Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 55

DỤNG CỤ VÀ TRANG THIẾT BỊ TRONG CHỮA RĂNG

MỤC TIÊU BÀI GIẢNG

1. Nhận diện được các dụng cụ và trang thiết bị trong chữa răng
2. Phân tích được cách định dạng các dụng cụ cầm tay
3. Nêu được công dụng của các dụng cụ và trang thiết bị trong chữa răng
4. Biết cách sử dụng các dụng cụ trong thực hành chữa răng
1. Bộ dụng cụ khám:
1.1 Gương: Có Kích cỡ #2–#5 (3/4–
15/16 inches)

✔ Phản chiếu ánh sáng đến răng

✔ Giúp quan sát gián tiếp

✔ Banh môi, má, lưỡi bệnh nhân

1.2 Thám trâm: Các kiểu phổ biến là # 1, 2 (pigtail), 11/12, 17 và 23


(hookard Shepard). Có thể là một hoặc hai đầu (mỗi đầu có dạng khác nhau)

✔ Phát hiện sâu răng

✔ Kiểm tra sự khít sát bờ của phục

hồi

✔ Đánh giá bề mặt chân răng vùng chẽ (11/12)

✔ Lấy bỏ vật liệu dư thừa từ phục hồi hoặc khi sửa soạn

1.3 Kẹp gắp gòn: Đầu hai mũi khép chặt, trơn hay có khía. Để đặt và lấy
các vật nhỏ ra khỏi khoang miệng (viên gòn, dụng cụ nội nha, chêm)
1.4 Khay đựng dụng cụ khám

1.5 Ống hút nước bọt: hút nước bọt để vùng làm việc khô ráo bằng máy
hút chân không thấp. Bằng nhựa dùng 1 lần. Được sử dụng chủ yếu khi
người nha sĩ làm việc một mình (đặt sealants, đánh bóng răng, xử lý
fluoride, lấy dấu, gắn mão)
2. Dụng cụ cắt cầm tay

Việc lấy bỏ và tạo dạng (điêu khắc) trên cấu trúc răng là các bước thiết yếu của
nha khoa phục hồi. Ban đầu, đây là một quá trình khó khăn được thực hiện hoàn
toàn bằng các dụng cụ cầm tay. Sự ra đời của thiết bị cắt quay, chạy bằng năng
lượng là một bước tiến thực sự lớn trong nha khoa. Từ thời điểm mũi khoan răng
bằng tay đầu tiên ra đời cho đến tay khoan chạy bằng điện và khí nén ngày nay, đã
có những bước tiến lớn trong việc khoan cắt cơ học cấu trúc răng và dễ dàng phục
hồi răng. Thiết bị tốc độ cao hiện đại đã loại bỏ sự cần thiết của nhiều dụng cụ cầm
tay để sửa soạn răng. Tuy nhiên, dụng cụ cầm tay vẫn là một phần thiết yếu trong
nha khoa phục hồi.
Các dụng cụ cầm tay ban đầu với các tay cầm lớn, nặng (Hình) và các hợp kim kim
loại kém hơn (theo tiêu chuẩn hiện tại) ở các lưỡi cắt, rất cồng kềnh, khó sử dụng
và không hiệu quả trong nhiều trường hợp. Khi việc sản xuất dụng cụ cầm tay
thương mại tăng lên và các nha sĩ bắt đầu có ý tưởng về việc sửa soạn răng, thì rõ
ràng các dụng cụ này cần phải được hệ thống hóa lại. Trong số nhiều đóng góp của
Black cho nha khoa hiện đại, tên ông được công nhận đầu tiên và lấy đặt tên cho
phân loại dụng cụ cầm tay. Hệ thống phân loại của ông cho phép các nha sĩ và nhà
sản xuất truyền đạt rõ ràng và hiệu quả hơn về thiết kế và chức năng của dụng cụ.

Thiết kế của một số dụng cụ cầm tay trước đây. Những dụng cụ này được làm
thủ công riêng lẻ, thiết kế thay đổi và cồng kềnh. Do bản chất của tay cầm, nên khó
khử trùng hiệu quả.
Dụng cụ cầm tay hiện đại, khi được sử dụng đúng cách, tạo ra kết quả có lợi
cho người sử dụng và bệnh nhân. Một số trong những kết quả này có thể đạt được
một cách thỏa đáng chỉ với dụng cụ cầm tay chứ không phải với dụng cụ quay.

2.1. Phân loại: Dụng cụ cầm tay gồm


Dụng cụ không cắt: (cây đưa vật liệu, cây lấy vật liệu thừa…)
Dụng cụ cắt: cây nạo (excavators), đục (chisels) và các loại khác.
- Cây nạo có thể được chia nhỏ hơn hatchets bình thường, hoes, dạng
góc, và thìa (ordinary hatchets, hoes, angle formers, and spoons).
- Cây đục chủ yếu được sử dụng để cắt men răng và có thể được chia
nhỏ hơn thành đục thẳng, đục cong, đục góc đôi, đục men và cây tỉa
bờ nướu (straight chisels, curved chisels, bin-angle chisels, enamel
hatchets, and gingival margin trimmers).
- Các dụng cụ cắt khác có thể được chia nhỏ thành dao, giũa, nạo và
dao điêu khắc (knives, files, scalers, and carvers).
2.2. Thiết kế

Hầu hết các dụng cụ cầm tay, bất kể mục đích sử dụng, bao gồm ba phần: tay
cầm, thân và lưỡi dao (Hình). Đối với nhiều dụng cụ không cắt, phần tương ứng
với lưỡi dao được gọi là đầu làm việc. Lưỡi hoặc đầu làm việc của dụng cụ được
nối với tay cầm bằng thân. Một số dụng cụ có một lưỡi dao ở hai đầu của tay cầm
Các lưỡi dao có nhiều kiểu dáng và kích cỡ, tùy thuộc vào chức năng của chúng.

HÌNH: Dụng cụ hai đầu minh họa ba bộ phận cấu thành của dụng cụ cầm tay:
lưỡi (a), thân (b) và tay cầm (c). (Modified from Boyd LRB: Dental instruments: A
pocket guide, ed 4, St. Louis, 2012, Saunders.)
Tay cầm có kích cỡ và hình dạng khác nhau. Dụng cụ cầm tay ban đầu có tay
cầm có đường kính khá lớn. Một tay cầm lớn, nặng không phải lúc nào cũng thuận
lợi cho thao tác tinh tế. Ở Bắc Mỹ, hầu hết các tay cầm dụng cụ có đường kính nhỏ
(5,5 mm) và nhẹ. Chúng thường có tám mặt và có khía để chống trượt. Ở châu Âu,
tay cầm thường có đường kính lớn hơn và thon.
Phần thân để kết nối tay cầm với các đầu làm việc của dụng cụ, thường trơn,
tròn và thon. Chúng thường có một hoặc nhiều chỗ
uốn cong để bù trừ xu hướng xoắn của dụng cụ trong
khi sử dụng.
Phần lưỡi: Men và ngà răng là những mô khó cắt, đòi
hỏi phải dùng lực mạnh ở đầu dụng cụ. Dụng cụ cầm
tay phải cân bằng và sắc bén. Cân bằng cho phép tập
trung lực vào lưỡi mà không gây ra sự quay của dụng
cụ khi cầm. Độ sắc bén giúp khu trú lực vào một vùng
nhỏ của cạnh dao, tạo ra lực cao.
Cân bằng được thực hiện bằng cách thiết kế các
góc của thân sao cho cạnh cắt của lưỡi dao nằm trong
đường kính dự kiến của tay cầm và gần như trùng với
trục của tay cầm (Hình 6-3; xem thêm Hình 6-2). Để
thiết kế chống quay tối ưu, cạnh lưỡi cắt không được
lệch trục quá 1-2 mm. Tất cả các dụng cụ và thiết bị
nha khoa cần phải đáp ứng nguyên tắc cân bằng này.
Thiết kế thân và lưỡi cắt (với lưỡi cắt chính được đặt
gần trục tay cầm để tạo sự cân bằng).
2.3. Góc ở thân
Chức năng và chiều dài của lưỡi dao xác định số lượng góc ở phần thân cần
thiết để cân bằng dụng cụ. Dụng cụ được Black phân loại trên cơ sở số lượng góc ở
thân là một góc, hai góc hoặc ba góc. Dụng cụ có lưỡi nhỏ, ngắn có thể dễ dàng
thiết kế theo dạng góc đơn trong khi giữ các cạnh cắt trong giới hạn yêu cầu. Các
dụng cụ có lưỡi dài hơn hoặc định hướng phức tạp hơn có thể cần hai hoặc ba góc
trong thân để đưa lưỡi cắt sát với trục dài của tay cầm. Thân như vậy được gọi là
dạng khuỷu.
2.4. Định dạng
Dụng cụ cắt có định dạng mô tả kích thước và góc của đầu làm việc. Chúng
được ghi trên tay cầm bằng cách sử dụng mã gồm ba hoặc bốn số được phân tách
bằng dấu gạch ngang hoặc dấu cách (ví dụ: 10–85–8–14). Số đầu tiên cho biết
chiều rộng của lưỡi cắt hoặc lưỡi cắt chính theo thang phần mười của milimét
(0,1mm) (ví dụ: 10 = 1mm). Số thứ hai của mã bốn số cho biết góc cạnh cắt chính,
được đo từ một đường thẳng song song với trục dài của tay cầm dụng cụ theo chiều
kim đồng hồ. Góc được biểu thị bằng phần trăm của 360 độ (ví dụ: 85 = 85% ×
360 độ = 306 độ). Thiết bị được định vị sao cho số này luôn lớn hơn 50. Nếu cạnh
vuông góc với lưỡi dao, số này thường bị bỏ qua, dẫn đến mã ba số. Số thứ ba (số
thứ hai của mã ba số) biểu thị chiều dài lưỡi cắt tính bằng milimét (ví dụ: 8 = 8
mm). Số thứ tư (số thứ ba của mã ba số) biểu thị góc lưỡi cắt, liên quan đến trục
dài của tay cầm theo chiều kim đồng hồ (ví dụ: 14 = 50 độ). Đối với các phép đo
này, dụng cụ được định vị sao cho số này luôn nhỏ hơn hay bằng 50.
Trong một số trường hợp, có bổ sung trên tay cầm số nhận dạng của nhà sản
xuất để hỗ trợ nhà sản xuất cụ thể trong việc lập danh mục và đặt hàng. Không nên
nhầm lẫn với định dạng trên.
2.5. Cạnh vát
Hầu hết các dụng cụ cắt cầm tay có ở đầu lưỡi dao một góc xiên duy nhất tạo
thành cạnh cắt chính. Hai cạnh bổ sung, được gọi là cạnh cắt phụ, mở rộng từ cạnh
chính cho chiều dài của lưỡi dao (Hình). Các dụng cụ có hai mặt vát như các
hatchet thông thường có hai góc vát tạo thành cạnh cắt (Hình 6-5, A).

Hình: Thiết kế lưỡi đục (chisel) cho thấy các cạnh cắt chính và phụ.
Hình: Ví dụ về dụng cụ cầm tay excavators (với định dạng dụng cụ tương ứng). A,
Hatchet thông thường có hai cạnh vát (3–2–28). B, Hoe (4½–1½–22). C, Dạng
góc (12–85–5–8)
Một số dụng cụ có một cạnh vát như cây nạo dạng thìa (Hình) và cây tỉa bờ nướu
(Hình 6-7, B và C) được sử dụng với chuyển động nạo/cạo hoặc cắt phía bên.
Những cái khác như rìu men (enamel hatchet) (xem hình 6-7, A) có thể được sử
dụng bằng cách bào hay cắt trực tiếp và chuyển động cắt phía bên. Đối với các
thiết kế vát đơn như vậy, các dụng cụ phải được chế tác theo cặp, với các góc xiên
ở hai bên đối diện của lưỡi dao. Các dụng cụ này được chỉ định là vát phải hoặc vát
trái và được biểu thị bằng cách thêm chữ R hoặc L vào định dạng dụng cụ. Để xác
định xem dụng cụ có góc xiên phải hay trái, giữ cạnh cắt chính xuống như đang
làm việc và xem, và nếu cạnh vát xuất hiện ở phía bên phải của lưỡi dao, thì đó là
dụng cụ bên phải của cặp. Dụng cụ này, khi được sử dụng trong một chuyển động
cạo, được di chuyển từ phải sang trái và ngược lại. Dụng cụ phù hợp cho công việc
ở một phía của sự sửa soạn, và cây còn lại phù hợp cho phía đối diện của sửa soạn.
Hình: Ví dụ về dụng cụ cầm tay cây nạo dạng thìa (với định dạng dụng cụ tương
ứng). A, Dạng thìa hai góc (13–7–14). B, Dạng thìa ba góc (13–7–14). C, Dạng
thìa (15–7–14).
Hình: Ví dụ về cây đục (chisels) cầm tay (với định dạng dụng cụ tương ứng).
A, Enamel hatchet (10–7–14). B, Cây tỉa bờ nướu (12½–100–7–14). C, Cây tỉa bờ
nướu (12½–100–7–14).
Hầu hết các dụng cụ đều có sẵn với lưỡi và thân ở hai đầu của tay cầm. Các
dụng cụ như vậy được gọi là đầu kép. Trong nhiều trường hợp, dụng cụ bên phải
của cặp nằm ở một đầu của tay cầm và dụng cụ bên trái nằm ở đầu kia. Đôi khi,
các lưỡi tương tự có chiều rộng khác nhau được đặt trên các hai đầu dụng cụ. Các
dụng cụ một đầu có thể an toàn hơn để sử dụng, nhưng các dụng cụ hai đầu hiệu
quả hơn vì chúng làm giảm việc phải đổi dụng cụ.
Dụng cụ có cạnh cắt vuông góc với trục của tay cầm (Hình 6-8), chẳng hạn như
cây đục hai góc (xem Hình 6-8, C), có lưỡi cong nhẹ (cây đục Wedelstaedt) (xem
Hình 6-8, B) và cây hoe (Hình 6-5, B), có một cạnh vát đơn và không chỉ rõ bên
phải hay trái mà chỉ ra vát phía gần hay phía xa. Nếu khi người ta quan sát bên
trong của độ cong của lưỡi dao (hoặc bên trong góc ở tiếp giáp của lưỡi và thân)
thì không thể nhìn thấy cạnh vát chính, thì dụng cụ có cạnh vát phía xa. Ngược lại,
nếu có thể nhìn thấy cạnh vát chính (từ cùng cách thức), thiết bị có cạnh vát phía
gần (xem Hình 6-8).

Hình 6-8: Ví dụ về dụng cụ cầm tay gọi là đục (với công thức dụng cụ tương ứng).
A, Thẳng (12–7–0). B, Wedelstaedt (11½–15–3). C, Hai góc (10–7–8).
Như đã mô tả trước đây, các dụng cụ như đục và rìu có ba cạnh cắt (chisels
hatchets), một chính và hai phụ. Những cạnh cắt này cho phép cắt theo ba hướng,
khi cần trình bày. Các cạnh cắt phụ cho phép cắt hiệu quả hơn so với cạnh chính
trong một số trường hợp. Chúng đặc biệt hiệu quả ở vách ngoài và trong ở xoang
mặt bên của sửa soạn mặt nhai nhai-bên của răng. Không nên quên tính hữu dụng
của các cạnh cắt phụ này vì chúng tăng cường việc sử dụng dụng cụ.
2.6. Ứng dụng
Cắt các mô cứng hoặc mô mềm. Nạo được sử dụng để loại bỏ sâu răng và tinh
chỉnh bên trong của các sửa soạn. Đục được sử dụng chủ yếu để cắt men răng.
Excavators
Có 4 phân loại (1) ordinary hatchets, (2) hoes, (3) angle-formers, và (4) spoons.

Ordinary hatchet excavator: lưỡi cắt của lưỡi dao được hướng trong cùng mặt
phẳng với trục dài của tay cầm và có hai mặt vát. Những dụng cụ này được sử
dụng chủ yếu trên răng trước để sửa soạn phần lưu và làm sắc nét các góc nhị diện
bên trong, đặc biệt là trong các sửa soạn cho phục hồi bằng vàng trực tiếp.
Hoe excavator: có lưỡi cắt chính của lưỡi cắt vuông góc với trục của tay cầm (xem
Hình 6-5, B). Loại dụng cụ này được sử dụng để bào các vách của sửa soạn và để
tạo thành các góc nhị diện. Nó thường được sử dụng trong các sửa soạn Loại III và
V để phục hồi vàng trực tiếp. Một số bộ dụng cụ cắt có cây hoe với lưỡi dài hơn và
nặng hơn, với phần thân gập góc. Chúng được sử dụng trên men răng hoặc răng
sau.

HÌNH: Hoe excavator


Angle-former là một loại excavator đặc biệt, chủ yếu để làm sắc nét các góc nhị
diện và tạo ra các đặc tính lưu giữ trong ngà răng để chuẩn bị cho phục hình vàng.
Nó cũng có thể được sử dụng trong việc vát men. Nó là góc đơn và có lưỡi cắt
chính ở một góc (khác 90 độ) với lưỡi dao. Nó là sự kết hợp giữa cây đục (chisel)
và cây tỉa bờ nướu. Được sản xuất một cặp (phải và trái).

HÌNH: Angle-former
Spoon excavators: loại bỏ sâu răng và điêu khắc amalgam hoặc các mẫu sáp trực
tiếp. Lưỡi dao hơi cong và các cạnh cắt có hình tròn hoặc giống như móng. Cạnh
tròn giống dạng đĩa (discoid), trong khi lưỡi giống như móng vuốt được gọi là
cleoid (Hình 6-9, C và D). Phần thân có thể là hai góc hoặc ba góc để dễ đưa vào
sửa soạn.

HÌNH: Spoon excavators


HÌNH: Ví dụ về các dụng cụ cắt cầm tay khác. A, Dao hoàn tất. B, Thiết kế dao hoàn tất thay thế
nhấn mạnh các cạnh cắt phụ. C, Dental file. D, Lưỡi dao cleoid. E, Cây điêu khắc amalgam lưỡi
dạng đĩa (discoid).
Chisels (đục)
Đục chủ yếu nhằm cắt men răng và có thể được nhóm lại thành (1) thẳng, hơi cong
hoặc hai góc; (2) enamel hatchets; và (3) cây tỉa bờ nướu.

HÌNH: Đục thẳng


Đục thẳng có thân và lưỡi thẳng, với cạnh vát chỉ ở một bên. Cạnh chính của nó
vuông góc với trục của tay cầm. Nó có thiết kế tương tự như đục gỗ thợ mộc (xem
hình 6-8, A). Thân và lưỡi của chiếc đục cũng có thể hơi cong (thiết kế
Wedelstaedt) (xem Hình 6-8, B) hoặc có thể là hai góc (xem Hình 6-8, C).
HÌNH: Đục cong (thiết kế Wedelstaedt)

HÌNH: Đục hai góc (góc đôi)


Lực được sử dụng với tất cả các mũi đục này thực chất là một lực đẩy thẳng. Một
loại phải hoặc trái là không cần thiết trong một cái đục thẳng vì một dụng cụ xoay
180 độ cho phép sử dụng nó ở hai bên khi sửa soạn. Loại hai góc và loại
Wedelstaedt có các cạnh cắt chính trong mặt phẳng vuông góc với trục của tay cầm
và có thể có cạnh vát phía xa hoặc phía gần (ngược). Lưỡi có cạnh vát ở phía xa
được thiết kế để bào các vách đối diện với bề mặt bên trong lưỡi (xem Hình 6-5,
A và B). Lưỡi có cạnh vát phía gần được thiết kế để bào các vách đối diện với bề
mặt bên ngoài của lưỡi (xem Hình 6-8, B và C).
Enamel hatchet là loại đục có thiết kế tương tự như ordinary hatchet ngoại trừ lưỡi
dao lớn hơn, nặng hơn và vát chỉ ở một bên (xem Hình 6-7, A). Nó có các cạnh cắt
trong một mặt phẳng song song với trục của tay cầm. Nó được sử dụng để cắt men
răng và là loại phải hoặc trái để sử dụng ở phía đối diện của sửa soạn.

HÌNH: Enamel hatchet


Cây tỉa bờ nướu (gingival margin trimmer) được thiết kế để vát thích hợp trên viền
men bờ nướu của các sửa soạn nhai-bên. Nó có thiết kế tương tự như enamel
hatchet ngoại trừ lưỡi dao cong (tương tự như excavator dạng thìa) và cạnh cắt
chính nằm ở một góc (hơn 90 độ) với trục của lưỡi dao (xem Hình 6-7, B và C).
Nó được chế tạo ra loại bên phải và trái. Nó cũng được tạo ra sao cho một cặp bên
phải và bên trái là một cặp ở phía gần và một cặp ở phía xa. Khi số thứ hai trong
định dạng là 90 đến 100, cặp được sử dụng trên bờ nướu phía xa. Khi con số này là
75 đến 85, cặp này được sử dụng để vát bờ phía gần. Các cặp 100 và 75 dành cho
các sửa soạn inlay trực tiếp với vát bờ nướu dốc. Các cặp 90 và 85 dành cho các
sửa soạn trám amalgam với các vát men bờ nướu chỉ giảm nhẹ về phía nướu.
Trong số các ứng dụng khác cho các dụng cụ này là làm tròn hoặc vát góc của góc
nhị diện trục-tủy của các sửa soạn hai bề mặt.

HÌNH: gingival margin trimmer


Các dụng cụ cắt khác
Các dụng cụ cắt cầm tay khác như dao, giũa, và dụng cụ dạng discoid–cleoid được
sử dụng để cắt tỉa vật liệu phục hồi hơn là để cắt cấu trúc răng. Dao, được gọi là
dao hoàn tất, dao điêu khắc, được thiết kế với một lưỡi dao mỏng, có nhiều kích cỡ
và hình dạng khác nhau (xem Hình 6-9, A và B). Dao được sử dụng để cắt tỉa vật
liệu phục hồi dư thừa trên viền nướu, mặt ngoài hoặc trong của phục hồi mặt bên
gần hoặc tỉa và tạo đường viền trên bề mặt của phục hồi loại V. Các cạnh phụ sắc
nét trên khía cạnh gót chân của lưỡi rất hữu ích trong chế độ kéo –nạo.
Ví dụ: Cây đưa composite vào xoang trám. Thực chất là một dụng cụ dẻo làm bằng
kim loại không dính (nhôm anodized hoặc titan nitride) hoặc làm bằng nhựa để
chống dính, trầy xước và sự đổi màu của composite. Gồm có hai đầu là lưỡi dao
không cắt, hay một đầu dạng lưỡi dao, đầu kia dạng nib. Nhiều hình dạng và kích
thước khác nhau.

Dao điêu khắc composite: lưỡi mỏng, sắc bén để lấy bỏ vật liệu thừa, vào được
mặt bên và các mặt răng khác.

Cây đặt lớp lót: Trộn và đặt vật liệu lót trong xoang trám (calcium hydroxide, glass
ionomer). Có đầu làm việc tròn rất nhỏ ở hai hay một đầu.
Dũa (File) (xem Hình 6-9, C) cũng có thể được sử dụng để cắt vật liệu phục hồi dư
thừa. Chúng đặc biệt hữu ích ở bờ nướu. Các lưỡi của file rất mỏng và răng của
dụng cụ trên các bề mặt cắt ngắn và được thiết kế để làm cho file trở thành dụng cụ
đẩy hoặc dụng cụ kéo. Các file được sản xuất với các hình dạng và góc độ khác
nhau để cho phép đi vào được phục hồi.

Dụng cụ dạng discoid-cleoid (xem hình 6-9, D và E) được sử dụng chủ yếu để điêu
khắc giải phẫu mặt nhai trên phục hồi amalgam chưa cứng. Nó cũng có thể được
sử dụng để tỉa hoặc đánh bóng bờ các inlay-onlay. Các đầu làm việc của dụng cụ
này lớn hơn đầu của cây nạo dạng đĩa (discoid) hay cleoid.

3. Thiết bị cắt hiện nay


3.1. Thiết bị cắt quay

Tay khoan nha khoa, là dụng cụ được sử dụng phổ biến nhất trong nha khoa
đương đại. Tay khoan nha khoa hiện nay là dụng cụ tinh vi và hiệu quả cao đã phát
triển từ lúc bắt đầu vào đầu những năm 1950. Nhiều thay đổi tiến hóa đối với các
sản phẩm thủ công đã cải thiện đáng kể việc sử dụng và hiệu quả của chúng trong
những năm qua. Những thay đổi trong thiết kế, trọng lượng và cân bằng đã giúp
cho tay cầm thoải mái hơn khi sử dụng trong thời gian dài hơn. Thiết kế cải tiến
này có thể giảm thiểu mỏi cánh tay và vai của bác sĩ. Sự kết hợp của các sợi quang
bền giúp cải thiện đáng kể khả năng quan sát các chi tiết giúp bác sĩ đỡ mỏi mắt
hơn. Phát triển công nghệ LED (đi-ốt phát sáng) đã cải thiện chất lượng ánh sáng
gần giống với ánh sáng ban ngày và tuổi thọ đèn được tăng cường đáng kể. Mức
độ tiếng ồn giảm, giảm tác động đáng kể đến thính giác lâu dài của các bác sĩ lâm
sàng và nhân viên. Độ bền của tay khoan trãi qua quá trình khử trùng thường
xuyên đã được cải thiện đáng kể qua nhiều năm, do đó tránh được sự xuống cấp
của vật liệu. Vật liệu ổ trục và cartridges mới đã được phát triển để nâng cao tuổi
thọ và góp phần giảm độ ồn. Các cơ chế ngàm (chucking) đã phát triển sang dạng
nút bấm, thay vì sử dụng khóa mở, để tháo và lắp các mũi khoan.
Hai công nghệ được sử dụng ngày nay cho các tay khoan nha khoa, và mỗi
công nghệ có những đặc điểm và lợi ích riêng. Các tay khoan hoạt động bằng hơi
(air-driven handpiece), trong nhiều năm, là dụng cụ chính để cắt răng trong nha
khoa. Tay khoan hoạt động bằng động cơ điện (electric motor-driven handpiece)
hiện đang ngày càng trở nên phổ biến để sử dụng trong tất cả các ứng dụng cắt
trong nha khoa. Các công nghệ cho cả hệ thống hoạt động bằng khí và điện tiếp tục
phát triển, và cả hai hệ thống vẫn rất phổ biến để sử dụng hàng ngày trong các thủ
thuật nha khoa.
Hệ thống hoạt động bằng điện và khí có cả ưu điểm và nhược điểm. Các hệ
thống hoạt động bằng khí có chi phí rẻ hơn và ít tốn kém hơn trong việc thay thế
các tuabin so với các tay khoan điện. Tay khoan khí nhẹ hơn tay khoan điện. Kích
thước của đầu của tay khoan khí thường nhỏ hơn. Ưu điểm của tay khoan điện là
chúng êm hơn, cắt với mô-men xoắn cao nhưng ít chòng chành, duy trì độ đồng
tâm cao và khả năng cắt chính xác cao, có nhiều gá lắp kèm cho động cơ có thể
được sử dụng cho các ứng dụng cắt khác nhau như điều chỉnh hàm giả và dụng cụ
nội nha. Một số nhược điểm của tay khoan khí là chúng tạo ra tiếng ồn. Mô-men
xoắn và độ đồng tâm của tuabin khí xuống cấp trong một khoảng thời gian tương
đối ngắn. Tay khoan khí có nhiều rung động, cần thay thế tuabin và sửa chữa
thường xuyên hơn. Tay khoan điện có chi phí ban đầu mắc và các vấn đề về độ
nặng và cân bằng.
Tốc độ quay cho các ứng dụng cắt khác nhau
Tốc độ quay của một dụng cụ được đo bằng số vòng quay mỗi phút (vòng/
phút). Ba phạm vi tốc độ thường được ghi nhận: tốc độ thấp hoặc chậm (<12.000
vòng/phút), tốc độ trung bình (12.000 - 200.000 vòng/phút) và tốc độ cao hoặc cực
cao (>200.000 vòng/phút). Hầu hết các dụng cụ được quay ở tốc độ thấp hoặc tốc
độ cao. Động cơ tay khoan điện tạo ra vòng quay lên tới 200.000 vòng/phút. Tốc
độ này thấp hơn đáng kể so với 400.000 vòng/phút được tạo ra bởi các tay khoan
khí. Tuy nhiên, động cơ tay khoan điện có các phụ kiện với hệ số nhân tăng tốc độ
có thể tăng vòng quay theo tỷ lệ 5:1 hoặc 4:1, giúp chúng hoạt động hiệu quả trong
cùng phạm vi với tay khoan khí. Sự khác biệt về lượng công suất cắt là đáng kể
trong các tay khoan điện. Tay khoan điện có thể tạo ra công suất cắt lên đến 60
watt so với dưới 20 watt bằng tay khoan khí. Công suất cắt cao này trong các tay
khoan điện cho phép mô-men xoắn không đổi cần thiết để cắt các vật liệu phục hồi
khác nhau và cấu trúc răng bất kể tải trọng. Không giống như tay khoan khí, mũi
khoan trong tay khoan điện có thể vẫn giữ nguyên tốc độ mà không chậm hoặc
đứng lại khi gặp bề mặt cứng hay độ ma sát tăng lên.
Một yếu tố quan trọng là vận tốc cắt bề mặt của dụng cụ, nghĩa là vận tốc mà
các cạnh của dụng cụ cắt đi qua bề mặt bị cắt. Vận tốc này tỷ lệ thuận với tốc độ
quay và đường kính của tay khoan, với các tay khoan to có tốc độ bề mặt cao hơn.
Mặc dù có thể loại bỏ mô răng còn nguyên vẹn bằng một dụng cụ quay ở tốc
độ thấp, nhưng có thể gây khó chịu cho bệnh nhân và nha sĩ. Cắt ở tốc độ thấp là
không hiệu quả, tốn thời gian và đòi hỏi lực tương đối nặng; điều này làm tạo nhiệt
tại vị trí làm việc và tạo ra các rung động với tần số thấp và biên độ cao. Nhiệt và
rung là nguồn gốc gây khó chịu chính cho bệnh nhân. Ở tốc độ thấp, các mũi
khoan có xu hướng trượt ra khỏi sửa soạn răng và làm trầy xước bờ phía bên hoặc
bề mặt răng. Ngoài ra, mũi khoan cacbua mau hỏng vì lưỡi giòn của chúng dễ bị
gãy ở tốc độ thấp. Phạm vi tốc độ thấp được sử dụng để làm sạch răng, đào sâu
răng, và các thủ thuật hoàn tất và đánh bóng. Ở tốc độ thấp, cảm giác xúc giác tốt
hơn và nói chung, ít có khả năng làm quá nóng các bề mặt cắt.
Ở tốc độ cao, tốc độ bề mặt cần thiết để cắt hiệu quả có thể đạt được bằng các
dụng cụ cắt nhỏ hơn và linh hoạt hơn. Tốc độ này được sử dụng để sửa soạn răng
và loại bỏ phục hình cũ. Các ưu điểm khác như sau: (1) dụng cụ cắt kim cương và
cacbua loại bỏ cấu trúc răng nhanh hơn và ít chịu áp lực, rung và sinh nhiệt; (2) số
lượng dụng cụ cắt quay cần thiết bị giảm vì kích thước nhỏ hơn phổ biến hơn trong
ứng dụng; (3) nha sĩ kiểm soát tốt hơn và dễ vận hành hơn; (4) tuổi thọ dụng cụ
kéo dài hơn; (5) bệnh nhân thường ít sợ hãi hơn vì các rung động khó chịu và thời
gian hoạt động đã giảm; và (6) một số răng trong cùng một cung có thể được điều
trị tại cùng một cuộc hẹn (nếu cần).
Điều khiển biến để điều chỉnh tốc độ làm cho tay khoan linh hoạt hơn. Tính
năng này cho phép người vận hành dễ dàng đạt được tốc độ tối ưu cho kích thước
và loại dụng cụ quay ở bất kỳ giai đoạn nào của một hoạt động cụ thể. Tất cả các
tay khoan điện có một bộ biến trở điều chỉnh có thể dễ dàng đặt các số vòng/phút
tối đa cho các tình huống cụ thể cho các quy trình phẫu thuật khác nhau. Tay
khoan khí có thể được điều khiển, nhưng thường thì việc điều khiển khó khăn và ít
chính xác hơn, vì nha sĩ phải dùng chân ấn trên bộ biến trở điều khiển tốc độ của
tay khoan.
Để kiểm soát lây nhiễm, tất cả các tay khoan nha khoa hiện đã được khử trùng,
nhưng quá trình này có liên quan đến một số thách thức. Khử trùng liên tục có thể
tạo ra sự xuống cấp của tay khoan (tuổi thọ, công suất, tốc độ tuabin, truyền sợi
quang, độ lệch tâm, tiếng ồn, hiệu suất của ngàm, góc nhìn, khoảng trống liên hàm,
interocclusal clearance, phun nước). Cần phải xịt dầu bôi trơn lại sau khi khử trùng
và xả bớt dầu dư khi bắt đầu hoạt động. Một số công ty cung cấp thiết bị tự động
để làm sạch chính xác và bôi trơn tay khoan sau mỗi lần sử dụng.
HÌNH: Thiết bị bảo trì tay khoan tự động
Nên chạy tay khoan trong vài giây trước khi bắt đầu các thủ thuật trong đó việc
lắng đọng dầu phun lên cấu trúc răng có thể cản trở các quá trình như việc dán hay
trám răng.
Phân loại:

- Tay khoan tốc độ cao, khuỷu (high speed handpiece, contra angle) gắn mũi
khoan có chuôi được ôm chặt, ma sát (friction grip).
- Tay khoan tốc độ thấp, thẳng (slow speed handpiece, straight)

Lưu ý: có thể gắn đầu khuỷu dạng cài then (Latch type) vào tay khoan thẳng
này để dễ dàng làm việc trong miệng.
- Tay khoan tốc độ thấp, prophy (nhẹ hơn các tay khoan thẳng thông
thường)

- Các đầu gắn vuông góc (right angle/Prophy angle)

- Tay khoan điện


3.2. Thiết bị laser

Laser là thiết bị tạo ra chùm ánh sáng nhất quán và cường độ rất cao. Nhiều
ứng dụng hiện tại và tiềm năng của laser trong nha khoa đã được xác định liên
quan đến việc điều trị các mô mềm và sửa đổi mô cứng răng. Laser là từ viết tắt
của “khuếch đại ánh sáng bằng cách phát ra bức xạ kích thích” (light amplification
by stimulated emission of radiation). Một tinh thể hay khí được kích thích để phát
ra các photon có bước sóng đặc trưng được khuếch đại và lọc để tạo ra chùm tia
nhất quán. Tác động của tia laser phụ thuộc vào công suất của chùm tia và mức độ
mà chùm tia được hấp thụ.
Các thiết bị laser hiện nay tương đối đắt tiền so với các dụng cụ cắt bằng
động cơ điện hay bằng khí và phải được sử dụng thường xuyên trong thực hành
nha khoa để giảm chi phí. Hiện tại, laser được sử dụng chủ yếu cho các ứng dụng
mô mềm hoặc chỉnh sửa bề mặt mô cứng. Chúng có thể được dùng để sửa soạn
xoang trám, tuy nhiên, khó tạo ra một bờ hoặc bề mặt sửa soạn rõ ràng hơn so với
các dụng cụ quay thông thường. Laser không hiệu quả và khó khăn trong việc lấy
đi một lượng lớn men ngà, và quá trình đó có khả năng tạo ra lượng nhiệt không
mong muốn. Chúng không thể được sử dụng để loại bỏ amalgam hoặc phục hình
răng sứ hiện có. Không có loại laser đơn nào phù hợp cho tất cả các ứng dụng laser
tiềm năng. Laser có thể không bao giờ thay thế tay khoan nha khoa tốc độ cao.
Trong nhiều năm, việc sử dụng tia laser để sửa soạn răng hứa hẹn rất nhiều; tuy
nhiên, lời hứa đó đã không thành hiện thực. Hiện nay, các dụng cụ laser có sẵn đã
được chứng minh là tương đối không hiệu quả và không thực tế cho việc sửa soạn
răng và không được phổ biến rộng rãi. Mặc dù laser có thể cực kỳ hữu ích cho
phẫu thuật mô mềm, nhưng các phiên bản hiện tại có giá trị hạn chế cho việc sửa
soạn răng.

3.3. Thiết bị khác

Vào giữa những năm 1950, việc cắt bằng luồng khí gây mài mòn đã được
thử nghiệm, nhưng nhận thấy có một số vấn đề. Quan trọng nhất, không có cảm
giác xúc giác khi cắt mô răng bằng kiểu này. Điều này gây khó khăn cho nha sĩ
trong việc xác định tiến trình cắt khi sửa soạn răng. Ngoài ra, bụi mài mòn cản trở
tầm nhìn của vị trí cắt và có xu hướng làm trầy xước mặt gương nha khoa. Bệnh
nhân hoặc nhân viên có khả năng hít phải bụi gây mài mòn.
Thiết bị gây mài mòn bằng khí hiện nay (Hình 6-14) rất hữu ích trong việc
loại bỏ vết dính, làm sạch các hố rãnh trước khi phủ sealants, và làm nhám cơ học
vi thể các bề mặt được dán (men, hợp kim kim loại đúc hoặc sứ). Phương pháp này
hoạt động tốt khi loại bỏ vật liệu hữu cơ và khi chỉ có một lượng nhỏ men răng
hoặc ngà răng. Mặc dù được khuyến khích để loại bỏ sâu răng, nhưng loại này
không thể tạo ra các vách của sửa soạn/xoang trám và các chi tiết bờ rõ ràng so với
các kỹ thuật cắt bằng dụng cụ quay thông thường. Nói chung, dòng hạt mài mòn
mịn nhất vẫn tạo ra chiều rộng cắt hiệu quả lớn hơn nhiều so với chiều rộng của bờ
để lót xi măng hoặc những sai lệch có thể chấp nhận được trong hầu hết các sửa
soạn tạo xoang. Việc làm nhám các bề mặt được dán, gắn, hoặc sửa chữa là một lợi
thế và có thể làm trong hay ngoài miệng, tùy tình huống. Phương pháp này không
thay thế cho các kỹ thuật xoi mòn bằng axit. Làm nhám cải thiện mối dán. Tuy
nhiên, xoi mòn bằng axit một mình hoặc sau khi làm nhám, luôn tạo ra một liên kết
tốt hơn so với mài mòn bằng khí một mình.

HÌNH: 6-14 Thiết bị gây mài mòn bằng khí hiện thời để loại bỏ các khiếm khuyết hoặc vết dính
bề mặt men, làm sạch hố rãnh trước khi đạt sealants hoặc làm nhám các bề mặt nhám được dán
hoặc gắn. (Courtesy Danville Materials, Inc., San Ramon, CA.)
Kỹ thuật gây mài mòn do luồng khí dựa vào sự truyền động năng từ dòng các hạt
trên bề mặt răng hoặc phục hồi để tạo ra một lớp bề mặt bị nứt rạn, tạo độ nhám để
dán hoặc phá vỡ để cắt. Việc truyền năng lượng bị ảnh hưởng bởi nhiều thứ, bao
gồm hạt bột, áp lực, góc độ, cấu tạo bề mặt và các biến số góc thoát.
HÌNH: Sơ đồ biểu diễn phạm vi của các biến liên quan đến bất kỳ loại thiết bị gây mài mòn bằng
khí. Hoạt động làm sạch hoặc cắt là một chức năng của động năng truyền vào bề mặt thực sự và
điều này bị ảnh hưởng bởi các biến liên quan đến kích thước hạt, áp suất khí, góc độ với bề mặt,
loại bề mặt và phương pháp thoát (Courtesy of B. Kunselman [Master’s thesis, 1999], School of
Dentistry, University of North Carolina, Chapel Hill, NC.)
(Hình 6-15). Lỗi phổ biến nhất của phương pháp này là giữ đầu thiết bị ở khoảng
cách sai so với bề mặt. Khoảng cách lớn hơn làm giảm đáng kể năng lượng của
luồng khí. Khoảng cách gần có thể tạo ra các hoạt động cắt không mong muốn,
chẳng hạn như khi chỉ cần loại bỏ vết dính bề mặt. Khả năng cắt không mong
muốn là một vấn đề đáng kể khi sử dụng thiết bị đánh bóng bằng khí (ví dụ:
Prophy Jet) để làm sạch bề mặt của men ngà răng. Tuy nhiên, khi sử dụng đúng
cách, các thiết bị này có thể khá hiệu quả (Hình 6-16).
HÌNH 6-16 Ví dụ về thiết bị gây mài mòn bằng khí được dùng để làm sạch răng cho thấy đầu
Prophy và tay cầm được gắn vào bộ phận điều khiển bởi một dây dẻo với bình chứa bột và
nguồn nước (trái)(Courtesy of DENTSPLY International, York, PA.)
4. Dụng cụ cắt quay

Các mũi riêng lẻ được sử dụng với tay khoan nha khoa có hàng trăm kích cỡ, hình
dạng và chủng loại. Chúng được sản xuất do nhu cầu thiết kế chuyên biệt cho các
ứng dụng lâm sàng cụ thể hoặc để phù hợp với các tay khoan cụ thể, nhưng phần
lớn xuất phát từ sở thích cá nhân của các nha sĩ. Chúng được phân loại theo sử
dụng:

✔ Sửa soạn xoang trám

✔ Hoàn tất

✔ Dùng cho labo

✔ Phẫu thuật

4.1. Đặc điểm thiết kế chung

Mặc dù có sự khác biệt lớn giữa các dụng cụ cắt quay, chúng có chung các đặc
điểm thiết kế nhất định. Mỗi dụng cụ bao gồm ba phần: (1) thân cây, (2) cổ và (3)
đầu (Hình 6-17). Mỗi loại có chức năng riêng, ảnh hưởng đến thiết kế và vật liệu.
Thuật ngữ “shank” (chuôi) có ý nghĩa khác nhau khi dùng cho dụng cụ quay và
dụng cụ cầm tay.

HÌNH: Thiết kế bình thường gồm 3 phần của dụng cụ cắt quay

4.2. Thiết kế chuôi


Chuôi là bộ phận vừa với tay khoan, nhận chuyển động quay từ tay khoan. Thiết kế
chuôi và kích thước thay đổi theo tay khoan mà nó lắp vào. Thông số kỹ thuật số
23 của Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (ADA) về các mũi khoan bao gồm năm loại
chuôi. Ba trong số này (Hình 6-18) là chuôi cho tay khoan thẳng (tốc độ thấp)
Straight or handpiece shank (HP), chuôi cho tay khoan khuỷu dạng chốt cài (tốc độ
thấp) (Latch type shank (RA/CA/LA)), và chuôi giữ chặt ma sát trong tay khoan
(tốc độ cao) (Friction grip shank (FG)).

HÌNH: 6-18 Đặc điểm và kích thước điển hình (tính bằng inch) của ba thiết kế chuôi dụng cụ phổ biến
cho tay khoan thẳng (A), tay khoan khuỷu dạng chốt (B) và loại tay khoan ôm chặt ma sát (C).

4.3. Các dạng đầu mũi khoan tungsten carbide


Lấy mô sâu, khoan cắt men ngà khi sửa soạn xoang trám. Thường có
từ 6-8 lưỡi cắt.
4.3.1. Mũi khoan tròn tạo lối vào ống tủy.

Kích cỡ 1⁄4, 1⁄2, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10

4.3.2. Mũi khoan trụ thẳng có rãnh cắt thẳng


Kích cỡ 56, 57, 58, 59, 60
4.3.3. Mũi khoan trụ thẳng có rãnh cắt ngang
Kích cỡ 556, 557, 558, 559, 560

4.3.4. Mũi khoan trụ thuôn có rãnh cắt thẳng


Kích cỡ 169, 170, 171, 172

4.3.5. Mũi khoan trụ thuôn có rãnh cắt ngang


Kích cỡ 699, 700, 701, 702, 703
4.3.6. Mũi khoan trụ có đầu tròn, có rãnh

Kích cỡ: Dạng thuôn, rãnh thẳng 1169–1172. Dạng thuôn, rãnh cắt
ngang: 1700–1702. Dạng thẳng, rãnh thẳng 1156–1158. Dạng thẳng
rãnh cắt ngang 1556–1558.

4.3.7. Mũi khoan nón ngược


Kích cỡ: 331⁄2, 34, 35, 36, 37, 38, 39

4.3.8. Mũi khoan quả lê


Kích cỡ: 329, 330, 331, 332

4.3.9. Mũi khoan bánh xe


Kích cỡ: 14

4.3.10. Mũi khoan có đầu cắt


Kích cỡ: 956, 957

4.3.11. Mũi khoan hoàn tất


Có 12 lưỡi cắt. Có nhiều dạng và kích thước (nón, bầu dục, ngọn lửa, trứng,
thuôn, quả lê, nhiều rãnh cắt hơn để làm nhẵn. Hầu hết xài cho tay khoan tốc độ
cao, và tay khoan khuỷu tốc độ chậm.
4.4. Kim cương
Dùng cho thay khoan tốc độ cao, mài bỏ khối răng (tạo xoang, mài
cùi), đánh bóng và hoàn tất miếng trám, tạo hình xương và nướu trong
phẫu thuật nha chu.
Có các kích thước và hình dạng khác nhau (nón, bầu dục, ngọn lửa,
trứng, thuôn, quả lê, bánh xe, đĩa, băng nhám)
4.5. Các dụng cụ dùng đánh bóng và hoàn tất
4.5.1.1.1. Trục lắp

Để gắn đĩa, bánh xe hay đá. Dùng trong labo hay tại ghế nha. Chuôi dùng
cho tay khoan thẳng, tay khoan khuỷu (tốc độ thấp) hay tốc độ cao.
4.5.2. Đĩa, băng giấy khảm cát:
Tạo hình, làm nhẵn miếng trám composite. Có nhiều kích thước đĩa, băng
nhám, kích thước hạt từ thô đến mịn (theo mã màu), vật liệu (aluminum
oxide, garnet, cát, cuttle).
4.5.3. Mũi đá

Bằng silicon carbide hay aluminum oxide. Nhiều hình dạng, kích
thước, và kích thước hạt. Màu xanh lá, đỏ, hồng, xanh dương, vàng,
trắng, xám, nâu.
4.5.4. Bánh xe và đĩa cao su
Màu xanh lá, đỏ, hồng, xanh dương, vàng, trắng, xám, nâu
4.5.5. Các mũi và cup cao su
Nhiều hình dạng, kích thước, và kích thước hạt
Màu xanh lá, đỏ, hồng, xanh dương, vàng, trắng, xám, nâu
5. Hộp đựng mũi khoan
Giữ mũi khoan để dễ thấy và dễ lấy. Thiết kế khác nhau cho số lượng mũi
khoan khác nhau và cho các loại chuôi khác nhau. Một số có thanh di động giữ
mũi khoan tại chỗ trong quá trình làm sạch siêu âm và khử trùng
Có thể có từ tính để giữ mũi khoan tại chỗ.

6. Bộ khuôn trám- giữ khuôn


Sử dụng trong trường hợp răng mất chất phía gần hay phía xa. Nó tạo ra một
vách thay thế để tạo lại bờ viền miếng trám khi đặt vật liệu.
Khuôn kim loại có các kích cỡ và độ rộng khác nhau.
Cái giữ khuôn giữ chặt khuôn kim loại quanh răng
Chêm gỗ hay nhựa giúp khuôn tiếp sát mặt bên của răng
6.1. Bộ khuôn trám- giữ khuôn – Khuôn trám Tofflemire

6.2. Bộ khuôn trám- giữ khuôn – Khuôn trám tiếp xúc phân đoạn

Các vòng hình bầu dục giữ khuôn trám dạng quả thận đúng vị trí

6.3. Bộ khuôn trám- giữ khuôn – Automatrix®


Không cần dùng cái giữ khuôn trám. Hệ thống có dụng cụ xiết chặt
khuôn trám gọi là Automate®.

6.4. Khuôn trám dẻo


Dùng khi trám composite các răng trước
7. Kẹp giấy cắn Miller
Giữ giấy cắn để kiểm tra khớp cắn

Bộ chuẩn bị trám composite

1. Basic set-up
2. Local anesthesia set-up
3. Cavity preparation burs
4. Spoon excavator
5. Binangle chisel, enamel hatchet
(preference of dentist)
6. Composite placement instrument
7. Applicator for bonding agent
8. Acid etch
9. Plastic matrix band
10. Bonding agent and disposable well
11. Articulating paper forceps
12. Abrasive strip
13. Abrasive discs and polishing points
14. Handpieces (high and slow speed)
15. Composite compule and dispensing gun

8. Đê nha khoa

8.1. Mục đích:

✔ Kiểm soát độ ẩm

✔ Che nướu, môi má và lưỡi tránh nguy cơ chấn thương do dụng cụ cắt nha

khoa, đồng thời giúp dễ quan sát và khả năng tiếp cận vào vùng làm việc.

✔ Bảo vệ bệnh nhân khỏi tiếp xúc với các vật liệu gây kích ứng

✔ Ngăn ngừa bệnh nhân nuốt mảnh vụn, dụng cụ nội nha, vật liệu trám, hóa

chất…

✔ Giảm nguy cơ tiếp xúc với vi khuẩn miệng cho nhân viên y tế

8.2. Thành phần


8.2.1. Đê cao su
Bằng latex hay nonlatex
Kích thước 5x5 hay 6x6
Loại mỏng, vừa, dày, rất dày
Màu hồng, đen, xanh dương, xanh lá hay màu nhẹ đủ loại

8.2.2. Tấm đê mẫu


Đánh dấu vị trí răng (lý tưởng) trên đê nha khoa để đục lỗ. Dấu tròn trên mẫu
tương ứng với vị trí và khoảng cách của răng trong cung răng.
Mẫu nhựa hoặc tem đánh dấu
Kích thước cho loại đê 5 hay 6 inches
Thường phải sửa đổi cho từng bệnh nhân riêng. Mẫu rất hữu ích khi học nhưng
có thể không cần thiết khi có kinh nghiệm.
8.2.3. Kềm bấm lỗ
Có 5 kích cỡ lỗ bấm trên một bánh xe quay, để tạo ra các lỗ có kích thước phù
hợp trên đê để bộc lộ răng cần cô lập.

✔ Số 5 (lỗ đục kích thước lớn nhất) được sử dụng cho răng neo chặn

✔ Số 4 dùng cho răng cối lớn


✔ Số 3 được sử dụng cho cối nhỏ và răng nanh

✔ Số 2 được sử dụng cho răng cửa hàm trên

✔ Số 1 được sử dụng cho răng cửa hàm dưới

8.2.4. Clamp
Loại có cánh
Để ổn định và giữ đê tại chỗ. Clamp được đặt trên răng cần cô lập về phía xa
nhất.
Có kích cỡ khác nhau và thiết kế phần kẹp để tiếp hợp sát với vùng cổ răng cần
cô lập
Phần mở rộng, “cánh” phía bên ngoài của mỗi phần kẹp để cho phép đặt đồng
thời cả clamp và đê cao su.
Thường sử dụng loại clamp có cánh giữ đê “Ivory” gồm 4 số (số 9 cho răng
cửa trước; số 2 cho răng cối nhỏ; số 56 cho răng cối lớn dưới và số 14 cho răng cối
lớn trên). Trong trường hợp răng cối lớn dưới có chân răng còn lại rất ít, sử dụng
clamp có ngàm nghiêng về phía chóp để bám vào phần cấu trúc răng còn lại.
Clamp số 21 thường dùng cho trường hợp răng bị bể vỡ nhiều.
Loại không có cánh
Clamp cho các răng trước
8.2.5. Kềm đặt clamp
Đặt và lấy bỏ clamp.
Có mỏ vừa với lỗ trên mỗi phần kẹp của clamp và banh nhẹ clamp để vừa với
răng neo chặn.

8.2.6. Khung/giá đỡ bên ngoài

Kéo căng và giữ đê ra khỏi vùng làm việc bên ngoài miệng
Hình chữ U hay tròn. Bằng kim loại hay nhựa dẻo (thấu quang)

Bộ đặt đê

1. Đê mẫu
2. Đê cao su
3. Khung
4. Clamp
5. Chỉ tơ nha khoa
6. Dụng cụ bôi trơn
7. Kềm bấm lỗ
8. Kẹp/kềm đặt clamp
9. Kéo Iris
10. Cây miết bóng
Beavertail

TÀI LIỆU THAM KHẢO

D:\E books - Xuan\Materials\Dental Instruments A Pocket Guide to Identification-.pdf

1. Satish Chandra , Shaleen Chandra , Girish Chandra .Textbook of Operative


Dentistry. JAYPEE BROTHERS MEDICAL PUBLISHERS. First Edition,
2007

(D:\E books - Xuan /Clinical Guide/ Textbook of Operative Dentistry)

2. Terence E. Donovan and R. Scott Eidson. Instruments and Equipment for Tooth
Preparation
3. Bùi Quế Dương. Nội nha lâm sàng. Nhà xuất bản Y học.2007

You might also like