c1 Tong Quan Ve Quan Ly Kinh Te

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 24

NGUYÊN LÝ

QUẢN LÝ KINH TẾ
Giảng viên: ThS Huỳnh Hiền Hải
ðÁNH GIÁ
• Chuyên cần: 10% (điểm danh đột xuất, kết hợp tính điểm phát
biểu)
• Giữa kỳ: 30% (Làm nhóm và thuyết trình)
• Cuối kỳ: 60% (Thi viết 60 phút)
YÊU CẦU VỀ LÀM NHÓM
•Yêu cầu chung đối với bài thuyết trình • Báo cáo nhóm
+ Nội dung thuyết trình tốt: 5 điểm  Hình thức: Bài luận từ 20-25 trang A4
+ Kỹ năng thuyết trình tốt: 3 điểm  Tiêu chí đánh giá:
+ Slides chuẩn bị tốt: 1 điểm + Xác định vấn đề rõ ràng, hợp lý, khả thi : 2 điểm
+ Thời gian thuyết trình theo quy định: 1 điểm + Nội dung phù hợp với tên chủ đề, giải quyết trọn
Tổng: 10 điểm vẹn vấn đề nghiên cứu : 5 điểm
+ Tài liệu sử dụng trung thực và minh bạch nguồn dữ
liệu : 1 điểm
+ Hình thức trình bày, ngôn ngữ, bảng biểu, trích dẫn
tài liệu tham khảo : 2 điểm
Tổng: 10 điểm
Tài liệu tham khảo
1. Michael R. Baye(2010), Managerial economics & business strategy, McGraw-
Hill
2. Campbell McConnell (2012), Economics: Principles, Problems and Policies,
McGraw-Hill Education
3. N. Gregory Mankiw (2008), Principles of economics, 7th edition, Cengage
Learning
4. William B. Walstad (2009), Study guide use with McConnell, Bruce & Flynn
Macroeconomics, McGraw-Hill Education
5. Các tài liệu về các tư tưởng kinh tế, quản lý kinh tế, phát triển kinh tế
NỘI DUNG MÔN HỌC
• Chương 1: Tổng quan về kinh tế và quản lý kinh tế
• Chương 2: Các học thuyết quản lý kinh tế
• Chương 3: Các chức năng quản lý kinh tế
• Chương 4: Các nguyên lý trong quản lý kinh tế
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ
QUẢN LÝ KINH TẾ
Giảng viên: Huỳnh Hiền Hải
NỘI DUNG CHÍNH
• Tổng quan về kinh tế
- Khái niệm kinh tế
- Vai trò của kinh tế
- Mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế với văn hóa, chính trị
• Tổng quan về quản lý kinh tế
- Khái niệm về quản lý và quản lý kinh tế
- Đặc điểm của quản lý kinh tế
- Nội dung của khoa học quản lý kinh tế
1. TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ
• Khái niệm kinh tế:
Kinh tế là hoạt động để tồn tại và phát triển của con người và xã hội, liên
quan đến nhiều mặt của đời sống. Nó có nhiều mối quan hệ nên có nhiều
cách hiểu khác nhau:
- Kinh tế là sử dụng các nguồn tài nguyên có hạn, khan hiếm một cách
hợp lý để thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người
- Kinh tế là kinh bang, tế thế, là trị nước, cứu dân, tiết kiệm và hiệu quả.
(Nguồn: GS,TS Phan Huy Đường, TS Phan Anh)
Hoạt động kinh tế
Hoạt động kinh tế là hoạt động sản xuất, kinh doanh của con người
nhằm tìm kiếm lợi ích kinh tế cho mình. Nếu kinh tế là một khái niệm
chỉ mối liên hệ xã hội của con người trong quá trình tái sản xuất xã
hội dựa trên sở hữu và lợi ích kinh tế thì hoạt động kinh tế là khái
niệm chỉ rõ hoạt động của con người, của các chủ thể kinh tế nhằm
đạt được lợi ích kinh tế.
Đặc trưng của hoạt động kinh tế
• Đó là hoạt động của con người, hoặc của các tổ chức kinh tế có con
người tham gia
• Hoạt động kinh tế có mục đích là vì cuộc sống, là thu lợi nhuận và lợi ích
cá nhân,…
• Hoạt động kinh tế là hoạt động của con người diễn ra trong suốt quá trình
sản xuất
• Hoạt động kinh tế có đặc trung là tiết kiệm và hiệu quả
• Mục tiêu của hoạt động kinh tế là lợi ích
Vai trò của kinh tế
• Lợi ích cá nhân là động lực trực tiếp
• Lợi ích xã hội là chủ đạo
• Lợi ích cộng đồng
• Lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài
• Lợi ích kinh tế và lợi ích kinh tế xã hội
Mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế với văn
hóa, chính trị

Mô hình phát triển xã hội biện chứng của Hayami


2. QUẢN LÝ KINH TẾ
• Khái niệm quản lý kinh tế
• “Quản lý là sự tác động có hướng đích của chủ thể quản lý đến một hệ thống nào đó
nhằm biến đổi nó từ trạng thái này sang trạng thái khác theo nguyên lý phá vỡ hệ
thống cũ để tạo lập hệ thống mới và điều khiển hệ thống”- Cách tiếp cận hệ thống.

Hệ thống mới
Chủ thể Hệ thống
và điều khiển Quản lý
quản lý quản lý
hệ thống
QUẢN LÝ KINH TẾ
• Khái niệm quản lý kinh tế
• “ QLKT là quá trình tác động có định hướng của chủ thể quản lý đến đối
tượng quản lý để tổ chức, chỉ huy, phối hợp, kiểm tra các hoạt động trong
quá trình tái sản xuất trên phạm vi toàn xã hội hay trong mỗi doanh nghiệp
nhằm đạt tới mục tiêu đã định.”- Cách tiếp cận quá trình

Chủ thể Hệ thống Mục tiêu kinh Quản lý kinh


quản lý quản lý tế - xã hội tế
QUẢN LÝ KINH TẾ
• Phân biệt QLKT, QLNN về KT và QTKD
• QLNN về KT là sự tác động có tổ chức, bằng quyền lực nhà nước và thông qua một hệ thống
các chính sách với các công cụ QLKT lên nền KT nhằm đạt mục tiêu phát triển kinh tế đất nước
đã đặt ra trên cơ sở sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước trong
điều kiện mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế – chủ thể là nhà nước

• QTKD là một quá trình thực hiện những hoạt động một cách có ý thức và liên tục nhằm đạt các
mục tiêu đề ra trong SXKD bằng việc phối hợp có hiệu quả nhất các nguồn lực của DN – hoạt
động của doanh nghiệp với ba tác nhân:
• Chủ thể quản trị - người đứng đầu DN, người đứng đầu các bộ phận
• Đối tượng bị quản trị - Người đứng đầu các bộ phận và nhân viên
• Nguồn lực khai thác phục vụ quản trị - vô hình, hữu hình
QUẢN LÝ KINH TẾ
• Mục tiêu quản lý KT:

Mục tiêu kinh tế - kĩ Mục tiêu chính trị xã

thuật hội
QUẢN LÝ KINH TẾ
• Đặc điểm quản lý kinh tế

QLKT là hoạt động dựa


QLKT vừa là khoa học
trên quyền lực của chủ
vừa là nghệ thuật
thể quản lý

QLKT là hoạt động chủ


quan của chủ thể quản QLKT có tính hai mặt

BẢN CHẤT CỦA QUẢN LÝ KINH TẾ
• Đặc điểm quản lý kinh tế
• QLKT vừa là khoa học vừa là nghệ thuật:
• Tính khoa học
• Tính thực hành
• Tính nghệ thuật
BẢN CHẤT CỦA QUẢN LÝ KINH TẾ
• Đặc điểm quản lý kinh tế
• QLKT là hoạt động dựa trên quyền lực của chủ thể quản lý:

• Quyền lực về tổ chức hành chính

• Quyền lực về kinh tế

• Quyền lực về trí tuệ

• Quyền lực về đạo đức


BẢN CHẤT CỦA QUẢN LÝ KINH TẾ
• QLKT là hoạt động chủ quan của chủ thể quản lý
• Quyết định QLKT được xây dựng và ban hành bởi những tập thể và cá nhân
những người quản lý

• Phụ thuộc vào năng lực chủ thể quản lý

• Yêu cầu đối với người quản lý


BẢN CHẤT CỦA QUẢN LÝ KINH TẾ
• QLKT có tính hai mặt
 Tính hai mặt giữa tổ chức – kĩ thuật và kinh tế – xã hội

Mặt tổ chức – kĩ thuật: Cách thức, phương pháp, nghệ thuật quản lý

Mặt kinh tế – xã hội: Mục đích của các hoạt động quản lý
VAI TRÒ CỦA QUẢN LÝ KINH TẾ
• Huy động và phân bổ các nguồn lực có hiệu quả:
 Định hướng và điều tiết các hoạt động kinh tế
o Cấp độ vĩ mô: Định hướng phát triển lĩnh vực, ngành nghề và điều tiết các nguồn
lực
o Cấp độ doanh nghiệp: Định hướng lĩnh vực hoạt động kinh doanh và dịch
chuyển nguồn lực nội bộ DN
 Đảm bảo tăng trưởng và phát triển của hệ thống kinh tế
o Cấp độ quốc gia
o Cấp độ ngành
o Cấp độ DN
 Tạo môi trường kinh tế thuận lợi và bình đẳng
VAI TRÒ CỦA QUẢN LÝ KINH TẾ
• Khắc phục thất bại của thị trường (góc độ nhà nước)
 Bảo đảm sở hữu:
o Quyền sở hữu: Bản quyền/ Quyền sáng chế… Quyền cơ bản nhất của con người

 Sửa chữa thiếu sót của thị trường


o Hạn chế/ kiểm soát độc quyền của các DN lớn

o Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ

o Tái cấu trúc các tập đoàn NN

o Bảo bảm quyền lợi cổ đông nhỏ


VAI TRÒ CỦA QUẢN LÝ KINH TẾ
• Khắc phục thất bại của thị trường (góc độ nhà nước) - tiếp
Cung cấp hàng hoá công cộng
Khắc phục ngoại ứng tiêu cực
Tái phân phối thu nhập: thuế thu nhập luỹ tiến
Khắc phục tình trạng thông tin không hoàn hảo
Bảo vệ NTD, cấp phép, chứng nhận chất lượng…

You might also like