Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 47

NHẬP MÔN KỸ THUẬT Ô TÔ

Mã HP: TE2001
NCM Ô tô và Xe chuyên dụng
Khoa Cơ khí Động lực
Trường Cơ khí
Đại học Bách Khoa Hà Nội

NỘI DUNG

1. Lịch sử phát triển


• Khái niệm và phân loại ô tô;
• Lịch sử phát triển.
2. Các bộ phận cơ bản trên ô

• Nguồn động lực;
• Hệ thống truyền lực;
• Hệ thống lái;
• Hệ thống phanh;
• Hệ thống treo;
• Hệ thống điện, chiếu sáng,
tín hiệu.

Các bộ phận cơ bản trên ô tô

3
1.1. Khái niệm và phân loại

 Khái niệm:
 Phương tiện vận tải đường bộ có gắn động cơ để tự di chuyển;
 Có 4 bánh;
 Tốc độ tối đa không nhỏ hơn 60km/h (22 TCN 307 – 06).
 Phân loại (theo mục đích sử dụng):
 Ô tô chở khách:
 Buýt;
 Xe khách liên tỉnh;
 Xe du lịch.
 Ô tô con (dưới 9 chỗ ngồi);
 Ô tô tải;
 Ô tô chuyên dùng (cứu hỏa, téc, chở r

Phân loại ô tô

1.2. Lịch sử công nghiệp ô tô thế giới

Cuối thế kỷ 19: Chiếc ô tô đầu tiên trên thế giới được chế tạo từ châu Âu.

Công nghiệp ô tô thế giới thành 3 giai đoạn chính:

 Trước 1945: Nền công nghiệp ô tô của thế giới chủ yếu tại Mỹ.

 Giai đoạn 1945-1960: Sản lượng công nghiệp ô tô của Nhật Bản và Tây
Âu tăng mạnh song còn nhỏ bé so với Mỹ.

 1960 -1980: Nền công nghiệp sản xuất ô tô Nhật đã vươn lên mạnh mẽ.
Các cột mốc khác:
 Từ 1980s: toàn cầu hóa về ô tô
 Từ 1990s: ô tô sử dụng nguồn động lực thay thế
 Từ 2000s: Nền công nghiệp sản xuất ô tô Ấn Độ, Trung quốc, Indos,
Thái Lan và Việt Nam

5
Lịch sử ô tô thế giới trước 1945

THỜI ĐẠI MÁY HƠI NƯỚC

fardier de Cugnot 1769,


phục vụ kéo pháo cho quân đội
4 km/h, không lái, không phanh

La Mancelle à vapeur 1878


Tricycle Serpollet 1881 12 người, > 40 km/h
6 người, 63 km/h

Lịch sử ô tô thế giới trước 1945

THỜI
ĐẠI
ĐỘNG
CƠ ĐỐT
TRONG

Étienne Lenoir (Bỉ) 1860 , Benz Patent Motorwagen 1886


động cơ đốt trong hai kỳ chạy gaz, Được coi là Ô tô đầu tiên
 Chế hòa khí (chạy dầu mỏ)

Panhard-Levassor (1890-1895) Xe đua Mercedes 35 HP, 1903

7
Lịch sử ô tô thế giới trước 1945

THỜI KỲ
TRƯỚC
NĂM 1935

Taxis, Paris1914 Petite Citron, Citroën, 1921

Bugatti « Royale » 1926 Chrysler Airflow 1935 8

Lịch sử ô tô thế giới sau 1945

THỜI KỲ
SAU
NĂM
1945

Chevrolet Corvette 1953


Renault 4CV 1946

Oldsmobile Toronado 1971 Sau năm 2000

9
Lịch sử ô tô thế giới sau 1945

10

1.2. Lịch sử công nghiệp ô tô thế giới

Tình hình sản xuất

Số giờ cần để Thời gian xuất Khuyết tật trung
sx 1 chiếc ô tô xưởng 1 mẫu mới bình trên 1 xe

Nhật 17 giờ 43 tháng 0,24%

Mỹ 25 giờ 62 tháng 0,33%

Tây Âu 37 giờ 63 tháng 0,62%

11
1.2. Lịch sử công nghiệp ô tô thế giới

Sản lượng ô tô thế giới

12

1.2. Lịch sử công nghiệp ô tô thế giới

Xu hướng phát triển


 Định hướng phát triển công nghiệp ô tô thế giới
(ngoài những định hướng truyền thống)

- Thân thiện với môi trường;

- An toàn, tiện nghi cao;

- Giá thành thấp;

- Điều khiển dễ dàng.

- Ô tô điện HEV, PHEV, EV/BEV

- Ô tô tự lái

13
1.2. Lịch sử công nghiệp ô tô thế giới

Xu hướng phát triển

14

1.3. Công nghiệp ô tô Việt Nam

• Tháng 12/1958, chiếc xe bốn chỗ đầu tiên hiệu Chiến Thắng được sản xuất ở miền
Bắc, phát triển từ mẫu xe Fregate chạy xăng của Pháp trên tinh thần nội địa hóa tối đa.
• Năm 1970, chiếc La Dalat giá rẻ do người Việt lắp ráp theo tiêu chuẩn của Hãng
Citroen (Pháp) xuất hiện ở thị trường miền Nam. La Dalat có 4 dòng xe, trung bình mỗi
năm bán được 1.000 chiếc từ năm 1970 đến 1975, tỉ lệ nội địa hóa tăng từ 25% đến
40%.
• Năm 1991, hai doanh nghiệp ôtô có vốn đầu tư nước ngoài đã được thành lập là Xí
nghiệp liên doanh ôtô Hòa Bình và Công ty liên doanh Mekong Auto.
• Tháng 8/1995, 3 thương hiệu ôtô thế giới đăng ký vào Việt Nam cùng 1 ngày là
Toyota, Ford và Chysler. Ngành ôtô Việt Nam cũng đã chứng kiến sự có mặt của
khoảng 16 doanh nghiệp ôtô có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó có nhiều tên tuổi như
Toyota, Ford, Honda, Mitsubishi, Mercedes-Benz...
• Năm 2004, 2 doanh nghiệp Việt Nam là Công ty cổ phần ôtô Trường Hải (Thaco) và
Công ty cổ phần ôtô Xuân Kiên (Vinaxuki) đã được Thủ tướng cho phép sản xuất, lắp
ráp ôtô các loại. đóng cửa năm 2012.
• Năm 2016, Ôtô Trường Hải dẫn đầu thị phần Ôtô Việt Nam.
• Năm 2017, Vingroup khởi công tổ hợp sản xuất ô tô VinFast tại Hải Phòng.
• Tháng 10/2018, VinFast ra mắt xe mẫu Sedan Lux A 2.0 và SUV Lux SA 2.0 Paris
Motor Show 2018, ô tô điện VF e34 đầu tiên 25/12/2021, VF 8 đầu tiên 10/09/2022, VF
9 ra mắt 7/10/2022
15
1.3. Công nghiệp ô tô Việt Nam

Hiện trạng công nghiệp ô tô Việt Nam

16

1.3. Công nghiệp ô tô Việt Nam

Phân tích SWOT

ĐIỂM MẠNH
• Có sự hiện diện của các hãng sản xuất ô tô lớn ĐIỂM YẾU
trên thế giới. • Quy mô thị trường nhỏ.
• Môi trường vĩ mô ổn định hỗ trợ tăng trưởng • Chi phí đầu tư tài sản cố định lớn.
nhu cầu xe hơi. • Giá xe quá cao.
• Lực lượng lao động dồi dào với chi phí thấp. • Nhiều nhà lắp ráp.
• Vị trí thuận lợi để gia nhập chuỗi cung ứng ô tô • Công nghiệp phụ trợ chưa phát triển.
trong khu vực ASEAN • Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu sử
và châu Á, trung tâm sản xuất ô tô chính trên thế dụng ô tô.
giới.
CƠ HỘI
• Xu thế dịch chuyển sản xuất ô tô từ châu Mỹ và THÁCH THỨC
Châu Âu sang Châu • Áp lực cạnh tranh của xe nhập khẩu nguyên
Á. chiếc (CBU) sau 2018.
• Tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng ô tô • Thái Lan và Indonesia đang là điểm đến hấp
trong khu vực ASEAN và dẫn của các nhà sản
Châu Á. xuất ô tô lớn trên thế giới.
• Thị trường tiêu thụ ô tô tiềm năng nhất thế giới. • Chính sách liên quan đến ngành ô tô chưa ổn
• Thời kỳ phổ cập hóa ô tô tại Việt Nam có thể định, và đồng bộ.
diễn ra từ 2025. • Chính sách bảo hộ ngành ô tô của các nước
• Quyết tâm của chính phủ trong phát triển ngành trong khu vực.
công nghiệp ô tô.

17
1.3. Công nghiệp ô tô Việt Nam

* Dự báo thị trường * Xu hướng phát triển

Năm 2010 2015 2020 2025 2030

GDP tăng trưởng (%) 7 7,5 7,5 7,5 7,5

Dân số (triệu) 86,7 91,1 95,3 99,1 103,21

GDP đầu người


1.198 2.029 3.220 4.117 5.671
(USD)

Xe lưu hành (x1000) 1.493 2.415 3.840 5.930 8.679

Xe/1000 người 18 27 40 60 82

Gia tăng (%) 8,34 9,65 9,12 8,41

Nhu cầu bô
sung/năm 154,4 267,5 446,3 642,1 922,9
(x1000)

18

1.3. Công nghiệp ô tô Việt Nam

Định hướng phát triển công nghiệp ô tô Việt Nam

 Đến 2015 định hình nền công nghiệp phụ trợ;

 Đến 2020 đảm bảo cung ứng 50% phụ kiện cho lắp ráp ô
tô trong nước. Hình thành các tập đoàn chế tạo ô tô;

 2020-2030 đảm bảo cung ứng 60% phụ kiện, xuất khẩu đạt
5-6 tỉ USD.

19
1.3. Công nghiệp ô tô Việt Nam
DANH SÁCH THÀNH VIÊN HIỆP HỘI CÁC NHÀ SX Ô TÔ VIỆT NAM (VAMA)
TT Tên Công ty Tên nhãn hiệu
1 Công ty TNHH Ford Việt nam Ford
2 Công ty Hino Việt Nam Hino
3 Công ty Isuzu Việt Nam Isuzu
4 Công ty ô tô Mekong Fiat, Ssanyong, Iveco

5 Công ty LD Mercedes Benz Việt Nam Mercedes Benz

6 Công ty ô tô Toyota Việt Nam Toyota


7 Công ty Vietindo Daihatsu Daihatsu
8 Công ty ô tô Việt Nam Daewoo Daewoo, GM-Daewoo

9 Liên doanh ô tô Hòa bình Kia, Mazda, BMW


10 Công ty Việt Nam Suzuki Suzuki
11 Công ty LDSX ô tô Ngôi Sao Mitsubishi
12 Tổng công ty cơ khí giao thông Sài Gòn Samco

13 Công ty ô tô Trường Hải Kia, Hyundai, Foton, Thaco

14 Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp Veam


Việt Nam
15 Tập đoàn than Việt Nam Kamaz, Kraz
16 Doanh nghiệp tư nhân Xuân Kiên Vinaxuki

Ghi chú: từ số 12 đến 16 là 5 thành viên mới của VAMA (gia nhập từ ngày 12 tháng 8 năm 2005)

20

1.3. Công nghiệp ô tô Việt Nam

Ảnh hưởng của công nghiệp ô tô tới xã hội

• Vai trò:
• Phương tiện vận tải thông dụng nhất (con người và hàng hóa);
• Phương tiện giao thông (cá nhân và công cộng) thuận tiện và phổ
biến nhất hiện nay;
• Ngành công nghiệp ô tô đóng vai trò lớn trong nền kinh tế các nước
phát triển:
• Công nghiệp ô tô tạo công việc cho số lượng lao động lớn;
• Nguồn đóng góp tài chính lớn;
• Những ứng dụng KHCN mới trên ô tô thúc đẩy NCKH phát triển.

• Một số vấn đề:


• Ô nhiễm môi trường Trái đất nóng lên, biến đổi khí hậu;
• Cạn kiệt dầu mỏ, mất cân bằng sinh thái;
• Tai nạn giao thông.

21
Phần 2

Các bộ phận cơ bản


trên ô tô

22

2. Các bộ phận cơ bản trên ô tô

• Hệ thống truyền lực: tạo chuyển động;


• Hệ thống lái: điều khiển hướng chuyển động;
• Hệ thống phanh: giảm tốc độ, dừng và đỗ xe;
• Hệ thống treo: tạo độ êm dịu chuyển động;
• Khung vỏ ô tô: đỡ toàn bộ các bộ phận, chịu tải
trọng;
• Hệ thống điện, chiếu sáng, tín hiệu;
• Các hệ thống tiện nghi (điều hòa, nghe nhìn,
gương kính, …).

23
2.1. Hệ thống truyền lực (HTTL)

• Nhiệm vụ của hệ thống truyền lực:


• Truyền công suất từ động cơ tới các bánh xe chủ động;
• Tăng mô men từ động cơ truyền tới các bánh xe chủ động;
• Thay đổi lực kéo và vận tốc tại các bánh xe cho phù hợp với điều kiện
chuyển động;
• Ngắt dòng truyền công suất khi cần thiết;
• Đảo chiều chuyển động (tạo chuyển động lùi).
• Các bộ phận cơ bản trong HTTL gồm:
• Ly hợp;
• Hộp số;
• Trục các đăng;
• Cầu chủ động.

24

2.1. Hệ thống truyền lực (HTTL)

MT/AT

Manual/
Automatic
Transmission/
Transaxle

Cầu chủ động

Sơ đồ các loại HTTL ô tô động cơ đốt trong

25
2.1. Hệ thống truyền lực (HTTL)

Đường truyền mô men của HTTL ô tô dạng FF

26

2.1. Hệ thống truyền lực (HTTL)

Cấu tạo và bố trí chung của HTTL

Truyền lực
chính

Truyền lực
chính

27
2.1. Hệ thống truyền lực (HTTL)

2.1.1. Ly hợp
• Chức năng nhiệm vụ của ly hợp:
• Nối và ngắt đường truyền công suất giữa động cơ và
HTTL;
• Đảm bảo an toàn cho HTTL khỏi bị quá tải.
• Phân loại ly hợp (theo phương pháp truyền mô
men):
• Ly hợp ma sát;
• Ly hợp thủy lực (biến mô) Hộp số tự động;
• Ly hợp điện từ;
• Ly hợp liên hợp.

28

2.1. Hệ thống truyền lực (HTTL)

2.1.1. Ly hợp

Vị trí và bố trí chung của hệ thống ly hợp trong HTTL


29
2.1. Hệ thống truyền lực (HTTL)

2.1.1. Ly hợp

Sơ đồ nguyên lý hoạt động của ly hợp ma sát


30

2.1. Hệ thống truyền lực (HTTL)

2.1.1. Ly hợp

Vị trí và bố trí chung của hệ thống ly hợp trong HTTL


31
2.1. Hệ thống truyền lực (HTTL)

2.1.1. Ly hợp

Cụm chủ động: vỏ ly hợp, đĩa ép và lò xo ép


32

2.1. Hệ thống truyền lực (HTTL)

2.1.1. Ly hợp

Đĩa bị động của cụm ly hợp


33
2.1. Hệ thống truyền lực (HTTL)

2.1.1. Ly hợp

Dẫn động điều khiển ly hợp


34

2.1. Hệ thống truyền lực (HTTL)

2.1.2. Hộp số
• Chức năng, nhiệm vụ:
• Tạo các số truyền khác nhau nhằm thay đổi vận tốc và lực
kéo ở các bánh xe chủ động;
• Ngắt dòng truyền công suất từ động cơ tới các bánh xe
chủ động;
• Tạo số lùi.

• Các loại hộp số thường gặp:


• Hộp số cơ khí điều khiển bằng tay;
• Hộp số thủy cơ điều khiển tự động.

Vị trí và bố trí chung của hệ thống ly hợp trong HTTL


35
2.1. Hệ thống truyền lực (HTTL)

2.1.2. Hộp số
• Chức năng, nhiệm vụ:
• Tạo các số truyền khác nhau nhằm thay đổi vận tốc và lực
kéo ở các bánh xe chủ động;
• Ngắt dòng truyền công suất từ động cơ tới các bánh xe
chủ động;
• Tạo số lùi.

• Các loại hộp số thường gặp:


• Hộp số cơ khí điều khiển bằng tay;
• Hộp số thủy cơ điều khiển tự động.

Vị trí và bố trí chung của hệ thống ly hợp trong HTTL


36

2.1. Hệ thống truyền lực (HTTL)

2.1.2. Hộp số

Cấu tạo chung của Hộp số


37
2.1. Hệ thống truyền lực (HTTL)

2.1.2. Hộp số
Các bộ phận cơ bản
trong hộp số:
- Bánh răng
- Trục sơ cấp (3);
- Cơ cấu gài số (4);
- Cần số (5);
- Trục thứ cấp (6).

Nhiệm vụ của hộp số:


Truyền mô men (lực)
từ trục sơ cấp sang
trục thứ cấp với các
tỷ số truyền (số)
khác nhau.

Các bộ phận cơ bản của hộp số

38

2.1. Hệ thống truyền lực (HTTL)

2.1.2. Hộp số

Bố trí chung các loại


Hộp số cơ bản
a. Hộp số ngang
b. Hộp số dọc

39
2.1. Hệ thống truyền lực (HTTL)

2.1.2. Hộp số

Cấu tạo và nguyên lý thay đổi tỉ số truyền


40

2.1. Hệ thống truyền lực (HTTL)

2.1.2. Hộp số 1- Biến mô

2- Bơm dầu
Hộp số tự động
3- Bộ bánh răng hành
tinh

4- Cảm biến tốc độ xe

5- Cảm biến tốc độ


bánh răng trung gian

6- Cảm biến tốc độ


tuabin đầu vào

7- Các cảm biến

8- ECU động cơ và
ECT
9- Các van điện từ

10- Bộ điều khiển


thủy lực

11- Cần chuyển số

41
2.1. Hệ thống truyền lực (HTTL)

2.1.2. Hộp số
Hộp số tự động – Biến mô thủy lực
Nhiệm vụ: tăng mô men từ động cơ truyền vào hệ thống truyền lực.

42

2.1. Hệ thống truyền lực (HTTL)

2.1.2. Hộp số
Hộp số tự động – Bộ truyền hành tinh

43
2.1. Hệ thống truyền lực (HTTL)

2.1.2. Hộp số
Hộp số tự động – Hệ thống điều khiển hộp số tự động

44

2.1. Hệ thống truyền lực (HTTL)

2.1.3. Truyền động Các đăng


Vị trí: trục Các đăng nối hộp số với cầu chủ động.
Nhiệm vụ: truyền chuyển động giữa hai trục quay không đồng trục với nhau.

45
2.1. Hệ thống truyền lực (HTTL)

2.1.3. Truyền động Các đăng


Trục, khớp Các đăng - Cấu tạo

46

2.1. Hệ thống truyền lực (HTTL)

2.1.4. Cầu chủ động

Các bộ phận chính trong cầu chủ động:

• Truyền lực chính: có nhiệm vụ tăng mô men (lực kéo)


truyền tới các bánh xe chủ động;

• Bộ vi sai: cho phép các bánh xe hai bên quay với các tốc độ
khác nhau khi quay vòng hoặc đi trên đường gồ ghề;

• Các bán trục: truyền mô men tới các bánh xe chủ động.

47
2.1. Hệ thống truyền lực (HTTL)

2.1.4. Cầu chủ động

Chức
năng
các
cụm
trong
cầu
chủ
động

48

2.1. Hệ thống truyền lực (HTTL)

2.1.4. Cầu chủ động


1- trục Các đăng;
2- bánh răng chủ động
của truyền lực chính;
3- bánh răng bị động của
A- Động cơ nằm ngang, truyền lực chính;
cầu trước chủ động; 4- bộ vi sai;
5- các bánh răng bán trục
B- Động cơ đặt dọc, cầu
sau chủ động.

Các bộ phận chính cầu chủ động 49


2.1. Hệ thống truyền lực (HTTL)

2.1.4. Cầu chủ động


Truyền lực chính và vi sai (FF)

Bánh răng bị động

Bánh răng bị động

Bánh răng
chủ động

50

2.1. Hệ thống truyền lực (HTTL)

2.1.4. Cầu chủ động


Truyền lực
chính và vi
sai (FR)

Bánh răng quả dứa = bánh răng chủ động

Bánh răng vành chậu = bánh răng bị động

51
2.1. Hệ thống truyền lực (HTTL)

2.1.4. Cầu chủ động


Các bán
trục

52

2.1. Hệ thống truyền lực (HTTL)

2.1.4. Cầu chủ động


Bánh xe
Lốp có săm
Lốp có chứa săm được bơm
căng bằng không khí.
Lốp không săm
Có một lớp cao su đặc biệt được
gọi là lớp lót trong thay cho săm
Lốp Profile thấp
Profile là hình dáng nhìn từ phía
bên cạnh của lốp, lốp có profile
thấp có mặt cắt ngang thấp với
hệ số chiều sao tối đa là 60%*.
*: Hệ số chiều cao = H/W x 100%
Lốp run-flat
Mặt bên của lốp loại này có cao su tang cường, khi bị thủng
vẫn có thể chạy được khoảng 100 km với tốc độ tối đa 60
km/h
Lốp dự phòng loại gọn (Lốp loại T)
53
2.1. Hệ thống truyền lực (HTTL)

2.1.4. Cầu chủ động


Bánh xe
H: Chiều cao lốp
W: Chiều rộng lốp
D1: Đường kính vành
D2: Đường kính ngoài của lốp
Hệ thống mã hoá ISO (tổ chức tiêu
chuẩn quốc tế)

54

2.2. Hệ thống treo

• Nhiệm vụ của hệ thống treo:


• Tạo độ êm dịu chuyển động cho người và hàng hóa trên
xe;
• Đảm bảo ổn định chuyển động.

• Các bộ phận cơ bản của hệ thống treo gồm:


• Bộ phận đàn hồi (nhíp, lò xo, thanh xoắn, bầu khí, …);
• Bộ phận giảm chấn;
• Bộ phận hướng.

55
2.2. Hệ thống treo
Phân loại hệ thống treo.
Treo phụ thuộc Treo độc lập

56

2.2. Hệ thống treo

Cấu tạo chung của hệ thống treo

57
2.2. Hệ thống treo

Bộ phận chính của HT treo

58

2.2. Hệ thống treo

Bộ phận chính của HT treo

59
2.2. Hệ thống treo

2.2.1. Bộ phận đàn hồi

1- lò xo trụ;
2- nhíp;
3- thanh xoắn.

60

2.2. Hệ thống treo

2.2.1. Bộ phận đàn hồi

Lò xo trụ
Đặc điểm:
- đơn giản,
gọn, tốn ít kim
loại;
- chỉ làm
nhiệm vụ đàn
hồi;
- sử dụng trên
ô tô con.

61
2.2. Hệ thống treo

2.2.1. Bộ phận đàn hồi

Nhíp (lò xo lá)


Đặc điểm:
- cồng kềnh,
nặng, tốn nhiều
kim loại;
- độ bền cao;
- đảm nhiệm thêm
chức năng hướng
và tham gia dập
tắt dao động;
- sử dụng chủ yếu
trên ô tô tải.

62

2.2. Hệ thống treo

2.2.1. Bộ phận đàn hồi

Thanh xoắn
Đặc điểm:
- đơn giản, gọn,
tốn ít kim loại;
- chỉ làm nhiệm
vụ đàn hồi;
- sử dụng trên ô
tô con.
 Nó được sử
dụng trên xe tải
do nó có cấu tạo
đơn giản và tính
êm dịu tốt.

63
2.2. Hệ thống treo

2.2.1. Bộ phận đàn hồi


Lò xo khí nén (bầu
khí)
Đặc điểm:
Hấp thụ được những
rung động nhỏ và
mang lại tính êm dịu
chuyển động tốt hơn,
do lợi dụng tính chất
đàn hồi của không
khí khi bị nén lại.
.
1. Đệm không khí
2. Buồng khí phụ
3. Buồng khí chính
4. Màng di động
5. Máy nén

64

2.2. Hệ thống treo

2.2.2. Bộ phận giảm chấn


Nhiệm vụ: dập tắt dao động.

1- pít tông; 2, 3- các lỗ van (tiết lưu);


4- lò xo; 5- giảm chấn.

65
2.2. Hệ thống treo

2.2.2. Bộ phận giảm chấn Khung vỏ

Nguyên lý hoạt
động của giảm
chấn

Cầu
Giảm chấn chuyển hóa năng lượng dao động thành nhiệt năng khi dồn chất
lỏng đi qua các van (tiết lưu)
 Năng lượng dao động mất dần  Dao động tắt dần.

66

2.2. Hệ thống treo

2.2.3. Bộ phận hướng

Là hệ thống các thanh, đòn liên kết giữa cầu xe với khung vỏ
và có nhiệm vụ truyền lực tương tác giữa hai bộ phận trên.

67
2.2. Hệ thống treo

2.2.3. Bộ phận hướng HT treo phụ thuộc

A- Cầu bị động;
B- Cầu chủ động, bộ phận
hướng loại thanh giằng;
C- Cầu chủ động, bộ phận hướng là nhíp.

68

2.2. Hệ thống treo

2.2.3. Bộ phận hướng HT treo phụ thuộc

A- Bộ phận hướng McPherson;


B- Bộ phận hướng hình thang;
C- Bộ phận hướng đòn.

69
2.3. Hệ thống lái

• Nhiệm vụ của hệ thống lái:


• Thay đổi hướng chuyển động theo sự điều khiển của
người lái.

• Các bộ phận cơ bản trong HT lái gồm:


• Vô lăng (vành lái);
• Trục lái;
• Cơ cấu lái;
• Dẫn động lái;
• Trợ lực lái.

70

2.3. Hệ thống lái


Bố trí chung và cấu tạo chung

Vô lăng

Trục lái

Trợ lực
Cơ cấu lái Bánh xe dẫn hướng

71
2.3. Hệ thống lái
Các bộ phận chính HT lái
1- vô lăng;
2- trục lái;
3- cơ cấu lái;
4- đòn ngang;
5- trục răng;
6- thanh răng.

72

2.3. Hệ thống lái

Cơ cấu lái loại trục vít-ê cu bi (Bi tuần hoàn)

73
2.3. Hệ thống lái

Cơ cấu lái loại thanh răng – bánh răng

74

2.3. Hệ thống lái

Dẫn động lái

75
2.3. Hệ thống lái

Hệ thống lái có trợ lực

76

2.3. Hệ thống lái

Hệ thống lái trợ lực thủy lực

Nguyên lý hoạt động của


HT lái có trợ lực thủy lực:
• Bơm dầu cấp chất lỏng áp suất
cao tới cửa van phân phối;
• Khi trục lái quay, van phân phối
mở cho dầu có áp suất cao đi
tới một bên của pít tông, phía
bên còn lại được nối thông qua
van phân phối tới đường dầu hồi
về bình chứa:
 Áp suất chất lỏng tác dụng
lên pít tông tạo nên lực đẩy hỗ
trợ cùng với lực tác động của
người lái để quay bánh xe dẫn
hướng.

77
2.4. Hệ thống phanh

• Nhiệm vụ của hệ thống phanh:


• Giảm tốc độ hoặc dừng hẳn xe;
• Giữ xe đỗ trên dốc.
• Các bộ phận cơ bản trong HT phanh gồm:
• Cơ cấu tác động (bàn đạp, tay kéo);
• Dẫn động phanh:
+ cơ khí, + thủy - khí,
+ thủy lực, + điện.
+ khí nén,
• Cơ cấu phanh:
• Cơ cấu phanh đĩa;
• Cơ cấu phanh guốc (tang trống);
• Trợ lực phanh;
• Các hệ thống hỗ trợ điện tử (ABS, EDB, …).

78

2.4. Hệ thống phanh

Cấu tạo chung hệ thống phanh

Cần phanh tay

Hệ thống dẫn động

Cơ cấu phanh sau

Bàn đạp

Cơ cấu phanh trước


79
2.4. Hệ thống phanh

Các bộ phận cơ bản HT phanh

80

2.4. Hệ thống phanh

Các bộ phận cơ bản HT phanh

81
2.4. Hệ thống phanh

Các bộ phận cơ bản HT phanh

Xi lanh chính

82

2.4. Hệ thống phanh


Nguyên lý hoạt động

1- Giá phanh đĩa


2- Má phanh đĩa
A- bàn đạp
3- Rôto phanh đĩa Không phanh
B- bầu trợ lực
4- Píttông C- xi lanh chính
5- Dầu

Đạp phanh

1- Xylanh phanh bánh xe 2- Guốc phanh 3- Má phanh


4- Trống phanh 5- Píttông 6- Cupen 83
2.4. Hệ thống phanh

Phanh dừng

84

2.4. Hệ thống phanh

Phanh dừng

85
2.5. Hệ thống điện, điện tử ô tô

• Nguồn điện 1 chiều, 12 V (máy phát điện + ắc qui);


• Các hệ thống chính:
• Hệ thống điện động cơ: khởi động, đánh lửa (động cơ xăng), cung
cấp nhiên liệu, điều khiển, …
• Các hệ thống điều khiển điện tử:
• hỗ trợ phanh (ABS, EDB, phanh điện, …);
• hỗ trợ lái (trợ lực điện, các hệ thống ổn định chuyển động, …);
• hệ thống treo tích cực;
• Hệ thống điện thân xe, hệ thống chiếu sáng, tín hiệu:
• Chiếu sáng;
• Tín hiệu: đèn, còi, …;
• gạt mưa, cửa kính, gương chiếu hậu, khóa cửa, chống trộm,…
• Điều hòa không khí và tiện nghi trong xe:
• Điều hòa;
• Thiết bị nghe nhìn; HT dẫn đường

86

2.6. Khung, thân vỏ

• Chức năng:
• Nâng đỡ toàn bộ tải trọng có ích (người và hàng hóa)
• Nâng đỡ các hệ thống: truyền lực, động cơ,
• Tạo không gian cho hàng hóa và hành khách, không gian cho người lái.
• Yêu cầu
• Đảm bảo chức năng vận hành, môi trường giao thông, khả năng khắc
phục địa hình.
• Có độ cứng vững chịu các loại tải trọng, va đập, tuổi thọ cao
• Đảm bảo bố trí, lắp đặt các cụm và các hệ thống trên xe.
• Phân bố tải trọng phù hợp vận hành và quy định.
• Năng suất vận chuyển, độ tin cậy,
• Kết cấu đảm tính liên tục công nghệ chế tạo.
• Đảm bảo tính an toàn thụ động, chủ động, quan sát.

87
2.6. Khung, thân vỏ

• Phân loại
• Thân xe đặt trên khung: Loại
kết cấu này bao gồm thân
xe và khung xe (trên đó có
lắp động cơ, hộp số và hệ
thống treo) tách rời.

• Thân khung xe liền khối:


Loại kết cấu này bao gồm
thân xe và khung xe được
gắn liền thành một khối. Toàn
bộ thân xe chắc khỏe dưới
dạng một khối thống nhất

88

2.6. Khung, thân vỏ

• Các bộ phận lắp bên ngoài 1: Bađờ sốc trước 2: Lưới che két nước
3: Nắp capô 4: Kính chắn gió 5: Trụ xe
phía trước 6: Cửa trời (cửa trần) 7: Nóc
xe 8: Khung cửa 9: Trụ giữa 10: Kính
cửa sổ trước 11: Tay nắm ngoài 12:
Gương chiếu hậu bên ngoài 13: Cửa 14:
Tai xe trước 15: Nẹp ngoài (nẹp bảo vệ)
16: Chắn bùn 17: Kính hậu 18: Tấm
hướng gió sau 19: Nắp khoang hành lý
20: Nắp cửa nạp nhiên liệu 21: Tai xe sau
22 : Trụ sau

89
2.6. Khung, thân vỏ
1: Cửa gió 2: Hộp che dầm giữa 3: Bảng
• Các bộ phận lắp bên trong táplô 4: Gương chiếu hậu bên trong 5:
Tấm chắn nắng 6: Tấm ốp cửa 7: Tay
nắm phụ 8: Tựa tay ghế sau giữa 9: Đai
an toàn 10: Tựa đầu 11: Lưng ghế 12:
Cần điều chỉnh độ ngả ghế 13: Ghế (nệm
ghế) 14:Cần trượt ghế 15: Tấm ốp bậu
cửa 16: Hộp đựng găng tay (đựng đồ)17:
Tay nắm cửa bên trong 18: Tựa tay trên
cửa 19: Nút khóa cửa 20: Gioăng cửa 21:
Ngăn để đồ trên cửa 22: Tay quay kính
cửa

90

2.6. Khung, thân vỏ


• Ngoại thất

91
2.6. Khung, thân vỏ
• Nội thất

92

Q&A

Mã HP: TE2001
Nhập môn Kỹ thuật ô tô

93
…end…

Mã HP: TE2001
Đại học Bách Khoa Hà Nội

94

You might also like