Triet c2

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

5) So sánh quan điểm chủ nghĩa mác lê-nin với một số đặc điểm của nước ta

hiện nay:

Điểm khác:
1. Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc.
 Hiện nay nước ta có 54 dân tộc cùng sinh sống trên cùng một lãnh thổ
quốc gia, dân số giữa các dân tộc không đều nhau.

 Trong đó: Dân tộc Kinh chiếm khoảng 85,3% dân số với 82.085.826
người trên tổng dân số Việt Nam 96.208.984 người (Thông cáo báo chí kết
quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019), còn lại là dân tộc ít người phân
bố rải rác trên địa bàn cả nước (10 dân tộc có số dân từ dưới 1 triệu đến
100 ngàn người: Tày, Nùng, Thái, Mường, Khơme, Mông, Dao, Giarai, Bana,
Êđê; 20 dân tộc có số dân dưới 100 ngàn người, 16 dân tộc có số dân từ dưới
10 ngàn người đến 1 ngàn người; 6 dân tộc có số dân dưới 1 ngàn người:
Cống, Sila, Pupéo, Rơmăm, Ơ đu, Brâu).

 Cộng đồng dân tộc Việt Nam hiện nay là kết quả của một quá trình hình
thành và phát triển lâu dài trong lịch sử.

 Điều này dẫn tới hai mối quan hệ:


+ Một là, trong quá trình tích hợp văn hóa tộc người thành một cấu
trúc dân tộc trong mối quan hệ biện chứng giữa dân tộc chủ thể và dân
tộc ít người, giữa các dân tộc với nhau là một quốc sách vô cùng quan
trọng có thể nói là hàng đầu của Việt Nam.
+ Hai là, dù có phân chia thành biên giới quốc gia, trong khi phải đảm
bảo chủ quyền nhưng vẫn không thể ngăn cản mối quan hệ đồng tộc
của họ bên nước bạn. Xây dựng tình đoàn kết dân tộc trong một quốc
gia đồng thời cần quan tâm đến xu thế hoà hợp hội nhập dân tộc trong
khu vực và quốc tế.

2. Đăc trưng nổi bật trong quan hệ giữa các dân tộc ở Việt Nam là truyền thống
đoàn kết gắn bó trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
 Đặc điểm này được hình thành do những yếu tố đặc thù của nền kinh tế
trồng lúa nước, một kết cấu nông thôn bền chặt sớm xuất hiệ và thử
thách trong cuộc đấu tranh chống xâm lược, bảo vệ tổ quốc qua mấy
ngàn năm lịch sử đến nay nên dân tộc Việt Nam đã hình thành từ rất
sớm và tạo ra độ kết dính cao giữa các dân tộc.

 Là một trong những nguyên nhân và động lực quyết định mọi thắng lợi
của dân tộc trong các giai đoạn lịch sử ; đánh thắng mọi kẻ thù xâm
lược để giành độc lập thống nhất Tổ quốc .

 Là xu hướng khách quan cố kết các dân tộc trên cơ sở có chung lợi ích,
có chung vận mệnh lịch sử, chung một tương lai tiền đồ.

 Truyền thống đoàn kết, thống nhất đang được phát huy trong công
cuộc xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhiệm vụ
trọng tâm hiện nay là công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

3. Hình thái cư trú xen kẽ giữa các dân tộc ở Việt Nam.
 Tuy trong từng khu vực nhất định có những dân tộc sống tương đối tập
trung, nhưng không thành địa bàn riêng biệt.

 Việt Nam là nơi chuyển cư của nhiều dân tộc ở khu vực Đông Nam Á.

 Tạo nên bản đồ cư trú của các dân tộc Việt Nam trở nên phân tán , xen
kẽ (Dân tộc Kinh tập trung chủ yếu ở đồng bằng, trung du, ven biển... Các dân
tộc thiểu số tập trung tại miền núi cao nguyên biên giới).

 Các dân tộc nước ta không có lãnh thổ riêng, không có nền kinh tế riêng
và sự thống nhất hữu cơ giữa các dân tộc và quốc gia trên mọi mặt của
đời sống xã hội ngày càng được củng cố.

 Thuận lợi và khó khăn khi sống đan xen giữa các dân tộc:
+ Thuận lợi: tăng cường hiểu biết, mở rộng giao lưu, tạo nền văn hóa
đa dạng bản sắc dân tộc.
+ Khó khăn: dễ xảy ra xung đột, tranh chấp do chưa hiểu nhau và khác
nhau về phong tục tập quán, tranh chấp về lợi ích nhất là lợi ích kinh tế.
=> Tạo khẽ hở cho các thế lực thù địch, mâu thuẫn trong quan hệ dân
tộc để chia rẽ làm suy yếu sự đoàn kết dân tộc.
4. Tình hình chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế,văn hóa... giữa các dân tộc,
giữa các vùng dân cư.
 Nguyên nhân cơ bản: Phong tục phương thức canh tác của các dân tộc
khác nhau.

 Nguyên nhân khác: Lịch sử của dân tộc Việt Nam là sự thống nhất
không đều do hậu quả của chính sách khai thác, áp bức bóc lột của thực
dân. Địa hình và điều kiện tự nhiên gây khó khăn trong việc tiếp cận
vùng sâu vùng xa và bất cập trong vấn đề xây dựng vật chất, hệ thống
xã hội,...

 Về văn hóa, trình độ văn hóa, trình độ dân trí nói chung giữa các vùng
miền, giữa các dân tộc còn chênh lệch lớn (Phong tục tấp quán, luật tục,
tâm lý, lối sống của các dân tộc bên cạn những yếu tố tích cực, còn lưu
giữ nhiều yếu tố tiêu cực, lạc hậu.

 Về xã hội, quản lý xã hội, giải quyết các vấn đề xã hội... biểu hiện rõ nét
sự không đồng đều.

 Một đặc trưng cần được quan tâm nhằm khắc phục dần sự chênh lệch
để thực hiện bình đẳng, đoàn kết dân tộc ở nước ta.

5. Dân tộc Việt Nam có nền văn hoá thống nhất trong đa dạng.
 Cùng với nền văn hóa cộng đồng, mỗi dân tộc trong đại các dân tộc Việt
lại có đời sồng văn hóa mang bản sắc riêng, góp phần làm phong phú
thêm nên văn hóa của cộng đồng. Rất nhiều bản sắc văn hóa tạo thành
nét đặc trưng riêng của mỗi dân tộc làm phong phú cho nền văn hóa dân
tộc nước nhà.

 Đặc trưng của sắc thái văn hóa dân tộc bao gồm ngôn ngữ, tiếng nói, văn
hóa, nghệ thuật, tình cảm dân tộc, y phục, phong tục tập quán, quan hệ
gia đình dòng họ.... (Dân tộc có chữ viết riêng : Thái , Chăm, Mông,
Giarai,... Một số dân tộc thiểu số gắn với một vài tôn giáo truyền thống
như: đạo Phật, Bàlamôn, đạo Tin Lành, đạo Thiên Chúa...).
 Đảng và Nhà nước ta luôn luôn tôn trọng bản sắc văn hóa riêng và
tôn trọng tự do tín ngưỡng của mỗi dân tộc.

6. Tuy chiếm số ít nhưng các dân tộc thiểu số lại cư trú trên các địa bàn có vị trí
chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh và giao lưu
quốc tế.
 Vị trí chiến lược kinh tế là cửa ngõ, cửa khẩu của biên giới; tài nguyên
thiên nhiên đa dạng phong phú nhiều thành phần dân tộc với bản sắc
văn hóa đặc sắc. Cảnh sắc thiên nhiên phù hợp với phát triển du lịch,
chính trị, anh ninh quốc phòng, giao lưu quốc tế. Cũng là vùng có nhiều
cửa khẩu với nhánh riêng có cửa ngõ thông ra biển với Asean.

Điểm giống:

- Dân tộc Việt Nam đã có một ngôn ngữ, một lãnh thổ, một nền kinh tế thống nhất;
một nhà nước, luật pháp và một nền văn hóa thống nhất. Lịch sử đã chứng minh
rằng, từ hàng nghìn năm trước trên lãnh thổ Việt Nam đã có một cộng đồng mang
đầy đủ các đặc trưng của một dân tộc:

 Lịch sử Việt Nam bắt đầu từ xã hội nguyên thuỷ (theo qui luật chung giống với
lịch sử thế giới).
+ Dấu vết: răng Người Vượn ở Lạng Sơn, hang Thẩm ồm (Nghệ An), thời đại đồ
đá cũ là Núi Đọ (Thiệu Hóa -Thanh Hoá).
+ Ở giai đoạn này, bầy người chưa có văn hoá, phong tục, tập quán, và tôn giáo.

 Sau thời gian hàng mấy chục vạn năm tiến hoá, người nguyên thuỷ Việt Nam
bước sang một cộng đồng mới cao hơn: thời kỳ Công xã thị tộc.
+ Thị tộc đầu tiên là thị tộc Mẫu quyền (Mẫu hệ): đã hình thành, xuất hiện nền
văn hoá, phong tục tập quán, tôn giáo với hình thức Tô tem giáo, Bái vật giáo.
+ Giai đoạn cuối cùng của xã hội nguyên thuỷ Việt Nam là cộng đồng thị tộc Phụ
quyền (Phụ hệ).

 Bên cạnh thị tộc, trong thời kỳ này còn có cộng đồng người liên kết rộng rãi
hơn: Bộ lạc.

 Đây là thời kỳ thơ ấu của dân tộc cho nên là thời kỳ đặt nền tảng cho toàn bộ
tính cách, truyền thống, văn hoá nông nghiệp, làng xã của con người Việt Nam.
 Thời kỳ xã hội chiếm hữu nô lệ: Nhà nước đầu tiên Văn Lang (Bộ tộc Lạc Việt)
và Âu Lạc (Bộ tộc Âu Việt + Lạc Việt) (Khoảng 1500 tr.c.n đến 179 tr.c.n.

 Lịch sử xã hội phong kiến:

+ Thời kỳ Bắc thuộc (179 tr.c.n đến 938).

+ Thời kỳ phong kiến tự chủ:


-> 939 - 1527: Thời kỳ xây dựng phát triển quốc gia phong kiến tập quyền mọi
mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, quân sự. (Bắt đầu từ Nhà Ngô đến Nhà Hậu Lê).
-> 1527 - 1858: Thời kỳ khủng hoảng toàn diện của chế độ phong kiến. (Từ Nhà
Mạc đến khi Pháp nổ súng xâm lược Nam Kỳ).

 Thời kỳ cận đại (1858 - 1945): Thời kỳ Pháp xâm lược nước ta và biến Việt Nam
thành nước thuộc địa nửa phong kiến.

 Thời kỳ hiện đại: Thời kỳ đấu tranh bảo vệ nền độc lập dân tộc, bảo vệ chính
quyền nhân dân với thiết chế dân chủ, cộng hoà.
+ 1946 - 1954: Nhân dân ta đánh bại cuộc tái xâm lược của thực dân Pháp, giải
phóng miến Bắc.

+ 1954 - 1975: Nhân dân ta đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ, giải
phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội bằng
sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước với mục đích đưa dân
tộc ta tiến kịp các dân tộc tiên tiến trên thế giới .
6) Xu hướng phát triển quan hệ dân tộc ở Việt Nam hiện nay:
- Hai xu hướng khách quan về quan hệ dân tộc của chủ nghĩa Mác Lenin:
 Xu hướng thứ nhất: Cộng đồng dân cư muốn tách ra để hình thành cộng đồng
độc lập dân tộc
+ Nguyên nhân: Do sự thức tỉnh, trưởng thàng về ý thức dân tộc, ý thức về
quyền sống của mình
=> Thể hiện rõ nét phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc.

 Xu hướng thứ hai: Các dân tộc trong từng quốc gia hoặc các dân tộc ở nhiều
quốc gia muôn liên hiệp lại với nhau.
+ Do sự phát triển lực lượng sản xuất, khoa học - công nghệ và giao lưu văn
hóa, kinh tế.
=> Xóa bỏ hàng rào ngăn cách giữa các dân tộc, thúc đẩy dân tộc xích lại gần.
- Biểu hiện của hai xu hướng trong phạm vi các quốc gia Xã hội chủ
nghĩa có nhiều dân tộc:

Tại Việt Nam, hai xu hướng có sự thống nhất biện chứng với nhau, có sự tác động
qua lại, hỗ trợ cho nhau nhưng sẽ để lại hậu quả tiêu cực, khó lường nếu vi phạm
mối quan hệ biện chứng này.

 Về xu hướng thứ nhất: ta có thể lấy ví dụ với Cuộc cách mạng Tháng Tám
1945. Đây là cuộc cách mạng vĩ đại của lịch sử nước nhà dưới sự lãnh đạo của
Đảng, nhân dân cả nước đã đoàn kết, anh dũng đứng lên đấu tranh đập tan
ách thống trị của đếquốc và phong kiến, dành lại độc lập tự do cho dân tộc.

 Về xu hướng thứ hai: Việt Nam luôn chủ động tham gia các Tổ chức Quốc tế
(LHQ, ASEAN, WTO…) nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế, mở rộng đối ngoại.
+ Hiện nay, hai xu hướng diễn ra khá phức tạp trên phạm vi từng quốc gia và
toàn thế giới, thậm chí nó bị lợi dụng vào mục đích chính trị nhằm thực hiện
chiến lược “diễn biến hòa bình”.
+ Đặc biệt, tại Việt Nam, các thế lực thù địch coi việc lợi dụng vấn đề dân tộc
với chiến lược “diễn biến hòa bình” là một trọng điểm với mục tiêu loại trừ vai
trò lãnh đạo của ĐCSVN, xóa bỏ chế độ CNXH, phá vỡ khối đại đoàn kết dân
tộc.
+ Vì vậy, trong vấn đề dân tộc, quan điểm của Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ
Chí Minh là chúng ta cần nhận thức đúng và khơi dậy những tiềm năng to lớn
ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi để phát triển kinh tế, văn
hóa, xã hội, làm cơ sở vững chắc thực hiện bình đẳng, tôn trọng, đoàn kết, giúp
nhau cùng phát triển.

You might also like