị bắt giữ đồng thời bởi ĐTB
211. Các TB BC đơn nhân lưu hành trong máu. Sau đó chúng di chuyển tới các
tổ chức liên kết thì biteej hóa thành TB nào sau đây :
A. BC hạt trung tính
B. TB lympho B
C. ĐTB
D. TB NK
E. TB lympho T
212. Khi bin nhiễm virus SARS-CoV2, quá trình nhận diện peptid KN của virus
bởi các TB APC cho TB lympho T xảy ra ở :
A. Tuyến ức
B. Tổ chức lympho thứ cấp
C. Tổ chức lympho sơ cấp
D. Tủy xương
213. Thành phần nào của TB Th1 tiết ra có tác dụng hoạt hóa ĐTB để tăng khả
năng thực bào ?
A. INFγ
B. IL 2
C. IL 17
D. IL 4
E. IL 13
214. Khi mẹ bị basedow, KT kháng thụ thể TSH lớp nào có thể truyền từ mẹ
sang thai nhi :
A. IgG
B. IgD
C. IgA
D. IgM
E. IgE
215. Những bệnh nhân nhiêm SARS-CoV2 khi hắt hơi có thể bắn các giọt xa
trên 2m. Phản xạ hắt hơi này là 1 hoạt động thuộc cơ chế MD bẩm sinh của :
A. Quá trình hoạt hóa bổ thể
B. Các thành phần tiết ra từ BC hạt
C. Quá trình thực bào bởi ĐTB
D. Hàng rào hóa học
E. Hàng rào vật lý
216. Vi khuẩn tả tiết độc tố lên bề mặt TB biểu mô của đường ruột, loại
immunoglobulin nào sau đây sẽ có hiệu quả nhất trong việcvô hiệu hóa hoạt động
của yếu tố này?
A. IgG
B. IgM
C. IgE
D. IgA
E. IgD
217. Phát về nào sau đây về quá trình chuyển đổi sản xuất lớp KT là đúng :
A. Khi chưa tiếp xúc với KN
B. Phải có sự hỗ trợ của TB Th
C. Do sự xúc tác của enzyme deaminase (AID)
D. Xảy ra ở tủy xương
218. Đáp ứng MD dịch thể sau nhiễm HIV là:
A. Tạo ra nhiều lympho bào Th tham gia DUMD chống HIV
B. Lympho T hỗ trợ tiết IL10 làm tăng sinh TB lympho B
C. Các TB lympho T hỗ trợ tiết IL4,5,6 làm tăng trưởng TB lympho B
D. Các TB lympho T hỗ trợ tăng tiết γINF
E. Xuất hiện anti- gp120 và anti – gp41 trong máu
219. Trong quá mẫn typ I, chất trung gian hóa học nào sau đây được giải phóng
từ quá trình khử hạt ở TB mast:
A. Prostaglandin E2
B. Prostaglandin D2
C. Leukotriene D4
D. Histamin
E. Leucotrien B4
220. 1 bệnh nhân thường xuất hiện tình trạng sưng môi vào các tháng mùa lạnh.
Định lượng 1 số thành phần thuộc hệ thống bổ thể có chất ức chế C1 giảm. Chẩn
đoán :
A. Suy giảm MD đa dạng thường gặp
B. Phù mạch di truyền
C. Thiếu hụt C5-C9
D. Thiếu hụt C3
E. Suy giảm MD phối hợp nặng
221. Bố mẹ của 1 đứa trẻ mắc bệnh vô gammaglobulin liên kết với NST giới
tính x ( Bệnh Bruton) cho biết tiền sử gia đình của họ cũng có 1 người con chất
sau khi tiêm vaccin. Vậy loại vaccin có thể gây ra sự tử vong này là
A. Viêm gan B
B. Bại liệt ( sabin )
C. Uốn ván
D. Bạch hầu
E. Ho gà
222. Khi xảy ra sốc phản vệ thì thuốc được ưu tiên sử dụng sớm nhất cho bệnh
nhân là
A. Cortisol
B. Cromolyn sodium
C. Theophilin
D. Kháng histamin
E. Adrenalin
223. Loại ghép thận giữa người cho và người nhận là anh em sinh đôi cùng
trứng thuộc loại :
A. Ghép bán đồng gen
B. Ghép tự thân
C. Ghép đồng gen
D. Ghép dị gen khác loài
E. Ghép dị gen đồng loài
224. Kỹ thuật RAST nhằm phát hiện :
A. IgE đặc hiệu di nguyên dưới da
B. IgE đặc hiệu dị nguyên tự do trong huyết thanh
C. TB lympho T mẫn cảm với dị nguyên đặc hiệu
D. Dị nguyên gây dị ứng trong máu
E. IgE đặc hiệu dị nguyên liên kết dưỡng bào và BC ái kiềm
225. Việc phát hiện nồng độ KT đơn dòng rất cao và tồn tại lâu dài trong huyết
thanh của bệnh nhân thường gợi ý 1 bệnh ác tính liên quan đến :
A. TB thận
B. TB biểu mô của phổi
C. TB lympho có nguồn gốc từ tủy xương
D. TB lympho có nguồn gốc từ tuyến ức
E. TB gan
226. 1 bệnh nhân nhi có tình trạng tái nhiễm khuẩn và tiêu chảy nặng. Xét
nghiệm có IgA, IgG, IgE giảm. Người ta nghi ngờ đến đột biến CD40 trên TB
lympho T. Vậy bệnh cảnh đang được nghĩ đến là:
A. Suy giảm MD đa dạng thường gặp
B. Hội chứng Wiskott Aldrich
C. Hội chứng lympho trần
D. Thiếu hụt IgA chọn lọc
E. Hội chứng tăng IgM
227. 1 trẻ nhi 2 tháng tuổi có tình trạng viêm phổi tái nhiễm nhiều lần. Xét
nghiệm có số lượng TB lympho B và nồng độ immunoglobulin thấp, số lượng TB
lympho T gần như bình thường. Chẩn đoán :
A. Suy giảm MD đa dạng thường gặp
B. Hội chứng lympho trần
C. Bệnh Bruton
D. Suy giảm MD phối hợp nặng (SCID)
E. Hội chứng Wiskott Aldrich
228. Thuốc được xem như là bán KN, nó có thể gây phản ứng dị ứng nếu:
A. Liên kết với protein của cơ thể
B. Sau khi qua gan có hoạt tính
C. Cấu trúc hóa học phức tạp
D. Trọng lượng phân tử bé
E. Cấu trúc hóa học đơn giản
229. Cyclosporin A có tác dụng ức chế MD qua cơ chế :
A. Phong bế quá trình sinh tổng hợp DNA
B. Phong bế quá trình sinh tổng hợp protein
C. ức chế gen tăng cường sản xuất IL 2
D. ức chế enzyme xúc tác tổng hợp acid inosinie
E. ngăn cản sự sao chép RNA
230. đặc điểm nào sau đây là đúng đối với KN penicillin (PNC)
A. phá hủy tổ chức gan
B. dẫn xuất kháng sinh là các hapten
C. penicillin trực tiếp phá hủy hồng cầu
D. gắn với mảng hồng cầu sinh KT
E. sản xuất KT đặc hiệu
231. bệnh lý nào sau đây thuộc quá mẫn typ II
A. thiếu máu tan huyết tự miễn
B. viêm da tiếp xúc dị ứng
C. cơ chế thải ghép cấp
D. bệnh huyết thanh
E. lupus ban đỏ hệ thống
232. Trong ghép tạng hiện nay, loại ghép nào sau đây thường được sử dụng nhất
:
A. Ghép gen dị gen khác loài
B. Ghép tự thân
C. Ghép dị gen đồng loài
D. Ghép bán đồng gen
E. Ghép đồng gen
233. Bệnh lý MD nào sau đây xảy ra do đột biến ở NST số 22:
A. Suy giảm MD phối hợp nặng (SCID)
B. Hội chứng Wiskott Aldrich
C. Hội chứng Di – George
D. Hội chứng lympho trần
E. Bệnh u hạt mạn tính
234. Thuốc có tác dụng liên kết đặc hiệu lên IgE tự do trong máu và dịch kẽ ở
người :
A. Antihistamin
B. Omalizumab
C. Cromolyn
D. Acetylsalicylic acid
E. Corticoid
235. Rối loạn điều hòa thẩm thấu và thể tích dẫn đến tăng huyết áp gặp trong
bệnh lý nào sau đây ?
A. Hội chứng tăng aldosterone thứ phát
B. Bệnh đái nhạt trung ương
C. Bệnh Addison
D. Bệnh hẹp ĐM thận
E. Bệnh đái nhạt do thận
236. Khi tiếp xúc với môi trường lạnh kéo dài, cơ thể sẽ rơi vào tình trạng suy
sụp , mất khả năng điều nhiệt, liệt cơ hô hấp, khi thân nhiệt giảm đến :
A. 30 độ C
B. 33 độ C
C. 32 độ C
D. 35 độ C
E. 34 độ C
237. Khi cho bệnh nhân dung lợi tiểu kéo dài vd trong điều trị tăng huyết áp, sẽ
gây mất nước qua thận. vậy đặc điểm mất nước nào sau đây là phù hợp trong
trường hợp này :
A. Protid máu giảm
B. Hematorit giảm
C. Hb giảm
D. ALTT huyết tương giảm
238. Khi dịch ngoại bào của cơ thể bị thừa Na+ sẽ gây ra hậu quả nào sau đây ?
A. Nhược trương ngoại bào
B. Tăng bài niệu
C. Tăng tái hấp thu Na ở ống thận
D. Tăng tiết aldosterone
E. Tăng cảm giác khát
239. Nhận định nào sau đây về BC hạt trung tính là đúng :
A. Là TB máu lớn nhất
B. Xuất hiện ở ổ viêm sau TB lympho và ĐTB
C. Là loại BC nhiều nhất tại ổ viêm cấp
D. Xuất phát từ các cơ quan lympho ngoại vi
E. Không có khả năng thực bào
240. Trong số các chất trung gian hóa học sau đây, chất có vai trò lớn nhất trong
hóa hướng động BC trung tính đến ổ viêm :
A. Bradykinin
B. C5a
C. Serotonin
D. Prostaglandin
E. Histamin
241. Sốt được chia làm 3 giai đoạn: sốt tăng, sốt đứng, sốt lui. Trong giai đoạn
sốt tăng thường bệnh nhân có biểu hiện co mạch, rét run. Cơ chế dẫn đến xuất hiện
các biểu hiện này là :
A. Chênh lệch giữa nhiệt độ trung ương và ngoại vi
B. Tác động của AMPv
C. Tác động của chất gây sốt ngoại sinh
D. Tác động của chất gây sốt nội sinh
242. Bệnh lý hoặc hội chứng gây thiếu hụt aldosterone thứ phát:
A. Hội chứng Conn
B. Bệnh Addison
C. Hội chứng thận hư
D. Suy tim
243. Thay đổi nào sau đây xuất hiện trong hội chứng tiết ADH không thích hợp :
A. MCV giảm
B. Mất Na+ qua thận do hoạt tính RA bị ức chế
C. Hb bình thường
D. Hematorit bình thường
E. ALTT huyết tương tăng
244. Dẫn xuất của acid arachidonic có tác dụng tương tự như histamin trong
phản ứng viêm :
A. Leukotriene
B. C3
C. Prostaglandin
D. Phân tử bám dính
E. Lectin
245. Trong giai đoạn xung huyết của ĐM, tại ổ viêm có biểu hiện như da đỏ,
nóng, sưng nề nhẹ, giai đoạn này có ý nghĩa gì với ổ viêm :
A. Có cảm giác đau nhức nhiều
B. Chưa phóng thích histamin, bradykinin
C. Giảm đưa lưu lượng tuần hoàn đến ổ viêm
D. Giảm nhu cầu năng lượng
E. Đưa BC đến ổ viêm nhiều
246. 1 bệnh nhân nhiễm toan chuyển hóa, có khoảng trống anion tăng. Bệnh lý
nào sau đây có thể xảy ra trên bệnh nhân này :
A. Suy thận
B. Dò tá – hỗng tràng
C. Nôn mửa
D. Suy hô hấp
E. Tiêu chảy
247. Trong điều hòa thể tích, receptor nhận cảm áp lực chủ yếu nằm ở đâu :
A. Tại thận
B. Vùng dưới đồi
C. Xoang cảnh, quai ĐM chủ
D. Quai ĐM chủ
E. Xoang cảnh
248. 1 bệnh nhân vào viện với kết quả xét nghiệm khí máu ĐM như sau :pH =
7,31 ; PaCO2 = 70 mmHg; HCO3- = 35 mmol/l; BE = 6,3 mmol/l . chẩn đoán nào
sau đây là đúng:
A. Nhiễm kiềm chuyển hóa
B. Nhiễm toan chuyển hóa
C. Nhiễm kiềm hô hấp
D. Nhiễm toan hô hấp
249. Về cơn sốt, nhận định nào sau đây là đúng:
A. Vã mồ hôi là 1 biểu hiện của giai đoạn sốt tăng
B. Sốt về cơ bản là 1 sự tiêu thụ năng lượng lãng phí
C. Quan trọng nhất trong điều trị sốt là hạ sốt
D. Dùng thuốc hạ nhiệt trong giai đoạn sốt đứng
E. Run lạnh là biểu hiện của giai đoạn sốt lui
250. trong hệ thống đệm điều hòa pH của huyết tương, hệ đệm của huyết tương
nào sau đây có vai trò quan trọng nhất :
A. hệ proteinate
B. hệ bicarbonate
C. hệ cancinate
D. hệ phosphate
E. hệ hemoglobinate
251. thành phần nào sau đây của các BC hạt trung tính có thể tiêu diệt hiệu quả
phế cầu khuẩn :
A. hydrogen peroxide
B. yếu tố hoạt hóa tiểu cầu
C. prostaglandin
D. kallikrein
E. leukotriene
252. trong cơ chế điều hòa pH do thận, tái hấp thu natri bicarbonate xảy ra chủ
yếu ở:
A. ống góp
B. ống lượn xa
C. nhánh lên của quai henle
D. nhánh xuống của quai henle
E. ống lượn xa
253. quá trình viêm cấp thường được khởi đầu bằng :
A. sự tự tập của BC trung tính tại ổ viêm
B. hoạt hóa TB mast
C. hoạt hóa C3
D. lysozyme
E. tăng tính thấm thành mao mạch
254. trong suy thận mạn, khí pH máu giảm thường dẫn đến rối loạn:
A. Nhịp thở Cheyne-Stokes
B. Nhịp thở chậm, nông
C. Nhịp thở Kussmaul
D. Nhịp thở Biot ( không đều, có đoạn ngưng thở )
E. Nhịp thở Cluster ( từng cơn, từng đợt )
255. Biểu hiện nào sau đây là phù hợp trong nhiễm kiềm chuyển hóa:
A. Tái hấp thu Bicarbonate tại thận tăng
B. HCO3- máu giảm
C. PaCO2 máu giảm
D. Phổi giảm thông khí
E. pH máu giảm
256. chất gây sốt nội sinh có tác dụng mạnh nhất là :
A. TNFα
B. IL6
C. IL8
D. IL1
E. IL22
257. Tăng epinephrine trong máu sẽ làm tăng thân nhiệt theo cơ chế :
A. Giảm thải nhiệt
B. Tăng chuyển hóa cơ bản
C. Giãn mạch ngoại vi
D. Tăng run
E. Tăng trương lực cơ
258. Hiệu giá KT cao có thể dẫn đến ức chế DUMD thông qua cơ chế :
A. Các globulin MDDH có thể lk với quyết định KN
B. Các globulin MDDH liên kết chéo với các thụ thể
C. Các globulin MDDH có thể lk với thụ thể mảnh Fc
D. Liên kết đồng thời với thụ thể của KN và thụ thể mành Fc
E. Tất cả đều đúng
259. Vị trí chính xác trên phân tử KN kết hợp với KT đặc hiệu là :
A. Epitope
B. Paratop
C. Idiotop
D. Isotop
E. Allotop
260. Hoạt hóa bổ thể sẽ trực tiếp dẫn đến 1 trong các kết quả sau :
A. Tăng cường sự tương tác của thụ thể dành cho Fc với KT bề mặt KN
B. Tăng cường trung hòa qua trung gian MD
C. Biểu hiện của TLR trên bề mặt TB thực bào
D. Tăng sinh TB lympho T
E. Tăng cường sự thực bào
261. Con đường cổ điển được hoạt hóa bởi
A. Hầu hết các loại virus
B. Phức hợp KN-KT
C. Vách TB vi khuẩn
D. Tự hoạt hóa
E. Đường Mannose
262. Trong các giai đoạn trưởng thành của TB B ở tủy xương, sự loại trừ alen
diễn ra ở giai đoạn nào?
A. Giai đoạn TB gốc
B. Giai đoạn TB B chưa trưởng thành
C. Giai đoạn tiền TB B muộn
D. Giai đoạn TB B trưởng thành
E. Giai đoạn tiền TB B sớm
263. Mảnh Fab là mảnh
A. Liên kết KN
B. Liên kết KT
C. Có khả năng cố định bổ thể
D. Gây ra hiện tượng opsonin hóa
E. Có hóa trị 2
264. TB nào sau đây có khả năng xử lý tất cả các KN virus và 1 số vi khuẩn lên
cả MHC lớp I và MHC lớp II:
A. TB lympho T
B. TB lympho B
C. BC hạt trung tính
D. TB bạch tuộc
E. TB ĐTB
265. Phát biểu nào sau đây không phù hợp khi nói về tổ chức lympho thứ cấp :
A. Là nơi trình diện và nhận diện KN
B. Là nơi biệt hóa và hoạt hóa từ lympho B thành plasmocyte
C. Là nơi biệt hóa và hoạt hóa từ lympho T thành các TB hiệu lực
D. Là nơi có khoảng 10^9 TB lympho đến và đi mỗi ngày
E. Là nơi giúp TB biệt hóa lympho non đến TB trưởng thành
266. Trẻ bú sữa mẹ có khả năng đề kháng chống lại 1 vài loài VSV, đó là DUMD
gì của trẻ?
A. Nhân tạo, thụ động
B. Tự nhiên, chủ động
C. Nhân tạo, chủ động
D. Qua trung gian TB
E. Tự nhiên, thụ động
267. Người đoạt giải Nobel y học đầu tiên của ngành MD là :
A. Paul erlich
B. Von behring
C. Louis Pasteur
D. Edward jenner
E. Elie mechiukoff
268. Kỹ thuật MD gắn enzyme dung KT kháng IgG nhười do gây mẫn cảm
chuột nhắt. Vậy KT này kháng các quyết định KN loại gì trên IgG?
A. Paratop
B. Idiotyp
C. Epitope
D. Allotyp
E. Isotype
269. Thành phần hiệu lực nào của DUMD dịch thể :
A. Immunoglobulin
B. Bổ thể
C. KT
D. TB B
E. Tất cả đều đúng
270. Nói về thành phần bổ thể C3, câu nào sau đây sai:
A. C3 trong huyết thanh tự phân cắt thành C3b
B. C3 hoạt hóa là protease tự cắt C4
C. C3 có chức cầu nối thloester giúp lk cộng hóa trị với bề mặt vk
D. Mảnh có hoạt tính cắt protein của C3 là thành phần của enzyme cắt C3 và C5
E. C3 là thành phần bổ thể có nồng độ cao nhất trong huyết thanh
271. Vùng gắn peptid KN trên phân tử MHC lớp I được hình thành bởi:
A. Alpha 2 và beta 1
B. Alpha 1 và beta 2
C. Alpha 1 và alpha 2
D. Alpha 1 và beta 1
E. Alpha 2 và beta 2
272. Các gen mã cho các TCR của TB T nằm trên những NST nào
A. NST 7 + 21
B. NST 7 + 14
C. NST 2 + 14
D. NST 2 + 22
E. NST 14 + 22
273. Men chuyển C3 của con đường cổ điển :
A. C4aC2b
B. C3bBb
C. Gắn lên TB vật chủ
D. Có hoạt tính protease cắt C3 thành C3b
E. C4bC2a
274. Chuỗi H và chuỗi L được lk với nhau bởi :
A. Lk ion
B. Lk cộng hóa trị
C. Lk hydro
D. Lk di-sulfua
E. Lk tĩnh điện
275. 1 TB lympho B tổng hợp và biểu hiện KT :
A. Trên bề mặt màng TB của nó
B. Chỉ sau khi rời tủy xương
C. Trong 1 phức hợp màng kèm với CD3
D. Tại hốc thực bào trong bào tương
E. Đặc hiệu với nhiều epitope khác nhau
276. TB NK thuộc dòng BC nào sau đây :
A. BC ưa acid
B. BC lympho
C. BC ưa base
D. BC trung tính
E. BC mono
277. Đặc điểm của DUMDDH, ngoại trừ :
A. Tính đa dạng
B. Tính khuếch đại
C. Tính đặc hiệu
D. Nhớ
E. Giống nhau ở các lần đáp ứng
278. TB lympho di chuyển từ máu vào hạch lympho tại vị trí nào và phân tử nào
trên bề mặt TB lympho đóng vai trò quan trọng trong sự di chuyển này :
A. Nang lympho – CD62L
B. Tiểu TM nội mô cao – CD62L
C. Vùng tủy trắng của lách – CCR7
D. Nang lympho – CD4
E. Trung tâm mầm – CD62L
279. Loại TB nào có vai trò quan trọng chống lại giun sán :
A. BC ưa acid
B. BC ưa base
C. BC lympho
D. BC trung tính
E. BC mono
280. Yếu tố nào dưới đây khó có khả năng kích thích tạo ra KT nhất :
A. KN
B. Glycoprotein
C. Nhiễm trùng lặp lại
D. Polysaccharide
E. Protein
281. Khi cho trẻ uống vaccin bại liệt, KT lớp nào được tiết ra có tác dụng bảo
vệ :
A. IgD
B. IgA
C. IgE
D. IgM
E. IgG
282. Dòng TB TCD4+ và CD25+ biệt hóa ở tuyến ức có khả năng ức chế các
đáp ứng tự miễn và duy trì dung thứ với các KN bản thân đối với các TB lympho
trưởng thành gọi là TB gì ?
A. TB Th17
B. TB Th2
C. TB Th3
D. TB Treg
E. TB Th1
283. KN nội sinh được xử lý tại khu vực của TB trước khi trình diện cho TCD8:
A. Túi thực bào
B. Bộ máy golgi
C. Lysosome
D. Proteasome
E. Lưới nội nguyên sinh
284. Trong quá trình trưởng thành và phát triển của TB T tại tuyến ức, bộ gen
VDJ sẽ mã hóa cho thành phần nào của TCR(α,β):
A. Vùng bản lề
B. Vùng thay đổi của chuỗi α
C. Vùng thay đổi của chuỗi β
D. Vùng hằng định của chuỗi β
E. Vùng hằng định của chuỗi α
285. Phân tử nào dưới đây là phân tử đồng kích thích trên bề mặt TB APC, kết
hợp với phân tử CD28 trên TB lympho T :
A. CD80/86
B. CD4
C. CD152
D. CD45
E. CD8
286. Gen mã cho KT nằm trên 3 NST nào :
A. NST 2,6 và 14
B. NST 2,7 và 11
C. NST 2,14 và 22
D. NST 2,7 và 14
E. NST 2,11 và 22
287. KT anti-idiotype xuất hiện nhằm trung hòa các KN idiotype nằm ở đâu ?
A. Vùng cực kỳ thay đổi của mảnh Fab
B. Vùng thay đổi của chuỗi H
C. Vùng thay đổi của chuỗi H và chuỗi L
D. Vùng thay đổi chuỗi nhẹ
E. Tất cả các câu trên đều không đúng
288. KN protein được sử dụng phổ biến trong vaccine do:
A. Ít gây dị ứng
B. Kích hoạt DUMD dịch thể và qua trung gian TB
C. Giá thành rẻ nhờ công nghệ sinh học
D. Tồn tại lâu dài trong cơ thể
E. Bảo quản dễ dàng
289. Quá trình dung thứ MD ngoại vi xảy ra ở đâu ?
A. Hạch lympho
B. Tổ chức lympho niêm mạc
C. Tổ chức khác
D. Hạch lympho, MALTs, tổ chức khác
E. Tủy xương
290. Thành phần nào dưới đây có tính sinh miễn dịch mạnh nhất
A. Lipid
B. Carbohydrat
C. Polysaccharide
D. Protein
E. Nucleic acid
291. Quá trình xử lý KN để trình diện lên phân tử MHC lớp II liên quan đến
A. DM
B. Proteasome
C. MP2
D. Calnexin
E. TAP1 và TAP2
292. Tính sinh MD :
A. Tính KN
B. Không xảy ra với các KN hữu hình
C. Cấu trúc hóa học càng đơn giản thì tính sinh MD càng mạnh
D. Tính KN và khả năng đáp ứng của cơ thể
E. Đáp ứng của cơ thể với KN
293. 1 phụ nữ 30 tuổi, nhiễm nấm candidas tại âm đạo sau khi sử dụng KN điều
trị viêm xoang. 1 khả năng có thể giải thích về sự nhiễm nấm này là do sử dụng
kháng sinh làm giảm :
A. VK cộng tính
B. pH
C. tiết lysozym
D. tiết nhầy
E. RNase và Dnase
294. Thuốc anti-histamin và corticosteroid là những thay thể tốt cho epinephrine
trong điều trị shock phản vệ :
A. Đúng
B. Sai
295. Đặc điểm tổn thương trong bệnh tự miễn
A. Quá mẫn typ I
B. Thâm nhiễm các TB đơn nhân
C. Tổn thương dạng thoái hóa
D. Tổn thương viêm mạn tính đặc hiệu
E. Quá mẫn typ III
296. Số lượng TB TCD4 giảm trong nhiễm HIV là do các cơ chế sau, ngoại trừ:
A. HIV kích thích tiết IL2 gây ức chế sự trưởng thành của TCD4
B. Bị lympho Tc tấn công do gp120 gắn với TB lành
C. Tổn thương TB do gp120 của virus gắn với CD4 mới hình thành trong TB
D. Bị ly giải do virus đâm chồi
E. Hình thành các hợp bào có đời sống ngắn
297. Về vaccine, các nhận định nào sau đây là đúng :
A. Tiêm vaccin là đưa KN vào cơ thể
C. Vaccin được chia thành nhiều đợt tiêm chủng dựa trên cơ sở đáp ứng nhớ
D. Trong vaccin thường lẫn tá chất làm giảm DUMD
E. Tiêm vaccin tạo ra MD thu được chủ động
F. Vaccin là chất có chứa KN dùng để kích thích DUMD
298. Phương pháp giải mẫn cảm dựa trên nguyên tắc sử dụng KN :
F. Bằng đường tiêm TM
B. Có cấu trúc hóa học đơn giản
C. KN tái tổ hợp
D. Với liều nhỏ tăng dần
E. Với liều lớn giảm dần
299. Những triệu chứng của phản vệ có thể xảy ra :
G. 1 thời gian ngắn sau khi tiếp xúc với dị nguyên
H. Vài giờ sau khi tiếp xúc với dị nguyên
I. Các câu trên đều đúng
300. Tại sao bệnh nguyên bệnh tự miễn có thể liên quan nhiễm trùng :
A. Sự bắt chước của các KN VSV (molecular mimicry)
B. Bộc lộ các KN ẩn ( cryptic Ag )
C. Sự hoạt hóa của TB T và B bởi các siêu KN (tụ cầu, liên cầu)
D. Tăng biểu lộ các phân tử MHC, tăng sản xuất các cytokine (IFNγ)
E. Tất cả câu trả lời đều đúng
301. Xét nghiệm cần thiết chỉ định đối với phụ nữ mắc bệnh lupus ban đỏ nếu
muốn có thai ?
A. KT anti-dsDNA
B. KT anti-Sm
C. KT anti-Histon
D. KT anti-SSA
E. KT anti-SSB
302. Khi sử dụng thuốc cản quang trong các kỹ thuật chuẩn đoán hình ảnh, nếu
dị ứng thì ta nên làm gì ?
A. Pha loãng thuốc cản quang
B. Sử dụng thuốc cản quang loại khác
C. Sử dụng kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khác ( vd: siêu âm )
D. Xử trí như 1 trường hợp phản vệ
E. Tất cả câu trả lời đều đúng
303. Phosphorylcholine trên vi khuẩn sẽ bị liên kết lên chất nào để đưa đến
opsonin hóa và hoạt hóa bổ thể:
A. Ceruloplasmin
B. Lectin
C. CRP
D. MBP
E. Haptoglobin
304. Tại sao vaccine viêm gan B phải tiêm ở mặt trước bên của cơ đùi mà không
tiêm ở cơ delta ở trẻ sơ sinh?
A. Khối cơ delta ở trẻ sơ sinh không đủ
B. Khối cơ delta ở trẻ sơ sinh có lượng mỡ nhiều
C. Khối cơ delta mông dễ làm tổn thương thần kinh và mạch máu
D. Khối cơ tứ đầu đùi có lượng mỡ nhiều hơn
E. Khối cơ tứ đầu đùi có khối cơ nhiều hơn
305. Nguyên nhân nào sau đây gây suy MD đơn thuần dòng lympho B:
A. Thiếu enzyme PNP
B. Thiếu hụt 1 số gen RAG1, RAG2,
C. Thiếu hụt yếu tố di truyền tin của TB lympho(ZAP-70)
D. Thiếu hụt enzyme ADA
E. Rối loạn phát triển của túi hầu thứ 3,4 trong thời kỳ phôi thai
306. Chuối, cà chua, dâu tây là thức ăn tốt cho cơ thể nhưng ở 1 số người có thể
xuất hiện các triệu chứng như dị ứng. Nội dung nào phù hợp cơ chế bệnh sinh ?
A. Bệnh cảnh lâm sàng trong quá mẫn nặng hơn trong không dung nạp thức ăn
B. Tình trạng không dung nạp có thể xảy ra (intolerance)
C. Thường dị ứng quá mẫn typ I diễn ra nhanh hơn trong khi không dung nạp thức
ăn có thể xảy ra sớm hoặc kéo dài cả mấy ngày sau
D. Các cái trây trên có thể như 1 dị nguyên
E. Tất cả câu trên đều đúng
307. Tác nhân nào dưới dây không gây ra shock phản vệ :
A. Tập thể dục
B. Phấn hoa
C. Thuốc uống
D. Nhựa latex
E. Nọc độc của côn trùng
308. Quá mẫn typ I xảy ra khi dị nguyên gây liên kết chéo 2 FcεR có trên :
A. TB mast
B. BC ái kiềm
C. TB có hạt ái kiềm
D. TB lympho T
E. TB lympho B
309. TB nào không bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS do không có CD4+:
A. TB lympho B
B. TB nội mạc
C. TB gốc tạo máu
D. TB Langerhans
E. TB đại thực bào
310. Bệnh quá mẫn typ nào gây ra bởi sự lắng đọng phức hợp MD ở thành mạch
:
A. Type II
B. Type III
C. Type I
D. Type V
E. Type IV
311. Nguyên nhân chung của các bệnh tự miễn:
A. Điều trị với các thuốc corticoid
B. Ung thư di căn nhiều nơi
C. Suy dinh dưỡng
D. Quá trình dung thứ bị sai lệch
E. Quá trình trưởng thành của TB lympho bị rối loạn
312. Mannose trên vi khuẩn sẽ bị liên kết lên chất nào để đưa đến opsonin hóa
và hoạt hóa bổ thể :
A. Lectin
B. CRP
C. Ceruloplasmin
D. MBP
E. Haptoglobulin
313. TB có vai trò quan trọng trong tiêu diệt KST:
A. ĐTB
B. BC hạt ái kiềm
C. TB T
D. BC hạt ái toan
E. Dưỡng bào
314. Các KT nào sau đây thuộc nhóm KT kháng nhân, ngoại trừ :
A. Anti-La
B. Anti-TPO
C. Anti-Sm
D. Anti-Scl70
E. Anti-CCP
315. KT nào hỗ trợ nhất trong chuẩn đoán viêm tuyến giáp tự miễn Hashimoto ?
A. Anti-TPO
B. Anti-thyroglobulin
C. TRAbb ( KT ức chế tuyến giáp )
D. Anti-TSHR
316. Các tự KT xuất hiện trong bệnh Basedow, trong đó KT nào tham gia vào cơ
chế bệnh sinh chủ yếu :
A. Anti-TPO
B. Anti-Tg
C. TRAb
D. Tất cả 3 loại KT trên
317. Hiện tượng Arthus là biểu hiện của bệnh :
A. Sự hình thành phức hợp MD tại nơi KN xâm nhập
B. Test bì ở bệnh phong
C. Quá mẫn phản vệ tại chỗ
D. Dị ứng ở da
E. Phản ứng quá mẫn muộn
318. Thành phần nào sau đây không phải là protein pha cấp?
A. Fibrinogen
B. Mannose binding lectin
C. Chondroitin sulfate
D. Amyloid P huyết thanh
E. CRP
319. Phát biểu nào sau đây không phù hợp khi nói về viêm:
A. Viêm là biểu hiện cục bộ của 1 phản ứng toàn than
B. Viêm gồm 2 mặt phá hủy và bảo vệ
C. Viêm bị ức chế cùng 1 tác nhân vật lý
D. Viêm biểu hiện qua 3 giai đoạn theo đúng thứ tự
E. Viêm chỉ có ở Đv có hệ TK phát triển
320. Trong bệnh nguyên học, “ vấn đề phát hiện nguyên nhân gây bệnh là 1 vấn
đề cơ bản của y học” là phát biểu của
A. Pavlov
B. Freud
C. Wirchov
D. Hippocrate
E. Bernard
321. Interleukin-I
A. Tăng điểm chuẩn nhiệt ở vùng hạ đồi
B. Là 1 chất gây sốt nội sinh
C. Được kích kích tạo ra bởi chất gây sốt ngoại sinh
D. Chỉ A và B đúng
E. A,B,C đều đúng
322. Trong nhiễm acid chuyển hóa kéo dài thường có biểu hiện :
A. Nhức đầu
B. Khó thở
C. Thiếu máu
D. Tétamine
E. Xương mất ca2+
323. Nhiễm nóng(heatstroke)
A. Mạch tăng nhẹ
B. Các cơ chế điều hòa thân nhiệt không hoạt động
C. Ra nhiều mồ hôi
D. Thường không nguy hiểm
E. Nhiệt độ trung tâm thường không vượt quá 38.5 độ C
324. Bệnh lý nào sau có thể gây nhiễm acid chuyển hóa:
A. Suy thận mạn
B. Cơn hysteria
C. Đái thao nhạt
D. cường giáp trong basedow
E. ưu năng vỏ thượng than
325. nguyên nhân nào sau đây là tăng K máu:
A. hội chứng tăng aldosterone
B. nhiễm toan chuyển hóa
C. hội chứng giảm aldosterone
D. luyện tập quá sức
E. suy thận
326. thuyết TK luận của Pavlov trong quan niệm về bệnh bị xem là phiến diện
do:
A. cho bệnh là do mất hoạt động TK trung ương và TK thực vật
B. đã tuyệt đối hóa vai trò của hệ TK thực vật
C. cho bệnh là do rối loạn phản xạ
D. đã tuyết đối hóa vai trò của vỏ não
E. cho bệnh là do rối loạn hoạt động TK
327. gọi là nhiễm base chuyển hóa hoặc hô hấp mất bù khi pH máu :
A. tăng>7.55
B. tăng > 7.65
C. tăng >7.45
D. tăng >7.35
E. tăng > 7.25
328. trong nhiễm kiềm hô hấp, phổi hoạt động bù trừ bằng cách giảm thông
khí :
A. đúng
B. sai
329. nguyên nhân gây mất nước nhược trương, NGOẠI TRỪ:
A. ỉa dòng
B. bệnh đái nhạt
C. thiếu aldosterone
D. vã mồ hôi nhiều
E. sử dụng thuốc lợi tiểu kéo dài
330. phát biểu nào sau đây về mất nước do sốt là KHÔNG phù hợp:
A. trong giai đoạn sốt cao, mất nước là do tăng thông khí
B. trong giai đoạn sốt lui, mất nước là do vã mồ hôi
C. trong giai đoạn sốt đứng, mất nước là do thận
D. trong giai đoạn sốt tăng, mất nước là do tăng sản nhiệt
E. trong giai đoạn sốt lui, mất nước là do tăng thải nhiệt
331. tăng epinephrine trong máu sẽ làm tăng thân nhiệt qua cơ chế
A. tăng run
B. tăng trương lực cơ
C. tăng chuyển hóa cơ bản
D. giảm thải nhiệt
E. các câu trên đều sai
332. phát biểu nào sau đây KHÔNG phù hợp khi nói về vai trò của nước trong
cơ thể ?
A. nước nội bào chiếm tỷ lệ cao hơn nước ngoại bào
B. nước cơ thể quan trọng không những về lượng mà còn về cách phân bổ
C. thiếu nước dễ chết và chết nhanh hơn thiếu ăn
D. trong cơ thể, cơ quan nào càng ít hoạt động càng chứa nhiều nước
E. tất cả mọi phản ứng sinh hóa của cơ thể đều diễn ra trong môi trường nước
333. thận có khả năng đào thải acid thừa và có thể làm cho pH nước tiểu giảm
đến:
A. 2
B. 3
C. 5
D. 1
E. 4
334. Trong bệnh sinh học, vai trò của phản ứng tính ( cơ địa ) thường chịu ảnh
hưởng của tuổi, giới, hoạt động TK nội tiết và :
A. Ánh sáng
B. Nhiệt độ
C. Màu sắc
D. Âm thanh
E. Môi trường
335. Về điều hòa cân bằng nước, phát biểu nào sau đây KHÔNG phù hợp:
A. Điều hòa thể tích và điều hòa thẩm thấu diễn ra hoàn toàn độc lập với nhau
B. Sự trao đổi nước qua lại giữa nội và ngoại mạch tuân theo CB Starling
C. Sự di chuyển của nước giữa nội và ngoại bào tuân theo CB Donnan
D. Điều hòa nước giữa nội và ngoại môi theo cơ chế thể dịch dựa vào ADH và
cholesterol
E. Diều hòa nước giữa nội và ngoại môi theo cơ chế TK chủ yếu dựa vào cảm
giác khát
336. Chất gây sốt nội sinh có tác dụng được sắp xếp từ mạnh đến yếu theo thứ tự
như sau :
A. IL1,TNF,IFN,IL6
B. IL1,IFN,IL6,TNF
C. IL1,IL6,TNF,IFN
D. IL1,TNF,IL6,IFN
E. IL1,IFN,TNF,IL6
337. Có thể nói nhân tố đóng vai trò trung tâm trong quá trình viêm là
A. Các chất trung gian hóa học của viêm
B. Các rối loạn tuần hoàn trong viêm
C. Các TB trong viêm, đặc biệt ĐTB
D. Tổn thương tổ chức
E. Tổn thương TB
338. Trong viêm, giai đoạn thành lập mô hạt sẽ có biểu hiện tăng sinh của:
A. TB nội mô
B. Huyết quản
C. BC
D. TB liên võng
E. Nguyên bào sợi
339. Phát biểu nào sau đây về mất nước qua đường mồ hôi là KHÔNG phù hợp :
A. Giai đoạn sau kèm hiện tượng mất Na
B. Dịch mồ hôi nhược trương so với dịch ngoại bào
C. Lượng mất nước qua đường mồ hôi bình thường khoảng 200-500ml/ngày
D. Là tình trạng mất nước ngoại bào không ảnh hưởng đến khoang nội bào
E. Giai đoạn đầu chủ yếu là mất nước
340. Cơ chế dẫn đến hiện tượng ứ máu trong viêm là do hẹp long mạch, tăng độ
nhớt máu, huyết khối và do
A. Giãn mạch
B. Tăng huyết áp
C. Tê liệt TK vận mạch
D. Giảm thể tích máu
E. Tăng áp lực thủy tĩnh
341. Biểu hiện của ứ nước đẳng trương, NGOẠI TRỪ :
A. Tăng áp lực TM trung tâm (CVP)
B. Dịch nội bào tang
C. MCV bình thường
D. Nhiễm toan có thể xảy ra
E. Protein huyết tương giảm
342. Trong hạ thân nhiệt
A. Tăng tốc độ vi tuần hoàn
B. Độ nhớt của máu giảm
C. Gián mạch ngoại vi
D. Chậm đông máu
E. Nhiễm toan có thể xảy ra

You might also like