Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 1

Hội Gióng là một lễ hội truyền thống hàng năm ở nhiều nơi thuộc vùng Hà Nội để tưởng niệm

và ca ngợi
chiến công của người anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian
Việt Nam.

Thánh Gióng, còn được biết đến với hiệu là Phù Đổng Thiên Vương hay Sóc Thiên Vương, là một nhân
vật trong truyền thuyết Việt Nam, một trong bốn vị thánh mà người Việt gọi là Tứ bất tử trong tín
ngưỡng dân gian Việt Nam. Ông được xem là tượng trưng cho tinh thần chống ngoại xâm và sức mạnh
tuổi trẻ.

Truyền thuyết kể rằng, Thánh Gióng sinh ra ở làng Phù Đổng. Khi còn nhỏ, Thánh Gióng không biết nói,
không biết cười và chỉ nằm ngửa đòi ăn. Khi nước Văn Lang bị giặc Ân xâm lược, Thánh Gióng đã đứng
lên chống lại giặc, cưỡi ngựa sắt, cầm gươm sắt, mặc giáp sắt và nón sắt để đánh giặc. Sau khi đánh đuổi
giặc, Thánh Gióng đã cởi áo giáp và bay lên trời.

Lễ Hội Gióng được ra đời và bắt đầu tổ chức từ khoảng thế kỷ XI, vào đời Vua Lý Thái Tổ. Vua Lý Thái Tổ
sau khi sáng lập ra Triều Lý, thường xuyên đến đền thờ Thánh Gióng ở làng Phù Đổng để dâng hương
cầu xin thánh thần hiển linh cho biết vận mệnh đất nước.

Hiện nay, Hội Gióng Phù Đổng chính thống được tổ chức hàng năm vào ba ngày mùng 7, mùng 8 và
mùng 9 tháng 4 Âm lịch tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, nơi sinh ra người anh hùng
huyền thoại Phù Đổng Thiên Vương. Ngoài ra, Hội Gióng cũng được tổ chức tại nhiều địa điểm khác như
Sóc Sơn, Phù Linh, và nhiều làng khác thuộc Hà Nội.

Hội Gióng là một lễ hội văn hóa cổ truyền mô phỏng một cách sinh động diễn biến các trận đấu của
Thánh Gióng và nhân dân Văn Lang chống giặc Ân. Thông qua đó, Hội Gióng giúp nâng cao nhận thức
cộng đồng về các hình thức chiến tranh bộ lạc thời cổ xưa và liên tưởng tới bản chất tất thắng của cuộc
chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện trong sự nghiệp giải phóng và bảo vệ Tổ quốc.

Hội Gióng ở đền Phù Đổng (huyện Gia Lâm) và đền Sóc (huyện Sóc Sơn) đã được Tổ chức giáo dục văn
hóa khoa học của Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân
loại vào ngày 16/11/20101.

You might also like