trắc nghiệm gki 2

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 136

CHƯƠNG 2.

CẢM ỨNG Ở SINH VẬT


A. PHẦN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Cảm ứng là:
A. Sự tiếp nhận và không phản ứng của sinh vật đối với những thay đổi của môi
trường
B. Sự tiếp nhận và phản ứng của sinh vật đối với những thay đổi của môi trường
ngoài
C. Sự tiếp nhận và phản ứng của sinh vật đối với những thay đổi của môi trường
trong và ngoài
D. Sự tiếp nhận và phản ứng của sinh vật đối với những thay đổi của cơ thể sinh vật

Câu 2. Đặc điểm cảm ứng của thực vật:


A. Chậm, khó nhận thấy, biểu hiện bằng các cử động dinh dưỡng hoặc sinh trưởng
B. Nhanh, khó nhận thấy, biểu hiện bằng các cử động dinh dưỡng hoặc sinh trưởng
C. Chậm, dễ nhận thấy, biểu hiện bằng các cử động dinh dưỡng hoặc sinh trưởng
D. Chậm, khó nhận thấy, biểu hiện cung phản xạ

Câu 3. Đặc điểm KHÔNG thuộc cảm ứng của thực vật:
A. Diễn ra chậm
B. Khó nhận thấy
C. Thông qua hệ thần kinh
D. Biểu hiện thông qua các cử động dinh dưỡng và sinh trưởng

Câu 4. Bộ phận tiếp nhận KHÔNG thuộc cảm ứng của thực vật:
A. Lá
B. Thân
C. Hoa
D. Da

Câu 5. Đặc điểm của cảm ứng ở động vật:


A. Diễn ra chậm
B. Có thể biểu hiện qua hướng sáng
C. Biểu hiện qua sinh trưởng
D. Mức độ phụ thuộc vào bộ phận phụ trách cảm ứng
Câu 6. Cây trinh nữ cụp lại khi chạm vào là ví dụ về:

A. Phản xạ ở thực vật


B. Phản xạ có điều kiện ở động vật
C. Cảm ứng ở thực vật
D. Cảm ứng ở động vật

Câu 7. Đặc điểm KHÔNG thuộc cảm ứng ở động vật:


A. Diễn ra chậm
B. Diễn ra nhanh và đa dạng
C. Không thể hiện qua các cử động dinh dưỡng
D. Hình thức cảm ứng thay đổi phụ thuộc vào bộ phận phụ trách cảm ứng

Câu 8. Khi có ánh sáng mạnh chiếu trực tiếp vào mắt, đồng tử người sẽ co lại là ví dụ về:
A. Cảm ứng ở thực vật
B. Cảm ứng ở động vật
C. Phản xạ ở thực vật
D. Phản xạ có điều kiện ở động vật

Câu 9. Bộ phận xử lí thông tin trong cảm ứng của động vật có hệ thần kinh là:
A. Xung thần kinh truyền về trung ương
B. Tủy sống và não bộ
C. Bộ phận đáp ứng
D. Bộ phận tiếp nhận kích thích

Câu 10. Đặc điểm KHÔNG thuộc cảm ứng ở thực vật:
A. Có sự tham gia của thần kinh
B. Không bao gồm các cung phản xạ
C. Có thể có các biểu hiện như hướng hóa, hướng nước,…
D. Diễn ra chậm hơn so với cảm ứng ở động vật

Câu 11. Cảm ứng có vai trò:


A. Đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển
B. Đảm bảo cho sinh vật vận động
C. Đảm bảo cho sinh vật có các cử động dinh dưỡng
D. Đảm bảo cho sinh vật không bị tổn thương bởi nhiệt
Câu 12. Xung thần kinh là đặc trưng của:

A. Phản xạ thực vật


B. Cảm ứng ở thực vật và động vật
C. Cảm ứng ở thực vật
D. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh

Câu 13. Bộ phận KHÔNG thuộc cảm ứng ở sinh vật:


A. Tạo ra chất hóa học
B. Tiếp nhận kích thích
C. Dẫn truyền thông tin
D. Xử lí thông tin

Câu 14. Số bộ phận tham gia cảm ứng ở sinh vật là:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5

Câu 15. Cảm ứng của thực vật khởi đầu:


A. Bằng thụ thể trên màng tế bào tiếp nhận kích thích
B. Bằng lá tiếp nhận kích thích
C. Bằng rễ tiếp nhận kích thích
D. Bằng thân cây tiếp nhận kích thích

Câu 16. Thông tin kích thích nhận được từ thụ thể của màng tế bào ở thực vật được
truyền dưới dạng:
A. Hormone
B. Dòng điện tử hoặc hóa chất
C. Xung thần kinh
D. Chất hóa học trung gian

Câu 17. Câu đúng khi nói về cảm ứng ở thực vật:
A. Cả ba bộ phận tham gia vào cảm ứng ở thực vật đều là rễ, thân hoặc lá
B. Diễn ra chậm và biểu hiện thông quan cung phản xạ
C. Thông tin kích thích sẽ được truyền dưới dạng hormone
D. Đáp ứng gây ra rất nhanh và có thể quan sát bằng mắt thường
Câu 18. Động vật bậc cao thực hiện cảm ứng thông qua:
A. Hệ nội tiết
B. Hệ mạch máu
C. Hệ thần kinh
D. Hệ cơ xương khớp

Câu 19. Động vật thu nhận kích thích thông qua:
A. Thụ thể ở cơ quan đáp ứng
B. Thụ thể trên tủy sống và não bộ
C. Thụ thể cảm giác
D. Thụ thể trên màng tế bào thực vật

Câu 20. Thông tin về kích thích từ môi trường ở cảm ứng động vật có hệ thần kinh được
truyền đi dưới dạng:
A. Chất hóa học
B. Dòng điện tử
C. Hormone
D. Xung thần kinh

Câu 21. Câu đúng khi nói về cảm ứng ở động vật:
A. Bộ phận tham gia vào cảm ứng là thân, rễ và lá
B. Diễn ra chậm hơn so với cảm ứng thực vật
C. Thông qua cung phản xạ và phức tạp hơn so với thực vật
D. Có sự tham gia điều hòa của hệ nội tiết
Câu 22. ĐIỀN VÀO CHỖ TRỐNG.
Cảm ứng là … và … của sinh vật đối với những thay đổi của môi trường trong và
ngoài.
A. Sự tiếp nhận – phản ứng
B. Sự kích thích – phản ứng
C. Sự điều tiết – phản ứng
D. Sự bài tiết – phản ứng

Câu 23. ĐIỀN VÀO CHỖ TRỐNG.


Ngọn cây hướng về phía ánh sáng là … theo kiểu hướng sáng ở thực vật.

A. Cảm ứng
B. Phản xạ
C. Sinh trưởng
D. Cử động

Câu 24. ĐIỀN VÀO CHỖ TRỐNG.


Cảm ứng ở thực vật thể hiện qua các … hoặc … của cây.
A. Cử động dinh dưỡng – sinh trưởng
B. Phản xạ dinh dưỡng – sinh trưởng
C. Cử động không liên quan đến dinh dưỡng – sinh trưởng
D. Phản xạ không liên quan đến dinh dưỡng – sinh trưởng

Câu 25. ĐIỀN VÀO CHỖ TRỐNG.


Cảm ứng là đặc điểm … với những thay đổi của môi trường, đảm bảo cho … tồn
tại và phát triển.
A. Thích nghi – động vật
B. Thích nghi – sinh vật
C. Thích nghi – thực vật
D. Thích nghi – cây cối

Câu 26. ĐIỀN VÀO CHỖ TRỐNG.


Ở người khi bị gai đâm vào tay, … ở tay sẽ chuyển thông tin đau về bộ phận xử lí
thông tin, sau đó thông tin sẽ truyền đến … làm cơ này co lại khiến chúng ta rút
tay nhanh về phía cơ thể.

A. Thụ thể gai – cơ xương


B. Thụ thể đau – cơ xương
C. Thụ thể gai – cơ bắp
D. Thụ thể đau – cơ bắp

Câu 27. ĐIỀN VÀO CHỖ TRỐNG.


Cảm ứng ở sinh vật được thực hiện thông qua các bộ phận: tiếp nhận kích thích,
…, xử lí thông tin và đáp ứng.
A. Truyền đạt thông tin
B. Dẫn truyền thông tin
C. Hình thành xung thần kinh
D. Điều hòa

Câu 28. ĐIỀN VÀO CHỖ TRỐNG.


Cảm ứng ở … khởi đầu bằng thụ thể trên màng tế bào tiếp nhận kích thích, thông
tin từ thụ thể được truyền qua tế bào dưới dạng … hoặc chất hóa học đến bộ phận
xử lí.
A. Động vật – xung thần kinh
B. Thực vật – xung thần kinh
C. Động vật – dòng điện tử
D. Thực vật – dòng điện tử

Câu 29. ĐIỀN VÀO CHỖ TRỐNG.


Ở động vật có …, cảm ứng được thực hiện thông qua cung phản xạ để tạo ra các
… phù hợp.
A. Hệ thần kinh – đáp ứng
B. Hệ nội tiết – đáp ứng
C. Hệ thần kinh – cử động dinh dưỡng
D. Hệ nội tiết – cử động dinh dưỡng

Câu 30. ĐIỀN VÀO CHỖ TRỐNG.


Ngoài các bộ phận như rễ, thân và lá, thực vật còn có thể biểu hiệu cảm ứng thông
qua … khi … tăng thì sẽ kích thích hoa nở.
A. Quả – nhiệt độ
B. Hoa – nhiệt độ
C. Quả – hàm lượng nước
D. Hoa – hàm lượng nước

Câu 31. ĐIỀN VÀO CHỖ TRỐNG.


Hướng nước, hướng sáng, hướng hóa là một số dạng của … được gọi là các …
dinh dưỡng.
A. Phản xạ của động vật – cử động
B. Phản xạ của thực vật – cử động
C. Cảm ứng của động vật – cử động
D. Cảm ứng của thực vật – cử động

Câu 32. ĐIỀN VÀO CHỖ TRỐNG.


Điểm để phân biệt giữa cảm ứng thực vật và động vật đó chính là sự … của chúng
về diễn biến tính theo thời gian và sự ảnh hưởng của … lên cảm ứng đó.
A. Khác biệt – hệ thần kinh
B. Tương đồng – hệ thần kinh
C. Khác biệt – hệ nội tiết
D. Tương đồng – hệ nội tiết

Câu 33. ĐIỀN VÀO CHỖ TRỐNG.


Cảm ứng ở thực vật đảm bảo cho chúng … nguồn sống như nước, ảnh sáng, dinh
dưỡng khoáng hoặc … khi gặp các kích thích bất lợi, tạo điều kiện cho cây sinh
trưởng và phát triển bình thường.
A. Tận dụng tối thiểu – tự vệ
B. Tận dụng tối đa – tự vệ
C. Sử dụng – tận dụng tối thiểu
D. Sử dụng – tận dụng tối đa
Câu 34. ĐIỀN VÀO CHỖ TRỐNG.
Dù cảm ứng ở thực vật thường diễn ra chậm và … bằng mắt thường trong thời
gian ngắn. Tuy nhiên, cũng có vận động cảm ứng cảm ứng diễn ra nhanh như phản
ứng … của cây trinh nữ.
A. Dễ - cụp lá
B. Khó – cụp lá
C. Dễ - xòe lá
D. Khó – xòe lá

Câu 35. Cung phản xạ diễn ra theo trật tự:


A. Bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin → bộ
phận phản hồi thông tin
B. Bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận thực hiện phản ứng → bộ phận phân tích
và tổng hợp thông tin → bộ phận phản hồi thông tin
C. Bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin → bộ
phận thực hiện phản ứng
D. Bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận trả lời kích thích → bộ phận thực hiện
phản ứng

Câu 36. Cảm ứng diễn ra nhanh nhất trong các cảm ứng sau là:
A. Co đồng tử của mắt
B. Hướng theo nước của thực vật khi trồng gần nguồn nước
C. Khi trồng cây trong điều kiện thiếu sáng thì cây hướng theo ánh sáng tận dụng
nguồn sáng
D. Bắt côn trùng của cây nắp ấm

Câu 37. Nhân tố KHÔNG thể gây ra cảm ứng ở thực vật:
A. Nước
B. Từ trường
C. Ánh sáng
D. Hóa chất

Câu 38. Ví dụ KHÔNG được xem là cảm ứng ở động vật


A. Hắt xì
B. Nổi da gà khi thời tiết trở lạnh
C. Rụt tay khi chạm phải vật nóng
D. Chạy bộ để có sức khỏe tốt hơn

Câu 39. ĐIỀN VÀO CHỖ TRỐNG.


Ở động vật, thụ thể cảm nhận kích thích sẽ tạo ra các … truyền tải thông tin về …
hoặc não bộ để xử lí.
A. Thông tin điện – chất trắng
B. Thông tin điện – tủy sống
C. Xung thần kinh – chất trắng
D. Xung thần kinh – tủy sống

Câu 40. ĐIỀN VÀO CHỖ TRỐNG.


Cảm ứng ở … được thể hiện rất đa dạng dựa vào sự phân hóa của … ở chúng.
A. Động vật trên cạn – chất dẫn truyền hóa học
B. Động vật dưới nước – chất dẫn truyền hóa học
C. Động vật – hệ thần kinh
D. Thực vật – hệ thần kinh

Câu 41. Có bao nhiêu ví dụ đúng khi nói về cảm ứng ở thực vật:
(1) Cây trinh nữ cụp lá khi con người chạm tay vào
(2) Nổi da gà khi trời lạnh
(3) Tai giúp cho con người giữ thăng bằng
(4) Đồng tử người dãn rộng khi ở trong môi trường tối
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 42. Có bao nhiêu ý đúng khi nói về cảm ứng ở động vật:
(1) Tính chính xác của cảm ứng thay đổi tùy theo bộ phận phụ trách cảm ứng
(2) Bộ phận xử lí thông tin ở trung ương là não bộ và tim mạch
(3) Thụ thể cảm giác tiếp nhận kích thích sẽ tạo ra xung thần kinh truyền về trung
ưng
(4) Thực hiện thông qua cung phản xạ
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 43. Có bao nhiêu ý SAI khi nói về cảm ứng ở sinh vật:
(1) Cảm ứng giúp sinh vật thích ứng tốt hơn với các biến đổi của môi trường
(2) Cảm ứng ở thực vật diễn ra chậm, khó nhận thấy
(3) So với thực vật, cảm ứng ở động vật diễn ra nhanh hơn và biểu hiện rất đa dạng
(4) Bộ phận xử lí thông tin ở động vật là não bộ và tủy sống
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 44. Có bao nhiêu ý đúng khi nói về cảm ứng ở động vật:
(1) Diễn ra nhanh hơn so với thực vật
(2) Giúp động vật có thể tồn tại và sinh trưởng tốt
(3) Không có sự tham gia của hệ thần kinh
(4) Mức độ cảm ứng còn tùy thuộc vào bộ phận phụ trách cảm ứng
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 45. Có bao nhiêu ý đúng khi nói về vai trò của cảm ứng đối với sinh vật:
(1) Giúp sinh vật tận dụng nguồn sống
(2) Giúp sinh vật cảm nhận được xung quanh
(3) Giúp sinh vật đào thải các chất tốt hơn
(4) Tạo ra tập tính ở sinh vật
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 46. Có bao nhiêu câu đúng khi nói về cảm ứng ở thực vật:
(1) Nhận thấy được bằng mắt thường ở tất cả các trường hợp
(2) Có cung phản xạ tham gia trong quá trình cảm ứng
(3) Diễn ra rất chậm
(4) Không giúp thực vật thích nghi và tận dụng nguồn sống
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 47. Nối các đặc điểm của cảm ứng tương ứng với hình thức cảm ứng được liệt kê bên
dưới.
a. Diễn ra chậm
1. Cảm ứng ở động vật
b. Diễn ra nhanh
c. Có sự tham gia của hệ thần kinh
2. Cảm ứng ở thực vật d. Có thể biểu hiện bằng cử động
dinh dưỡng hoặc sinh trưởng

A. 1-ab, 2-cd
B. 1-cd, 2-ab
C. 1-bc, 2- ad
D. 1-ad, 2-bc
Câu 48. Nối hai cột sao cho các định nghĩa trùng khớp với nhau.
a. Giúp sinh vật tận dụng nguồn
sống
1. Vai trò của cảm ứng
b. Đảm bảo cho sinh vật tồn tại và
phát triển
c. Là sự tiếp nhận và phản ứng của
sinh vật đối với những thay đổi
2. Định nghĩa của cảm ứng của môi trường
d. Giúp sinh vật tự vệ khi gặp bất
lợi

A. 1-abc, 2-d
B. 1-abd, 2-c
C. 1-bcd, 2-a
D. 1-acd, 2-b

Câu 49. Nối hai cột sao cho các ví dụ trùng khớp với tên gọi của chúng.
a. Cây hướng về nguồn nước khi
1. Phản xạ ở động vật
trồng gần sông
2. Cảm ứng ở động vật b. Tìm kiếm thức ăn khi đói bụng
3. Cảm ứng ở thực vật c. Xù lông khi trời lạnh
A. 1-a, 2-b, 3-c
B. 1-b, 2-c, 3-a
C. 1-c, 2-a, 3-b
D. 1-c, 2-b, 3-a

Câu 50. Nối các yếu tố sau sao cho phù hợp với ý nghĩa của chúng:
a. Co đồng tử khi gặp ánh sáng
1. Cảm ứng ở động vật mạnh chiếu trực tiếp vào mắt
b. Rụt tay khi chạm phải vật nóng
c. Bắt mồi của cây nắp ấm
2. Cảm ứng ở thực vật d. Hướng theo nguồn sáng ở điều
kiện thiếu sáng
A. 1-ab, 2-cd
B. 1-ac, 2-bd
C. 1-ad, 2-cb
D. 1-cd, 2-ad

Câu 51. Cảm ứng ở thực vật là:


A. sự tiếp nhận và trả lời của thực vật đối với các kích thích từ môi trường.

B. sự thay đổi hình dạng của thực vật gây ra bởi các kích thích từ môi trường.

C. sự thay đổi xu hướng phát triển của thực vật gây ra bởi các kích thích từ môi
trường.

D. sự vận động của thực vật đối với các kích thích từ môi trường.
Câu 52. Cảm ứng biểu hiện bằng ……………. của các cơ quan, bộ phận thực vật khi
nhận kích thích từ môi trường.
Cụm từ còn thiếu điền vào chỗ trống là:

A. sự phát triển B. sự biến đổi C. sự sinh trưởng D. sự vận động

Câu 53. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Cảm ứng đảm bảo cho thực vật tận dụng tối đa nguồn sống như nước, ánh sáng, dinh
dưỡng khoáng,...

(2) Cảm ứng giúp thực vật tự vệ khi gặp kích thích thích bất lợi.

(3) Cảm ứng giúp thực vật thích ứng tốt hơn với những biến đổi thường xuyên của môi
trường sống, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển bình thường.

(4) Cảm ứng ở thực vật thường diễn ra nhanh và khó nhận biết bằng mắt thường trong
thời gian ngắn.

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 54. Đâu không phải là các tác nhân kích thích gây ra cảm ứng ở thực vật?
A. Nhiệt độ. B. Hormone.

C. Hóa chất. D. Trọng lực.

Câu 55. Cảm ứng thường diễn ra ……..(1)…….. và ……..(2)…….. nhận biết bằng mắt
thường trong thời gian ngắn.
Các cụm từ còn thiếu điền vào chỗ trống là:

A. (1) nhanh, (2) dễ. B. (1) chậm, (2) dễ.

C. (1) chậm, (2) khó. D. (1) nhanh, (2) khó.

Câu 56. Trong các nhận định dưới đây, có bao nhiêu nhận định đúng?
(1) Cá yếu tố môi trường như ánh sáng, nhiệt độ, trọng lực,... là các tác nhân kích thích
gây ra cảm ứng ở thực vật.

(2) Có một số vận động cảm ứng diễn ra nhanh như: phản ứng cụp lá ở cây trinh nữ hay
phản ứng bắt mồi của cây gọng vó.

(3) Cảm ứng ở thực vật có thể liên quan đến sinh trưởng hoặc không liên quan đến sinh
trưởng.
(4) Cảm ứng biểu hiện bằng sự vận động của các cơ quan, bộ phận thực vật chỉ khi nhận
các kích thích đến từ một hướng xác định.

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 57. Hướng động là hình thức phản ứng của cây (thể hiện qua vận động của cơ quan,
bộ phận) đối với các tác nhân kích thích:
A. từ một hướng xác định.

B. không định hướng.

C. di động.

D. từ một hướng hoặc nhiều hướng không xác định.

Câu 58. Khi thực vật vận động hướng về phía tác nhân kích thích được gọi là:
A. hướng động thích nghi. B. hướng động tích cực.

C. hướng động dương. D. hướng động âm.

Câu 59. Khi thực vật vận động tránh xa phía tác nhân kích thích được gọi là:
A. hướng động tránh xa. B. hướng động tiêu cực.

C. hướng động dương. D. hướng động âm.

Câu 60. Đâu là một ví dụ về phản ứng hướng sáng


của thực vật?
A. Ngọn cây phát triển hướng về phía có ánh
sáng.

B. Đỉnh chồi sinh trưởng theo hướng ngược với


trọng lực.

C. Phản ứng leo giàn của thực vật.

D. Hiện tượng cụp lá ở cây trinh nữ.

Câu 61. Hiện tượng rễ cây sinh trưởng theo hướng tránh xa các kim loại nặng trong đất là
một ví dụ về:
A. hướng hóa âm. B. hướng hóa dương.

C. hướng tiếp xúc âm. D. hướng tiếp xúc dương.


Câu 62. Quá trình kéo dài của ống phấn khi thụ tinh là một ví dụ về:
A. hướng hóa âm. B. hướng hóa dương.

C. hướng tiếp xúc âm. D. hướng tiếp xúc dương.

Câu 63. Trong các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định sai?
(1) Các cơ quan của thực vật phát triển theo hướng giống nhau đối với hướng của
trọng lực.

(2) Rễ vừa hướng nước dương, vừa hướng trọng lực dương.

(3) Chồi đỉnh sinh trưởng theo hướng trọng lực âm.

(4) Hướng nước là một trường hợp đặc biệt của hướng hóa.

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 64. Khi đặt chậu cây ở vị trí nằm ngang, phần rễ sẽ sinh trưởng quay xuống đất, phần
thân sinh trưởng cong lên phía ngược lại. Đây là một ví dụ về:
A. hướng nước. B. hướng trọng lực.

C. hướng tiếp xúc. D. hướng sáng.

Câu 65. Hướng tiếp xúc là


A. phản ứng sinh trưởng đối với tác động sinh học đến từ một hướng.

B. phản ứng sinh trưởng đối với tác động sinh học không định hướng.

C. phản ứng sinh trưởng đối với tác động cơ học đến từ một phía.

D. phản ứng sinh trưởng đối với tác động cơ học không định hướng.

Câu 66. Ứng động là:


A. hình thức phản ứng của cây đối với tác nhân kích thích có hướng xác định.

B. hình thức phản ứng của cây đối với tác nhân kích thích nhiều hướng khác nhau.

C. hình thức phản ứng của cây đối với tác nhân kích thích có hướng hoặc không định
hướng.

D. hình thức phản ứng của cây đối với tác nhân kích thích không định hướng.

Câu 67. Dựa vào đặc điểm liên quan đến sinh trưởng, ứng động được chia thành:
A. ứng động định hướng và ứng động không định hướng.
B. ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng.

C. ứng động dương và ứng động âm.

D. quang ứng động và nhiệt ứng động.

Câu 68. Ứng động không sinh trưởng là những ……..(1)…….. do sự biến đổi sức trương
nước của cơ quan, bộ phận đáp ứng đáp ứng hoặc do xuất hiện ……..(2)……… trong các
tế bào, mô chuyển hóa dưới tác dụng của các tác nhân cơ học, hóa học.
Các cụm từ còn thiếu điền vào chỗ trống là:

A. (1) vận động thuận chiều, (2) sự đáp ứng kích thích

B. (1) vận động thuận chiều, (2) sự lan truyền kích thích

C. (1) vận động thuận nghịch, (2) sự đáp ứng kích thích

D. (1) vận động thuận nghịch, (2) sự lan truyền kích thích

Câu 69. Hiện tượng cụp lá ở cây trinh nữ là một ví


dụ điển hình về:
A. hướng tiếp xúc dương.

B. hướng tiếp xúc âm.

C. ứng động không sinh trưởng.

D. ứng động sinh trưởng.

Câu 70. Ứng động sinh trưởng là những vận động


xuất hiện do tốc độ sinh trưởng và phân chia tế bào ……..(1)…….. ở các cơ quan, bộ
phận đáp ứng, dưới tác động của các kích thích ……..(2)…….. trong môi trường.
Các cụm từ còn thiếu điền vào chỗ trống là:

A. (1) đồng đều, (2) không định hướng

B. (1) không đều, (2) không định hướng

C. (1) đồng đều, (2) định hướng

D. (1) không đều, (2) định hướng

Câu 71. Hiện tượng nở hoa khi có ánh sáng và cụp lại lúc chạng vạng tối ở cây bồ công
anh là một ví dụ về:
A. ứng động sinh trưởng.

B. ứng động không sinh trưởng.

C. hướng sáng dương.

D. hướng sáng âm.

Câu 72. Vào mùa đông, khi nhiệt độ xuống thấp, ánh sáng yếu, thời gian chiếu sáng ngắn
dẫn đến chồi cây bàng ngủ (không sinh trưởng). Đây là một ví dụ về:
A. hướng sáng dương.

B. hướng sáng âm.

C. ứng động sinh trưởng.

D. ứng động không sinh trưởng.

Câu 73. Hãy sắp xếp các ý sau theo trình tự của cơ chế hướng động.
(1) Hàm lượng auxin của hai phía đối diện nhau (so với hướng kích thích) thay đổi.

(2) Bộ phận đáp ứng uốn cong.

(3) Tốc độ dãn dài không đồng đều giữa các tế bào ở hai phía.

(4) Tác nhân kích thích tác động theo một hướng xác định lên các thụ thể của bộ phận
tiếp nhận kích thích.

(5) Các thông tin được truyền đến bộ phận đáp ứng.

A. (4), (5), (1), (3), (2). B. (5), (4), (1), (3), (2).

C. (4), (5), (3), (1), (2). D. (5), (4), (3), (1), (2).

Câu 74. Đâu không phải là một ví dụ của ứng động?


A. Hiện tượng cụp lá ở cây trinh nữ.

B. Hiện tượng đậy nắp ở cây bắt ruồi.

C. Hiện tượng nở hoa khi trời sáng ở cây bồ công anh.

D. Hiện tượng đỉnh chồi sinh trưởng theo hướng ánh sáng.

Câu 75. Ứng dụng của hướng động vào việc thúc đẩy cây mầm vươn dài, tăng chiều cao
bằng cách:
A. Tăng cường chiếu sáng trong thời gian trong thời gian đầu khi hạt nảy mầm, trồng
dày khi cây còn non là tỉa thưa khi cây đã lớn.

B. Hạn chế chiếu sáng trong thời gian trong thời gian đầu khi hạt nảy mầm, trồng dày
khi cây còn non là tỉa thưa khi cây đã lớn.

C. Hạn chế chiếu sáng trong thời gian trong thời gian đầu khi hạt nảy mầm, trồng thưa
khi cây còn non là tỉa dày khi cây đã lớn.

D. Tăng cường chiếu sáng trong thời gian trong thời gian đầu khi hạt nảy mầm, trồng
thưa khi cây còn non là tỉa dày khi cây đã lớn.

Câu 76. Những phát biểu sau đều là ứng dụng của hướng động, ngoại trừ:
A. Tăng kích thước bộ rễ bằng cách làm đất tơi xốp, thoáng khí, bón phân và tưới
nước xung quanh gốc.

B. Thúc đẩy cây mầm vươn dài, tăng chiều cao bằng cách hạn chế chiếu sáng trong
thời gian đầu khi hạt nảy mầm, trồng dày khi cây còn non và tỉa thưa khi cây đã lớn.

C. Kéo dài thời gian ngủ của hạt, củ giống bằng cách giảm nhiệt độ, độ ẩm trong môi
trường bảo quản, hạn chế tiếp xúc ánh sáng.

D. Thúc đẩy các cây thân leo phát triển bằng cách làm giàn, mở rộng giàn.

Câu 77. Kích thích hạt giống, củ giống nảy mầm, đánh thức chồi ngủ bật mầm bằng cách
cung cấp thêm nước, tăng nhiệt độ môi trường. Đây là một ứng dụng của:
A. ứng động sinh trưởng. B. ứng động không sinh trưởng.

C. hướng động. D. cả ứng động và hướng động.

Câu 78. Phản ứng của thực vật đối với các tín hiệu môi trường diễn ra thông qua các quá
trình:
A. thu nhận kích thích và trả lời kích thích.

B. thu nhận tín hiệu và dẫn truyền kích thích.

C. thu nhận kích thích, dẫn truyền tín hiệu và trả lời kích thích.

D. thu nhận kích thích, đáp ứng kích thích và dẫn truyền tín hiệu.

Câu 79. Hai kiểu hướng động chính là:


A. hướng động dương (sinh trưởng hướng về phía có ánh sáng) và hướng động âm
(sinh trưởng về trọng lực).

B. hướng động dương (sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích) và hướng động âm
(sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích).

C. hướng động dương (sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích) và hướng động âm
(sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích).

D. hướng động dương (sinh trưởng hướng tới nước) và hướng động âm (sinh trưởng
hướng tới đất).

Câu 80. Thân và rễ cây có kiểu hướng động nào dưới đây?
A. thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng dương và
hướng trọng lực dương.

B. thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng âm và hướng
trọng lực dương.

C. thân hướng sáng âm và hướng trọng lực dương, còn rễ hướng sáng dương và
hướng trọng lực âm.

D. thân hướng sáng dương và hướng trọng lực dương, còn rễ hướng sáng âm và
hướng trọng lực dương.

Câu 81. Trong các ứng động sau:


(1) Hoa mười giờ nở vào buổi sáng.

(2) Hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng.

(3) Sự đóng mở của lá cây trinh nữ.

(4) Lá cây phượng vĩ xòe ra và khép lại.

(5) Khí khổng đóng mở.

Những trường hợp trên liên quan đến sức trương nước là

A. (2) và (3). B. (3), (4), và (5).

C. (2), (3) và (5). D. (3) và (5).


Câu 82. Khi nói về tính hướng động của ngọn cây, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Ngọn cây có tính hướng trọng lực âm, hướng sáng dương.

B. Ngọn cây có tính hướng trọng lực dương, hướng sáng âm.

C. Ngọn cây có tính hướng trọng lực dương, hướng sáng dương.

D. Ngọn cây có tính hướng trọng lực âm, hướng sáng âm.

Câu 83. Trong các hiện tượng sau, đâu là ứng động không sinh trưởng?
(1) Hoa mười giờ nở vào buổi sáng.

(2) Khí khổng đóng mở.

(3) Hiện tượng thức ngủ ở chồi cây bàng.

(4) Sự cụp lá ở cây trinh nữ.

(5) Lá cây phượng vỹ xòe ra ban ngày và khép lại ban đêm.

A. (2) và (3). B. (2) và (4).

C. (2) và (5). D. (3) và (5).

Câu 84. Trong môi trường không có chất độc hại, khi trồng cây bên bờ ao thì sau một thời
gian, rễ cây sẽ phát triển theo hướng nào sau đây?
A. Rễ cây phát triển đều quanh gốc cây.

B. Rễ cây phát triển ăn sâu xuống lòng đất.

C. Rễ cây mọc dài về phía bờ ao.

D. Rễ cây uốn cong về phía ngược bờ ao.

Câu 85. Khi sống trong bóng tối được chiếu sáng từ một phía, ngọn cây hướng về phía
ánh sáng là do nguyên nhân nào trong các nguyên nhân dưới đây?
A. Lượng auxin nhiều, kích thích sự sinh trưởng của tế bào.

B. Lượng auxin nhiều, ức sự sinh trưởng của tế bào.

C. Auxin phân bố nhiều về phía ánh sáng.

D. Auxin phân bố nhiều về phía ít ánh sáng.

Câu 86. Sự đóng mở khí khổng là ứng động:


A. sinh trưởng. B. không sinh trưởng.

C. tiếp xúc dương. D. tiếp xúc âm.

Câu 87. Sự vận động bắt mồi của cây gọng vó là kết hợp của:
A. ứng động tiếp xúc và hóa ứng động. B. quang ứng động và nhiệt ứng động.

C. ứng động tiếp xúc và quang ứng động. D. ứng động tiếp xúc và nhiệt ứng động.

Câu 88. Dạng hướng động nào dưới đây chỉ có ở một số loại thực vật?
A. Trọng lực. B. Nước.

C. Ánh sáng. D. Tiếp xúc.

Câu 89. Hướng tiếp xúc có ở loài cây nào dưới đây?
A. Roi. B. Cam.

C. Nho. D. Táo.

Câu 90. Tác nhân nào dưới đây thường chỉ gây ra hướng động dương mà không gây ra
hướng động âm?
A. Nước. B. Trọng lực.

C. Ánh sáng. D. Hóa.

Câu 91. Hướng tiếp xúc không có ở loài cây nào dưới đây?
A. Mồng tơi. B. Xương rồng.

C. Mướp đắng. D. Gấc.

Câu 92. Auxin có tác động gì đến thân và rễ cây?


A. Auxin làm tế bào dãn dài và không phân chia.

B. Auxin làm tế bào lâu già.

C. Auxin kích thích tế bào lớn lên và kích thích tốc độ phân chia nhanh của tế bào.

D. Auxin làm tế bào phát triển cong về phía tác nhân kích thích.

Câu 93. Yếu tố bên trong cơ thể thực vật đóng vai trò điều tiết hướng động là:
A. sự tăng nhiệt độ trong tế bào.

B. hormone sinh trưởng.


C. sự thay đổi độ pH trong tế bào.

D. sự thay đổi tính thấm của màng tế bào.

Câu 94. Vận động cảm ứng nào sau đây có liên quan đến sức trương nước trong tế bào?
A. Vận động nở hoa ở cây nghệ tây. B. Vận động nở hoa ở cây mười giờ.

C. Vận động tạo giàn ở các loài cây thân leo. D. Vận động bắt mồi ở cây ăn sâu bọ.

Câu 95. Đặc điểm cơ bản mà ứng động khác với hướng động là:
A. không liên quan đến sự phân chia tế bào.

B. tác nhân kích thích không định hướng.

C. có nhiều tác nhân kích thích.

D. có sự vận động vô hướng.

Câu 96. Hướng động ở cây có liên quan tới:


A. các nhân tố môi trường. B. sự phân giải sắc tố.

C. sự đóng mở khí khổng. D. sức trương nước trong tế bào.

Câu 97. Sự đóng mở khí khổng thuộc dạng cảm ứng nào?
A. Hướng hóa. B. Ứng động không sinh trưởng.

C. Ứng động sức trương. D. Ứng động tiếp xúc.

Câu 98. Vì sao rễ cây thường có hình lượn sóng?


A. Vì rễ cây có tính hướng trọng lực dương và hướng nước dương.

B. Vì rễ cây có tính hướng trọng lực dương và hướng sáng âm.

C. Vì rễ cây có tính hướng trọng lực dương và hướng hóa.

D. Vì rễ cây có tính hướng trọng lực dương và hướng nước âm.

Câu 99. Vào rừng nhiệt đới ta gặp rất nhiều dây leo quấn quanh những cây gỗ lớn để
vươn cao lên, đó là kết quả của:
A. hướng tiếp xúc. B. hướng trọng lực dương.

C. hướng sáng. D. hướng trọng lực âm.

Câu 100. Ở cây, bộ phận có nhiều kiểu hướng động là:


A. hoa. B. thân. C. rễ. D. lá.
Câu 101. Đâu là nhận định SAI về cảm ứng ở thực vật?
A. Có 2 hình thức cảm ứng ở thực vật

B. Hướng động là sự vận động theo hướng của tác nhân kích thích từ một phía

C. Trong ứng động, thực vật phản ứng lại với tác nhân kích thích từ một phía

D. Có nhiều ứng dụng trong thực tế nhờ vào tính cảm ứng ở thực vật.

Câu 102. Thí nghiệm bên dưới chứng minh kiểu hướng động/ứng động nào của cây?

A.Hướng tiếp xúc

B. Hướng hóa

C. Ứng động sinh trưởng

D. Ứng động không sinh trưởng

Câu 103. Hướng dương mọc hướng về phía ánh sáng mặt trời là nhờ tác dụng của chất nào?
A. Auxin

B. Ethylene

C. Gibberellin

D. Cytokinin

Câu 104. Hiện tượng dây mướp bò theo cọc hướng lên trên là ví dụ cho kiểu ứng động nào?
A. Hướng sáng

B. Hướng tiếp xúc


C. Hướng trọng lực

D. Hướng hóa

Câu 105. Đâu là ví dụ về tính hướng trọng lực ở thực vật?


A. Cây mọc trong bóng râm, thân cây hướng về phía ánh sáng

B. Chậu cậu bị đổ, thân cây hướng lên trên, rễ hướng xuống đất

C. Dây leo quấn quanh cọc hướng lên trên

D. Rễ cây phát triển hướng về phía nguồn nước

Câu 106. Đây là ví dụ về kiểu hương động nào của thực vật?

A. Hướng sáng

B. Hướng tiếp xúc

C. Hướng hóa

D. Hướng trọng lực

Câu 107. Hình bên dưới minh họa cho một kiểu hướng động của thực vật. Đâu là ứng dụng của
kiểu hướng động này?
A. Làm đất tơi xốp, thoáng khí, tưới nước quanh gốc để tăng kích thước bộ rễ
B. Làm giàn thúc đẩy cây thân leo sinh trưởng, phát triển
C. Bón phân nhằm thúc đẩy sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng
D. Làm tăng chiều dài của thân cây giá đỗ
Câu 108. Chọn nhận định ĐÚNG về tính cảm ứng của cây trong hình dưới đây.

A. Có hai kiểu hướng động: hướng sáng và hướng trọng lực


B. Auxin đóng vai trò quan trọng trong tính hướng động của cây
C. Tính hướng động này được ứng dụng trong thúc đẩy sự phát triển của cây thân leo như
mướp, mồng tơi
D. Cây phản ứng theo hướng tác nhân kích thích không định hướng
Câu 109. Thí nghiệm bên dưới chứng minh tính hướng động nào của thực vật?
NPK Fluorua

A. Hướng hóa
B. Hướng tiếp xúc
C. Hướng sáng
D. Hướng hóa và hướng nước
Câu 110. Có bao nhiêu nhận định ĐÚNG trong các nhận định dưới đây?
(1) Hướng động là sự vận động của thực vật dưới tác nhân kích thích từ nhiều phía
(2) Vận động nở hoa của bồ công anh là một ví dụ về tính hướng sáng (trong hướng động)
(3) Hiện tượng cụp lá của cây trinh nữ là ví dụ về tính hướng động của thực vật
(4) Ứng dụng tính hướng sáng để làm kéo dài thân cây giá đỗ
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 111. Chọn câu đúng nhất.


Hình dưới đây minh họa cho một tính hướng động của thực vật. Đâu là vai trò lớn nhất của tính
hướng động này?
A. Tính hướng dương giúp cây tìm nguồn dinh dưỡng phù hợp trong đất

B. Tính hướng dương giúp thúc đẩy quá trình quang hợp

C. Giúp rễ cây tìm nguồn nước trong đất

D. Giúp cây bám vào giá thể

Câu 112. Hiện tượng leo giàn của dây bầu, bí thuộc kiểu hướng động/ứng động nào?
A. Hướng hóa

B. Hướng ánh sáng

C. Ứng động sinh trưởng

D. Hướng tiếp xúc

Câu 113. Hoa mười giờ nở hoa vào buổi sáng và cụp lại vào buổi tối là kiểu hướng động/ứng
động nào?
A. Hướng ánh sáng

B. Nhiệt ứng động

C. Quang ứng động

D. Hướng nước

Câu 114. Cho các hiện tượng sau:


(1) Hoa mười giờ nở vào buổi sáng
(2) Khí khổng đóng mở
(3) Hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng
(4) Sự khép lại và xòe ra của lá cây trinh nữ
(5) Lá cây phượng vĩ xòe ra ban ngày và khép lại vào ban đêm

Những hiện tượng nào trên đây là ứng động không sinh trưởng?

A. (1), (2) và (3)

B. (2) và (4)

C. (3) và (5)
D. (2), (3) và (5)

Câu 115. Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào KHÔNG thuộc hình thức ứng động theo
đồng hồ sinh học?
A. Lá bàng rụng vào mùa đông

B. Lá cụp xuống khi chạm tay vào

C. Hoa mười giờ vào khoảng 9-10 giờ

D. Hoa nở vào ban đêm, tàn vào ban ngày

Câu 116. Sự vận động bắt mồi của cây gọng vó là kết hợp của

A. Ứng động tiếp xúc và hóa ứng động

B. Quang ứng động và hóa ứng động

C. Nhiệt ứng động và quang ứng động

D. Ứng động tiếp xúc và nhiệt ứng động

Câu 117. Có bao nhiêu ví dụ về tính hướng động trong các ví dụ bên dưới?
(1) Hoa quỳnh nở về đêm, tàn vào buổi sáng

(2) Chậu hoa cẩm tú cầu đặt trong phòng có thân hướng về phía cửa sổ

(3) Hiện tượng cụp lá ở cây trinh nữ

(4) Rễ cây ở sa mạc cắm sâu vào trong đất để tìm nguồn nước

(5) Đặt chậu cây úp ngược, thân cây hướng lên phía trên

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 118. Có bao nhiêu ví dụ về tính ứng động trong các ví dụ bên dưới
(1) Hoa tulip nở khi nhiệt độ môi trường phù hợp

(2) Cây hướng dương hướng về ánh sáng mặt trời

(3) Lá cây họ đậu xòe ra và khép lại


(4) Một hạt thóc ở trên mặt đất sau thời gian nảy mầm thì rễ đâm xuống đất

(5) Hoa thanh long nở vào buổi tối, cụp lại vào buổi sáng

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 119. Đâu là kiểu hướng động âm của rễ?


A.Hướng sáng, hướng nước

B. Hướng sáng, hướng hóa (chất độc)

C. Hướng tiếp xúc, hướng hóa (chất độc)

D. Hướng tiếp xúc, hướng hóa (phân bón)

Câu 120. Đâu là ví dụ về tính ứng động không sinh trưởng?


A. Hoạt động nở của hoa nghệ tây

B. Lá me khép lại khi chiều tối

C. Hoạt động nở của hoa mười giờ

D. Hoa cây nắm ấp bắt côn trùng

Câu 121. Hãy dự đoán kết quả đúng nhất sau 1 tuần của thí nghiệm này.

A. Rễ cây đặt trong buồng tối hướng về phía nguồn sáng

B. Thân cây trong buồng tối hướng âm so với hướng của tác nhân kích thích

C. Hạt đậu trong buồng tối không thể nảy mầm do thiếu ánh sáng
D. Thân cây đặt trong buồng tối dài hơn thân cây đặt ở môi trường ngoài

Câu 122. Tính hướng đất của rễ chủ yếu là do ảnh hưởng của hormone nào?
A. Cytokinin

B. Auxin

C. Gibberellin

D. Ethylene

Câu 123. Chọn thông tin ĐÚNG về đặc điểm của loài thực vật dưới đây:

A. Có tính hướng tiếp xúc

B. Có tính ứng động không sinh trưởng

C. Có tính ứng động sinh trưởng

D. Có tính hướng ánh sáng

Câu 124. Chọn thông tin SAI về đặc điểm của loài thực vật dưới đây:

A. Hoạt động khép/nở của hoa do sự thay đổi sức trương của nước
B. Có tính ứng động không sinh trưởng

C. Có tính ứng động tương tự như hoạt động bắt mồi của cây gọng vó

D. Rất dễ quan sát thấy tính ứng động của cây khi chạm và lá cây

Câu 125. Chọn thông tin ĐÚNG về đặc điểm của loài thực vật dưới đây:

A. Tính hướng động của thân cây là hướng âm

B. Tính hướng động là hướng ánh sáng

C. Có thể thấy tính hướng động tương tự ở các loài cây như mướp, mồng tơi

D. Tính hướng động này giúp thúc đẩy quá trình quang hợp của cây

Câu 126. Chọn thông tin ĐÚNG về đặc điểm của loài thực vật dưới đây:

A. Có tính hướng tiếp xúc

B. Có tính hướng đất


C. Có tính hướng trọng lực

D. Có tính hướng ánh sáng

Câu 127. Có bao nhiêu loài hoa sau đây có cùng tính ứng động như loài thực vật trong hình

(1) Hoa trinh nữ


(2) Hoa mười giờ
(3) Hoa thanh long
(4) Hoa bồ công anh
(5) Họ hoa cúc
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Câu 128. Có bao nhiêu vận động hướng dương trong các tình huống sau:
(1) Rễ cây vươn ra xa vùng đất chứa fluorua
(2) Hướng của rễ cây thân mầm đặt trong phòng tối
(3) Hướng của thân cây đặt trong chậu bị đổ
(4) Hiện tượng leo giàn của thân cây mồng tơi
(5) Hiện tượng nở, cúp của hoa mười giờ
A. 1 B. 2 C. 3 D.4

Câu 129. Có bao nhiêu loài thực vật sau đây có tính nhiệt ứng động
(1) Tulip
(2) Hoa mười giờ
(3) Hoa nghệ tây
(4) Hoa quỳnh
(5) Hoa bồ công anh

A.2 B. 3 C.4 D. 5

Câu 130. Có bao nhiêu loài thực vật sau đây có tính quang ứng động
(1) Hoa mười giờ
(2) Hoa cây thanh long
(3) Hoa bồ công anh
(4) Cỏ 3 lá
(5) Hoa quỳnh

A.2 B. 3 C.4 D. 5

Câu 131. Thân giá đỗ quay về phía ánh sáng chỉ trong trường hợp:
A. Ánh sáng với khuếch tán

B. Ánh sáng phân kỳ

C. Ánh sáng từ nhiều phía

D. Ánh sáng từ một phía

Câu 132. Chọn câu SAI về đặc điểm của tính ứng động
A. Ứng động là phản ứng của thực vật đối với tác nhân kích thích từ một phía

B. Được gọi là ứng động nếu thực vật phản ứng lại với tác nhân kích thích không định hướng

C. Hoạt động khép nở của một số loài hoa là những ví dụ về tính ứng động

D. Quang ứng động là phản ứng của cây với tác nhân kích thích là ánh sáng đến từ mọi phía

Câu 133. Chọn tính ứng động đúng cho các loài thực vật bên dưới
1 2

3 4

A. (1) Hóa ứng động; (2) Quang ứng động; (3) Ứng động sức trương (4) Nhiệt ứng động

B. (1) Nhiệt ứng động; (2) Quang ứng động (3) Ứng động sức trương (4) Hóa ứng động

C. (1) Nhiệt ứng động; (2) Hóa ứng động; (3) Ứng động sức trương; (4) Quang ứng động

D. (1) Hóa ứng động; (2) Ứng động sức trương; (3) Quang ứng động; (4) Nhiệt ứng động

Câu 134. Chọn nhận định ĐÚNG về đặc điểm của ứng động không sinh trưởng
A. Ứng động không sinh trưởng liên quan đến sự phân chia và lớn lên của tế bào

B. Là phản ứng của cây trước các tác nhân định hướng

C. Hoạt động nở của hoa theo chu kỳ ngày đêm là một ví dụ về ứng động không sinh trưởng

D. Bao gồm ứng động sức trương, ứng động tiếp xúc và hóa ứng động

Câu 135. Có bao nhiêu nhận định SAI về đặc điểm của tính hướng sáng
(1) Là sự sinh trưởng của thân (cành) hướng về phía nguồn sáng từ một phía
(2) Thân cây và rễ cây hướng sáng dương
(3) Tế bào phía sáng có nồng độ auxin cao hơn nên kích thích các tế bào ở đây sinh trưởng,
phát triển nhanh hơn
(4) Thân/cành mẫn cảm với nồng độ auxin hơn là rễ cây
(5) Có vai trò thúc đẩy quá trình quang hợp, trao đổi chất dinh dưỡng ở cây
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 136. Có bao nhiêu nhận định ĐÚNG về đặc điểm của tính hướng hóa
(1) Tính hướng nước là một trong những dạng hướng hóa ở cây
(2) Thực vật đều hướng hóa dương đối với các chất hóa học
(3) Đặt một bình xốp chứa fluorua và arsenat cạnh các cây giá đỗ, sau một thời gian sẽ thấy
rễ cây mọc hướng về bình xốp này
(4) Hướng hóa được phát hiện ở rễ, ống phấn, lông tuyến ở cây gọng vó
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 137. Điền vào chỗ trống đáp án đúng:


(1)………………….xảy ra khi tốc độ sinh trưởng tại hai phía của cơ quan tiếp nhận kích thích
không đều nhau. (2)…………………. là do các tế bào ở phía không được kích thích phân chia
và sinh trưởng nhanh hơn bên được kích thích. Ngược lại, (3)…………………. là do các tế bào
phía được kích thích phân chia và sinh trưởng (4)…………………. phía không có kích thích.

A. (1) Hướng động; (2) Hướng dộng âm; (3) Hướng động dương; (4) nhanh hơn

B. (1) Ứng động; (2) Hướng dộng âm; (3) Hướng động dương; (4) nhanh hơn

C. (1) Ứng động; (2) Hướng động dương; (3) Hướng động âm; (4) chậm hơn

D. (1) Hướng động; (2) Hướng động dương; (3) Hướng động âm; (4) nhanh hơn

Câu 138. Có bao nhiêu ví dụ sau đây KHÔNG minh họa tính hướng động
(1) Trong rừng bạch đàn với mật độ cây dày đặc thì thân cây cao, tán lá hẹp hơn so với các
cây trong rừng có mật độ thưa hơn.
(2) Khi đặt một hạt đậu mới nảy mầm nằm ngang. Sau một thời gian rễ cong xuống còn thân
cong lên.
(3) Cây dừa trồng gần sông có rễ cây lan về phía nguồn nước
(4) Lá me cụp lại vào buổi tối
(5) Hoa tulip chỉ nở ở nhiệt độ thích hợp
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Câu 139. Điền vào chỗ trống đáp án đúng:


(1)…………………. là hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng.
(2)………………….là kiểu ứng động trong đó các tế bào ở 2 phía đối diện nhau của cơ quan có
tốc độ sinh trưởng khác nhau do tác động của kích thích không định hướng. Cơ sở tế bào học là
do tốc độ sinh trưởng dãn dài không đều của tế bào tại hai phía (3)…………………. của các cơ
quan lá và cánh hoa.

A. (1) Ứng động; (2) Ứng động không sinh trưởng; (3) trên và dưới

B. (1) Hướng động; (2) Ứng động không sinh trưởng; (3) được kích thích và không được
kích thích

C. (1) Hướng động; (2) Ứng động sinh trưởng; (3) trên và dưới

D. (1) Ứng động; (2) Ứng động sinh trưởng; (3) được kích thích và không được kích thích

Câu 140. Đâu là nhận định SAI về đặc điểm của tính hướng động bên dưới

A. Đây là kiểu ứng động không sinh trưởng

B. Loài cây này có cùng tính hướng động với cây nắp ấm (ứng động không sinh trưởng)

C. Nguyên nhân có hiện tượng trên là do sức trương của nước dưới chỗ phình bị giảm do
nước di chuyển vào các mô bên cạnh.

D. Các tế bào ở 2 phía đối diện nhau của cơ quan có tốc độ sinh trưởng khác nhau do tác
động của kích thích không định hướng.

Câu 141. Điểm khác biệt quan trọng nhất giữa ứng động với hướng động là gì?
A. Ứng động đáp ứng với tác nhân kích thích không định hướng, hướng động là đáp ứng với
tác nhân kích thích có định hướng

B. Ứng động đáp ứng với tác nhân kích thích vô hướng, hướng động là đáp ứng với tác nhân
kích thích từ hai hướng
C. Ứng động đáp ứng với tác nhân kích thích định hướng, hướng động là đáp ứng với tác
nhân kích thích không định hướng

D. Ứng động là đáp ứng với tác nhân liên quan đến phân chia tế bào, hướng động là đáp ưng
với tác nhân không liên quan đến phân chia tế bào

Câu 142. Cơ chế chung của ứng động sinh trưởng là:
A. Sự thay đổi theo chu kỳ của đồng hồ sinh học

B. Tốc độ sinh trưởng không đều giữa các phía của bộ phận chịu tác nhân kích thích theo
hướng xác định

C. Tốc độ sinh trưởng không đều giữa các phía của bộ phận chịu tác nhân kích thích không
định hướng

D. Sự thay đổi xuất hiện khi tiếp xúc vào cơ thể thực vật

Câu 143. Cho các thông tin sau


1. Loại ứng động liên quan đến sinh trưởng tế bào

2. Bao gồm: quang ứng động, nhiệt ứng động, biến đổi theo mùa

3. Sự nở ở hoa mười giờ, tulip, bồ công anh

4. Các vận cộng cảm ứng có liên quan đến thay đổi sức trương nước

5. Cây nắp ấm bắt mồi

6. Là ứng động không liên quan đến sinh trưởng của tế bào

7. Sự đóng mở của khí khổng

Có bao nhiêu thông tin liên quan đến ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng?

A. sinh trưởng: 3; không sinh trưởng: 4

B. sinh trưởng: 4; không sinh trưởng: 3

C. sinh trưởng: 2; không sinh trưởng: 5

D. sinh trưởng: 5; không sinh trưởng: 2

Câu 144. Tình huống nào sau đây là ứng động sức trương?
A.Thân cây bám vào giá thể vươn lên

B. Thân cây giá đỗ hướng về phía ánh sáng

C. Hoa bồ công anh nở vào lúc sáng và cụp lại khi chạng vạng tối

D. Cây nắp ấm bắt côn trùng

Câu 145. Ví dụ về ứng dụng thực tiễn nhờ vào tính ứng động của thực vật
A. Trồng giá đỗ trong tối giúp thân cây vươn dài hơn

B. Bón phân, tưới nước đầy đủ cho cây

C. Giảm nhiệt độ để kéo dài thời gian ngủ của củ, hạt

D. Làm đất tơi xốp, thoáng khí giúp rễ cây hấp thu nước và khoáng chất

Câu 146. Khi đặt một hạt đậu mới nảy mầm ở vị trí nằm ngang. Sau một thời gian rễ cong xuống
còn thân cong lên. Lặp lại nhiều lần vẫn diễn ra hiện tượng đó.
Đâu là giải thích đúng cho hiện tượng trên?

A. Do trọng lượng phần rễ cây lớn hơn nên làm rễ cong xuống, đẩy phần thân hướng lên

B. Do sự phân bố điện tích và auxin không đều ở hai mặt rễ. Mặt trên có lượng auxin thích
hợp cần cho sự phân chia lớn lên và kéo dài tế bàọ làm rễ cong xuống đất.

C. Do sự phân bố điện tích và auxin không đều ở hai mặt rễ. Mặt dưới có lượng auxin thích
hợp cần cho sự phân chia lớn lên và kéo dài tế bàọ làm rễ cong xuống đất.

D. Do auxin tập trung nhiều ở phần thân làm thúc đẩy sự phát triển, kéo dài ra của thân và
hướng thân về phía ánh sáng

Câu 147. Vận động nở hoa ở thực vật chịu sự tác động chủ yếu của yếu tố môi trường nào?
A. Ánh sáng

B. Độ ẩm không khí

C. Nguồn nước

D. Ánh sáng và nhiệt độ

Câu 148. Sự thay đổi áp suất trương nước làm lá cây trinh nữ cúp lại là do cơ chế:
A. Sự thay đổi hoạt động của khí khổng

B. Tăng cường quá trình quang hợp

C. Sự chênh lệch nồng độ auxin của mặt trên và dưới lá

D. Sự thay đổi nồng độ Ion K+ nội bào

Câu 149. Vai trò của hiện tượng ứng động là:
A. Giúp cây thích nghi với sự biến đổi đa dạng của môi trường bên ngoài

B. Giúp thúc đẩy quá trình quang hợp, trao đổi chất của cây

C. Giúp cây trữ nước vào trời lạnh hoặc thời tiết khô hạn

D. Giúp cây thích nghi theo nhịp ngày đêm

Câu 150. Cử động bắt mồi của cây nắm ấp tương tự với cơ chế của hoạt động nào dưới đây?
A.Sự xòe lá của cây họ đậu vào buổi sáng sớm

B.Sự ra hoa phụ thuộc nhiệt độ của hoa nghệ tây

C. Sự cụp lại của lá cây trinh nữ khi có tiếp xúc

D. Thân cây bám vào giá thể để vươn lên cao


Câu 151. Hệ thần kinh dạng lưới thường gặp ở:
A. Động vật có cơ thể đối xứng tỏa tròn. B. Động vật có xương sống.

C. Các ngành giun như Giun dẹp, Giun tròn. D. Động vật chân khớp, côn trùng.

Câu 152. Ở động vật chưa có hệ thần kinh, cảm ứng là sự …………. đến kích thích có lợi
hoặc tránh xa kích thích có hại.
Cụm từ còn thiếu điền vào chỗ trống là:

A. chuyển động của từng cơ quan B. chuyển động của một phần cơ thể

C. chuyển động cục bộ D. chuyển động của cả cơ thể

Câu 153. Các động vật có đặc điểm hệ thần kinh khác nhau có sự khác nhau về:
A. tốc độ, độ nhạy cảm và chính xác của cảm ứng.

B. tốc độ, độ chính xác và phức tạp của cảm ứng.


C. số lượng, độ chính xác và phức tạp của cảm ứng.

D. tốc độ, độ nhạy cảm và chính xác của cảm ứng.

Câu 154. Ở động vật có hệ thần kinh, dựa vào đặc điểm cấu trúc hệ thần kinh chia thành
các nhóm:
A. hệ thần kinh dạng đốt và hệ thần kinh dạng ống.

B. hệ thần kinh dạng lưới và hệ thần kinh dạng ống.

C. hệ thần kinh dạng lưới, hệ thần kinh dạng chuỗi hạch, hệ thần kinh dạng ống.

D. hệ thần kinh dạng lưới, hệ thần kinh dạng đốt, hệ thần kinh dạng ống.

Câu 155. Ở hệ thần kinh lưới, các tế bào thần kinh phân bố ……..(1)…….. và ……..(2)
…….. với nhau tạo thành mạng lưới thần kinh.
Các cụm từ còn thiếu điền vào chỗ trống là:

A. (1) cục bộ từng cơ quan, (2) tương tác B. (1) rải rác khắp cơ thể, (2) liên kết

C. (1) cục bộ từng cơ quan, (2) liên kết D. (1) rải rác khắp cơ thể, (2) tương tác

Câu 156. Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch thường gặp ở:


A. Động vật có cơ thể đối xứng tỏa tròn. B. Động vật có xương sống.

C. Các ngành giun như Giun dẹp, Giun tròn. D. ruột khoang, chân khớp.

Câu 157. Mỗi hạch thần kinh trong hệ thần kinh chuỗi hạch là một ……..(1)…….. điều
khiển hoạt động của ……..(2)……..
Các cụm từ còn thiếu điền vào chỗ trống là:

A. (1) cơ quan, (2) cả cơ thể.

B. (1) cơ quan, (2) một vùng xác định trên cơ thể.

C. (1) trung tâm, (2) cả cơ thể.

D. (1) trung tâm, (2) một vùng xác định trên cơ thể.

Câu 158. Ở chân khớp, đâu là hạch phát triển hơn so với các hạch khác và chi phối các
hoạt động phức tạp của cơ thể?
A. Hạch ở lưng. B. Hạch ở bụng.
C. Hạch đầu. D. Hạch ở các chi.

Câu 159. Hệ thần kinh ống gặp ở:


A. Động vật có cơ thể đối xứng tỏa tròn. B. Động vật có xương sống.

C. Các ngành giun như Giun dẹp, Giun tròn. D. Động vật chân khớp, côn trùng.

Câu 160. Trong các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định đúng về hệ thần kinh dạng
ống?
(1) Hệ thần kinh ống cấu tạo từ rất lớn tế bào thần kinh.

(2) Hệ thần kinh ống gặp ở động vật thuộc các lớp Cá, Lưỡng cư, Bò sát, Chim và Thú.

(3) Các tế bào thần kinh tập trung thành một ống nằm ở phần lưng cơ thể.

(4) Các tế bào thần kinh được phân chia thành thần kinh trung ương (gồm các hạch thần
kinh và các dây thần kinh não, tủy) và thần kinh ngoại biên (gồm não bộ và tủy sống).

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 161. Các tế bào thần kinh của hệ thần kinh dạng ống được phân chia thành:
A. thần kinh trung ương (gồm não bộ và các dây thần kinh não) và thần kinh ngoại
biên (gồm các hạch thần kinh và tủy sống).

B. thần kinh trung ương (gồm não bộ và tủy sống) và thần kinh ngoại biên (gồm các
hạch thần kinh và các dây thần kinh não, tủy).

C. thần kinh trung ương (gồm các hạch thần kinh và các dây thần kinh não, tủy) và
thần kinh ngoại biên (gồm não bộ và tủy sống).

D. thần kinh trung ương (gồm các hạch thần kinh và tủy sống) và thần kinh ngoại
biên (gồm não bộ và các dây thần kinh não).

Câu 162. Hệ thần kinh ống hoạt động theo nguyên tắc:
A. phản xạ. B. cảm ứng.

C. dẫn truyền D. đáp ứng xung thần kinh.

Câu 163. Trong hệ thần kinh ống, các thụ thể cảm giác tiếp nhận kích thích từ môi trường
và gửi thông tin theo các ……..(1)…….. về tủy sống và não bộ, từ đây xung thần kinh
theo ……..(2)…….. đến các cơ quan đáp ứng và gây đáp ứng.
Các cụm từ còn thiếu điền vào chỗ trống là:
A. (1) dây thần kinh cảm giác, (2) dây thần kinh cảm giác

B. (1) dây thần kinh vận động, (2) dây thần kinh vận động

C. (1) dây thần kinh cảm giác, (2) dây thần kinh vận động

D. (1) dây thần kinh vận động, (2) dây thần kinh cảm giác

Câu 164. Tế bào thần kinh còn được gọi là:


A. synapse. B. neuron.

C. myelin. D. ranvier.

Câu 165. Đơn vị cấu tạo chức năng của hệ thần kinh là:
A. synapse. B. hạch thần kinh.

C. tủy. D. neuron.

Câu 166. Hầu hết các neuron đều được cấu tạo từ:
A. ba thành phần: thân, sợi trục, chùy synapse.

B. ba thành phần: thân, sợi nhánh, eo Ranvier.

C. ba thành phần: thân, eo Ranvier, chùy synapse.

D. ba thành phần: thân, sợi nhánh, sợi trục.

Câu 167. Sợi trục của neuron có chức năng:


A. truyền kích thích ra khắp cơ thể.

B. truyền kích thích đến tế bào khác.

C. truyền xung thần kinh đến tế bào khác.

D. truyền xung thần kinh ra khắp cơ thể.

Câu 168. Các đoạn nhỏ trên sợi trục không được bao myelin bao bọc gọi là các:
A. synapse. B. chùy synapse.

C. sợi nhánh. D. eo Ranvier.

Câu 169. Chức năng của neuron là:


A. tiếp nhận kích thích, tạo ra xung thần kinh và truyền xung thần kinh ra toàn cơ thể.
B. tiếp nhận kích thích, tạo ra xung thần kinh và truyền xung thần kinh đến neuron
khác hoặc tế bào khác.

C. tiếp nhận xung thần kinh, tạo các kích thích và dẫn truyền đến neuron khác hoặc tế
bào khác.

D. tiếp nhận xung thần kinh, tạo các kích thích và dẫn truyền ra toàn cơ thể.

Câu 170. Điện thế nghỉ là sự ……..(1)…….. điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào
không bị kích thích, bên trong màng mang điện tích ……..(2)…….. so với bên ngoài
màng mang điện tích ……..(3)……..
Các cụm từ còn thiếu điền vào chỗ trống là:

A. (1) tương tác, (2) âm, (3) dương.

B. (1) tương tác, (2) dương, (3) âm.

C. (1) chênh lệch, (2) âm, (3) dương.

D. (1) chênh lệch, (2) dương, (3) âm.

Câu 171. Trên sợi thần kinh không có bao myelin, điện
thế hoạt động là truyền là do:
A. khử cực, đảo cực và tái phân cực liên tiếp từ vùng này sang vùng khác kế tiếp.

B. khử cực, đảo cực và tái phân cực liên tiếp từ eo Ranvier này sang eo Ranvier kế
tiếp.

C. khử cực, đảo cực và tái phân cực liên tiếp từ một vùng này sang eo Ranvier kế tiếp.

D. khử cực, đảo cực và tái phân cực liên tiếp từ một eo Ranvier này sang vùng kế tiếp.

Câu 172. Trong các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định đúng?
(1) Điện thế hoạt động xuất hiện không dừng tại điểm phát sinh mà lan truyền dọc theo
sợi thần kinh.

(2) Cách lan truyền của điện thế hoạt động trên sợi thần kinh có bao myelin và không có
bao myelin là giống nhau.

(3) Tốc độ lan truyền của điện thế hoạt động trên sợi thần kinh có bao myelin và không
có bao myelin là giống nhau.
(4) Trên sợi thần kinh không có bao myelin, điện thế hoạt động lan truyền theo cách nhảy
cóc từ eo Ranvier này sang eo Ranvier khác.

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 173. Xung thần kinh từ sợi trục của neuron này đi qua …………. sang tế bào khác.
Cụm từ còn thiếu điền vào chỗ trống là:

A. synapse B. eo Ranvier

C. bao myelin D. hạch thần kinh.

Câu 174. Synapse là:


A. đơn vị cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh.

B. một loại chất chuyển giao thần kinh.

C. đơn vị liên kết giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh hoặc giữa tế bào thần
kinh với tế bào khác

D. diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh hoặc giữa tế bào thần kinh
với tế bào khác.

Câu 175. Synapse có hai loại:


A. synapse hóa học và synapse xung thần kinh.

B. synapse hóa học và synapse điện.

C. synapse sinh học và synapse xung thần kinh.

D. synapse hóa học và synapse điện.

Câu 176. Loại synapse phổ biến ở động vật là:


A. synapse xung thần kinh. B. synapse sinh học.

C. synapse hóa học D. synapse điện.

Câu 177. Thông tin dưới dạng xung thần kinh đi đến synapse được truyền qua synapse
nhờ:
A. các bao myelin trên sợi trục. B. các eo Ranvier.

C. chất chuyển hóa thần kinh. D. chất chuyển giao thần kinh.

Câu 178. Trong các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định đúng?
(1) Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích từ môi trường thông qua hệ thần
kinh.

(2) Phản xạ thực hiện qua cung phản xạ.

(3) Một cung phản xạ điển hình bao gồm năm bộ phận.

(4) Bất kỳ bộ phận nào của cung phản xạ bị tổn thương, phản xạ sẽ không thực hiện
được.

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 179. Đường dẫn truyền hướng tâm trong một cung phản xạ là:
A. dây thần kinh vận động do các neuron vận động tạo thành.

B. dây thần kinh cảm giác do các neuron cảm giác tạo thành.

C. dây thần kinh cảm giác do các neuron vận động tạo thành.

D. dây thần kinh vận động do các neuron cảm giác tạo thành.

Câu 180. Đường dẫn truyền li tâm trong một cung phản xạ là:
A. dây thần kinh vận động do các neuron vận động tạo thành.

B. dây thần kinh cảm giác do các neuron cảm giác tạo thành.

C. dây thần kinh cảm giác do các neuron vận động tạo thành.

D. dây thần kinh vận động do các neuron cảm giác tạo thành.

Câu 181. Thụ thể cảm giác có chức năng:


A. tiếp nhận và chuyển đổi điện thế thụ thể của kích thích thành các dạng năng lượng,
khởi phát điện thế hoạt động lan truyền tới neuron.

B. tiếp nhận và chuyển đổi các kích thích thành các dạng năng lượng, khởi phát điện
thế hoạt động lan truyền tới neuron.

C. tiếp nhận và chuyển đổi các dạng năng lượng của kích thích thành điện thế thụ thể,
khởi phát điện thế hoạt động lan truyền tới xung thần kinh.

D. tiếp nhận và chuyển đổi điện thế thụ thể của kích thích thành các dạng năng lượng,
khởi phát điện thế hoạt động lan truyền tới xung thần kinh.
Câu 182. Nối các loại thụ thể sao cho đúng với vai trò của chúng.
Loại thụ thể Vai trò

1. Thụ thể cơ học a. Phát hiện các phân tử hóa học đặc hiệu và nồng độ của chúng
trong máu.

2. Thụ thể hóa học b. Phát hiện nóng lạnh, gửi thông tin đến trung khu điều hòa thân
nhiệt nằm ở phần sau vùng dưới đồi, qua đó điều hòa nhiệt độ.

3. Thụ thể điện tử c. phát hiện các biến dạng vật lý gây ra do các dạng năng lượng
cơ học.

4. Thụ thể nhiệt d. Phát hiện tổn thương mô do các tác nhân cơ học, hóa học,
điện, nhiệt, áp lực mạnh gây ra.

5. Thụ thể đau e. Phát hiện các dạng khác nhau của năng lượng điện từ như ánh
sáng nhìn thấy, dòng điện và từ trường.

A. 1d, 2a, 3e, 4b, 5c. B. 1c, 2a, 3e, 4b, 5d.

C. 1d, 2e, 3a, 4b, 5c. D. 1c, 2e, 3a, 4b, 5d.

Câu 183. Khứu giác có vai trò:


A. giúp động vật giữ thăng bằng khi di chuyển.

B. gây ra nhiều phản ứng như đánh giá trượt ngã, giữ vật chính xác không để tuột, rơi,
nuốt khi thức ăn trong miệng đã nhỏ và tạo thành viên.

C. giúp động vật chọn lựa loại thức ăn ăn được và không ăn được, đảm bảo chất dinh
dưỡng cho cơ thể tồn tại và phát triển.

D. gây nhiều phản ứng khác nhau như tìm kiếm thức ăn, chọn thức ăn phù hợp, tránh
kẻ thù, tìm đến bạn tình, định hướng đường đi, nhận ra con mới sinh.

Câu 184. Đâu là đường đi của ánh sáng khi khúc xạ từ vật vào mắt?
A. Ánh sáng đi vào mắt, qua tế bào hạch, tế bào lưỡng cực, hệ thống khúc xạ ánh sáng
cuối cùng đến tế bào que và nón.

B. Ánh sáng đi vào mắt, qua hệ thống khúc xạ ánh sáng, tế bào hạch, tế bào lưỡng
cực, cuối cùng đến tế bào que và nón.
C. Ánh sáng đi vào mắt, qua hệ thống khúc xạ ánh sáng, tế bào que, tế bào nón, cuối
cùng đến tế bào hạch và lưỡng cực.

D. Ánh sáng đi vào mắt, qua tế bào que, tế bào nón, hệ thống khúc xạ ánh sáng cuối
cùng đến tế bào hạch và lưỡng cực.

Câu 185. Lượng thông tin của thụ thể cảm giác nào lớn nhất so với các thụ thể cảm giác
khác mà cơ thể tiếp nhận được?
A. Thụ thể quang học. B. Thụ thể đau.

C. Thụ thể cơ học. D. Thụ thể nhiệt.

Câu 186. Bộ phận tiếp nhận âm thanh gồm:


A. tai ngoài, tai giữa và tai trong. B. tai ngoài, tai giữa và ốc tai.

C. tai ngoài, màng nhĩ và ốc tai. D. tai ngoài, màng nhĩ và tai trong.

Câu 187. Chức năng giữ thăng bằng của cơ thể là nhờ:
A. cơ quan tiền đình nằm trong trung khu thần kinh.

B. cơ quan tiền đình nằm trong hành não.

C. cơ quan tiền đình nằm trong tai trong.

D. cơ quan tiền đình nằm trong tiểu não.

Câu 188. Cơ quan tiền đình gồm:


A. cửa sổ tròn, nang bầu dục và ba ống bán khuyên.

B. cửa sổ tròn, cửa sổ bầu dục và ba ống bán khuyên.

C. nang cầu, cửa sổ bầu dục và ba ống bán khuyên.

D. nang cầu, nang bầu dục và ba ống bán khuyên.

Câu 189. Động vật không xương sống có hệ thần kinh ……..(1)…….., ……..(2)……..
phản xạ có điều kiện.
Các cụm từ còn thiếu điền vào chỗ trống là:

A. (1) kém phát triển, (2) khó thành lập B. (1) phát triển, (2) khó thành lập

C. (1) kém phát triển, (2) dễ thành lập D. (1) phát triển, (2) dễ thành lập

Câu 190. Đâu không phải là đặc điểm của phản xạ có điều kiện?
A. Hình thành trong đời sống cá thể, không di truyền.

B. Dễ mất nếu không được củng cố.

C. Số lượng có giới hạn.

D. Có sự tham gia của vỏ não.

Câu 191. Trong các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định đúng về phản xạ không điều
kiện?
(1) Do di truyền, sinh ra đã có.

(2) Rất bền vững.

(3) Có sự tham gia của vỏ não.

(4) Tác nhân kích thích bất kỳ đối với thụ thể cảm giác.

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 192. Động vật có hệ thần kinh dạng lưới khi bị kích thích thì:
A. di chuyển đi chỗ khác.

B. co ở phần cơ thể bị kích thích.

C. duỗi thẳng cơ thể.

D. co toàn bộ cơ thể.

Câu 193. Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch được hình thành bởi các tế bào thần kinh tập
trung thành các hạch thần kinh và được nối với nhau tạo thành chuỗi hạch:
A. nằm dọc theo chiều dài cơ thể.

B. nằm dọc theo lưng và bụng.

C. nằm dọc theo lưng.

D. phân bố ở một số phần cơ thể.

Câu 194. Điều không đúng với đặc điểm của hệ thần kinh dạng chuỗi hạch là:
A. số lượng tế bào thần kinh tăng so với thần kinh dạng lưới.

B. khả năng phối hợp giữa các tế bào thần kinh tăng lên.

C. phản ứng cục bộ, ít tiêu tốn năng lượng so với thần kinh dạng lưới.
D. phản ứng toàn thân, tiêu tốn nhiều năng lượng so với thần kinh dạng lưới.

Câu 195. Bộ phận của não phát triển nhất là:


A. não trung gian.

B. bán cầu đại não.

C. não giữa.

D. tiểu não và hành não.

Câu 196. Khi chạm tay phải gai nhọn , trật tự nào sau đây mô tả đúng cung phản xạ co
ngón tay?
A. Thụ quan đau ở da → sợi vận động của dây thần kinh tủy → tủy sống→ sợi cảm
giác của dây thần kinh tủy → các cơ ngón tay.

B. Thụ quan đau ở da→ sợi cảm giác của dây thần kinh tủy → tủy sống → các cơ
ngón tay.

C. Thụ quan đau ở da→ sợi cảm giác của dây thần kinh tủy → tủy sống → sợi vận
động của dây thần kinh tủy → các cơ ngón tay.

D. Thụ quan đau ở da → tủy sống → sợi vận động của dây thần kinh tủy → các cơ
ngón tay.

Câu 197. Bộ phận quan trọng nhất đóng vai trò điều khiển các hoạt động cơ thể là:
A. não giữa. B. bán cầu đại não.

C. tiểu não và hành não. D. não trung gian.

Câu 198. Phản xạ đơn giản thường là phản xạ không điều kiện, thực hiện trên cung phản
xạ do:
A. một số tế bào thần kinh nhất định tham gia và thường do tủy sống điều khiển.

B. một số lượng lớn tế bào thần kinh tham gia và thường do tủy sống điều khiển.

C. một số ít tế bào thần kinh tham gia và thường do não bộ điều khiển .

D. một số lượng lớn tế bào thần kinh tham gia và thường do não bộ điều khiển.

Câu 199. Điều không đúng đối với sự tiến hóa của hệ thần kinh là tiến hóa theo hướng:
A. từ dạng lưới → chuỗi hạch → dạng ống.
B. tiết kiệm năng lượng trong phản xạ.

C. phản ứng chính xác và thích ứng trước kích thích của môi trường.

D. tăng lượng phản xạ nên cần nhiều thời gian để phản ứng.

Câu 200. Trường hợp nào sau đây là phản xạ không có điều kiện?
A. nghe tiếng gọi “chít chít”, gà chạy tới.

B. nhìn thấy quả chanh ta tiết nước bọt.

C. nhìn thấy con quạ bay trên trời, gà con núp vào cánh gà mẹ.

D. hít phải bụi ta “hắc xì hơi”.

Câu 201. Tập tính là:


A. Những động tác của động vật trả lời lại các kích thích
B. Những hành động của động vật trả lời lại các kích thích
C. Những suy nghĩ của động vật trả lời lại các kích thích
D. Những biểu hiện của động vật trả lời lại các kích thích
Câu 202. Tập tính được thể hiện khi con vật nhận:
A. Kích thích từ bên trong hoặc từ bên ngoài cơ thể
B. Kích thích tại não bộ của cơ thể
C. Kích thích từ các tác nhân ngoại cảnh
D. Kích thích từ thiên nhiên sinh sống
Câu 203. Kích thích bên trong cho động vật biết:
A. Tin về môi trường xunh quanh
B. Tin về các cá thể khác cùng loài
C. Tin về điều gì đang xảy ra trong cơ thể
D. Tin về tập tính của loài
Câu 204. Ví dụ về kích thích bên ngoài là:
A. Tín hiệu đói
B. Tín hiệu khát
C. Tín hiệu của cơ thể
D. Tiếng động
Câu 205. Vai trò KHÔNG thuộc về tập tính của động vật:
A. Tăng khả năng sinh tồn
B. Giảm khả năng điều tiết cơ thể
C. Tăng sự thành công sinh sản
D. Là một cơ chế để cân bằng nội môi
Câu 206. Khi thời tiết lạnh, cơ thể thằn lằn bị hạ nhiệt độ, thụ thể sẽ báo tin về não và
buộc thằn lằn phải di chuyển đến nơi có ánh năng để thu nhiệt là ví dụ về vai trò:

A. Tăng khả năng thành công sinh sản


B. Tăng khả năng hình thành tập tính mới
C. Duy trì môi trường bên trong cơ thể ổn định
D. Tăng khả năng học hỏi của động vật
Câu 207. Tập tính bẩm sinh là:
A. Sinh ra đã có, di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài
B. Sinh ra vài tháng sau mới có, di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài
C. Sinh ra đã có, không di truyền từ bố mẹ, không đặc trưng cho loài
D. Là tập tính học được từ bố mẹ
Câu 208. Một ví dụ KHÔNG thuộc về tập tính bẩm sinh:
A. Nhện thực hiện rất nhiều động tác nối tiếp để tạo thành tấm lưới
B. Tinh tinh lấy đá để đập quả dầu cọ
C. Chấm đỏ trên mỏ chim hải âu mẹ kích thích chim non ăn mồi
D. Gà con chạy trốn khi thấy đám đen trên đầu sà xuống đất
Câu 209. Tập tính học được là:
A. Sinh ra sau vài ngày là có, học hỏi từ bố mẹ
B. Hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm
C. Không phải là một hành động hay chuỗi hành động được quyết định bởi quá trình
điều kiện hóa
D. Luôn có thể phân biệt rạch ròi được với tập tính bẩm sinh
Câu 210. Cơ sở giải thích tại sao học tập có thể đưa đến hình thành tập tính mới:
A. Sự hình thành mối liên hệ thần kinh mới giữa các neuron
B. Sự thành lập gene mới
C. Do tiết ra nhiều hormone hơn
D. Do có sự liên kết giữa các cá thể trong loài
Câu 211. Người ta chia ra hai loại tập tính là dựa vào:
A. Nguồn gốc
B. Thời gian xuất hiện sớm hay muộn
C. Thể chế điều hòa hoạt động
D. Độ linh hoạt với tập tính
Câu 212. Tập tính có vai trò quan trọng hàng đầu đối với sự sinh tồn của động vật:
A. Bảo vệ lãnh thổ
B. Di cư
C. Xã hội
D. Kiếm ăn
Câu 213. Lợi ích thu được từ khi kiếm ăn:

A. Lãnh thổ
B. Chất dinh dưỡng
C. Tập tính mới
D. Gắn kết giữa các cá thể trong loài
Câu 214. Phạm vi bảo vệ lãnh thổ giữa các loài động vật khác nhau thì:
A. Giống nhau
B. Không có sự chênh lệch
C. Khác nhau từ vài m2 cho đến vài chục km2 về diện tích
D. Chưa có nghiên cứu cụ thể về vấn đề này
Câu 215. Tập tính sinh sản ở động vật:
A. Mang tính bản năng
B. Phụ thuộc vào con cái
C. Giống nhau ở tất cả các loài
D. Không bao gồm những tập tính nhỏ khác
Câu 216. Di cư được định nghĩa là:

A. Di chuyển một phần hoặc tất cả quần thể động vật từ một vùng đến một vùng không
xác định
B. Di chuyển một phần hoặc tất cả quần thể động vật từ một vùng đến một vùng xác định
C. Di chuyển tất cả quần thể động vật từ một vùng đến một vùng xác định
D. Di chuyển một phần quần thể động vật từ một vùng đến một vùng không xác định
Câu 217. Khi di cư, động vật sống trên cạn định hướng nhờ:
A. Vị trí mặt trời, trăng, sao, địa hình
B. Từ trường trái đất
C. Thành phần hóa học của nước
D. Hướng dòng nước chảy
Câu 218. Tập tính KHÔNG bao gồm trong tập tính sinh sản của động vật:
A. Tìm kiếm bạn tình
B. Làm tổ và ấp trứng
C. Kiếm ăn
D. Chăm sóc và bảo vệ con non
Câu 219. Tập tính KHÔNG thuộc tập tính xã hội:
A. Làm tổ và ấp trứng
B. Hợp tác
C. Vị tha
D. Thứ bậc
Câu 220. Pheromone là:
A. Chất hóa học được sản sinh từ lá của cây, gây ra các đáp ứng giống nhau trên các cá
thể cùng loài
B. Mang thông tin chung của các loài do có cấu tạo giống nhau trong sinh giới
C. Được xem là tín hiệu giao tiếp giữa cá thể khác loài
D. Chất hóa học do động vật sản sinh và giải phóng vào môi trường sống, gây đáp ứng
khác nhau giữa các cá thể cùng loài
Câu 221. Con lớn thường đi đầu đàn là ví dụ về:
A. Tập tính vị tha
B. Tập tính kiếm ăn
C. Tập tính thứ bậc
D. Tập tính hợp tác
Câu 222. Chọn đáp án phát biểu đầy đủ nhất về pheromone.
Pheromone có thể gây ra:
A. Các tập tính liên quan đến sinh sản và không liên quan đến sinh sản, thậm chí được
xem là tín hiệu hóa học giao tiếp giữa các cá thể cùng loài
B. Các tập tính liên quan đến sinh sản, thậm chí được xem là tín hiệu hóa học giao tiếp
giữa các cá thể khác loài
C. Các tập tính liên quan đến sinh sản và không liên quan đến sinh sản, thậm chí được
xem là tín hiệu hóa học giao tiếp giữa các cá thể khác loài
D. Các tập tính không liên quan đến sinh sản, thậm chí được xem là tín hiệu hóa học giao
tiếp giữa các cá thể cùng loài
Câu 223. Hình thức học tập đơn giản nhất ở động vật
A. In vết
B. Học liên hệ
C. Học cách nhận biết không gian
D. Quen nhờn
Câu 224. Hình thức học tập in vết phát triển nhất ở:
A. Chim
B. Cáo
C. Rắn
D. Heo
Câu 225. In vết khác với các kiểu học tập khác là:
A. Bao gồm nhiều giai đoạn nhỏ
B. Có giai đoạn then chốt
C. Chỉ hoàn thiện khi con non trưởng thành
D. Giai đoạn phát triển rất dài
Câu 226. Động vật định vị vị trí một cách hiệu quả và linh hoạt là nhờ:
A. Phân tích thành phần hóa học của nước
B. Từ trường trái đất
C. Liên hệ nhiều vị trí nhất định với nhau
D. Dựa vào vị trí của sao trên trời
Câu 227. Học liên hệ có thể chia thành hai loại là:
A. Điều kiện lí đáp ứng và điều kiện hóa hành động
B. Điều kiện hóa đáp ứng và điều kiện hóa hành động
C. Điều kiện hóa đáp ứng và điều kiện lí hành động
D. Điều kiện lí đáp ứng và điều kiện lí hành động
Câu 228. Khi kết hợp đồng thời âm thanh và cho chó ăn, sau vài lần chỉ cần nghe thấy âm
thanh chó cũng tiết nước bọt là ví dụ về:
A. Điều kiện lí đáp ứng
B. Điều kiện lí hành động
C. Điều kiện hóa hành động
D. Điều kiện hóa đáp ứng
Câu 229. Thí nghiệm của Skinner là một ví dụ cơ bản về:
A. Điều kiện hóa hành động
B. Điều kiện hóa đáp ứng
C. Điều kiện lí hành động
D. Điều kiện lí đáp ứng
Câu 230. Dạng học tập phức tạp nhất của động vật là:
A. Học xã hội
B. Nhận thức và giải quyết vấn đề
C. Học liên hệ
D. Học định hướng
Câu 231. Nối cột A với cột B sao cho các ví dụ trùng khớp với tên của chúng.
A B
1. Tập tính bẩm sinh a. Trẻ con rửa tay
2. Học xã hội b. Nhện đan lưới
3. In vết c. Vịt con đi theo vịt mẹ từ khi mới sinh
ra
A. 1-a, 2-b, 3-c
B. 1-c, 2-a, 3-b
C. 1-b, 2-c, 3-a
D. 1-b, 2-a, 3-c
Câu 232. Nối cột A với cột B sao cho các ví dụ trùng khớp với tên của chúng.
A B
1. Quen nhờn a. Định hướng không gian môi trường
b. Tinh tinh học con trưởng thành cách
2. Nhận biết không gian
đập vỡ quả cọ dầu
c. Dọa đánh mèo nhiều lần nhưng
không thực sự đánh. Ban đầu mèo co
3. Học xã hội
người nhưng sau một thời gian dọa
quen thì mèo không còn sợ nữa
A. 1-c, 2-a, 3-b
B. 1-a, 2-b, 3-c
C. 1-b, 2-c, 3-a
D. 1-b, 2-a, 3-c
Câu 233. Nối cột A với cột B sao cho các ví dụ trùng khớp với tên và định nghĩa của
chúng.
A B
a. Sinh ra đã có, di truyền từ bố mẹ

1. Tập tính bẩm sinh b. Sau nhiều lần ăn thử sâu có màu
đỏ và bị ngộ độc, chim chích
không ăn loại sâu này nữa
c. Mọt gỗ chuyển động nhanh khi đi
qua vùng khô
2. Tập tính học được
d. Hình thành trong quá trình sống
của cá thể
A. 1-ab, 2-cd
B. 1-ac, 2-bd
C. 1-ad, 2-bc
D. 1-bc, 2-ad
Câu 234. Nối cột A với cột B sao cho các ví dụ trùng khớp với tên của chúng.
A B
a. Bao gồm nhiều tập tính nhỏ như tìm
1. Tập tính bảo vệ lãnh thổ kiếm bạn tình, ấp trứng, chăm sóc
con,…
b. Nếu kẻ khác cố tình xâm nhập và khu
vực bảo vệ thì con chủ sẽ xua đuổi kẻ
2. Tập tính sinh sản
xâm nhập, đôi khi xảy ra các trận
chiến dữ dội
c. Chim bay về phương Nam khi mùa
3. Tập tính di cư
đông đến
A. 1-a, 2-b, 3-c
B. 1-b, 2-a, 3-c
C. 1-b, 2-c, 3-a
D. 1-c, 2-b, 3-a
Câu 235. Nối cột A với cột B sao cho hai cột trùng khớp ý nghĩa với nhau.
A B
a. Tập trung trí não để ghi nhớ, sắp xếp
1. Quá trình học tập ở người
thông tin
2. Giai đoạn tiếp nhận và xử lí thông
b. Diễn ra theo hai giai đoạn
tin
c. Não bộ chuyển hóa thông tin thành
3. Giai đoạn tăng cường và củng cố nhận thức, kiến thức, kĩ năng, thái độ
và hành vi
A. 1-a, 2-b, 3-c
B. 1-b, 2-a, 3-c
C. 1-b, 2-c, 3-a
D. 1-c, 2-a, 3-b
Câu 236. Số đáp án đúng khi nói về tập tính của động vật là:
(1) Tập tính là những hành động của động vật trả lời lại kích thích từ môi trường bên
trong
(2) Tập tính đảm bảo cho sự thành công của sinh sản
(3) Việc hình thành một số tập tính không liên quan đến hệ thần kinh
(4) Tập tính bẩm sinh là tập tính sinh ra đã có, không đặc trưng cho loài
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 237. Số đáp án đúng khi nói về tập tính của động vật là:
(1) Tập tính học được là tập tính đặc trưng cho loài đó
(2) Tập tính kiếm ăn có vai trò quan trọng hàng đầu đối với sự sinh tồn của động vật
(3) Tập tính sinh sản và tập tính xã hội có thể bao gồm nhiều tập tính nhỏ khác
(4) Mỗi loài có một phạm vi bảo vệ lãnh thổ nhất định khác nhau
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 238. Số đáp án SAI khi nói về tập tính của động vật là:
(1) Tập tính hợp tác không thuộc tập tính xã hội
(2) Pheromone có thể gây ra các tập tính liên quan và không liên quan đến sinh sản
(3) Ngày nay con người đã áp dụng hiểu biết về tập tính động vật vào rất nhiều lĩnh
vực của đời sống như an ninh, quốc phòng, giải trí,…
(4) Quá trình học tập của con người bao gồm hai giai đoạn chính
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
Câu 239. Số đáp án đúng khi nói về tập tính của động vật là:
(1) Ở động vật chỉ tồn tại 6 loại hình thức học tập
(2) Học xã hội có liên quan đến khả năng nhận biết và xử lí thông tin để giải quyết
những trở ngại gặp phải
(3) In vết giúp chim non có thể in vào não hình dạng bố mẹ và các hành vi cơ bản
của loài
(4) Bướm tằm cái tiết ra pheromone để thu hút con đực đến giao phối
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 240. ĐIỀN VÀO CHỖ TRỐNG
Tập tính là những hành động của động vật trả lời lại … từ môi trường trong và ngoài,
đảm bảo cho động vật … và phát triển.
A. Tín hiệu giao tiếp – tồn tại
B. Tín hiệu giao tiếp – định hướng
C. Kích thích – tồn tại
D. Kích thích – định hướng
Câu 241. ĐIỀN VÀO CHỖ TRỐNG
Tập tính có nhiều vai trò như …, đảm bảo cho sự thành công sinh sản, và còn được xem
như một cơ chế cân bằng nội môi.
A. Làm tăng khả năng sinh tồn của động vật
B. Làm tăng khả năng về bản đồ định hướng
C. Làm tăng khả năng kiếm ăn
D. Làm tăng khả năng học tập
Câu 242. ĐIỀN VÀO CHỖ TRỐNG
Dựa vào …, có thể chia tập tính của động vật thành hai loại là tập tính học được và tập
tính bẩm sinh.
A. Thời gian
B. Nguồn gốc
C. Mức độ nhanh hay chậm
D. Độ phổ biến
Câu 243. ĐIỀN VÀO CHỖ TRỐNG
Một số tập tính bẩm sinh được kích hoạt bởi kích thích đơn giản gọi là … Ví dụ như loài
hải âu có chấm đỏ trên đầu mỏ để kích thích con non đòi ăn.
A. Kích thích dấu hiệu
B. Kích thích điểm
C. Vị trí dấu hiệu
D. Vị trí điểm
Câu 244. ĐIỀN VÀO CHỖ TRỐNG
Tập tính sinh sản và … là hai dạng tập tính đặc biệt bao gồm nhiều tập tính nhỏ bên
trong.
A. Tập tính kiếm ăn
B. Tập tính bảo vệ lãnh thổ
C. Tập tính xã hội
D. Tập tính di cư
Câu 245. ĐIỀN VÀO CHỖ TRỐNG
Khi di cư, chim bồ câu định hướng bằng …, trong khi … định hướng nhờ vào thành phần
hóa học của nước và dòng nước chảy.

A. Từ trường trái đất – cá


B. Vị trí trăng sao – cá
C. Từ trường trái đất – động vật trên cạn
D. Vị trí trăng sao – động vật trên cạn
Câu 246. ĐIỀN VÀO CHỖ TRỐNG
Tập tính … ở động vật là tập tính hy sinh quyền lợi bản thân cá thể thậm chí cả tính mạng
vì lợi ích sinh tồn của cả bầy đàn, thông thường trong thế giới động vật, nó mang nghĩa là
sự hỗ trợ cho đồng loại.
A. Thứ bậc
B. Hợp tác
C. Nhường nhịn
D. Vị tha
Câu 247. ĐIỀN VÀO CHỖ TRỐNG
Pheromone là chất hóa học gây ra các đáp ứng … ở các cá thể … có thể liên quan đến
sinh sản hoặc không liên quan đến sinh sản.
A. Giống nhau – cùng loài
B. Giống nhau – khác loài
C. Khác nhau – cùng loài
D. Khác nhau – khác loài
Câu 248. ĐIỀN VÀO CHỖ TRỐNG
Bướm tằm đực có … để thu nhận các pheromone mà bướm tằm cái tiết ra thông qua … ở
cuối bụng của mình.

A. Tuyến – anten
B. Anten – tuyến
C. Các lỗ nhỏ - anten
D. Anten – các lỗ nhỏ
Câu 249. ĐIỀN VÀO CHỖ TRỐNG
Quá trình học tập ở người diễn ra theo hai giai đoạn gồm có giai đoạn … và giai đoạn
tăng cường và củng cố.
A. Hoạt hóa gene
B. Tổng hợp protein
C. Thay đổi cấu tạo và hoạt động ở synapse
D. Tiếp nhận và xử lí thông tin
Câu 250. ĐIỀN VÀO CHỖ TRỐNG
Dựa vào tập tính …, con người tạo ra các cá thể đực bất thụ để làm suy giảm số lượng
côn trùng có hại và tiêu diệt chúng.
A. Giao phối
B. Làm tổ
C. Nuôi con
D. Ảnh hưởng bởi pheromone
2. LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1.
Cảm ứng là sự tiếp nhận và phản ứng của sinh vật đối với những thay đổi của môi trường
bên trong và ngoài 🡪 Đáp án C.
Câu 2.
Đặc điểm cảm ứng của thực vật là diễn ra chậm, khó nhận thấy và biểu hiện bằng cử
động dinh dưỡng hoặc sinh trưởng 🡪 Đáp án A.
Câu 3.
Thông qua hệ thần kinh là biểu hiện của cảm ứng ở động vật, thực vật không có hệ thần
kinh 🡪 Đáp án C.
Câu 4.
Da là bộ phận thuộc cơ thể động vật nên không thể là bộ phận tiếp nhận cảm ứng ở thực
vật 🡪 Đáp án D.
Câu 5.
Đặc điểm của cảm ứng ở động vật là diễn ra nhanh và đa dạng; trong đó mức độ, tính
chính xác phụ thuộc vào bộ phận phụ trách cảm ứng 🡪 Đáp án D.
Câu 6.
Cây trinh nữ cụp là là ví dụ về cảm ứng ở thực vật, phản ứng phải thực hiện qua cung
phản xạ ở sinh vật có hệ thần kinh nên loại trừ câu A và B 🡪 Đáp án C.
Câu 7.
Đặc điểm cảm ứng ở động vật không bao gồm diễn ra chậm 🡪 Đáp án A.
Câu 8.
Khi có ánh sáng mạnh chiếu trực tiếp vào mắt, đồng tử người sẽ co lại là ví dụ về cảm
ứng ở động vật 🡪 Đáp án B.
Câu 9.
Bộ phận xử lí thông tin trong cảm ứng của động vật là là tủy sống và não bộ ở trung
ương 🡪 Đáp án B.
Câu 10.
Thực vật chưa có hệ thần kinh 🡪 Đáp án A.
Câu 11.
Cảm ứng có vai trò giúp sinh vật thích nghi với môi trường, đảm bảo cho chúng tồn tại và
phát triển 🡪 Đáp án A.
Câu 12.
Xung thần kinh là đặc trưng của cảm ứng ở động vật vì thực vật chưa có hệ thần kinh để
có các tế bào tạo xung thần kinh 🡪 Đáp án D.
Câu 13.
Đáp án A.
Câu 14.
Đáp án C.
Câu 15.
Cảm ứng thực vật khởi đầu bằng thụ thể trên màng tế bào nhận kích thích 🡪 Đáp án A.
Câu 16.
Di cư được định nghĩa là di chuyển một phần hoặc tất cả quần thể động vật từ một vùng
đến một vùng xác định 🡪 Đáp án B.
Câu 17.
Đáp án A.
Câu 18.
Động vật thực hiện cảm ứng thông qua cung phản xạ nên có sự tham gia của hệ thần kinh
🡪 Đáp án C.
Câu 19.
Động vật thu nhận kích thích thông qua thụ thể cảm giác 🡪 Đáp án C.
Loại câu A vì đó là nơi đáp ứng, loại câu B vì đó là nơi xử lí thông tin, còn câu D có từ
khóa thực vật nên cũng được loại trừ.
Câu 20.
Thông tin về kích thích môi trường ở động vật được truyền đi dưới dạng xung thần kinh
đến não bộ hoặc tủy sống 🡪 Đáp án D.
Câu 21.
Cảm ứng ở động vật thông qua cung phản xạ và phức tạp hơn so với thực vật 🡪 Đáp án
C.
Câu 22.
Cảm ứng là sự tiếp nhận và phản ứng của sinh vật đối với những thay đổi của môi trường
trong và ngoài 🡪 Đáp án A.
Câu 23.
Ngọn vây hướng về phía ánh sáng là cảm ứng theo kiểu hướng sáng ở thực vật 🡪 Đáp án
D.
Câu 24.
Cảm ứng ở thực vật thể hiện qua các cử động dinh dững hoặc sinh trưởng của cây 🡪 Đáp
án A.
Câu 25.
Cảm ứng là đặc điểm thích nghi với những thay đổi của môi trường, đảm bảo cho sinh
vật tồn tại và phát triển 🡪 Đáp án B.
Câu 26.
Ở người khi bị gai đâm vào tay, thụ thể đau ở tay sẽ chuyển thông tin đau về bộ phận xử
lí thông tin, sau đó thông tin sẽ truyền đến cơ xương làm cơ này co lại khiến chúng ta rút
tay nhanh về phía cơ thể 🡪 Đáp án B.
Loại đáp án cơ bắp vì đó là chỉ các loại cơ nói chung thông chứ không rõ là cơ xương, cơ
tim hay cơ trơn.
Câu 27.
Cảm ứng ở sinh vật được thực hiện thông qua các bộ phận: tiếp nhận kích thích, dẫn
truyền thông tin, xử lí thông tin và đáp ứng 🡪 Đáp án B.
Câu 28.
Cảm ứng ở thực vật khởi đầu bằng thụ thể trên màng tế bào tiếp nhận kích thích, thông
tin từ thụ thể được truyền qua tế bào dưới dạng dòng điện tử hoặc chất hóa học đến bộ
phận xử lí 🡪 Đáp án D.
Câu 29.
Ở động vật có hệ thần kinh, cảm ứng được thực hiện thông qua cung phản xạ để tạo ra
các đáp ứng phù hợp 🡪 Đáp án A.
Câu 30.
Ngoài các bộ phận như rễ, thân và lá, thực vật còn có thể biểu hiệu cảm ứng thông qua …
khi nhiệt độ tăng thì sẽ kích thích hoa nở 🡪 Đáp án B.
Câu 31.
Hướng nước, hướng sáng, hướng hóa là một số dạng của cảm ứng thực vật được gọi là
các cử động dinh dưỡng 🡪 Đáp án D.
Câu 32.
Điểm để phân biệt giữa cảm ứng thực vật và động vật đó chính là sự khác biệt của chúng
về diễn biến tính theo thời gian và sự ảnh hưởng của hệ thần kinh lên cảm ứng đó 🡪 Đáp
án A.
Câu 33.
Cảm ứng ở thực vật đảm bảo cho chúng tận dụng tối đa nguồn sống như nước, ảnh sáng,
dinh dưỡng khoáng hoặc tự vệ khi gặp các kích thích bất lợi, tạo điều kiện cho cây sinh
trưởng và phát triển bình thường 🡪 Đáp án B.
Câu 34.
Dù cảm ứng ở thực vật thường diễn ra chậm và khó bằng mắt thường trong thời gian
ngắn. Tuy nhiên, cũng có vận động cảm ứng cảm ứng diễn ra nhanh như phản ứng cụp lá
của cây trinh nữ 🡪 Đáp án B.
Câu 35.
Cung phản xạ diễn ra theo trật tự từ bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận phân tích và
tổng hợp thông tin → bộ phận thực hiện phản ứng 🡪 Đáp án C.
Câu 36.
Cảm ứng diễn ra nhanh nhất là co đồng tử 🡪 Đáp án A.
Loại câu B và C vì đó là cảm ứng thực vật diễn ra trong một thời gian lâu dài mới có thể
nhận thấy được.
Loại câu D vì dù đó là một trong những ngoại lệ về cảm ứng ở thực vật vì tốc độ diễn ra
nhanh nhưng vẫn chậm hơn so với cảm ứng ở động vật.
Câu 37.
Từ trường không gây ra cảm ứng ở thực vật 🡪 Đáp án B.
Câu 38.
Chạy bộ không được xem là cảm ứng để thích nghi với môi trường ở động vật 🡪 Đáp án
D.
Câu 39.
Ở động vật, thụ thể cảm nhận kích thích sẽ tạo ra các xung thần kinh truyền tải thông tin
về tủy sống hoặc não bộ để xử lí 🡪 Đáp án D.
Loại câu có liên quan đến chất trắng vì chất trắng cũng chỉ thuộc một phần của tủy sống
chứ không phải toàn bộ.
Câu 40.
Cảm ứng ở động vật được thể hiện rất đa dạng dựa vào sự phân hóa của hệ thần kinh ở
chúng 🡪 Đáp án C.
Câu 41.
(1) Cây trinh nữ cụp lá khi con người chạm tay vào => Đúng
(2) Nổi da gà khi trời lạnh => Sai vì đây là cảm ứng ở động vật
(3) Tai giúp cho con người giữ thăng bằng => Sai vì đây là cảm ứng ở động vật

(4) Đồng tử người dãn rộng khi ở trong môi trường tối => Sai vì đây là cảm ứng ở
động vật
Có 1 đáp án đúng 🡪 Đáp án A.
Câu 42.
(1) Tính chính xác của cảm ứng thay đổi tùy theo bộ phận phụ trách cảm ứng =>
Đúng
(2) Bộ phận xử lí thông tin ở trung ương là não bộ và tim mạch => Sai vì bộ phận xử
lí thông tin ở trung ương là não bộ và tủy sống
(3) Thụ thể cảm giác tiếp nhận kích thích sẽ tạo ra xung thần kinh truyền về trung
ưng => Đúng
(4) Thực hiện thông qua cung phản xạ => Đúng
Có 3 đáp án đúng 🡪 Đáp án C.
Câu 43.
(1) Cảm ứng giúp sinh vật thích ứng tốt hơn với các biến đổi của môi trường =>
Đúng
(2) Cảm ứng ở thực vật diễn ra chậm, khó nhận thấy => Đúng

(3) So với thực vật, cảm ứng ở động vật diễn ra nhanh hơn và biểu hiện rất đa dạng
=> Đúng
(4) Bộ phận xử lí thông tin ở động vật là não bộ và tủy sống => Sai vì thực vật chưa
có hệ thần kinh
Có 1 đáp án sai 🡪 Đáp án A.
Câu 44.
(1) Diễn ra nhanh hơn so với thực vật => Đúng
(2) Giúp động vật có thể tồn tại và sinh trưởng tốt => Đúng

(3) Không có sự tham gia của hệ thần kinh => Sai vì động vật phát triển hơn so với
thực vật ở chỗ có cung phản xạ tham gia vào cảm ứng
(4) Mức độ cảm ứng còn tùy thuộc vào bộ phận phụ trách cảm ứng => Đúng
Có 3 đáp án đúng 🡪 Đáp án C.
Câu 45.
(1) Giúp sinh vật tận dụng nguồn sống => Đúng
(2) Giúp sinh vật cảm nhận được xung quanh => Sai

(3) Giúp sinh vật đào thải các chất tốt hơn => Sai

(4) Tạo ra tập tính ở sinh vật => Sai


Có 1 đáp án đúng 🡪 Đáp án A.
Câu 46.
(1) Nhận thấy được bằng mắt thường ở tất cả các trường hợp => Sai vì có những cảm
ứng diễn ra rất chậm nên khó có thể nhận biết bằng mắt thường
(2) Có cung phản xạ tham gia trong quá trình cảm ứng => Sai vì thực vật chưa có hệ
thần kinh
(3) Diễn ra rất chậm => Đúng

(4) Không giúp thực vật thích nghi và tận dụng nguồn sống => Sai
Có 1 đáp án đúng🡪 Đáp án A.
Câu 47.
Đáp án C.
Câu 48.
Đáp án B.
Câu 49.
Đáp án B.
Câu 50.
Đáp án A.
Câu 51.
Cảm ứng ở thực vật là sự tiếp nhận và trả lời của thực vật đối với các kích thích từ môi
trường.

🡪 Đáp án A.

Câu 52.
Cảm ứng biểu hiện bằng sự vận động của các cơ quan, bộ phận thực vật khi nhận kích
thích từ môi trường.

🡪 Đáp án D.

Câu 53.
Các phát biểu đúng là:

(1) Cảm ứng đảm bảo cho thực vật tận dụng tối đa nguồn sống như nước, ánh sáng, dinh
dưỡng khoáng,...

(2) Cảm ứng giúp thực vật tự vệ khi gặp kích thích thích bất lợi.

(3) Cảm ứng giúp thực vật thích ứng tốt hơn với những biến đổi thường xuyên của môi
trường sống, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển bình thường.
🡪 Đáp án C.

Câu 54.
Hormone không phải là các tác nhân kích thích gây ra cảm ứng ở thực vật.

🡪 Đáp án B.

Câu 55.
Cảm ứng thường diễn ra chậm và khó nhận biết bằng mắt thường trong thời gian ngắn.

🡪 Đáp án C.

Câu 56.
Các nhận định đúng là:

(1) Cá yếu tố môi trường như ánh sáng, nhiệt độ, trọng lực,... là các tác nhân kích thích
gây ra cảm ứng ở thực vật.

(2) Có một số vận động cảm ứng diễn ra nhanh như: phản ứng cụp lá ở cây trinh nữ hay
phản ứng bắt mồi của cây gọng vó.

(3) Cảm ứng ở thực vật có thể liên quan đến sinh trưởng hoặc không liên quan đến sinh
trưởng.

🡪 Đáp án C.

Câu 57.
Hướng động là hình thức phản ứng của cây (thể hiện qua vận động của cơ quan, bộ phận)
đối với các tác nhân kích thích từ một hướng xác định.

🡪 Đáp án A.

Câu 58.
Khi thực vật vận động hướng về phía tác nhân kích thích được gọi là hướng động dương.

🡪 Đáp án C.

Câu 59.
Khi thực vật vận động tránh xa phía tác nhân kích thích được gọi là hướng động âm.

🡪 Đáp án D.

Câu 60.
Ngọn cây phát triển hướng về phía có ánh sáng là một ví dụ về phản ứng hướng sáng của
thực vật.

🡪 Đáp án A.

Câu 61.
Hiện tượng rễ cây sinh trưởng theo hướng tránh xa các kim loại nặng trong đất là một ví
dụ về hướng hóa âm.

🡪 Đáp án A.

Câu 62.
Quá trình kéo dài của ống phấn khi thụ tinh là một ví dụ về hướng hóa dương.

🡪 Đáp án B.

Câu 63.
Các phát biểu sai là:

(1) Các cơ quan của thực vật phát triển theo hướng giống nhau đối với hướng của trọng
lực.

🡪 Đáp án A.

Câu 64.
Khi đặt chậu cây ở vị trí nằm ngang, phần rễ sẽ sinh trưởng quay xuống đất, phần thân
sinh trưởng cong lên phía ngược lại. Đây là một ví dụ về hướng trọng lực.

🡪 Đáp án B.

Câu 65.
Hướng tiếp xúc là phản ứng sinh trưởng đối với tác động cơ học đến từ một phía.

🡪 Đáp án C.

Câu 66.
Ứng động là hình thức phản ứng của cây đối với tác nhân kích thích không định hướng.

🡪 Đáp án D.

Câu 67.
Dựa vào đặc điểm liên quan đến sinh trưởng, ứng động được chia thành: ứng động sinh
trưởng và ứng động không sinh trưởng.
🡪 Đáp án B.

Câu 68.
Ứng động không sinh trưởng là những vận động thuận nghịch do sự biến đổi sức trương
nước của cơ quan, bộ phận đáp ứng đáp ứng hoặc do xuất hiện sự lan truyền kích thích
trong các tế bào, mô chuyển hóa dưới tác dụng của các tác nhân cơ học, hóa học.

🡪 Đáp án D.

Câu 69.
Hiện tượng cụp lá ở cây trinh nữ là một ví dụ điển hình về ứng động không sinh trưởng.

🡪 Đáp án C.

Câu 70.
Ứng động sinh trưởng là những vận động xuất hiện do tốc độ sinh trưởng và phân chia tế
bào không đều ở các cơ quan, bộ phận đáp ứng, dưới tác động của các kích thích không
định hướng trong môi trường.

🡪 Đáp án B.

Câu 71.
Hiện tượng nở hoa khi có ánh sáng và cụp lại lúc chạng vạng tối ở cây bồ công anh là
một ví dụ về ứng động sinh trưởng.

🡪 Đáp án A.

Câu 72.
Vào mùa đông, khi nhiệt độ xuống thấp, ánh sáng yếu, thời gian chiếu sáng ngắn dẫn đến
chồi cây bàng ngủ (không sinh trưởng). Đây là một ví dụ về ứng động sinh trưởng.

🡪 Đáp án C.

Câu 73.
(4) Tác nhân kích thích tác động theo một hướng xác định lên các thụ thể của bộ phận
tiếp nhận kích thích.

(5) Các thông tin được truyền đến bộ phận đáp ứng.

(1) Hàm lượng auxin của hai phía đối diện nhau (so với hướng kích thích) thay đổi.

(3) Tốc độ dãn dài không đồng đều giữa các tế bào ở hai phía.
(2) Bộ phận đáp ứng uốn cong.

🡪 Đáp án A.

Câu 74.
Hiện tượng đỉnh chồi sinh trưởng theo hướng ánh sáng không phải là một ví dụ của ứng
động.

🡪 Đáp án D.

Câu 75.
Ứng dụng của hướng động vào việc thúc đẩy cây mầm vươn dài, tăng chiều cao bằng
cách hạn chế chiếu sáng trong thời gian trong thời gian đầu khi hạt nảy mầm, trồng dày
khi cây còn non là tỉa thưa khi cây đã lớn.

🡪 Đáp án B.

Câu 76.
Kéo dài thời gian ngủ của hạt, củ giống bằng cách giảm nhiệt độ, độ ẩm trong môi trường
bảo quản, hạn chế tiếp xúc ánh sáng. Đây không phải là ứng dụng của hướng động.

🡪 Đáp án C.

Câu 77.
Kích thích hạt giống, củ giống nảy mầm, đánh thức chồi ngủ bật mầm bằng cách cung
cấp thêm nước, tăng nhiệt độ môi trường. Đây là một ứng dụng của ứng động sinh
trưởng.

🡪 Đáp án A.

Câu 78.
Phản ứng của thực vật đối với các tín hiệu môi trường diễn ra thông qua các quá trình thu
nhận kích thích, dẫn truyền tín hiệu và trả lời kích thích.

🡪 Đáp án C.

Câu 79.
Hai kiểu hướng động chính là hướng động dương (sinh trưởng hướng tới nguồn kích
thích) và hướng động âm (sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích).

🡪 Đáp án B.
Câu 80.
Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng âm và hướng trọng
lực dương.

🡪 Đáp án B.

Câu 81.
Những trường hợp trên liên quan đến sức trương nước là:

(3) Sự đóng mở của lá cây trinh nữ.

(5) Khí khổng đóng mở.

🡪 Đáp án D.

Câu 82.
Ngọn cây có tính hướng trọng lực âm, hướng sáng dương.

🡪 Đáp án A.

Câu 83.
Ứng động không sinh trưởng là:

(2) Khí khổng đóng mở.

(4) Sự cụp lá ở cây trinh nữ.

🡪 Đáp án B.

Câu 84.
Trong môi trường không có chất độc hại, khi trồng cây bên bờ ao thì sau một thời gian, rễ
cây sẽ phát triển theo hướng tiếng về phía bờ ao.

🡪 Đáp án C.

Câu 85.
Khi sống trong bóng tối được chiếu sáng từ một phía, ngọn cây hướng về phía ánh sáng
là do auxin phân bố nhiều về phía ít ánh sáng.

🡪 Đáp án D.

Câu 86.
Sự đóng mở khí khổng là ứng động không sinh trưởng.
🡪 Đáp án B.

Câu 87.
Sự vận động bắt mồi của cây gọng vó là kết hợp của ứng động tiếp xúc và hóa ứng động.

🡪 Đáp án A.

Câu 88.
Hướng động tiếp xúc là dạng hướng động chỉ có ở một số loại thực vật.

🡪 Đáp án D.

Câu 89.
Hướng tiếp xúc có ở cây nho.

🡪 Đáp án C.

Câu 90.
Nước là tác nhân thường chỉ gây ra hướng động dương mà không gây ra hướng động âm.

🡪 Đáp án A.

Câu 91.
Hướng tiếp xúc không có ở loài mướp đắng.

🡪 Đáp án C.

Câu 92.
Auxin làm kích thích tế bào lớn lên và kích thích tốc độ phân chia nhanh của tế bào.

🡪 Đáp án C.

Câu 93.
Yếu tố bên trong cơ thể thực vật đóng vai trò điều tiết hướng động là hormone sinh
trưởng.

🡪 Đáp án B.

Câu 94.
Vận động bắt mồi ở cây ăn sâu bọ có liên quan đến sức trương nước trong tế bào.

🡪 Đáp án D.

Câu 95.
Đặc điểm cơ bản mà ứng động khác với hướng động là tác nhân kích thích không định
hướng.

🡪 Đáp án B.

Câu 96.
Hướng động ở cây có liên quan tới các nhân tố môi trường.

🡪 Đáp án A.

Câu 97.
Sự đóng mở khí khổng thuộc dạng ứng động không sinh trưởng.

🡪 Đáp án B.

Câu 98.
Rễ cây thường có hình lượn sóng là vì rễ cây có tính hướng trọng lực dương và hướng
nước dương.

🡪 Đáp án A.

Câu 99.
Vào rừng nhiệt đới ta gặp rất nhiều dây leo quấn quanh những cây gỗ lớn để vươn cao
lên, đó là kết quả của hướng tiếp xúc.

🡪 Đáp án A.

Câu 100.
Ở cây, bộ phận có nhiều kiểu hướng động là rễ.

🡪 Đáp án C.

Câu 101. Trong ứng động, thực vật phản ứng lại với tác nhân kích thích không định hướng 🡪
nhận định C sai
🡺 Đáp án C

Câu 102. Rễ cây phát triển hướng về phía nguồn nước 🡪 hướng nước. Hướng nước là một dạng
đặc biệt của hướng hóa.
🡺 Đáp án B
Câu 103. Auxin có vai trò quan trọng trong tính hướng sáng của thực vật. Auxin di chuyển từ
phía bị kích thích (phía sáng) đến phía không bị kích thích (phía tối). Kết quả: phía không bị kích
thích (phía tối) có nồng độ auxin cao hơn, tế bào sinh trưởng nhanh hơn.
🡺 Đáp án A

Câu 104. Hiện tượng dây mướp bò theo cọc hướng lên trên là ví dụ cho tính hướng tiếp xúc: tác
nhân kích thích định hướng là giá thể.
🡺 Đáp án B

Câu 105. Chậu cậu bị đổ, thân cây hướng lên trên, rễ hướng xuống đất là ví dụ về tính hướng
trọng lực
🡺 Đáp án B

Câu 106. Thân cây trong chậu úp ngược phát triển vươn lên 🡪 hướng trọng lực
🡺 Đáp án D

Câu 107. Đây là ví dụ về tính hướng sáng. Tính hướng sáng dương của thân cây giúp cây phát
triển vươn dài về phía nguồn sáng 🡪 ứng dụng làm tăng chiều dài của thân cây giá đỗ.

🡺 Đáp án D

Câu 108. Auxin đóng vai trò quan trọng trong tính hướng động của cây: giúp tế bào ở thân cây
sinh trưởng, phát triển hướng về phía ánh sáng; giúp tế bào ở rễ cây sinh trưởng, phát triển cắm
xuống sâu hơn trong lòng đất.

🡺 Đáp án B

Câu 109. Rễ cây phát triển hướng về phía phân bón (NPK) và phát triển ra xa chất độc
(fluorua) 🡪 tính hướng hóa.

🡺 Đáp án A

Câu 110.

(1) Hướng động là sự vận động của thực vật dưới tác nhân kích thích từ nhiều phía 🡪 tác
nhân kích thích chỉ từ một phía.
(2) Vận động nở hoa của bồ công anh là một ví dụ về tính hướng sáng (trong hướng động) 🡪
vận động nở hoa theo nhịp ngày đêm của bồ công anh là ví dụ vê tính ứng động.
(3) Hiện tượng cụp lá của cây trinh nữ là ví dụ về tính hướng động của thực vật 🡪 đây là ví
dụ về tính ứng động.
(4) Ứng dụng tính hướng sáng để làm kéo dài thân cây giá đỗ 🡪 đúng

🡺 Chỉ có 1 nhận định đúng

🡺 Đáp án A

Câu 111. Đây là ví dụ về tính hướng sáng của thực vật. Tính hướng động này giúp thân cây
vươn về phía nguồn sáng 🡪 có vai trò chủ yếu là thúc đẩy quá trình quang hợp của cây.

🡺 Đáp án B

Câu 112. Hiện tượng leo giàn của dây lèo là ví dụ về tính hướng động với tác nhân kích thích có
định hướng là giá thể 🡪 tính hướng tiếp xúc.

🡺 Đáp án D

Câu 113. Hoạt động nở của hoa mười giờ phụ thuộc vào thời gian. Hoa thường nở rộ vào buổi
sáng lúc 9h – 10h 🡪 tính ứng động, thuộc kiểu quang ứng ứng động.

🡺 Đáp án C

Câu 114. Có 2 tình huống là tính ứng động không sinh trưởng vì không liên quan đến sự phân
chia, sinh trưởng và phát triển của tế bào:

(2) Khí khổng đóng mở

(4) Sự khép lại và xòe ra của lá cây trinh nữ

🡺 Đáp án B

Câu 115. Hiện tượng lá cụp xuống khi chạm tay vào là ứng động không sinh trưởng, không liên
quan đến sự thay đổi theo ngày giờ, mùa.

🡺 Đáp án B

Câu 116. Hoạt động bắt mồi của cây gọng vó là kết hợp của
(1) Ứng động tiếp xúc: Côn trùng đậu trên cây gọng vó tạo ra tác động cơ học (gọi là tác nhân
kích thích cơ học). Lông tuyến của cây gọng vó phản ứng bằng cách uốn cong và tiết axit
phoocmic. Đầu tận cùng của lông là nơi tiếp nhận kích thích. Cơ chế: sóng lan truyền kích thích.
(2) Hóa ứng động: Côn trùng đậu trên cây gọng vó. Các hợp chất chứa Nitơ trong cơ thể côn
trùng là tác nhân kích thích hóa học. Đầu sợi lông là nơi tiếp nhận kích thích. Phản ứng bằng
cách gập lông lại giữ con mồi và tiết dịch tiêu hóa con mồi.

🡺 Đáp án A

Câu 117. Có 3 ví dụ về tính hướng động:


(2) Chậu hoa cẩm tú cầu đặt trong phòng có thân hướng về phía cửa sổ 🡪 tính hướng sáng

(4) Rễ cây ở sa mạc cắm sâu vào trong đất để tìm nguồn nước 🡪 tính hướng nước

(5) Đặt chậu cây úp ngược, thân cây hướng lên phía trên 🡪 tính hướng trọng lực (hướng đất)

2 tình huống còn lại là ví dụ về tính ứng động

🡺 Đáp án C

Câu 118. Có 3 tình huống về tính ứng động:


(1) Hoa tulip nở khi nhiệt độ môi trường phù hợp 🡪 nhiệt ứng động

(3) Lá cây họ đậu xòe ra và khép lại 🡪 quang ứng động

(5) Hoa thanh long nở vào buổi tối, cụp lại vào buổi sáng 🡪 quang ứng động

2 tình huống còn lại là ví dụ về tình hướng động.

🡺 Đáp án C

Câu 119. Rễ cây mẫn cảm với auxin hơn thân cây vì vậy khi nồng độ auxin phía tối cao hơn gây
ức chế sự sinh trưởng kéo dài tế bào làm cho rễ uốn cong xuống đất 🡪 tính hướng sáng âm.
Rễ cây có xu hướng phát triển tránh xa các chất độc trong đất 🡪 ngược hướng với tác nhân kích
thích 🡪 tính hướng hóa âm

🡺 Đáp án B

Câu 120. Hoa cây nắm ấp bắt côn trùng là ví dụ cho tính ứng động không sinh trưởng vì không
liên quan đến sự phân chia, sinh trưởng của tế bào. Các ví dụ còn lại là tính ứng động sinh
trưởng vì liên quan đến sự phân chia, sinh trưởng của tế bào.
🡺 Đáp án D
Câu 121. Thân cây đặt trong buồng tối có tính hướng sáng dương nên thân sinh trưởng, phát
triển vươn dài về phía có nguồn sáng. Trong khi đó, cây đặt ngoài ánh sáng do không có tính
hướng sáng (phản ứng với tác nhân kích thích định hướng) nên không có hiện tượng vươn dài
này.
🡺 Đáp án D

Câu 122. Vận động hướng đất là do sự phân bố điện tích và auxin không đều ở hai mặt rễ. Mặt
trên có lượng auxin thích hợp cần cho sự phân chia lớn lên và kéo dài tế bàọ làm rễ cong xuống
đất. Rễ có hướng đất dương, chồi ngọn thì hướng đất âm.
🡺 Đáp án B

Câu 123. Hoạt động nở của hoa tulip phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường 🡪 nhiệt ứng động
trong ứng động sinh trưởng.
🡺 Đáp án C

Câu 124. Hoạt động cụp/mở của lá do sự thay đổi sức trương của nước 🡪 không phải hoạt động
cụp/nở của hoa.
🡺 Đáp án A

Câu 125. Thân cây bám vào và vận động theo hướng của tác nhân kích thích (tường nhà) 🡪
hướng tiếp xúc. Đặc điểm này cũng được tìm thấy ở các loài dây leo với hiện tượng leo giàn như
mồng tơi, mướp, bí.
🡺 Đáp án C

Câu 126. Cây trồng trong chậu úp ngược thì thân cây có xu hướng vươn lên trên 🡪 hướng trọng
lực
🡺 Đáp án C

Câu 127. Hoa quỳnh có tính quang ứng động. Có 4 loài hoa có tính quang ứng động: hoa mười
giờ, hoa thanh long, hoa bồ công anh, họ hoa cúc.
🡺 Đáp án C

Câu 128.
Hiện tượng (1) là hướng hóa âm vì rễ cây phát triển về hướng ngược với tác nhân kích thích
(chất độc).

Hiện tượng (2) là hướng sáng âm của rễ cây trong tính hướng sáng
Hiện tượng (3) là hướng trọng lực âm của thân cây vì thân cây hướng lên trên 🡪 ngược hướng
trọng lực.

Hiện tượng (4): sự leo giàn của thân cây mồng tơi là tính hướng động hướng dương vì thân cây
vận động về hướng của tác nhân kích thích (giá thể).

Hiện tượng (5): hoạt động nở, cụp của hoa theo chu kỳ đồng hồ sinh học là tính ứng động.

🡺 Chỉ có 1 tình huống thỏa


🡺 Đáp án A

Câu 129. Có 2 loài hoa có tính nhiệt ứng động gồm hoa tulip và hoa nghệ tây vì sự nở hoa phụ
thuộc vào nhiệt độ môi trường
Hoa quỳnh, bồ công anh và hoa mười giờ có tính quang ứng độngvì sự nở hoa phụ thuộc chu kỳ
ngày đêm.

🡺 Đáp án A

Câu 130. Cả 5 loài thực vật đều có tính quang ứng động
- Hoa mười giờ nở rộ vào 9 – 10h sáng
- Hoa cây thanh long, cỏ ba lá, bồ công anh và hoa quỳnh nở vào ban đêm – sáng sớm
🡺 Đáp án D

Câu 131. Thân cây giá đỗ chỉ quay về hướng có ánh sáng nếu nguồn sáng đến từ một phía 🡪 đặc
điểm của tính hướng ánh sáng trong hướng động.
🡺 Đáp án D

Câu 132. Nhận định A sai vì ứng động là phản ứng của thực vật đối với tác nhân kích thích
không định hướng
🡺 Đáp án A

Câu 133.
(1) Hoạt động nở hoa của hoa nghệ tây phụ thuộc vào nhiệt độ 🡪 nhiệt ứng động;

(2) Hoạt động nở hoa của hoa quỳnh theo chu kỳ ngày đêm 🡪 quang ứng động

(3) Sự cụp lá của cây hoa trinh nữ là do thay đổi sức trương của nước khi tiếp xúc 🡪 làm lá mất
nước và cụp lại 🡪 ứng động sức trương
(4) Hóa ứng động: Côn trùng đậu trên cây gọng vó. Các hợp chất chứa Nitơ trong cơ thể côn
trùng là tác nhân kích thích hóa học. Đầu sợi lông là nơi tiếp nhận kích thích. Phản ứng bằng
cách gập lông lại giữ con mồi và tiết dịch tiêu hóa con mồi.

🡺 Đáp án B

Câu 134.
Nhận định đúng: ứng động không sinh trưởng gồm: ứng động sức trương, ứng động tiếp xúc và
hóa ứng động.

Nhận định A sai vì ứng động không sinh trưởng không liên quan đến sự phân chia và lớn lên của
tế bào.

Nhận định B sai vì ứng động không sinh trưởng là phản ứng của cây trước các tác nhân không
định hướng

Nhận định C sai vì hoạt động nở của hoa theo chu kỳ ngày đêm là một ví dụ về ứng động sinh
trưởng

🡺 Đáp án D

Câu 135. Có 3 nhận định sai:


(2) Thân cây và rễ cây hướng sáng dương 🡪 trong tính hướng sáng, thân/cành hướng sáng
dương, rễ hướng sáng âm.

(3) Tế bào phía sáng có nồng độ auxin cao hơn nên kích thích các tế bào ở đây sinh trưởng,
phát triển nhanh hơn 🡪 tế bào phía tối có nồng độ auxin cao hơn.
(4) Thân/cành mẫn cảm với nồng độ auxin hơn là rễ cây 🡪 rễ cây mẫn cảm với nồng độ
auxin hơn thân/cành.
🡺 Đáp án C

Câu 136.
(1) Tính hướng nước là một trong những dạng hướng hóa ở cây

(4) Hướng hóa được phát hiện ở rễ, ống phấn, lông tuyến ở cây gọng vó

Nhận định (2) sai vì thực vật có thể hướng hóa dương hoặc hướng hóa âm

Nhận định (3) sai vì fluorua và arsenat là các chất độc nên rễ cây sẽ phát triển ra xa các chất này.

🡺 Đáp án B
Câu 137. (1) Hướng động xảy ra khi tốc độ sinh trưởng tại hai phía của cơ quan tiếp nhận kích
thích không đều nhau. (2) Hướng động dương là do các tế bào ở phía không được kích thích
phân chia và sinh trưởng nhanh hơn bên được kích thích. Ngược lại, (3) Hướng động âm là do
các tế bào phía được kích thích phân chia và sinh trưởng nhanh hơn phía không có kích thích.
🡺 Đáp án D

Câu 138.
(1), (2), (3) là ví dụ về tính hướng động

(4) và (5) là ví dụ về tính ứng động

🡺 Đáp án A

Câu 139. Ứng động là hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng.
Ứng động sinh trưởng là kiểu ứng động trong đó các tế bào ở 2 phía đối diện nhau của cơ quan
có tốc độ sinh trưởng khác nhau do tác động của kích thích không định hướng. Cơ sở tế bào học
là do tốc độ sinh trưởng dãn dài không đều của tế bào tại hai phía (3) trên và dưới của các cơ
quan lá và cánh hoa.
🡺 Đáp án C

Câu 140. Tính ứng động của cây trinh nữ là ứng động không sinh trưởng nên không liên quan
đến sự sinh trưởng của các tế bào ở cơ quan cây.
🡪 Đáp án D

Câu 141. Ứng động đáp ứng với tác nhân kích thích không định hướng. Ví ụ: hiện tượng nở hoa
về đêm của hoa quỳnh là ứng động, do tác nhân ánh sáng tự nhiên không đến từ một phía cụ thể
nà. Hướng động là đáp ứng với tác nhân kích thích có định hướng. Ví dụ: hoa hướng dương
hướng về phía nguồn sáng là hướng mặt trời mọc.
🡺 Đáp án A

Câu 142. Ứng động sinh trưởng là kiểu ứng động liên quan đến sự phân chia và lớn lên của các
tế bào trên cơ quan thực vật. Tốc độ sinh trưởng không đều giữa các phía của bộ phận chịu tác
nhân kích thích không định hướng.
🡺 Đáp án C

Câu 143.
Ứng động sinh trưởng: 1, 2, 3

Ứng động không sinh trưởng: 4, 5, 6, 7


🡺 Đáp án A

Câu 144. Hiện tượng cây nắp ấm bắt côn trùng là ứng đông không sinh do sự giảm sức trương
nước. Khi con mồi chạm vào lá làm kích thích giảm sức trương ở các gai, nắp đậy lại giữ chặt
con mồi.
🡺 Đáp án D

Câu 145. Việc giảm nhiệt độ môi trường là ứng dụng tính nhiệt ứng động, từ đó làm thay đổi tốc
độ sinh trưởng, phát triển của hat giống 🡪 kéo dài thời gian ngủ của hạt, củ.
🡺 Đáp án C

Câu 146. Do sự phân bố điện tích và auxin không đều ở hai mặt rễ. Mặt trên có lượng auxin
thích hợp cần cho sự phân chia lớn lên và kéo dài tế bàọ làm rễ cong xuống đất. Đây là tính
hướng trọng lực hay hướng đất của thực vật.
🡺 Đáp án B

Câu 147. Vận động nở hoa chịu sự chi phối của nhiệt độ (tính nhiệt ứng động) và ánh sáng
(quang ưng động).
🡺 Đáp án D

Câu 148. Sự thay đổi áp suất trương nước là do thay đổi nồng độ ion K+ nội bào. Nồng độ K+
thấp, tế bào bị mất nước làm cho lá cụp lại.
🡺 Đáp án D

Câu 149. Tính ứng động giúp cây có thể thích nghi tốt với những biến đổi từ môi trường bên
ngoài.
🡺 Đáp án A

Câu 150. Cử động bắt mồi của thực vật là ứng động không sinh trưởng tương ứng với hiện
tượng xếp lá cây của cây trinh nữ khi có va chạm.
🡺 Đáp án C

Câu 151.
Hệ thần kinh dạng lưới thường gặp ở động vật có cơ thể đối xứng tỏa tròn.

🡪 Đáp án A.

Câu 152.
Ở động vật chưa có hệ thần kinh, cảm ứng là sự chuyển động của cả cơ thể đến kích thích
có lợi hoặc tránh xa kích thích có hại.

🡪 Đáp án D.

Câu 153.
Các động vật có đặc điểm hệ thần kinh khác nhau có sự khác nhau về tốc độ, độ chính
xác và phức tạp của cảm ứng.

🡪 Đáp án B.

Câu 154.
Ở động vật có hệ thần kinh, dựa vào đặc điểm cấu trúc hệ thần kinh chia thành các nhóm:
hệ thần kinh dạng lưới, hệ thần kinh dạng chuỗi hạch, hệ thần kinh dạng ống.

🡪 Đáp án C.

Câu 155.
Ở hệ thần kinh lưới, các tế bào thần kinh phân bố rải rác khắp cơ thể và liên kết với nhau
tạo thành mạng lưới thần kinh.

🡪 Đáp án B.

Câu 156.
Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch thường gặp ở các ngành giun như Giun dẹp, Giun tròn.

🡪 Đáp án C.

Câu 157.
Mỗi hạch thần kinh trong hệ thần kinh chuỗi hạch là một trung tâm điều khiển hoạt động
của một vùng xác định trên cơ thể.

🡪 Đáp án D.

Câu 158.
Ở chân khớp, hạch đầu là hạch phát triển hơn so với các hạch khác và chi phối các hoạt
động phức tạp của cơ thể.

🡪 Đáp án C.

Câu 159.
Hệ thần kinh ống gặp ở động vật có xương sống.
🡪 Đáp án B

Câu 160.
Các nhận định đúng là:

(1) Hệ thần kinh ống cấu tạo từ rất lớn tế bào thần kinh.

(2) Hệ thần kinh ống gặp ở động vật thuộc các lớp Cá, Lưỡng cư, Bò sát, Chim và Thú.

(3) Các tế bào thần kinh tập trung thành một ống nằm ở phần lưng cơ thể.

🡪 Đáp án C.

Câu 161.
Các tế bào thần kinh của hệ thần kinh dạng ống được phân chia thành: thần kinh trung
ương (gồm não bộ và tủy sống) và thần kinh ngoại biên (gồm các hạch thần kinh và các
dây thần kinh não, tủy).

🡪 Đáp án B.

Câu 162.
Hệ thần kinh ống hoạt động theo nguyên tắc phản xạ.

🡪 Đáp án A.

Câu 163.
Trong hệ thần kinh ống, các thụ thể cảm giác tiếp nhận kích thích từ môi trường và gửi
thông tin theo các dây thần kinh cảm giác về tủy sống và não bộ, từ đây xung thần kinh
theo dây thần kinh vận động đến các cơ quan đáp ứng và gây đáp ứng.

🡪 Đáp án C.

Câu 164.
Tế bào thần kinh còn được gọi là neuron.

🡪 Đáp án B.

Câu 165.
Đơn vị cấu tạo chức năng của hệ thần kinh là neuron.

🡪 Đáp án D.

Câu 166.
Hầu hết các neuron đều được cấu tạo từ ba thành phần: thân, sợi nhánh, sợi trục.

🡪 Đáp án D.

Câu 167.
Sợi trục của neuron có chức năng truyền xung thần kinh đến tế bào khác.

🡪 Đáp án C.

Câu 168.
Các đoạn nhỏ trên sợi trục không được bao myelin bao bọc gọi là các eo Ranvier.

🡪 Đáp án D.

Câu 169.
Chức năng của neuron là tiếp nhận kích thích, tạo ra xung thần kinh và truyền xung thần
kinh đến neuron khác hoặc tế bào khác.

🡪 Đáp án B.

Câu 170.
Điện thế nghỉ là sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích
thích, bên trong màng mang điện tích âm so với bên ngoài màng mang điện tích dương.

🡪 Đáp án C.

Câu 171.
Trên sợi thần kinh không có bao myelin, điện thế hoạt động là truyền là do khử cực, đảo
cực và tái phân cực liên tiếp từ vùng này sang vùng khác kế tiếp.

🡪 Đáp án A.

Câu 172.
Nhận định đúng là:

(1) Điện thế hoạt động xuất hiện không dừng tại điểm phát sinh mà lan truyền dọc theo
sợi thần kinh.

🡪 Đáp án A.

Câu 173.
Xung thần kinh từ sợi trục của neuron này đi qua synapse sang tế bào khác.
🡪 Đáp án A.

Câu 174.
Synapse là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh hoặc giữa tế bào thần
kinh với tế bào khác.

🡪 Đáp án D.

Câu 175.
Synapse có hai loại là synapse hóa học và synapse điện.

🡪 Đáp án B.

Câu 176.
Loại synapse phổ biến ở động vật là synapse hóa học.

🡪 Đáp án C.

Câu 177.
Thông tin dưới dạng xung thần kinh đi đến synapse được truyền qua synapse nhờ chất
chuyển giao thần kinh.

🡪 Đáp án D.

Câu 178.
Cả 4 nhận định đều đúng.

🡪 Đáp án D.

Câu 179.
Đường dẫn truyền hướng tâm trong một cung phản xạ là: dây thần kinh cảm giác do các
neuron cảm giác tạo thành.

🡪 Đáp án B.

Câu 180.
Đường dẫn truyền li tâm trong một cung phản xạ là: dây thần kinh vận động do các
neuron vận động tạo thành.

🡪 Đáp án A.
Câu 181. Thụ thể cảm giác có chức năng tiếp nhận và chuyển đổi các dạng năng lượng
của kích thích thành điện thế thụ thể, khởi phát điện thế hoạt động lan truyền tới xung
thần kinh.
🡪 Đáp án C.

Câu 182.
- Thụ thể cơ học có vai trò phát hiện các biến dạng vật lý gây ra do các dạng năng lượng
cơ học.

- Thụ thể hóa học có vai trò phát hiện các phân tử hóa học đặc hiệu và nồng độ của chúng
trong máu.

- Thụ thể điện tử có vai trò phát hiện các dạng khác nhau của năng lượng điện từ như ánh
sáng nhìn thấy, dòng điện và từ trường.

- Thụ thể nhiệt có vai trò phát hiện nóng lạnh, gửi thông tin đến trung khu điều hòa thân
nhiệt nằm ở phần sau vùng dưới đồi, qua đó điều hòa nhiệt độ.

- Thụ thể đau phát hiện các dạng khác nhau của năng lượng điện từ như ánh sáng nhìn
thấy, dòng điện và từ trường.

🡪 Đáp án B.

Câu 183.
Khứu giác có vai trò gây nhiều phản ứng khác nhau như tìm kiếm thức ăn, chọn thức ăn
phù hợp, tránh kẻ thù, tìm đến bạn tình, định hướng đường đi, nhận ra con mới sinh.

🡪 Đáp án D.

Câu 184.
Đường đi của ánh sáng khi khúc xạ từ vật vào mắt: ánh sáng đi vào mắt, qua hệ thống
khúc xạ ánh sáng, tế bào hạch, tế bào lưỡng cực, cuối cùng đến tế bào que và nón.

🡪 Đáp án B.

Câu 185.
Lượng thông tin của thụ thể quang học là lớn nhất so với các thụ thể cảm giác khác mà cơ
thể tiếp nhận được

🡪 Đáp án A.

Câu 186.
Bộ phận tiếp nhận âm thanh gồm: tai ngoài, tai giữa và ốc tai.

🡪 Đáp án B.

Câu 187.
Chức năng giữ thăng bằng của cơ thể là nhờ: cơ quan tiền đình nằm trong tai trong.

🡪 Đáp án C.

Câu 188.
Cơ quan tiền đình gồm: nang cầu, nang bầu dục và ba ống bán khuyên.

🡪 Đáp án D.

Câu 189.
Động vật không xương sống có hệ thần kinh kém phát triển, khó thành lập phản xạ có
điều kiện.

🡪 Đáp án A.

Câu 190.
Phản xạ có điều kiện có số lượng vô hạn.

🡪 Đáp án C.

Câu 191.
Các nhận định đúng về phản xạ không điều kiện:

(1) Do di truyền, sinh ra đã có.

(2) Rất bền vững.

🡪 Đáp án B.

Câu 192.
Động vật có hệ thần kinh dạng lưới khi bị kích thích thì co toàn bộ cơ thể.

🡪 Đáp án D.

Câu 193.
Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch được hình thành bởi các tế bào thần kinh tập trung thành
các hạch thần kinh và được nối với nhau tạo thành chuỗi hạch nằm dọc theo chiều dài cơ
thể.
🡪 Đáp án A.

Câu 194.
Điều không đúng với đặc điểm của hệ thần kinh dạng chuỗi hạch là: phản ứng toàn thân,
tiêu tốn nhiều năng lượng so với thần kinh dạng lưới.

🡪 Đáp án D.

Câu 195.
Bộ phận của não phát triển nhất là bán cầu đại não.

🡪 Đáp án B.

Câu 196.
Khi chạm tay phải gai nhọn, trật tự đúng với cung phản xạ co ngón tay là:

Thụ quan đau ở da→ sợi cảm giác của dây thần kinh tủy → tủy sống → sợi vận động của
dây thần kinh tủy → các cơ ngón tay.

🡪 Đáp án C.

Câu 197.
Bộ phận quan trọng nhất đóng vai trò điều khiển các hoạt động cơ thể là bán cầu đại não.

🡪 Đáp án B.

Câu 198.
Phản xạ đơn giản thường là phản xạ không điều kiện, thực hiện trên cung phản xạ do
một số tế bào thần kinh nhất định tham gia và thường do tủy sống điều khiển.

🡪 Đáp án A.

Câu 199.
Điều không đúng đối với sự tiến hóa của hệ thần kinh là tiến hóa theo hướng tăng lượng
phản xạ nên cần nhiều thời gian để phản ứng.

🡪 Đáp án D.

Câu 200.
Hiện tượng ta hắc xì hơi khi hít phải bụi là phản xạ không điều kiện.

🡪 Đáp án D.
Câu 201.
Tập tính là những hành động của động vật trả lời lại các kích thích 🡪 Đáp án B.
Câu 202.
Tập tính được thể hiện khi con vật nhận kích thích từ bên trong hoặc từ bên ngoài cơ
thể 🡪 Đáp án A.
Loại đáp án B vì kích thích tại não bộ chỉ là kích thích từ bên trong, ngoại cảnh và thiên
nhiên sinh sống chỉ là kích thích từ bên ngoài.
Câu 203.
Kích thích bên trong cho động vật biết tin về điều gì đang xảy ra trong cơ thể 🡪 Đáp án
C.
Câu 204.
Đáp án D.
Câu 205.
Vai trò của tập tính ở động vật bao gồm tăng khả năng sinh tồn, tăng sự thành công sinh
sản và là một cơ chế cân bằng nội môi 🡪 Đáp án B.
Câu 206.
Khi thời tiết lạnh, cơ thể thằn lằn bị hạ nhiệt độ, thụ thể sẽ báo tin về não và buộc thằn lằn
phải di chuyển đến nơi có ánh năng để thu nhiệt là ví dụ về vai trò về cân bằng nội môi
(duy trì nhiệt độ bên trong cơ thể ổn định để sinh tồn) 🡪 Đáp án C.
Câu 207.
Tập tính bẩm sinh là sinh ra đã có, di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài 🡪 Đáp án A.
Câu 208.
Tinh tinh đập quả dầu cọ để ăn là ví dụ về quá trình tự học (học xã hội thông qua con lớn
hơn để biết cách ăn quả dầu cọ) 🡪 Đáp án B.
Câu 209.
Tập tính học được là tập tính hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học
tập và rút kinh nghiệm 🡪 Đáp án B.
Câu 210.
Cơ sở giải thích tại sao học tập có thể đưa đến hình thành tập tính mới là sự hình thành
mối liên hệ thần kinh mới giữa các neuron 🡪 Đáp án A.
Câu 211.
Người ta chia ra hai loại tập tính là dựa vào nguồn gốc 🡪 Đáp án A.
Câu 212.
Tập tính có vai trò quan trọng hàng đầu đối với sự sinh tồn của động vật là tập tính kiếm
ăn 🡪 Đáp án D.
Câu 213.
Đáp án B.
Câu 214.
Đáp án C.
Câu 215.
Tập tính sinh sản ở động vật mang tính bản năng của loài đó và mỗi loài có một tập tính
sinh sản riêng gồm nhiều tập tính nhỏ khác 🡪 Đáp án A.
Câu 216.
Di cư được định nghĩa là di chuyển một phần hoặc tất cả quần thể động vật từ một vùng
đến một vùng xác định 🡪 Đáp án B.
Câu 217.
Khi di cư, động vật sống trên cạn định hướng nhờ vị trí mặt trời, trăng, sao, địa hình 🡪
Đáp án A.
Câu 218.
Kiếm ăn không phải là một tập tính sinh sản 🡪 Đáp án C.
Câu 219.
Làm tổ và ấp trứng là tập tính sinh sản của động vật 🡪 Đáp án A.
Câu 220.
Pheromone là chất hóa học do động vật sản sinh và giải phóng vào môi trường sống, gây
đáp ứng khác nhau giữa các cá thể cùng loài 🡪 Đáp án D.
Câu 221.
Con lớn thường đi đầu đàn là ví dụ về tập tính thứ bậc 🡪 Đáp án C.
Câu 222.
Đáp án A.
Câu 223.
Đáp án D.
Câu 224.
Đáp án A.
Câu 225.
In vết có sự khác biệt với các kiểu học tập khác là có giai đoạn then chốt 🡪 Đáp án B.
Câu 226.
Động vật định vị vị trí một cách hiệu quả và linh hoạt là nhờ liên hệ nhiều vị trí nhất định
với nhau mà chúng ta gọi là vị trí mốc 🡪 Đáp án C.
Câu 227.
Đáp án B.
Câu 228.
Khi kết hợp đồng thời âm thanh và cho chó ăn, sau vài lần chỉ cần nghe thấy âm thanh
chó cũng tiết nước bọt là ví dụ về điều kiện hóa đáp ứng (thí nghiệm của Pavlov) 🡪 Đáp
án D.
Câu 229.
Thí nghiệm của Skinner là một ví dụ cơ bản về điều kiện hóa hành động 🡪 Đáp án A.
Câu 230.
Dạng học tập phức tạp nhất của động vật là nhận thức và giải quyết vấn đề vì yêu cầu
phải tiếp nhận và xử lí thông tin để giải quyết các tình huống khó khăn 🡪 Đáp án B.
Câu 231.
Đáp án D.
Câu 232.
Đáp án A.
Câu 233.
Đáp án B.
Câu 234.
Đáp án B.
Câu 235.
Đáp án C.
Câu 236.
(1) Tập tính là những hành động của động vật trả lời lại kích thích từ môi
trường bên trong => Sai vì động vật còn nhận kích thích từ bên ngoài
(2) Tập tính đảm bảo cho sự thành công của sinh sản => Đúng
(3) Việc hình thành một số tập tính không liên quan đến hệ thần kinh => Sai vi
nó có liên hệ đến thần kinh trong việc tạo các liên kết mới giữa neuron
Tập tính bẩm sinh là tập tính sinh ra đã có, không đặc trưng cho loài => Sai
(4)

vì đây là tập tính đặc trưng cho loài


Có 1 đáp án đúng 🡪 Đáp án A.
Câu 237.
(1)Tập tính học được là tập tính đặc trưng cho loài đó => Sai vì tập tính bẩm
sinh mới là tập tính đặc trưng cho loài
(2) Tập tính kiếm ăn có vai trò quan trọng hàng đầu đối với sự sinh tồn của

động vật => Đúng


(3) Tập tính sinh sản và tập tính xã hội có thể bao gồm nhiều tập tính nhỏ khác

=> Đúng
(4) Mỗi loài có một phạm vi bảo vệ lãnh thổ nhất định khác nhau => Đúng

Có 3 đáp án đúng 🡪 Đáp án C.


Câu 238.
(1)Tập tính hợp tác không thuộc tập tính xã hội => Sai vì tập tính hợp tác là
một trong những tập tính bao gồm của tập tính xã hội
(2) Pheromone có thể gây ra các tập tính liên quan và không liên quan đến sinh

sản => Đúng


(3) Ngày nay con người đã áp dụng hiểu biết về tập tính động vật vào rất nhiều

lĩnh vực của đời sống như an ninh, quốc phòng, giải trí,… => Đúng
(4) Quá trình học tập của con người bao gồm hai giai đoạn chính => Đúng

Chỉ có 1 đáp án sai 🡪 Đáp án D.


Câu 239.
(1)Ở động vật chỉ tồn tại 6 loại hình thức học tập => Sai vì tồn tại rất nhiều
hình thức học tập, sách giáo khoa chỉ liệt kê 6 hình thức phổ biến nhất
(2) Học xã hội có liên quan đến khả năng nhận biết và xử lí thông tin để giải

quyết những trở ngại gặp phải => Sai vì học xã hội là bắt chước theo con
lớn hơn trong quần thể
(3) In vết giúp chim non có thể in vào não hình dạng bố mẹ và các hành vi cơ

bản của loài => Đúng


(4) Bướm tằm cái tiết ra pheromone để thu hút con đực đến giao phối => Đúng

Có 2 đáp án đúng 🡪 Đáp án B.


Câu 240.
Tập tính là những hành động của động vật trả lời lại kích thích từ môi trường trong và
ngoài, đảm bảo cho động vật tồn tại và phát triển 🡪 Đáp án C.
Tín hiệu giao tiếp chỉ là kích thích từ bên ngoài nên bị loại bỏ, định hướng chỉ là khả
năng nhận diện không gian và đóng vai trò rất nhỏ chứ không nêu lên vấn đề lớn về sinh
học đối với động vật nên cũng được loại bỏ.
Câu 241.
Tập tính có nhiều vai trò như làm tăng khả năng sinh tồn của động vật, đảm bảo cho sự
thành công sinh sản, và còn được xem như một cơ chế cân bằng nội môi 🡪 Đáp án A.
Câu 242.
Dựa vào nguồn gốc, có thể chia tập tính của động vật thành hai loại là tập tính học được
và tập tính bẩm sinh 🡪 Đáp án B.
Câu 243.
Một số tập tính bẩm sinh được kích hoạt bởi kích thích đơn giản gọi là kích thích dấu
hiệu. Ví dụ như loài hải âu có chấm đỏ trên đầu mỏ để kích thích con non đòi ăn 🡪 Đáp
án A.
Câu 244.
Tập tính sinh sản và tập tính xã hội là hai dạng tập tính đặc biệt bao gồm nhiều tập tính
nhỏ bên trong 🡪 Đáp án C.
Câu 245.
Khi di cư, chim bồ câu định hướng bằng từ trường trái đất, trong khi cá định hướng nhờ
vào thành phần hóa học của nước và dòng nước chảy 🡪 Đáp án A.
Câu 246.
Tập tính vị tha ở động vật là tập tính hy sinh quyền lợi bản thân cá thể thậm chí cả tính
mạng vì lợi ích sinh tồn của cả bầy đàn, thông thường trong thế giới động vật, nó mang
nghĩa là sự hỗ trợ cho đồng loại 🡪 Đáp án D.
Câu 247.
Pheromone là chất hóa học gây ra các đáp ứng khác nhau ở các cá thể cùng loài có thể
liên quan đến sinh sản hoặc không liên quan đến sinh sản 🡪 Đáp án C.
Câu 248.
Bướm tằm đực có anten để thu nhận các pheromone mà bướm tằm cái tiết ra thông qua
tuyến ở cuối bụng của mình 🡪 Đáp án B.
Câu 249.
Quá trình học tập ở người diễn ra theo hai giai đoạn gồm có giai đoạn tiếp nhận và xử lí
thông tin và giai đoạn tăng cường và củng cố 🡪 Đáp án D.
Câu 250.
Dựa vào tập tính giao phối, con người tạo ra các cá thể đực bất thụ để làm suy giảm số
lượng côn trùng có hại và tiêu diệt chúng 🡪 Đáp án A.
CHƯƠNG 3. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT
Câu 1. Có bao nhiêu yếu tố dưới đây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở
thực vật
(1) nước (3) nhiệt độ (5) sinh vật
(2) ánh sáng (4) khoáng (6) dinh dưỡng
A. 6. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 2. Nhiệt độ tối ưu với sinh trưởng và phát triển thực vật thường ở khoảng nào
với cây nhiệt đới?
A. 10-15. B. 15-20. C. 20-30. D. 10-20
Câu 3. Ý nào dưới đây KHÔNG đúng
A. Nhiệt độ quá cao hay quá thấp tác động trong thời gian ngắn ức chế sự sinh
trưởng của thực vật giảm khả năng thụ phấn, thu tinh
B. Nhiệt độ cao hoặc nhiệt độ thấp tác động trong thời quan ngắn có thể khởi động
sự ra hoa
C. Nhiệt độ tối ưu với sinh trưởng và phát triển thực vật thường ở khoảng 20 – 30
độ với cây nhiệt đới
D. Nhiệt độ tối ưu với sinh trưởng và phát triển thực vật thường ở khoảng 15 – 20
độ với cây ôn đới
Câu 4. Cây ra hoa trong điều kiện thời gian chiếu sáng ít hơn 10h là:
A. Cây ngày ngắn. C. Cây trung tính.
B. Cây dài ngày. D. Cây Một lá mầm.
Câu 5. Các yếu tố nào dưới đây KHÔNG phải yếu tố của ánh sáng ảnh hưởng đến
sinh trưởng và phát triển ở thực vật
A. Cường độ chiếu sáng C. Thời gian chiếu sáng
B. Thành phần quang phổ D. Màu sắc
Câu 6. Các nhân tố nào dưới đây không phải là nhân tố bên trong ảnh hưởng đến
sinh trưởng và phát triển ở thực vật
A.
A. Tuổi của cây C. Ánh sáng
B. Tương quan hormone D. Nhiệt độ
Câu 7. Xem hình dưới và cho biết ý nào không đúng ?
A. Ánh sáng nhấp nháy trong tối không làm cho cây ngày ngắn ra hoa, còn cây
ngày dài vẫn ra hoa
B. Ánh sáng nhấp nháy trong tối không làm cho cây ngày dài ra hoa, còn cây ngày
ngắn vẫn ra hoa
C. Cây ngày ngắn không ra hoa vào ngày dài
D. Cây ngày dài không ra hoa vào ngày ngắn
Câu 8. Hoocmon nào sau đây giữ vai trò quyết định trong sự ra hoa của thực vật
A.
A. Auxin B. Xitôkinin C. Gibêrelin D. Êtilen
Câu 9. Cây ngày ngắn là cây:
A. Thời gian chiếu sáng thường dưới 10 giờ, thời gian tối liên tục trên 14 giờ
B. Thời gian chiếu sáng thường trên 14 giờ hoặc thời gian tối liên tục dưới 10 giờ
C. thời gian chiếu sáng thường dưới 14 giờ, thời gian tối liên tục trên 10 giờ
D. thời gian chiếu sáng thường trên 10 giờ hoặc thời gian tối liên tục dưới 14 giờ
Câu 10. Ở thực vật, ánh sáng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến bao
nhiêu quá trình dưới đây?
1)
(1) Sinh trưởng. (4) Thoát hơi nước. (7) Hình thành quả.
(2) Thụ phấn. (5) Phát triển.
(3) Quang hợp. (6) Ra hoa.
A. 6. B. 3. C. 7. D. 4.
Câu 11. Nếu cùng cường độ chiếu sáng thì ánh sáng đơn sắc màu đỏ sẽ có hiệu quả
quang hợp
A. kém hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh tím.
B. bằng ánh sáng đơn sắc màu xanh tím.
C. lớn hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh tím.
D. nhỏ hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh lam.
Câu 12. Chất hữu cơ trong cây chủ yếu được tạo nên từ:
A. H2O B. CO2 C. Các chất D. Nito
khoáng
Câu 13. Bước sóng ánh sáng có hiệu quả cao nhất đối với quá trình quang hợp là:
A. Xanh lục B. Vàng C. Đỏ D. Da cam
Câu 14. Sinh trưởng ở thực vật là quá trình:
A. tăng chiều dài cơ thể C. tăng về khối lượng cơ thể
B. tăng về chiều ngang cơ thể D. tăng về khối lượng và kích thước
cơ thể
Câu 15. Khi nói về sinh trưởng thứ cấp, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Sinh trưởng thứ cấp là sự gia tăng về chiều dài của cơ thể thực vật
B. Sinh trưởng thứ cấp là do hoạt động của mô phân sinh bên
C. Sinh trưởng thứ cấp có ở tất cả các loài thực vật hạt kín
D. Sinh trưởng thứ cấp chỉ có ở thực vật một lá mầm
Câu 16. Quá trình nào sau đây là quá trình sinh trưởng của thực vật?
A. Cơ thể thực vật ra hoa C. Cơ thể thực vật tăng kích thước
B. Cơ thể thực vật tạo hạt D. Cơ thể thực vật rụng lá, hoa
Câu 17. Đặc điểm không có ở sinh trưởng sơ cấp là
A. làm tăng kích thước chiều dài của cây
B. diễn ra hoạt động của tầng sinh bần
C. diễn ra cả ở cây Một lá mầm và cây Hai lá mầm
D. diễn ra hoạt động của mô phân sinh đỉnh
Câu 18. Loại mô phân sinh nào sau đây không có ở cây một lá mầm?
A. Mô phân sinh bên C. Mô phân sinh lỏng
B. Mô phân sinh đỉnh cây D. Mô phân sinh đỉnh rễ
Câu 19. Quang chu kì là gì?
A. Là thời gian chiếu sáng trong cả chu kì sống của cây
B. Là thời gian chiếu sáng xen kẽ với bóng tối, liên quan đến sự ra hoa của cây
C. Là thời gian chiếu sáng của môi trường vào cây trong giai đoạn sinh trưởng
D. Là năng lượng môi trường cung cấp cho một cơ thể trong suốt chu kì sống của

Câu 20. Cho các bộ phận sau:
(1)
(1) đỉnh dễ (3) chồi nách (5) Hoa
(2) Thân (4) Chồi đỉnh (6) Lá
Mô phân sinh đỉnh không có ở
A. (1), (2) và B. (2), (3) và C. (3), (4) và D. (2), (5) và
(3) (4) (5) (6)
Câu 21. Chất nào sau đây là sắc tố tiếp nhận ánh sáng trong phản ứng quang chu kì
của thực vật?
A. Diệp lục b B. Carotenoit C. Phitocrom D. Diệp lục a
Câu 22. Ở cây Hai lá mầm, tính từ ngọn đến rễ là các loại mô phân sinh theo thứ tự:
A. mô phân sinh đỉnh ngọn → mô phân sinh bên → mô phân sinh đỉnh rễ
B. mô phân sinh đỉnh ngọn → mô phân sinh đỉnh rễ → mô phân sinh bên
C. mô phân sinh đỉnh rễ → mô phân sinh bên → mô phân sinh bên
D. mô phân sinh bên → mô phân sinh đỉnh ngọn → mô phân sinh đỉnh rễ
Câu 23. Trong đời sống, việc sản xuất giá để ăn, làm mạch nha đã ứng dụng giai
đoạn nào trong chu kì sinh trưởng và phát triển của thực vật?
A. Giai đoạn nảy mầm C. Giai đoạn ra hoa
B. Giai đoạn mọc lá, sinh trưởng D. Giai đoạn tạo quả chín
mạch
Câu 24. Trong sản xuất nông nghiệp, người ta nhổ mạ lên rồi cấy nhằm mục đích:
A. Giúp cây lúa đẻ nhánh tốt
B. Làm đứt đỉnh rễ giúp bộ rễ phát triển mạnh
C. Làm đất thoáng khí
D. Kìm hãm sự phát triển của lúa chống lốp đổ
Câu 25. Chọn chú thích đúng cho hình sau :
a. Lá Non
b. Mắt
c. Tầng phát sinh
d. Lóng
e. Mô phân sinh đỉnh
Phương án trả lời đúng là
A. 1c, 2e, 3a, 4b, 5d C. 1e, 2c, 3a, 4b, 5d
B. 1c, 2a, 3e, 4b, 5d D. 1b, 2e, 3a, 4c, 5d
Câu 26. Hãy xác định chú thích hình vẽ sau đây đúng hay sai
1 - gỗ lõi
2 - tầng phân sinh bên
3 - gỗ dác
4 - mạch rây thứ cấp
5 - bần
6 - tầng sinh bần
Phương án trả lời đúng là:
A. 1Đ, 2S, 3S, 4Đ, 5Đ, 6S C. 1Đ, 2S, 3S, 4Đ, 5S, 6Đ
B. 1Đ, 2S, 3S, 4Đ, 5S, 6S D. 1Đ, 2S, 3Đ, 4Đ, 5S, 6S
Câu 27. Cho các cơ quan sau:
(1)
(1) Chồi (5) Tầng phân sinh bên đang
hoạt động
(2) Hạt đang nảy mầm
(6) Nhị hoa
(3) Lá đang sinh trưởng
(7) Auxin có nhiều trong
(4) Thân
A. (1), (2), (3), (5) và (6) C. (1), (2), (4), (5) và (6)
B. (1), (2), (3), (4) và (5) D. (1), (2), (3), (4) và (6)
Câu 28. Khi nói về vai trò điều tiết quá trình sinh trưởng và phát triển của hoocmon
thực vật, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Sự phân hóa giới tính của hoa liên quan đến hàm lượng hoocmon trong cây
B. Ở cây non nhiều rễ phụ thì đa phần sẽ phát triển thành cây đực
C. Cây có rễ nhiều lá, có sự cân bằng hoocmon thì tỷ lệ hoa đực và hoa cái bằng
nhau, giới tính đực cái cũng ở trạng thái cân bằng
D. Cây có nhiều rễ và ít lá, có sự cân bằng hoocmon thì tỷ lệ hoa đực bằng hoa cái,
giới tính đực cái cũng ở trạng thái cân bằng
Câu 29. Gibêrelin có vai trò
A. làm tăng số lần nguyên phân, tăng chiều dài của tế bào và chiều dài thân
B. làm giảm số lần nguyên phân, tăng chiều dài của tế bào và chiều dài thân
C. làm tăng số lần nguyên phân, giảm chiều dài của tế bào và tăng chiều dài thân
D. làm tăng số lần nguyên phân và chiều dài của tế bào, giảm chiều dài thân
Câu 30. Khi nói về phitocrom, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Sắc tố cảm nhận quang chu kì và cảm nhận ánh sáng, có bản chất là protein và
được chứa trong các hạt cần ánh sáng để nảy mầm.
B. Sắc tố cảm nhận quang chu kì và cảm nhận ánh sáng, không có bản chất là
protein và được chứa trong các hạt cần ánh sáng để nảy mầm
C. Sắc tố cảm nhận quang chu kì và cảm nhận ánh sáng, có bản chất là protein và
được chứa trong các lá được chiếu sáng
D. Sắc tố cảm nhận quang chu kì và cảm nhận ánh sáng, không có bản chất là
protein và được chứa trong các lá được chiếu sáng
Câu 31. Xitôkinin chủ yếu sinh ra ở
A. đỉnh của thân và cành C. tế bào đang phân chia ở rễ, hạt, quả
B. lá, rễ D. Thân, cành
Câu 32. Auxin chủ yếu sinh ra ở
A. đỉnh của thân và cành B. lá, rễ
C. tế bào đang phân chia ở rễ, hạt, quả D. Thân, cành
Câu 33. Cho các dụng cụ, hóa chất và các đối tượng nghiên cứu như sau: Các cây
nhỏ cùng giống được trồng trong các chậu có điều kiện như nhau, auxin nhân tạo,
bông, dao. Những thao tác nào say đây có trong thí nghiệm chứng minh vai trò cua
auxin trong hiện tượng ưu thế ngọn?
1.Dùng bông tẩm auxin nhân tạo đặt vào gốc của 1 trong 2 cây, cây còn lại giữ
nguyên
2.Cắt chồi ngọn của 2 cây
3.Dùng bông tẩm auxin nhân tạo đặt lên vết cắt đỉnh ngọn của 1 trong 2 cay, còn
cây kia để nguyên
4.Cắt chồi ngọn của 1 trong 2 cây
5.Dùng hai miếng bông tẩm auxin nhân tạo đặt lên vết cắt đỉnh ngọn cây bị cắt
ngọn và đỉnh sinh trưởng của cây không bị cắt ngọn
6.Dùng hai miếng bông tẩm auxin nhân tạo đặt vào gốc của 2 cây
7.Lấy hai cây con làm thí nghiệm
A. 1, 7 B. 2, 6, 7 C. 4, 5, 7 D. 2, 3, 7
Câu 34. Gibêrelin được dùng để
A. Làm giảm độ nảy mầm của hạt, chồi, củ, kích thích sinh trưởng chiều cao của
cây, tạo quả không hạt
B. Kích thích nảy mầm của hạt, chồi, củ, sinh trưởng chiều cao của cây và phát
triển bộ rễ, tạo quả không hạt
C. kích thích nảy mầm của hạt, chồi, củ, sinh trưởng chiều cao của cây, tạo quả
không hạt
D. kích thích nảy mầm của hạt, chồi, củ, sinh trưởng chiều cao của cây, phát triển
bộ lá, tạo quả không hạt
Câu 35. Khi nói về hoocmon thực vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Những chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết hoạt động của
cây
B. Những chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra chỉ có tác dụng ức chế hoạt động
của cây
C. Những chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng kháng bệnh cho cây
D. Những chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra chỉ có tác dụng kích thích sinh
trưởng của cây
Câu 36. Hoocmôn thực vật là những chất hữu cơ cho cơ thể thực vật tiết ra
A. Có tác dụng điều hòa hoạt động của cây
B. Chỉ có tác dụng ức chế hoạt động của cây
C. có tác dụng kháng bệnh cho cây
D. chỉ có tác dụng kích thích sinh trưởng của cây
Câu 37. Cho các hoocmôn sau
(1)
(1) Auxin (3) Gibêrelin (5) Axit
abxixic
(2) Xitôkinin (4) Êtilen
Hoocmôn thuộc nhóm kìm hãm sinh trưởng là
A. (1) và (2) B. (4) C. (3) D. (4) và (5)
Câu 38. Khi nói về hoocmon thực vật, phát biểu nào sau đây sai?
A. Được vận chuyển theo mạch gỗ và mạch rây
B. Nồng độ thấp nhưng gây ra tác động sinh lí lớn
C. Thường có tính chuyên hóa thấp hơn so với động vật
D. Được tạo ra ở đâu thì gây tác động sinh lí ở đấy
Câu 39. Tuổi của cây một năm được tính theo:
A. Chiều cao của cây C. Số lá
B. Đường kính thân D. Đường kính tán lá

Câu 40. Người ta xác định tuổi của cây cà chua theo số lá. Theo lí thuyết, khi đến lá
thứ mấy thì cây sẽ bắt đầu ra hoa?
A. Lá thứ 14 B. Lá thứ 15 C. Lá thứ 12 D. Lá thứ 13
Câu 41. Cây trung tính có đặc điểm nào sau đây?
A. Ra hoa trong điều kiện ngày dài
B. Ra hoa trong điều kiện ngày ngắn
C. Ra hoa trong điều kiện chiếu sáng nhiều hơn 12h/ ngày
D. Ra hoa trong cả điều kiện ngày ngắn và ngày dài
Câu 42. Phitôcrôm Pđx có tác dụng làm cho hạt nảy mầm,
A. khí khổng mở, ức chế hoa nở C. hoa nở, khí khổng đóng
B. hoa nở, khí khổng mở D. kìm hãm hoa nở và khí khổng mở
Câu 43. Người ta làm thí nghiệm đem ngắt quãng độ dài thời gian che tối liên tục
vào ban đêm của một cây bằng một loại ánh sáng, cây đó đã không ra hoa. Cây đó
thuộc nhóm thực vật nào sau đây?
A. Cây ngày ngắn C. Cây trung tính
B. Cây ngày dài D. Cây ngày ngắn hoặc cây trung tính
Câu 44. Một cây ngày dài có độ dài ngày tới hạn là 15 giờ sẽ ra hoa. Chu kì chiếu
sáng nào dưới đây sẽ làm cây không ra hoa?
A. 16h chiếu sáng/ 8h che tối C. 15,5h chiếu sáng/ 8,5h che tối
B. 14h chiếu sáng/ 10h che tối D. 4h chiếu sáng/ 8h che tối
Câu 45. Quang chu kỳ là
A. tương quan độ dài ban ngày và ban đêm
B. thời gian chiếu sáng xen kẽ với bóng tối bằng nhau trong ngày
C. thời gian chiếu sáng trong một ngày
D. tương quan độ dài ban ngày và ban đêm trong một mùa
Câu 46. Khi nói về hai biện pháp: thắp đèn ban đêm ở các vườn trồng hoa cúc vào
mùa thu và bắn pháo hoa ban đêm ở các đồng mía vào mùa đông, phát biểu nào
sau đây là đúng?
A. Hai biện pháp này đều có tác dụng kìm hãm sự ra hoa
B. Hai biện pháp này đều có tác dụng kích thích sự ra hoa
C. Biện pháp thắp đèn vào ban đêm ở các vườn trồng cúc vào mùa thu có tác dụng
kìm hãm sự ra hoa và bắn pháo hoa ban đêm ở các đồng trồng mía vào mùa đông
có tác dụng kích thích sự ra hoa
D. Biện pháp thắp đèn vào ban đêm ở các vườn trồng cúc vào mùa thu có tác dụng
kích thích sự ra hoa và bắn pháo hoa ban đêm ở các đồng trồng mía vào mùa đông
có tác dụng kìm hãm sự ra hoa
Câu 47. Phitôcrôm là sắc tố cảm nhận quang chu kì
A. và cảm nhận ánh sáng, có bản chất là protein và có trong các hạt cần ánh sáng
để nảy mầm
B. và cảm nhận ánh sáng, có bản chất là phi protein và có trong các hạt cần ánh
sáng để nảy mầm
C. và cảm nhận ánh sáng, có bản chất là protein và chứa trong các lá cần ánh sáng
để quang hợp
D. nhưng không cảm nhận ánh sáng, có bản chất là protein và có trong các hạt cần
ánh sáng để nảy mầm
Câu 48. Phitôcrôm Pđ và Pđx Có mối liên hệ với nhau như thế nào?
A. Hai dạng chuyển hóa lẫn nhau dưới sự tác động của ánh sáng
B. Hai dạng đều không chuyển hóa lẫn nhau dưới sự tác động của ánh sáng
C. Dạng Pđ không chuyển hóa được sang dạng Pđx
D. Dạng Pđx không chuyển hóa được sang dạng Pđ
Câu 49. Tuổi của cây một năm được tính theo số
A. Lóng B. Lá C. Chồi nách D. cành
Câu 50. Một cây dài ngày ra hoa trong quang chu kì tiêu chuẩn 14 giờ sáng - 10 giờ
tối. Cây đó sẽ ra hoa trong quang chu kì nào sau đây?
(1) 14 giờ sáng - 14 giờ tối
(2) 15 giờ sáng - 9 giờ tối
(3) 10 giờ sáng - 7 giờ tối, chiếu ánh sáng đỏ 7 giờ tối
(4) 10 giờ sáng - 7 giờ tối, chiếu ánh sáng đỏ xa 7 giờ tối
(5) 10 giờ sáng - 7 giờ tối, chiếu ánh sáng đỏ - đỏ xa 7 giờ tối
(6) 10 giờ sáng - 7 giờ tối, chiếu ánh sáng đỏ xa - đỏ 7 giờ tối
(7) 10 giờ sáng - 7 giờ tối, chiếu ánh sáng đỏ xa - đỏ - đỏ xa 7 giờ tối
(8) 10 giờ sáng - 7 giờ tối, chiếu ánh sáng đỏ - đỏ xa - đỏ 7 giờ tối
Phương án trả lời đúng là:
A. (2), (3), (6) và (8)
B. (2), (3), (6) và (7)
C. (2), (3), (5) và (8)
D. (2), (3), (4) và (7)
Câu 51. Các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật:
A. Di truyền, nhiệt độ, ánh sáng
B. Gene, giới tính, nhiệt độ
C. Di truyền, giới tính, hormone
D. Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm
Câu 52. Hệ gene quy định những đặc tính nào sau đây về sinh trưởng và phát triển ở động
vật:
(1) Kích thước, tuổi thọ, khả năng kháng bệnh.
(2) Giới tính, khả năng sinh sản.
(3) Hiệu quả chuyển đổi thức ăn.
(4) Tốc độ, giới hạn và thời gian sinh trưởng, phát triển.
Trong các phát biểu trên có bao nhiêu phát biểu ĐÚNG?
A.1 B.2 C.3 D.4
Câu 53. Ở giai đoạn dậy thì, vì sao chiều cao của các bạn nam lại tăng nhiều hơn so với các
bạn nữ?
A. Do xương các bạn nam to hơn.
B. Do ảnh hưởng của hormone sinh dục.
C. Do các bạn nam hay chơi thể thao hơn.
D. Do các bạn nam ăn nhiều hơn.
Câu 54. Ở giai đoạn trưởng thành, gà Mía có cân nặng đối với gà trống là 3,5- 4kg; đối với
gà mái là 2,5- 3kg. Tại sao lại có sự chênh lệch như vậy?

A. Do gà mái đẻ trứng rồi nên nhẹ hơn.


B. Do gà trống hay vận động.
C. Do gà mái có tỉ lệ mỡ cao hơn gà trống.
D. Do gà trống có tỉ lệ mỡ cao hơn gà mái.
Câu 55. Hormone điều hòa quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật không xương
sống:
A. Thyroxine
B. Juvenile và GH
C. Ecdysteroid
D. Juvenile và Ecdysteroid
Câu 56. Cụm từ còn thiếu ở vị trí số (3) của hình ảnh này là gì?
A. Juvenile.
B. Testosterone.
C. Ecdysteroid.
D. Estrogen.

Câu 57. Nơi sản xuất hormone Juvenile là:


A. Tuyến giáp
B. Tuyến trước ngực
C. Thể Allata
D. Thể Cardiaca
Câu 58. Nơi sản xuất hormone Ecdysteroid là:
A. Tuyến yên
B. Tuyến sau ngực
C. Thể Allata
D. Thể Cardiaca
Câu 59. Chức năng của hormone Juvenile là:
(1) Kích thích quá trình trao đổi chất.
(2) Gây lột xác ở sâu bướm.
(3) Kích thích quá trình chuyển hoá sâu thành nhộng và bướm.
(4) Ức chế quá trình chuyển hoá sâu thành nhộng và bướm.
Nhận định nào sau đây là ĐÚNG?
A. Chỉ (2) đúng. B. Chỉ (3) đúng.
C. Cả (2) và (4) đều đúng. D. Cả (2) và (3) đều đúng.
Câu 60. Hormone Juvenile ở nồng độ cao có chức năng gì?
(1) Kích thích sự lột xác
(2) Ức chế quá trình chuyển hoá sâu thành nhộng và bướm.
(3) Kích thích sâu hóa nhộng và bướm
(4) Gây lột xác
Trong các phát biểu trên có bao nhiêu phát biểu ĐÚNG?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 61. Sự khác nhau giữa hormone Juvenile và Ecdysteroid là gì?

A. Hormone Juvenile kích thích hóa nhộng, hormone Ecdysteroid ức chế quá trình hóa
nhộng
B. Hormone Juvenile kích thích lột xác, hormone Ecdysteroid ức chế quá trình lột xác
C. Hormone Ecdysteroid kích thích hóa nhộng, hormone Juvenile ức chế quá trình hóa
nhộng
D. Hormone Ecdysteroid kích thích lột xác, hormone Juvenile ức chế quá trình lột xác
Câu 62. Hormone nào chỉ có ở nam giới mà không có ở nữ giới?
A. Thyroxine. B. Testosterone. C. Estrogen. D. GH
Câu 63. Tuyến giáp tiết ra hormone gì?
A. Thyroxine. B. Ecdysteroid. C. Estrogen. D. GH
Câu 64. GH do bộ phận nào trên cơ thể sản xuất?
A. Tuyếp giáp
B. Tuyến yên
C. Tuyến thượng thận
D. Buồng trứng

Câu 65. Hormone GH có chức năng là gì?


(1) Kích thích quá trình trao đổi chất.
(2) Kích thích tổng hợp protein làm tăng kích thước tế bào.
(3) Kích thích phát triển xương.
(4) Kích thích phân chia tế bào.
(5) Kích thích sự phát triển và hoàn thiện cơ quan sinh dục nam ở giai đoạn dậy thì.
Trong các phát biểu trên có bao nhiêu phát biểu SAI?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 66. Vì sao lại có người cao khổng lồ trên 2m?

A. Do hormone GH
B. Do đột biến gen
C. Do uống nhiều sữa
D. Do tập thể dục thể thao thường xuyên
Câu 67. Chức năng của hormone Thyroxine ở động vật lưỡng cư:
A. Kích thích quá trình trao đổi chất
B. Kích thích biến thái nòng nọc thành ếch
C. Kích thích xương phát triển
D. Ức chế biến thái nòng nọc thành ếch
Câu 68. Thiếu hormone Thyroxine thì gây ảnh hưởng gì?
A. Gây bệnh đần độn kèm bướu cổ ở trẻ em.
B. Gây bướu cổ ở trẻ em.
C. Gây bệnh Basedow ở người lớn
D. Làm trẻ em lớn quá nhanh
Câu 69. Hormone Testosterone có chức năng:
(1) Tăng phát triển xương.
(2) Kích thích phân hoá tế bào
(3) Hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp.
(4) Tăng tổng hợp protein, phát triển cơ bắp.
Trong các phát biểu trên có bao nhiêu phát biểu ĐÚNG?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 70. Hormone Testosterone có chức năng khác gì so với hormone Estrogen:
A. Tăng phát triển xương.
B. Kích thích phân hoá tế bào
C. Hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp.
D. Tăng tổng hợp protein, phát triển cơ bắp.

Câu 71. Ở người, bệnh còi xương, chậm lớn ở trẻ em là do đâu?
(1) Do thiếu protein
(2) Do thiếu calcium.
(3) Do thiếu magie.
(4) Do thiếu vitamin D.
(5) Do thiếu sắt.
Trong các phát biểu trên có bao nhiêu phát biểu ĐÚNG?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 72. Điều kiện sống của động vật bao gồm _____, ánh sáng, độ ẩm, hàm lượng O2,… ảnh
hưởng đến quá trình trao đổi chất ở động vật
Cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống là:
A. nhiệt độ. B. nước. C. khoáng chất. D. thức ăn.
Câu 73. Điều kiện sống của động vật bao gồm nhiệt độ, _____, độ ẩm, hàm lượng O2,… ảnh
hưởng đến quá trình trao đổi chất ở động vật
Cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống là:
A. hàm lượng CO2. B. nước. C. ánh sáng. D. khí hậu.
Câu 74. Ở gia cầm, nhiệt độ ảnh hưởng gì đến sinh trưởng và phát triển?
A. Nhiệt độ cao giúp gia cầm tăng tiêu thụ thức ăn.
B. Nhiệt độ cao làm gia cầm giảm sinh trưởng và sản lượng trứng.
C. Nhiệt độ thấp giúp gia cầm tăng sinh sản.
D. Nhiệt độ độ thấp giúp gia cầm giảm tiêu thụ thức ăn.
Câu 75. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cá rô phi:

A. Nhiệt độ cao trên 35°C làm giảm sinh trưởng và phát triển
B. Nhiệt độ thấp dưới 18°C giúp tăng sinh trưởng và phát triển
C. Nhiệt độ cao trên 30°C giúp tăng sinh trưởng và phát triển
D. Nhiệt độ trong ngưỡng 23°- 37°C giúp tăng sinh trưởng và phát triển
Câu 76. Động vật biến nhiệt bao gồm những loài:
(1) Động vật không xương sống
(2) Động vật có xương sống
(3) Động vật thuộc lớp cá
(4) Động vật lưỡng cư
(5) Bò sát
Trong các phát biểu trên có bao nhiêu phát biểu ĐÚNG?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 77. Động vật hằng nhiệt bao gồm những loài:
A. Động vật thuộc lớp chim
B. Động vật thuộc lớp cá
C. Động vật thuộc lớp thú
D. A và C đều đúng
Câu 78. Vì sao phải cho trẻ em tắm nắng vào buổi
sáng?
(1) Để giúp da trẻ khỏe mạnh hơn
(2) Để giúp biến tiền vitamin D thành vitamin D
(3) Để giúp hấp thu canxi
(4) Để giúp chuyển hóa canxi
Nhận định nào sau đây là ĐÚNG?
A. Chỉ (2) đúng.
B. Chỉ (3) đúng.
C. Cả (2) và (4) đều đúng.
D. Cả (2) và (3) đều đúng.
Câu 79. Những ngày lạnh, tại sao những chú chó lại nằm phơi nắng?

A. Để sưởi ấm cơ thể
B. Để tắm nắng

C. Để nghỉ ngơi

D. Để ngắm cảnh
Câu 80. Những tác nhân có hại trong không khí hoặc thức ăn như virus, ______, nấm, kí sinh
trùng… gây bệnh cho động vật dẫn đến kìm hãm quá trình sinh trưởng và phát triển, thậm
chí tử vong hàng loạt.
Cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống là:
A. tạp khuẩn. B. bọ gậy. C. vi khuẩn. D. vi trùng.
Câu 81. Bệnh gà rù do virus nào gây ra?
A. Ebola
B. Newcastle
C. Covid
D. H5N1
Câu 82. Bệnh gà rù do virus Newcastle gây ra, có biểu hiện gì?
(1) Giảm ăn, thở chậm
(2) Giảm ăn, tiêu chảy
(3) Thở gấp, co giật
(4) 100% chết
Nhận định nào sau đây là ĐÚNG?
A. Chỉ (2) đúng.
B. Cả (1) và (3) đều đúng.
C. Cả (2) và (3) đều đúng.
D. Cả (2), (3) và (4) đều đúng.
Câu 83. Ở người, nhiễm giun sán đường ruột có thể gây ra những ảnh hưởng gì ở trẻ em?
(1) Biếng ăn
(2) Chậm lớn
(3) Sa sút trí tuệ
(4) Bại não
Trong các phát biểu trên có bao nhiêu phát biểu SAI?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 84. Nguyên nhân gây viêm não Nhật Bản là do:
A. Do chấn thương sọ não
B. Do bị muỗi đốt
C. Do bị chó cắn
D. Do ăn phải thực phẩm không rõ nguồn gốc
Câu 85. Hình ảnh sau đây miêu tả triệu chứng đặc trưng của bệnh lý gì:
A. Sốt xuất huyết
B. Viêm não Nhật Bản
C. Viêm màng não
D. Động kinh
Câu 86. Biến chứng mà viêm não Nhật Bản gây ra đó là:
(1) Viêm phế quản, viêm phổi,
(2) Viêm bể thận – bàng quang,
(3) Loét nhiễm trùng,
(4) Rối loạn chuyển hóa
(5) Rối loạn tâm thần.
(6) Di chứng muộn có thể xuất hiện như động kinh và Parkinson.
Trong các phát biểu trên có bao nhiêu phát biểu ĐÚNG?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 6
Câu 87. Virus HPV là nguyên nhân chính gây ra bệnh lý gì ở người?

A. Ung thư phổi


B. Ung thư cổ tử cung
C. Ung thư dạ dày
D. Ung thư gan
Câu 88. Loại vaccine 6 trong 1 mà trẻ sơ sinh cần được tiêm chủng giúp phòng tránh những
bệnh nào?

A. Phòng lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, các bệnh nhiễm khuẩn do Hib
B. Phòng sởi, quai bị, rubella, uốn ván, lao, viêm gan B
C. Phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và các bệnh nhiễm khuẩn do Hib
D. Phòng thủy đậu, cúm mùa, tiêu chảy cấp, viêm màng não, uốn ván, bại liệt.
Câu 89. Virus viêm gan B lây truyền qua những con đường nào?
A. Đường ăn uống
B. Đường từ mẹ sang con
C. Đường máu
D. Đường máu, tình dục và từ mẹ sang con
Câu 90. Tác động đến nhân tố di truyền ở người bằng cách nào?
A. Kế hoạch hóa gia đình
B. Tư vấn di truyền thai kỳ
C. Thụ tinh nhân tạo
D. Phá thai nếu có gene bệnh
Câu 91. Tác động đến nhân tố dinh dưỡng ở vật nuôi bằng cách nào?
A. Sử dụng thức ăn phù hợp
B. Bổ sung thêm vitamin, enzyme tiêu hóa
C. Thêm thuốc tăng trọng vào thức ăn
D. A và B đúng
Câu 92. Tác động đến tác nhân gây bệnh ở người bằng cách nào?
(1) Bảo vệ môi trường
(2) Tiêm vaccine
(3) Ăn uống đầy đủ
(4) Luyện tập thể dục, thể thao đều đặn
Trong các phát biểu trên có bao nhiêu phát biểu ĐÚNG?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 93. Tác động đến điều kiện môi trường ở vật nuôi bằng cách nào?
(1) Kiểm soát ánh sáng
(2) Kiểm soát nhiệt độ
(3) Kiểm soát độ ẩm
(4) Kiểm soát thức ăn
Trong các phát biểu trên có bao nhiêu phát biểu ĐÚNG?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 94. Tác động đến di truyền ở vật nuôi bằng cách nào?
A. Truyền gen cho thế hệ sau
B. Lập phả hệ gen của vật nuôi
C. Chọn lọc và cải tạo giống
D. Lai tạo giống
Câu 95. Thiếu axit folic (vitamin B9) gây ảnh hưởng gì đến con người?

(1) Tăng nguy cơ xảy thai


(2) Tăng nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh liên quan đến não và tủy sống của thai nhi
(3) Tăng nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh liên quan đến tim mạch
(4) Tăng nguy cơ khuyết tật về ống thần kinh, nứt đốt sống, thiếu máu não
(5) Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của phôi thai
Nhận định nào sau đây là ĐÚNG?
A. (1), (3), (4) B. (2), (4), (5)
C. (2), (3), (4), (5) D. (1), (2), (4)
Câu 96. Chúng ta có thể bổ sung acid folic bằng những thực phẩm nào?
(1) Gan động vật, lòng đỏ trứng
(2) Cam, bơ, măng tây, rau lá xanh
(3) Đậu đỗ, lạc, các loại hạt
(4) Sữa tươi, phô mai, trứng
(5) Các loại thịt giàu đạm: thịt bò, thịt gà…
Trong các phát biểu trên có bao nhiêu phát biểu ĐÚNG?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 97. Việc chăn nuôi cần tuân thủ theo quy chuẩn gì trên thế giới?
(1) VietGAP
(2) VietGAHP
(3) Global GAP
(4) Asean GAP
Nhận định nào sau đây là ĐÚNG?
A. Cả (1) và (3) đều đúng. B. Cả (2) và (3) đều đúng.
C. Cả (2) và (4) đều đúng. D. Cả (1), (2) và (3) đều đúng.
Câu 98. Vì sao thịt bò Wagyu của Nhật Bản lại mềm, ngon, ngọt thịt và có giá cả cao hơn các
loại thịt bò khác?

A. Vì bò được cho ăn thức ăn đắt hơn


B. Vì được chăm sóc kỹ lưỡng: cho ăn những thứ bổ dưỡng như lúa non, cỏ tươi, còn đồ
uống là nước được chiết xuất rất tinh khiết và thậm chí là cả bia tươi.
C. Vì những chú bò đều được nghe nhạc giao hưởng của Mozart, Beethoven,... để giúp
chúng thư giãn.
D. B và C đúng.
Câu 99. Trong xây dựng trang trại để chăn nuôi gà cần lưu ý những điều sau:
(1) Chọn địa thế: vị trí cao, hơi dốc, gần nguồn nước.
Cách xa khu dân cư, trại chăn nuôi gà không làm chung
với các loại vật nuôi khác.
(2) Chọn hướng; xây theo hướng Đông Nam, thoáng
vào mùa hè, tránh rét vào mùa đông.
(3) Nền chuồng phải kiên cố, khô ráo, dễ tiêu độc khử
trùng, quét dọn.
(4) Mái chuồng có thể lợp bằng ngói Fibro hoặc Tole, tránh mưa hắt vào bên trong. Tường
chuồng có thể là tường bao hoặc quây lưới B40, có bạt che.
Nhận định nào sau đây nói về yếu tố nhiệt độ:
A. (2) B. (4)
C. Cả (2) và (4) đều đúng. D. Cả (2) và (3) đều đúng.
Câu 100. Trong chăn nuôi bò sữa, số lượng và chất lượng sữa có 40% được quyết định bởi
con giống; 30% được quyết định bởi thức ăn; 30% được quyết định bởi quá trình chăm sóc
nuôi dưỡng. Vậy đâu là những tiêu chí trong chọn giống bò sữa?

(1) Ngoại hình


(2) Trọng lượng
(3) Yếu tố di truyền
(4) Năng suất sữa
Trong các phát biểu trên có bao nhiêu phát biểu ĐÚNG?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 101. Mọi … đều sinh trưởng và phát triển.
Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:
A. sinh vật B. động vật C. thực vật D. nấm
Câu 102. Điều nào sau đây đúng với sinh trưởng ở sinh vật?
A. Sinh trưởng là sự tăng về khối lượng và cấu trúc của các cơ quan.
B. Sinh trưởng là sự tăng về khối lượng và kích thước của các cơ quan.
C. Sinh trưởng là sự tăng về cấu trúc và chức năng của các cơ quan.
D. Sinh trưởng là sự biến đổi về cấu trúc và chức năng của các cơ quan.
Câu 103. Phát triển là sự biến đổi về ........của tế bào, mô, cơ quan và cơ thể, diễn ra trong quá
trình sống của sinh vật.
Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:
A. khối lượng và kích thước B. khối lượng và cấu trúc
C. cấu trúc và chức năng D. khối lượng và chức năng
Câu 104. Ví dụ không đúng về sự sinh trưởng của sinh vật là
A. hạt thành cây mầm.
B. sự tăng kích thước lá.
C. sự dài ra của rễ.
D. tăng chiều cao cây.
Câu 105. Phát triển cơ thể biểu hiện qua bao nhiêu quá trình liên quan?
A. 4 B. 2 C. 3 D. 1
Câu 106. Điều không đúng khi nói về sự tăng tế bào đặc trưng cho sinh trưởng ở sinh vật là
A. khối lượng. B. kích thước. C. chất lượng. D. số lượng.
Câu 107. Điều không đúng khi nói về sự tăng tế bào đặc trưng cho sinh trưởng ở sinh vật là:
A. Tốc độ tăng trưởng và phân chia tế bào tuỳ thuộc giai đoạn sinh trưởng của cơ thể.
B. Tăng tế bào dẫn đến tăng khối lượng, kích thước cơ thể sinh vật.
C. Sự sinh trưởng có thể chậm lại hoặc ngừng khi cơ thể đạt đến kích thước tối đa.
D. Tốc độ tăng trưởng và phân chia tế bào giống nhau ở các bộ phận khác nhau.
Câu 108. Trong các dấu hiệu sau, dấu hiệu đặc trưng của phát triển ở sinh vật là
1. Phân hoá tế bào
2. Phát sinh hình thái
3. Tăng tế bào
4. Thay đổi chức năng sinh lí của cơ thể
A. (1), (2), (4) B. (1), (2), (3) C. (1), (2), (4) D. (1), (3), (4)
Câu 109. Điều đúng khi nói về dấu hiệu đặc trưng của phát triển ở sinh vật là:
1. Sự phát triển của các cơ quan trong cơ thể có thời điểm bắt đầu giống nhau.
2. Quá trình phát triển chỉ được điều hoà bởi các yếu tố bên trong.
3. Sự phát triển của các hệ cơ quan trong cơ thể có tốc độ khác nhau tuỳ theo từng giai đoạn.
4. Dấu hiệu đặc trưng của phát triển ở sinh vật là tăng tế bào.
A. (2), (3) B. (1), (3) C. (3) D. (4)
Câu 110. Phát biểu đúng khi nói về mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển là:
1. Sinh trưởng và phát triển có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
2. Phát triển tạo tiền đề cho sinh trưởng và ngược lại.
3. Phát triển là điều kiện thúc đẩy sự sinh trưởng.
A. (1), (2) B. (1), (2), (3) C. (1) D. (1), (3)
Câu 111. Sắp xếp thứ tự đúng theo trình tự nhất định các thay đổi mà một cá thể sinh vật phải
trải qua”
1. Sinh ra.
2. Sinh trưởng, phát triển.
3. Sinh sản.
4. Chết
A. 1 2 3 4 B. 1 3 2 4
C. 1 2 4 3 D. 1 3 4 2
Câu 112. Tuổi thọ của loài sống theo lí thuyết được tính từ khi sinh ra cho đến lúc chết vì già
được gọi là
A. tuổi sinh thái. B. tuổi sinh lí.
C. tuổi sinh sản. D. tuổi sinh học.
Câu 113. Tuổi sinh thái là
A. tuổi thọ của loài sống theo lí thuyết được tính từ khi sinh ra cho đến lúc chết vì già.
B. tuổi thọ giới hạn của sinh vật.
C. tuổi thọ của loài được tính từ khi sinh ra cho đến lúc chết.
D. tuổi thọ do mỗi cá thể chịu tác động giống nhau của các nhân tố sinh thái.
Câu 114. Điều không đúng khi nói về sinh trưởng và phát triển là
A. sinh trưởng là quá trình tăng kích thước và khối lượng của cơ thể.
B. phát triển là toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của cá thể.
C. phát triển bao gồm sự thay đổi về số lượng tế bào, cấu trúc, hình thái và trạng thái sinh
lí.
D. quá trình sinh trưởng và phát triển diễn ra trong khoảng thời gian dài và phức tạp.
Câu 115. Nối cột:
Dựa vào vòng đời của lúa nước, chọn mô hình sản xuất phù hợp nhất:
1. Giai đoạn mạ a. Cần nhiều nước
2. Giai đoạn làm đòng b. Tưới đủ nước
3. Giai đoạn lúa chín vàng c. Tháo cạn nước trong ruộng

A. 1a, 2c, 3b B. 1b, 2c, 3a


C. 1b, 2a, 3c D. 1a, 2b, 3c
Câu 116. Số phát biểu đúng về yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của con người?
1. Chế độ ăn uống. 2. Tập luyện thể dục, thể thao.
3. Trạng thái tâm lí. 4. Chế độ làm việc và nghỉ ngơi.
5. Bệnh tật.
A. 1 B. 5 C. 3 D. 0
Câu 117. Sự …… làm tăng số lượng tế bào, sự tổng hợp và tích luỹ các chất làm tế bào tăng
kích thước và khối lượng tế bào.
Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:
A. phát triển B. phân bào
C. phân hóa D. sinh trưởng
Câu 118. Phát sinh hình thái cơ quan là đặc trưng cơ bản của quá trình
A. sinh trưởng. B. phát triển.
C. sinh sản. D. biệt hóa.
Câu 119. Giai đoạn sinh trưởng ở một động vật sinh sản hữu tính thì
A. hợp tử phân chia nhiều lần tạo ra phôi tế bào.
B. tế bào phôi phân hóa tạo thành cơ quan, hệ cơ quan.
C. động vật non lớn lên thành động vật trưởng thành.
D. cơ quan sinh dục ở động vật trưởng thành tạo ra giao tử
Câu 120. …….tế bào là quá trình các tế bào thay đổi cấu trúc và chuyên hoá chức năng.
Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:
A. Phát triển B. Biệt hóa
C. Phân hóa D. Sinh trưởng
Câu 121. Thông qua quá trình phát sinh hình thái mà cơ quan, cơ thể có được
A. cấu trúc và chức năng B. hình dạng và chức năng sinh lí
C. kích thước và khối lượng D. hình dạng và kích thước
Câu 122. Ở thực vật có hoa, tế bào thành tế bào tạo hoa và quả nhờ quá trình
A. phát triển B. biệt hóa
C. phân hóa D. sinh trưởng
Câu 123. Quá trình phát triển của một cá thể sinh vật sinh sản hữu tính bắt đầu bằng
A. hợp tử B. phôi C. trứng D. chồi
Câu 124. Hợp tử phân bào tạo thành nhiều tế bào, các tế bào hình thành các cơ quan và hình
dáng của sinh vật non nhờ quá trình
A. phát triển B. biệt hóa
C. phân hóa D. sinh trưởng
Câu 125. Khi cơ thể sinh trưởng đạt đến kích thước và khối lượng nhất định thì có sự biến
đổi về
A. lượng B. chất C. cấu trúc D. chức năng
Câu 126. Một nhóm tế bào phân hoá hình thành cơ quan….., tiền đề cho quá trình hình thành
giao tử và hợp tử.
Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:
A. sinh học B. chuyên biệt
C. biệt hóa D. sinh sản
Câu 127. Nối cột:
1. Các tế bào phôi phân hoá tạo thành lá a. Giai đoạn phân hóa tế bào và
mầm. phát sinh hình thái cơ quan, cơ thể
2. Một nhóm tế bào phân hoá hình thành
b. Giai đoạn phân hoá tế bào
hoa
3. Cây non lớn lên thành cây trưởng thành c. Giai đoạn sinh trưởng

A. 1b, 2c, 3a B. 1b, 2a, 3c


C. 1a, 2c, 3b D. 1a, 2b, 3c
Câu 128. Ở động vật sinh sản hữu tính, hợp tử phân chia nhiều lần tạo ra
A. tế bào B. phôi C. trứng D. chồi
Câu 129. Ở động vật sinh sản hữu tính, các tế bào …. phân hoá tạo thành các cơ quan, hệ cơ
quan.
Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:
A. hợp tử B. phôi C. trứng D. chồi

Câu 130. Khi động vật đến tuổi thành thục sinh dục, cơ quan sinh dục phát triển mạnh và bắt
đầu tạo ra các giao tử. Điều này đang nói đến giai đoạn nào?
A. Giai đoạn phát sinh hình thái cơ quan, cơ thể.
B. Giai đoạn sinh trưởng.
C. Giai đoạn phân hoá tế bào.
D. Giai đoạn trưởng thành.
Câu 131. Thứ tự đúng về vòng đời của các loài sinh sản hữu tính
1. Phôi 2. Hợp tử 3. Con non hoặc cây non
4. Cá thể trưởng thành 5. Cá thể chết 6. Cá thể già
A. 1 2 3 4 6 5 B. 2 1 3 4 6 5
C. 2 1 4 3 6 5 D. 1 2 4 3 6 5
Câu 132. Vòng đời của các loài sinh sản vô tính bắt đầu từ cá thể non do mẹ sinh ra theo
phương thức
A. nguyên phân B. giảm phân
C. biệt hóa D. phân hóa
Câu 133. Phát biểu không đúng khi nói về ứng dụng hiểu biết về vòng đời của sinh vật?
A. Hiểu biết vòng đời của cây để đưa ra các biện pháp chăm sóc phù hợp với từng giai
đoạn như bón phân, tưới nước, phòng dịch bệnh,...
B. Giúp thu được hiệu quả kinh tế cao nhất.
C. Hiểu biết về vòng đời của động vật có lợi cho thực vật, động vật và người để đưa ra
các biện pháp phòng chống một cách hiệu quả.
D. Hiểu biết vòng đời của động vật để đưa ra các biện pháp chăm sóc phù hợp với từng
giai đoạn để thu về thịt, trứng, sữa.
Câu 134. Tuổi thọ của một loài sinh vật là thời gian sống … của các cá thể trong loài.
Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:
A. trung bình B. ít nhất C. lâu nhất D. khác nhau
Câu 135. Tuổi thọ của các loài sinh vật rất khác nhau và được quy định bởi
A. kiểu hình B. hợp tử C. kiểu gene D. phôi
Câu 136. Yếu tố không phải là yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến tuổi thọ của con người là
A. yếu tố di truyền B. chế độ ăn uống
C. tập luyện thể dục, thể thao D. môi trường sống
Câu 137. Nối cột:
a. Hạt nảy mầm
1. Sinh trưởng b. Cây lên cao
c. Gà trống bắt đầu biết gáy
d. Cây ra hoa
2. Phát triển e. Diện tích phiến lá tăng lên
f. Lợn con tăng cân từ 2 kg lên 4 kg.

A. 1 - b, d, f và 2 - a, c, e. B. 1 - b, e, f và 2 - a, c, d.
C. 1 - a, b, e và 2 - c, d, f. D. 1 - a, b, f và 2 - c, d, e.
Câu 138. Biến đổi diễn ra trong đời sống của con ếch thể hiện sự phát triển là
A. mắt tiêu biến khi lên bờ.
B. da ếch trần, mềm, ẩm thích nghi với môi trường sống.
C. hình thành vây bơi để bơi dưới nước.
D. từ ấu trùng có đuôi (nòng nọc) rụng đuôi và trở thành ếch trưởng thành.
Câu 139. Dấu hiệu đặc trưng của quá trình sinh trưởng ở thực vật là
A. quá trình tăng số lượng tế bào, tổng hợp và tích lũy tế bào chất.
B. quá trình tăng cả số lượng, kích thước và khối lượng tế bào.
C. sinh trưởng, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái cơ quan, cơ thể là đặc trưng của
quá trình phát triển.
D. sinh trưởng giúp các tế bào chuyên hóa về mặt chức năng.
Câu 140. Khoảng thời gian tính từ khi cơ thể được sinh ra, lớn lên, phát triển thành cơ thể
trưởng thành, sinh sản tạo ra cá thể mới, già đi rồi chết được gọi là
A. Tuổi đời B. Chu kỳ chết C. Tuổi thọ D. Vòng đời
Câu 141. Điều đúng khi nói về vòng đời của cá thể sinh sản vô tính là:
A. Bắt đầu từ hợp tử B. Theo hình thức nguyên phân
C. Trải qua các giai đoạn phôi D. cây non có khả năng sinh sản
Câu 142. Quá trình phát triển của một cá thể sinh vật sinh sản hữu tính bắt đầu bằng hợp tử.
Hợp tử ….. tạo thành nhiều tế bào, các tế bào …… hình thành các cơ quan và hình dáng của
sinh vật non. Sinh vật non trải qua quá trình ……. lớn dần lên.
Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:
A. bit hóa phân bào sinh trng
B. phân bào bit hóa sinh trng
C. sinh trng bit hóa phân bào
D. bit hóa sinh trng phân bào
Câu 143. Trong quá trình phát triển của một cá thể sinh vật sinh sản hữu tính, một nhóm tế
bào phân hoá hình thành cơ quan sinh sản, là tiền đề cho quá trình hình thành:
A. giao tử và hợp tử B. giao tử
C. hợp tử và phôi D. hợp tử
Câu 144. Ở thực vật có hoa, các tế bào phôi phân hoá tạo thành lá mầm, thân mầm, rễ mầm
và thành cây non là giai đoạn
A. phân hóa tế bào và phát sinh hình thái cơ quan, cơ thể
B. sinh trưởng
C. biệt hóa
D. sinh sản vô tính
Câu 145. Ở động vật sinh sản hữu tính, các tế bào phôi phân hoá tạo thành các cơ quan, hệ cơ
quan là giai đoạn
A. phân hóa tế bào và phát sinh hình thái cơ quan, cơ thể
B. sinh trưởng
C. biệt hóa
D. sinh sản vô tính
Câu 146. Ở giai đoạn phân hoá tế bào khi động vật đến tuổi thành thục sinh dục, cơ quan sinh
dục phát triển mạnh và bắt đầu tạo ra
A. giao tử và hợp tử B. giao tử
C. hợp tử và phôi D. hợp tử
Câu 147. Nối cột phù hợp với tuổi thọ của các sinh vật”
1. Cây lúa, cây ngô a. 100 – 300 năm
2. Cây thông b. 1 năm
3. Muỗi c. 1 – 3 tháng
4. Rùa d. 150 năm

A. 1b, 2d, 3a, 4c B. 1b, 2c, 3a, 4d


D. 1b, 2a, 3d, 4c D. 1b, 2a, 3c, 4d
Câu 148. Yếu tố bên trong tác động nhất định đến tuổi thọ là
A. chế độ ăn B. lối sống
C. di truyền D. môi trường sống
Câu 149. Làm cơ thể linh hoạt, dẻo dai, các hệ cơ quan khoẻ mạnh là tác động của yếu tố nào
đến tuổi thọ?
A. Chế độ ăn B. Lối sống
C. Tập luyện D. Môi trường sống
Câu 150. Điều nào sau đây tác động làm giảm tuổi thọ con người?
A. Nghiện rượu, bia
B. Ăn nhiều trái cây, rau củ, các loại hạt
C. Thái độ sống tích cực, lạc quan
D. Không khí trong lành

You might also like