Từ chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) tới chuẩn mực quốc tế (IFRS)

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Từ chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) tới chuẩn mực quốc tế (IFRS)

Toàn cầu hóa khiến cho việc chuyển đổi từ hệ thống kế toán Việt Nam VAS sang hệ thống kế toán quốc tế
IFRS trở thành một vấn đề cấp bách đối với nhiều doanh nghiệp. Tình trạng này không chỉ áp dụng cho
các doanh nghiệp toàn cầu hoạt động tại Việt Nam mà còn đối với các doanh nghiệp Việt có vốn đầu tư
nước ngoài, nhằm giúp các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là những người không nắm rõ về các chuẩn
mực kế toán Việt Nam, hiểu tường tận và tin tưởng hơn.

Vì sao các doanh nghiệp vẫn chưa sẵn sàng áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS)?

Chi phí cho việc áp dụng IFRS

Mặc dù IFRS làm tăng tính minh bạch tài chính cho người sử dụng báo cáo tài chính trên toàn thế giới,
một số doanh nghiệp cho rằng hệ thống kế toán IFRS là quá phức tạp.

Ngoài ra, đối với một số doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc đầu tư vào hệ thống kế toán IFRS khá tốn kém,
bởi nó đòi hỏi nhiều chi phí như chi phí đào tạo nhân viên, tuyển chọn chuyên viên kế toán có trình độ,
cũng như các chi phí nâng cấp công nghệ nhằm hỗ trợ với các tiêu chuẩn báo cáo tài chính mới.
Tuy nhiên, doanh nghiệp không nên xem những vấn đề này là bất lợi khi hướng đến phát triển kinh
doanh lâu dài.

Một số khác biệt cơ bản giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS

Nguyên nhân chính khiến các doanh nghiệp không sẵn sàng áp dụng IFRS là do những điểm khác biệt cơ
bản giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) và chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS).

Ví dụ, kế toán VAS dựa trên nguyên tắc giá gốc, trong khi đó IFRS dựa trên nguyên tắc giá trị hợp lý. Mặc
dù trong một số trường hợp, xác định giá trị hợp lý không phải điều dễ dàng, đặc biệt là trong bối cảnh
thị trường Việt Nam, nguyên tắc giá trị hợp lý đang được áp dụng rộng rãi. Ghi nhận dựa trên cơ sở giá
gốc sẽ không đem lại cái nhìn đúng đắn về tình hình tài chính của doanh nghiệp, đặc biệt là đối với danh
mục tài sản, phần mà giá trị hợp lý thay đổi theo thời gian như nhà đất, trang thiết bị, v.v...

Nguyên nhân gốc rễ của vấn đề này xuất phát từ tâm lý sợ rủi ro và sự thiếu chắn chắn của người Việt
Nam trong giai đoạn đổi mới. Tình trạng này ảnh hưởng đáng kể đến việc phân loại các tài sản và nợ phải
trả trong kế toán, làm suy giảm tính chân thực và hợp lý của báo cáo tài chính.

Bên cạnh đó, so với chuẩn mực kế toán VAS, IFRS không bị ràng buộc về hình thức như hệ thống tài
khoản (chart of account), biểu mẫu báo cáo (accounting form), hay hình thức sổ kế toán (ledgers). Ví dụ,
trong khi các doanh nghiệp sử dụng VAS phải sử dụng số tài khoản 632 cho giá vốn hàng bán, các doanh
nghiệp áp dụng IFRS có thể tự do chọn số tài khoản phù hợp với hệ thống của mình.

Nhìn chung, các doanh nghiệp tại Việt Nam khi áp dụng IFRS cần phải áp dụng song song cả hai hệ thống
chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế.
Thiếu quy định hạch toán kế toán cho một số khoản mục trong chuẩn mực kế toán Việt Nam

Trong chuẩn mực kế toán Việt Nam, thiếu quy định hạch toán cho một số khoản mục là một vấn đề đáng
chú ý. Theo Deloitte, các chuẩn mực kế toán Việt Nam dựa trên các chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) ban
hành trước năm 2003, và cho đến nay, chưa có sự thích nghi với các chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS mới
hoặc các sửa đổi của chuẩn mực kế toán IAS. Chuẩn mực báo cáo tài chính IFRS đã xác định các quy định
hạch toán kế toán cho một số khoản mục mà chuẩn mực kế toán Việt Nam chưa có.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng mạnh mẽ và sự phát triển nhanh chóng của thị trường vốn và tài
chính, vào năm 2022, Việt Nam chỉ mới ban hành 26 chuẩn mực kế toán. So với hệ thống IFRS, vẫn còn
thiếu 17 chuẩn mực chưa được ban hành, điều này dẫn đến việc nhiều giao dịch trong nền kinh tế không
có cơ sở để ghi nhận: bao gồm giao dịch thanh toán bằng cổ phiếu, ghi nhận tổn thất tài sản, xác định giá
trị các công cụ tài chính, và nhiều loại ghi nhận khác như ghi nhận tài sản sinh học trong chuẩn mực tài
sản cố định hữu hình.

Cho ví dụ, chuẩn mực kế toán Việt Nam vẫn chưa giải quyết vấn đề thanh toán trên cở sở cổ phiếu (IFRS
2) mặc dù các công cụ tài chính này đã được sử dụng rộng rãi ở nhiều công ty. Ngoài ra, nhiều doanh
nghiệp lớn cũng thường đầu tư vào các dự án riêng hoặc các công ty con trên cơ sở đầu tư tạm thời và
giữ để bán, nhưng hệ thống kế toán Việt Nam vẫn chưa có chuẩn mực dành cho Tài sản dài hạn nắm giữ
để bán và hoạt động không liên tục (IFRS 5). Ngoài ra, VAS chưa đề ra chuẩn mực đối với công cụ tài
chính – ghi nhận và xác định giá trị (thay thế IAS 39) như IFRS 9 hiện có.

Những trở ngại khác

Việc chuyển đổi thuật ngữ kế toán từ tiếng Việt sang tiếng Anh cũng mang lại những thách thức nhất
định. Bên cạnh đó, cũng giống như các chuẩn mực kế toán IAS, các chuẩn mực báo cáo tài chính IFRS
cũng có thể được sửa đổi hoặc ngưng áp dụng, do vậy, các doanh nghiệp cần phải cập nhật thường
xuyên để nắm bắt những thay đổi này.

Vì sao các doanh nghiệp nên cởi mở hơn trong việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế?

Việc chuyển đổi từ hệ thống kế toán Việt Nam sang chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS đòi hỏi thiết lập
những khái niệm mới và thay đổi những khái niệm cũ. Các doanh nghiệp cần trang bị những kiến thức
cần thiết để xử lý thông tin giao dịch nhằm ghi nhận và ghi chú chi tiết hơn, theo yêu cầu nghiêm ngặt
hơn của chuẩn mực báo cáo quốc tế. Mặc dù đòi hỏi nhiều thời gian và nỗ lực, nhưng áp dụng IFRS chắc
chắn sẽ đem đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.

Theo tiêu chuẩn báo cáo tài chính của IFRS, tình hình tài chính của doanh nghiệp được phản ánh chính
xác và nhất quán hơn, cho phép các nhà quản lý và các nhà đầu tư trên toàn thế giới đưa ra quyết định
tốt hơn. Hơn nữa, áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế sẽ giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về giá trị
của mình trên thị trường thế giới.
Điều này đặc biệt có lợi khi liên quan đến sáp nhập và mua lại (M&A), so sánh với các đối thủ cạnh tranh,
thúc đẩy hợp tác với các đối tác nước ngoài và thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Do đó, việc áp dụng
chuẩn mực kế toán quốc tế không chỉ giúp nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế mà
còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và thành công trong môi trường kinh doanh ngày nay.

You might also like