Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 27

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG VÀ TRUYỀN THÔNG

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ

CẢM THỤ VÀ PHÂN TÍCH


TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT
“PARASITE”

Môn: Nghệ thuật học


GVHD: Th.s Hoàng Thị Thu
Lớp: 232_71ARTD30322_06
Nhóm: FUSION

TP.Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 03 năm 2024


2

DANH SÁCH NHÓM


NHÓM FUSION

Mức độ
STT Họ và tên MSSV Chức vụ
đóng góp

1 Nguyễn Thị Vân Anh 2273201040067 Thành viên 100%

2 Lê Nguyễn Thiên Kim 2373201040646 Thành viên 100%

3 Tạ Khánh Linh 2273201040487 Thành viên 100%

4 Dương Mẫn Nghi 2373201040916 Thành viên 100%

5 Phạm Ánh Như 2273201040789 Thành viên 100%

6 Nguyễn Thị Như Quỳnh 2173201040377 Thành viên 100%

7 Nguyễn Thị Phương Trâm 2373201041606 Thành viên 100%

8 Trần Thị Khánh Vi 2373201041774 Nhóm trưởng 100%


3

MỤC LỤC
DANH SÁCH NHÓM ...................................................................................................2
DANH MỤC HÌNH ẢNH .............................................................................................4
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................5
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ..................................................................................7
1.1. Khái niệm nghệ thuật, loại hình nghệ thuật “kỹ thuật” .................................7
1.2. Đặc trưng ngôn ngữ điện ảnh ............................................................................7
1.3. Thể loại của bộ phim “Parasite” (Ký sinh trùng) ............................................8
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ, PHÊ BÌNH “PARASITE” CỦA TÁC GIẢ BONG
JOON-HO.......................................................................................................................9
2.1. Tác giả ..................................................................................................................9
2.2. Nội dung tóm tắt .................................................................................................9
2.3. Nhận định tác phẩm ......................................................................................... 11
2.4. Tình tiết và cách xây dựng phát triển nhân vật ............................................12
2.4.1. Tình tiết ......................................................................................................12
2.4.2. Nhân vật .....................................................................................................13
2.5. Hình ảnh, âm thanh, quay dựng .....................................................................14
2.5.1. Hình ảnh ....................................................................................................14
2.5.2. Âm thanh ...................................................................................................17
2.5.3. Quay dựng .................................................................................................17
2.6. Thông điệp truyền tải và ý nghĩa ẩn dụ .........................................................18
2.6.1. Thông điệp truyền tải: ..............................................................................18
2.6.2. Ý nghĩa ẩn dụ ............................................................................................19
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN ...........................................................................................25
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................26
4

DANH MỤC HÌNH ẢNH


Hình 1. Key light làm nổi bật hơn các nhân vật trung tâm .....................................15
Hình 2. Back light giúp tăng chiều sâu trong khung hình .......................................15
Hình 3. Ánh sáng thực tế từ đèn đường trong cảnh Ki Woo tạt nước tên tiểu tiện
.......................................................................................................................................16
Hình 4. Nguồn sáng chính từ ánh nắng mặt trời ......................................................16
Hình 5. Poster phim "Parasite" mang nhiều ẩn ý ....................................................20
Hình 6. Cầu thang nhà vệ sinh ở nhà họ Kim ...........................................................21
Hình 7. Tảng đá của Kiwoo ........................................................................................22
Hình 8. Trò chơi hướng đạo sinh mà Da Song thích chơi là hóa thân thành người
da đỏ ..............................................................................................................................23
5

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, nhóm FUSION chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học
Văn Lang đã đưa môn học Nghệ thuật học vào trương trình giảng dạy. Đặc biệt, chúng
em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn - Cô Hoàng Thị Thu đã dạy dỗ,
truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian nửa học kỳ vừa qua.
Trong thời gian tham gia lớp học Nghệ thuật học của cô, chúng em đã có thêm cho mình
nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc. Đây chắc chắn sẽ là
những kiến thức quý báu, là hành trang để chúng em có thể vững bước sau này.

Bộ môn Nghệ thuật học là môn học thú vị, vô cùng bổ ích và có tính thực tế cao. Đảm
bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên. Tuy nhiên, do
vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ. Mặc dù
nhóm em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận khó có thể tránh khỏi những
thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa chính xác, kính mong cô xem xét và góp ý để bài tiểu
luận của chúng em được hoàn thiện hơn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!


6

MỞ ĐẦU

Nghệ thuật, từ bức tranh cổ xưa trên vách đá cho đến những bộ phim điện ảnh
hiện đại, luôn là phương tiện để con người thể hiện cảm xúc, suy nghĩ và quan điểm của
mình. Trong thế giới đa dạng của nghệ thuật, điện ảnh đặc biệt nổi bật với khả năng kể
chuyện sống động và tác động mạnh mẽ đến cảm xúc của người xem. “Parasite”, một
tác phẩm điện ảnh đến từ Hàn Quốc, không chỉ là một câu chuyện được kể; nó còn là
một cuộc phân tích sâu sắc về cấu trúc xã hội và tầng lớp, một chủ đề vô cùng quan
trọng và nhạy cảm trong thời đại ngày nay.

Lựa chọn “Parasite” làm đối tượng phân tích trong tiểu luận này không phải là ngẫu
nhiên. Bộ phim không chỉ gây ấn tượng mạnh mẽ với khán giả và giới phê bình bằng
cốt truyện độc đáo và phong cách dàn dựng tinh tế, mà còn bởi thông điệp sâu sắc mà
nó mang lại. “Parasite” đã trở thành một hiện tượng văn hóa, phản ánh rõ nét những vấn
đề xã hội đang diễn ra không chỉ ở Hàn Quốc mà còn trên toàn thế giới. Qua đó, phim
mở ra một cánh cửa để chúng ta nhìn nhận lại chính mình và xã hội xung quanh qua
lăng kính nghệ thuật điện ảnh.
7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Khái niệm nghệ thuật, loại hình nghệ thuật “kỹ thuật”
Nghệ thuật chính là những hoạt động khác nhau mang tính chất đặc trưng, khác biệt của
con người nhằm tạo ra những sản phẩm vật thể/phi vật thể có chứa đựng giá trị lớn về
tinh thần, tư tưởng, tính nhân văn, thẩm mỹ. Các sản phẩm này mang tới giá trị văn hóa,
chạm sâu đến cảm xúc của người thưởng thức chúng.
Đó là những cái đẹp, cái hay, kỹ năng, trình độ hay kỹ xảo vượt lên mức thông thường,…
để khán giả chiêm nghiệm, ngưỡng mộ.
Nghệ thuật kĩ thuật là một lĩnh vực nghệ thuật sử dụng các công nghệ hiện đại như máy
tính, internet, robot, và trí tuệ nhân tạo để tạo ra các tác phẩm nghệ thuật. Lĩnh vực này
còn tương đối mới và đang phát triển nhanh chóng với nhiều tiềm năng sáng tạo.
Nghệ thuật kỹ thuật có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển nghệ thuật đương đại.
Lĩnh vực này giúp mở rộng ranh giới của nghệ thuật và tạo ra các hình thức nghệ thuật
mới mẻ và độc đáo. Nghệ thuật kỹ thuật cũng giúp thu hút nhiều người hơn đến với nghệ
thuật, đặc biệt là những người trẻ tuổi.

1.2. Đặc trưng ngôn ngữ điện ảnh


Ngôn ngữ điện ảnh là hệ thống các phương tiện biểu đạt được sử dụng để truyền tải nội
dung, thông điệp và cảm xúc của một tác phẩm điện ảnh. Nó bao gồm nhiều yếu tố khác
nhau, như:

- Hình ảnh: Hình ảnh là yếu tố cơ bản và quan trọng nhất của ngôn ngữ điện ảnh.
Hình ảnh được sử dụng để miêu tả nhân vật, bối cảnh, hành động và câu chuyện
của bộ phim. Các yếu tố hình ảnh bao gồm: bố cục, ánh sáng, màu sắc, góc quay,
chuyển động máy quay,…
- Âm thanh: Âm thanh đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra bầu không khí và
cảm xúc cho bộ phim. Âm thanh bao gồm: lời thoại, âm nhạc, tiếng động, hiệu
ứng âm thanh,…
- Kỹ thuật dựng phim: Kỹ thuật dựng phim là cách thức sắp xếp các cảnh quay để
tạo ra một câu chuyện mạch lạc và hấp dẫn. Các kỹ thuật dựng phim bao gồm:
cắt nối, chuyển cảnh, hòa tan,...
- Diễn xuất: Diễn xuất là yếu tố quan trọng để thể hiện nội tâm và tính cách của
nhân vật. Diễn xuất bao gồm: biểu cảm, lời thoại, ngôn ngữ cơ thể,...
- Kịch bản: Kịch bản là nền tảng của một tác phẩm điện ảnh, là nơi ghi chép lại
toàn bộ nội dung và câu chuyện của bộ phim. Kịch bản bao gồm: phân cảnh, lời
thoại, mô tả bối cảnh, nhân vật,..
8

- Phong cách: cách thức thể hiện nội dung và thông điệp của bộ phim.
- Thể loại: phim hành động, phim tình cảm, phim hài, phim kinh dị,…
- Ý nghĩa: thông điệp mà bộ phim muốn truyền tải đến người xem.

Các đặc trưng của ngôn ngữ điện ảnh:


- Tính tổng hợp: Ngôn ngữ điện ảnh là sự kết hợp của nhiều loại hình nghệ thuật
khác nhau như văn học, âm nhạc, hội họa, sân khấu,…
- Tính biểu tượng: Ngôn ngữ điện ảnh sử dụng các hình ảnh, âm thanh và kỹ thuật
dựng phim để tạo ra các biểu tượng và ẩn dụ.
- Tính tác động: Ngôn ngữ điện ảnh có khả năng tác động mạnh mẽ đến cảm xúc
và suy nghĩ của người xem.

Ngôn ngữ điện ảnh là một hệ thống biểu đạt độc đáo và mạnh mẽ, có khả năng truyền
tải nội dung, thông điệp và cảm xúc một cách hiệu quả. Việc hiểu rõ các đặc trưng của
ngôn ngữ điện ảnh sẽ giúp người xem thưởng thức phim ảnh một cách trọn vẹn hơn.

1.3. Thể loại của bộ phim “Parasite” (Ký sinh trùng)

Parasite hay Ký Sinh Trùng một bộ phim của đạo diễn người Hàn Quốc Bong Joon-ho.
Thể loại chính của bộ phim là hài hước và kịch tính. Đây là bộ phim được pha trộn tài
tình giữa các thể loại với một câu chuyện bi - hài kịch được kiểm soát chặt chẽ và khiến
người xem không thể đoán trước được cái kết. Ngoài ra bộ phim cũng được xếp vào thể
loại tâm lý vì có những khai thác tâm lý của các nhân vật một cách sâu sắc, cho thấy
những góc khuất trong tâm hồn con người, cũng như châm biếm sự phân biệt giàu nghèo
trong xã hội Hàn Quốc.

Parasite là một bộ phim đa thể loại, kết hợp hài hước, giật gân, chính kịch và tâm lý một
cách nhuần nhuyễn. Điều này giúp cho bộ phim trở nên hấp dẫn và thu hút đối với nhiều
đối tượng khán giả.
9

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ, PHÊ BÌNH “PARASITE” CỦA TÁC GIẢ BONG
JOON-HO
2.1. Tác giả
Bong Joon-ho (sinh năm 1969) là một đạo diễn, nhà biên kịch, nhà sản xuất phim người
Hàn Quốc và được mọi người biết đến với nhiều tác phẩm ấn tượng trong nền điện ảnh
thế giới. Ông đã có khoảng thời gian học tập và làm việc trong lĩnh vực phim tại Hàn
Quốc và Mỹ. Ông bắt đầu nghề phim từ việc làm nhân viên tại một công ty phim, sau
đó tiến hành việc làm đồ họa, kỹ sư và đạo diễn. Bong Joon-ho đã nhận được nhiều giải
thưởng quốc tế và được công chúng và giới phê bình đánh giá cao với những tác phẩm
như "Memories of Murder," "The Host," và "Snowpiercer". Bong Joon-ho được ca ngợi
vì tài năng đa dạng của mình trong việc khám phá nhiều thể loại phim với phong cách
đa dạng, từ kinh dị đến hài hước, và ông thường xuyên khám phá các vấn đề xã hội và
nhân văn thông qua lăng kính điện ảnh của mình. Bong Joon-ho thường xuyên mang
đến cho khán giả những câu chuyện đầy sáng tạo và sắc bén, đồng thời thể hiện sự nhạy
cảm và sâu sắc trong việc phản ánh các vấn đề xã hội và nhân văn. Ông được nhận được
đánh giá cao và đã chiến thắng nhiều giải thưởng trên toàn thế giới, bao gồm Giải Oscar
và Giải Palme d'Or tại Festival de Cannes. Bong Joon-ho luôn luôn giữ một tình yêu với
nghệ thuật phim và tình yêu cho Hàn Quốc, và luôn muốn sử dụng nghệ thuật để truyền
tải những điều về xã hội và con người. Ông cũng là người đầu tiên giành được bốn giải
Oscar cho một bộ phim không nói tiếng Anh, bao gồm Phim hay nhất, Đạo diễn xuất
sắc nhất, Kịch bản gốc hay nhất và Phim quốc tế hay nhất:
- Phim Hàn Quốc đầu tiên đoạt Cành cọ vàng - giải thưởng cao nhất của Liên hoan
phim Cannes
- Phim Hàn Quốc đầu tiên được đề cử Oscar
- Phim Hàn Quốc đầu tiên đoạt tượng vàng Oscar cho Phim quốc tế hay nhất
- Phim không nói tiếng Anh đầu tiên đoạt tượng vàng Oscar cho Phim hay nhất
- Đạo diễn Hàn Quốc đầu tiên đoạt giải Cành cọ vàng
- Đạo diễn Hàn Quốc đầu tiên đoạt tượng vàng Oscar cho Đạo diễn xuất sắc nhất
- Phim không nói tiếng Anh đầu tiên đoạt giải của Nghiệp đoàn diễn viên màn ảnh Mỹ
(SAG) cho dàn diễn viên điện ảnh xuất sắc nhất

2.2. Nội dung tóm tắt

“Parasite” (Ký Sinh Trùng) là một bộ phim điện ảnh Hàn Quốc thuộc thể loại hài kịch
xã hội đen của đạo diễn Hàn Quốc Bong Joon-ho kể về câu chuyện của một gia đình
nghèo cố gắng xâm nhập vào cuộc sống của một gia đình giàu có bằng cách giả làm
những người làm công cho họ. Tuy nhiên, kế hoạch của họ bị đảo lộn khi họ phát hiện
10

ra một bí mật động trời ẩn dưới tầng hầm của ngôi nhà sang trọng. Phim Parasite 2019
là một bộ phim châm biếm về sự phân chia giai cấp, sự tham lam và sự bất công trong
xã hội hiện đại, cũng như về những con quỷ ẩn sâu trong tâm trí con người. Phim đã
đoạt giải Cành cọ vàng tại Liên hoan phim Cannes 2019 và giải Oscar cho phim hay
nhất năm 2020, đây là bộ phim Hàn Quốc đầu tiên đạt được thành tựu này. Dưới đây là
tóm tắt chi tiết nội dung phim:

Phim bắt đầu bằng cảnh gia đình Kim, gồm bố Ki-taek, mẹ Chung-sook và hai con Ki-
woo và Ki-jung, sống trong một căn nhà bán hầm chật chội, bẩn thỉu, phải chịu sự quấy
rầy của những con gián, những người say rượu và những người thu gom rác. Họ không
có việc làm ổn định, chỉ kiếm tiền bằng cách gấp hộp pizza cho một cửa hàng gần đó.
Một ngày, Ki-woo nhận được một viên đá từ cậu bạn Min-hyuk, người vừa trở về từ
nước ngoài. Min-hyuk nói rằng viên đá là một biểu tượng của sự giàu có và may mắn,
và giới thiệu cho Ki-woo một công việc làm gia sư tiếng Anh cho cô con gái Da-hye của
một gia đình thượng lưu tên Park. Min-hyuk cũng cho Ki-woo một tấm bằng giả để anh
ta có thể đạt được sự tin tưởng của gia đình Park.

Ki-woo đến nhà Park, một biệt thự rộng lớn, sạch sẽ, được thiết kế bởi một kiến trúc sư
nổi tiếng. Anh ta gặp bà Park, một người phụ nữ đơn giản, ngây thơ và dễ dụ. Anh ta
nhanh chóng gây ấn tượng với cô và bắt đầu dạy cho Da-hye. Anh ta cũng phát hiện ra
rằng gia đình Park còn có một cậu con trai nhỏ tên Da-song, người bị ám ảnh bởi một
sự kiện kinh hoàng trong quá khứ. Anh ta cũng nhận ra rằng bà Park đang tìm một người
dạy hội họa cho Da-song, và anh ta nảy ra một ý tưởng để đưa em gái mình Ki-jung vào
làm việc cho gia đình Park.

Ki-jung là một cô gái thông minh, tài năng và xinh đẹp, nhưng cũng là một kẻ lừa đảo
chuyên nghiệp. Cô giả vờ là một nghệ sĩ hội họa có bằng cấp từ nước ngoài, và được
Ki-woo giới thiệu cho bà Park với cái tên Jessica. Cô nhanh chóng thuyết phục được bà
Park rằng cô có thể giúp Da-song vượt qua nỗi sợ hãi của mình bằng cách dạy cho cậu
ta vẽ tranh. Cô cũng tạo ra một mối quan hệ mờ ám với Da-hye, khiến cô bé yêu mến
cô.

Tiếp theo, Ki-woo và Ki-jung lên kế hoạch để đưa bố mẹ mình vào làm việc cho gia
đình Park, bằng cách đẩy những người làm công khác ra khỏi ngôi nhà. Họ dùng những
mánh khóe tinh vi để khiến người tài xế của gia đình Park bị bà Park nghi ngờ là có
quan hệ bất chính với một người phụ nữ, và đề nghị bố mình Ki-taek thay thế. Họ cũng
dùng những kỹ năng lừa đảo để khiến người giúp việc của gia đình Park bị bà Park cho
là mắc bệnh lao, và đề nghị mẹ mình Chung-sook thay thế. Như vậy, cả gia đình Kim
11

đã thành công trong việc xâm nhập vào cuộc sống của gia đình Park, đóng giả là những
người không liên quan có trình độ chuyên môn cao.

Mọi chuyện bị đảo lộn khi gia đình Park đi cắm trại trong một ngày nghỉ, và gia đình
Kim tận hưởng cuộc sống xa hoa trong biệt thự. Họ ăn uống, uống rượu, ngủ nghỉ và
vui chơi trong ngôi nhà. Tuy nhiên, họ bị giật mình khi nghe tiếng chuông cửa. Họ mở
cửa và phát hiện ra người giúp việc cũ của gia đình Park, Moon-gwang, đứng trước cửa.
Cô năn nỉ Chung-sook để cô vào nhà, bởi vì cô đã quên một thứ quan trọng trong tầng
hầm. Chung-sook đồng ý, nhưng không biết rằng cô đang mở ra một bí mật động trời.

Hóa ra, Moon-gwang đã giấu chồng mình, Geun-sae, trong tầng hầm của ngôi nhà trong
nhiều năm, để trốn khỏi những con nợ. Người đàn ông này đã biến tầng hầm thành một
nơi thờ cúng ông chủ Park, một nơi ẩn náu, một nơi điên cuồng. Khi Moon-gwang quay
trở lại để cứu chồng mình, cô đã phát hiện ra sự thật về gia đình Kim và đã đe dọa sẽ
tiết lộ bí mật của họ. Đây là khởi đầu cho một loạt những sự kiện đẫm máu, khi mà hai
gia đình nghèo đánh nhau để giành quyền kiểm soát ngôi nhà, khi mà gia đình Park tổ
chức một bữa tiệc sinh nhật bất ngờ cho con trai mình.Trong bữa tiệc đó, người cha Kim
đã đâm chết người chủ Park, sau khi chứng kiến sự khinh thường và sự khinh miệt của
ông ta đối với những người nghèo. Người con trai Kim đã bị đập vào đầu bởi người đàn
ông.

Phim kết thúc với một cảnh tưởng tượng, khi người con trai Kim viết một lá thư cho cha
mình, nói rằng anh sẽ kiếm được nhiều tiền để mua lại ngôi nhà và đoàn tụ với cha. Tuy
nhiên, đây chỉ là một giấc mơ xa vời, khi mà thực tế anh vẫn sống trong căn nhà bán
hầm cùng mẹ, với một vết sẹo trên đầu và một nỗi đau trong tim.

2.3. Nhận định tác phẩm


"Tác phẩm Parasite" là một bộ phim Hàn Quốc nổi tiếng được đạo diễn và viết kịch bản
bởi Bong Joon-ho. Phim này được công chiếu năm 2019 và nhanh chóng thu hút sự chú
ý của khán giả trên toàn thế giới. Parasite không chỉ là một bộ phim giải trí đầy kịch tính
và gây cấn, mà còn là một tác phẩm nghệ thuật sâu sắc với thông điệp xã hội sâu sắc về
sự chia cắt giai cấp và bất công xã hội. Phim đã giành nhiều giải thưởng quốc tế, bao
gồm Giải Oscar cho Phim xuất sắc nhất, là bộ phim phi ngôn ngữ đầu tiên trong lịch sử
giành được giải thưởng cao quý này. Parasite đã chứng minh sức mạnh của điện ảnh
Hàn Quốc và đưa ra một câu hỏi sâu sắc về bất công xã hội và bản chất con người. Chiến
thắng lịch sử của Parasite nhất định là một tín hiệu đáng mừng, mở ra một thời đại mới
nơi những nền điện ảnh địa phương đầy hy vọng có thể đường hoàng bước ra ánh sáng
12

và màn ảnh rộng sẽ đa dạng hơn - không chỉ tràn ngập những câu chuyện về xã hội,
cộng đồng người da trắng.

Các tình tiết hài hước ở mức độ vừa phải được cài cắm khéo léo ở giai đoạn đầu của
“Parasite” . Nhưng sang giai đoạn giữa phim và cuối phim, “Parasite” càng khiến người
xem xúc động thông qua những phân cảnh cảm động, thậm chí là rùng mình trước phân
cảnh bạo lực. Cho nên, “Parasite” sẽ thực sự phù hợp với những khán giả thích nội dung
phim có chiều sâu, nhiều ý nghĩa, nhiều bài học hơn là một tác phẩm để thư giãn hoặc
mang tính giải trí.

2.4. Tình tiết và cách xây dựng phát triển nhân vật
2.4.1. Tình tiết
Nếu ai đã từng xem các tác phẩm của đạo diễn Bong Joon-ho chắc hẳn đã biết được cách
làm phim tâm lý “hạng nặng” của ông. Với sự tài năng và kinh nghiệm của mình đã từng
trải qua khi làm gia sư cho một gia đình giàu thì ông đã cho ta những góc nhìn, cảm xúc
cực kì đa dạng từ vui, buồn, lo lắng, hoảng hốt căng thẳng đến tiếc nuối và thất vọng.
Nửa đầu bộ phim đem lại cảm giác như một bộ phim hài với những mánh khóe thủ đoạn
vô cùng tinh quái của gia đình nghèo để có thể vào làm việc cho gia đình giàu. ngay tại
đây người xem đã có những phỏng đoán ký sinh trùng ám chỉ ai trong phim khi những
hành động của gia đình ông KI trên có sự tương đồng với cách xâm nhập vào vật chủ
của các loài kí sinh. Trong nửa đầu phim, đạo diễn Bong Joon-ho đã khéo léo xây dựng
cho người xem một cảm giác an toàn giả tạo mọi thứ đều hoàn hảo mọi kế hoạch đặt ra
đều thành công mỹ mãn nhưng thiếu nhân tính. Những tình tiết trong phim được sắp xếp
vô cùng hợp lý, phim bắt đầu kịch tính từ nửa sau của phim khi gia đình ông Ki- Tae
phát hiện ra người chồng của bà quản gia cũ đang sống dưới căn tầng hầm bí mật trong
suốt 4 năm. Hai gia đình kí sinh bắt đầu tiêu diệt hãm hại lẫn nhau để đào thải nhau ra
khỏi vật thể. Mọi xui xẻo cứ dồn dập dồn dập đến với gia đình ông Ki - Taek. Từ việc
phải nằm gầm bàn chui rúc như những con gián nghe những lời nói khinh thường về
mùi cơ thể của gia đình ví như củ cải thối, giẻ luộc của hai vợ chồng ông chủ cho đến
căn nhà bán hầm bị ngập lụt phải vào trại tị nạn. Sự tủi nhục, ganh ghét đố kỵ bắt đầu
dâng trào trong lòng ông Ki- Taek rồi bùng nổ khi hành động bịt mũi khinh thường chê
bai cơ thể của ông chồng bà vợ quản gia cũ bị đâm của ông chủ. Gia đình ông, từ đứa
con gái bị đâm chết đến người vợ bị chém của mình, hay đứa con trai bị thắt cổ cho đến
bất tỉnh trong nhà bếp không một ai quan tâm. Phải chăng tính mạng của những người
tầng lớp đáy xã hội chả đáng là gì so với những người tầng lớp cao hơn? Nỗi uất ức, hận
thù ấy đã là động cơ chí mạng khiến ông Ki- Taek cầm con dao đâm chết ông chủ để rồi
phải hối hận suốt quãng đời còn lại dưới căn hầm.
13

Bộ phim ngoài thể hiện được sự phân hóa rõ ràng giữa các giai cấp trong xã hội khi
người nghèo phải sống kí sinh vào người giàu thì nó còn thể hiện bản chất tham lam của
con người. Người mở đầu việc đưa em gái vào làm là Ki Woo và người gây ra rắc rối
thả ông chồng cũ để gây ra vụ thảm sát cũng là Ki Woo nếu ngay từ đầu hai anh em chỉ
cần biết đủ khi dạy gia sư với mức lương cao thì họ lại lập kế hoạch hãm hại đào thải
những người làm khác như anh tài xế, bà quản gia cũ để bố mẹ mình vào làm. Nếu xét
về hoàn cảnh thì họ không sai, khi cố gắng tìm mọi cách để thoát ra cái nghèo, căn nhà
bán hầm. Nhưng con người làm gì có ai biết đủ, khi được vào làm gia đình ông Ki - Tae
đã không biết giữ giới hạn khi tranh thủ sử dụng nhà của ông chủ, sử dụng những đồ vật
như thể ở nhà mình như chai rượu vang đắt đỏ, bồn tắm, phòng ngủ để cuối cùng cả nhà
bị bà quản gia cũ phát hiện.

2.4.2. Nhân vật


Hai gia đình chính trong phim có sự tương đồng với nhau về số lượng thành viên lẫn
giới tính. Khi gia đình nhà họ Park, có người chồng tài giỏi nhưng ích kỉ, một cô vợ
ngây thơ đơn giản, một đứa trai bị tự kỉ và đứa con gái đang tuổi mới lớn nổi loạn thì
gia đình ông Ki lại là một người chồng vô dụng, ỷ lại luôn làm hỏng mọi việc, một bà
vợ chăm lo cho gia đình, một cậu con trai bất tài thi đại học 4 lần vẫn trượt và cuối cùng
là cô em gái thông minh ích kỉ, giỏi photoshop.

Ngoài những chênh lệch rõ ràng về điều kiện vật chất của hai ngôi nhà: vẻ lộng lẫy của
nhà Park và nhà ổ chuột thấp hơn cả mặt đường của Kim thì không gian sinh hoạt và
tương tác giữa các thành viên trong gia đình cũng phản ánh được rõ sự tương phản. Ngôi
nhà (mà như tòa lâu đài thời hiện đại) với vườn tược được cắt tỉa chu đáo, từng khoảng
sáng được sắp xếp tính toán tỉ mẩn đáng ngưỡng mộ; tuy nhiên ngay từ cảnh đầu tiên từ
lúc cậu gia sư bước vào đi mãi mới gặp được bà quản gia, rồi mãi lúc sau nữa mới thấy
xuất hiện bà mẹ ngủ gật ngoài sân đem đến cảm giác lạnh lẽo, rời rạc, trái ngược với
cảnh quây quần ngay từ đầu phim ở nhà Kim – một căn phòng chật ních cả bốn người
quây quần ngồi gấp hộp pizza, cười nói rôm rả cùng nhau bắt wifi chùa. Bầu không khí
ấm áp, những giao tiếp tự nhiên giữa các thành viên tạo thành sợi dây kết nối chặt chẽ.
Trái ngược hẳn với sự lạnh lẽo nhà Park thì gần như không có một cảnh nào cả gia đình
sum vầy đông đủ: hầu hết chỉ có giao tiếp giữa hai vợ chồng với nhau hoặc với người
làm, hai chị em gần như không hề có biểu hiện tình cảm nào, các cuộc hội thoại của bố
với cậu con trai phải qua bộ đàm, cô con gái có duy nhất đoạn càm ràm với mẹ vì không
hỏi ý kiến có ăn mì không – luôn xuất hiện lạc lõng trong gia đình với chiếc điện thoại
trong tay, chỉ chờ đến giờ học để được trò chuyện với anh gia sư. Quan hệ vợ chồng,
cách trao đổi thông tin hay thể hiện tình cảm cũng tương phản: nhà Park luôn cư xử theo
“chuẩn mực” để giữ hình ảnh, không biểu lộ gì ra ngoài. Trong khi đó, ông Kim thản
14

nhiên vỗ mông vợ mình ở ngay giữa nhà ông Park giữa thanh thiên bạch nhật mọi người
qua lại, một hành động nhỏ đầy bỗ bã và bản năng khiến bà Kim cười tủm tỉm.

2.5. Hình ảnh, âm thanh, quay dựng


2.5.1. Hình ảnh
Về hình ảnh của phim, chúng ta có thể nhấn mạnh vào cách mà đạo diễn Bong Joon-ho
sử dụng hình ảnh và quyền lực hình ảnh để truyền tải thông điệp và tạo ra những trải
nghiệm thị giác sâu sắc cho khán giả.

Đầu tiên là về màu sắc, phim sử dụng màu sắc để tạo ra sự tương phản giữa hai thế giới
đối lập: thế giới của gia đình Kim (gia đình nghèo) và gia đình Park (gia đình giàu). Gia
đình Kim sống trong một căn nhà hẻo lánh, màu sắc tối và u ám, trong khi gia đình Park
sống trong một ngôi nhà sang trọng, màu sắc tươi sáng và sáng rực. Màu sắc đóng vai
trò quan trọng trong việc tạo nên sự đối lập và phân biệt rõ ràng giữa hai gia đình này.

Tiếp đến là khung cảnh và địa điểm, đạo diễn đã sử dụng cách thức đặt khung cảnh và
quay phim để tạo ra những hình ảnh độc đáo và truyền tải thông điệp. Các cảnh quay
trong căn nhà của gia đình Park thường được quay từ góc nhìn cao, tạo nên sự nhấn
mạnh và sự phân cấp trong quan hệ xã hội. Trong khi đó, các cảnh quay trong căn nhà
của gia đình Kim thường được thực hiện từ góc nhìn thấp, tạo ra sự cảm giác bức bối và
hạn chế không gian cho nhân vật.

Không thể kể đến chính là biểu tượng và hình ảnh đặc biệt: Phim "Ký sinh trùng" sử
dụng các biểu tượng và hình ảnh đặc biệt để truyền tải ý nghĩa sâu sắc. Một ví dụ là hình
ảnh của cơn mưa trong phim, mưa thường xuất hiện khi có những sự thay đổi và xung
đột trong câu chuyện.

Và cuối cùng là cách sử dụng ánh sáng và bóng tối: Ánh sáng và bóng tối được sử dụng
để tạo ra sự đối lập và tạo ra một không gian không chắc chắn trong phim. Trong các
cảnh đêm hoặc trong căn nhà của gia đình Kim, ánh sáng yếu và bóng tối tạo ra một cảm
giác bí ẩn và đáng sợ. Trong khi đó, gia đình Park sống trong ánh sáng mạnh, tượng
trưng cho sự sáng sủa và quyền lực.

- Trong thiết lập ánh sáng của phim, ánh sáng chính (key light) được sử dụng với
một góc 45 độ hắt từ bên phải của nhân vật. Điều này làm cho phần góc mặt phải
của Ki Woo và Da Hye trở nên sáng bừng hơn, mạnh mẽ và chói lóa hơn. Đồng
thời, độ tương phản trong khung hình cũng được đẩy lên cao, giúp làm nổi bật
phần điểm sáng bên phải và bóng tối bên trái một cách rõ nét.
15

Hình 1. Key light làm nổi bật hơn các nhân vật trung tâm

(Nguồn: Elleman.vn)

- Trong một số phân cảnh, ánh sáng ngược (backlight) được sử dụng để tạo ra một
cảnh quay đầy chiều sâu, mang đậm tính kinh dị, bí ẩn và nguy hiểm.

Hình 2. Back light giúp tăng chiều sâu trong khung hình
(Nguồn: Elleman.vn)
16

- Không chỉ sử dụng một cách tinh tế ánh sáng chính (key light) và ánh sáng phụ
(fill light) để tạo ra một hiệu ứng màu sắc và chất lượng hình ảnh tuyệt vời, mà
còn khéo léo kết hợp chúng để tạo ra những cảnh phim độc đáo. Điều đặc biệt là
việc sử dụng ánh sáng thực tế (practical light) trong nhiều cảnh quay, một yếu tố
quan trọng đã được áp dụng thành công trong các tác phẩm điện ảnh kinh điển
Hollywood.

Hình 3. Ánh sáng thực tế từ đèn đường trong cảnh Ki Woo tạt nước
tên tiểu tiện
(Nguồn: Elleman.vn)

Hình 4. Nguồn sáng chính từ ánh nắng mặt trời


(Nguồn: Micropsiacine)
17

2.5.2. Âm thanh
Một trong những yếu tố quan trọng trong phim là việc sử dụng âm thanh để tạo ra sự
tương tác giữa các nhân vật và môi trường xung quanh. Bộ phim Ký sinh trùng có nhiều
cảnh quay trong nhà, và âm thanh được sử dụng để tái hiện chính xác các âm thanh trong
một không gian sống. Ví dụ, tiếng đồng hồ đang hoạt động, tiếng nước chảy trong ống
nước, tiếng bước chân trên sàn nhà, và tiếng kêu của các thiết bị điện trong nhà. Tất cả
những âm thanh này được sắp xếp một cách tự nhiên và chính xác, giúp tạo ra một không
gian sống thật trong phim.

Ngoài ra, âm thanh cũng được sử dụng để tăng cường các tình huống căng thẳng và đáng
sợ trong phim. Nhạc nền và hiệu ứng âm thanh được chọn một cách kỹ lưỡng để tạo ra
một cảm giác lo lắng và hồi hộp cho khán giả. Khi phim chuyển đến các cảnh hành động
hoặc căng thẳng, âm thanh trở nên mạnh mẽ và đột ngột, tạo ra một tác động mạnh mẽ
lên cảm xúc của khán giả.

Một yếu tố khác trong việc sử dụng âm thanh trong Ký Sinh Trùng là việc tạo ra một
bầu không khí bí ẩn và đáng sợ. Sử dụng âm thanh để tạo ra tiếng vang hoặc âm thanh
bất thường giúp tăng cường sự khác biệt và sự kỳ lạ trong một số cảnh quan trọng. Điều
này giúp tạo ra một cảm giác ám ảnh và bí ẩn, góp phần làm nổi bật lên những yếu tố
kinh dị trong phim.

2.5.3. Quay dựng


Theo Yang Jin-mo, nhà biên tập phim, Bong Joon-ho đã áp dụng một phong cách quay
phim độc đáo trong Ký Sinh Trùng, bỏ qua việc sử dụng các góc quay truyền thống và
thay vào đó chỉ sử dụng một máy quay duy nhất. Điều này cho phép họ có nhiều tùy
chọn chỉnh sửa hơn với số lượng hình ảnh hạn chế. Đôi khi, họ kết hợp các khung ảnh
khác nhau của cùng một cảnh quay để tạo ra hiệu ứng đặc biệt. Yang đã sử dụng phần
mềm Final Cut Pro 7 để biên tập và chỉnh sửa các cảnh phim, một chương trình phần
mềm không được cập nhật kể từ năm 2011.

Bên cạnh đó, “Ký Sinh Trùng”cũng sử dụng các kỹ thuật dựng phim độc đáo để tạo ra
những cảnh quay ấn tượng và sâu sắc. Kỹ thuật cắt ghép song song (parallel editing)
được sử dụng để so sánh và phản ánh sự khác biệt giữa hai gia đình Kitaek và nhà ông
Park. Ví dụ, cảnh quay song song giữa gia đình Ki Taek chạy trong mưa để trở về căn
nhà hầm và sự tận hưởng của hai vợ chồng ông Park trong căn biệt thự. Kỹ thuật này
làm nổi bật sự chênh lệch về địa vị, tài sản và cảm nhận của hai gia đình trong cùng một
sự kiện.

Kỹ thuật cắt ghép đối xứng (symmetrical editing) được sử dụng để tạo ra những cảnh
quay có ý nghĩa biểu tượng hoặc nhân đôi. Ví dụ, cảnh quay đầu tiên và cuối cùng của
18

phim, trong đó Kiwoo nhìn ra cửa sổ căn hầm của gia đình mình và mơ ước sở hữu ngôi
nhà của gia đình Park. Kỹ thuật này tạo ra một sự đối xứng về hình ảnh và nội dung,
đồng thời tạo ra một sự đối chiếu về tâm trạng và hoàn cảnh của nhân vật.

Cắt ghép chuyển tiếp (transition editing) là một kỹ thuật dựng phim mà hai cảnh quay
được nối với nhau bằng các hiệu ứng chuyển tiếp như cắt đen, cắt trắng, cắt mờ, cắt
chéo, cắt theo động tác... để tạo ra sự chuyển đổi mượt mà, liền mạch hoặc bất ngờ giữa
chúng. Trong Ký Sinh Trùng, kỹ thuật này được sử dụng để tạo ra những cảnh quay có
hiệu ứng hài hước, gây căng thẳng hoặc bi kịch. Ví dụ, cảnh quay chuyển từ Kiwoo nói
chuyện với Dahye trên giường sang ông Kitaek nói chuyện với bà Park trên bàn ăn. Kỹ
thuật cắt theo động tác được áp dụng, khi cả hai cặp đôi đều đưa tay lên để chỉ vào một
hướng. Cảnh quay này tạo ra một hiệu ứng hài hước và đồng thời phản ánh sự tương
đồng giữa cha và con của hai gia đình.

2.6. Thông điệp truyền tải và ý nghĩa ẩn dụ


2.6.1. Thông điệp truyền tải:
Để mà nói, bộ phim “Ký sinh trùng” mang lại cho người xem cảm nhận được rất nhiều
ẩn ý mà bộ phim muốn gửi gắm.

- Những thông điệp đầy “nguy hiểm”

Khoảng cách giàu nghèo: Bộ phim khắc họa rõ nét sự chênh lệch to lớn giữa tầng lớp
giàu có và người nghèo. Gia đình ông Kim sống trong cảnh bần hàn, chật vật kiếm sống
từng ngày, trong khi gia đình ông Park hưởng thụ cuộc sống xa hoa, sung túc. Hình ảnh
hai tầng lớp đối lập nhau trong cùng một không gian sống tạo nên sự tương phản mạnh
mẽ, khiến người xem suy ngẫm về vấn đề bất bình đẳng trong xã hội. Đặc biệt là phản
ánh lên tình trạng phân biệt giàu nghèo ở xã hội Hàn Quốc và con người hiện đại.

Mâu thuẫn giai cấp: Sự chênh lệch giàu nghèo dẫn đến mâu thuẫn giai cấp gay gắt. Gia
đình ông Kim, với bản năng sinh tồn mãnh liệt, buộc phải "ký sinh" vào gia đình ông
Park để kiếm sống. Điều này dẫn đến những xung đột, đấu tranh ngấm ngầm giữa hai
tầng lớp, thể hiện qua nhiều tình tiết gay cấn trong phim.

Sự bất công và phân biệt đối xử dẫn đến bi kịch:Bộ phim phơi bày sự bất công và phân
biệt đối xử tồn tại trong xã hội. Gia đình ông Kim, vì xuất thân thấp kém, bị gia đình
ông Park coi thường và khinh miệt. Họ phải chịu đựng những lời nói và hành động xúc
phạm, thể hiện sự bất công và thiếu tôn trọng đối với người nghèo. Cái kết đắng cay của
phim khiến người xem không khỏi day dứt, suy ngẫm về những vấn đề nhức nhối trong
xã hội.
19

Tính chính trị được ẩn giấu: Phim "Ký sinh trùng" tuy không đề cập trực tiếp đến các
vấn đề như chính phủ, phúc lợi xã hội, thuế má hay quan điểm chính trị. Tuy nhiên, tác
phẩm vẫn phơi bày sự mục ruỗng của một xã hội với khoảng cách giàu nghèo quá lớn.
Qua đó, phim truyền tải thông điệp rằng bất kể quan điểm chính trị nào, chúng ta đều
cần chung tay giải quyết vấn đề bất bình đẳng thông qua các biện pháp mang tính nhà
nước, thể chế hóa. Một nền kinh tế tư bản tự do thái quá rõ ràng không phải là giải pháp
tối ưu cho việc giúp đỡ những người nghèo thoát khỏi cảnh bần cùng.

- Thông điệp nhân văn:

Bên cạnh những mảng tối, "Ký sinh trùng" vẫn le lói tia sáng hy vọng về tình người.
Tình cảm gia đình, sự đồng cảm và lòng nhân ái vẫn tồn tại giữa những con người cùng
khổ. Phim như lời kêu gọi sự đoàn kết, tương trợ lẫn nhau để xóa nhòa ranh giới giai
cấp và hướng đến một xã hội công bằng hơn.

Ngoài ra, "Ký sinh trùng" còn đề cập đến nhiều chủ đề khác như sự tha hóa đạo đức,
ảnh hưởng của công nghệ, vai trò của giáo dục,... Phim là một tác phẩm nghệ thuật xuất
sắc, mang giá trị hiện thực và nhân văn sâu sắc, khiến người xem phải suy ngẫm về
nhiều vấn đề trong cuộc sống.

2.6.2. Ý nghĩa ẩn dụ
- Cái lắt léo “tréo ngoe” đến từ phim:

Cái tên phim "Ký Sinh Trùng" ẩn chứa sự đối xứng và châm biếm khi đạo diễn Bong
Joon Ho đã sử dụng cách chơi chữ: "Parasite - Ký Sinh Trùng" là cách chơi chữ đối
xứng với phim "The Host - Vật Chủ" (2006).

Sự giống nhau và khác biệt của cả hai bộ phim chính là đều mang tính trào phúng và
phản ánh xã hội Hàn Quốc sâu sắc. "The Host" xoay quanh con quái vật được chính phủ
gắn mác "vật chủ" virus để che giấu nguồn gốc do con người tạo ra. Trong khi đó "Ký
Sinh Trùng" không có virus hay ký sinh trùng, mà sử dụng từ này để mô tả mối quan hệ
"bám víu" giữa người nghèo và người giàu. Sự đối xứng và châm biếm, thể hiện thông
điệp sâu sắc về mối quan hệ giữa người nghèo và người giàu, cũng như sự bất công và
phân biệt đối xử trong cuộc sống thường ngày..

Xuyên suốt bộ phim không thật sự xuất hiện một loại virus hay “Ký Sinh Trùng”nào cả,
mà sử dụng hình ảnh này để mô tả mối quan hệ bám víu của con người trong xã hội.
Người nghèo bám víu người giàu để kiếm sống, người giàu bám víu địa vị để duy trì
quyền lực. Hình ảnh "bậc thang" tượng trưng cho thứ bậc xã hội mà con người luôn
khao khát đạt được. Phim là lời cảnh tỉnh về sự phụ thuộc quá mức vào địa vị và thứ
bậc, đồng thời thể hiện thông điệp về sự kết nối giữa con người trong xã hội.
20

- Poster phim “che mắt” toàn bộ diễn viên chính:

Poster phim gây ấn tượng mạnh bởi hình ảnh các nhân vật nhìn thẳng vào ống kính với
biểu cảm đa dạng, từ thất thần, phơi nắng, ôm đá, đến sau kính và lấp ló như một xác
chết. Nổi bật là dải băng che mắt một số nhân vật, tạo nên sự bí ẩn và ẩn dụ cho những
bí mật, góc khuất của họ. Khác biệt so với mục đích che giấu thông thường để bảo vệ
riêng tư hay che đi những điều nhạy cảm, dải băng che mắt trong poster thể hiện sự ẩn
danh, che giấu thân phận, đồng thời gợi mở về vấn đề bất bình đẳng, phân biệt giai cấp
trong xã hội.

Hình 5. Poster phim "Parasite" mang nhiều ẩn ý


(Nguồn: Thanh Long)

Màu đen và trắng của dải băng tượng trưng cho hai thế giới đối lập: giàu và nghèo, trên
và dưới. Ánh sáng và bóng tối cũng được sử dụng để phân biệt hai tầng lớp xã hội này.
Vị trí của các nhân vật trên poster cũng thể hiện sự phân biệt đối xử và bất công trong
21

xã hội. Nhìn chung, poster phim “Ký Sinh Trùng”là một lời cảnh tỉnh về sự nguy hại
của mâu thuẫn giai cấp và là lời kêu gọi cho một xã hội công bằng hơn.

- Cầu thang: thứ luôn xuyên suốt về thứ bậc xã hội:

Cầu thang và nhà vệ sinh là hai chi tiết tưởng chừng đơn giản nhưng lại ẩn chứa thông
điệp sâu sắc về sự bất bình đẳng trong xã hội. Cả hai gia đình Kim và Park đều cần dùng
cầu thang để vào nhà, nhưng điểm khác biệt là nhà Kim phải đi xuống để tới cửa nhà
hầm, còn nhà Park đi lên để bấm chuông cửa. Chi tiết này thể hiện thứ bậc của hai gia
đình: nhà Park cao hơn, sang trọng hơn, còn nhà Kim thấp hơn, bấp bênh hơn.

Thiết kế nhà vệ sinh nhà Kim càng làm nổi bật sự bấp bênh này: thành viên phải bước
lên một bậc tam cấp mới lên được bồn cầu, như thể cuộc sống của họ còn thấp hơn cả
một cái toilet.

Hình 6. Cầu thang nhà vệ sinh ở nhà họ Kim

(Nguồn: Lucas)

Cầu thang bí mật dẫn xuống tầng hầm trong nhà Park cũng là một điểm nhấn ấn tượng
của phim Ký Sinh Trùng. Nó nối liền hai thế giới đối lập: thế giới hào nhoáng của gia
đình Park trên mặt đất và thế giới tăm tối, bần cùng của những kẻ sống dưới đáy xã hội.
22

Chi tiết này là biểu tượng cho cuộc chiến sinh tồn khốc liệt của những kẻ dưới đáy, nơi
họ sẵn sàng đạp đổ nhau để leo lên từng bậc thang danh vọng.

- Tảng đá của Ki Woo:

Có lẽ đây là biểu tượng đặc sắc nhất của phim. Tảng đá mang theo một ý nghĩa đầu sâu
xa là biểu tượng của “văn minh” và “vô minh”. Hòn đá trong phim là một biểu tượng đa
nghĩa, thể hiện thông điệp sâu sắc về sự khác biệt giai cấp và bản năng sinh tồn. Đối với
gia đình Park giàu có, hòn đá là vật trang trí, thể hiện đẳng cấp và gu thẩm mỹ. Họ coi
nó như một vật phong thủy mang lại may mắn, thậm chí so sánh nó với tranh của họa sĩ
Basquiat. Khi nghe tin đồn "trong nhà có ma", họ trấn an bản thân bằng câu nói "không
sao đâu, có ma là có tiền", thể hiện tư tưởng duy tâm và coi trọng vật chất. Tuy nhiên,
khi hòn đá rơi vào tay Ki Woo, nó trở về chức năng nguyên thủy: công cụ để sinh tồn.
Ki Woo sử dụng nó để đập vỡ cửa sổ và tấn công gia đình Park, thể hiện bản năng sinh
tồn mãnh liệt của con người trong cuộc chiến sinh tồn đầy khắc nghiệt.

Nếu là một người giàu, họ sẽ không bao giờ dám dùng vật phong thủy để làm hung khí
hay vũ khí như cách mà Ki Woo làm.

Hình 7. Tảng đá của Kiwoo


(Nguồn: Lucas)

- Thổ dân da đỏ Mỹ:

Trò chơi hóa thân thành người da đỏ của Da Song tưởng chừng đơn giản nhưng lại ẩn
chứa một thông điệp sâu sắc về thực dân và sự xâm chiếm. Nó gợi nhắc chúng ta về giai
đoạn đen tối trong lịch sử khi các nước châu Âu xâm lược và chiếm đoạt đất đai của
23

người bản địa. Trong “Ký Sinh Trùng”, hình ảnh này được thể hiện qua việc gia đình
Park "xâm chiếm" dinh thự và cuộc sống của vợ chồng quản gia.

Giống như Columbus đặt chân đến châu Mỹ và biến nơi đây thành "tài sản" của người
da trắng, gia đình Park mở cửa dinh thự cho những người nhập cư như gia đình Kim,
đồng thời đẩy vợ chồng quản gia vào bóng tối. Họ buộc phải sống lay lắt, không được
ghi nhận, giống như người da đỏ sau khi bị Columbus xâm chiếm. Qua hình ảnh này,
đạo diễn Bong Joon Ho đã thành công trong việc phơi bày sự bất công và phân biệt đối
xử trong xã hội, đồng thời thể hiện sự đồng cảm với những người bị áp bức và lãng
quên.

Hình 8. Trò chơi hướng đạo sinh mà Da Song thích chơi là hóa thân thành người
da đỏ
(Nguồn: Lucas)

- Mùi:

Mùi hương là một biểu tượng then chốt trong "Ký Sinh Trùng”, góp phần đẩy tâm lý
nhân vật lên đến những cảm xúc cao trào nhất. Tuy nhiên, cần hiểu rằng khi sử dụng
biểu tượng này, đạo diễn Bong Joon Ho không hề có ý công kích những gia đình giàu
có hay nói họ phân biệt đối xử và bị tự kỷ ám thị. Cái mùi trong phim là cái mùi của
nghèo khó, nhưng cơ bản nhất nó là cái mùi của cuộc sống cơ cực dưới đáy xã hội. Đó
24

là mùi của nhà hầm đầy những thứ khói bụi, ô uế, ẩm thấp, của bếp núc trong một không
gian kín, của một gia đình nghèo không thể mỗi ngày đều giặt đồ được, của sự thiếu
thốn ánh mặt trời để đồ giặt xong có thể phơi khô, thoáng. Mùi hương này là ranh giới
vô hình phân biệt hai thế giới: thế giới giàu sang, thơm tho của gia đình Park và thế giới
bần hèn, hôi thối của gia đình Kim.
25

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN

Qua quá trình phân tích và khám phá “Parasite”, chúng ta có thể thấy rằng điện ảnh
không chỉ là hình thức giải trí, mà còn là một công cụ mạnh mẽ để phản ánh và phê phán
xã hội. “Parasite” không chỉ đơn thuần là một câu chuyện về sự chênh lệch giữa các tầng
lớp xã hội, mà còn là một tác phẩm nghệ thuật đầy tính biểu tượng, thách thức chúng ta
suy ngẫm về những vấn đề sâu xa hơn: lòng tham, sự đố kỵ, và khát vọng thay đổi số
phận của con người.

Bộ phim đã thành công trong việc truyền tải thông điệp của mình một cách tinh tế và
sâu sắc, khiến người xem không chỉ cảm nhận được sự phức tạp của nhân vật, mà còn
phải đối mặt với những mâu thuẫn và bất công trong xã hội hiện đại. “Parasite” là một
minh chứng cho thấy nghệ thuật điện ảnh có thể vượt qua rào cản ngôn ngữ và văn hóa,
để kết nối con người trên khắp thế giới bằng những câu chuyện có sức mạnh thay đổi
quan điểm và tư duy.

Có thể thấy, “Parasite” không chỉ là một bộ phim xuất sắc, mà còn là một bài học quý
giá về cách thức nghệ thuật có thể góp phần làm sáng tỏ và thách thức những quan niệm
xã hội đã lâu đời.
26

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] BatmanHCM. (2019, June 21). Review và giải thích phim Parasite – Ký sinh trùng.
Ghiền Review. Retrieved March 4, 2024, from https://ghienreview.com/review-va-giai-
thich-phim-parasite-ky-sinh-trung/
[2] Bùi, T. (2022, April 8). Nghệ thuật là gì? Tổng hợp thông tin từ A - Z về nghệ thuật.
JobsGO. Retrieved March 4, 2024, from https://jobsgo.vn/blog/nghe-thuat-la-gi/
[3] Cả, D. K., & Nguyên, T. N. (2019, June 26). Review và giải thích ý nghĩa phim Parasite
(Ký Sinh Trùng 2019). Góc Điện Ảnh. Retrieved March 4, 2024, from
https://www.gocdienanh.com/review-va-y-nghia-phim-parasite-ky-sinh-trung-2019/
[4] Lucas. (2019, June 22). Giải mã 6 ẩn ý biểu tượng "hack não" của Kí Sinh Trùng: Không
chỉ có tảng đá, poster cũng sâu xa đánh đố người xem! Kenh14. Retrieved March 4,
2024, from https://kenh14.vn/giai-ngo-6-bieu-tuong-hack-nao-cua-ki-sinh-trung-
khong-chi-co-tang-da-den-cai-poster-cung-danh-do-nguoi-xem-
20190622131145186.chn
[5] Lưu, L. T. T. (2023, June 8). Review: “Parasite” - siêu phẩm điện ảnh Hàn Quốc đầu
tiên đoạt giải Oscar và Cành cọ vàng : Korea.net : The official website of the Republic
of Korea. Korea.net. Retrieved March 4, 2024, from
https://vietnamese.korea.net/NewsFocus/HonoraryReporters/view?articleId=233779
[6] PHẠM, R. (2021, April 28). 6 bí mật về Parasite: Bộ phim từng giúp Hàn Quốc làm nên
lịch sử tại Oscar. VTC News. https://vtcnews.vn/6-bi-mat-ve-parasite-bo-phim-tung-
giup-han-quoc-lam-nen-lich-su-tai-oscar-ar608975.html
[7] Phan, P. Đ. (2020, February 11). Người giàu, người nghèo và thông điệp chính trị của
“Ký sinh trùng”. Luật Khoa. Retrieved March 4, 2024, from
https://luatkhoa.org/2020/02/nguoi-giau-nguoi-ngheo-va-thong-diep-chinh-tri-cua-ky-
sinh-trung/
[8] Phan, S. N. (2021, September 3). [PHÂN TÍCH] Ký sinh trùng (2019) - Giải mã các
nguồn ánh sáng chính trong phim. Moveek.com. Retrieved March 4, 2024, from
https://moveek.com/bai-viet/phan-tich-ky-sinh-trung-2019-giai-ma-cac-nguon-anh-
sang-chinh-trong-phim/29475
[9] Phu, P. T. (2020, February 11). Parasite – chiếc tất, quần lót và câu chuyện của những
đinh ninh. Spiderum. Retrieved March 4, 2024, from https://spiderum.com/bai-
dang/Parasite-chiec-tat-quan-lot-va-cau-chuyen-cua-nhung-dinh-ninh-lcj
[10] Sang Thế. (2020, June 8). Bong Joon Ho: Người tạo đường biên giàu nghèo trên
màn ảnh. Báo Thanh Niên. Retrieved March 4, 2024, from https://thanhnien.vn/bong-
joon-ho-nguoi-tao-duong-bien-giau-ngheo-tren-man-anh-185962310.htm
27

[11] Thanh Hồng. (2017, November 9). Tóm tắt phim Parasite 2023 một cách sâu sắc.
YouTube: Home. Retrieved March 4, 2024, from https://hongthanhtv.com/tom-tat-
phim-parasite-2023-mot-cach-sau-sac/
[12] Trang Hiền. (2020, March 15). Parasite thắng giải Oscar, có hay không một sự
tính toán? Công an Nhân dân. Retrieved March 4, 2024, from
https://cand.com.vn/Nguoi-trong-cuoc/Parasite-thang-giai-Oscar-co-hay-khong-mot-
su-tinh-toan-i557404/
[13] Wikipedia. (2023, 12 7). Sự nghiệp điện ảnh của Bong Joon-ho – Wikipedia tiếng
Việt. Wikipedia. Retrieved March 4, 2024, from
https://vi.wikipedia.org/wiki/S%E1%BB%B1_nghi%E1%BB%87p_%C4%91i%E1%
BB%87n_%E1%BA%A3nh_c%E1%BB%A7a_Bong_Joon-ho
[14] Wikipedia. (2024, 3 3). Ký sinh trùng (phim 2019) – Wikipedia tiếng Việt.
Wikipedia. Retrieved March 4, 2024, from
https://vi.wikipedia.org/wiki/K%C3%BD_sinh_tr%C3%B9ng_%28phim_2019%29
[15] Xuân Nhã. (2020, February 10). Đạo diễn Bong Joon Ho sau chiến thắng Oscar:
'Mọi thứ thật điên rồ!' Báo Tuổi Trẻ. Retrieved March 4, 2024, from
https://tuoitre.vn/dao-dien-bong-oon-ho-sau-chien-thang-oscar-moi-thu-that-dien-ro-
20200210162633187.htm

You might also like