Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA QUẢN LÝ VĂN HÓA, NGHỆ THUẬT

HỌC PHẦN: GIÁO DỤC NGHỆ THUẬT


ĐỀ TÀI: KHẢ NĂNG CẢM THỤ THẾ GIỚI TỰ NHIÊN

GV: LÊ THỊ VƯƠNG NGUYỆT

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 3 năm 2024


THÀNH VIÊN NHÓM
1. Nguyễn Lê Huỳnh Thảo
2. Huỳnh Kim Thoa
3. Đoàn Thị Ngọc Thu
4. Lê Minh Thư
5. Tô Ngọc Anh Thư
KHẢ NĂNG CẢM THỤ THẾ GIỚI TỰ NHIÊN

I. Khả năng cảm thụ thế giới tự nhiên là gì?


- Khả năng cảm thụ thế giới tự nhiên hay còn gọi là trí thông minh thiên nhiên.
- Trí thông minh thiên nhiên là khả năng cảm nhận, hiểu biết về thực vật, động vật và
các thành phần khác của môi trường tự nhiên.
II. Đặc điểm nhận diện.
- Thích đi dạo ở không gian ngoài trời hay những khu rừng nhìn ngắm cảm nhận thế
giới thiên nhiên.
- Thích đi du lịch khám phá thiên nhiên hơn là những thành phố lớn ồn ào.
- Thích làm vườn, khi có một mảnh đất trống. Ví dụ: tìm cách trồng thêm một vài loại
cây quanh nhà, được mọi người khen là có tay trồng cây.
- Thích nuôi và chơi với thú vật trong nhà như chó, mèo, chuột hamster, chim,... Và
được các con vật quý mến.
- Thích đi tham quan sở thú, các công viên quốc gia.
- Có khả năng phân biệt tốt các chủng loại động thực vật.
- Thích xem các chương trình về khám phá thế giới tự nhiên.
- Có sở thích sưu tầm các mẫu vật thiên nhiên như sưu tầm bướm, sưu tầm mẫu côn
trùng.
- Quan tâm các vấn đề môi trường, ủng hộ các tổ chức bảo vệ môi trường và ý thức
bảo vệ môi trường.
III. Phương pháp phát triển.
- Sưu tập các loại cây, hoa, đá, côn trùng,... hoặc sưu tập hình ảnh, tư liệu, mẫu vật về
động thực vật.
- Nhận biết các loại hoa, cây cối, động vật trong sân vườn.
- Quan sát các hiện tượng trong cuộc sống và tự nhiên để tăng sự hiểu biết về các hiện
tượng khoa học. VD: hiện tượng cầu vồng, hiện tượng sấm chớp…
- Xây dựng, vun trồng và chăm sóc khu vườn nhỏ.
- Nuôi và chăm sóc thú cưng trong nhà. VD: chó, mèo…
- Tham gia các hoạt động ngoài trời. VD: cắm trại, câu cá, làm vườn…
- Tìm hiểu những đặc trưng riêng biệt của các loại động thực vật.
- Xem các chương trình khám phá về động vật, địa lý các nước và thế giới tự nhiên.
VD: chương trình Thế giới động vật hay chương trình Khám phá thế giới của VTV2
- Đọc sách, truyện về các loài động thực vật. VD: tác phẩm Dế mèn phiêu lưu ký của
tác giả Tô Hoài.
IV. Nhân vật tiêu biểu
1. 3 Nhân vật Việt Nam
PHẠM VĂN THÔNG
*GIỚI THIỆU
- Phạm Văn Thông (18/9/1986) quê Ninh Bình.
- Là một nhà nghiên cứu và bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam.
- Đã làm việc cho nhiều tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam với sứ mệnh bảo vệ các
loài động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng như tê tê, thú ăn thịt nhỏ và các loài
rùa.
- Được biết đến nhiều hơn với vai trò là chuyên gia rùa nước ngọt và rùa cạn.
=> Cuộc sống gần gũi với núi rừng giúp anh hình thành một mối giao cảm mạnh mẽ
với thiên nhiên và động vật từ khi còn rất nhỏ, và đó là nguồn cảm hứng bất tận được
khơi dậy thôi thúc anh dành cả đời mình cho việc bảo tồn động vật hoang dã tại Việt
Nam.
*THÀNH VIÊN CÁC TỔ CHỨC BẢO TỒN
- Hiện tại, Anh là đại diện của Việt Nam với tư cách là chuyên gia về rùa cạn và rùa
nước ngọt cũng như là thành viên của nhóm chuyên gia về tê tê quốc tế trong nhóm
hoạt động của tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế IUCN / SSC. Anh cũng là một thủ
lĩnh thanh niên bảo tồn đa dạng sinh học của ASEAN.
- 14- 01- 2022 anh Thông được ghi nhận là một trong 13 cá nhân có đóng góp tích
cực trong công tác bảo tồn động vật hoang dã quốc gia giai đoạn 2010-2020 và được
trao tặng giấy khen của bộ Tài nguyên và môi trường.
*ẤN PHẨM NỔI BẬT
- Đã xuất bản và đồng xuất bản một số bài báo và hai cuốn sách giúp nâng cao kiến
thức về động vật hoang dã ở Việt Nam.
- Đã có những phát triển về sự nghiệp nghiên cứu học thuật khi trở thành nhà phê bình
báo cáo cho Tạp chí Bảo tồn Thiên nhiên (Journal of Nature Conservation, Elsevier)
và người đánh giá đề xuất cho Chương trình Lãnh đạo Bảo tồn của nước Anh.

HỒ QUANG CUA

*GIỚI THIỆU
- Hồ Quang Cua (sinh năm 1953) quê ở Sóc Trăng
- Là một kỹ sư nông nghiệo người Việt Nam, là tác giả của nhiều giống lúa lai tạo
chất lượng cao, trong đó có hai giống lúa gạo được đánh giá là ngon nhất thế giới
(ST24 và ST25).
- Ông được nhà nước Việt Nam trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất năm
2011 và danh hiệu Anh hùng Lao động năm 2013.
- Năm 1997, Hồ Quang Cua được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp &
Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng và giữ chức vụ này đến khi về hưu (năm 2013)
Đến nay, Kỹ sư Hồ Quang Cua đã ra mắt thêm dòng sản phẩm gạo mang tên thương
hiệu Gạo Ông Cua.
- Hồ Quang Cua được trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba năm 2002, Huân
chương Lao động hạng Nhì năm 2007 và Huân chương Lao động hạng Nhất năm
2011. Năm 2013, ông được tặng danh hiệu Anh hùng Lao động.
- Năm 1978, ông tốt nghiệp đại học và được phân công về Phòng Nông nghiệp huyện
Mỹ Xuyên làm về cây bắp. Tuy nhiên, sau một thời gian gắn bó với đồng ruộng, Cua
chuyển sang làm cây lúa.
- Năm 1991, Hồ Quang Cua cùng nhóm cán bộ ngành nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng
tiến hành lai tạo một số giống lúa thơm trên địa bàn. Sau một thời gian nghiên cứu,
đầu năm 2000, Hồ Quang Cua thành lập nhóm kĩ sư nghiên cứu do ông làm nhóm
trưởng. Một năm sau, Cua cùng các cộng sự cho ra đời giống lúa thơm ST3. Từ năm
2003 đến 2007, ông cùng đồng sự lai tạo nhiều giống lúa mới như ST5, ST8 và các
giống lúa cao cấp khác như ST16, ST19, ST20, ST21. Năm 2008, nhóm của Cua bắt
đầu lai tạo hai giống lúa ST24 và ST25 và hoàn thiện vào năm 2016. Giống lúa ST24
sau đó lọt vào top 3 loại gạo ngon nhất tại Hội nghị quốc tế lần thứ 9 về Thương mại
Gạo ở Ma Cao và được đánh giá là gạo ngon nhất thế giới tại Hội nghị thương mại
gạo thế giới ở Manila. Trong khi đó, gạo ST25 cũng được đánh giá là gạo ngon nhất
thế giới 2019.

CHRISTINE HÀ
*GIỚI THIỆU
- Hà Huyền Trân (09- 05- 1979) thường được biết đến với tên gọi Christine Hà.
- Là một nữ đầu bếp, diễn giả và tác giả người Mỹ gốc Việt. Cô trở thành người
khiếm thị đầu tiên giành giải quán quân của mùa thứ ba trong cuộc thi truyền hình
thực tế Vua đầu bếp.
- Các chương trình đã tham: Vua đầu bếp Việt Nam 2013, Vua đầu bếp Việt Nam
2014 và Vua đầu bếp Việt Nam 2015 ( tham gia với vị trí giám khảo, cô là thí sinh
quán quân đầu tiên trên thế giới trở thành giám khảo)
Cô cho biết mẹ cô chính là niềm cảm hứng nấu ăn của cô, bà mất từ khi cô 14 tuổi, cô
có thể nấu nếu chuẩn bị sẵn, biết trước dụng cụ nấu ăn hay vật liệu để đâu và dùng tai
để biết thức ăn đã chín chưa qua việc lắng tai nghe tiếng nước sôi hoặc tiếng chiên
hành tỏi cũng như dùng vị giác và khứu giác.
- Cuộc thi vua đầu bếp MasterChef có số thí sinh dự tuyển là ba mươi ngàn người và
chỉ có một trăm người được chọn vào vòng chung kết tại thành phố Los Angeles,
California và Christine Hà đã vượt qua mười chín tập để đi tiếp. Trong 19 tập đã được
phát sóng của cuộc thi, Christine Hà đã 6 lần là người giành chiến thắng ở cả thử
thách cá nhân lẫn đồng đội, 3 lần nằm trong top 3 thí sinh xuất sắc nhất tập, nhưng
cũng đã có 2 lần rơi vào nhóm nguy hiểm.

2. 2 Nhân vật Thế giới

GREGOR JOHANN MENDEL

*Sơ lược:

- Gregor Johann Mendel (1822-1884) là một nhà khoa học, một linh mục công giáo
người Áo ông được coi là "cha đẻ của di truyền hiện đại" vì những nghiên cứu của
ông về đặc điểm di truyền của Đậu Hà Lan.

- Mendel chỉ ra rằng đặc tính di truyền tuân theo những quy luật nhất định, ngày nay
chúng ta gọi là Định luật Mendel.Tuy nhiên, khi ông còn sống, ý nghĩa và tầm quan
trọng trong các công trình nghiên cứu của ông không được công nhận, người ta cũng
không quan tâm đến các nghiên cứu của ông. Đến tận năm 1900 (đầu thế kỷ 20) các
nhà khoa học mới phát hiện lại bài báo “Thí nghiệm lai giống thực vật” của Mendel
và các phát hiện của ông mới được công nhận, khi đó ông được tôn vinh như là nhà
khoa học thiên tài, một danh hiệu ông xứng đáng được nhận từ từ lúc sinh thời; đồng
thời năm 1900 được xem là năm ra đời của Di truyền học, còn Mendel là cha đẻ của
ngành này.

Tuổi thơ bình dị


- Gregor Johann Mendel (1822 – 1884), có biệt danh vui là người đàn ông của những
hạt đậu Hà Lan. Ông được sinh ra trong một gia đình nói tiếng Đức tại Áo vào ngày
20/07/1822.
- Xuất thân trong một gia đình nông dân, công việc thường ngày lúc nhỏ của Mendel
như một thợ làm vườn, ông thích nghiên cứu về cách nuôi ong. Khi đó, Mendel có
học lực khá tốt, song ngoài việc học ông cũng phải làm việc kiếm sống, do số tiền cha
mẹ cung cấp cho Mendel không được bao nhiêu.
- Năm 1843, nhờ sự tiến cử của giáo viên vật lý ông được nhận vào học ở một tu viện Brno.
Đặc biệt dưới sự giúp đỡ của người Cha cố Napp, năm 1851 ông được gửi tới Đại học tổng
hợp Vience để nghiên cứu về toán học và các ngành khoa học khác.

*Đặc điêm nổi bật vì sao chọn


Niềm đam mê khoa học
- Gregor Johann Mendel đã tiến hành thí nghiệm về tính di truyền ở 7 tính trạng trên
cây đậu Hà Lan từ năm 1856 đến 1863. Các nghiên cứu của ông sau đó được công bố
trong bài báo “Versuche über Pflanzenhybriden” (Các thí nghiệm lai ở thực vật) tại
Hội Lịch sử Tự nhiên của Brunn năm 1865.
- Cách nghiên cứu của ông là cho nhân giống theo từng tính trạng, sử dụng toán học
để đánh giá số lượng và từ đó rút ra quy luật di truyền. Dù các quy luật này chỉ quan
sát được cho số ít tính trạng, nhưng Mendel vẫn tin rằng sự di truyền là riêng rẽ,
không phải tập nhiễm và tính di truyền của nhiều tính trạng có thể được diễn giải
thông qua các quy luật và tỷ lệ đơn giản.
- Tầm quan trọng của công trình Mendel không được nhận biết rộng rãi cho tới năm
1900, tức sau khi ông mất. Trong năm đó, cả ba nhà khoa học Hugo de Vries (Hà
Lan), Erich von Tschermak (Áo) và Carl Correns (Đức) đã nghiên cứu độc lập với
nhau và cùng tái phát hiện các quy luật Mendel.
- Năm 1900 đánh dấu một mốc khởi đầu mới cho sự phát triển của di truyền học.
Đồng thời nó cũng đã khẳng định được giá trị to lớn mà Mendel đã đóng góp cho
khoa học. Định luật Mendel ra đời có ý nghĩa quan trọng trong lý thuyết giảng dạy và
nghiên cứu thực tiễn.
Công lao của menden
- Công lao của Mendel trong lĩnh vực sinh học được ví như công lao của Newton đối
với vật lý học.
- Tuy công trình nghiên cứu về di truyền học của Mendel được công nhận khá muộn
màng, nhưng ngày nay các nhà khoa học vẫn xem năm 1900 là “mốc lịch sử đánh dấu
sự ra đời của ngành di truyền học” và Mendel vẫn là “Ông tổ của ngành di truyền
học”
- Hơn 1 thế kỷ đã trôi qua, di truyền học đã có một bước tiến nổi bật, giúp cho sinh
học trở thành một trong mũi nhọn của khoa học hiện đại cùng với sự phát triển mạnh
mẽ của Công nghệ di truyền, Công nghệ tế bào, Công nghệ vi sinh vật, Công nghệ
enzym/protein.
- Đó là kỹ thuật nhân bản vô tính để tạo ra cừu Dolly của Wilmut (năm 1997),thành
công của Đề án giải mã bộ gien người (năm 2001) và gần đây nhất là việc ứng dụng
các tế bào gốc để mong muốn điều trị nhiều bệnh lý hiểm nghèo.
- Tất cả đều khởi nguồn từ các thí nghiệm lai tạo đậu Hà Lan cách đây gần 160 năm
của Gregor Mendel.

STEPHEN ROBERT IRWIN

*Sơ lược

- Stephen Robert Irwin (1962 - 2006) là nhà động vật học, chuyên gia bảo tồn và dẫn
chương trình người Úc. Anh nổi tiếng toàn cầu sau khi xuất hiện cùng với vợ là Terri
Irwin trong loạt phim tài liệu có tựa đề The Crocodile Hunter chuyên về động vật
hoang dã, tên của chương trình, Người săn cá sấu sau đó trở thành biệt danh đặc trưng
của anh.

Tiểu sử
Thời thơ ấu: Cha mẹ của Steve sinh ra ở Melbourne, bang Victoria, Úc. Năm 1970,
khi anh tám tuổi, cả gia đình chuyển đến sống ở bang Queensland. Cha của anh, ông
Bob Irwin rất quan tâm đến động vật bò sát (bao gồm cả các loài rắn và cá sấu), hai
vợ chồng ông đã thành lập một công viên động vật nhỏ có tên Queensland Reptile and
Fauna Park. Lên chín tuổi, anh bắt đầu làm quen với các loài động vật bằng cách cho
ăn và chăm sóc chúng. Steve dần trở thành cậu bé chuyên đánh bẫy cá sấu trong
những năm sau đó. Anh bắt cá sấu trong khu vực dân cư sinh sống và đưa chúng vào
công viên. Anh cũng làm tình nguyện viên cho Ban quản lý Dự án cá sấu Bờ Đông
bang Queensland.
*Đặc điểm nổi bật vì sao chọn
- Steve Irwin: "Thợ săn cá sấu" nổi tiếng toàn cầu và tình yêu dành cho động vật từ
nhỏ.
- Trong cuộc đời sống hết lòng vì bảo tồn động vật hoang dã, Steve Irwin đã được
công chúng toàn thế giới yêu mến nhờ tình yêu động vật xuất phát từ chính trái tim
nhân hậu mà anh được người cha của mình nuôi dưỡng từ thuở bé.
Khi lớn lên, Steve Irwin tiếp quản công việc tại công viên của gia đình, sau này công
viên đổi tên thành Sở thú Úc.
- Ngay sau khi anh tiếp quản quản lý công viên, Steve Irwin đã gặp người vợ tương
lai Terri khi cô đang đến thăm sở thú. Họ đã dành tuần trăng mật để cứu những con cá
sấu bị săn trộm, và đoạn phim họ quay đã trở thành tập đầu tiên của The Crocodile
Hunter. Cả hai vợ chồng tiếp tục quay bộ phim tài liệu thiên nhiên The Crocodile
Hunter cùng nhau, kéo dài từ năm 1996 đến 2004.
- Ông đã phát triển nhiều kỹ thuật bắt và quản lý cá sấu hiện đang được sử dụng khắp
thế giới. Công viên là nhà, là nơi Irwin yêu nhất. Ông miệt mài làm việc để chăm sóc
các loài động vật và bảo vệ công viên.
- Với những cống hiến của mình cho thiên nhiên hoang dã, Irwin đã được trao Huân
chương Thế kỷ của Chính phủ Úc vì công lao "bảo tồn toàn cầu và du lịch Úc", cùng
nhiều danh hiệu khác.
Người đàn ông cả đời yêu động vật lại chết vì động vật
- Trưa ngày 4/9/2006 khi đang lặn dưới nước để quay phim tài liệu cho chương trình
The Ocean's Deadliest"(Những sinh vật chết chóc của đại dương), Steve Irwin qua đời
vì bị một con cá đuối gai độc đâm vào ngực.
- Do muốn cung cấp những hình ảnh cận cảnh con cá đuối gai độc (một trong những
sinh vật chết chóc của đại dương), Steve Irwin đã tiếp cận con vật ở quá gần nên bất
ngờ bị nó dùng gai ở đuôi chọc trúng vào tim.
- Trong những phút cuối cùng của cuộc đời con người hết lòng vì động vật hoang dã
ấy, anh chắc chắn đã trải qua những cơn đau cùng cực khi bị cá đuối gai độc đâm
Steve Irwin qua đời để lại vô vàn tiếc nuối cho người thân và hàng trăm triệu khán
giả trên toàn thế giới.
- Sau cái chết của anh, vợ và gia đình anh vẫn tiếp tục di sản bảo tồn của mình, chăm
sóc 1.200 động vật tại Sở thú Úc. Các con của anh sau này, rồi cũng sẽ thừa hưởng
tình yêu động vật và hết lòng bảo vệ chúng như cha mẹ mình đã làm.

You might also like