Câu 19 LSĐ

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

1.

Câu 19: Hiện nay, việc đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn ở nước ta gặp những khó khăn gì?
- Điểm xuất phát kinh tế nông thôn còn thấp, mức độ đầu tư cho nông nghiệp không
đáng kể, việc nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào nông
nghiệp còn rất hạn chế, nên chậm trễ ứng phó với biến đổi khí hậu khắc nghiệt.
- Diện tích đất công tác bị thu hẹp.
- Thiếu lao động, thiếu chất lượng.
- Việt Nam trong khu vực khí hậu NDAGM xảy ra nhiều thiên tai ảnh hưởng tới sản
xuất nông nghiệp.
- Mặt hàng sản phẩm nông nghệp làm ra chịu sự cạnh tranh của nhiều nước.
- Chưa có sự kết hợp giữa Nhà Nước, Khoa học, Doanh nghiệp và Nhà nông.
- Sự phát triển bùng nổ các ngành nghề mới ở nông thôn đã làm xuất hiện nhiều mối
họa tiềm tàng với môi trường sinh thái khu vực này: ô nhiễm môi trường, tài nguyên bị
khai thác bừa bãi.
- Kinh nghiệm của người nông dân trong lĩnh vực phi nông nghiệp còn hạn chế, chưa
dám chấp nhận rủi ro và mạnh dạn đầu tư, kinh doanh, sản xuất.
- Cơ sở hạ tầng nông thôn tuy đã được đầu tư, nâng cấp song vẫn chưa đáp ứng được
nhu cầu phát triển; trình độ sản xuất không đồng đều.
2.
Câu 19. Hiện nay, việc đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn ở nước ta đang gặp những khó khăn gì?
- Quy mô sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, manh mún, giá trị gia tăng thấp. Các sản
phẩm xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm thô, giá trị thấp, thiếu bền vững. Đổi mới hình thức
tổ chức sản xuất trong nông nghiệp còn diễn ra chậm, chủ yếu vẫn là kinh tế hộ; đa số
doanh nghiệp và hợp tác xã có quy mô nhỏ, hiệu quả hoạt động còn nhiều hạn chế.
- Một số địa bàn nông thôn nảy sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp. Tình trạng ô
nhiễm môi trường, nhất là ô nhiễm nguồn nước ở sông, kênh mương; tình trạng sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật bừa bãi; phát triển công nghiệp, làng nghề thiếu quy hoạch; vệ sinh
an toàn thực phẩm, nông sản chưa bảo đảm. Không ít tệ nạn xã hội nảy sinh làm cho tình
hình an ninh trật tự ở nhiều địa bàn nông thôn trở nên phức tạp như: ma túy, cờ bạc, tín
dụng đen, trộm cắp, mại dâm, bạo lực gia đình…
- Nông nghiệp Việt Nam chưa thực sự chuyển mình theo hướng công nghiệp, hiện
đại, gắn với kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Quy hoạch sản xuất còn chủ quan,
duy ý chí, chưa bám sát, dự báo đúng nhu cầu của thị trường. Sự gắn kết giữa sản xuất
nông nghiệp và công nghiệp chế biến; giữa nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học
còn yếu dẫn tới thực trạng một nền sản xuất giá trị thấp, nhiều rủi ro, thiếu bền vững.
Năng lực mở rộng thị trường và dự báo thị trường cho sản xuất, tiêu thụ nông sản còn
nhiều hạn chế; nhiều nông sản, nhất là nông sản thô đang quá lệ thuộc vào một vài thị
trường nhất định. Nghịch lý “được mùa rớt giá” vẫn thường xuyên lặp lại. Việc ứng
dụng, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ cao vào phát triển nông nghiệp, nông thôn còn
gặp nhiều khó khăn, nhất là nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số. Người dân và
doanh nghiệp vẫn còn khó tiếp cận đối với hoạt động tín dụng; “tín dụng đen” vẫn tồn tại
ở nhiều địa bàn nông thôn.
- Năng lực làm chủ và vai trò chủ thể của nông dân trong phát triển nông nghiệp,
xây dựng nông thôn mới có mặt còn bất cập, hạn chế. Phần đông nông dân eo hẹp về
nguồn lực, nhiều lao động lớn tuổi, thiếu kiến thức về sản xuất hàng hóa, thiếu hiểu biết
về kinh tế thị trường, chủ yếu sản xuất theo kinh nghiệm, phong trào. Một bộ phận nông
dân còn thụ động, cam chịu số phận, định mệnh. Một bộ phận lao động nông thôn sau khi
dịch chuyển sang công nghiệp, dịch vụ ở thành phố, đô thị hay đi xuất khẩu lao động
nước ngoài lại quay về nông thôn (vì hết hạn hợp đồng, dịch bệnh, tuổi tác, kỹ năng, tay
nghề không đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp FDI) mang theo
nhiều khó khăn, phức tạp cả về việc làm, đời sống, gia đình, văn hóa và an sinh xã hội…
Người nông dân vẫn thường ở thế yếu trong hệ thống liên kết kinh tế và trong không ít
các quyết định ở nông thôn.
- Áp dụng thánh tựu KH-KT khó khăn
- Chất lượng sản phẩm còn chưa cao
- Có tình trạng được mùa mất giá, được giá mất mùa
- Sự liên kết 4 nhà còn chưa cao
- Hàng nông sản chịu sự cạnh tranh
3.
Câu 19. Hiện nay, việc đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn ở nước ta đang gặp những khó khăn gì?
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn quá độ lên
CNXH ở Việt Nam. Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ này, cần phải công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp, nông thôn, chúng ta vẫn đang gặp nhiều khó khăn xuất phát từ nhiều phía
như sau:
- Nguồn nhân lực:
+ Năng suất lao động ở mức độ thấp, chậm được cải thiện
+ Chất lượng lao động thấp, tỷ trọng lao động qua đào tạo không cao, có kỹ năng,
tay nghề còn yếu, gây khó khăn trong việc tiếp nhận và áp dụng KHCN, kĩ thuật vào sản
xuất
+ Ở nông thôn, lao động có trình độ văn hóa và chuyên môn thấp
+ Lao động ở nông thôn mang tính thời vụ rõ rệt. Do vậy, việc sủ dụng lao động ở
vùng nông thôn là kém hiệu quả, hiện tượng thiếu việc làm ngày cảng phổ biến
+ Lao động nông thôn trong lĩnh vực nông nghiệp ít có khả năng tiếp và tham gia
thị trường kém do đó khả năng giao lưu và phát triển sản xuất hàng hóa cũng còn nhiều
hạn chế
- Khoa học công nghệ:
+ Công nghệ trong nông nghiệp vừa thiếu lại vừa lạc hậu. Việc xây dựng nền nông
nghiệp công nghệ cao chậm chuyển biến, chưa tạo đột phá để nâng cao giá trị gia tăng,
tạo cơ sở vững chắc cho chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng hiệu quả
bền vững, gắn theo chuỗi giá trị. Thiết bị và công nghệ chế biến sau thu hoạch còn lạc
hậu, kết cấu hạ tầng phục vụ bảo quản chế biến còn chưa phát triển, quy mô nhỏ, tỷ lệ
hao hụt, thất thoát cao.
Đầu tư cho khoa học và công nghệ còn thấp, hiệu quả sử dụng chưa cao: Đội ngũ
khoa học nông nghiệp trình độ chưa cao, điều kiện vật chất kỹ thuật của các cơ sở nghiên
cứu, đào tạo còn lạc hậu, không đồng bộ; thị trường khoa học và công nghệ chưa gắn kết
chặt chẽ kết quả nghiên cứu, ứng dụng và đào tạo, với nhu cầu sản xuất, kinh doanh và
quản lý.
- Cơ sở vật chất - kỹ thuật: Quy hoạch kết cấu hạ tầng nông thôn chưa bảo đảm cho
nhu cầu phát triển, cơ giới hóa, hiện đại hóa, nhất là cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ trực
tiếp sản xuất nông nghiệp. Kết cấu hạ tầng nông thôn còn nhiều yếu kém, chưa tạo điều
kiện ứng dụng máy móc trong sản xuất. Hệ thống đường trục chính, đường vận tải còn
thiếu
- Nguồn vốn: Mức đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn còn hạn chế và dàn trải, chưa
tương xứng với tiềm năng và đóng góp của ngành đối với nền kinh tế quốc dân. Tuy gần
đây, đã có một số doanh nghiệp lớn bắt đầu chuyển sang đầu tư cho nông nghiệp nhưng
nhìn chung vẫn ít, chưa đáp ứng yêu cầu. Đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp không
đáng kể. Cơ chế chính sách thu hút đầu tư vào nông nghiệp chưa hiệu quả. Nói chung đầu
tư toàn xã hội cho nông nghiệp là rất thấp so với công sức đóng góp của ngành này cho
xã hội.
- Điều kiện tự nhiên:
+ Diện tích đất ngày càng kém màu mỡ, bị thu hẹp dần do chuyển đổi thành đất
sinh hoạt và công nghiệp, chất lượng đất ngày một suy giảm do hoạt động khai thác trái
phép
+ Chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường: biến
động thời tiết ngày càng cực đoan, bất thường, khó kiểm soát, số đợt không khí lạnh, rét
đạm, rét hại xuất hiện ngày càng nhiều; nền nhiệt Việt Nam đã tăng lên, nắng nóng, hạn
hán, xâm nhập mặn kéo dài và có chiều hướng gia tăng; các đợt bão, lũ lụt phá hoại mùa
màng, gây thiệt hại lớn; mực nước biển dâng cao dẫn đến thu hẹp diện tích sản xuất.
+ Nguồn tài nguyên, đất đai còn bị lãng phí, hiệu quả sử dụng chưa cao, thất thoát
nghiêm trọng. Nhiều nguồn lực tự nhiên còn chưa được phát huy.
- Cơ chế chính sách, thị trường:
+ Cơ chế chính sách phát triển nông nghiệp chưa rõ ràng, thiếu tính đột phá, hạn
chế về các chính sách cho vay tín dụng, chính sách thuế ưu đãi . Nhiều chính sách và giải
pháp hỗ trợ nông nghiệp còn chưa đủ mạnh để huy động và sử dụng tốt nhất các nguồn
lực vào sự phát triển
+ Hệ thống pháp luật trong nông nghiệp chưa được hoàn thiện, điều chỉnh cho phù
hợp để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc
+ Thiếu tính liên kết chặt chẽ giữa Nhà nước, nhà doanh nghiệp và nhà nông nên
thị trường tiêu thụ nông sản tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với người nông dân. Đối với thị
trường xuất khẩu, hàng nông sản VN thường có giá trị thấp, khả năng cạnh tranh kém.

You might also like