Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

1)Tín ngưỡng, tôn giáo:

-Vũ trụ quan của người Thái gồm ba thế giới, một thế giới ở trên trời cao và hai thế
giới cùng tồn tại ở mặt đất, một bên là thế giới của những người sống và một bên là
thế giới của ma. Thế giới trên trời có Then Luông là đấng tối cao nhất cai quản trời
đất, loài người và vạn vật. Dưới trần gian, bất cứ ở nơi nào cũng có các ma (phi)
cai quản. Muốn lập bản, khai phá ruộng, phát nương, đánh cá, săn thú đều phải xin
phép các ma ruộng, ma nương, ma rừng, ma suối… Những vị thần trên trời, các ma
dưới trần kể trên cùng với ma nhà (phi hươn), ma họ (phi đẳm), những ông, bà, cụ
kỵ đã khuất (pú pầu) là những lực lượng phù hộ, bảo vệ người
- Người Thái cũng thờ tông tộc, dòng họ và có nơi thờ riêng, có thể là một cánh
rừng cấm, một hòn đá hay một gốc cây.
-Do sinh sống bằng nông nghiệp phụ thuộc vào thiên nhiên, cũng như khoa học
kém phát triển, người Thái cũng tin nhiều vào các sức mạnh của ma, quỷ, thần…
theo quan niệm vạn vật hữu linh truyền lại từ xa xưa.

2)Lễ Hội
-Tiêu biểu Lễ hội hoa Ban hay còn gọi là lễ hội Xên Mường được người Thái ở
Tây Bắc tổ chức vào dịp tháng 2 âm lịch, hội thể hiện tấm lòng tôn kính tri ân của
nhân dân tưởng nhớ công lao to lớn của các vị nhân thần tiền bối và cầu cho quốc
thái, dân an, bản mường no ấm, quanh năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu,
gia đình hạnh phúc…
3)Phong tục tập quán
Nghi lễ “Dướn dăng” (Lễ dạm ngõ)
Khi đôi nam nữ đã thương nhau qua thời kỳ tìm hiểu, mong muốn đi đến hôn nhân
thì sẽ về nhà báo cho bố mẹ hai bên cùng biết, nhà trai sẽ cử người mang trầu cau
đến thăm nhà gái để hỏi vợ nếu 2 bên gia đình đều ưng thuận thì sẽ đi đến thống
nhất với nhau về ngày lành tháng tốt để tổ chức đám cưới.

Thách cưới

Nếu như trước đây, nhà gái thường thách cưới nhà trai 1 con nghé và 2 nén bạc thì
ngày nay đã được thay thế bằng tiền mặt. Và điểm đặc biệt trong phong tục đám
cưới dân tộc Thái đó là trong khoảng thời gian chờ đến ngày tổ chức hôn lễ, nhà
gái phải chủ động sắm sửa tất cả mọi thứ và chuẩn bị quà người bên nhà trai như
ông bà, bố mẹ, anh chị, chú bác như quần áo, gối, chăn… Nhà gái chuẩn bị được
bao nhiều đồ thì nhà trai phải chuẩn bị người để khiêng lễ về.

Nghi lễ Tát nước

Đến buổi đón dâu, đoàn nhà trai phải vượt qua nghi lễ “Tát nước” mà nhà gái đã
chuẩn bị sẵn.

Nghi thức Quỳ lạy

Tiếp đến, nhà trai phải xin nhà gái không tát nước nữa, chú rể sẽ vào trong nhà
thay quần áo để tiếp tục tiến hành nghi thức tiếp theo đó là nghi thức Quỳ lạy. Lúc
này, ông mối sẽ dọn lễ gồm có trầu cau, rượu, gà… và giới thiệu các thành viên
trong gia đình nhà trai.

Chú rể sẽ bắt đầu mời rượu và quỳ lạy tổ tiên, ông bà và bố mẹ bên nhà gái..Sau
khi hoàn tất nghi thức Quỳ lạy, nhà trai bắt buộc phải ở lại nhà gái để tổ chức ăn
uống qua đêm, khi rạng sáng mới được phép rước dâu đi. Bởi người Thái quan
niệm rằng đây là thời điểm quy tụ nhiều tinh túy của đất trời nên cuộc sống hôn
nhân của đôi tân lang tân nương về sau sẽ được may mắn và hạnh phúc

Lễ “Phúc beeng”(Lễ tơ hồng)

Vào lúc nửa đêm hoặc rạng sáng trong thời gian chờ đợi đến giờ rước dâu, ông mối
sẽ tiến hành làm lễ “Phúc beeng” với lễ vật gồm có gà, xôi, trứng gà, trầu cau…
Cuối cùng, sau khi nhà trai đã đón được cô dâu về nhà thì tiệc cưới sẽ được bắt
đầu. Lúc này, nhà trai sẽ chuẩn bị mâm cơm để tiếp đón nhà gái và họ hàng, khách
khứa. Nhà trai phải có nhiệm vụ thực hiện tất cả các món ăn mà nhà gái yêu cầu.

You might also like